VŨ THỊ THU HÀNG
KE TOAN DOANH THU, CHI PHi VA KET QUA
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC HOA
LUẬN VĂN THẠC Si KINH TE
HÀ NỘI - 2020
Trang 2
VŨ THỊ THU HÀNG
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KÉT QUÁ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC HOA
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
MÃ SỐ : 8340301
LUẬN VĂN THẠC Si KINH TE
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYEN THI HONG LAM
HA NOI - 2020
Trang 3
Tôi xin cam đoan: Luận văn luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát
tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyén Thị Hồng Lam
Các số liệu, bảng biểu và các kết quả trong luận văn là trung thực, các đóng góp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Một lần nữa xin khăng định về sự trung thực của lời cam kết trên
Hà Nội, ngày tháng năm2019
Học viên
Trang 4LOI CAM ON
Để hoàn thiện đề tài luận văn thạc sĩ cũng như chương trình cao học, bên
cạnhsự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đờ nhiệt tình của các thầy cô cũng như
ng viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua
sựđộng viên của gia đình, bạn bè đi
Đặc biệt, tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đếnTS
Nguyễn Thị Hồng Lam, người đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận
văn “Kế toán doanh thu, chỉ phí và kế quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thiết
Bị Điện Ngọc Hoa”
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên
vanhat la các cán bộ thuộc phòng kế toán đang làm việc tại Công ty TNHH Thiết Bị
Điện Ngọc Hoa đã tạo mọi điều kiện đẻ tơi hồn thành luận văn này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn nhưng không tránh
khỏinhững sai sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp dé bài luận văn được
hồnthiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn
Trang 5LỜI CẢM ƠI MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỎ BẰNG BIÊU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẤT LỜI MỞ DAU
Tính cấp thiết của đề tài
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 1 2 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
7 Kết cấu luận van a
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE KE TOAN DOANH THU, CHI PHi VA
KET QUA KINH DOANH TRONG DOANH NGHIEP THUONG MAI 8
1.1 Khái quát chung về đoanh thu, chỉ phí và kết quã kinh doanh trong doanh
nghiệp thương m
1.1.1 Khải niệm và phân loại doanh thư 1.1.2 Khải niệm và phân loại chỉ phí
1.1.3 Khái niệm và phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong nghiệp
1.2 Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dưới
góc độ kế toán tài chính „16
1.2.1 Các nguyên tắc kế toán doanh thu, chỉ phí và kết qué kinh doanh theo quy -16 1.2.2 Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh (Thông tư 200/2014/TT-
BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính) 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ K
QUÁ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC HOA.47
định của chuẩn mực kế toán Việt Nam
Trang 6
2.1 Tống quan về công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa 4T
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty
TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
2.1.3 Đặc điềm tổ chức công tác kế tốn tại cơng ty TIVHH Thiết Bị Điện Ngọc
Hoa 51
2.2 Thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ
kế toán tài chính tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa -a.54:
4 5
22.1 Thực trạng ké toán doanh thu tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
3.2.2 Thực trạng kế toán chỉ phí tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
2.2.3 Thực trạng kế toán kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thiết
Bị Điện Ngọc Hoa
2.3 Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh của
công ty TNHH Thiết Bị Điệ
2.3.1 Những kết quả đạt được của công ty TVHH Thiết Bị Điện \Ngọc Hoa Ngọc Hoa 2.3.2 Tôn tại và nguyên nhân tồn tại của công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa 3 2.3.3 Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế của Công Ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa „86
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN DOANH THU,
CHI PHi VA KET QUA KINH DOANH TAI CONG TY TNHH THIET BỊ
DIEN NGQC HOA 3.1 Nguyên tắc và
quả kinh doanh tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
u cầu hồn thiện kế tốn doanh thu, chỉ pl
3.1.1 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa 88
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh rại
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỎ BANG BIEU
Bảng 2.] Bảng tổng hợp tỷ trọng Doanh thụ, thu nhập khác tại Công ty TNHH
Thiết Bị ĐiệnNgọc Hoa abs
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tỷ trọng các khoản chỉ phí tai Cong ty TNHH Thiét Bi „65
Điện Ngọc Hoa
Sơ đồ 2.1 Cơ cầu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tô chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi số doanh thu
