1. Trang chủ
  2. » Tất cả

TỈNH UỶ HÀ TĨNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

5 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TỈNH UỶ HÀ TĨNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAN LỘC ơ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Can Lộc, ngày 11 tháng 9 năm 2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT[.]

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAN LỘC ơ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Can Lộc, ngày 11 tháng 9 năm 2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÂNG CAO THU NHẬP CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 – 2018 Đề án phát triển nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn giai đoạn 2011 -2018 gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Sau 8 năm thực hiện, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo, sự giúp đỡ của các ban, ngành cấp tỉnh, sự vào cuộc của cả chính trị và các tầng lớp nhân dân, Can Lộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã thực sự tạo đà cho việc thay đổi bộ mặt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn Kết quả tổ chức thực hiện với những nội dung chủ yếu sau: I Công tác triển khai thực hiện: Gắn với chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện, Can Lộc đã tổ chức rà soát, xây dựng và triển khai Đề án phát triển nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn giai đoạn 2011 – 2018 tại 22 xã thuộc địa bàn ; Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân: Huyện đã ban hành QĐ số 03/QĐ-UBND, Quyết định 01/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 về việc ban hành Quy định một số chính sách phát triển chăn nuôi và công tác thú y huyện Can Lộc giai đoạn 2014 – 2016, Quyết định số 1582/QĐ-UBND (sữa đổi bổ sung Quyết định số 01); nghị quyết số 19/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện (thay thế quyết định số 1582/QĐ-UBND): Hỗ trợ chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô 500 con/lứa: 80 triệu đồng/cơ sở; lợn nái từ 50-100 con: 30 triệu đồng/cơ sở; lợn nái trên 100 con: 80 triệu đồng/cơ sở; lợn gia trại từ 20 con trở lên có bể Bioga: 5 triệu đồng/hộ; nuôi bò sữa liên kết với Công ty Cổ phần sữa Việt Nam: 100 triệu đồng/mô hình, hỗ trợ Khu dân cư kiểu mẫu đạt chuẩn 50 triệu đồng/khu, vườn mẫu đạt chuẩn 5 triệu đồng/vườn, và một số nội dung hỗ trợ khác II Kết quả thực hiện: Xác định phát triển kinh tế với trọng tâm là phát triển sản xuất, tập trung vào các sản phẩm hàng hóa chủ lực gắn với điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phát triển sản xuất, xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng NTM và tổ chức thực hiện gắn chặt với mô hình tăng trưởng tổ chức sản xuất mới theo chuổi liên kết “vừa tập trung vừa phân tán” tạo sản phẩm hàng hóa quy mô nhỏ đến lớn đồng nhất tư khâu giống đến quy trình sản xuất Tập trung chỉ đạo 22 xã đẩy mạnh phát triển sản xuất dựa trên tiềm năng, lợi thế của 1 từng địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa gắn với liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm bền vững nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, gắn với việc điều chỉnh đề án xây dựng NTM và đề án PTSX nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn cho 22 xã theo kinh phí được tỉnh phân bổ năm 2015 là 15 triệu đồng/xã/đề án BCĐ xây dựng NTM huyện thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các xã phát triển các sản phẩm chủ lực hàng hóa theo vùng quy hoạch Đặc biệt, chú trọng đến tính liên kết vùng trong sản xuất, liên kết các công ty, doanh nghiệp với người dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cụ thể: Can Lộc là đơn vị mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sản xuất đầu tiên trong toàn tỉnh, ngay từ vụ Đông Xuân 2011 - 2012, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết 07-NQ/HU về chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất, bỏ hẳn trà xuân sớm, chỉ cơ cấu trà xuân trung và xuân