1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam

252 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 252
Dung lượng 2,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (34)
    • 1.1. Khái quát chung v ề ki ể m soát n ộ i b ộ (34)
      • 1.1.1. Ki ể m soát trong qu ả n lý (34)
      • 1.1.2. Ki ể m soát n ộ i b ộ (37)
      • 1.1.3. M ố i quan h ệ gi ữ a ki ể m soát n ộ i b ộ v ớ i qu ả n tr ị r ủ i ro doanh nghi ệ p 32 1.1.4. Những hạn chế cố hữu của kiểm soát nội bộ (43)
    • 1.2. Các khung và mô hình v ề ki ể m soát n ộ i b ộ (48)
      • 1.2.1. Báo cáo COSO 2013 (48)
      • 1.2.2. Khung COBIT v ề ki ể m soát n ộ i b ộ (50)
      • 1.2.3. Báo cáo Turnbull 1999 v ề ki ể m soát n ộ i b ộ (Turnbull Report) (51)
      • 1.2.4. Khung COCO v ề ki ể m soát n ộ i b ộ (52)
      • 1.2.5. Báo cáo SAC (53)
      • 1.2.6. Lý do l ự a ch ọ n mô hình ki ể m soát n ộ i b ộ theo COSO 2013 (54)
    • 1.3. Các y ế u t ố c ấ u thành ki ể m soát n ộ i b ộ theo khuôn m ẫ u báo cáo (56)
      • 1.3.1. Môi trườ ng ki ể m soát (57)
      • 1.3.2. Đánh giá rủ i ro (61)
      • 1.3.3. Ho ạt độ ng ki ể m soát (64)
      • 1.3.4. Thông tin và truy ề n thông (66)
      • 1.3.5. Giám sát (69)
    • 1.4. Tính h ữ u hi ệ u c ủ a ki ể m soát n ộ i b ộ (71)
    • 1.5. Đặc điể m c ủ a các doanh nghi ệ p khai khoáng có ảnh hưởng đế n (73)
    • 1.6. Kinh nghi ệ m qu ố c t ế và bài h ọ c kinh nghi ệ m cho Vi ệ t Nam khi (77)
      • 1.6.1. T ạ i Ấn Độ (77)
      • 1.6.2. T ạ i Romania (79)
      • 1.6.3. Bài h ọ c kinh nghi ệ m cho doanh nghi ệ p khai khoáng t ạ i Vi ệ t Nam (80)
  • CHƯƠNG 2 (83)
    • 2.1. Khái quát chung v ề các công ty c ổ ph ầ n khai thác và ch ế bi ế n (83)
      • 2.1.1. Khái quát chung v ề T ập đoàn Công nghiệ p Than - Khoáng s ả n Vi ệ t (83)
      • 2.1.3. Các r ủ i ro ảnh hưởng đế n thi ế t k ế và v ậ n hành ki ể m soát n ộ i b ộ t ạ i các công ty c ổ ph ầ n khai thác và ch ế bi ế n than thu ộ c T ập đoàn Công nghiệ p (95)
      • 2.2.1. Thi ế t k ế nghiên c ứ u (100)
      • 2.2.2. Th ự c tr ạng môi trườ ng ki ể m soát (113)
      • 2.2.3. Th ự c tr ạng đánh giá rủ i ro (123)
      • 2.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm soát (134)
      • 2.2.5. Th ự c tr ạ ng thông tin và truy ề n thông (144)
      • 2.2.6. Th ự c tr ạ ng y ế u t ố giám sát (149)
      • 2.2.7. Đánh giá tính hữ u hi ệ u c ủ a ki ể m soát n ộ i b ộ (155)
    • 2.3. Đánh giá thự c tr ạ ng (157)
      • 2.3.1. Ưu điể m (157)
      • 2.3.2. H ạ n ch ế (160)
      • 2.3.3. Nguyên nhân c ủ a nh ữ ng h ạ n ch ế (165)
  • CHƯƠNG 3 (169)
    • 3.1. Định hướ ng và m ụ c tiêu phát tri ể n c ủ a các công ty c ổ ph ầ n khai thác và ch ế bi ế n than thu ộ c T ập đoàn Công ng hi ệ p Than - Khoáng (169)
      • 3.1.1. Quan điể m phát tri ể n (170)
      • 3.1.2. M ụ c tiêu phát tri ể n (171)
    • 3.2. Nguyên t ắ c hoàn thi ệ n ki ể m soát n ộ i b ộ t ạ i các công ty c ổ ph ầ n (172)
      • 3.3.1. Gi ả i pháp hoàn thi ện môi trườ ng ki ể m soát (174)
      • 3.3.2. Gi ả i pháp hoàn thi ện đánh giá rủ i ro (183)
      • 3.3.3. Gi ả i pháp hoàn thi ệ n ho ạt độ ng ki ể m soát (190)
      • 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông (199)
      • 3.3.5. Gi ả i pháp hoàn thi ệ n ho ạt độ ng giám sát (0)
    • 3.4. Điề u ki ện để th ự c hi ệ n gi ả i pháp hoàn thi ệ n ki ể m soát n ộ i b ộ t ạ i các công ty c ổ ph ầ n khai thác và ch ế bi ế n than thu ộ c T ập đoàn Công (0)
      • 3.4.1. Đố i v ới Nhà nướ c (0)
      • 3.4.2. Đố i v ớ i T ập đoàn Công nghiệ p Than – Khoáng s ả n Vi ệ t Nam (0)

Nội dung

Khái quát chung v ề ki ể m soát n ộ i b ộ

1.1.1 Ki ể m soát trong qu ả n lý

Quản lý là một hoạt động tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức dù quy mô nhỏ hay lớn, có cấu trúc đơn giản hay phức tạp Xã hội càng phát triển, năng lực sản xuất và phân công lao động càng cao thì yêu cầu về công tác quản lý ngày càng hoàn thiện Do quản lý gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý

Theo Frederick Winslow Taylor, người được coi là cha đẻ của khoa học quản lý hiện đại: “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và hiểu được rằng họ hoàn thành một cách tốt nhất và rẻ nhất”[36, tr.52]

Mary Parker Follet đưa ra khái niệm: “quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được làm bởi người khác”.

James H.Donnelly và các cộng sự đưa ra khái niệm: “Quản lý là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thểnào đạt được” [36, tr.52]

Trên quan điểm nhấn mạnh đến các chức năng của quản lý đểđạt được các mục tiêu của tổ chức, James Stoner và Stephen Robbins đã cho rằng:

“Quản lý là một tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người và kiểm soát các hoạt động trong đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vịđó”

Trên quan điểm nhấn mạnh chức năng của hoạt động quản lý, GS.TS Nguyễn Quang Quynh cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các định hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực nhằm xác định hiệu quả cao nhất” [32, tr.8]

Với quan điểm hướng đến vai trò của quản lý, Koontz & O’donnell, Heinr Weihrich lại nhận định: “Có lẽ không có lĩnh vực nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu cốđịnh” [25, tr.30]

Quản lý được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng tóm lại các quan điểm này đều có điểm chung là cho rằng: “Quản lý là các hoạt động cần thiết được tiến hành bởi con người tác động lên các đối tượng bằng công cụ và phương pháp khác nhau thông qua quy trình nhất định nhằm đạt được mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả” Để đạt được mục tiêu chung của tổ chức thì phải thực hiện được các chức năng của quản lý Các chức năng của quản lý là những nhiệm vụ lớn nhất, bao trùm lên các hoạt động quản lý Liên quan đến chức năng của quản lý có rất nhiều quan điểm khác nhau Nhìn chung các quan điểm về chức năng của quản lý thông thường tập trung vào vấn đề quản lý con người trong một tổ chức Tuy nhiên, các quan điểm này đều thống nhất ở chỗ kiểm soát là chức năng quan trọng của nhà quản lý nhằm thu thập thông tin về các quá trình, hiện tượng đang diễn ra trong một tổ chức Tính chất quan trọng của kiểm soát với chức năng của quản lý thể hiện ở cả hai mặt Một mặt, kiểm soát là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh Mặt khác thông qua kiểm soát, các hoạt động được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được gian lận, sai sót có thể nảy sinh

Theo các tác giả Schoderbek, Coiser và Aplin (1998), kiểm soát là hoạt động đánh giá và chỉnh sửa những lệch lạc từ tiêu chuẩn Kiểm soát do đó bao gồm các hoạt động: thiết lập tiêu chuẩn, đánh giá thực tế bằng cách so sánh thực tế với tiêu chuẩn và chỉnh sửa những lệch lạc từ thực tế so với tiêu chuẩn đã xác lập Cách thức này được áp dụng chung cho mọi hệ thống kiểm soát có thể là kiểm soát chất lượng, kiểm soát hành vi, kiểm soát lịch trình, kiểm soát sản phẩm hỏng, kiểm soát nhân sự, kiểm soát tốc độ, kiểm soát sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát giao thông, kiểm soát nguyên vật liệu Về bản chất, kiểm soát là sự đo lường thực tế hoạt động so với tiêu chuẩn đã xác lập nhằm mục tiêu điều chỉnh nếu cần [39]

