1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

108 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk là hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến phát triển doanh nghiệp; đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010 – 2014; đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.

Trang 1

NGUYÊN THỊ THOA

PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ BUÔN MA THUỘT,

TỈNH ĐÁK LÁK

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

LUẬN VĂN THẠC SI KINH TE

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

2016 | PDF | 107 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 2

liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ

trong bắt kỳ công trình nào

Người cam đoan

hoa

Trang 3

thiết của

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2 2

3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu - CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP 6

1.1.1 Phát triển doanh nghiệp 6 1.1.2 Phân loại doanh nghiệp 7 1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp - ¬- 1.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp - 13 1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp 14 1.2 NOI DUNG PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP 16 1.2.1 Phát triển số lượng doanh nghiệp - ¬" 1.2.2 Phát triển các yếu tổ nguồn lực của doanh nghiệp ¬ 1.2.3 Đây mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp 21

1.2.5 Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp của doanh nghiệp 23

1.3 NHUNG NHAN TO VE DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ANH HUONG DEN PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP — `

25 26

1.3.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên

1.3.2 Nhân tố về điều kiện xã hội

Trang 4

THANH PHO BUON MA THUOT, TINH DAK LAK TRONG THOL

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHÓ

BUON MA THUOT, TINH BAK LAK ANH HUGNG DEN PHAT TRIEN

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHÓ BUON MA THUOT, TINH DAK LAK TRONG THOI GIAN QUA 42

2.2.1 Thực trạng phát triển số lượng doanh nghiệp 42 2.2.2 Thực trạng phát triển các nguồn lực trong doanh nghiệp 46 2.2.3 Thực trạng về các mối liên kết của các doanh nghiệp ŠŠ

2.2.4 Thực trạng thị trường tiêu thụ seseeeeee SỐ,

2.2.5 Thực trạng về hiệu quả SXKD và đóng góp cho xã hội 59

2.3 DANH GIA CHUNG VE TINH HÌNH PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP

TREN DIA BAN THANH PHO BUON MA THUOT, TINH DAK LAK

TRONG THỜI GIAN QUA 222222222222 seo 2.3.1.Đánh giá chung se seo 2.3.2 Nguyên nhân của các hạn chế seo 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHAM PHAT TRIÊN DOANH

NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ

BUON MA THUOT, TINH DAK LAK 70

Trang 5

3.1.3 Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi đề ra giải pháp 75 3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ BUÔN MA THUỘT, TỈNH

3.2.1 Phát triển số lượng các doanh nghiệp — -

3.2.2 Các giải pháp về tăng quy mô các yếu tố các nguồn lực trong

3.2.3 Giải pháp tăng cường liên doanh liên kết — - 4.2.1 Đối với chính quyền địa phương 94

4.2.2 Đối với các doanh nghiệp 95

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

Trang 6

Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp tư nhân Đăng ký kinh doanh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tổng sản phẩm trong nước

Kinh tế - xã hội

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Sản xuất kinh doanh

'Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn

Xuất nhập khẩu

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

35, | Giá tr sản xuất của nên kinh tế giai đoạn 2010 ~ 2014| (theo giá so sánh năm 2010)

og | ty Hong các ngành tong nền kinh tế của thành phối Buôn Ma Thuột

Số lượng doanh nghiệp đăng ký và thực tế còn hoạt động 2" Í ênđịa bản thành phố Buôn Ma Thuột „ +ạ, | SỐ lương doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại |

hình kinh tế trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

29, | 2 cầu doanh nghiệp phân theo ngành kính tệ trên địa | bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phô Buôn Ma

2.10 | Thuột phân theo quy mô về vốn ĐKKD tính đến ngày |_ 46

31/12/2014

311, | Vên sản xuất kính doanh hàng năm của các doanh| „„ nghiệp phân theo loại hình và ngành kinh tế

Trang 8

2.14 | Cac khu CN, cum CN trén địa bàn tỉnh 34 2.15 [ Số DN tham gia Hiệp hội doanh nghiệp năm 2014 36 2.16 | Thyc trang vé mire LCHH va DT dich vu cia DN 37 3 17 | TRwe trang XK của các DN qua các năm phân theo nhém |

hàng

2.18 | Doanh thu thuẫn sản xuất kinh doanh của các DN s9 2.19 [ Lợi nhuận sau thuế bình quân của một DN qua cácnăm | 60 2ag,_ | Thu nhập bình quân của một lao động/ tháng tại các DN]

qua các năm

2.21 | Nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp 63

Trang 9

2.1 _ | Bản đồ hành chính thành phô Buôn Ma Thuột 30 22 | Tốc đồ tăng tưởng giá trị sản xuất của thành pho Buon |

Ma Thuột giai đoạn 2010 ~ 2014

23 | Cơ cầu GTSX TP BMT năm 2010 và năm 2014 40 224 | Tý trọng các loại hình DN trên địa bàn thành phố Bưôn|

Ma Thuột năm 2010, năm 2014

25 | Tỷ lệ chủ doanh nghiệp qua đào tạo s2

Trang 10

Trong quá trình phát triển kinh tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò hết

sức quan trọng Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển khi các doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và phát triển Trong những năm gần day nén

kinh tế của Việt Nam không ngừng phát triển, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt

được tương đối cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Đó là kết quả của việc định hướng đúng đắn của Đảng ta trong việc phát triển kinh tế Các thành phần kinh tế đã tận dụng được tiềm năng, phát huy được các thế

mạnh của mình và ngày càng có đóng góp quan trọng trong quá trình phát

triển kinh tế Đặc biệt là việc doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, thể hiện là tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đã khẳng định được vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Tuy có những đóng góp

tích cực nhưng bên cạnh đó thành phần doanh nghiệp còn có nhiều tồn tại như: phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứng với sự gia tăng đó, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động kém, tính tự phát còn cao, tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa và hội nhập

kinh tế quốc tế của nước ta

Thành phố Buôn Ma Thuột được biết đến không chỉ là trung tâm của tỉnh Đắk Lắk mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng Tây Nguyên Với vị trí địa lý kinh tế - xã hội và quốc phòng quan trọng, thành phố Buôn Ma Thuột được Bộ Chính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trước năm 2020 Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì việc phát triển doanh nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội cần được Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm hàng đầu Trong những năm qua, doanh nghiệp

Trang 11

còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục Chính vì vậy, để tìm ra giải pháp phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là lý do em chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phó Buôn Ma “Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến phát triển doanh nghiệp ~ Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010 - 2014

~ Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

~ Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột theo loại hình và ngành kinh tế

+ Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

+ Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động của các

doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010-2014 4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu Nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp phương pháp phân tích khác nhau như Cụ thể:

Trang 12

§ Kết cầu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham thảo, luận văn gồm có ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Phát triển doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phát triển doanh nghiệp là lĩnh vực đang rất được các cấp chính quyền và các nhà nghiên cứu kinh tế trong, ngoài nước quan tâm Đối tượng nghiên cứu chủ yếu và được quan tâm đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì trên thực tế DNNVV chiếm trên 97% trong tổng số doanh nghiệp dân doanh Nhận thấy được tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương luôn có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đây doanh nghiệp phát triển, thể hiện ở một số văn bản, tài liệu như:

~ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

~ Các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV 5

năm lần thứ hai 2011-2015; các giải pháp triển khai Kế hoạch phát triển

DNNVV giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ và của một số Bộ, ngành, địa

phương

“Trên các tờ báo tạp chí nghiên cứu và phát triển kinh tế có rất nhiều bài

Trang 13

Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình khoa học, các khảo sát liên quan đến vấn đề này được tiến hành trên phạm vi cả nước và các vùng, các địa phương Có thể nêu một số công trình, tài liệu và hoạt động chủ yếu có nội dung liên quan đến các khía cạnh của Luận văn như sau:

Trương Thị Hà (2013) với đề tài “Phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” Đề tài đã hệ thống những vấn để lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp Thông qua để tài, tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn, đưa ra những mặt được và những mặt còn hạn chế vẻ phát triển doanh nghiệp, Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát điều tra, xử lý thông tin để mô tả

thực trạng, tìm ra những mặt còn hạn chế trong phát triển doanh nghiệp và

đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế,

Nguyễn Văn Nhơn (2015) với đề tài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đắk Lắk” Luận văn thạc sĩ đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển của các DNNVV trên địa bàn tinh Đắk Lắk trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân ưu điểm, nguyên nhân hạn chế của các doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh Từ đó đẻ ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế, kiến nghị

Dang, Nha nước và chính quyền địa phương có những chủ trương, chính sách

nhằm tạo điều kiện cho DNNVV trên địa bản tỉnh phát triển ngày càng mạnh

mẽ

Trương Trung Hiếu (2010) với đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bản tỉnh Đắk Lắk” Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về các nguồn vồn trên địa bàn tỉnh, hiệu quả sử:

Trang 14

trợ, thúc đây sự phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về

phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát

triển Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp

đối với thành phố Buôn Ma Thuột Vì vậy, là một người sinh sống và làm

việc tại thành phố Buôn Ma Thuột, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ

vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, mà doanh nghiệp là một phần

tử đóng góp vào sự phát triển đó, tôi quyết định chọn “Phát triển doanh

nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn

thạc sỹ kinh tế.

Trang 15

1.1 KHÁI QUAT VE PHAT TRIÊN DOANH NGHIỆP

1.1.1 Phát triển doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Vì vậy, khi nói đến doanh nghiệp cần phải có những đặc điểm sau

~ Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn

~ Doanh nghiệp là nơi phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, nhà quản lý, người lao động, chủ nợ,

~ Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một sự kết hợp giữa các nhân tố đầu vào như vốn và lao động để tạo ra các sản phâm hàng hóa, dịch

vụ và tiêu thụ trên thị trường

~ Doanh nghiệp là một tổ chức luôn vận động, là một hệ thống mở có quan hệ khăng khít với môi trường sản xuất kinh doanh, là đơn vị tiêu thụ, cung cấp hàng hóa dịch vụ trên thị trường Vì vậy, sự hoạt động của nó không

thể tách rời khỏi các chính sách kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác của môi

trường kinh doanh

Phát triển

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

Phát triển doanh nghiệp

Phát triển doanh nghiệp là tông hợp các biện pháp, phương pháp, chính

sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có thể huy động

Trang 16

Trong nền kinh tế, có thể tùy theo các tiêu chí khác nhau mà người ta phân ra các loại doanh nghiệp khác nhau Cụ thẻ như sau

~ Theo hình thức sở hữu: DNNN, DN dân doanh (Tập thể, DNTN, Công

ty cổ phần, Công ty TNHH) và DN có vốn đầu tư nước ngoài

~ Theo ngành kinh tế: DN nông nghiệp, DN công nghiệp, DN thương mại ~ dịch vụ

~ Theo tính chất hoạt động: DN công ích và DN sản xuất kinh doanh ~ Theo quy mô hoạt động: DN lớn, DN vừa và DN nhỏ

