1. Trang chủ
  2. » Tất cả

CÔNG TY TNHH VĨ AN

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 456 KB

Nội dung

CÔNG TY TNHH VĨ AN BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 25 tháng 11 năm 2013) CHỈ THỊ MỚI 1 1 Không làm thủ tục hải quan nếu còn nợ thuế 1 2 Bộ Y tế Tăng cường xử lý phản ánh qua đường dây nóng 2 TIN QUỐC H[.]

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 25 tháng 11 năm 2013) CHỈ THỊ MỚI 1 1 Không làm thủ tục hải quan nếu còn nợ thuế 1 2 Bộ Y tế: Tăng cường xử lý phản ánh qua đường dây nóng .2 TIN QUỐC HỘI 2 3 Quốc hội tiếp tục thảo luận Luật Đất đai sửa đổi .2 4 Xây dựng luật: Coi chất lượng là ưu tiên hàng đầu 3 5 Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chữa cháy .4 TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI 5 6 Quảng Yên, Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình "Làn xanh đi chợ" .5 7 Quảng Ninh: Giảm thủ tục để kéo vốn đầu tư 5 BÌNH LUẬN 6 8 Vẫn ăn thật, làm giả 6 9 1% hay 30%? 7 QUẢN LÝ .9 10.Bất cập trong công tác thanh tra nông nghiệp 9 11.“Nợ” văn bản: Vẫn chưa hết lo! .10 12.Đồng Tháp: Dân "phê" cán bộ .11 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 11 13.Quảng Bình: Hơn 73% tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử 11 14.Lạng Sơn: Hiệu quả cao của cơ chế một cửa 12 PHÁP LUẬT .13 15.Lâm Đồng: Nghi nhận hối lộ, chủ tịch phường bị đình chỉ công tác .13 16.Sai phạm đất đai ở An Giang: Kỷ luật 4 cán bộ đảng viên 13 17.Bình Thuận: Khởi tố, bắt giam một chủ tịch UBND phường 14 THẾ GIỚI 14 18.Trung Quốc: Cấm sử dụng công quỹ để mua sắm, tặng quà 14 CHỈ THỊ MỚI Không làm thủ tục hải quan nếu còn nợ thuế Tổng cục Hải quan ngày 20/11 có công văn chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành thực hiện một số giải pháp cấp bách từ nay đến cuối năm nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách 1 Theo đó, cục hải quan các tỉnh, thành ban hành thông báo nợ thuế và tiền chậm nộp với các doanh nghiệp còn nợ thuế Với các khoản thuế đã hết thời hạn được gia hạn theo quy định hiện hành, phải ban hành thông báo và đôn đốc doanh nghiệp nộp ngay trong tháng hết thời gian gia hạn Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tiến hành cưỡng chế doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế Trường hợp chưa nộp đủ tiền thuế nợ thì dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (Thanh Niên 23/11) Về đầu trang Bộ Y tế: Tăng cường xử lý phản ánh qua đường dây nóng Ngày 22/11, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có chỉ thị về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh thông qua đường dây nóng Bộ Y tế yêu cầu công khai những thông tin trên tại nơi người bệnh và người nhà người bệnh dễ thấy như: Nơi đón tiếp, khoa khám bênh, khoa cấp cứu, khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, phòng mổ, các phòng chức năng: Kế hoạch tổng hợp, tài chính kế toán và trên các phương tiện thông tin khác Bộ Y tế nêu rõ, nội dung tiếp nhận phản ánh qua đường dây nóng bao gồm những ý kiến bức xúc của người bệnh cần phải giải quyết khẩn cấp: Tinh thần phục vụ chưa tốt, ứng xử chưa phù hợp; chậm xử trí các tình huống chuyên môn cấp cứu khẩn cấp; có biểu hiện vòi vĩnh, tiêu cực dịch vụ người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; khen ngợi các nhân, tập thể trong bệnh viện (Chinhphu.vn 23/11) Về đầu trang TIN QUỐC HỘI Quốc hội tiếp tục thảo luận Luật Đất đai sửa đổi Ngày 22/11, Quốc hội dành thêm một buổi thảo luận toàn thể tại Hội trường về Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi ấn nút thông qua vào ngày 29/11 tới Trước đó, ngày 19/11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) Một trong những lý do sửa đổi Luật Đất đai là do bộ luật này còn có những bất