Các tác giả Jones và George (2003) cho rằng kiểm soát là quá trình nhà quản lý giám sát và điều tiết tính hiệu quả và hiệu lực của một tổ chức và các thành viên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Tuy nhiên, kiểm soát không có ý nghĩa là chỉ phản ứng lại những sự kiện sau khi đã xảy ra Kiểm soát quan tâm đến khuyến khích người lao động, tập trung vào những vấn đề quan trọng của tổ chức và làm việc cùng nhau để khai thác các cơ hội có thể giúp tổ chức hoạt động tốt hơn Một tổ chức có thểđược định nghĩa là một nhóm người thống nhất thực hiện một mục tiêu chung [39]

Theo tác giả Nguyễn Văn Hậu (2016), kiểm soát là hoạt động điều chỉnh kế hoạch nhằm giữ cho công việc được tập trung và đi đúng mục tiêu, tức là nhằm phát hiện những sai lệch so với kế hoạch để từ đó điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo tiến độ Kiểm soát cũng là biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của ban lãnh đạo, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức đạt được mục tiêu đặt ra được thực thi nghiêm túc trong toàn tổ chức [43, tr.175]

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa lại cho rằng “Kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả” [39, tr.14]

Trên các quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đa phần đều đứng trên góc độ kiểm soát là một chức năng của quản lý và hướng tới các mục tiêu xác định Từ những nét chung của các quan điểm cùng với nhận thức cá nhân, tác giả đưa ra quan điểm về kiểm soát: “Kiểm soát là một chức năng của quản lý, được thực hiện để đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả” Để hoạt động quản lý được thực hiện một cách có hiệu quả thì cần thiết phải có sự kiểm soát một cách phù hợp nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức

1.1.2.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Kiểm soát trong công tác quản lý có nhiều cách phân loại khác nhau phụ thuộc vào góc độ của tổ chức và nhà quản lý Theo cách nhìn nhận kiểm soát dưới góc độ chủ thể và khách thể thì kiểm soát được chia thành kiểm soát nội bộ và kiểm soát từ bên ngoài Trong đó, kiểm soát nội bộ được nhà quản lý sử dụng để thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm mục đích quản trị nội bộ Khái niệm kiểm soát nội bộ ra đời từ rất lâu với nhiều quan điểm, có thể kể đến như:

Quan điểm về KSNB hướng tới đạt được mục tiêu của tổ chức

Trong giai đoạn sơ khai, từ đầu những năm 1900 đến khoảng 1936, kiểm soát nội bộđược định nghĩa là công cụđể bảo vệ tài sản, đặc biệt là tiền mặt khỏi bị nhân viên chiếm đoạt hoặc biển thủ Theo đó, KSNB trong giai đoạn này được xây dựng với mục tiêu ban đầu là bảo vệ tiền và các tài sản của đơn vị [78]

Năm 1936, AICPA ban hành một bản tin có tiêu đề Kiểm tra BCTC của

Kế toán công, trong đó xác định KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách kế toán [84]

Các khung và mô hình v ề ki ể m soát n ộ i b ộ

Báo cáo COSO ban hành là một phát triển quan trọng góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức nỗ lực phát triển KSNB với việc sử dụng chi phí một cách hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh doanh quan trọng Báo cáo COSO cũng hỗ trợ các tổ chức thích nghi với môi trường kinh doanh ngày một thay đổi và trở lên phức tạp và giúp đơn vị quản lý rủi ro ở mức chấp nhận được

Báo cáo COSO 2013 bao gồm 4 phần:

- Phần 1: Tóm tắt cho nhà điều hành (Executive Summary)

Trình bày tổng quát nội dung của Khuôn mẫu KSNB (Framework) giúp cho các nhà quản lý cấp cao và cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt nội dung chung nhất về KSNB

- Phần 2: Khuôn mẫu KSNB và Phụ lục (Framework and Appendices) Khuôn mẫu KSNB là nội dung quan trọng nhất của Báo cáo COSO

2013 Nội dung của khuôn mẫu bao gồm định nghĩa KSNB, những yêu cầu của KSNB hữu hiệu, bao gồm các yếu tố cấu thành và các nguyên tắc KSNB, cung cấp định hướng cho nhà quản lý ở mọi cấp trong đơn vị biết cách thiết kế, thực hiện và đánh giá sự hữu hiệu của KSNB

Phần phụ lục cung cấp thêm thông tin tham khảo bao gồm: từ điển thuật ngữ, các lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và tóm tắt những thay đổi của Báo cáo 2013 so với báo cáo 1992 (mặc dù phụ lục không được coi là một phần của Khuôn mẫu)

- Phần 3: Công cụ đánh giá sự hữu hiệu của KSNB (Illustrative Tools for Assessing Effectiveness of a System of Internal Control)

Phần này cung cấp các mẫu biểu (templates) và những ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà quản lý trong việc áp dụng khuôn mẫu KSNB đặc biệt là khi đánh giá sự hữu hiệu của KSNB

- Phần 4: KSNB cho việc lập báo cáo tài chính cho bên ngoài (Internal Control Over External Financial Reporting: A Compendium of Approaches and Examples)

Phần này cung cấp phương pháp và ví dụ thực tế về việc áp dụng những yêu cầu của KSNB (bao gồm các yếu tố cấu thành và các nguyên tắc KSNB) vào việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho bên ngoài

Báo cáo COSO 2013 ra đời với nhiều điểm mới quan trọng [76]:

- Sự thay đổi đáng chú ý nhất ở Khung COSO 2013 là việc mã hóa các thành phần kiểm soát nội bộ thành 17 nguyên tắc đảm bảo tính khuôn mẫu để có thể ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại hình doanh nghiệp trên nhiều quốc gia

- COSO 2013 bổ sung yêu cầu về một KSNB hữu hiệu: phải đảm bảo cả nhân tố và các nguyên tắc tương ứng phải vận hành thực tế và hiệu quả

- COSO 2013 đã gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin với hoạt động của doanh nghiệp KSNB cũng vậy muốn phát triển thì không thể bỏ qua vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động kiểm soát

Năm 1996, Hiệp hội kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin (ISACA) ban hành một chuẩn mực quốc tế về quản lý công nghệ thông tin (IT) gồm những khuôn mẫu về thực hành tốt nhất về quản lý IT gọi là COBIT Ban đầu COBIT hình thành dựa vào tập hợp các mục tiêu kiểm soát nhằm giúp cộng đồng kiểm toán tài chính thực hiện công việc kiểm soát, kiểm toán tốt hơn trong môi trường liên quan đến công nghệ thông tin Nhận thấy giá trị trong việc mở rộng khuôn khổ không chỉ trong lĩnh vực kiểm toán, ISACA đã ban hành thêm các phiên bản để mở rộng thêm quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro COBIT giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả IT, giúp IT hiểu được nhu cầu doanh nghiệp, giúp nhà quản lý hiểu và đầu tư vào IT trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, nó còn giúp Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và cán bộ quản lý tăng giá trị của IT và giảm thiểu rủi ro có liên quan Năm 2019, ICASA đã ban hành COBIT 2019 trên nền tảng dựa trên COBIT 5 COBIT 2019 thay đổi phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin để cung cấp thông tin chất lượng và đảm bảo độ tin cậy

Mục đích của COBIT là “nghiên cứu, phát triển, quảng bá và xúc tiến các mục tiêu của kiểm soát IT dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp và những người kiểm tra áp dụng vào trong công việc của mình”

Theo quan điểm của COBIT, KSNB phát triển gắn liền với môi trường công nghệ thông tin với 3 quy trình đánh giá, định hướng, giám sát bao trùm 4 lĩnh vực Lập kế hoạch, xây dựng, vận hành và giám sát [75]

1.2.3 Báo cáo Turnbull 1999 v ề ki ể m soát n ộ i b ộ (Turnbull Report)

Báo cáo Turnbull được công bố bởi Ban kiểm soát nội bộ của Viện Kế toán Chartered ở Anh và xứ Wales, lần đầu tiên được xuất bản vào tháng 9 năm 1999 Báo cáo cung cấp một khuôn khổ phù hợp để đánh giá hiệu quả KSNB với báo cáo tài chính Theo báo cáo Turnbull KSNB gồm 3 nhân tố: môi trường kiểm soát; hệ thống thông tin và truyền thông; giám sát

Mục tiêu của báo cáo hướng tới:

- Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động

- Đảm bảo chất lượng báo cáo quản trị và báo cáo tài chính

- Đảm bảo tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị là phải đánh giá KSNB Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về theo dõi KSNB Đánh giá hữu hiệu của KSNB là một phần thiết yếu trong trách nhiệm của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị sẽ cần phải hình thành quan điểm của mình về hiệu quả sau khi đến hạn và điều tra cẩn thận dựa trên thông tin và đảm bảo được cung cấp cho nó Ban quản lý chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị để theo dõi KSNB và để đảm bảo cho Hội đồng quản trịđã thực hiện điều đó.

