1. Trang chủ
  2. » Tất cả

CÔNG TY TNHH VĨ AN

18 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

CÔNG TY TNHH VĨ AN BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 22 tháng 5 năm 2019) TIN QUỐC HỘI 1 1 Cần làm rõ một số quy định trong Dự án sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu Trí tuệ 1 2 Quốc hội thảo[.]

Trang 1

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

(Ngày 22 tháng 5 năm2019)

TIN QUỐC HỘI 1

1 Cần làm rõ một số quy định trong Dự án sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sởhữu Trí tuệ 1

2 Quốc hội thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật Kiến trúc 2

3 Đại biểu Quốc hội: Rất bất công nếu đổ hết trách nhiệm cho nhà trường 3

CHÍNH SÁCH MỚI 4

4 “Nhận diện” hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức 4

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY 5

5 Hà Nội: Nhân rộng mô hình chốt trực phòng ngừa kẻ gian 5

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP 6

6 Tại sao năng suất 1 lao động Singapore bằng 23 người Việt Nam? 6

7 Công bố bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững 2019 7

8 Chính phủ sẽ làm gì để cải thiện kinh tế tư nhân? 7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN 8

9 Chặn đứng thao túng quyền lực! 8

QUẢN LÝ 9

10.Tập trung điều tra, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng 9

11.Chuyển đổi vị trí công tác hơn 1.100 cán bộ, công chức, viên chức 11

12.Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại tại các dự án ODA 12

13.Lựa chọn lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 13

14.Bộ LĐ-TB&XH tích cực triển khai cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin 1315.Thừa Thiên - Huế: Triển khai cảnh báo những vấn đề dân sinh qua điện thoại di động 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 15

16.Nợ công Việt Nam xuống mức thấp nhất từ năm 2015 15

17.Quyết toán ngân sách năm 2017, có dự án “đội vốn” 39 lần 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH 17

18.Thanh tra Chính phủ đang xử lí 1 Vụ trưởng khai bằng Cao đẳng thành Đại học 17

THẾ GIỚI 18

19.79 nghị sỹ Madagascar bị nghi ngờ tham nhũng 18

TIN QUỐC HỘI

Cần làm rõ một số quy định trong Dự án sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữuTrí tuệ

Chiều 20/5, các đại biểu Quốc hội đã nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.

Cuối năm 2018, Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên TháiBình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan Để thực thi hiệp định, tổng số luật cầnphải sửa đổi, bổ sung là 8 luật, trong đó có Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.

1

Trang 2

Chiều 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã nghe tờtrình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của hai luật này và thảo luận tại tổ về dự ánluật.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtKinh doanh bảo hiểm đề cập tới điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm Người bán bảohiểm sẽ buộc phải có văn bằng, chứng chỉ Trong buổi thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hộiđề nghị làm rõ một số quy định cụ thể.

Đối với Luật Sở hữu trí tuệ, nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào một số vấn đề như sángchế, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu Một số đại biểu cho rằng có nhiều điểm mới trong dự thảoluật, tuy nhiên một số quy định cần phù hợp với thực tế Việt Nam hơn.

Theo kế hoạch, ngày 31/5, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ, trước khi biểu quyếtthông qua vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp vào ngày 14/6 (VTV.vn 21/5)Về đầutrang

Quốc hội thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật Kiến trúc

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, ngày 21/5, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thuvà thảo luận hai dự án Luật.

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 21/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Ủyviên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếuniên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnhlý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Đây là dự án luật quan trọng liên quan trực tiếp đến người dân nên nhận được sự quan tâm,theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân Dự án Luật này đã được Quốc hội thảo luận tại 2 kỳhọp (kỳ họp thứ 5 và thứ 6); được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi.Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách vàcác chuyên gia tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tổ chức vào tháng 4 năm 2019.Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 10 chương, 119 điều, trong đó một sốnội dung cơ bản đã được tiếp thu chỉnh lý, như về triết lý giáo dục; quy định hoàn thiện hệthống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; về các loại cơ sở giáo dục; chươngtrình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thi tốt nghiệp trung học phổ thông; các quy địnhliên quan đến nhà giáo, người học; vấn đề đầu tư, tài chính trong giáo dục; quản trị của cơ sởgiáo dục; quản lý nhà nước về giáo dục.

Sau khi nghe Báo cáo, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còný kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Trong phiên họp chiều nay, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Ủy viên Ủyban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốchội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kiến trúc vàthảo luận về dự án Luật này.