1.1.3 Các loại

& Doanh nghiệp tư nhân

nh doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh

nghiệp

Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn

quyền quyết định đối với tắt cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực

hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ doanh

nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt

động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh

nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh

nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định

Trang 17

pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp

và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã

đầu tư vào doanh nghiệp

b Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

~ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên (Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014), là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52, 53, 54 của Luật Doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn không,

được quyền phát hành cô phần; Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn từ

hai thành viên trở lên;

+ Thứ nhất, về vốn của công ty Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai

thành viên chịu trách nhiệm bằng tải sản của công ty; các thành viên công ty

chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.

Trang 18

+ Thứ ba: Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên là doanh

nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh

+ Thứ tư, về phát hành chứng khoán Công ty trách nhiệm hữu hạn hai

thành viên không được quyền phát hành cỗ phần để huy động vốn Phần vốn

góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp

doanh nghiệp do một tô chức hoặc một cá nhân làm nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phản

Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên + Thứ nhất, về chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của

doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ

+ Thứ hai, về phát hành chứng khoán Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh

+ Thứ ba, về chuyển nhượng vốn góp Việc chuyển nhượng vốn góp

được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trang 19

e Doanh nghiệp nhà nước:

DNNN là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có

cỗ phần, vốn góp chỉ phói, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công

ty trách nhiệm hữu hạn

Đặc điểm của DNNN:

~ Đặc điểm thứ nhất, DNNN là một tô chức kinh tế có tư cách pháp nhân DNNN đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố của Điều 84 Bộ luật dân sự 2005, cu thé: Được cơ quan nhà nước có thâm quyền thành lập hợp pháp; có cơ cấu tô chức

chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

~ Đặc điểm thứ hai, DNNN có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do nhà nước quản lý DNNN trong nền kinh tế thị trường hiện nay có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn nhà nước giao cho Tức là nhà nước không còn bao cấp như trước đây mà các doanh nghiệp phải tự bù đắp những chỉ phí, tự trang trải mọi nguồn vốn đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước xã hội như các doanh nghiệp khác Trong chức năng kinh doanh thì hạch toán kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên để xác định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh

~ Đặc điểm thứ ba, DNNN được tô chức dưới các hình thức sau: công ty cỗ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên

4L Hợp tác xã:

HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh.

Trang 20

tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả

các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chắt, tinh than,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước HTX hoạt động như một

loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật

Đặc điểm của HTX:

~ Thứ nhất, HTX là một tổ chức kinh tế HTX được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Lợi nhuận là mục tiêu quan

trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đăng về quyền và nghĩa vụ như tất cả

mọi loại hình doanh nghiệp khác Mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn khi có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiễn hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

~ Thứ hai, HTX do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thành lập (gọi chung là xã viên) Đối với cá nhân phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự day đủ Cán bô, công chức được tham gia HTX với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ HTX nhưng không được trực tiếp quản lý, điều hành HTX Đối với hộ gia đình, hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để họat động kinh tế chung trong,

hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh

doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể quan hệ pháp luật khi tham gia Đối với pháp nhân, pháp nhân có thể trở thành xã viên của HTX theo quy định của Điều lệ HTX Khi tham gia HTX, pháp nhân phải cử người đại diện

có đủ điều kiện như đối với các cá nhân tham gia

~ Thứ ba, người lao động tham gia HTX vừa góp vốn vừa góp sức

Góp vốn là việc xã viên HTX khi tham gia hợp tác xã phải góp vốn tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đắt, quyền sở

Trang 21

kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác

hữu các phát minh, sáng chế, bi quy

được quy ra tiền mà xã viên bất buộc phải góp khi gia nhập HTX Góp sức là việc xã viên tham gia xây dựng HTX dưới các hình thức trực tiếp

quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia

khác

~ Thứ tư, HTX là tổ chức có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ HTX là tổ chức kinh tế hoạt động tự chủ Tính tự

chủ của HTX được thể hiện ở chỗ nó là doanh nghiệp tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu, khi tiến hành kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và lĩnh vực đã đăng ký HTX đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện về pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, đồng thời Điều 1 Luật hợp tác xã cũng khẳng định, HTX là tổ chức có tư cách pháp nhân

e Công ty cỗ phầm

Công ty cỗ phần là doanh nghiệp trong đó:

~ Thứ nhất, về vốn của công ty Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cỗ phần Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản (chứng chỉ do công ty phát hành), bút toán ghi số hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phẩn của công ty gọi là cổ phiếu Giá trị mỗi cỗ phần gọi là mệnh giá cỗ phiếu Một cỗ phiếu có thể phản

ánh mệnh giá của một hay nhiều cô phần Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cô phần Mỗi cỗ đông có thẻ mua nhiều cô phần

~ Thứ hai, về thành viên của công ty Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cô phần

~ Thứ ba, về trách nhiệm của công ty Công ty cô phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của

công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cỗ phần

Trang 22

mà họ sở hữu) Công ty cô phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cắp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

~ Thứ tư, về phát hành chứng khoán Công ty cỗ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn

~ Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp (cô phần) Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cô phiếu Các cỗ phiếu của công ty

cỗ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật

1.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp

Trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp có các ưu, nhược điểm cơ bản sau:

a Uu diém

~ Doanh nghiệp sử dụng vốn của chính người đứng đầu, vì vậy lợi ích luôn gắn liễn với chủ doanh nghiệp Đây là động lực chính để thúc đẩy doanh

nghiệp phát triển

~ Mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích gắn chặt với nhau Do vậy, các doanh nghiệp có tính chủ động cao, năng động ứng xử trước thị trường, bộ máy quản lý doanh nghiệp thường gọn nhẹ Đó là cơ hội để phát triển giá trị của mỗi cá nhân: sự say mê, sáng tạo

~ Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là đạt lợi nhuận tối đa, ít bị các mục tiêu xã hội khác chỉ phối Chính vì vậy doanh nghiệp luôn theo sát thị trường, linh hoạt tạo ra sản phẩm mới thúc đây tiêu dùng

b Nhược điểm

~ Vì mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận nên họ chỉ tập trung,

vào nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến nhu cầu cơ bản của xã

Trang 23

hội có lợi nhuận thấp gọi là “hàng hóa công cộng” như đường xá, các công

trình văn hóa, y tế, giáo dục

~ Khu vực này có nguồn vốn ít nên khó đầu tư máy móc thiết bị công nghệ sản xuất tiên tiến Khi gặp những biến động lớn của thị trường các doanh nghiệp đễ rơi vào tình trạng phá sản

~ Các doanh nghiệp thường không chú trọng tới lợi ích công cộng nên nhiều doanh nghiệp bắt chấp pháp luật tạo ra sản phẩm kém chất lượng, gian lận thương mại, gây ô nhiễm môi trường

~ Doanh nghiệp càng phát triển sẽ làm tăng sự phân hóa giàu nghèo, ảnh

hưởng đến sự công bằng trong xã hội

Vay muốn cho doanh nghiệp phát triển theo đúng mục tiêu là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu qua cho sự vận động của thị trường được én định

1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gan đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim

ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các

vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo

Xét về từng phương diện, doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và được thể hiện trên các mặt sau:

~ Làm tăng GDP, tăng thu nhập người lao động và giá trị xuất khẩu cho nên kinh tế Sự phát triển ngày cảng mạnh của các doanh nghiệp đã làm tăng tỷ trọng của khu vực này trong GDP Tốc độ tăng trưởng nhanh của doanh

Trang 24

nghiệp góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nâng lên rõ rệt do tốc

độ tăng của các doanh nghiệp thường cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình

của nền kinh tế Kết quả trong những năm qua cho thấy các doanh nghiệp làm tăng trưởng kinh tế và làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả

hơn

~ Có vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nên kinh tế Doanh nghiệp huy động được nhiều nguồn

vốn trong xã hội để đầu tư kinh doanh, khai thác các tiềm lực của nền kinh tế,

từ đó góp phần thúc đây tăng trưởng và phát triển kinh tế Với lợi thế riêng

của mình là có tính nhạy cảm với thị trường và luôn có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp luôn nắm biết bắt các cơ hội đầu tư, đóng góp tích cực vào việc khai thác các năng lực sản xuất sẵn có và tiềm ẩn trong nền kinh tế Ngoài nguồn vốn tự có, doanh nghiệp còn linh hoạt trong huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài nước, làm phong phú thêm thị trường tài chính và

đầu tư của đất nước

~ Tạo nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực vẻ thất nghiệp, đồng thời góp phần đào tạo nguôn nhân lực Hiện nay, do ty lệ tăng dân số cao trong những năm trước đây, nên hằng năm Việt Nam có khoảng 1.4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động Vấn đề giải quyết việc làm cho những người này là

rất cấp thiết cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội

~ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với việc nhiều doanh nghiệp được

thành lập tại các vùng nông thôn, miễn núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng thu nhập của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng thu nhập của các ngành

công nghiệp và dịch vụ Điều này sẽ giúp cho việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế

ở nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Trang 25

~ Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã

hội Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra ngày cảng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất

lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu

tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng

cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khâu cho tiêu dùng thì nay đã

được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước

tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện

tử, may mặc, thực phẩm, \g, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm

phục vụ xây dựng,

Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư

phát triển cơ sở hạ tằng, phát triển các hoạt động xã hội công

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP 1.2.1 Phát triển số lượng doanh nghiệp

~ Gia tăng số lượng doanh nghiệp có nghĩa là các đơn vị, các cá thể kinh doanh là doanh nghiệp ngày càng nhiễu Nói cách khác là làm tăng số lượng tuyệt đối các doanh nghiệp; nhân rộng số lượng các doanh nghiệp hiện tại; làm cho doanh nghiệp phát triển lan toa sang những khu vực để thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở, tăng doanh nghiệp mới Đây là tiêu chí quan trọng để nghiên cứu đánh giá sự phát triển của DN Số lượng doanh nghiệp

gia tăng hằng năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng phát triển Tuy nhiên, gia tăng số lượng doanh nghiệp không chỉ là tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mà phải được thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng

doanh nghiệp hoạt động thực tế trên thị trường, có như vậy mới đánh giá đúng

thực tế tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp.