Hướng dẫn Turnbull nói rằng KSNB của một công ty: bao gồm các chính sách, quy trình, nhiệm vụ, hành vi và các khía cạnh khác của một công ty được tập hợp lại với nhau:

Các y ế u t ố c ấ u thành ki ể m soát n ộ i b ộ theo khuôn m ẫ u báo cáo

Dựa vào 7 khía cạnh chính đã được điều chỉnh, COSO 2013 đưa ra 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 nhân tố cấu thành KSNB dựa theo COSO 1992 Báo cáo COSO 2013 đã cung cấp một cách rõ ràng về vai trò của từng nguyên tắc trong việc thiết kế và vận hành KSNB, cũng như đánh giá tính hữu hiệu của KSNB Năm yếu tố cấu thành theo COSO được chấp nhận rộng rãi bởi Rutteman, Turnbull, SEC, PCAOB và được sử dụng làm tiêu chí đo lường sự hữu hiệu của KSNB Khung kiểm soát nội bộ của COSO có tính ứng dụng cho nhiều loại hình hoạt động và nhiều lĩnh vực khác nhau Trong nội dung của luận án, tác giả tiếp cận theo 5 yếu tố của COSO bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông và hoạt động giám sát

Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau để nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị Môi trường kiểm soát tạo ra không gian và khuôn khổ cho mỗi cá nhân thực thi trách nhiệm kiểm soát của mình Nhà quản lý thực hiện đánh giá các rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị Hoạt động kiểm soát được tiến hành nhằm đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà quản lý nhằm xử lý rủi ro được thực hiện Trong khi đó, các thông tin thích hợp cần phải được thu thập và quá trình trao đổi thông tin phải diễn ra thông suốt trong toàn bộđơn vị Quá trình trên cần được đánh giá và điều chỉnh lại khi cần thiết thông qua hoạt động giám sát [71]

1.3 1 Môi trườ ng ki ể m soát

Môi trường kiểm soát: là nền tảng ý thức, là văn hóa tổ chức tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức Môi trường kiểm soát là nền tảng cho bốn nhân tố còn lại của KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động cho phù hợp Nó được thể hiện thông qua kỷ luật, cơ cấu tổ chức, giá trị đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành [57]

 Nguyên tắc 1: Cam kết về chính trực và tuân thủ các giá trịđạo đức Đây là nguyên tắc quan trọng nằm trong nhân tố môi trường kiểm soát, nó tác động trực tiếp đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của kiểm soát nội bộ [57]

Các hoạt động quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp đều phải tuân thủ bởi cam kết này Những tiêu chuẩn ứng xử, sự trung thực và chuẩn mực đạo đức cần được thiết lập một cách rõ ràng và dễ hiểu Bên cạnh đó, đơn vị cần có quy trình đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện cam kết Và bất kỳ sai lệch nào liên quan đến đạo đức cần phải được đánh giá và khắc phục một cách kịp thời [71]

 Nguyên tắc 2: Chịu trách nhiệm giám sát từ Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

Hoạt động của Ban Giám đốc cần có sự giám sát từ Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Sự hiệu quả của hoạt động giám sát này phụ thuộc rất lớn vào sự độc lập của HĐQT và BKS với Ban Giám đốc Cụ thể, ban Giám đốc của đơn vị cần tuân thủ sự giám sát thông qua chế độ báo cáo; thông qua các chỉ đạo, nghị quyết, quyết định; thông qua vai trò kiểm tra, giám sát của HĐQT và BKS Hoạt động giám sát cần thiết được duy trì thực hiện định kỳ nhằm đánh giá các kỹ năng, chuyên môn và hoạt động của nhà quản lý cấp cao tại đơn vị [71]

 Nguyên tắc 3: Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm

Phân định quyền hạn và trách nhiệm là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên quan Việc phân định thường thể hiện qua chính sách trong đó mô tả kiến thức và kinh nghiệm của những nhân viên chủ chốt, nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụliên quan đến các hoạt động kinh doanh

Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng bởi ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đơn vị Người chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của đơn vị đó là Giám đốc điều hành, kế đến là các nhân viên Cần phải làm cho các nhân viên hiểu rõ mục tiêu của đơn vị, để họ biết rằng hành động và mức đóng góp của họ có ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu của đơn vị [57]

Nhà quản lý cần thiết lập các cơ chế để gắn trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân khi thực hiện các mục tiêu của đơn vị Phân định quyền hạn và trách nhiệm là việc cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị, giúp họ hiểu rằng họ có nhiệm vụ gì và hành động của họ có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức Việc phân định thường được thể hiện qua các chính sách và quy định Tùy vào đặc điểm của

DN, nhà quản trị tiến hành phân chia quyền hạn, định nghĩa rõ trách nhiệm và sử dụng các quy trình, công nghệ thích hợp để phân công trách nhiệm cho các cấp độ quản lý khác nhau trong DN cụ thể như sau:

- Ban quản trị có thẩm quyền đối với những quyết định quan trọng, thực hiện giám sát hoạt động của nhà quản lý, ban điều hành DN và giới hạn quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý

- Nhà quản lý cấp cao: bao gồm Giám đốc điều hành và các chức vụ quản lý tương đương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, có vai trò đưa ra các chỉ thị, hướng dẫn và kiểm soát để giúp các nhân viên cấp dưới hiểu và thực hiện trách nhiệm

- Nhà quản lý cấp trung có trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ việc thực thi các chỉ thị của nhà quản trị cấp cao ở cấp DN và bộ phận

- Nhân viên: cần hiểu rõ các tiêu chuẩn ứng xử, các mục tiêu liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình, các rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và hoạt động giám sát để đảm bảo họ hoàn thành trách nhiệm được giao phó [29] Ngày nay, ngoài việc thực thi công việc nhân viên, người lao động còn được trao quyền tự ra quyết định trong phạm vi công việc mình phụ trách Moeller (2014) cho rằng một môi trường kiểm soát mạnh yêu cầu người lao động có đủnăng lực và quyền lực để thực hiện đưa ra các quyết định phù hợp liên quan đến phạm vi hoạt động của họ thay vì chuyển quyền ra quyết định đó cho cấp trên Mặc dù, người ra quyết định trực tiếp là nhân viên tuy nhiên nhà quản lý cấp trên vẫn là người chịu trách nhiệm tối cao đối với các quyết định do nhân viên của họ đưa ra Bởi lẽ, sẽ rất rủi ro cho DN nếu các quyết định quan trọng được phân xuống cấp thấp hơn và thiếu sự giám sát Bên cạnh đó, để thực hiện việc ra quyết định phù hợp, các cá nhân phải hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của quyết định họ đưa ra đến việc thực hiện mục tiêu của DN

Tóm lại, cơ cấu tổ chức, báo cáo, giải trình, ra quyết định phải đảm bảo rằng tất cả thành viên trong tổ chức từ nhân viên đến nhà quản lý các cấp có trách nhiệm cao nhất đối với tất cả hoạt động trong DN, bao gồm KSNB

 Nguyên tắc 4: Chính sách nhân sự

Tính h ữ u hi ệ u c ủ a ki ể m soát n ộ i b ộ

Tính hữu hiệu của KSNB có nhiều quan điểm khác nhau Theo Báo cáo COSO và đa phần các nghiên cứu đều cho rằng, KSNB được coi là hữu hiệu ở một thời điểm xác định nếu Hội đồng quản trị và nhà quản lý đảm bảo đạt được ba mục tiêu cơ bản: hiệu quả hoạt động, tuân thủ và độ tin cậy của báo cáo Kế thừa nội dung của Báo cáo COSO, trong các nghiên cứu Amudo và Inanga (2009), Dougles (2011), Gamage & Kevin Low Lock và Philip Ayagre

(2014) các tác giả cũng đồng quan điểm đánh giá tính hữu hiệu của KSNB chính là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu: hoạt động, báo cáo và tuân thủ Ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn phải đối mặt rất nhiều những rủi ro từ bên trong và bên ngoài nên KSNB chỉ có thể đảm bảo hợp lý mà không thể tuyệt đối trong việc đảm bảo các mục tiêu Việc thiết lập khung kiểm soát nội bộ và khung quản trị rủi ro góp phần bổ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, bên cạnh việc kế thừa ba mục tiêu của COSO

2013, tác giả bổ sung thêm mục tiêu quản trị rủi ro trong đánh giá tính hữu hiệu của KSNB

- Đảm bảo hiệu quả hoạt động: KSNB được thiết kế nhằm đảm bảo sử dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp đạt hiệu quả Điều đó thể hiện ở năng suất lao động của đội ngũ nhân viên, tài sản được sử dụng đúng mục đích, công suất, trong quá trình hoạt động hạn chế và phòng ngừa được những rủi ro đảm bảo hiệu quả về kinh tế của doanh nghiệp

- Đảm bảo độ tin cậy của báo cáo: Theo COSO 2013 KSNB hữu hiệu góp phần đảm bảo thông tin tài chính và phi tài chính trung thực, hợp lý để phục vụ cho việc ra quyết định không chỉ những người trong DN mà phục vụ cho cả những nhà đầu tư, khách hàng, chủ nợ Bên cạnh đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, tính hữu hiệu của KSNB tại COSO 2013 còn hướng tới độ tin cậy của báo cáo quản trị doanh nghiệp Điều này giúp nhà quản lý có thể hoạch định, điều hành và kiểm soát doanh nghiệp hiệu quả

- Đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định: Trong môi trường doanh nghiệp, sự tuân thủ thể hiện ở hai phương diện: Tuân thủ pháp luật hiện hành; Tuân thủ các điều lệ công ty, các quy trình, quy định nội bộ, văn hóa, chuẩn mực, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Kiểm soát nội bộ đảm bảo mục tiêu tuân thủđóng góp vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp [81]

- Đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro: Tháng 9 năm 2017, COSO phát hành bản cập nhật cho Enterprise risk management framework - 2004 (ERM 2004):

“Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình, chịu sự chi phối của ban giám đốc, cấp quản lý và các cá nhân khác của doanh nghiệp, được sử dụng trong việc thiết lập chiến lược và áp dụng trong toàn doanh nghiệp Quản trị rủi ro doanh nghiệp được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến DN nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của

DN” Tóm lại, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội

Trong mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của KSNB với các mục tiêu, để thực hiện một mục tiêu nhất định thì cảnăm yếu tốđều cần được thiết lập và vận hành một cách đầy đủ, phù hợp với mỗi mục tiêu Một KSNB đảm bảo tính hữu hiệu cũng như đạt được các mục tiêu là kết quả tác động từ năm yếu tố cấu thành Theo COSO, một KSNB được coi là hữu hiệu đòi hỏi: Năm yếu tố hoạt động cùng nhau một cách thích hợp và có liên quan chặt chẽ đến nhau Chính vì vậy, sự hữu hiệu của năm yếu tố cấu thành KSNB cũng chính là tiêu chí đểđánh giá sự hữu hiệu của KSNB.

Đặc điể m c ủ a các doanh nghi ệ p khai khoáng có ảnh hưởng đế n

Theo Luật khoáng sản năm 2010 định nghĩa: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ” và “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan” Hoạt động sản xuất trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có nhiều đặc điểm riêng, đặc thù cần được xem xét trong quá trình thiết kế và vận hành KSNB Cụ thể, có thể kểđến một sốđặc điểm điển hình như sau:

- Thứ nhất, quá trình sản xuất phức tạp và vòng đời của dự án khai thác mỏthường tốn một khoảng thời gian dài

Các dự án khai thác mỏ thường có 4 giai đoạn chính: trước triển khai (thăm dò khoáng sản, nghiên cứu khả thi); triển khai (xây dựng, làm đường); khai thác và đóng cửa mỏ Vòng đời dự án khai thác mỏ có thể kéo dài trong nhiều năm, thông thường từ 5 đến 20 năm và trong một số trường hợp có thể kéo dài lên tới trên 50 năm (như mỏ than và mỏ bô-xít) Bên cạnh đó quá trình sản xuất thường diễn ra phức tạp do địa hình khai thác và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Những tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố của KSNB Về môi trường kiểm soát, vòng đời của dự án kéo dài, quá trình sản xuất thường ít biến đổi theo thời gian khiến cho môi trường kiểm soát tại các doanh nghiệp thường ít có sự thay đổi Điều này khiến cho cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp này thường ít có sự biến động Về đánh giá rủi ro, ngay trong giai đoạn thiết kế, nghiên cứu khả thi thì các doanh nghiệp đã buộc phải dựa trên những rủi ro tiềm ẩn lâu dài để tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Rủi ro tiềm tàng trong hoạt động khai thác là đánh giá không chính xác về trữ lượng, chất lượng khoáng sản và công suất khai thác Nếu công suất và trữ lượng khai thác thực tế không đạt được như tính toán ban đầu sẽ làm gia tăng chi phí khai thác, đẩy giá thành sản phẩm lên cao khiến cho sản phẩm giảm tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Để hạn chế rủi ro này, các doanh nghiệp khai khoáng thường triển khai đánh giá tiền khảthi trước khi thực hiện dự án Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, các rủi ro cũng luôn tiềm ẩn từ khách quan cũng như chủ quan nên hoạt động đánh giá rủi ro được xem xét thường xuyên, nhất là rủi ro về an toàn lao động, rủi ro về ô nhiễm liên quan đến cộng đồng gần khu vực khai thác Về các hoạt động kiểm soát, với quá trình khai thác phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn nên hoạt động kiểm soát thường gắn liền với từng công đoạn sản xuất Tuy nhiên, do hoạt động kiểm soát phải trải qua nhiều khâu nên hoạt động kiểm soát từ cấp công ty đến các bộ phận, phân xưởng, đội sản xuất khó có thể sát sao Về hệ thống thông tin và truyền thông, quá trình sản xuất phức tạp với lượng lao động thủ công chiếm phần lớn nên công tác thông tin, truyền thông nội bộ gặp không ít khó khăn Các hệ thống thông tin tại công trường sản xuất gặp không ít khó khăn về điều kiện địa hình, điều kiện vật chất bên cạnh đó lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu là lao động phổ thông nên khả năng tiếp cận về công nghệ còn hạn chế, công tác truyền thông chủ yếu được thực hiện thông qua bảng tin hoặc truyền đạt trực tiếp Về hoạt động giám sát, với đặc thù là lực lượng lao động lớn phân bổ ở nhiều khâu sản xuất và có thể sản xuất trong điều kiện khó khănnhư đồi núi, hầm lò, ngoài khơi nên hoạt động giám sát khó có thể bao phủ tới tất cả các hoạt động Chính vì vậy, các doanh nghiệp khai khoáng thường phải triển khai song song hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ để kịp thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và lề lối làm việc của người lao động

- Thứ hai, hoạt động khai khoáng đòi hỏi sử dụng nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm Đặc thù của ngành công nghiệp khai khoáng là sản phẩm tạo ra không có nguyên liệu đầu vào nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ, còn lại chủ yếu là vốn cố định Trong đó, chủ yếu là máy móc, thiết bị khai thác, dây truyền sản xuất, phương tiện vận tải Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động thường xuyên phải nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc dẫn đến phát sinh nhiều chi phí Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến thiết kế và vận hành KSNB Cụ thể:

Về môi trường kiểm soát, cần đặc biệt chú trọng trong thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận có liên quan đến hoạt động mua sắm tài sản Do những tài sản cố định phục vụ khai thác thường có giá trị lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến công suất và hiệu quả khai thác Về đánh giá rủi ro, các doanh nghiệp khai khoáng thường sử dụng đòn bẩy tài chính trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản trong khi dự án thường kéo dài, thu hồi vốn chậm nên có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình thanh toán Vấn đề đặt ra là phải nhận diện được rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán, rủi ro liên quan đến đầu tư tài sản cố định không phù hợp, không đảm bảo công suất Về hoạt động kiểm soát, chính vì phải đầu tư một nguồn lực lớn trong giai đoạn đầu của dự án nên hoạt động kiểm soát cần phải được thực hiện đầy đủ ở cả ba bước: kiểm soát trước khi thực hiện dự án, kiểm soát trong khi hoạt động dự án, kiểm soát sau khi kết thúc dự án Về thông tin và truyền thông, thông tin về giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi có yếu tố quyết định đến sự thành bại của dự án Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế KSNB cần đặc biệt quan tâm đến các thông tin sử dụng trong quá trình lập kế hoạch, đánh giá và triển khai dự án Cần thiết phải có sự tham gia của hội đồng chuyên môn trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai, thực hiện

Về giám sát, công tác tài chính của các doanh nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định do phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động nên hoạt động giám sát cần thiết phải quan tâm đến các chỉ tiêu, báo cáo tài chính Để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động giám sát thì cần thiết phải thiết lập kiểm toán nội bộ hoặc thuê kiểm toán độc lập đểđánh giá tình hình tài chính của đơn vị