2

Trang 3

Dự án Luật Kiến trúc đã được thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.Tại phiên họp lần thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về những vấn đềcòn có ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua gồm 5 chương, 41 điều (tăng 4 điều so với dự thảotrình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6), quy định về hoạt động kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc.

Những nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm: phạm vi điều chỉnhcủa Luật; chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc và Chiến lược phát triển kiếntrúc Việt Nam; bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc và bảo tồn, khai thác côngtrình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa; đối tượngquản lý kiến trúc; Quy chế quản lý kiến trúc; Hội đồng tư vấn về kiến trúc; thi tuyển và tuyểnchọn phương án thiết kế kiến trúc; dịch vụ kiến trúc và phạm vi hành nghề kiến trúc; chứngchỉ hành nghề kiến trúc; điều kiện năng lực của tổ chức hành nghề kiến trúc; mô hình Kiếntrúc sư trưởng; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp trong hoạt động kiến trúc.(VTV.vn 21/5)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội: Rất bất công nếu đổ hết trách nhiệm cho nhà trường

Cho ý kiến dự luật Giáo dục sửa đổi sáng 21/5, đại biểu Bùi Văn Phương (Phó ban Tổ chứcTỉnh ủy Ninh Bình) nêu thực trạng giáo dục hiện nay là "học thế nào cũng được lên lớp, rènluyện thế nào cũng được tốt nghiệp" và bày tỏ lo lắng học sinh sẽ ảo tưởng về năng lực củamình

"Ngày xưa ông cha ta chọn thầy hay chữ, dữ đòn cho con Còn bố mẹ yêu thương con là yêucho roi cho vọt Thế hệ chúng ta học phổ thông ở lớp lưu ban là bình thường, có bạn 2-3năm, trường tôi năm 1977 có 40% được tốt nghiệp, trường cao cũng chỉ 70-80% và như vậyvẫn bình thường", ông Phương nói.

Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh, việc thầy cô trách phạt học sinh cũng khôngphải vấn đề gì to tát, bởi vì trách phạt nhưng thầy cô vẫn tình cảm, yêu thương học sinh.Nhiều người bây giờ trưởng thành, khi nhìn lại thấy sự phạt của thầy cô chính là bài học đểmình thành người.

"Vậy tại sao bây giờ cái gì thầy cô cũng sợ? Sợ đánh giá điểm thấp thì học sinh buồn nênphải đổi mới đánh giá không dùng điểm; cho lưu ban, không cho tốt nghiệp lại sợ học sinhtổn thương? Thầy cô không dám nghiêm khắc với học sinh vì sợ xã hội, sợ Internet", ông nóivà tiếp tục đặt câu hỏi "tỷ lệ gần 100% khá giỏi có phải là đáng mừng? Phải chăng giáo dụcnhư ông cha trước đây là không tốt?".

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) khẳng định sựkết nối của gia đình, nhà trường và xã hội hình thành phẩm chất, đạo đức công dân "Thờigian qua, gia đình, xã hội đã toàn tâm toàn ý với giáo dục hay chưa? Những tiêu cực trong thicử bị phát hiện đã đặt giáo dục trong tâm điểm của dư luận suốt thời gian dài và chưa dừnglại Vậy vai trò của gia đình thế nào, rất cần được suy xét đến tận cùng", ông nói.

Theo ông Nhân, cái sai của người lớn trong gia đình lẫn xã hội không chỉ là hệ luỵ quá lớncho giáo dục mà còn góp phần nhào nặn nên nhân cách của con em mình Cha mẹ và người

3

Trang 4

giám hộ đã tạo điều kiện cho con em hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc theo quyđịnh, nhưng việc này đôi khi lại được tiến hành theo một cách thức phi giáo dục.

"Như vậy gia đình ở khía cạnh này có phải là thành trì để bảo vệ các em khỏi cái xấu trongxã hội hay là nơi khởi phát giá trị lệch lạc?", ông nói và cho rằng có thể ví dụ trên chỉ là thiểusố nhưng hiện nay nhiều gia đình vẫn "khoán trắng" trách nhiệm giáo dục con em cho nhàtrường, trong khi chưa chú trọng việc tu thân tề gia, xây dựng và gìn giữ cách cư xử giữa cácthành viên trong gia đình Do đó sẽ rất bất công nếu đổ hết trách nhiệm cho nhà trường vàngành giáo dục trước những hành xử thiếu quy chuẩn của học sinh.

Xét ở khía cạnh xã hội, ông Nhân cũng cho rằng, hiện chưa có môi trường giáo dục an toàn,lành mạnh Sức đề kháng của trẻ em đối với thói hư, tật xấu còn yếu ớt, trong khi nhữnghành vi lệch chuẩn giữa con người với nhau xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong mỗi ngócngách, thậm chí ngôi nhà của các em.

"Tôi cho rằng, bệ đỡ từ gia đình và xã hội chưa thể hiện hết trách nhiệm và một mình nhàtrường không đủ sức gồng gánh cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực", đại biểutỉnh Bình Dương nói.

Góp ý vào những điểm cấm trong dự luật, đại biểu Y Nhàn (Phó trưởng Phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho rằng, Điều 21 quy định cấm lợi dụng cáchoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Tuy nhiên,thực tế không chỉ có xuyên tạc chủ trương, chính sách mà còn có xuyên tạc, bôi nhọ, phủnhận lịch sử "Vì vậy, dự luật cần bổ sung nghiêm cấm việc xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhậnlịch sử", bà Y Nhàn nói.

Theo nữ đại biểu, Điều 22 quy định các hành vi bị cấm, khoản 4 có "cấm hút thuốc, uốngrượu bia" là chưa đủ mà cần bổ sung "cấm các chất kích thích khác" Dự án luật Giáo dụcsửa đổi đã được Quốc hội cho ý kiến tại hai kỳ họp, dự kiến được thông qua tại kỳ họp này.(VnExpress.net 21/5, Hoàng Thùy)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

“Nhận diện” hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức

Từ ngày 1.7, luật Phòng, chống tham nhũng 2018 bắt đầu có hiệu lực Luật quy định rõ cáchành vi tham nhũng.

Theo đó, luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng trong khuvực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhànước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếmđoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gâyảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơquan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng tráiphép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện, thực hiện không đúnghoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho

4

Trang 5

người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giámsát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạntrong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản;Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chứcmình vì vụ lợi (Thanh Niên 21/5, Tường Vy)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Hà Nội: Nhân rộng mô hình chốt trực phòng ngừa kẻ gian

Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội có thời gian là địa bàn có tình hình an ninhtrật tự phức tạp Đặc biệt tại các khu đô thị mới, các đối tượng nghiện thường lang thang ravào, dẫn đến nạn trộm cắp xảy ra Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với các loại tộiphạm, giữ gìn bình yên địa bàn, ngoài lực lượng Công an Phường, tại đây đã xuất hiện nhữngchốt trực phòng ngừa kẻ gian

Chốt trực tại chung cư TT5, Khu đô thị Linh Đàm, mỗi chốt trực sẽ có 3 người làm nhiệmvụ, mỗi ca 8 tiếng Nhân viên mặc đồng phục làm nhiệm vụ 24/24 Nhiệm vụ của mỗi nhânviên bảo vệ tại đây là tuần tra, nhắc nhở các gia đình về tình hình an ninh trật tự, sớm pháthiện người lạ vào khu vực Ông Đoàn Thế Yết , Đội trưởng đội bảo vệ công ty Minh Châu,Hà Nội cho biết, nNhững năm vừa nói nói chung bọn tội phạm trộm cướp hoạt động liên tụcthì nó có xảy ra một số phi vụ, Chúng tôi đứng tại ngã 3 này kiểm tra, nếu có động tĩnh gì thìanh em đi tuần kiểm tra và phối hợp anh em bảo vệ ở 2 bên và dùng bộ đàm rồi còi báo độngvà nếu cảm thấy căng thẳng quá thì chúng tôi lại điện cho bên công an phường thì các anh ấylập tức xuống hỗ trợ ngay.

Điều đáng nói, mô hình phòng gian, chống trộm này do chính người dân ở khu dân cư LinhĐàm đề xuất hoạt động Mỗi gia đình tại khu đô thị sẽ tự nguyện đóng góp số tiền từ 500 -700 ngàn đồng/ tháng để duy trì các chốt trực này Đến nay mô hình đã được các khu dân cưphát triển lên tới 15 chốt trực phòng gian.

Theo anh Nguyễn Ngọc Thuấn, nhà số 12, TT5B, Linh Đàm, Hà Nội, bên cạnh có các anhcông an thường xuyên tuần tra ở khu vực này thì các bác bảo vệ ở đây cũng được coi là "taimắt" để giám sát, theo dõi và báo cho các anh công an có biện pháp, phương án để làm saotheo dõi giám sát và bắt được các đối tượng gian manh Tổ chức một cái bốt như này thìcũng hiệu quả, trước hết là an ninh trật tự rất là tốt, các bác bảo vệ cũng đi tuần rất chuyêncần, thứ hai là các gia đình có đi vắng thì cũng rất là an tâm.

Từ ngày mô hình được đưa vào hoạt động tình hình trộm cắp vặt gần như được xóa xổ.Người dân đã yên tâm hơn về tình hình an ninh trật tự Nhưng để mô hình thực sự có hiệuquả, lực lượng công an phường đã thường xuyên xuống các chốt phối hợp trao đổi, tiến hànhtập huấn, trau dồi kiến thức pháp luật cho đội ngũ nhân viên bảo vệ; hướng dẫn họ cách thứccơ bản phát hiện kẻ gian và thông tin kịp thời đến cơ quan Công an những biểu hiện bấtthường

Đại úy Nguyễn Trọng Liêm - Phó trưởng Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, HàNội cho rằng, toàn nhân dân cùng chung tay bảo vệ an ninh Tổ quốc, được sự đồng thuận đóthì hiệu quả công tác của lực lượng Công an phường chúng tôi sẽ hiệu quả hơn Mặt khác 5

Trang 6

qua chốt phòng gian này công an chúng tôi được gắn kết hơn với nhân dân, bởi qua những vụviệc thì luôn được bà con ủng hộ, tin yêu, thông tin đến chúng tôi kịp thời, Mô hình nên nhânrộng ra tôi nghĩ tình hình tội phạm cũng giảm đi cũng như trong công tác đấu tranh chúng tôicó nhiều thuận lợi.

Chốt trực phòng gian tại phường Hoàng Liệt cũng là một trong những mô hình cụ thể hóasức dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự địa bàn Tuy nhiên, mô hình mới đang triển khai tạicác khu chung cư cao cấp hoặc biệt thự liền kề, điều kiện kinh tế khá giả, vì vậy đây cũng làmột trong những hạn chế khi triển khai sâu rộng Nhưng nếu có sự quyết tâm, sự đồng lòng,và ý thức trách nhiệm của người dân, thì việc triển khai các chốt trực như này sẽ là một trongnhững mô hình tạo điều kiện giữ vững an ninh trật tự địa bàn (Kênh ANTV – Nhật ký anninh lúc 22h ngày 20/5)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP

Tại sao năng suất 1 lao động Singapore bằng 23 người Việt Nam?

Tại hội thảo “Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi thích ứng với cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Hội đồng Lý luận Trung ương và Đại học Quốc giaHà Nội tổ chức ngày 20/5, các đại biểu một lần nữa sốt sắng với câu chuyện chất lượngnguồn nhân lực còn nhiều bất cập của Việt Nam.

Nhìn nhận việc đào tạo đại học hiện nay, Chủ tịch Hội Khuyến học Nguyễn Thị Doan đánhgiá còn nhiều bất cập ngay từ khâu đầu vào: Thực tế đòi hỏi một đằng, còn các trường lạituyển sinh một kiểu Việc tuyển sinh chủ yếu dựa vào chỉ tiêu cho phép hơn là nghiên cứu cơcấu ngành nghề đã dẫn đến việc vừa thừa, vừa thiếu nguồn nhân lực.

"Cung - cầu không gặp nhau Nhiều trường đào tạo trên cơ sở “cái mình có” mà không chú ýđến “cái thực tế cần”

Bà Doan cũng cho rằng, trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, về nguyên tắc cần phải đổimới toàn diện “Nhưng việc Bộ GD-ĐT chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá hình như chưatrúng vì thi cử là đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra Còn làm thế nào để có đầu vào, đầu ratốt phải là nội dung và phương pháp giảng dạy”.

Bên cạnh đó, bà Doan nhìn nhận việc chuyển các trường từ trung cấp lên cao đẳng, từ caođẳng lên đại học và cho ra đời nhiều trường đại học đã kéo chất lượng đào tạo đi xuống.Ngoài ra, còn nhiều bất cập khác như chương trình còn dạy lý thuyết nhiều, nhiều bài giảngvô bổ, lý thuyết suông; bản thân thầy cũng thiếu kiến thức thực tế, chỉ dạy lý thuyết là chính;lương giáo viên còn thấp… Hệ quả tất cả những điều trên, theo bà Doan, đã khiến Việt Namtụt hậu xa hơn so với các nước trên thế giới.

“Năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 là 15 lao động của Việt Nam bằng 1 ngườiSingapore, nhưng đến nay là 23 lao động Việt Nam mới bằng 1 người của Singapore”,nguyên Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự lo lắng.

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn(ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho hay các trường đã nỗ lực thay đổi để tiếp cận và đáp ứng nhucầu thị trường; nhưng năng suất lao động vẫn không cải thiện là do thế giới đang thay đổi 6

Trang 7

nhanh chóng với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, kỹ thuật và hệ thống kết nối vạn vật.Nhờ đó, một người có thể làm gấp nhiều lần trước đây.

Sự thay đổi quá nhanh này cũng khiến các trường đại học không đáp ứng kịp "Chúng ta đãcó nhiều điều chỉnh nhưng vẫn còn rất nhỏ và hạn chế Cụ thể, chỉ có khoảng 1/4 tổng sốtrường đại học ở Việt Nam đã có sự thay đổi, trong khi số còn lại thì chưa Đó cũng là lý dodẫn đến năng suất lao động không cao”, ông Minh lý giải (Vietnamnet.vn 21/5, ThúyNga)Về đầu trang

Công bố bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững 2019

Sáng 21/5 tại Hà Nội, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phát độngchương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2019 Đây là nămthứ 4 chương trình được tổ chức nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động với mụctiêu phát triển bền vững.

Bộ chỉ số CSI năm nay gồm 98 chỉ tiêu như nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sử dụng tàinguyên năng lượng, giảm phát thải chất thải, bảo hiểm cho người lao động, chất lượng đàotạo… Các tiêu chí được điều chỉnh tiệm cận với Bộ tiêu chuẩn GRI của Tổ chức Sáng kiếntoàn cầu Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững sẽ được công bố vào cuối năm nay.(VTV.vn 21/5)Về đầu trang

Chính phủ sẽ làm gì để cải thiện kinh tế tư nhân?

Mục tiêu đến năm 2020 phải có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là thách thức rấtlớn Chính phủ sẽ làm gì để cải thiện khu vực kinh tế tư nhân?

Trong suốt hơn 15 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách,biện pháp quan trọng để khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển Vai tròcủa kinh tế tư nhân được nâng lên, là nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế Kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện khả năng đóng góp chophát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và quan trọng làđóng góp phần ngân sách không nhỏ cho Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy kinh tế tư nhân bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém Tốc độ tăngtrưởng giảm, năng lực nội tại còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, doanh nghiệp nhỏ và siêunhỏ Trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quảkinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch vụ sức cạnh tranh rất thấp, chủ yếu tham gia các phânkhúc thị trường có giá trị gia tăng thấp Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác vàtham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước hoàn toàn không mang lại hiệu quả Gần đây xuấthiện hoạt động của nhiều hiệp hội doanh nghiệp, câu lạc bộ xúc tiến thương mại, mạng lướikinh doanh kết nối toàn cầu nhưng hầu như giải pháp, phương án tạo ra sự kết nối cộng đồngvẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn Sự phát triển của doanh nghiệp cũng rất khó khăn,thậm chí thua lỗ, giải thể phá sản với số lượng rất lớn, lên đến hàng trăm nghìn doanh nghiệptrong những năm vừa qua.

Tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lànhmạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không quan tâmbảo đảm lợi ích của người lao động diễn biến rất phức tạp và hầu hết rất khó kiểm soát trongsuốt nhiều năm qua Các doanh nghiệp thành lập ảo, không có hoạt động thật sự và cũng

7

Trang 8

không tham gia vào thị trường mà chủ yếu là kinh doanh hóa đơn và chính điều đó sẽ làmcho khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phức tạp.

Mục tiêu đến năm 2020 phải có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là thách thức rất lớnvà có khả năng là không thể đạt được Chính phủ sẽ làm gì để cải thiện tình hình khu vựckinh tế tư nhân?

Mặc dù tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm qua, chothấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục nhưng kết quả này phụ thuộc vào khu vực đầu tưnước ngoài Để khu vực kinh tế tư nhân thực sự là động lực phát triển, những giải pháp về vĩmô như thay đổi thể chế, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tái cơ cấu doanh nghiệpnhà nước và tạo sân chơi công bằng giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân là chưa đủ Cầnphải có những giải pháp mang tính then chốt, có chiều sâu và đặc biệt là định hướng chiếnlược cốt lõi sự phát triển của quốc gia; từ đó định hướng cho kinh tế tư nhân có chiến lượckinh doanh rõ ràng cũng như chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với sự pháttriển chung của đất nước Ứng dụng Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD đối với doanhnghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa nhằm công khai, minh bạch trong hoạt động Thúc đẩyhợp tác, liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vựcsản xuất kinh doanh cốt lõi nhằm tạo ra sức bật về công nghệ, kinh nghiệm quản trị, tài chínhđể doanh nghiệp tư nhân phát triển (Đại Biểu Nhân Dân 21/5)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬNChặn đứng thao túng quyền lực!

Những bức xúc, kiến nghị của cử tri đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngay trong phiênkhai mạc Kỳ họp thứ Bảy khi báo cáo của Chính phủ trình QH, báo cáo giám sát giải quyếtkiến nghị cử tri, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của MTTQ đều nhấn rất mạnhvề phải tuyên chiến mạnh mẽ hơn với tham nhũng và thao túng quyền lực!

Càng thấy chỉ đạo của người đứng đầu Đảng, Nhà nước khi kết luận Hội nghị Trung ương 10với thông điệp: Cuộc chiến với tham nhũng, thao túng quyền lực không ngừng, không nghỉ,không chùng xuống, mà phải thực thi quyết liệt hơn.

Tinh thần chỉ đạo ấy đã nhân lên sức mạnh của niềm tin trong cử tri cả nước Đã đến lúc phảichọc thẳng vào những “lô cốt” của tham nhũng trú ngụ Đã đến lúc phải “bật tung” những“boong ke” của lợi ích nhóm “kết bè, kéo cánh” trong cái “mớ bòng bong” dắt dây nhau,trong mối quan hệ bợ đỡ, o bế, “chống lưng” nhau sai phạm Nói gì về vụ doanh nghiệp NhậtCường của Bùi Quang Huy có thể khuynh đảo, bao hết các dự án công nghệ thông tin củacác sở, ngành ở Hà Nội? Nói gì về doanh nghiệp Tân Thuận của Tề Trí Dũng ở TP Hồ ChíMinh không chỉ ôm quá nhiều dự án đất vàng mà còn mưu toan cản trở cả thanh tra?

Nói gì, khi những vụ đại án lớn của Vũ “nhôm”, AVG, Út “trọc” tiếp tục nóng ngay trongbáo cáo của Chính phủ giữa nghị trường Quốc hội? Rõ ràng cuộc chiến với tham nhũng, thaotúng quyền uy đâu có thể ngừng, nghỉ, và chùng xuống được.

Mạnh tay hơn với tham nhũng và thao túng quyền lực! Đó chính là mong mỏi của người dâncả nước Nhìn lại cả loạt vụ đại án đã và đang được điều tra, truy tố, xét xử, có chuyện cậy ôdù, có ai đó chống lưng không? Câu hỏi này rất cần các cơ quan thực thi pháp luật phải làm

Trang 9

Từ sau Đại hội Đảng XII, dấu ấn sáng ngời của Đảng ta là chống tham nhũng và thao túngquyền lực Cuộc chiến này Đảng bắt trúng ý nguyện của người dân, tạo ra niềm tin và sứcmạnh triều dâng Từ khi “lò lửa” của người đứng đầu Đảng, Nhà nước đốt lên với quyết tâmkhông có vùng cấm, không nương nhẹ ai, không chịu sự chi phối về bất cứ cái gì, đã tạo rasự đồng thuận tuyệt vời trong lòng dân Một vấn đề cử tri trăn trở: Quyết liệt với thamnhũng, khui ra nhiều vụ lớn, nhưng tài sản, bạc tiền thu hồi về cho Nhà nước còn quá ít Vậybạc tiền, đất đai tham nhũng chúng cất giấu ở đâu, chúng tẩu tán kiểu gì, rất cần có quốcsách, giải pháp chặn lại, thu lại.

