CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THITỐTNGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: H – LT11
Hình thức thi: (Viết)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (02 điểm): Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của kim
loại lỏng từ que hàn vào bể hàn khi hàn hồ quang tay?
Câu 2 (02 điểm): Hồ quang hàn là gì? Cấu tạo và sự phân bố nhiệt của hồ quang
hàn?
Câu 3 (03 điểm): Trình bày phương pháp kiểm tra phá huỷ và không phá huỷ?
Nêu thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm tra mối hàn
bằng chụp ảnh bức xạ ?
DUYỆT HỘI ĐỒNG
THI TỐT NGHIỆP
, ngày tháng năm 2012
TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THITỐTNGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đáp án: ĐA H – LT11
TT NỘI DUNG ĐÁPÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
1. Trọng lực của các giọt kim loại:
Những giọt kim loại hình thành trong mặt đầu que hàn dịch
chuyển theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới. Trọng lực này làm
chuyển dịch giọt kim loại vào bể hàn khi hàn bằng (sấp) và có tác dụng
ngược lại khi hàn trần (ngửa). Còn hàn đứng một phần kim loại dịch
chuyển từ trên xuống dưới.
0.25
2. Sức căng bề mặt:
Sinh ra do tác dụng của phân tử. Lực phân tử này luôn luôn có
khuynh hướng tạo cho bề mặt chất lỏng một năng lượng nhỏ nhất. Vì
vậy sức căng tạo cho bề mặt những giọt kim loại có dạng hình cầu.
Những giọt kim loại này chỉ mất đi khi chúng rơi vao bể hàn và bị sức
căng kéo thành dạng chung của bể hàn.
Sức căng bề mặt giữ cho kim loại lỏng của bể hàn khi hàn trần
không bị rơi.
0.5
3. Cường độ điện trường:
- Dòng điện đi qua que hàn sinh ra quanh nó một điện trường ép lên
que hàn có tác dụng làm mặt cắt ngang giảm đến 0.
0.2
- Lực này cắt kim loại đầu que hàn thành những giọt.
0.2
- Do sức căng bề mặt cường độ điện trường ở danh giới nong chảy que
hàn thắt lại.
0.2
- Mặt cắt ngang giảm, mật độ dòng điện tăng, mặt khác điện trở cao nên
nhiệt lớn. Do đó kim loại lỏng đến trạng thái sôi, tao ra áp lực đẩy giọt
kim loại vào bể hàn.
0.2
- Mật độ dòng điện giảm dần từ que hàn đến vật hàn do đó không có
0.2
hiện tượng kim loại lỏng từ vật hàn vào que hàn.
4. Áp lực trong:
Kim loại lỏng ở đầu que hàn bị quá nhiệt mạnh, nhiều phản ứng
hóa học xảy ra ở đó và sinh ra các chất khí.
Ở nhiệt độ cao thể tích các chất khí tăng lên gây nên nột áp lực
mạnh, đẩy giọt kim loại lỏng tách khỏi que hàn rơi vào bể hàn.
0.25
Câu 2
(02 điểm)
* Hồ quang hàn là sự phóng điện mạnh và liên tục qua môi trường khí
đã bị ion hóa giữa các điện cực.
0.25
0.5
*Cấu tạo và sự phân bố nhiệt của hồ quang hàn:
Hồ quang hàn do dòng điện một chiều tạo ra:
- Khu vực cực âm có nhiệt độ 3200
0
C, nhiệt lượng toả ra là 38% của
tổng nhiệt lượng hồ quang.
0.5
- Khu vực cực âm có nhiệt độ 3400
0
C, nhiệt lượng toả ra là 42% của
tổng nhiệt lượng hồ quang.
0.25
- Cột hồ quang có nhiệt độ lên đến 6000
0
C, nhưng nhiệt lượng toả ra
là 20% của tổng nhiệt lượng hồ quang.
0.25
Với dòng điện xoay chiều nhiệt độ, nhiệt lượng phân bố trên que hàn và
vật hàn đều nhau.
0.25
Câu 3
(03 điểm)
1. Kiểm tra phá hủy (DT-destructive testing) Là phương pháp khi
kiểm tra mối hàn bị phá hủy. Phương pháp này nhắm kiểm tra, xác định
độ bền cực đại của kim loại mối hàn, chi tiết hàn hoặc vùng ảnh hưởng
nhiệt của mối hàn. Việc kiểm tra phá hủy đối với toàn bộ môi hàn mang
tính cục bộ, giá thành cao nên chủ yếu chỉ thực hiện trong phòng thí
nghiệm chuyên ngành mà không ứng dụng rộng rãi.
0.5
Kiểm tra không phá hủy(NDT- non destructive testing) là nhóm 0.3
các phương pháp khi kiểm tra mối hàn không bị phá hủy vẫn còn
nguyên hình dạng ban đầu.
2. Kiểm tra bằng bức xạ :
* Thực chất:
Phương pháp kiểm tra bằng bức xạ được dùng để xác định khuyết
tật bên trong của nhiều loại vật liệu hoặc mối hàn có cấu trúc khác
nhau. Khi truyền qua vật kiểm tra, bức xạ ion bị yếu đi do hấp thụ và
tán xạ. Mức độ suy giảm phụ thuộc vào chiều dày δ và mật độ ρ cũng
như cường độ M và năng lượng E của chính chùm tia. Sự có mặt của
khuyết tật kích thước Δδ trong vật làm thay đổi cường độ M và năng
lượng chùm tia E khi ra khỏi. Thông tin về sự thay đổi sẽ được ghi nhận
lại (trên film, trên màn hình, tấm xeroradiography).
0.5
0.5
* Đặc điểm của phương pháp chụp ảnh bức xạ:
- Khả năng phát hiện khuyết tật phụ thuộc vào loại tia bức xạ (nghĩa là
phụ thuộc vào năng lượng của chùm tia bức xạ): chùm tia bức xạ có
năng lượng càng lớn thì có khả năng đâm xuyên vật có chiều dày và
mật độ cao càng lớn, tức là càng có khả năng phát hiện được khuyết tật
nằm sâu bên trong vật kiểm.
0.2
- Chụp ảnh bức xạ không thể xác định được chính xác chiều sâu của bất
liên tục.
0.2
- Nếu bất liên tục có hướng mở rộng theo chiều của chùm tia bức xạ thì
ta không thể xác định được bất liên tục đó nhờ chụp ảnh bức xạ.
0.2
- Góc giữa hướng chụp của chùm với hướng nứt hoặc hướng khuyết tật
tuyến tính khác có tính chất quyết định tới kết quả của việc kiểm tra và
giải đoán.
0.2
- Phương pháp kiểm tra chụp ảnh bức xạ có thể kiểm tra được các vật
dày từ 1 – 500mm, với độ nhạy 1 – 2%.
0.2
* Ứng dụng: RT được ứng dụng trong kiểm tra các sản phẩm từ hàn,
đúc, rèn và chế tạo máy.
0.2
, ngày tháng năm 2012
. - Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: H – LT11
Hình thức thi: (Viết)
Thời. ĐỒNG
THI TỐT NGHIỆP
, ngày tháng năm 2012
TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP