LÊ HỮU NGHĨA - GS.T§ LỄ NGỌC HÙNG | (Đồng chủ biên)
Trang 2CƠ CẤU Xñ HỘI, PHÂN TẦNG Xñ HỘI TRONG BIEU KIỆN Đổi MG}
Trang 3Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội trong điều kiện đổi
Trang 4GSTS LE HỮU NGHĨA - GS.TS LÊ NGỌC HÙNG (Đồng chủ biên)
CƠ cấu XÃ HỘI,
PHAN TANG Xf HOI
TRONG DIEU KIEN DOI MOI 0 VIET NAM
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TR QUỐC GIA - SY THAT
Trang 5TẬP THỂ TÁC GIẢ GS, TS LÊ HỮU NGHĨA GS, TS LE NGOC HUNG {Đồng chủ biên) PGS, TS LE XUAN BA GS, TS HOANG CHI BAO GS, TS CHU VAN CAP PGS, TS TRUONG MINH DUC
PGS, TS NGUYEN CHI DUNG PGS, TS VO VAN BUC PGS, TS NGUYEN TH! KIM HOA GS, TS TO DUY HOP TS NGUYEN THỊ HƯƠNG GS, TS BANG CANH KHANH Ths VO TH] HONG LOAN
GS, TS TRINH DUY LUAN
TS LUU HONG MINH
PGS, TS MAl QUYNH NAM
PGS, TS ĐỖ TIẾN SÂM GS, TS NGUYEN BINH TAN
PGS, TS NGUYEN QUY THANH
PGS, TS HOANG BA THINH TS LE VAN TOAN
TS NGUYEN VAN TUAN
TS DANG ANH TUYET
Trang 6xã hội; tác động tích cực và tiêu cực của những biến đổi đó đối với công cuộc đổi mới đất nước đến năm 2090; dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, những vấn để nảy sinh cần định hướng, thúc đẩy hoặc hạn chế, dé xuất giải pháp định hướng cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội đến năm 2020 nhằm tạo động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc Tháng 01 năm 2012
Trang 7Chương ï
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC ' TIẾN
VỀ CƠ CẤU XÃ HOI VA PHAN TANG XA HOI 1- MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU
1, Khái niệm cơ cấu xã hội
“Cơ cấu xã hột” từ góc độ bộ môn chủ nghĩa xã
hội khoa học
Các khoa học khác nhau quan niệm không giống nhau về “eơ cấu xã hội” Có thể nêu một số ví dụ như sau:
Giáo trình chủ nghĩu xã hội khoa học định nghĩa: “Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng đồng người và
toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đông ấy tạo nên”,
Định nghĩa này cho thấy cơ cấu xã hội được tạo bởi
hai thành phần chủ yếu là “cộng đồng người” và “quan hệ
xã hội” của các cộng đồng
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trùnh chủ nghĩa xã hội khoa
Trang 8“Cộng đông xã hội là một bộ phận người có chung một
số đấu hiệu, nguyên tắc”,
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học xem xết các dấu hiệu khách quan, tự nhiên như giai cấp, dân số, dân cư,
nghề nghiệp, tôn giáo và tương ứng phân biệt các loại hình
cơ cấu xã hội như cơ cấu xã hội - giai cấp, cd cẩu xã hội - dân số, cø cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cơ cấu xã hội - tôn giáo, v.v
Trong cơ cấu xã hội, cd cấu xã hội - giai cấp được coi là cơ bản, có vị trí quyết định, chi phối các loại hình eø cấu xã
hội khác
%Cơ cấu xã hột” từ góc dộ xã hội học
Trong xã hội học, khái niệm này thường được dùng
để chỉ:
s Các mối quan hệ tương đối ổn định, bền vững của các thành phần tạo nên xã hội
« Sự sắp xếp thành khuôn mẫu, trật tự các vị trí, vị
thế của các cá nhân, nhóm người tạo nên hệ thống xã hội” Các nhà xã hội học thưởng nhấn mạnh “các mối liên hệ xã hội, quan hệ xã hội” để định nghĩa eød cấu xã hội
Trong các tài liệu xã hội học, khái niệm này có thể được
dịch hiểu là “cấu trúc xã hội” (social structure) để nhấn
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa
hoe, Sdd, tr 179
9 Xem Từ điển xö hội học Oxford, Nxb Dại học Quốc gia
Ha N@i, 2010, tr 56 - 57; G Endruweit va G Trommsdorf: Tw
Trang 9mạnh các mối liên hệ, quan hệ giữa các thành phần tạo
nên một đơn vị, một hệ thống xã hội Trong lĩnh vực xã hội
học, có nhiều định nghĩa về cơ cấu xã hội (hay cấu trúc xã hội) ví dụ, một định nghĩa cho rằng: cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội,
trong đó các cộng đổng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm
nghề nghiệp) là những thành tố cơ bản tạo nên cơ cấu xã
hội Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có ed cấu phức tạp với các nhóm và các tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng
Một định nghĩa khác cho rằng: cơ cấu xã hội là mô
hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội, những thành phần này tạo bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dù tính chất,
iữa chúng có sự biến đổi Những thành phan co
quan hệ
bản của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm, cộng đồng,
thiết chế
Qua tìm hiểu các định nghĩa khác nhau', có thể nêu lên một định nghĩa tổng quát như sau:
Cơ cấu xã hội là hệ thống chỉnh thể các mối quan hệ
xã hội có tác động qua lại lẫn nhau, biểu hiện ra là hệ
thống các mối quan hệ tương đối bền vững giữa các giai
cấp, các tầng lớp, các cộng đồng xã hội, các tổ chức, các
nhóm xã hội có khả năng xác định các hành vi, hoạt
1, Xem Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo
trình xã hội học trong quân lý, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
Trang 10động, vị thế, vai trò của bộ phận cấu thành nên hệ thống
Kahin:
Khái niệm cơ cấu xã hội chỉ sự sắp xếp, tổ chức xã hội Mỗi cơ cấu xã hội bao gồm nhiều thành phần, nhiều đơn vị
liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành các tổ chức, cộng
đồng xã hội và một chỉnh thể xã hội mà ta gọi là xã hội
Khái niệm cơ cấu xã hội chủ yếu nói đến mặt “tĩnh”
của xã hội, nghĩa là nhấn mạnh khía cạnh xã hội được sắp xếp như thế nào, các mối liên hệ xã hội và quan hệ xã hội
đã được xác định thành kiểu gì, hình thức ra sao
Khái niệm cơ cấu xã hội nhấn mạnh tính phức tạp, đa đạng của các mối liên hệ, quan hệ và tương tác giữa các cá nhân, các nhóm người Giữa các cd cấu xã hội cũng có mối
liên hệ và quan hệ với nhau tạo thành một mạng lưới, tạo thành một cơ cấu xã hội lớn hơn, phức tạp hơn
Các thành tổ cơ bản của cơ cấu xã hội theo quan
niệm xã hội học
Các nhà xã hội học đã chỉ ra nhiều thành tố cơ bản tạo
nên cd cấu xã hội như sau:
ø Các cộng đồng người, các giai cấp, tầng lớp xã hội, nhóm xã bội ;
» Các hệ thống xã hội;
« Các vị thế xã hội và các vai trồ xã hội,
se Các mối liên hệ, quan hệ xã hội, các mạng lưới xã hội;
« Các thiết chế xã hội;
s Văn hoá với hệ các giá trị, chuẩn mực;
Trang 11Như vậy, có thể thấy xã hội học đã cụ thể hóa rõ hơn
khái niệm eơ cấu xã hội, trong đó vẫn dam bảo nhấn mạnh
ộ ôi Tương tự
như việc coi nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất để phân tích od
các quan hệ xã giữa các thành phần xã
cấu của một loại vật chất, khái niệm “nhóm xã hộ?” là đơh vị nhỏ nhất để phân tích cơ cấu xã hội Nhóm xã hội ở quy
mô to lớn phức tạp như là “cộng đồng xã hội” hay một xã
hội cự thể được xác định về mặt lịch sử, hoặc như “giai cấp”, “tảng lớp”, “cơ quan”, “tổ chức”
Do tính chất phức tạp của khái niệm cø cấu xã hội nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận liên
ngành khoa học để xem xét các chiều cạnh, các hình
thức biểu hiện khác nhau của “cơ cấu xã hội” và “phân tầng xã hội”
9 Khái niệm “phân tầng xã hội”
Khái niệm “eø cấu xã hội” gắn chặt với khái niệm
“phân tầng xã hội” Các nhà xã hội học cho rằng phân
tầng xã hội là sự phân hoá xã hội, sự sắp xếp các cá
nhân, các nhóm người thành những tầng bậc khác nhau về những đấu biệu, những đặc điểm cơ bản của i} Phân tầng xã hội về mặt kinh tế là sự sắp xếp
các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người thành những
tầng lớp khác nhau về thu nhập, chi tiêu hoặc của cải
của họ
1 Xem Từ điển xã hội học Oxford, Sdd, tr 441 - 442,
Trang 12Phân lầng xã hội tạo ra các tầng lớp trên dưới, cao thấp
khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế,
xã hội và nhiều đặc điểm, tính chất khác Ví dụ, ở tầng
“đáy”, tầng thấp nhất có thể bao gồm những thành viên nghèo, yếu thế; tương tự như vậy là tầng “giữa”, tầng trên giữa, tâng cận “đỉnh” Tầng “đỉnh”, tầng cao nhất cũng có thể hội đủ các thành viên ưu trội ở hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Nhưng cbủ yếu là các
quan chức cao cấp, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học - công nghệ có trình độ cao, các chủ tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các chính khách lớn
Một điều quan trọng về mặt lý thuyết cần nêu ra ở đây là cả khái niệm “eø cấu xã hội” và “ phân tầng xã
hội” đều được sử dụng để nói về mặt tĩnh tại của hệ thống xã hội, tức là để trả lời câu hỏi hệ thống xã hội có
các bộ phận gì và giữa chúng có các mối quan hệ như
thế nào Đồng thời, hai khái niệm này được sử dụng để
nói về quá trình vận động, biến đổi của cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội Trong trường hợp như vậy, trong xã
hội học có khái niệm “cấu trúc hóa xã hội” và “sự phân
tầng xã hội” Điều này có nghĩa là cơ cấu xã hội và phân
tầng xã hội không cố định, không bất biến mà liên tục
vận động, biến đối, và do vậy, về mặt lý luận cần nghiên cứu phát hiện nguyên nhân và dự báo xu hướng biến
đổi, đông thời cân gợi mở suy nghĩ về các giải pháp định hướng, điều chỉnh “cø cấn xã hội”, “phân tầng xã hội”
Trang 133 Khai niệm “nhóm thu nhập”, “nhóm 20%”,
“nhóm ngũ vị phân” và “nhóm giàu”, “nhóm nghèo” Don vị cơ bản tạo nên cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội là các nhóm xã hội Các nhóm này xuất hiện và hoạt động M6t cách tự nhiên, có thể tạo thành các tầng lớp và chiếm những vị trí, vai trò nhất định trong cơ cấu xã hội,
phân tầng xã hội
Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam và cuộc
khảo sắt cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội đã sử dựng
khái niệm “nhóm thu nhập” để đánh giá thực trạng phân tầng xã hội của các nhóm này Các nhóm thu nhập ở đây được xác định là năm nhóm ngũ vị phân, tức là mỗi nhóm chiém 2.9% tổng số các cá nhân hoặc các gia đình Cu thé, cách xác định nhóm ngũ vị phân về mức thu nhập như Sau: một tập bợp các hộ gia đình hoặc một tập hợp các cá nhân được phân chia thành năm nhóm, mỗi nhóm 20%
theo mức thu nhập hoặc mức chỉ tiêu từ trên xuống dưới
NhGm 20% có mức thu nhập cao nhất từ trên xuống
có thể soi JA nhóm giàu nhất và nhóm 20% có mức thu
nhập hoặc chỉ tiêu thấp nhất từ đưới lên gọi là nhóm
nghèo ra hất,
Dé Yam rõ cơ cấu xã hội và phân tầng xã hộ
nhóm xã hội, có thể so sánh các nhóm ngũ vị phân này với
nhau, đ ặc biệt là so sánh nhóm 20% giàu nhất (gọi tắt là
nhóm Ï hay nhóm giàu nhất với nhóm 20% nghèo nhất (gọi tẮt là nhóm V hay nhóm nghèo nhất) về từng lĩnh vực
cơ bản C>ủa đời sống xã hội: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa,
giữa các
Trang 14tham gia quản lý và sự hài lòng với cuộc sống Từ đó, có thể đánh giá được Lhực trạng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội và cơ cấu xã hội của từng cộng đồng xã hội
nhất định như tỉnh, thành phố hoặc cả một vùng, một quốc gia
Việc xác định và sử dụng khái niệm nhóm ngũ vị
phân hay nhóm 20% đã trở nên phổ biến ở Việt Nam từ
năm 1992 đến nay Cuộc điểu tra mức sống dân cư Việt Nam trên mẫu đại diện cho cả nước được thực hiện lần đầu ở nước ta nảm 1992-1993 đã sử dụng khái niệm này Do vậy, trong cuốn sách này nhóm ngũ vị phân, tức là nhóm 20% theo mức thu nhập bình quân đầu người, hoặc thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình có thể gọi ngắn gọn là nhóm thu nhập, nhóm giàu, nhóm nghèo Nói cách khác, các khái niệm “nhóm thu nhập”,
“nhóm 20%”, “nhóm ngũ vị phân”, “nhóm giàu”, “nhóm nghèo” đều được xác định theo cách phân chia nhóm
như trong cuộc điều tra, khảo sát mức sống hộ gia đình
Việt Nam
1I- MỘT SỐ LOẠI HÌNH CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI
1, Một số loại hình cơ cấu xã hội
Có thể xem xét các cơ cấu xã hội trên nhiều phương
diện cơ bản của đời sống xã hội Trong số đó, cơ bản nhất và quan trọng nhất là cơ cấu xã hội - giai cấp, tiếp đến là
Trang 15hội - vùng, miển kinh tế - xã hội, eø cấu xã hội - nghề nghiệp và các hình thái cơ cấu xã hội khác
Cơ cẩu xã hội - giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, do xã hội bị phân chia thành các giai cấp mà đặc trưng cø bản nhất của giai cấp là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất nên cơ cấu xã hội - giai cấp đóng một vai trò nền tảng của toàn bộ hệ thống xã hội và