- Thứ ba, hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hoạt động khai thác thường phụ thuộc rất lớn vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Các mỏ khai thác, đặc biệt là các mỏ quặng, mỏ than, mỏ dầu chủ yếu ở các khu vực có vị trí địa lý phức tạp nên gây không ít khó khăn trong công tác vận chuyển, xây dựng, mở rộng quy mô khai thác Quá trình sản xuất chịu tác động và ảnh hưởng nhiều từ điều kiện tự nhiên là yếu tố được các nhà quản trị quan tâm khi thiết kế KSNB Về môi trường kiểm soát, do hoạt động khai thác chịu nhiều rủi ro trong an toàn lao động nên văn hóa và kỷ luật tổ chức cần được quan tâm, siết chặt Ngoài ra, việc thiết lập trách nhiệm của mỗi cá nhân trong thực thi nhiệm vụ thường gắn với trách nhiệm đảm bảo an toàn, kỷcương lao động Về đánh giá rủi ro, rủi ro từ yếu tố thiên nhiên là rủi ro tiềm ẩn khó lường trước nên việc nhận diện rủi ro luôn phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra, kể cả tình huống xấu nhất để có thể kịp thời đưa ra các biện pháp khi xảy ra rủi ro Về hoạt động kiểm soát, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kiểm soát luôn là hướng phát triển của doanh nghiệp khai khoáng nói riêng và các đơn vị sản xuất nói chung Tuy nhiên, do đặc thù bộ phận quản lý cấp cao thường ít khi trực tiếp quản lý tại công trường khai thác nên việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kiểm soát vừa đảm bảo tính khách quan, vừa đảm bảo kiểm soát thường xuyên, liên tục Về thông tin và truyền thông, do địa hình khai thác thường thiếu thốn về hạ tầng thông tin nên triển khai hệ thống thông tin của các doanh nghiệp khai khoáng thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn hình thức phát triển hệ thống thông tin phù hợp, lựa chọn thời điểm truyền tin Về giám sát, bên cạnh việc giám sát hoạt động sản xuất của con người thì các doanh nghiệp khai khoáng còn phải thiết lập hoạt động giám sát với những biến đổi của điều kiện tự nhiên, địa chất và tình hình thời tiết Bên cạnh đó, vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và cộng đồng dân cư nằm gần khu vực khai thác nên cần thiết phải thực hiện giám sát thường xuyên.

Kinh nghi ệ m qu ố c t ế và bài h ọ c kinh nghi ệ m cho Vi ệ t Nam khi

kế và vận hành kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp khai khoáng

Với trữ lượng khoáng sản lớn chiếm khoảng 2,5% cơ cấu GDP, Ấn Độ coi ngành công nghiệp khai khoáng là trụ cột trong phát triển nền kinh tế Quá trình công nghiệp hoá ngày càng tiến bộ, nhu cầu khoáng sản ngày một gia tăng đòi hỏi các doanh nghiệp khoáng sản tại Ấn Độ vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tối ưu hoá nguồn lực Kiểm soát nội bộ chặt chẽ, phù hợp với các doanh nghiệp khai khoáng là yếu tố cơ bản để đạt được các mục tiêu này Việc thiết lập KSNB tại các doanh nghiệp khai khoáng ởẤn Độ có những đặc điểm sau:

- Về môi trường kiểm soát, bao gồm sự giám sát độc lập do Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán thực hiện trong các công ty đại chúng; sự chính trực, các giá trị đạo đức và triết lý của ban quản lý; một cơ cấu tổ chức xác định với những nhân viên có năng lực và đáng tin cậy; và sự phân công quyền hạn và trách nhiệm Các doanh nghiệp khai khoáng xác định một môi trường kiểm soát hiệu quả giúp đảm bảo rằng các chính sách và thủ tục đã thiết lập được tuân thủ

- Về đánh giá rủi ro, có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động kiểm soát được thiết lập Đểxác định và thiết lập các biện pháp kiểm soát hiệu quả, Ban

Giám đốc phải liên tục đánh giá rủi ro, giám sát việc thực hiện kiểm soát và sửa đổi các biện pháp kiểm soát nếu cần Ngoài ra, kiểm toán viên nội bộ cũng có thể thực hiện các công việc liên quan đến việc xác định các rủi ro trong quá trình kiểm toán Từ đó, kiểm toán viên nội bộ đề xuất thiết kế các hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro

- Về hoạt động kiểm soát, tại các doanh nghiệp khai khoáng hoạt động kiểm soát đặc biệt chú trọng tới những điểm sau:

+Tính đầy đủ của tài liệu kế toán

+ Phê chuẩn và ủy quyền phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các nguyên tắc đã được thiết lập

+ Kiểm soát độ tin cậy của thông tin kế toán

+ Xác minh thực tế về tài sản và các hồsơ liên quan đến tài sản

+ Kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân Đảm bảo nhiều cấp độ kiểm tra khác nhau trong quá trình hoạt động một quy trình

- Về thông tin và truyền thông, các doanh nghiệp khai khoáng quy định: các nhà quản lý hàng đầu của tổ chức phải ký một tuyên bố về trách nhiệm đối với các kiểm soát nội bộvà đưa tuyên bố này vào báo cáo hàng năm của họ cho các cổ đông Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải được kiểm toán theo quy định và được cung cấp dịch vụ bởi các công ty kiểm toán độc lập chuyên nghiệp Báo cáo kiểm toán độc lập được cung cấp cho các bên liên quan như cổđông, sở giao dịch chứng khoán, cơ quan thuế, chủ nợ, con nợ, tổ chức tài chính Thư quản lý của kiểm toán viên nội bộ là thông tin quan trọng về tính đầy đủ của cấu trúc kiểm soát kế toán nội bộ và mức độ duy trì cấu trúc đó Thư quản lý, kèm theo đánh giá, nêu ra những điểm yếu đáng kể trong hệ thống hoặc việc thực thi nó Bằng cách xem xét thư quản lý, Ban

Giám đốc yêu cầu phản hồi đối với từng lỗi hoặc khuyến nghị của kiểm soát nội bộvà so sánh thư quản lý giữa các năm

- Về giám sát, thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ là một yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp khai khoáng Kiểm toán viên nội bộ có chức năng phải xem xét lại định kỳ KSNB nhằm sửa đổi, bổ sung những quy định mới phù hợp với hoàn cảnh và những thay đổi của doanh nghiệp [74]

Romania là một quốc gia có trình độ phát triển cao trong lĩnh vực khai khoáng và có quá trình hợp tác chặt chẽ với Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong những năm gần đây KSNB tại các doanh nghiệp khai khoáng ở Romania được công nhận và bắt đầu triển khai từ năm 2010 với những đặc điểm cơ bản sau:

- Về môi trường kiểm soát, yêu cầu đối với nhà quản lý cấp cao doanh nghiệp khai khoáng là phải nắm rõ quyền hạn và trách nhiệm của các vị trí trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, mỗi vị trí quản lý xác định rõ mục tiêu của cá nhân và bộ phận mình quản lý Trong quá trình thực hiện mục tiêu, kế hoạch của mỗi cá nhân, bộ phận sẽ có sự đánh giá của kiểm toán viên nội bộ dựa trên các tiêu chí cụ thể Chính sách nhân sự của các doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với từng vị trí chuyên môn và có sự điều chỉnh, thay đổi khi có nhu cầu

- Về đánh giá rủi ro, các rủi ro được xác định gắn liền với các mục tiêu của đơn vị Sau khi nhận diện các rủi ro, doanh nghiệp thiết lập các thủ tục để có thể phòng ngừa và phát hiện rủi ro Ngoài ra, các doanh nghiệp khai thác than tích cực gia tăng tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình vận hành và khai thác để có thể phát hiện những rủi ro

- Về hoạt động kiểm soát, việc tổ chức các hoạt động kiểm soát và cách thức thực hiện được các doanh nghiệp tiếp cận dựa trên rủi ro đã nhận diện

Hoạt động kiểm soát gắn liền với trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình và để hoạt động kiểm soát không bị tổn hại thì các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến năng lực, đạo đức nghề nghiệp của các cấp quản lý Hoạt động kiểm soát tại các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến kiểm soát các khoản chi của doanh nghiệp và nghĩa vụ với người lao động, ngân sách, khoản nợ Các khoản vay tại các doanh nghiệp chỉđược thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng, doanh nghiệp và quy định nhà nước

- Về thông tin và truyền thông, các thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị phải đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời và có các hoạt động kiểm soát độ tin cậy của thông tin Đối với thông tin kế toán, các doanh nghiệp xác định rõ trách nhiệm của những cá nhân trong việc ghi nhận thông tin hoặc tham gia vào việc lập báo cáo tài chính Bên cạnh đó, doanh nghiệp xây dựng các thủ tục để tính toán nguồn lực cần thiết cho bộ phận kế toán đảm bảo đáp ứng được khối lượng và chất lượng công việc