Trang 26

~ Phải phát triển doanh nghiệp vì doanh nghiệp là tế bảo của nền kinh tế, khi doanh nghiệp càng phát triển đồng nghĩa với việc tạo giá trị gia tăng lớn phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tăng khả năng cạnh

tranh của nền kinh tế

~ Để phát triển số lượng doanh nghiệp phải tạo điều kiện để các doanh

nghiệp đơn vị ra đời và hoạt động Đó chính là tạo điều kiện về thủ tục hành

chính, tạo điều kiện về tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cơ sở vật chất, thị trường để các doanh nghiệp ra đời và phát triển bình thường

~ Tiêu chí đánh gi:

+ Số lượng doanh nghiệp đăng ký và thực tế còn hoạt động;

+ Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình kinh tế; + Cơ cấu doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế

1.2.2 Phát t c yếu tỗ nguồn lực của doanh nại

~ Gia tăng yếu tố các nguồn lực chính là làm cho các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, điều kiện vật chất, trình độ công nghệ, được sử dụng một các có hiệu quả hơn hoặc đưa vào trong quá trình sản xuất nhiều hơn

~ Chúng ta phải gia tăng các yếu tố nguồn lực vì doanh nghiệp sẽ khai thác nguồn lực một cách có hiệu quả, tránh lăng phí, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên Bên cạnh đó, khi yếu tố đầu vào gia tăng sẽ làm cho sản lượng đầu ra

cũng tăng theo đề đáp ứng nhu cầu vô hạn phục vụ cho đời sống con người

a Von

Nha dau tr thanh lap doanh nghigp là để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh Muốn vậy, nhà đầu tư cần phải có vốn và vốn kinh doanh của

doanh nghiệp sẽ là toàn bộ tai sản của doanh nghiệp, kể cả tài sản cố định hay

tài sản lưu động Trong những giai đoạn hoạt động tiếp sau của doanh nghiệp,

khi giá trị tài sản của doanh nghiệp có tăng lên, thì vốn điều lệ của chủ sở hữu vẫn giữ ở mức cũ Vì vậy, nhà đầu tư cần phải xác định rõ nhu cầu sử dụng.

Trang 27

vốn của mình khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh để từ đó thiết lập quy mô vốn cũng như quy mô doanh nghiệp thích hợp Nếu không làm được như vậy, có thể doanh nghiệp sau khi ra đời sẽ không có đủ vốn đề hoạt động hoặc ngược lại, doanh nghiệp không sử dụng hết tài sản của mình cho hoạt động sản xuất thì sẽ lãng phí và chỉ phí làm ra sản phẩm sẽ rất cao do các

khoản hạch toán chỉ phí, khấu hao tài sản không trực tiếp tham gia vào quy

trình sản xuất

Đối với DNNN thì vốn được nhà nước giao hoạt động và tự chịu trách

nhiệm về số vốn đó Tuy nhiên đối với các DN khu vực kinh tế tư nhân thì khó khăn lớn nhị với họ là vốn kinh doanh Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hiện nay, vốn trên thị trường giảm mạnh Cho đến nay với nhiều chính sách của Nhà nước như giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay đã phần nào đây nguồn vốn trên thị trường tăng cao trở lại, tháo gỡ khó khăn phần nào cho các DN

'Vốn có ý nghĩa rất quan trong, vi vậy các DN cần sử dụng một cách có hiệu quả vốn của mình, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc cắt giảm chỉ phí, tích cực cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, tập trung kinh doanh sản phẩm chính, rút ngắn thời hạn thanh toán để đây nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng

b Lao động

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển nên kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng Nguồn nhân lực được xem là có giá trị và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Đội ngũ lao động chính là những người sẽ nắm bắt khoa học kỹ thuật và là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp Muốn sản phẩm tạo ra có chất lượng, có tính cạnh

Trang 28

tranh cao trên thị trường thì việc nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp cũng như kỹ năng của người lao động là vô cùng quan trọng

Ở nước ta, nguồn nhân lực cho DN rất dồi dào nhưng chất lượng chưa

cao, sử dụng nguồn nhân lực chưa được hợp lý và có hiệu quả Đặc biệt,

nguồn nhân lực cho DN tư nhân vẫn còn thấp, cơ cấu chưa hợp lý Mặt khác,

khi DN tư nhân phát triển, nếu không có các nhà ky thuật, công nhân lành

nghề thì không thể tiếp thu và ứng dụng công nghệ một cách có hiệu quả

Cơ chế sử dụng lao động hiện nay vẫn còn nhiều bắt cập Kinh nghiệm

một số quốc gia cho thấy cơ chế sử dụng nhân lực có hiệu quả nói chung là cơ

chế thị trường, tuy nhiên cần có sự ưu tiên lựa chọn của Nhà nước Điều này hiện nay chúng ta chưa làm được

© Điều kiện vật chất

Co sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm: đắt đai, mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, tài sản, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, các phương tiện vận chuyển bảo quản hàng hoá, vật tư hàng hoá Đó là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất quyết định kết quả của chu kỳ kinh doanh Trong yếu tố cơ

sở vật chất ta phân tích các yếu tố cơ bản sau:

~ Mặt bằng sản xuất kinh doanh: là nơi để doanh nghiệp đặt nhà máy,

văn phòng, cửa hàng Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh Các tiêu chí để đánh giá mặt bằng sản xuất kinh doanh gồm:

+ Vị trí: nếu mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi thì thu hút được

khách hàng, giảm chỉ phí vận chuyên nên nó là một lợi thế so sánh, tạo ra thế mạnh không nhỏ cho doanh nghiệp

+ Diện tích: thuận tiện trong việc kinh doanh, dễ dang bốc dỡ hàng hóa

và là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất + Kết cấu hạ tằng: yêu cầu đồng bộ, hiện đại.