cập, khiến cho tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện xảy ra khá nhiều Có tới hơn 70% số vụ khiếu kiện trong thời gian qua đều có liên quan đến đất Theo các đại biểu Quốc hội, một trong những nguyên nhân chính là do cơ chế thu hồi, định giá đất không nhất quán, thiếu minh bạch Vì vậy, những vấn đề 2 còn ý kiến khác nhau được đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung để hoàn thiện thêm, nhất là các vấn đề về trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu, quản lý thống nhất về đất đai; vai trò, thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, UBND các cấp trong quản lý đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Quy định về giá đất, cơ chế, chính sách, phương pháp xác định giá đất, khung giá đất, thẩm quyền quyết định giá đất, cơ quan định giá đất độc lập cũng vẫn tiếp tục được tranh luận Đặc biệt, không ít đại biểu còn rất băn khoăn với quy định về thu hồi, trưng dụng đất, trong đó có điều kiện thu hồi để phát triển kinh tế-xã hội với mục đích kinh doanh lợi nhuận Theo dự kiến, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 29/11 tới đây Trước đó, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được "lùi" thời gian biểu quyết thông qua từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 này (Tuổi Trẻ 22/11) Về đầu trang Xây dựng luật: Coi chất lượng là ưu tiên hàng đầu Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình triển khai thi hành (trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành) các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhất trí đánh giá, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tạo những chuyển biến góp phần đưa luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đi vào cuộc sống Tuy nhiên, công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng nợ đọng văn bản kéo dài, vẫn còn những nội dung quy định chưa đầy đủ, chưa cụ thể hoặc không phù hợp với thực tế Nhiều đại biểu đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường phối hợp với Chính phủ và các cơ quan hữu quan; tăng cường giám sát, đôn đốc việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai theo đúng quy định pháp luật; cương quyết không đưa vào chương trình kỳ họp các dự án luật không bảo đảm điều kiện hoặc chưa thật cần thiết Các đại biểu cũng đề nghị, Ban soạn thảo khi xây dựng các dự án luật phải xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, có tính thực tiễn, không chạy theo số lượng, coi chất 3 lượng các luật là ưu tiên hàng đầu Cơ quan thẩm tra của Quốc hội phải có trách nhiệm cùng Ban soạn thảo phân tích, tham mưu quyết định các chính sách mới có tính thực tiễn, kiến nghị sửa đổi hoặc dừng các văn bản trái pháp luật Việc ra nghị quyết về việc triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và ban hành văn bản quy định định chi tiết được đa số đại biểu ủng hộ Theo các đại biểu, nghị quyết này rất cần thiết để góp phần khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác này hiện nay Nghị quyết cần quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, người đứng đầu cơ quan khi không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình; quy định rõ thời hạn các cơ quan phải hoàn thành việc ban hành văn bản quy định chi tiết còn nợ đọng và thời hạn định kỳ báo cáo hàng năm về việc triển khai công tác này Cũng trong sáng 22/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy (Hà Nội Mới 23/11) Về đầu trang Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chữa cháy Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 22/11, Quốc hội làm việc ở Hội trường biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy và thảo luận về tình hình triển khai thi hành (trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành) các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy; chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy; về phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy (TTXVN 22/11) Về đầu trang TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI Quảng Yên, Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình "Làn xanh đi chợ" Tích cực thực hiện cuộc vận động "5 không, 3 sạch" do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ phát động, những năm gần đây Hội liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng 4 Yên luôn quan tâm triển khai tới các cơ sở Hội những cách làm hay, nhiều phong trào cụ thể và đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi trong đợt cao điểm hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2013, mô hình “ Làn xanh đi chợ” với mục tiêu hành động “ một việc làm nhỏ mang ý nghĩa lớn” đã được Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Quảng Yên đã triển khai nhằm nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ về quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, việc giữ gìn bảo vệ môi trường nâng cao sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tham gia xử lý, phân loại rác thải ngay tại các hộ gia đình, tổ dân phố và khu dân cư, đồng thời tạo phong trào thi đua rộng khắp nhằm xây dựng môi trường xanhsạch-đẹp, góp phần tích cực trong việc thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí xây dựng nếp sống văn minh Mô hình “ Làn xanh đi chợ” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, hội viên phụ nữ Số lượng chị em cam kết mang làn đi chợ; không đựng đồ ăn, uống chín trong túi nilông mà sử dụng cặp lồng, bát; khi mua thực phẩm chế biến tươi sống như thịt xay, cua xay thì đựng bằng hộp nhựa…đã ngày càng tăng cao cho thấy rõ ý nghĩa và lợi ích của mô hình Từ khi sử dụng làn đi chợ, lượng túi nilông giảm rõ rệt, không ít chị em bày tỏ niềm vui vì một hành động nhỏ của mình đã góp phần bảo vệ môi trường Đơn cử như: ở khu phố 2 phường Quảng Yên, chị em trong khu cùng xách làn đi chợ đã trở thành một hình ảnh đẹp, quen thuộc với người dân trong khu Điều đó cũng thể hiện được vai trò và trách nhiệm của phụ nữ thân thiện cùng môi trường, hướng tới giữ gìn cuộc sống “xanh - sạch - đẹp” cho cộng đồng và “Làm cho thế giới sạch hơn” (Website Đài Phát Thanh – Truyền Hình Quảng Ninh 21/11) Về đầu trang Quảng Ninh: Giảm thủ tục để kéo vốn đầu tư Không chỉ giảm thủ tục đầu tư từ 34 xuống còn 12, Quảng Ninh còn “xắn tay” vào cuộc cùng với nhà đầu tư từ cung cấp thông tin về hiện trạng, quy hoạch, đất đai, xã hội… tới giải quyết vướng mắc để đẩy tiến độ dự án Theo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Quảng Ninh (IPA), dự kiến năm 2013, tỉnh sẽ cấp mới, điều chỉnh khoảng 80 giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư ước đạt 28.090 tỷ đồng (tương đương trên 1,3 tỷ USD)… 5 Có được kết quả này, Quảng Ninh đã làm rất tốt trong công tác cải cách thủ tục hành chính Bởi vì nếu như trước đây, mô hình thủ tục hành chính thực hiện từ dưới lên trên, thì nay, ở Quảng Ninh đi theo hướng ngược lại; từ trên xuống Chủ tịch tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, thông qua IPA và điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian Theo đó, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng cũng do Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo Như vậy, Quảng Ninh đã tạo thuận lợi rất lớn cho nhà đầu tư trong cả khâu thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng Trong năm, Ban đã tham mưu IPA trình UBND tỉnh ban hành bộ thủ tục hành chính (gồm 13 thủ tục) thuộc thẩm quyền giải quyết của IPA về lĩnh vực chủ trương, địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư cắt giảm, gộp