Trong ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ Bảy, Kiểm toán Nhà nước đã báo cáo trước Quốc hộibáo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017, được tổng hợp từ 256 báo cáokiểm toán trong năm 2018 Đáng chú ý là hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA, là 8 dự ánBOT được kiểm toán còn nhiều khe hở, lỗ hổng rất dễ tạo đất cho tham nhũng, tiêu cực Đãlại phơi ra chuyện có chính quyền tỉnh thành vượt cả quyền Chính phủ, né việc trình Quốchội cho phép trong phê duyệt tăng mức đầu tư, đúng ra thuộc thẩm quyền của Quốc hội Đãđến lúc phải truy trách nhiệm đến cùng của người đứng đầu với những ký tá, phê duyệt vượtquyền, lộng quyền gây thất thoát quá lớn Đó chính là những “ông vua con” tự huýnh cầnchặn lại ngay!

O bế, bợ đỡ, chống lưng cho nhau trong các doanh nghiệp thân hữu, doanh nghiệp sân sauchính là hang ổ trú ngụ của tham nhũng và thao túng quyền lực Dư luận đang nóng với câuhỏi: Trong đạo quân chống tham nhũng có tham nhũng trú ngụ không? (Đại Biểu Nhân Dân21/5, Đăng Quang)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Tập trung điều tra, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng

Ngày 21/5, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũngđã họp dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bíthư, Phó trưởng Ban Chỉ đạo.

Cuộc họp đã thảo luận, cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theodõi, chỉ đạo từ sau phiên họp thứ 15 đến nay.

Tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo đã biểu dương các cơ quan chức năng đã tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, TrưởngBan Chỉ đạo tại phiên họp thứ 15 Nhất là, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địaphương đã tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ khởi tố mới 4 vụ án, phục hồi điều tra 4 vụán, kết thúc điều tra 2 vụ/7 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 5vụ/15 bị can, xét xử sơ thẩm 5vụ/12 bị cáo, xét xử phúc thẩm 4 vụ/109 bị cáo; đã kết thúc xác minh, giải quyết 14 vụ việctheo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Thanh tra Chính phủ đã tập trung kết luận thanh tra dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên, việc quản lý, sử dụng số tiền tạm ứng và nguồn vốn tái cơcấu Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểmtra, xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao có sai phạm liên quan đến thamnhũng, kinh tế được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

-9

Trang 10

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảngtiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranhphòng chống tham nhũng, hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xácminh, xử lý các vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Phấn đấu từ nay đến hết năm 2019kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 24 vụ án, xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xétxử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh 36 vụ việc.

Nhất là, tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 8 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dưluận xã hội quan tâm trong năm 2019, gồm: vụ án "cố ý làm trái quy định của Nhà nước vềquản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm gây gậu quả nghiêm trọng" xảyra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụngtài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Công ty Hải Thành Vụ án "nhận hối lộ,đưa hối lộ; vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêmtrọng" xảy ra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone.

Vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ratại Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ Vụ án "viphạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng"xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam

Vụ án "vi phạm quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sảnNhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Đà Nẵng Vụ án "vi phạm quy định về quản lý,sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại xảy ra tại Tổng công ty bia rượunước giải khát (Sabeco) Vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gâythất thoát lãng phí" liên quan đến dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM.

Cũng tại Cuộc họp này Thường trực Ban Chỉ đạo cho ý kiến về báo cáo kết quả kiểm tracông tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinhtế theo kế hoạch số 192-KH/BCĐTW, ngày 4/9/2018 của Ban Chỉ đạo.

Ban chỉ đạo cũng quyết định bổ sung 3 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, kếtthúc theo dõi, chỉ đạo đối với 5 vụ án, 14 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo dođã được giải quyết theo quy định của pháp luật (Vneconomy.vn 21/5, Mỹ An)Về đầu trang

Chuyển đổi vị trí công tác hơn 1.100 cán bộ, công chức, viên chức

Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái vừa có báo cáo gửi QH và các ĐBQH về việc thựchiện Nghị quyết số 113 QH khóa 13 và các nghị quyết của QH về hoạt động chất vấn tại kỳhọp thứ 2, 3, 4, 5 của QH khóa 14.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chỉđạo quyết liệt, có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt,tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được nhân dân đồng tình đánh giácao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

TTCP tập trung ban hành kết luận một số cuộc thanh tra, kiểm tra do Ban chỉ đạo TƯ vềphòng, chống tham nhũng, Thủ tướng giao, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

10

Ngày đăng: 12/11/2022, 01:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w