quy định các cơ cấu xã hội khác
Cơ cấu xã hội - giai cấp đơn giản nhất gồm hai tập đoàn lớn: một iè, tập đoàn người thống trị xã hội; hơ¿ lẻ,
tập đoàn người bị thống trị Trong xã hội phong kiến, cơ
cấu xã hội này gồm giai cấp phong kiến và giai cấp nông đân Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, cơ cấu xã hội gôm giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
Co cấu xã hội - giai cấp phức tạp gồm nhiều giai cấp
và tầng lớp xã hội như giai cấp công nhân, nông đân, tri
thức, doanh nhân, thợ thủ công, thương nhân
Trong xã hội bị phân chia thành giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị thì mối quan hệ giữa hai giai cấp này luôn là mối quan hệ mầu thuẫn, thậm chí là đối kháng nhau
Do đó, cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp này liên tục diễn
ra trong suốt lịch sử tổn Lại và phát triển của xã hội có sự rạn
Trong xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ
phân chia giai
nghĩa, cơ cấu xã hội giai cấp gầm các giai cấp và các tầng lớp xã hội với mối quan hệ đặc thà là “lên minh công
nhân, nông dân, trí thức” để cùng nhau xây dựng xã hội
mới đưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trang 16Cơ cấu xã hội - dân số
Tân số với tất cả quy mô, thành phần và các quá trình của nó tạo nên một cơ cấu xã hội - dân số phức tạp Cần phân biệt cơ cấu xã hội dân số về giới tính, tuổi và dân tộc và một số cơ cấu khác
Cơ cấu xã hột - giới tính, còn gọi là cơ cấu xã hội - dân số nam và nữ Dựa vào mối tương quan về số lượng dân số nam và dân số nữ có thể tạo nên cơ cấu xã hội cân bang nam - nữ hoặc cở cấu xã hội mất cân bằng nam nữ Một xã hội mất cân bằng về giới tính, ví dụ thiếu nữ và thừa nam có thể là kết quả của sự phân biệt đối xử với phụ nữ và đến lượt nó có thể gây ra hậu quả là nhiều nam giới phải sống độc thân và tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em gái
Cơ cấu xã hội - lứa tuổi: Đây là cd cấu xã hội đân số căn cứ vào mối tương quan giữa các dân số theo nhóm
tuổi, Các nhà khoa học xã hội đặc biệt quan tâm tới dân số
trẻ em và dân số người cao tuổi đông thời dựa vào quy mô và tỷ lệ của các nhóm dân số này để phân biệt cơ cấu xã
hội - dân số trẻ và cơ cấu xã hội - dân số già Một số nước,
nhất là những nước phát triển có cơ cấu xã hội - dân số già với đặc trưng là đân số người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số Cơ cấu dân số già đòi hỏi xã hội phải đặc biệt
quan tâm tới an sinh xã hội đối với người cao tuổi và có
thể phải chú ý tới vấn để thiếu lao động Trong khi đó, ở
những nước đang phát triển, cơ cấu xã hội có thể thuộc
Trang 17một tỷ lệ lớn (dưới 30%) trong tổng dân số, Việc phát hiện xa đặc điểm này của cơ cấu xã hội Việt Nam là rất cần thiết,
và quan trọng để có thể xây dựng chính sách phát triển
kinh tế - xã hội phù hợp: ví dụ, do đân số trẻ nên áp lực về giáo dục là rất lớn và đồng thời cần phải quan tâm tới việc tạo việc làm cho số lượng dân số trẻ đến tuổi lao động tham
gia vào thị trường lao động - việc làm hàng năm
C6 thé két hợp hai cơ cấu xã hội theo giới tính và lứa tuổi thành một cơ cấu xã hội đân số giới tính theo tuổi
Các nhà xã hội học dân số thường mô phỏng cơ cấu xã hội này dưới hình thức một tháp dân số mà ở đó có một trục
phân chia dân số thành hai phía là dân số nam và dan số
nữ với các tầng dân số theo các nhóm tuổi từ nhỏ đến lớn
Cơ cấu xã hội - đân tộc: Việt Nam là dại gia đình gồm ð4 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh đông nhất,
chiếm đến 87% dân số Tiếp đến là 53 dân tộc thiểu số với quy mô dân số lrên một triệu người, như dan téc Tay, Thái, Mường, Khmer và những dân tộc rất ít người như
dan téc O Du va Brau
Cơ cấu xã hội - dân tộc của Việt Nam có đặc trưng cd
bản là tỉnh thần đoàn kết tạo nên đại gia đình các dân tộc Việt Nam: các dân tộc đều tôn trọng lẫn nhau, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng bảo vệ, xây dựng và phát
triển đất nước
Cơ cấu xã hội - vùng miền
Cơ cấu xã hội - dân tộc gắn liền với cơ cấu xã hội -
địa lý - kinh tế Dân tộc Kinh thường sinh sống tập trung ở các thành phố, các vùng châu thổ sông Hồng,
Trang 18các đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long Trong khi đó, các dân tộc thiểu số sống tập
trung ở các vùng trung du và miển núi trải dài từ miễn
núi cao phía Bắc đến tận vùng biển phía Nam Các nhà
khoa học, các nhà thống kê, các cán bộ thực tiễn thường
xác định cơ cấu xã hội - địa - kinh tế gồm các vùng miền chủ yếu sau đây:
se Vùng miền núi phía Bắc gồm vùng Tây Bắc và Đông Bắc; ø Vùng đồng bằng sơng Hồng; « Vùng Bắc Trung Bộ; e Vùng duyên hải miền Trung; e Vùng Tây Nguyên; se Vùng Đông Nam Bộ;
s Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Cơ cấu xã hội - vùng miển này có đặc trưng là tỷ lệ nghèo cồn cao ở vùng miển núi phía Bắc, Tây Nguyên,
mién Trung và đồng bằng sông Cửu Long và vùng giàu có
là vàng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng
Cơ cẩu xã hội - học vấn, nghề nghiệp
Cơ cấu xã hội - học uấn cho biết mối tưởng quan về trình độ học vấn của các nhóm dân số Những nước phát triển thường có eơ cấu xã hội - học vấn với đặc trưng là tỷ
lệ biết chữ cao, tỷ lệ người tốt nghiệp trung học phổ thông và tỷ lệ người có trình độ cao đẳng, đại học cao Trong khi đó, những nước chậm phát triển thường có cơ cấu xã hội -
học vấn với đặc trưng cơ bản là tỷ lệ người có trình
đẳng, đại học rất thấp Việt Nam có tỷ lệ người biết chữ
Trang 19cao so với trình độ phát triển kinh tế thấp và mức sống nghèo Trong cơ cấu xã hội về mặt học vấn, Việt Nam có tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học còn rất thấp: ví dụ, trong
dân số từ 15 Luổi trở lên chỉ có chưa đến 5% dân số có trình độ cao đẳng, đại học và khoảng 45% dân số có trình độ trung học cở sở trở xuống,
Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp: Đây là cơ cấu xã hội phân ánh mối tương quan giữa các nhóm nghề nghiệp khác
nhau trong xã hội Những nước phát triển có đặc trưng là đa số người dân làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ Trong khi đó, những nước chậm phát triển có đặc trưng là đa số đân cư sống bằng nghề nông nghiệp và ít người làm trong khu vực công nghiệp và dịch vụ Việt Nam là một nước nông nghiệp nên đa số người lao động làm trong khu vực nông nghiệp (khoảng 60% người lao
động làm nghề nông, lâm, thuỷ sản) Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp sẽ làm tỷ lệ lao động nông nghiệp
giảm đi và lao động công nghiệp, địch vụ tăng lên
Mô hình cơ cấu xã hội
Có thể phân biệt hai loại mô hình cơ cấu xã hội như sau:
đột là, mô hình cơ cấu xã hội hình mạng lưới với
đặc trưng là các giai cấp xã hội, các nhóm xã hội, các
cộng đồng xã hội được phân bố rộng khắp và có mối liên
hệ, quan hệ nhiều chiều, phụ thuộc lẫn nhau mà không
xác định rõ vị thế cao thấp, trên dưới một cách tuyệt
1 Xem Tổng cục Thống kê: Kết quả khảo sát mức sống hộ
gia định năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2007, tr 65 - 66
Trang 20đối Mô hình cơ cấn xã hội mạng lưới thể hiện rõ ở cơ
cấu xð hội - dân tộc, trong đó các dân tộc khác nhau đều
có vị thế và vai trò bình đẳng với nhau và quan hệ tôn
trọng lẫn nhau, không dân tộc nào đứng trên hay đứng
cao hơn đân lộc nào
Hai là, mô hình cơ cấu xã hội phân Lầng với đặc trưng
là các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội, các giai cấp xã hội được sắp xếp theo một trật tự xã hội nhất định Ví dụ
rõ nhất về cø cấu xã hội phân tầng là sự phân tầng xã hội biểu hiện bằng cơ cấu, trong đó có nhóm xã hội chiếm vị
thế cao hơn nhóm xã hội khác về mặt kinh tế, chính tị :
hay uy tín xã hội, nghề nghiệp
9 Một số mô hình phân tầng xã hội
C6 thể phân biệt ba mô hình phân tầng xã hội căn cứ
vào tỷ lệ và khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội
« Mô hình phân tầng hình tháp là mô hình điển
hình nhất, đặc trưng nhất của cơ cấu phân tầng xã hội
Các mô hình tháp phân tầng xã hội có thể khác nhau về
độ cao của tháp, khoảng cách giữa các Lắng lớp và cơ cấu
tỷ lệ của từng tầng lớp Ví dụ, hình tháp phân tầng có
thể gầm tầng lớp chóp bu giàu có chiếm phần lớn tài sản của toàn xã hội và tầng lớp dưới đáy nghèo khổ khơng
đủ sơng
© Mô hình phân tầng hình đĩa bay với đặc trưng là
khoảng cách giữa tầng lớp chóp bu với tầng lớp đáy không
lớn, thậm chí rất nhỏ (khoảng 2-3 lần), trong khi đó các
tầng lốp trung gian chiếm đại đa số trong xã hội
Trang 21ø Mô hình phân tầng hùnh thoi hay hình quả trừng với đặc trưng là nhiều giai tầng xã hội, trong đó tầng đầy và tầng chóp bu đều chiếm tỷ lệ nhỏ và khoảng cách giữa hai
tầng lớp này là lớn
Cơ cấu phân tầng của một xã hội có thể biến đổi từ mô
hình này sang mê hình khác hoặc biến đổi trong phạm ví một mô hình Vĩ dụ, eø cấu phân tầng xã hội Việt Nam đã chuyển từ mô hình tháp thấp với đặc trưng là ít người giàu và nhiều người nghèo nhưng chênh lệch không nhiều
sang mô hình thoi với đặc trưng là tỷ lệ người nghèo giảm và tỷ lệ người giàu tăng, đồng thời khoảng cách giàu
nghèo cũng tăng nhưng chậm chạp, trong khi đó các tầng lốp trung gian tăng lên
Căn cứ vào phạm vị di động xã hội, có Lhể phân biệt hai mô hình phân tầng xã hội là phân tầng đóng và phân
tầng mổ:
+ Phân tâng xã hội đóng hay phân tầng đẳng cấp đặc trưng bởi ranh giới giữa các tầng lớp rất nghiêm ngặt, chat ché, do đó các cá nhân rất khó có thể thay đổi được thế xã hội Mô hình phân tầng đóng không chỉ “đóng cửa
với bên ngoài với nghĩa là rất ít người ra khỏi và cũng rất ít người gia nhập vào cơ cấu phân tầng, mà côn đóng đối với nội bộ: rất ít người di động lên tầng lớp trên và cũng rất ít người đi động xuống tầng lớp dưới và ngay cả trên cùng một tầng lớp xã hội cũng ít xảy ra sự đi động xã hội
Với những đặc trưng như vậy, cơ cấu phân tầng đóng chứa
đựng nguy eở trì trộ, bảo thủ, chậm phát triển
Trang 22
chuyển từ vị thế này sang vị thế khác, Lừ tầng lớp này sang tầng lớp khác Phân tầng mở còn tạo điều kiện và eø
hội cho gự di động xã hội với bên ngoài, với nghĩa là các cá
nhân e6 thể di động vào trong và di động ra ngoài cơ cấu phan tang xã hội Với những đặc trưng như vậy, ed cấu phân tầng mở có nhiều tiểm năng biến đổi và phát triển Cơ cấu phân tầng mở tổ ra phù hợp với xu thế đổi mới và cdi mé rong xã hội ngày nay, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
Trước nam 1986, cơ cấu xã hội Việt Nam chủ yếu là cơ cấu phân tầng xã hội đóng Từ khi đổi mới đến nay, cơ cấu này đã chuyển sang cơ cấu phân tầng xã hội mở với nhiều
cơ hội đi động và phát triển cho các cá nhân và từng giai tầng xã hội
Căn cứ vào sự phù hợp với quy luật phát triển xã hội, có thể phân biệt hai mô hình cơ cấu phân tầng xã hội như sau:
° Mô hình phân tầng không hợp thức có đặc trưng cö
bản là sự phân hoá xã hội điến ra không phù hợp với pháp luật và đạo đức Trong mô hình này, một số người leo lên
tầng lớp giầu có bằng các thủ đoạn gian đối, trái với pháp luật, trái với luân Lhường và vô đạo đức
* Mô hành phân tầng hợp thức có đặc trưng có bản là
sự phân hoá xã hội diễn ra phù hợp với pháp luật và đạo đức Những người giàu có theo mô hình này là những người có năng lực và biết làm giàu một cách chính dang, phù hợp với pháp luật và vì vậy xứng đáng được hưởng
thành quả lao động của minh
Mô hình phân tầng hợp thức còn bao gồm cả mối quan
Trang 23nghèo: ví dụ, trong mô hình này người nghèo được hỗ trợ để bớt nghèo và người giàu vừa hỗ trợ, làm từ thiện đối với người nghèo, vừa được tạo điều kiện để giàu thêm Nhờ mối quan hệ cởi mở và tương trợ theo hướng người nghèo
thì bớt nghèo và có thể có mức sống trung bình, người giầu
thì giàu thêm bằng năng lực và sự đóng góp của họ đối với
xã hội mà mê hình phân tầng hợp thức chứa dựng khả năng khuyến khích mọi người nỗ lực vươn lên và do vậy mà có tiểm năng phát triển mạnh mẽ Trong khi đó, mô
hình phân tầng không hợp thức chứa đựng nguy cơ bất ổn định và trì trệ bởi vì không khuyến khích được mọi người
nỗ lực vươn lên, trái lại còn triệt tiêu động lực phát triển
bởi vì người có khả năng lao động không muốn làm giàu và người nghèo thì thụ động, chờ đợi
Mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay đang được đổi mới thành mô hình hình thơi và vận động một
cách hợp thức theo hướng cổi mở với đặc trưng chung, cơ bản là mức sống của từng tầng lớp xã hội đều được cải thiện và khoảng cách giàu nghèo được kiểm soát và kiểm chế
II- QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC
CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI 1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Ở Mác và
Ph Ăngghen đã chỉ rõ rằng xã hội nào cũng có cơ cấu xã
Trang 24hội và phân tầng xã hội của nó C Mác và Ph Ăngghen
lịch sử trước, hầu khấp mọi viết: “Trong những thời đạ
nơi, chúng ta đầu thấy xã hội hoàn toàn chia thành những
đẳng cấp khác nhau, một cái thang chia thành từng nấc
thang địa vị xã hội Ö La Mã thời cổ, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có lãnh chúa
phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô, và hơn nữa, hầu như trong mỗi giai cấp ấy, lại có những thứ bậc đặc biệt nữa”t,
©d cấu xã hội bị quy định bởi cơ cấu kinh tế và cả hai cơ cấu này tạo thành nền tảng cho sự hình thành, vận động và biến đổi toàn thể xã hội Học thuyết Mác chỉ rõ:
“Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra -
cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy”
Khi nghiên cứu, phân tích xã hội tư bản để chỉ ra
những quy luật vận động và phát triển của nó, C Mác và
Ph Ăngghen đã để cập một cách khá toàn điện và sâu sắc tình cảnh nghèo đói và bị bóc lột đến cùng cực của giai cấp vô sản và những người làm thuê trong chủ nghĩa tư bản Trong các tác phẩm của mình, C, Mác và Ph Ăngghen đã mô tá cặn kẽ, xác thực tình cảnh nghèo đói của những người vô sản phải bán sức lao động cho chủ tư bản để
1 C Mác vã Ph Ăngghen: Toản đập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr 597
2 C Mée va Ph Angghen: Toan tép, Sdd, t.21, tr 11
Trang 25kiếm sống Phụ nữ và trẻ em phải làm việc đến kiệt sức trong các xưởng thợ; nông dan bị cưỡng đoạt ruộng đất,
mất hết tư liệu sản xuất Họ trở thành nạn nhân của
tình trạng bị bóc lột giá trị thặng dư tương dõi và giá trị
thặng dư tuyệt đối của các chủ tư bản trong các thời kỳ tích lũy nguyên thủy và thời kỳ cạnh tranh tự đo của chủ
nghĩa tư bản C Mác và Ph Ăngghen cho rằng: nguồn
gốc trực tiếp dẫn đến tình trạng nghèo đói ở đây là
phương thức phân phối giá trị thặng dư trong xã hội một
cách bất công giữa nhà tư bản và người lao động Hai ông cũng chỉ ra rằng: chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu, bóc lột mới có Lhể giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động thoát khỏi cảnh nghèo đói lầm than, làm cho họ trở thành người lao động tự do và làm chủ, tiến tới một xã hội công bằng, văn minh
Chỉ khi nào xã hội đạt tới trình độ phát triển cao
của chủ nghĩa cộng sản thì khi đó xã hội mới có thể hoàn
toàn bình đẳng xã hội heo € Mác và Ph Ăngghen, đó là
giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi mà
cùng với sự phát triển toàn điện của các cá nhân, sức
sản xuất của họ ngày càng tăng lên và tất cả nguồn của cải xã hội đều tuôn ra đổi dào, - chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hắn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyển Lư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” Loài người, nhất là những nước nghèo, chậm phát triển còn phải ra sức phấn đấu rất lâu dài nữa mới có thể hiện
thực höa được ước mở ngàn đời này
Trang 26Tiếp tục những nghiên cứu của Mác và Ăngghen về chủ nghĩa tư bản, Lênin đã phân tích những mâu thuẫn kinh tế xã hội gay gắt trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyển vào cuối thế ký XIX đầu thể kỷ XX; qua đó, Lênin nhận thấy nghèo khổ không chỉ trong cắc nước tu
bản mà còn ở trong các nước thuộc địa, phụ thuộc, các đân tộc bị áp bức Lênin eho rằng: muốn giải phóng toàn
bộ giai cấp vô sản và các dân Lộc bị 4p bức khỏi ách
thống trị của chủ nghĩa tư bản phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản do Đăng của giai cấp công nhân lãnh đạo Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, trong bước chuyển Lừ “chính sách cộng sản thời chiến” sang “chính sách bình tế mới”, Lênin là người chủ trương phát triển
kinh tế hàng hóa, dùng lợi ích vật chất, coi đó như một
nhân tố đồn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động từ các giai cấp, tầng lớp xã hội, giải phóng sức sẵn xuất, phát triển kinh tế
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin chi rõ, cơ sở của
eø cấu xã hội và sự phân tầng xã hội là phương thức sản
xuất và phương thức trao đổi giữa người với người Tuy nhiên, cùng với yếu tố kinh tế đóng vai trò quyết định, nhưng không phải là duy nhất, các yếu tố khác như các
thiết chế chính trị, văn hoá, xã hội cũng đóng những vai
trò rất quan trọng đối với sự vận động, biến đổi cơ cấu phân tầng xã hội Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
đã chỉ ra xu hướng chung là sự phân tầng xã hội sẽ biến
đổi từ tình trạng bất công, bất bình đẳng xã hội sang tình
Trang 27
nguyên nhân và con dường biến đổi có tính cách mạng của
sự phân tầng xã hội và sự biến đổi đó là một quá trình
cách mạng rất lâu dài
Khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào đánh giá thực trạng và vạch ra xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội,
phân tầng xã hội cần chú ý tối những yếu tế phi kinh tế như xu hướng hành động của các giai cấp, các tầng lớp xã
hội với trình độ nhận thức, tính tự giác và sự tiến bộ kboa học - công nghệ
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suốt quá trình di tim đường cứu nước, Hồ Chi Minh đã tiếp khu được chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dựng
sắng tạo vào điểu kiện của nước ta Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vào mục tiêu giải phống toàn dân tộc, thống nhất hoàn toàn dất nước và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, toàn đân tộc: “Nước Việt Nam là một, đân tộc
Việt Nam là một, sông có thể cạn, múi có thể mồn song chân lý đó không bao giờ thay đổi” Trong sự nghiệp cách
mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hê Chí Minh luôn để cao sức mạnh của toàn dân, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, khối liên minh công nông, huy động sự tham gia của tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, nhóm xã
hội, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi và thiếu niên,
không phân biệt người già, người trẻ, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”,
Người chủ trương làm cách mạng để giành độc lập tự do cho Tổ quốc; để “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,
Trang 28ai cũng dược học hành”! Ngay từ khi nước ta mới giành
được độc lập (1945), Hồ Chí Minh đã quan tâm ngay đến
nhiệm vụ chống đói nghèo Người cho rằng: đói và đốt
cũng là giặc, thứ giặc này nguy hiểm không kém giặc p rỗi mà nhân dân vẫn sống
ngoại xâm, giành được đội
trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu thì độc lập cũng có nghĩa lý
gì Vì vậy, trong phiên họp dầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã nêu sáu vấn đề cấp bách của Chính phủ, trong đó việc oấp bách hàng đầu là phải cứu dân khối chết
đói Người kêu gọi Loàn đân ra sức tăng gia sản xuất, thực
hành liết kiệm, quyên góp gạo để cứu đới, và Người gương
mẫu (thực hiện Người nói: “Tôi xin để nghị đồng bào cả
nước, và lôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ)
để cứu dân nghèo”
Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một thực tế,
vấn để là làm thế nào để giải quyết bất bình đẳng xã hội
Hồ Chí Minh dã chỉ rõ: “Trong một làng, nhà thì có nhà
giàu, nhà vừa, nhà nghèo Người thì có người tốt, người vừa, người kém Học thì có kể thông, kể vừa, kẻ dốt, Hai hạng trên phải tìm cách giúp đỡ, cảm hoá hạng thứ ba ””
'Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miển Bắc nước ta, Hồ Chí Minh quan niệm rằng chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu Theo Người, chủ
1, 2, Hồ Chí Minh: Toàn (ấp, Nxb Chính trị quôc gia, Hà
Nội, 2009, 1.4, tr 161, 31
3 Hồ Chi Minh: Toàn tập, Sđđ, t.5, tr.100-101
Trang 29nghĩa xã hội phải chứng minh được bản chất ưu việt của mình ở chỗ đem lại ngày càng nhiều, ngày càng tốt hơn
những lợi ích thiết thân hằng ngày cho nhân dân như ăn
no, mặc ấm, có nhà ở, được học hành
Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là
công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng Những người già yếu
hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”' Đồng
thời, Người đã chỉ ra tác hại của chủ nghĩa bình quân trong phân phối, vì “Bình quân chủ nghĩa là trái chủ nghĩa xã hội, thế là kbông đúng”
Hé Chí Minh đã dạy cán bộ lãnh dao, quan ly, dang viên và quần chúng nhân đân cần phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để cùng nhau: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ an thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm” Theo Người, xóa đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu, đói nghèo là một cửa ải cẩn vượt qua,
phải tiến tới giàu có, vì “Dân có giàu thì nước mới mạnh”
Những tư tưởng này của Hồ Chí Minh đã được Đẳng ta
quán triệt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,
nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước
3 Quan diém cia Dang và Nhà nước ta
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về những vấn đề 1 16 Chi Minh: Toàn tap, Sdd, t.9, tr.175
2 Hồ Chí Minh: Toan tap, Sdd, t.8, tr 386
3 Hé Chi Minh: Toan tập, Sđd, t.5, tr.65
Trang 30
thuộc cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội được thể hiện tập trung trong các văn kiện Đại hội Đẳng và một số nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Văn hiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã xác định rõ trong thời kỳ quá độ ở nước ta, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, đồng thời cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta cũng thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn
xã hội Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lốp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đưới sự lãnh đạo của Đảng Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn lién uới chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, uăn mình
Đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên liên minh giữa công nhân với nồng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo là dộng lực chủ yếu để phát triển đất nước; cáo quan hệ xã
hội giữa các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội dựa trên sự kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát,
huy moi tiém năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa IX năm 2003 về phát huy sức mạnh đại
Trang 31những yếu kém là: “Đảng ta chưa phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi trong cơ cấu giai cấp - xã hội và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong nhân dân, trong một thời
gian đài chưa có chủ trương khác phục những mâu thuẫn
ấy một cách đúng đắn, kịp thời” Đồng thời, Nghị quyết
cũng tiếp tục khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc Lrên
nền tang lién minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và dội ngũ trí thức dưới sự lãnh dạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam ”
Tiếp tục quan điểm trên dây, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tẳng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường
lổi chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức
mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết dinh bao dam thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”?