từ 34 thủ tục xuống còn 12 thủ tục đầu tư (giảm 65%) IPA cũng đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống dữ liệu về thông tin các quy hoạch, với khoảng 3.200 loại quy hoạch từ năm 2005 đến 2012 Cùng với đó 93 lượt nhà đầu tư đã được hướng dẫn các thủ tục liên quan đến đầu tư về chấp thuận chủ trương, địa điểm xây dựng và cấp giấy chứng nhận đầu tư Nhà đầu tư còn được địa phương cung cấp các thông tin kịp thời về về hiện trạng, quy hoạch, đất đai, giá thuê đất, giá đền bù giải phóng mặt bằng, khối lượng về cây cối hoa màu, công trình kiến trúc, thông tin xã hội… Có hẳn một tổ công tác đồng hành cùng nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án, theo dõi cập nhật thông tin (Vietnamnet 22/11) Về đầu trang BÌNH LUẬN Vẫn ăn thật, làm giả Lâu nay, nhiều người thường nói những con số là khô khan, “vô hồn”, nặng về tính toán, thống kê Vậy mà có hai con số đã gây tranh luận sôi nổi trong Quốc hội - Cũng có nhiều khi người ta lại bảo “con số biết nói” đấy Chắc hẳn là Quốc hội tranh luận con số về tăng trưởng kinh tế hoặc chỉ số giá tiêu dùng 6 - Đó là con số mà dư luận cho rằng hiện có tới 30% cán bộ công chức có cũng được, không có cũng được, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” Còn Bộ trưởng Nội vụ báo cáo chỉ có 1% không hoàn thành nhiệm vụ - Trong con mắt thường dân, theo tôi, nếu chỉ có 1% cán bộ công chức không làm việc thì thật… tuyệt vời Dân tình, doanh nghiệp chẳng phải kêu ca, phàn nàn gì, mà cũng không phải tốn công sức, tiền của cải cách thủ tục hành chính làm gì cho mệt - Con số 30% kể ra cũng cao quá, chắc chắn phải có một cuộc điều tra, thăm dò dư luận nghiêm túc Song, một số đại biểu Quốc hội cho biết, cả nước có hơn 2,2 triệu công chức, viên chức, trong đó có tới 64.000 chưa qua đào tạo Giả sử đúng là 30% không làm được việc, tức là 700.000 người phải “nuôi báo cô”, mỗi năm tốn 17.000 tỷ đồng - Dư luận cử tri lại dẫn ra bằng chứng là, một số cơ quan thừa nhận rằng, nếu giảm đi một nửa nhân sự thì công việc vẫn trôi chảy - Sa thải công chức không làm được việc không dễ như doanh nghiệp sa thải công nhân Tôi thấy, một vài tỉnh đã tổ chức quay camera, kiểm tra cán bộ công chức la cà trong giờ làm việc - Thật là nghịch cảnh oái oăm! Hàng vạn người không có việc mà làm, trong khi cả ngàn người không làm được việc Tệ hại nhất là không làm việc mà vẫn cứ “ăn thật, làm giả”, cho nên nước ta còn nghèo lâu (An Ninh Thủ Đô 22/11) Về đầu trang 1% hay 30%? Đó là câu hỏi về tỷ lệ công chức không làm được việc được đặt ra cả năm nay nhưng tới giờ vẫn không có đáp án chính xác Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn tới kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách mà Quốc hội vừa mới thông qua Theo thống kê, bình quân 12 năm (2001 - 2012) chi cho hoạt động của bộ máy hành chính là 55,37% tổng chi ngân sách nhà nước Đó là lý do, hầu hết các hiến kế chống thâm hụt ngân sách cho năm 2014 đều nhấn mạnh việc phải tinh gọn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế Nhưng muốn làm được việc này, phải biết chính xác chỗ nào cồng kềnh, chỗ nào dư thừa, người nào làm việc thiếu hiệu quả để cắt giảm 7 Nếu là 30% công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" thì sẽ có khoảng 700.000 người buộc phải cho thôi việc, tiết kiệm 17.000 tỉ đồng như đại biểu Chu Sơn Hà tính toán tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình ngày 20/11 Còn nếu chỉ 1% thì con số cần cho thôi việc tương ứng là 2.400 người, số tiền tiết kiệm cũng sẽ ít hơn Nói thế để thấy, phải có một con số cụ thể, chính xác về tỷ lệ công chức "ngồi chơi hưởng lương" thì dựa vào đó mới có thể tính chuyện cắt chỗ này, giảm chỗ kia Nhưng như nói trên, tới lúc này chúng ta vẫn không biết chính xác bộ máy công chức đang "phình" ở chỗ nào thì rất khó để thực hiện việc tinh giản như mục tiêu của Quốc hội Trong việc này, không thể bỏ qua trách nhiệm của Bộ Nội vụ Tỷ lệ 30% công chức "ngồi không" được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra từ hồi cuối tháng 1 Ngay sau đó, hàng loạt vấn đề liên quan đến chủ đề này cũng đã được xới lên Chưa nói đến chuyện đúng - sai, nhưng tình trạng công chức dư dôi, trở thành gánh nặng của guồng máy là thực tế không thể phủ nhận Thế thì, với vai trò là đơn vị thực hiện việc tinh giản biên chế, lẽ ra Bộ Nội vụ phải thực hiện một cuộc khảo sát, điều tra hay nghiệp vụ bất kỳ để có được con số chính xác, giúp Chính phủ thực hiện việc cắt giảm chi tiêu ngân sách Nhưng gần 1 năm sau khi tỷ lệ 30% công chức "có cũng như không" được đưa ra tới nay thì theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình "giờ nói con số là bao nhiêu thì không có cơ sở" Trước đó, hồi tháng 9 cũng Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho rằng chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ Và câu trả lời cuối cùng theo Bộ trưởng là "đến thời điểm nhất định, có thể tạo được tiếng nói chung về tỷ lệ này" Với cách làm việc này, có thể hiểu tại sao, sau 5 năm thực hiện tinh giản biên chế, cán bộ công chức đã tăng trên 20% Có bộ có tới 9, thậm chí 11 thứ trưởng; hàng chục cục phó; Các cấp - ngành "vẽ" ra quá nhiều ghế khiến ngân sách phải "giật gấu vá vai" Đó là những điều mà các đại biểu Quốc hội nêu cụ thể ngay lại kỳ họp này và đó cũng chính là thực trạng nhức nhối của bộ máy công chức cồng kềnh, tạo gánh nặng cho ngân sách hiện nay Vậy thì việc xác định tỷ lệ công chức ngồi chơi hưởng lương là 1%, 30% hay bao nhiêu phần trăm liệu có quá khó khăn đối với Bộ Nội vụ? 8 Có lẽ, vấn đề cuối cùng vẫn là, chúng ta có thực sự quyết tâm "tinh gọn" hay không mà thôi (Thanh Niên 22/11)Về đầu trang QUẢN LÝ Bất cập trong công tác thanh tra nông nghiệp Vấn đề quản lý vật tư nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng… chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi hoạt động kiểm tra, thanh tra còn nhiều bất cập, chồng chéo, bị động Đơn cử, trong việc kiểm tra chất lượng phân bón, Bộ Công Thương quản lý phân bón có nguồn gốc vô cơ, còn Bộ NNPTNT quản lý phân bón có nguồn gốc hữu cơ Bên cạnh đó, việc kiểm tra giấy phép đăng ký kinh doanh, nguồn gốc, chất lượng hàng hóa của 1 cơ sở kinh doanh không phải chỉ do 1 cơ quan thực hiện Tuy nhiên, thanh tra nhiều cũng không có nghĩa là các sai phạm sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời Đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), trong cuộc giao ban về quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 5/11, cho biết có địa phương kiểm tra, lấy mẫu phân tích phải mất 10 ngày mới có kết quả Thế nên khi phát hiện vi phạm, quay trở lại để xử phạt thì người dân hoặc cơ sở vi phạm đã bán hết số hàng đó Trong khi đó, nếu giữ hàng hóa nhưng thiếu biện pháp xử lý sẽ khiến hàng hóa hư hỏng, phải bồi thường Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), nhận định lực lượng thanh tra theo ngành dọc của Cục tại địa phương rất am hiểu địa bàn nên làm việc khá hiệu quả Tuy nhiên, họ mong muốn được cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật mới ban hành và điều quan trọng là cách áp dụng vào thực tế Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cũng nhìn nhận: “Chúng ta có cả "rừng" văn bản pháp luật nhưng không áp dụng được nhiều” Lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng so với yêu cầu, lại hoạt động chồng chéo khiến hiệu quả của công tác thanh tra trong nông nghiệp thêm hạn chế Theo ông Võ Thành Đô, hạn chế một phần là do cách vận dụng thiếu linh 9 hoạt và sự phối hợp chưa nhịp nhàng của