muộn, đến năm 2013 đổi thành sản xuất vụ Xuân 100% Chuyển đổi cơ cấu giống từ sản xuất các giống lúa dài ngày sang sản xuất các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, chất lượng gạo ngon, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích Năng suất bình quân lúa toàn huyện năm 2008 đạt 50,21 tạ/ha, năm 2015 đạt 53,3 tạ/ha (tăng 3,09 tạ/ha) và đến vụ Xuân 2016 đạt 58 tạ/ha, là vụ đạt năng suất cao nhất, đây là kết quả việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống Các giống lúa như BTE1, nhóm TH, nếp 97, 98, HT1, BT7, DQ11 đã khẳng định cả về năng suất, chất lượng và chống chịu sâu bệnh trên địa bàn Tuy nhiên, năm 2017 năng suất bình quân toàn huyện chỉ đạt 45,43 tạ/ha do ảnh hưởng của bệnh đạo ôn cổ bông Với tiềm năng lợi thế vùng Trà Sơn phù hợp cho phát triển cây ăn quả, nên trong những năm qua huyện đã tập trung đẩy mạnh phát triển loại sản phẩm này Đến năm 2017, diện tích cây ăn quả đạt 1.150ha, trong đó diện tích cam 397ha, bưởi 178ha) Đã có các mô hình sản xuất theo hướng VietGap, hữu cơ, ứng dụng tưới nhỏ giọt hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, thương hiệu cam Trà Sơn đã được xây dựng thành công và ngày càng khẳng định Thành lập 03 HTX sản xuất giống cây ăn quả, 01 mô hình sản xuất trong nhà lưới, bảo tồn phát triển nguồn giống từ cây đầu dòng, giống cam chanh đặc trưng của vùng Thượng Lộc Việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các bộ các giống mới cho hiệu quả như BTE1, TH3-3, TH3-4, TH3-5, DQ11, BQ, Lam sơn 8, thay thế các bộ giống dài ngày bằng các bộ giống có thời gian sinh trưởng ngắn đã phù hợp hơn với điều kiện biến đổi khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn nói chung, từng vùng sinh thái, vùng sản xuất nói riêng Các giống vật nuôi như lợn siêu nạc, bò chất lượng cao, gà siêu trứng… được đưa vào chăn nuôi, cùng với việc áp dụng các công nghệ như bể Biogas, áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ở vùng nông thôn, vùng chăn nuôi tập trung với số lượng lớn Thực hiện tốt, kịp thời các chính sách về hỗ trợ máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, từng bước áp dụng rộng rãi cơ giới hoá vào sản xuất để nâng cao hiệu quả lao động, giảm áp lực thời vụ và chi phí cho sản xuất Đã hỗ trợ 85 máy gặt đập liên hợp, 2 56 máy làm đất 4 bánh (máy trên 23 mã lực), 330 máy làm đất 3 bánh (máy dưới 23 mã lực), khâu làm đất và thu hoạch lúa bằng cơ giới hoá cơ bản đáp ứng 100% Việc ứng dụng các mô hình tưới tiết kiệm tiên tiến trên cây ăn quả, đến nay toàn huyện đã có 27 mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm áp dụng cho cam, bưởi; 01 mô hình tưới tiên tiến áp dụng cho cây thanh long, mô hình hành lá 5 ha tại xã Thuần Thiện, đưa tỷ lệ diện tích cây ăn quả được tưới chủ động và theo công nghệ mới khoảng 10% Xây dựng thành công vườn ươm nhà lưới đối với ươm giống cây ăn quả tại xã Thượng Lộc HTX Tân Phương Đông (xã Mỹ Lộc) đang tiến hành xây dựng kho bảo quản nông sản lạnh tại xã Thượng Lộc với diện tích khoảng 1.000m2 Ban quản lý nhãn hiệu chứng nhận Cam Thượng Lộc đã tham gia và đạt giải cao tại hội chợ làng nghề các sản phẩm nông nghiệp tại Hà Nội, các lễ hội thương mại tại huyện Vũ Quang, Hương Khê, lễ hội Cam Hà Tĩnh Để từng bước phát triển nền nông nghiệp toàn diện, việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được chú trọng Trong những năm qua cùng với các chính sách, chương trình của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các ngành có liên quan đã phối hợp chặt chẽ, mở các lớp đào tạo nghề, nâng cao kiến thức cho nông dân, tập trung vào các lĩnh vực như: chọn lọc giống, kỹ thuật canh tác mới đối với cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, chế biến nông sản, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kỹ năng tham gia thị trường, đào tạo nghề trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất và xuất khẩu lao động Cùng với hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, thị trấn, các