Sơ đồ 2.4 :Trình tự ghi sổ giá vốn hàng bán
So dé 2.5 :Trinh tự ghi số chí phí bán hàng
Trang 9DANH MUC CHU VIET TAT Ký hiệu Chữ viết tắt BH Bán hàng
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
Trang 101 Tính cấp thiết của đề tài
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Vì vậy, kế
toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế toán doanh nghiệp Việc quản lý tốt doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự an toàn cũng
như khả năng đạt hiệu quả cao khi ban hành các quyết định kinh doanh đưa doanh
nghiệp phát triển
Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của nền kinh tế, dù kinh doanh trong bắt kỳ lĩnh vực nào, thuộc bắt kỳ ngành nghề nào cũng phải tuân theo các quy
định pháp luật hiện hành Hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán (Luật kế toán,
chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn cụ thẻ ) đối với nước ta hiện nay đang không ngừng cải tiến, tiếp cận các thông lệ chuẩn mực quốc tế về kế toán, sự nhận
thức và vận dụng chế độ kế toán có khác nhau Các chế độ chính sách về kế toán
doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh ở Việt Nam có nhiều thay đôi đòi hỏi ngày
càng hoàn thiện, nhằm phản ánh đúng đắn, hợp lý và cung cắp thông tin hữu ích cho
những người sử dụng Đối với ké toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh, việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán phải cân nhắc mối quan hệ giữa chỉ phí bỏ ra và
lợi ích đạt được Trên thực tế, áp dụng các chuẩn mực ban hành, có một số nội dung
còn mới mẻ với quá nhiều khái niệm, thuật ngữ Kế toán viên chỉ vận dụng trên cơ sở
các thông tư hướng dẫn chỉ tiết trong cơng tác kế tốn Do vậ „ đây là một trong những rào cản ảnh hưởng đến vận dụng các chuẩn mực, chế độ kề toán Việc áp dung chuẩn mực, chế độ kế toán còn nhiều khó khăn, nhiều khi gây ảnh hưởng đến tính
chính xác của thông tin kế toán cung cắp vẻ các chỉ tiêu tài chính quan trọng đối với
Trang 11nói riêng
Vậy làm thế nào để doanh nghiêp hạch tốn ln tn thủ có hiệu quả theo
đúng những quy định của Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán quy
định hiện hành Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa là đơn vị thương mại
chuyên phân phối cung cấp dịch vụ các thiết bị đèn chiếu sáng Philips, thiết bị điện
cdc hang Sino, Panasonic, Tran Phú, Sehneider Việc xác định doanh thu, chỉ phí
và kết quả kinh doanh của Công ty về cơ bản tuân thủ theo đúng chế độ kế toán quy' định hiện hành nhưng vẫn còn một số tồn tại như: kế tốn khơng tiến hành ghi nhận
doanh thu hoạt động tải chính từ các khoản cho vay, các khoản tiền gửi tiết kiệm mà chỉ ghỉ nhận tiền lãi Như vậy đối với các khoản lãi trả sau, trả trước kế toán đều tiến hành ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính ở thời điểm nhận tiền lãi Đồng thời kế tốn cũng khơng ghi nhận các khoản thu nhập khác khi chưa thực sự thu
tiền Xuất phát từ những vấn đề trình bày bên trên, tác giả đã tiến hành lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa”
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, việc quản lý tốt chỉ phí, doanh thu, KQKD sẽ
góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại
thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của các DN Vì lä có nhiều các công
trình nghiên cứu về chỉ phí, doanh thu, KQKD trong các doanh nghiệp như:
Đề tài “Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ
phân thương mại và dịch vụ khoa học kỹ thuật Trung Việt" - Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Tú Uyên, Trường Đại học Thương Mại, năm 2017 Trong luận văn, tác giả đã trình bày được những cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh; tổng kết được những ưu điểm trong kế toán tại đơn vị cũng như
những tồn tại cần được hoàn thiện, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế
Trang 12động khác của đơn vị Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu của tác giả là tập trung vào nghiên cứu loại hình doanh nghiệp rất đặc thù, đó là doanh nghiệp chuyên khai thác
Titan Do đây là doanh nghiệp sản xuất đặc thù nên cũng
khoáng sản mà cụ thể
phát sinh các khoản chỉ phí mà ít phát sinh tại các đơn vị thông thường như phí bảo vệ môi trường, chỉ phí khác trong khai thác Titan như: chỉ phí bảo dưỡng, sửa chữa
máy móc thiết bị; chỉ phí khấu hao tài sản cố định; chỉ phí cho nhân công khai thác
và điều hành mỏ; thuế tài nguyên
Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thu Hương (2017) về “Kế toán doanh
thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phân công nghệ điều
khiển và tự động hoá" Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh trong DN thương mại Tác giả đã phản ánh nội dung CMKT Việt Nam và CĐKT Việt Nam về kế toán DT, CP và xác định KQKD Luận
văn phản ánh trung thực, khách quan và đánh giá về thực trạng kế toán doanh thu,
chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cô phần công nghệ điều khiển và tự động hoá Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán DT, CP