Nhất quán với những quan điểm trên đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng năm 2011 tiếp tục
khẳng dịnh: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tưởng
1, 9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vỡn hiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung wong khéa IX, Nxb Chinh tri quée
gia, Hà Nội, 2003, tr 11, 13
3 Đẳng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 116
Trang 32đồng: xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; để cao tỉnh thần dân tộc, truyền
thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi
người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội Đại đoàn kết toàn đần tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết
hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội” Cơ cấu xã hội Việt Nam bao gồm các giai cấp, tầng lớp, đội ngũ, nhóm xã hội, tổ ebức xã hội, các dân tộc trong dại
gia đình Việt Nam, trong đó cần phải kể tới: giai cấp công
nhân giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh
nhân, thế hệ trẻ và thanh niên, phụ nữ, bộ đội và cựu
chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, các tín đồ và chức sắc tôn giáo, dẳng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân
Quan điểm của Đảng là xây dựng và phát triển cơ cấu
xã hội Việt Nam nhằm mục tiêu chung, lợi ích chung của
dân tộc Việt Nam, để tăng cường đồng thuận xã hội, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đân chủ, công bằng, văn minh Quan
điểm của Đảng về cơ cấu xã hội Việt Nam thể hiện rõ qua
quan điểm, đường lối, chính sách đối với từng thành phần
của cơ cấu xã hội, cụ thể như sau:
1 Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
Trang 33- Quan tâm giáo dục, đào tạo, bổi dưỡng, phát triển
giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế; bảo vệ quyển lợi, nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của công nhân
- Xây dựng, phát huy vai trò của giưi cốp nông dan;
nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, tạo điều kiện hỗ trợ,
khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao
động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống để giai cấp nông dân thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn và xây dựng nông thôn mới Mỏ rộng các loại hình đào tạo nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và công
nghệ thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, các trung tâm học tập cộng đồng và các điển
hình nông dân sản xuất giỏi Hội Nông dân là trung tâm
và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây
dựng nông thôn mới
- Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng
cao; tôn trọng, phát huy tu do tự tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; coi trọng vai trô tư vấn, phản biện
của các cơ quan khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Đảng, Nhà nước Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với nhân tài của đất nước
Trang 34- Tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh
nhân lớn mạnh, có đạo đức và trách nhiệm xã hội cao; phát huy tiểm năng và vai trò tích cực của đội ngũ đoanh nhân trong phát triển sản xuất kinh doanh, tạo
việc làm, thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng và giữ gìn thương hiệu hàng
hóa Việt Nam
- Lầm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho £hế hệ trẻ;
khuyến khích, cổ vũ ¿anh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lồn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi
lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc
- Nâng cao trình độ mợi mặt và đời sống vật chất, tỉnh thần của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và xã hội; kiên quyết đấu
tranh chống các tệ nạn xã hội và các bành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ
- Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ
nhân dân, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thể hệ trẻ của
cựu chiến bình
- Quan tâm chăm sóe sức khoẻ, tạo điểu kiện để người cao tuổi sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc; phát huy trí
Trang 35- Giữ gìn và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn đân
tộc: Các đân tộc trong đại gìa đình Việt Nam bình đẳng,
đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đẳng trong
giai đoạn mới của đất nước; tôn trọng những giá trị đạo
đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo, động viên chức sốc, tin dé, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ 'Tổ quốc
- Giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết đân tộc: đồng
bào định cử ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách
rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; Nhà nước ban hành
các co chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định
cuộc sống, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc
- Mặt trận Tổ quốc uà các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động, tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện đân chủ, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giám sát
và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước
Đồng bào theo đạo uà các uị chức sắc tôn giáo có nghĩa
vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sông
“tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo
Trang 36Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam'
1V- MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT KHÁC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI
1 Một số cách tiếp cận xã hội học Cách tiếp cận lý thuyết của Max Weher
Weber nghiên cứu cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở xã hội phương Tây sau C Mác hơn nửa thế kỷ” Do vậy,
Weber đã ghi nhận được những thay đối quan trọng trong
cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết khoa học xã
hội học về sự phân tầng xã hội Theo Weber, lĩnh vực kinh
tế không côn đóng vai trò của một nhân tố quyết định duy nhất đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại” Cơ cấu xã hội nói chung và sự 1 Xem Đẳng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thú XI, Sdd, tr 240-246
2 Lê Ngọc Hùng: Lịch sử & Lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009
3 Ngay từ năm 1890, Ăngghen đã phải nhắc nhở rằng cần biểu đúng học thuyết Mác, rằng cả Mác và Ăngghen đều coi các tién để và điều kiện kinh tế dong vai trò quyết định cuối cùng nhưng Xhông phải là duy nhất và các yếu tố khác của thượng tầng
kiến trúc, cả những gì ám ảnh trong đầu óc con người cũng déu
ảnh hưởng đến lịch sử xã hội, đến sự vận động của cơ cấu xã hội Xem C Mac va Ph Angghen: Toan tép, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1997, t.87, tr 641-645
Trang 37phân tầng xã hội nói riêng chịu tác động của hai nhóm
yéu té cd ban sau day:
5 Các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị
trường, v.v.)
s Các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ
may, quyền lực, v.v.)