- Về giám sát, hoạt động giám sát tại các doanh nghiệp khai khoáng ở Romania chủ yếu thực hiện bằng các báo cáo đánh giá chất lượng quản lý kèm theo các bằng chứng để phản ánh tính trung thực của số liệu tại báo cáo Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện triển khai giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ và hiệu quả của hoạt động giám sát được đánh giá trên cơ sở tần suất của hoạt động giám sát [68] [69]

1.6.3 Bài h ọ c kinh nghi ệ m cho doanh nghi ệ p khai khoáng t ạ i Vi ệ t Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm KSNB của một sốnước, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quá trình thiết kế và vận hành KSNB tại các doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam như sau:

- Một là, thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ cần thiết được thiết lập trong các doanh nghiệp khai khoáng và cần khách quan với nhà quản lý để phục vụđắc lực cho quá trình quản lý điều hành tổ chức, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp Cụ thể, KTNB góp phần: kiểm tra thông tin tài chính của các hoạt động; Soát xét các nghiệp vụ; Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và các quy định; Quản lý rủi ro; Đề xuất các thủ tục cải thiện KSNB

Khái quát chung v ề các công ty c ổ ph ầ n khai thác và ch ế bi ế n

2.1.1 Khái quát chung v ề T ập đoàn Công nghi ệ p Than - Khoáng s ả n Vi ệ t Nam 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn

Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam gắn liền với sự phát triển của ngành than, có thể khái quát qua các giai đoạn sau [65]:

(1) Giai đoạ n t ừ 1994 - 2005: Hình thành và phát tri ể n T ổ ng công ty Than Vi ệ t Nam

Tổng công ty than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính Phủ theo hướng thí điểm tập đoàn kinh doanh mạnh (hay còn gọi là TCT 91) Ngày 27/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP phê chuẩn Điều lệ TCT Than Việt Nam Sự ra đời đó đã tạo cho ngành than có cơ sở để “xốc lại đội ngũ” bứt lên, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa.

TCT Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành than thuộc BộNăng lượng trước đây và các đơn vị sản xuất, lưu thông than của địa phương và quân đội sau khi được sắp xếp tổ chức lại theo Quyết định số 381/TTg ngày 27/07/1994 TCT Than được thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu kinh tế

Với chiến lược kinh doanh đa ngành với nền tảng sản xuất than, xây dựng TCT Than ngày càng vững mạnh TCT đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển Kết quả là năm 2005 sản lượng than nguyên khai đạt 30 triệu tấn, tăng 2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 trước khi thành lập TCT Tổng doanh thu năm 2005 vượt 20.000 tỷ đồng (trong đó than chiếm 68%), lợi nhuận trước thuế vượt 2.500 tỷđồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 12%, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH đạt 40%, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/tháng so với 667.000 đồng/tháng năm 2005 Môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên được cải thiện rõ rệt Ngành than đã thực hiện được nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu than của nền kinh tế đồng thời đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Ninh và một sốđịa phương khác.

(2) Giai đoạ n t ừ 8/2005 đế n nay: Hình thành và phát tri ể n T ập đoàn Công nghi ệ p Than - Khoáng s ả n Vi ệ t Nam (TKV)

Ngày 08/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg chính thức phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Than Việt Nam trên cơ sở TCT Than Việt Nam, hoạt động theo mô hình CTM - CTC CTM - Tập đoàn Than Việt Nam được phép đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp, giữ quyền chi phối các CTC thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg thành lập CTM - Tập đoàn Than Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế Vietnam National Coal Group (VINACOAL), trụ sở chính tại Hà Nội

Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Theo đó, Công ty mẹ

Tập đoàn Than Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản và chuyển Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Nhà nước giao cho Tập đoàn quản lý tài nguyên, trữ lượng than, boxit và các khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn.

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Ngày 08/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (thay thế Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam)

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam gồm: Khai thác, chế biến than và khoáng sản; sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hóa chất mỏ; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo thiết bị mỏ Trong đó, khai thác và chế biến than là ngành nghề mũi nhọn của Tập đoàn không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho Tập đoàn mà còn giữ vị trí quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

2.1.1.2 Mô hình tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Các đơn vị thành viên trong Tập đoàn có mối liên kết hỗn hợp, trong đó tồn tại cả liên kết theo chiều ngang và chiều dọc Cụ thể:

Sơ đồ 2.1: T ổ ch ứ c T ập đoàn Công nghi ệ p Than - Khoáng s ả n Vi ệ t Nam

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam)

CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN TKV

DO TKV N Ắ M QUY Ề N CHI PH Ố I ĐƠN VỊ S Ự NGHI Ệ P

- Các cơ quan thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với TKV gồm: Chính phủ; Bộ quản lý ngành: Bộ Công thương; Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý tổng hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, BộLao động – Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN

- Công ty mẹ với cơ cấu bao gồm: Hội đồng thành viên là đại diện trực tiếp của Chủ sở hữu nhà nước tại TKV, có quyền lực cao nhất tại TKV; Các Kiểm soát viên nhà nước do các Bộ cử xuống làm việc trực tiếp tại TKV để kiểm soát mọi hoạt động quản lý, điều hành của TKV, kể cả kiểm soát đối với hoạt động của hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc, các chi nhánh, các công ty con; Ban lãnh đạo điều hành gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng

Giám đốc, Kế toán trưởng, Chánh văn phòng là người điều hành công việc hàng ngày của TKV; Các đơn vị trực thuộc (27 đơn vị)

- Các công ty con của Tập đoàn: là đơn vị do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ quyền chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (31 công ty) và công ty TNHH MTV (4 công ty)

- Các đơn vị sự nghiệp có thu: đây là các đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (4 đơn vị) [65]

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có tất cả 10 doanh nghiệp có hoạt động khai thác và chế biến than Tuy nhiên, trong

10 doanh nghiệp này có Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc mặc dù có khai thác và chế biến than nhưng lại có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng (như: khách sạn, vận tải, xi măng, nhôm, ) nên không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án Như vậy, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam gồm tất cả 8 công ty con cổ phần được trình bày tại Phụ lục 2

2.1.2 Đặc điể m c ủ a các công ty c ổ ph ầ n khai thác và ch ế bi ế n than thu ộ c

T ập đoàn Công nghiệ p Than – Khoáng s ả n Vi ệ t Nam ảnh hưởng đế n vi ệ c thi ế t k ế và v ậ n hành ki ể m soát n ộ i b ộ

Th ứ nh ấ t, quy trình khai thác và ch ế bi ế n than ph ứ c t ạ p ảnh hưở ng tr ự c ti ế p t ớ i các y ế u t ố c ấ u thành KSNB

Quy trình khai thác than hiện nay ở Việt Nam sử dụng hai phương pháp khai thác chủ yếu là lộ thiên và hầm lò Cả hai phương pháp đều phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, do vậy hoạt động KSNB cũng cần thiết phải căn cứ vào từng phương pháp khai thác để đưa ra những yếu tố kiểm soát phù hợp

Cụ thể, quy trình khai thác của hai phương pháp trải qua nhiều bước như sau:

- Hoạt động khai thác bằng phương pháp lộ thiên:

Sau khi đo đạc, phân tích cấu tạo địa chất, tính toán các chỉ tiêu, doanh nghiệp tiến hành đưa máy khoan vào các vị trí đã được tính toán để tiến hành khoan và đặt chất nổ Sau khi tiến hành công tác nổ mìn bằng phương pháp vi sai toàn phần để phá vỡ kết cấu của đất đá, để lộ các vỉa than ra khỏi mặt đất, Doanh nghiệp sử dụng các máy xúc đểxúc đất đá lên ô tô và vận chuyển đến bãi thải ngoài, phần lớn đất đá được chuyển bằng ôtô tự đổ ra bãi thải Than sẽ được vận chuyển đến nhà máy tuyển hoặc tiêu thụ tại cảng [35]

Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác than l ộ thiên

Vận chuyển Đất đá Than

- Hoạt động khai thác bằng phương pháp hầm lò:

Đánh giá thự c tr ạ ng

Th ứ nh ấ t, v ề môi trườ ng ki ể m soát

- Tính chính trực và giá trị đạo đức: Tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than, nhà quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì tính chính trực và tuân thủ các giá trị đạo đức Các quy định về tính chính trực và giá trị đạo đức được xây dựng và triển khai tại các công ty Tính chính trực và giá trị đạo đức thường thực hiện lồng ghép trong công tác tuyên truyền, chương trình hành động gắn với tư tưởng, đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh Công tác giáo dục tư tưởng, nêu cao tinh thần gương mẫu của người lãnh đạo trong đơn vị được thể hiện thông qua các phần thưởng cho những cán bộ, người lao động có thành tích xuất sắc Trong những năm gần đây, Tập đoàn nói chung, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than nói riêng đã tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳđổi mới