và xác định KQKD tại công ty CP công nghệ điều khiền và tự động hoá Tuy nhiên,
trong luận văn chưa nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán DT, CP và xác
định KQKD trong DN thương mại Luận văn chưa phản ánh các quy định chuẩn
mực quốc tế trong việc ghi nhận DT, CP và xác định KQKD, kinh nghiệm của một ước về kế toán DT, CP và xác định KQKD
Luận văn của tác giả Đào Hương Giang (2018) với đề tài: “Kế roán doanh
thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cô phần Điện tử Tin học Hóa chất (ELINO)” Luan văn nghiên cứu những vấn để lý luận cơ bản chung vẻ kế toán
doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại nói chung trên cơ sở áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt
Nam hiện hành (Theo TT 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC)
Trang 13ELINO dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị Từ đó luận văn đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thụ, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp Dưới góc độ kế toán tài chính, lu
văn đưa ra giải pháp hoàn thiện chứng từ sử dụng, trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi và
tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Luận văn còn đề xuất phương pháp tính giá
ộ kế
xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước cho công ty Dưới góc
toán quản trị, luận văn đề xuất một số giải pháp như: Hoàn thiện thêm các hệ thống
báo cáo quản trị, phân loại chỉ phí, phân loại chi phi dé kiểm soát chỉ phí và ra quyết định kinh doanh; phân tích các thông tin doanh thu chỉ phí và kết quả kinh doanh
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phân tư vấn xây dựng, công trình vật liệu xây đựng" của Nguyễn
Hạnh Trang bảo vệ tại trường Đại học Thương Mại, năm 2018 Tác giả đã phản ánh
được thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh công ty cô phần tư
vấn xây dựng, công trình vật liệu xây dựng, nêu lên những điểm đạt được cũng như:
chỉ ra được những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán tại đây như chưa có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các lận nên công tác nghiệm thu thanh toán còn mắt
khá nhiều thời gian Điều này ảnh hưởng đến việc hạch toán ghỉ nhận doanh thu
xây lắp bị chậm trễ và hơn nữa ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn của doanh nghiệp Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các giải pháp để hồn thiện cơng tác kế toán
tại đơn vị Tuy nhiên, luận văn còn hạn chế là chưa làm rõ được tổ chức hệ thống
chứng từ kế toán trong từng phần hành doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh,
chưa đánh giá được sự phù hợp của tổ chức kế toán của đơn vị với thực tế hoạt động
sản xuất kinh doanh đề đưa giải pháp phủ hợp
Thông qua những luận văn trên đã phần nào cho thấy được những tồn tại, khó khăn liên quan đến kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh đồng thời các
tác giả cũng đưa ra được những ý kiến, giải pháp đối với những vấn đề đó Tuy
Trang 143 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chỉ phí
và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Đồng thời
trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa đã đề xuất các phương
hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu
-_ Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thiết Bị Biện Ngọc Hoa trên góc độ kế toán tài chính Kết quả kinh doanh được nghiên cứu là kết quả kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
~_ Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn kế toán chỉ phí, doanh thu
và kết quả trong hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
= Pham vi thai gian: Nguồn số liệu liên quan đến luận văn được thu thập từ
Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa năm 2018, 5 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu $1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trên cơ sở đối tượng, mục đích, nội dung nghiên cứu, phương pháp thực hiện
nghiên cứu được áp dụng trong đề tài này là:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Việc nghiên cứu tải liệu sẽ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tai luận văn
Trang 15Để có dữ liệu phục vụ cho nội dung luận văn, tác giả thực hiện nghiên cứu các
bài báo, tạp chí thuế, giáo trình chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các
viết liên quan đến đề tài nghiên cứu, tra cứu thông tin về đề tài qua mạng internet
Đồng thời, nghiên cứu các chế độ kế toán doanh nghiệp, nghị định, thông tư hướng
về kế toán
* Phương pháp phỏng vẫn
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu tác giả đã trao đôi, phỏng vấn (Phụ lục 12) trực tiếp bộ phận kế tốn của cơng ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
vẻ các vấn để liên quan đến nội dung nghiên cứu của đẻ tài, đặc biệt là kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh của công ty
- Đối tượng được phỏng vấn là kế toán trưởng và các nhân viên kế tốn trong
cơng ty