Nếu như Mác xác định khái niệm giai cấp chủ yếu
trong mối liên hệ với phương thức sản xuất và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, thì Weber cho rằng ngoài tiêu chuẩn về kinh tế hiên quan đến sở hữu tư liệu sản xuất cồn có các
tiêu chuẩn khác nữa để phân biệt các giai cấp trong xã
hội Weber sử dụng khái niệm “giai cấp” để chỉ một tập
hợp người có chung cơ hội sống, có chung lợi ích kinh tế và
có chung cơ hội hay điểu kiện trên thị trường! Weber phân biệt hai loại tình huống giai cấp chính: một là, tình huống của những người sở hữu tài sản và sử dụng tài sản đó để thu lợi nhuận, »øi iè, tình huống của những người không có tài sản phải bán sức lao động, tay nghề, dịch vụ
1 Weber viết: “Chúng ta có thể nói đến “giai cấp” khi (1) một
số người có chung một phần hợp thành có tính nhân quả cụ
thể của cơ hội sống của họ, với chừng mực là (2) phần hợp
thành này biểu hiện chủ yếu bởi các lợi ích kinh tế trong việc
nắm giữ bàng hoá và các cơ hội thu nhập, và (3) được thể hiện trong các điều kiện của thị trường hàng hoá hay thị trường lao động.” H H Gerth and C Wright Mills: From Max Weber: Essays in Sociology, Oxford University Press, New York,
1958, tr 181
Trang 38lấy tiền công hay tiển lương Từ đó, Weber xem xã hội cấu
thành từ hai nhóm giai cấp tương ứng với hai tình huống trên, và mỗi giai cấp bao gồm các tầng lớp xã hội khác nhau, cụ thể như sau:
s Tình huống giai cấp thứ nhất gồm hai tầng lớp: (1) Tư
san - cha vốn đầu tư (2) Tư sản - chủ tài sản cho thuê
mướn kiếm lời Cả hai giai tầng này đều thuộc “gia¡ cấp
tài sản” hay theo Mác là “giai cấp tư sắn”
e Tình huống giai cấp thứ hai gồm ba giai tẲng: (1) Người
bán sức lao động có trình độ chuyên môn và có khả năng
làm địch vụ (người làm dịch vụ và người quản lý); (2) Người
bán sức lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề (công nhân có tay nghề, công nhân kỹ thuật, còn gợi là “công nhân cổ trắng”; (3) Người bán sức lao động thô sở (công nhân không có tay nghề, còn gọi là “công nhân cổ xanh”)
Cả ba giai tầng này đều thuộc vé “giai cấp thu nhập”, giai cấp làm Lhuê
Như vậy, theo Weber, cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội dưới chế
tầng lớp xã hội Xót kỹ, ta thấy rằng Weber có kế thừa tư bản chủ nghĩa bao gồm hai giai cấp với năm quan niệm của Mác khi nói đến nhân tố sở hữu tư liệu sản
xuất dưới dạng các nguồn vốn đầu tư và mua bán hàng
hoá sức lao động làm thuê
Weber cho rang, có hai hình thức phân tầng xã hội về
mặt kinh tế:
s Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về
Trang 39+ Bự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về thu nhập' Ví dụ: giai cấp thượng lưu - giàu có và giai cấp
hạ lưu - nghèo khổ
Hai tháp phân tầng này không hoàn toàn trùng khít nhau mà đan xen, tương tác, chuyển hoá cho nhau Trong mối tương tác đó, Weber nhận xét, phân tầng xã hội thành
các nhóm thu nhập diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại Như vậy, lý thuyết của Max Weber vạch ra các nhân
tố kinh tế, phi kinh tế và tình huống thị trường của sự phân tầng xã hội Một mặt, Weber thừa nhận vai trò
quyết định của các yếu tố kinh tế, mặt khác ông chỉ ra vai trò quan trọng của các yếu tố văn hoá, đạo đức xã hội và
các đặc điểm thuộc về năng lực của cá nhân, các đặc điểm thuộc về sự đầu tư của gìa đình và cả các yếu tố thuộc về bối cảnh xã hội cụ thể Đặc biệt, Weber nhấn mạnh vai
trò của sự tương tác giữa các yếu tố trong việc tạo ra những động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phân tầng xã hội Ví
1 Weber viết: “Người ta cần phải phân biệt “các giai cấp tài sẵn” với “các giai cấp thu nhập” bị quy định trước hết bởi thị trường Xã hội hiện nay chủ yếu bị phân tầng thành các giai
cấp, và với mức độ đặc biệt cao là thành các giai cấp thu nhập” H H Gerth and C Wright Mills: From Max Weber: Essays in Sociology, Oxford University Press, New York, 1958, tr 301
% Nhiều nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay chủ yếu lấy mức sống về kinh tế gồm chỉ tiêu thu nhập
và chi tiêu làm cơ sở để phân chia dân cư và hộ gia đình thành các nhóm thu nhập khác nhau, tức là phân tầng xã hội -
nhóm thu nhập
Trang 40du, Weber chi ra rằng khi giáo lý của đạo Tin Lành thế kỷ
XVII trổ thành đạo đức lao động và kết hợp với việc hợp pháp huá, hợp thức hoá cách thức sản xuất kiểu tư bản
chủ nghĩa thì sự phân tầng xã hội biến đổi từ kiểu truyền thống sang kiểu biện đại Phân tầng xã hội theo kiểu truyền thống là sự phân tầng dựa vào kiểu lao động đơn
giản, thủ công nhằm đủ ăn hoặc nhằm có được cuộc sống
hưởng lạc Sự phân tầng xã hội kiểu hiện đại là sự phân tầng xã hội dựa vào kiểu lao động phức tạp bằng máy móc nhằm tạo ra nhiều của cải và nhằm thực hiện “thiên hướng nghề nghiệp”
Điều quan trọng cần chú ý ở đây là sự phân tầng xã
hội đã biến đổi từ mô hình với những tầng lớp chóp bu là
những người chiếm hữu tư liệu sản xuất sang mô hình với những tầng lớp chóp bu là những người không chỉ chiếm hữu tư liệu sẵn xuất mà cả những người có năng lực và phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp cao Điều này gợi ra
những suy nghĩ rất nghiêm túc về vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo và môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển, bộc lộ năng lực cá nhân trong sự di động xã
đối với mỗi cá nhân và cả mô hình phân tầng xã hội Weber cũng đã nhắc đến vai trò của yếu tố “vị thế xã hội” đối với sự phân tầng xã hội Những cá nhân, nhóm người
só thổ được đặt vào vị trí ở tầng lớp trên của xã hội là có
thể trổ thành những thành viên của giai tầng trên về thu
nhập Một cá nhân có thể chỉ cần có vị thế quản lý là có
thể trỏ thành người có quyển lực và giàu có Điều này có nghĩa là yếu tố chính trị cũng đóng vai trò rất quan trọng