Trang 29

Nếu mặt bằng sản xuất kinh doanh thỏa mãn tốt thì doanh nghiệp rất thuận lợi trong sản xuất kinh doanh

Chính vì vậy, nhà nước cần có các chính sách đất đai hợp lý thuận tiện cho các doanh nghiệp như: cấp đắt, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù và thu hồi, quản lý thị trường nhà đất Về phía doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật thông tin về các chính sách đất đai của Nhà nước để có mặt bằng sản xuất kinh doanh phủ hợp với ngành nghề của mình

~ Máy móc thiết bị: yêu cầu máy móc thiết bị hiện đại khi đó đầu ra của sản phâm mới có thể thỏa mãn nhu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệp

nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

~ Nguyên vật liệu: để sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuân chất lượng,

đáp ứng công suất của máy móc thì nguồn nguyên vật liệu phải dồi dào, đạt chất lượng

4L Trình độ công nghệ

“Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công

nghệ được xem là công cụ chiến lược dé phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững Thực tế này đang đặt ra cho chúng ta cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, về sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia

Vi vậy, trình độ công nghệ máy móc thiết bị có ý nghĩa quan trọng đối

với sự phát triển của mỗi một doanh nghiệp Một doanh nghiệp có công nghệ

máy móc thiết bị tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho công nhân Đổi mới công nghệ máy móc thiết bị không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh

của sản phẩm trên thị trường mà còn tạo điều kiện để nâng cao trình độ công

nhân.

Trang 30

Tuy nhiên, việc mở rộng qui mô doanh nghiệp chưa thể hiện được hiệu

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn, sự tăng lên về vốn đầu tư dài hạn của mỗi doanh nghiệp phần nào thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng để đánh giá thực chất sự phát triển này cần phải xem xét hiệu quả mang lại từ sự gia tăng lượng vốn đầu tư đó

Nhìn chung, sự phát triển số lượng và qui mô doanh nghiệp phải phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, phù hợp với cơ cấu ngành nghề trong khu vực, cũng như phù hợp với trình độ phát triển

khoa học công nghệ của đất nước ~ Tiêu chí đánh giá

+ Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp qua các năm + Tỷ trọng doanh nghiệp theo mức vốn

+ Số lượng lao động trong doanh nghiệp

+ Số lượng lao động bình quân một doanh nghiệp + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động, + Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

+ Mặt bằng SXKD của doanh nghiệp

+ Mức độ ứng dụng khoa học - công nghệ vào SXKD

1.2.3 Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp

~ Liên kết doanh nghiệp là quan hệ hợp tác bình đằng giữa các DN dựa

trên nguyên tắc tự nguyện nhằm khai thác hết tiềm năng của mỗi DN dé tao hiệu quả SXKD Liên kết giữa các DN có thể có nhiều hình thức như tự liên kết hoặc thông qua các tô chức, các hiệp hội

~ Trong quá trình phát triển DN thì không thê thiếu được vai trò của các

hiệp hội, các DN sẽ chỉ có sức mạnh khi liên kết với nhau để giảm chỉ phí,

duy trì hoạt động theo từng ngành nghề tạo nên sức mạnh trên thương trường

Khi DN liên kết sẽ mang lại một số lợi ích cơ bản sau:

Trang 31

+ Tạo điều kiện cho DN tiết kiệm chi phí và quy mô

+ Giúp DN phát triển thị trường và có những thay đổi phù hợp với thị

trường mục tiêu

+ Giúp DN tiếp cận được các chính sách ưu đãi của địa phương và khả

năng tiếp cận công nghệ mới linh hoạt

+ Giúp DN quản lý tốt và giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh + Liên kết sẽ gia tăng sức mạnh cạnh tranh của DN

~ Mở rộng thị trường là tìm cách gia tăng doanh số qua việc đưa ra các

sản phẩm vào thị trường mới Làm cho các yếu tố thị trường, thị phần, khách

hàng của nó ngày cảng tăng

~ Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng thị trường rất cần thiết đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến quá trình tái sản xuất sản phẩm đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp Nếu sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ sản phâm thì quá trình tái sản xuất khó có thể thực hiện được

và không thể tiến hành thu hồi vốn Do đó việc mở rộng thị trường tiêu thụ rất

cần thiết đến sự phát triển của doanh nghiệp

~ Để mở rộng thị trường thì doanh nghiệp phải hiệu rõ về thị trường,

nắm bắt được cơ hội không những của thị trường trong nước mà cả thị trường

thế giới Bên cạnh đó, Nhà nước phải cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với thị trường, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm thị

trường

~ Tiêu chí đánh giá:

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ

Trang 32

+ Doanh thu bán hàng

+ Kim ngạch xuất khâu

1.2.5 Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp của doanh nghiệp

Một nhân tố không thể không kể đến trong nội dung của phát triển doanh

nghiệp, đó là gia tăng kết quả và đóng góp của doanh nghiệp, vì suy cho cùng,

phát triển tất cả các nội dung trên đều không có ý nghĩa nếu không đem lại một kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, biểu hiện ở các tiêu chí sau:

a Doanh thu

Doanh thu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu DN có được

từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong một thời kỳ nhất định Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng dé DN trang trải các khoản chỉ phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng như mở rộng Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau Vì vậy, doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng, nếu doanh thu không được thực hiện hay được thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của DN gặp khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN

b Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị vốn của hang ban, chi phi lưu thông, chỉ phí quản ly