- Chức năng giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đảm bảo đủ năng lực chuyên môn và thường xuyên thực hiện chức năng giám sát nhằm duy trì tính hữu hiệu của KSNB

Chức năng giám sát được quy định rõ trong các văn bản của doanh nghiệp nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm, chức trách, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Thiết lập cơ cấu, quyền hạn và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân, bộ phận được xây dựng và phân định rõ ràng Việc xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân, mỗi nhà quản lý góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong công ty đảm bảo mục tiêu công việc hoàn thành đúng tiến độ

- Chính sách nhân sự: Chính sách tiền lương, thu nhập của người lao động luôn được quan tâm, xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng lương hàng năm Công tác đánh giá năng lực được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo thu nhập tương xứng với trình độ tay nghề của người lao động Bên cạnh đó, công tác đánh giá năng lực đã góp phần quy hoạch, tìm kiếm, bổ nhiểm những cán bộcó năng lực, có phẩm chất đạo đức để làm công tác quản lý

- Trách nhiệm giải trình: Trách nhiệm giải trình được gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cá nhân, phòng ban, đơn vị Tại các công ty, trách nhiệm giải trình được thể hiện thường xuyên qua các quy định về chếđộ báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm và giải trình trước các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán

Thứ hai, vềđánh giá rủi ro

- Xác lập mục tiêu: Tại các doanh nghiệp đã xây dựng các mục tiêu cụ thể trên cơ sở mục tiêu chung của Tập đoàn Các mục tiêu đã được xây dựng thông qua các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và định kỳ thực hiện việc đánh giá các mục tiêu đểđiều chỉnh và khắc phục một cách kịp thời

- Nhận diện và đánh giá rủi ro: Đặc thù của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than luôn tiềm ẩn những rủi ro tiềm tàng trong quá trình sản xuất khai thác nên các công ty đã chủ động trong việc xem xét, nhận định những rủi ro Công tác đánh giá rủi ro đã nhận diện, phân loại được các rủi ro cụ thể đểđưa ra các phương án phòng ngừa phù hợp

- Đánh giá nguy cơ gian lận: Nguy cơ gian lận được giảm thiểu, ngăn chặn bằng các rào cản quy định, quy chế của Nhà nước, của doanh nghiệp và ứng dụng các công nghệ kiểm tra, giám sát Hệ thống các văn bản quy định, phân công, phân nhiệm chức năng nhiệm vụ của mỗi cá nhân, bộ phận đã được các công ty cổ phần khai thác và chế biến than quan tâm và quy định chặt chẽ BCTC của các DN được thực hiện kiểm toán theo quy định

- Quản trị sự thay đổi: Những thay đổi bước đầu đã được các cấp quản lý quan tâm nhằm đánh giá tác động của sự thay đổi đến quản trị doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng

Thứ ba, về hoạt động kiểm soát

- Xây dựng các hoạt động kiểm soát: Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát thích hợp trong đó phải kể đến công tác kiểm soát vốn nhà nước Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp đã luôn chú trọng đến công tác quản lý tài chính, công tác bảo toàn và phát triển vốn đã từng bước hoàn thiện và mang lại những thành công nhất định Quy trình kiểm soát được thực hiện trong đầy đủ các khâu: kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau Đối với hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa các rủi ro, các doanh nghiệp đã thực hiện phân loại các rủi ro đểđưa ra các thủ tục kiểm soát phù hợp

- Sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát: Trong những năm qua, các công ty đã có những chiến lược phát triển tin học hóa gắn với sản xuất và quản lý theo hướng nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát trong từng hoạt động

- Chính sách và thủ tục kiểm soát: Hoạt động khai thác than luôn chứa đựng những rủi ro lớn trong an toàn lao động nên các công ty cổ phần khai thác và chế biến than luôn quan tâm xây dựng, triển khai các nội quy, quy trình khai thác và đảm bảo kiểm soát hoạt động khai thác một cách chặt chẽ

Thứtƣ, về thông tin và truyền thông

- Nhìn chung các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã xây dựng hệ thống thông tin kế toán theo yêu cầu chung của Tập đoàn, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 200/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính và các quy định có liên quan Phần mềm kế toán được sử dụng tại tất cả các doanh nghiệp đã giúp giảm bớt khối lượng ghi chép, tăng cường tính chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, kiểm tra số liệu Bên cạnh đó, phần mềm kế toán còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán Các chứng từ hầu hết được xây dựng quy trình luân chuyển chặt chẽ, đảm bảo được kiểm tra và ký nhận đầy đủ

- Công tác truyền thông tại các công ty CP khai thác và chế biến than đã được các nhà quản lý quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức như thông tin điện tử, thông tin trên tạp chí, thông tin qua hội thảo, cuộc họp Các thông tin truyền thông được truyền đạt một cách kịp thời, rõ ràng, đúng đối tượng Truyền thông đã phát huy được vai trò quản trị nhằm tạo dựng phát triển mối quan hệ nội bộ, quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, quan hệ với các nhà đầu tư, đối tác bên ngoài Đặc biệt truyền thông đã tạo lập một hướng nhìn chung trong toàn doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng tinh thần đoàn kết

Định hướ ng và m ụ c tiêu phát tri ể n c ủ a các công ty c ổ ph ầ n khai thác và ch ế bi ế n than thu ộ c T ập đoàn Công ng hi ệ p Than - Khoáng

và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với phát triển ngành than là xây dựng mới chiến lược phát triển ngành than gắn với nhiệm vụđầu tư hiệu quả ra nước ngoài và nhập khẩu than dài hạn Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện Mở rộng tìm kiếm, thăm dò, nâng cao chất lượng công tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên Đẩy mạnh khai thác than trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; khẩn trương nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bểthan đồng bằng Sông Hồng; nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác hầm lò Triển khai nhanh việc xây dựng hệ thống cảng, kho dự trữ và trung chuyển than quy mô lớn; tăng cường cơ giới hoá, hiện đại hoá thiết bị sàng, tuyển và khai thác than Rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hoá các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất điện phù hợp với cơ chế thịtrường [1]

Hiện nay, định hướng và mục tiêu phát triển ngành than đang được thực hiện theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam

2016 đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030” [19] Theo đó, ngành than được định hướng phát triển theo quan điểm và mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo đảm việc xuất nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch, các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước và cam kết quốc tế của

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than trong nước để chuẩn bịcơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển bền vững ngành than

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thứ tư, sản xuất và tiêu thụ than đảm bảo bền vững, đáp ứng lâu dài cho nhu cầu sử dụng trong nước; phát triển ngành than hiệu quả, đồng bộ và phù hợp với sự phát triển chung của ngành kinh tế; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh than Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước,…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu triển khai, áp dụng công nghệ tiến bộtrong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến để giảm tỉ lệ tổn thất trong khai thác than; đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than

Thứ năm, thực hiện kinh doanh than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa với thịtrường than thế giới

Thứ sáu, phát triển ngành than gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; hài hòa với phát triển du lịch, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các khu vực bảo tồn văn hóa; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đảm bảo an toàn trong sản xuất [19]

3.1.2 M ụ c tiêu phát tri ể n a Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện b Mục tiêu cụ thể

+ Đối với bể than Đông Bắc, hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021 đến năm 2030 vàgiai đoạn sau 2030

+ Đối với bể than Sông Hồng, hoàn thành công tác thăm dò khu Nam

Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II - Tiền Hải - Thái Bình để phục vụ lập và thực hiện dự án thử nghiệm Trên cơ sởđó tiến hành thăm dò mở rộng để phát triển mỏ than ở quy mô công nghiệp và công nghệ hợp lý

- Về khai thác: Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành đạt 51

- 54 triệu tấn vào năm 2025; 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030

- Về tổn thất than: Phấn đấu sau năm 2020 giảm tỉ lệ tổn thất than bằng phương pháp hầm lò xuống dưới 20%; tỉ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống dưới 5%

- Về sàng tuyển, chế biến: Hoàn thành bốtrí các cơ sở sàng tuyển vùng

Quảng Ninh để tối ưu hóa công tác vận tải, sàng tuyển và phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển và yêu cầu bảo vệ môi trường Sau năm 2020 chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng linh hoạt nhu cầu thịtrường

- Về bảo vệ môi trường: Từ năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ

- Về thị trường than: tập trung đáp ứng nhu cầu than của thị trường trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, hiệu quả [19]