địa phương, đơn vị đã đẩy mạnh xã hội hóa về đào tạo nghề, huy động các nguồn lực, các ngành, các cá nhân tham gia đào tạo nghề Phương thức chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực, từng bước hình thành các HTX, trang trại, gia trại, các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân Xây dựng mới 06 cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại cấp ông bà, bố mẹ có quy mô 300 - 1.200 con; 15 cơ sở chăn nuôi lợn thịt, quy mô từ 300 - 2000 con/lứa Xây dựng hoàn thành 4 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa, một số hộ nuôi bò thịt chất lượng cao quy mô vừa, mở ra hướng mới phát triển chuỗi liên kết bò, trồng ngô, cỏ làm thức ăn chăn nuôi Tiêu biểu như mô hình bò sữa tại xã Thường Nga, quy mô 265 con liên kết với công ty Vinamik; có 04 mô hình bò chất lượng cao tại các xã: Phú Lộc, Vĩnh Lộc, Trường Lộc và Thiên Lộc với quy mô 20-200 con/lứa Một số xã phát triển mạnh chăn nuôi lợn như: Khánh Lộc, Mỹ Lộc,Thanh Lộc,Trung Lộc, Phú Lộc, Thượng Lộc, Thường Nga, Vượng Lộc, Trường Lộc, Tùng Lộc, Tiến Lộc, Sơn Lộc, với xu hướng giảm dần hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp chăn nuôi hàng hoá, chất lượng đàn lợn ngày được nâng lên, tăng dần lợn siêu nạc Đã đầu tư xây dựng, quy hoạch 4 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung: Đồng Vựng (xã Tiến Lộc), Đồng Sau (thị trấn Nghèn), Đồng Hói (xã Khánh Lộc) và tại xã Thuần Thiện được các hộ dân đầu tư đưa vào khai thác và sử dụng Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển Làng nghề mộc truyền thống Yên Lộc, thợ nề các địa phương, các HTX rượu tiếp tục phát triển, 3 tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương Một số dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang được triển khai xây dựng Các HTX, THT sản xuất cơ khí, các dịch vụ phục vụ sản xuất phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu của Nhân dân, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và góp phần chuyển dịch một bộ phận sản xuất nông nghiệp sang sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ III Khó khăn, hạn chế: - Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu vẫn theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ, dựa trên các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên, nên mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều, giá thành rẻ nhưng giá trị thu nhập thấp - Sản xuất hàng hóa tuy đã đạt được kết quả khả quan, song sản lượng chưa nhiều, chất lượng chưa ổn định, chưa tạo tính bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Sản xuất chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm sản xuất chủ yếu bán thô, chưa qua chế biến nên giá trị thấp, tình trạng “được mùa mất giá” vẫn diễn ra - Các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất hàng hóa và thiếu bền vững; liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo; quy mô, phạm vi liên kết còn nhỏ, chưa có nhiều HTX, THT, trang trại điển hình, quy mô lớn, chất lượng sản phẩm còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu thị trường Việc huy động các tổ chức tham gia đầu tư vào lĩnh sản xuất nông, lâm nghiệp chưa nhiều - Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như thủy lợi, cơ sở sản xuất, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chưa đầu tư đồng bộ cho các dự án, đề án sản xuất hàng hóa nên chưa hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn - Kết quả tích tụ, tập trung ruộng đất đạt kết quả thấp dẫn đến hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu Ngành nông nghiệp chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế ở các vùng sinh thái của huyện; các chỉ tiêu, kế hoạch chưa đạt kế hoạch đề ra - Tỷ lệ sản xuất có liên kết, kết nối với doanh nghiệp còn thấp, tính bền vũng trong liên kết chưa được thiết lập Sản xuất phần lớn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa tập trung, người nông dân còn bảo thủ, chưa tuân thủ các quy trình sản xuất IV Giải pháp