thanh tra chuyên ngành các cấp (Chinhphu.vn 21/11) Về đầu trang “Nợ” văn bản: Vẫn chưa hết lo! Có thể thấy tình trạng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành không được ban hành kịp thời đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý điều hành và món nợ "thâm căn cố đế" này liên tục là vấn đề nóng tại các kỳ họp Quốc hội những năm qua Đại biểu "truy" quyết liệt vì tình trạng "nợ xấu" này gây khó khăn cho công tác điều hành, quản lý xã hội, kìm hãm sự phát triển và là nút thắt trong việc vận hành thể chế Giở "sổ nợ" những năm trước cho thấy, từ năm 2006 Chính phủ còn tồn 526 văn bản; năm 2007 là 481 văn bản, đến năm 2012 còn 163 văn bản, và đến cuối năm 2012, con số được công bố chỉ còn 19 văn bản Để có kết quả này, Chính phủ đã phải quyết liệt đốc thúc các bộ, ngành Vậy nhưng, bước sang năm 2013, "dư nợ" lại tăng đột biến với con số báo cáo là 107 Vì vậy con số được "giật" về 19 văn bản (mục tiêu của Chính phủ sẽ xóa nốt trong thời gian từ nay đến cuối năm) chưa hẳn đã khả thi Việc trả được "món nợ" văn bản là chuyện không đơn giản Thủ tướng Chính phủ cho biết đã đề ra 4 nhóm giải pháp, trong đó giải pháp quan trọng nhất là đề cao trách nhiệm người đứng đầu Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm xây dựng dự án luật trình Quốc hội Tuy nhiên, vấn đề là khi ép về số lượng và tiến độ, liệu chất lượng có bảo đảm? Gần đây, có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành nhưng không sát thực, khó triển khai, thậm chí nhiều văn bản đã phải thu hồi Điều đó cho thấy thực trạng ban hành văn bản còn nhiều điều phải bàn Thực tế, muốn giải quyết triệt để loại "nợ" này, đồng thời nâng cao chất lượng văn bản QPPL, đòi hỏi có sự đổi mới quy trình xây dựng pháp luật từ khâu soạn thảo, thông qua, giải thích, hướng dẫn đến thi hành Nên chăng, Quốc hội cần thành lập một ủy ban chuyên soạn thảo các dự án luật, tức là sẽ không giao cho các cơ quan, tổ chức soạn thảo dự án luật như hiện nay Bộ, ngành chuyên môn chỉ giữ vai trò tham mưu, góp ý hoàn thiện văn bản Điều này cũng khắc phục được tính cục bộ, xây dựng chế tài có lợi cho ngành mình mà không vì lợi ích chung Mọi văn bản hướng dẫn cần phải (bắt buộc) được ban hành trước khi luật, pháp lệnh có hiệu lực Bên cạnh đó, cần thiết hoàn thiện cơ chế chịu trách 10 nhiệm của cơ quan chủ trì, soạn thảo xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Nếu để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm Chỉ khi gom về một mối trong việc xây dựng, ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản pháp luật, nâng cao vai trò lập pháp của Quốc hội, tách bạch giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp thì mới có thể hy vọng có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, giải quyết tận gốc "nợ xấu", đồng thời nâng cao chất lượng văn bản QPPL (Hà Nội Mới 23/11) Về đầu trang Đồng Tháp: Dân "phê" cán bộ Ông Lê Minh Hoan - Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài “Dân phê bình thẳng cán bộ xã”, ông đã chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh gửi bài báo này đến tất cả 144 xã, phường, thị trấn trong tỉnh cho bí thư, chủ tịch đọc Đồng thời tổ chức đưa cán bộ xuống ấp nghe dân phê bình, góp ý như xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình Ông Hoan thừa nhận chỉ khi báo đăng ông mới biết ở tỉnh mình có một xã xây dựng chính quyền minh bạch, gần dân rất sáng tạo như vậy “Lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Nội vụ sẽ đến dự họp với dân xã Tân Thạnh để động viên anh em cán bộ, công chức và góp ý nhằm làm tốt hơn nữa Tôi yêu cầu các xã khác phải làm ngay vì không có lý do nào Tân Thạnh làm được mà nơi khác nói không” - ông Hoan nói (Tuổi Trẻ 23/11) Về đầu trang CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Quảng Bình: Hơn 73% tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử Theo Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, tính đến 31/10/2013, đã có 171 trên tổng số 252 doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Quảng Bình; tỉ lệ tờ khai hải quan điện tử đạt 73,5% trên tổng số tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Cục Hải quan Quảng Bình cho biết, thủ tục hải quan điện tử đã được thực hiện từ ngày 5/2/2013 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo và đến ngày 19/6/2013 triển khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La 11 Đến nay, thủ tục hải quan điện tử đã thực hiện khá thành công tại Cục Hải quan Quảng Bình (Chinhphu.vn 22/11) Về đầu trang Lạng Sơn: Hiệu quả cao của cơ chế một cửa Thời gian qua, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng không chỉ đẩy mạnh cải cách hành chính trong khu kinh tế theo cơ chế một cửa mà còn thường xuyên thực hiện tốt quy chế phối hợp quản lý với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh, góp phần thu hút các nguồn lực đầu tư Ngay từ đầu năm 2013, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về cải cách hành chính Lãnh đạo Ban quản lý thường xuyên kiểm tra, đôn đốc văn phòng, các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Để triển khai công tác cải cách hành chính, thời gian qua, Ban quản lý tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 14 ngày 10/4/2012, đồng thời thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo kế hoạch của UBND tỉnh, phân công cụ thể trách nhiệm của các phòng, đơn vị trực thuộc; kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung công tác cải cách hành chính năm 2013, bảo đảm tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực Thông qua các cuộc họp cơ quan, qua hệ thống mạng nội bộ, mạng e-office của cơ quan, Ban quản lý đã thường xuyên, kịp thời tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương, quy định, các văn bản của cấp trên về cải cách hành chính đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan; tạo bước chuyển biến về nhận thức, nắm bắt tốt và kịp thời thực hiện tốt những nội dung cải cách hành chính Bên cạnh việc thường xuyên đăng tải, đưa kịp thời các thông tin về cải cách hành chính, thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ban quản lý trên website, Ban quản lý còn chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất trình UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành các quyết định về việc giải thể các đội liên ngành chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, chống thất thu trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thành lập Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng phối hợp với Sở Nội vụ hoàn thành dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận, xử lý và trả kết quả thủ tục hành chính theo Quyết định số 1392 ngày 26/9/2012 của UBND 12 tỉnh Lạng Sơn, đồng thời thực hiện niêm yết công khai các quy định về thủ tục hành chính (Công Thương Online 21/11)Về đầu trang PHÁP LUẬT Lâm Đồng: Nghi nhận hối lộ, chủ tịch phường bị đình chỉ công tác Ngày 22/11, UBND TP Đà Lạt đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Phan Văn Thuần, Chủ tịch UBND phường 7, TP Đà Lạt do nghi nhận hối lộ Cụ thể, ông Thuần bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra việc "có biểu hiện bao che cho việc xây dựng công trình không phép của bà Võ Thị Anh (TP Đà Lạt) và "vi phạm trong việc xây dựng trụ ở Ban chỉ huy quân sự phường 7 khi chưa được phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật và bố trí vốn" Trước đó, bà Nguyễn Thị Phượng (thành phố Đà Lạt) đã có đơn gửi UBND TP Đà Lạt tường trình về việc có làm trung gian chuyển 50 triệu đồng của bà Anh cho ông Thuần với lý do: "được cất nhà cấp 4 trên mảnh đất tại 80A Nguyễn Hoàng, TP.Đà Lạt." Được biết, mảnh đất bà Anh cất nhà là đất mà tỉnh Lâm Đồng đã quy hoạch làm đường vào khu Ký thúc xá sinh viên tập trung (Tuổi Trẻ 22/11) Về đầu trang Sai phạm đất đai ở An Giang: Kỷ luật 4 cán bộ đảng viên Ngày 21/11, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy An Giang đã công bố quyết định kỷ luật về Đảng đối với bốn trường hợp là ủy viên và nguyên là ủy viên Ban thường vụ Thành ủy Long Xuyên, do liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai Theo đó, ông Phan Ngọc Dũng (phó bí thư Thành ủy), ông Ông Ngọc Chi (hiện là bí thư Đảng ủy phường Mỹ Long, nguyên trưởng Phòng quản lý phát triển đô thị) và bà Lâm Minh Lĩnh (nguyên chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy) đều bị cảnh cáo; còn ông Mai Hòa Diệp (nguyên trưởng Ban tổ chức Thành ủy) bị khiển trách Bốn cán bộ đảng viên này bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm, xem xét xử lý trách nhiệm vì để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng các khu dân cư trái phép trên địa bàn TP Long Xuyên (vụ án đã được xét xử) (Tuổi Trẻ 22/11) Về đầu trang Bình Thuận: Khởi tố, bắt giam một chủ tịch UBND phường Chiều 21/11, đại tá Nguyễn Long, Trưởng công an thị xã La Gi (Bình Thuận), cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra thị xã đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị 13 can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Văn Thành Sơn, Chủ tịch UBND phường Phước Lộc (thị xã La Gi), về tội “lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ” Cơ quan Cảnh sát điều tra phát hiện Văn Thành Sơn lợi dụng chức vụ dẫn đến thất thoát tiền ngân sách nhà nước chi cho hoạt động huấn luyện dân quân tự vệ trong hai năm 2012 và 2013 với số tiền gần 200 triệu đồng; tự ý thanh lý nhà làm việc của phường Trước đó, Thị ủy La Gi đã có quyết định khai trừ khỏi Đảng, cách chức Phó bí thư Đảng ủy phường đối với Sơn (Thanh Niên 22/11) Về đầu trang THẾ GIỚI Trung Quốc: Cấm sử dụng công quỹ để mua sắm, tặng quà Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 21-11 đã ra tuyên bố về việc cấm sử dụng công quỹ đối với việc mua, in vận chuyển lịch, thiệp mừng năm mới cũng như pháo hoa, rượu và thuốc lá trong dịp Tết Nguyên Đán và Lễ hội mùa xuân sắp tới Theo đó, “các cơ quan Đảng và Nhà nước, các hiệp hội dân sự, doanh nghiệp nhà nước, và các tổ chức tài chính sẽ bị cấm trao đổi quà tặng được sử dụng từ nguồn công quỹ” Ngoài ra, CCDI cũng quy định các cơ quan hành chính công phải thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ nguồn thu chi từ công quỹ tại cơ quan mình Nếu phát hiện có sai phạm trong việc thi hành lệnh cấm trên, CCDI sẽ quyết xử lý nghiêm khắc Trước đó, CCDI cũng đã ban hành thông tư yêu cầu các công chức, viên chức hạn chế tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhân dịp Tết Trung thu và Quốc khánh vừa qua (An Ninh Thủ Đô 23/11) Về đầu trang./ 14 ... 22/11) Về đầu trang Sai phạm đất đai An Giang: Kỷ luật cán đảng viên Ngày 21/11, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy An Giang công bố định kỷ luật Đảng bốn trường hợp ủy viên nguyên ủy viên Ban thường vụ Thành... quyền Ban quản lý website, Ban quản lý chủ động phối hợp với quan liên quan nghiên cứu, đề xuất trình UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành định việc giải thể đội liên ngành chống buôn lậu, hàng giả gian lận... quan điện tử thực từ ngày 5/2/2013 Chi cục Hải quan cửa Cha Lo đến ngày 19/6/2013 triển khai Chi cục Hải quan cửa cảng Hòn La 11 Đến nay, thủ tục hải quan điện tử thực thành công Cục Hải quan

Ngày đăng: 12/11/2022, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w