Nguyên t ắ c hoàn thi ệ n ki ể m soát n ộ i b ộ t ạ i các công ty c ổ ph ầ n

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV có những đặc thù riêng trong tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất, môi trường kinh doanh Do vậy, việc thiết kế và vận hành KSNB là cần thiết nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc cụ thể dựa trên nguyên tắc chung của KSNB và những đặc điểm riêng của công ty Các nguyên tắc cần quán triệt nhằm hoàn thiện KSNB tại các công ty CP khai thác và chế biến than thuộc TKV có thể kể đến như:

Thứ nhất, hoàn thiện KSNB phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp

- Phù hợp với phương án cổ phần hóa

Một trong những mục tiêu trọng tâm của TKV trong thời gian tới là phương án thoái vốn nhà nước tại đa số các doanh nghiệp trong tập đoàn Một phần giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn lực từ xã hội và hướng tới các doanh nghiệp thay đổi trong hoạt động quản trị từ tư tưởng dựa dẫm sang ý thức tự lực, dễ thích ứng với sự thay đổi của thịtrường Muốn vậy, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than phải minh bạch thông tin và các thông tin phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý để tạo niềm tin cho cổđông và cho xã hội Để thực hiện được điều đó KSNB phải đảm nhận được hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát một cách hiệu lực, hiệu quả

- Phù hợp với đặc điểm kinh doanh, tổ chức quản lý

Mô hình KSNB phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, quy mô và đặc điểm sản xuất Bản thân các doanh nghiệp trong tập đoàn việc thiết kế KSNB cũng không hoàn toàn giống nhau do tính chất phức tạp và rủi ro của mỗi doanh nghiệp là khác nhau Chẳng hạn, cùng là doanh nghiệp khai thác than nhưng khai thác mỏ ở địa hình khác nhau dẫn đến hoạt động sản xuất cũng khác nhau, rủi ro khác nhau Vì vậy, việc xây dựng KSNB phải phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể

Hoàn thiện KSNB phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

KSNB được thiết lập và vận hành với nhiều mục tiêu khác nhau Khi KSNB được thiết lập với càng nhiều mục tiêu thì sẽ phát sinh càng nhiều chi phí Trong khi đó hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp không muốn bỏ ra một khoản chi phí lớn đểđổi lấy lợi ích mang lại ít hơn từ việc thiết kế và vận hành KSNB Chính vì vậy, khi thiết kế KSNB bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu hiệu quả thì phải đảm bảo lợi ích mà KSNB đem lại lớn hơn chi phí mà đơn vị phải bỏ ra

Hoàn thiện KSNB phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV đều chịu kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý như Bộ Công thương,

Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và Tập đoàn Do đó, hoạt động của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than chịu sự chi phối của các cơ quan quản lý cấp trên và phải theo quy định chung của Tập đoàn KSNB xây dựng trước tiên phải trên cơ sở các quy định của Nhà nước và của Tập đoàn Các cơ quan quản lý cấp trên khi thực hiện kiểm tra, giám sát công ty cổ phần khai thác và chế biến than thì mối quan tâm hàng đầu là mục tiêu tuân thủ pháp luật và những quy định có liên quan

3.3 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản

3.3.1 Gi ả i pháp hoàn thi ện môi trườ ng ki ể m soát

Kết quả nghiên cứu định lượng tại phần thực trạng chỉ ra môi trường kiểm soát có tác động mạnh nhất tới tính hữu hiệu KSNB Do vậy, việc hoàn thiện môi trường kiểm soát là công tác cần đặc biệt quan tâm hoàn thiện và tập trung xây dựng theo các nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao tính chính trực và giá trịđạo đức

Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử giúp định hướng, quản lý nhân sự bằng các chuẩn mực đạo đức góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đặc biệt giúp các công ty cổ phần khai thác và chế biến than tránh được rủi ro tham nhũng, gian lận của người lao động trong quá trình thi hành nhiệm vụ Tuy nhiên, hiện nay Tập đoàn chưa có quy định bắt buộc các doanh nghiệp xây dựng bộ quy tắc ứng xử và chưa có định hướng xây dựng bộ quy tắc ứng xử mẫu cho các công ty thuộc Tập đoàn Nhằm chủđộng trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử thì các công ty cổ phần khai thác và chế biến than trước tiên cần nâng cao nhận thức về vai trò của việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử Bộ quy tắc ứng xử muốn phát huy giá trịđạo đức, nhà quản trị tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần:

- Xây dựng tiêu chí đạo đức:

Các tiêu chí đạo đức kinh doanh thể hiện văn hóa DN cần được các công ty CP khai thác và chế biến than soạn thảo một cách kỹ lưỡng, cụ thể Các tiêu chí đạo đức có tác dụng như kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, đồng thời việc xác định tiêu chí, chuẩn mực đạo đức kinh doanh có thể giúp các công ty định dạng được những lĩnh vực rủi ro đối với tổ chức; các tiêu chí ứng xử đạo đức hầu hết định hướng công ty phát triển dựa trên các chuẩn mực, như tôn trọng nhân quyền, tôn trọng pháp luật, cam kết quốc tế; tôn trọng, tôn vinh khách hàng; coi trọng việc quản lý vật chất và tinh thần; coi trọng vai trò của cổ đông và người lao động trong công ty; có trách nhiệm với cộng đồng; bảo vệ môi trường [41]

- Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than phải xác định được các tiêu chuẩn hành vi có thể giúp làm rõ các chuẩn mực và có khả năng thực sự để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; phân công lãnh đạo và một số cá nhân có sự am hiểu về luật và tiêu chuẩn đạo đức tham gia xây dựng hoặc giám sát việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử [41]

Phải tiến hành tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chí, bộ quy tắc ứng xử thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đến tất cả mọi người trong công ty, đại diện, đối tác; phải nhất quán và kiên trì trong thực hiện, triển khai bộ quy tắc ứng xử; chỉđịnh vị trí quản lý chịu trách nhiệm thi hành; thông báo toàn bộ công ty về nghĩa vụ phải nghiên cứu, quán triệt các chuẩn mực và mục đích của việc ban hành bộ quy tắc ứng xử; thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và báo cáo về các hành vi vi phạm các chuẩn mực được quy định trong bộ quy tắc ứng xử của công ty [41]

Trong quá trình triển khai thực hiện quy tắc ứng xử cần phải có quy định về chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Các hành vi vi phạm cần thiết sử dụng các chế tài xử phạt bằng tài chính, hình thức kỷ luật đểđảm bảo tính nghiêm minh trong quá trình thực hiện Ngoài ra, để đảm bảo đánh giá tính khách quan về thái độ ứng xử, việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức của người lao động thì cần triển khai các phiếu đánh giá từ bên thứ ba như khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, đánh giá chéo trong nội bộ công ty

- Tính chính trực được xây dựng là phần cốt lõi của Bộ quy tắc ứng xử

Tính chính trực của cá nhân phải đảm bảo bằng hành động đúng đắn ngay cả khi không có sự giám sát Tính chính trực có thể hiểu là trung thực trong ứng xử, công bằng trong các mối quan hệ và liêm chính trong xử lý công việc Để nâng cao tính chính trực cho toàn thể công ty thì các nhà quản lý cần là tấm gương đi đầu để khơi dậy niềm tin trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tác nhằm đem lại sự tích cực và xứng đáng với niềm tin mà nhân viên đặt vào nhà quản lý góp phần thúc đẩy sự cống hiến của mỗi cá nhân trong đơn vị

Tính chính trực của mỗi cá nhân trong công ty đòi hỏi không dùng các thủ đoạn gian lận, những hành động phi pháp để chuộc lợi cho bản thân, cho lợi ích nhóm Muốn vậy, mỗi cá nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết đối với trách nhiệm được giao Tại công ty cổ phần khai thác và chế biến than, xây dựng nguyên tắc chính trực trước tiên cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau Cụ thể, muốn tạo động lực cống hiến của công nhân viên trong công ty thì những người lãnh đạo phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách); bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty; mở rộng dân chủ, khuyến khích và tôn trọng những sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý nhân viên Bên cạnh đó, nhà quản lý cần phải là tấm gương đi đầu trong việc chấp hành những quy định, cũng như trong văn hóa ứng xử để thiết lập nề nếp văn hóa trong công ty

Thứ hai, nâng cao vai trò giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Tăng cường chức năng HĐQT: Nhằm tăng cường hơn nữa chức năng của HĐQT trong quá trình giám sát, chỉ đạo Giám đốc và các cán bộ quản lý trong công ty thì các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần:

+ Thiết lập vai trò, trách nhiệm và cam kết rõ ràng của HĐQT dựa trên những nội dung mà các cổđông ủy thác và kỳ vọng ởHĐQT

Ngày đăng: 02/12/2022, 18:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w