Tập trung chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực theo 3 vùng sinh thái Quy hoạch phát triển vùng trồng cây ăn quả, tiến hành đẩy mạnh xúc tiến, giới thiệu sản phẩm thương hiệu “cam Thượng Lộc”, gắn với quản lý chặt chẽ, phát triển bền vững, mở rộng thị trường đối với sản phẩm cây ăn quả ở các xã vùng Trà Sơn Chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng liên kết (lợn, bò, gà đồi) Tiếp tục đánh giá, mở rộng một số diện tích cây ăn quả mới như: Thanh long ruột đỏ, cây dược liệu… 4 Quy hoạch vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao; nuôi gà liên kết, sản xuất rau màu tập trung; liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm hành tăm, rau củ quả đối với vùng đồng bằng bán sơn địa; sản xuất giống lúa nhân dân, quy hoạch các vùng thâm canh thuỷ sản, phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, khai thác lợi thế ven sông, ao hồ đối với vùng trũng ven sông Tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển sản xuất tại các xã có vùng chăn nuôi thuỷ sản tập trung như: Khánh Lộc, thị trấn Nghèn, Tiến Lộc, Thuần Thiện và một số địa phương có diện tích ao hồ mặt nước lớn Khảo sát phát huy lợi thế để khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi cá nước ngọt, tôm tép nước ngọt tại vùng Trà Sơn và dọc kênh Vách Nam, phát triển nuôi lươn, cá chạch… Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; tiếp tục khảo nghiệm các giống cây, con mới để đưa vào sản xuất; ứng dụng các quy trình sản xuất có các các sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng rộng rãi hệ thống tưới tiết kiệm nước đối với cây ăn quả, các vùng sản xuất rau tập trung… xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm như lợn, lúa, ớt cay, hành lá… đưa vào quản lý truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm Cam Thượng Lộc, Công nhận thương hiệu sản phẩm hành tăm, chứng nhận các vùng sản xuất, sản phẩm theo tiêu chuẩn Vietgap, hữu cơ an toàn, các sản phẩm cây củ quả vùng chuyên canh…; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tuân thủ quy trình trong sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất các sản phẩm, nâng cao năng lực của các HTX trong việc liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm V Đề xuất, kiến nghị: - Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy mô, chính sách, định mức hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh (kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 32/HĐND ngày //2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ đến các đối tượng chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Có chính sách, giải pháp để lựa chọn bộ giống lúa phù hợp, ổn định phục vụ sản xuất cho bà con nông dân - Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn lực để các doanh nghiệp trong tỉnh và kêu gọi các doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp vào liên kết sản xuất với nông dân Hà Tĩnh Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm tại Khu công nghiệp Hạ Vàng - Tăng cường công tác QLNN về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ khâu quy hoạch sản xuất, xây dựng hệ thống hạ tầng, ảnh hưởng, tác động môi trường, đầu vào sản phẩm (cây con giống, vật tư nông nghiệp) đến đầu ra sản phẩm đảm bảo an toàn./ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAN LỘC 5 ... tầng thủy lợi, sở sản xuất, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, chưa đầu tư đồng cho dự án, đề án sản xuất hàng hóa nên chưa hình thành vùng sản xuất chuyên canh... nhiều, chất lượng chưa ổn định, chưa tạo tính bền vững sản xuất tiêu thụ sản phẩm Sản xuất chưa gắn kết khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm sản xuất chủ yếu bán thô, chưa qua chế biến nên giá... thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, thương hiệu cam Trà Sơn xây dựng thành công ngày khẳng định Thành lập 03 HTX sản xuất giống ăn quả, 01 mơ hình sản xuất nhà lưới, bảo tồn phát triển

Ngày đăng: 25/11/2022, 03:30

w