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tông hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động SXKD của DN Lợi nhuận là nguồn vốn cơ ban dé tái đầu tư trong phạm vi DN và trong nền kinh tế quốc dân Lợi nhuận là đòn

bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động SXKD của DN © Nập ngân sách Nhà nước

Trang 33

Nộp ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu đã nộp vào ngân

sách Nhà nước từ các đơn vị SXKD Việc DN thực hiện nghĩa vụ đối với

Nhà nước với giá trị ngày cảng tăng lên chứng tỏ một phần nào đó sự phát

triển của các DN

Để phản ánh thu ngân sách Nhà nước của DN người ta có thể dùng tiêu

chí đánh giá: Nộp ngân sách Nhà nước của DN qua từng năm

4L Thu nhập bình quân của người lao động và giải quyết việc làm 'Thu nhập bình quân của người lao động là biểu hiện bằng tiền giá trị của

sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh

và được thanh toán theo kết quả cuối cùng Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là yếu tố chỉ phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao động, dịch vụ Do đó thu nhập của người lao động tăng lên cho

thấy sự phát triển của doanh nghiệp

Giải quyết việc làm là giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo ra nhiều việc

làm cho người dân để giảm tỉ lệ thất nghiệp Đề phản ánh giải quyết việc làm của doanh nghiệp người ta có thể dùng tiêu chí đánh giá: Số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong nền kinh tế

~ Tiêu chí đánh gì

+ Tiền lương 1 tháng bình quân 1 lao động

+ Doanh thu thuần SXKD của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận sau thuế bình quân của một doanh nghiệp + Tình hình Nộp ngân sách Nhà nước

Trang 34

1.3 NHUNG NHAN TO VE DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HUONG DEN PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích hợp Một số nhân tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của từng doanh nghiệp:

1.3.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên a Vj tri dia lf

Những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đem lại lợi thế so

sánh không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc

tận dụng tốt vị trí, điều kiện tự nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chỉ phí đầu vào, đầu ra, chỉ phí sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngày nay, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tuy không còn đóng vai trò quyết

định đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn còn đóng một vai trò hết sức quan trọng

b, Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cung cấp đầu vào cho sản xuất Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, dầu mỏ, rừng, nguồn nước Một địa phương có nguồn tài nguyên dồi dào sẽ là nền

tảng để doanh nghiệp tỉnh đó có điều kiện phát triển nhanh Đắt đai rộng lớn

sẽ cung cấp mặt bằng sản xuất, phát triển ngành nông nghiệp, cung cấp lương

thực cho các ngành khác được dỗi dào e Địa hình

Các loại địa hình như miền núi, miền xuôi, vùng duyên hải ảnh hưởng đến dân số sống tại khu vực đó, mà dân số đông đúc hay thưa thớt là yếu tố

quyết định thì trường tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất

kinh doanh của mình ở vùng ngược hay vùng suôi sẽ bị tác động lớn bởi vấn

đề chỉ phí vận chuyển, tốc độ lưu thông của hàng hóa

Trang 35

Do đó, các loại hình khác nhau sẽ tác động đến sự phát triển của các

vùng khác nhau Thế nên, doanh nghiệp phải nghiên cứu địa hình dễ lực chọn nơi tiến hành sản xuất cho phù hợp

4 Thời tiết, khí hậu

Thời tiết khí hậu phụ thuộc vào vị trí địa lý, có các kiểu thời tiết như sau: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới Mỗi kiểu thời tiết khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, giải trí của toàn xã hội Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt được các lợi thế và sử dụng một cách phù hợp

nhằm có thể hạn chế được những hậu quả do thiên tai mang lại, đồng thời tận dụng những thuận lợi do thời tiết mang lại để nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

1.3.2 Nhân tố về điều kiện xã hội

4 Truyền thống, tập quán

“Truyền thống tập quán gắn liền với mỗi dân tộc, mỗi vùng miễn Các yếu

tố truyền thống, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, lối sống của

người đân, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của vùng đó Các DN phải nghiên cứu và vận dụng yếu tổ truyền thống, tap quán vào chiến lược kinh doanh để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất

b Dân số

Dân số của vùng sẽ tác đông mạnh mẽ đến thị trường lao động và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đối với các DN thì trình độ dân trí tất quan trọng, trình độ dân trí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN ở đó

phát triển

e Lao động

Lao động là yếu tố không thể thiếu của tắt cả các DN Số lượng, trình độ,

độ tuổi của nguồn lao động là một trong các nhân tố quan trong quyết định

Trang 36

hiệu quả sản xuất của DN Một vùng có nguồn cung lao động dồi dao, chất

lượng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cic DN

1.3.3 Nhân tố về điều kiện kinh tế a Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là đo lường sự tăng trưởng tổng sản lượng của một Quốc gia hay địa phương theo thời gian Chỉ tiêu này cao hay thấp ảnh hưởng đến nhiều các vấn đề khác như: giá cả, việc làm, thị trường tiêu

thụ, tâm lý tiêu dùng trong dân chúng, tiết kiệm, đầu tư đó cũng là môi

trường kinh tế vĩ mô Những nhân tố này tác động trực tiếp và gián tiếp đến

sự phát triển của khu vực này Nếu môi trường vĩ mô phát triển theo chiều hướng tốt, thuận lợi thì tác động tích cực đến sự phát triển DN và ngược lại

b Cơ cấu kinh tễ

Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay được chia thành 3 ngành: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mai dịch vụ Đặc điểm của nước ta, tỷ trong co cấu kinh tế đang dịch chuyển theo hướng: tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp, khu vực địch vụ tăng nhưng chưa ồn định, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp thì giảm xuống Cơ cấu kinh tế phản ánh phân công các nguồn lực của xã hội, cho biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Điều này

đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nào để tiến hành sản xuất tia DN

Cũng như thông qua sự dịch chuyên cơ cấu kinh tế các ngành của khu vực này ta đánh giá được DN phát triển thé nao

Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống, cấp thoát nước, viễn thông, các khu công ngiệp chức năng của cơ sở hạ tằng là phục vụ phát triển cho các ngành Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển theo.

Trang 37

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước tiến hành xây dựng, nâng cấp

cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Điều này góp

phần thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này của địa phương

1.3.4 Chính sách cũa Nhà nước

Môi trường thể chế và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt động SXKD của DN Chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ tạo môi trường kinh doanh bình đảng, không phân biệt đối xử, xúc tiến liên doanh liên kết và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của DN Nếu có những biểu

hiện bắt cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo trong chính sách dẫn đến môi trường kinh doanh bất lợi thì sẽ cản trở sự phát triển của DN Từ đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách nhằm hướng tới một môi trường bình đẳng, thuận lợi trong quá trình đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Trong đó, phải kể đến chính quyền các địa phương, là nơi trực tiếp triển khai các quy định của Nhà nước, Chính phủ, trực tiếp thực thi pháp luật Mặt khác có chức năng kiểm tra và điều chỉnh môi trường kinh doanh đã được thiết lập Có trách nhiệm phân bổ nguồn lực có hạn của địa phương theo hướng có lợi nhất vì mục tiêu tăng trưởng và tiến bộ xã hội, như: tài nguyên rừng, biển, đất đai, vốn, nguồn nhân lực và thực hiện chính sách phân phối thu nhập công bằng tại địa phương, đảm bảo phúc lợi xã hội và không ngừng

nâng cao đời sống vật chất cũng như tỉnh thần cho đại bộ phân dân cư KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Là chủ thể chiếm tỷ trọng áp đảo trong nền kinh tế, DN đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế, các địa phương ở Việt Nam

cũng như nhiều nước trên thé giới DN có những lợi thé cơ bản phù hợp với

trình độ phát triển nền kinh tế trong giai đoạn này như: dễ khởi sự, tính năng động, dễ quản lý, nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển DN có những vai

Trang 38

trò to lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế như tạo công ăn việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ đời sống, góp phần phát triển kinh tế những

vùng khó khăn, đóng góp rất nhiều vào ngân sách

Cần nắm vững những nội dung phát triển DN cơ bản như phát triển về số lượng, quy mô, hình thức SXKD, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và đóng góp vào hiệu quả xã hội DN để phát huy các thế mạnh dia phương, có chiến lược phát triển đúng đắn, tạo sự bền vững trong cơ cấu

ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi,

hành lang pháp lý gọn nhẹ và có các chính sách khuyến khích phù hợp đề các

DNN phat huy lợi thế, hạn chế khuyết điểm, tận dụng mọi cơ hội đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và của thành phố

Buôn Ma Thuột nói riêng

Trang 39

CHƯƠNG2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN DOANH NGHIỆP

TẠI THÀNH PHÓ BUÔN MA THUỘT, TỈNH DAK LAK TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỌI CỦA THÀNH PHÓ BUON MA THUOT, TINH DAK LAK ANH HUONG DEN PHAT

TRIEN DOANH NGHIỆP

Trang 40

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của

tỉnh Đắk Lắk và là trung tâm có vị trí đặc biệt của vùng Tây Nguyên Thành

phố có diện tích tự nhiên 37.718 ha, chiếm 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh;

có 21 đơn vị hành chính cắp xã (13 phường và 8 xã) Ranh giới hành chính

của thành phố phía Bắc giáp huyện Cư Mgar; phía Nam giáp huyện Krông

Ana - Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Đắk; phía Tây giáp huyện

Buôn Đôn và Cư lút (thuộc tỉnh Đắk Nông)

Thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều ưu thé va tiém năng để phát triển kinh tế Với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiễu tuyến đường giao thông quan trọng là Quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng va các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, với Campuchia Hệ thống đường quốc l

tỉnh được nối liền với trung tâm tắt cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắk Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, từ năm 2010 có thêm đường bay thẳng đi thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và từ năm 2014 có đường bay thẳng đi “Thanh Hóa va Hải Phòng

Trong quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước và đô thị hoá, thành phố Buôn Ma Thuột đã phát triển từ một thị xã trở thành thành phố loại III vào năm 1995, đô thị loại II năm 2005 và được Thủ tướng Chinh phủ công nhận đô thị loại Ï trực thuộc tỉnh năm 2010

Với vị trí địa lý kinh tế - xã hội và quốc phòng quan trọng, thành phố Buôn

liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội

Ma Thuột được Bộ Chính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng, Tây Nguyên trước năm 2020

b, Địa hình

Thành phố Buôn Ma Thuột được bao xung quanh bởi một cao nguyên

đất Bazan màu mỡ, thành phố có đặc điểm địa hình lượn sóng, dốc thoải, mức

Ngày đăng: 15/11/2022, 04:01