- Thời gian và địa điểm phỏng vấn: Việc phỏng van được ấn định trước, tiến
hành theo phương pháp gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp tại phịng kế tốn của cơng ty
và các phòng ban
- Nội dung phỏng vấn là các vấn đề cơ bản như bộ máy kế toán của công ty,
đội ngũ nhân viên kế toán, thực tế cơng tác kế tốn doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh của công ty Các câu hỏi xoay quanh các nội dung về kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh của công ty, những thuận lợi và khó khăn mà bộ phận
kế toán của công ty gặp phải làm cơ sở tìm ra các giải pháp khắc phục những khó
khăn đó
5.2 Phương pháp tỗng hợp phân tích, xử lý dữ liệu
Qua các tài liệu đã thu thập được, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với kế hoạch, so sánh giữa thực tế hoạt động với các văn bản quy định và Thông tư hướng dẫn của Nhà Nước
Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kẻ trên để tiến hành
Trang 16hình kinh đoanh của doanh nghiệp
6 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại theo
Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra được thực trạng, đánh giá thực trạng kế
toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác kế
toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Hoa
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả
Trang 171.1 Khái quát chung về doanh thu, chi phi va kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp thương mại
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu a) Khải niệm doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế LAS 18 ~ Doanh thu thì *oanh thư là luỗng thu gộp các lợi ích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường, làm tăng nguôn vốn chủ sở hữu, chứ không phải phần đóng góp của những người tham gia góp vốn cé phan Doanh thu không bao gầm những khoản thu cho
bên thứ ba” [§]
Theo chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) ~ Chuẩn mực chung thì “Doanh thu
là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường, góp phân làm tăng vốn chủ sở
2]
Theo chuẩn mực kế toán số 14 (VAS 14) — Doanh thu và thu nhập khác thì
hữu, không bao gôm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủi sở hủ
“Doanh thu la tong giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thưởng của doanh
nghiệp, góp phân làm tăng vốn chủ sở hữu`.[2]
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về hướng
dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì “Đoanh thu được hiểu là lợi ích kinh tế thu
được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phân đóng góp thêm của các cô đông Doanh thu không bao gầm các khoản thu hộ bên thứ ba".[3]
Như vậy, doanh thu là sự gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp và được tính
trong một thời kỳ nhất định Bản chất của doanh thu chỉ bao gồm giá trị các lợi ích
kinh tế đã nhận được và có thể nhận được của riêng doanh nghiệp phát sinh từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, các khoản thu từ hoạt động ngoài các
Trang 18Liên quan đến doanh thu còn có các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là doanh thu khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
b) Phân loại doanh thu
* Thứ nhất, phân theo hoạt động kinh doanh
Doanh thu hoạt động kinh doanh được chia thành các loại như sau:
-_ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ, bao gỗ
+ Doanh thu bán buôn: Là doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa v.v bán cho các cơ quan, đơn vị khác nhằm mục đích đề tiếp tục chuyển bán hoặc
gia công, sản xuất
+ Doanh thu bán lẻ: Là doanh thu của khôi lượng sản phẩm, hàng hóa bán cho
cơ quan, đơn vị khác, cá nhân nhằm mục đích để tiêu dùng
+ Doanh thu gửi bán đại lý: Là doanh thu của khối lượng hàng gửi, bán đại lý
theo hợp đồng ký kết
~ Doanh thu hoạt động tài chính: Là toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động
đầu tư tài chính như tiền lãi, tiền bản quyển, cỗ tức và lợi nhuận được chia
- Thu nhập khác: là những khoản thu nhập từ các nghiệp vụ không phát sinh
thường xuyên trong doanh nghiệp như bồi thường, tiền phạt vi phạm hợp đồng, trốn
lậu thuế, thanh lý, nhượng bin TSCD
Phân loại doanh thu theo cách này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định
được tỉ trọng của từng loại doanh thu nói chung, doanh thu bán hàng nói riêng, trên
Trang 19hóa cần thiết, tránh được tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hưởng không
tốt cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp * Thứ hai, phân theo phương thức thanh toán tiền hàng
Doanh thu hoạt động kinh doanh được chia thành doanh thu thu tiền ngay,
doanh thu trả chậm, doanh thu nhận trước
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lập dự toán số tiền thu được trong kỳ,
là cơ sở đề xây dựng dự toán về thanh toán các khoản công nợ và chỉ phí trong kỳ
của doanh nghiệp Ngoài ra, cách phân loại này giúp cho việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, là căn cứ quan trọng để xác định mức dự phòng phải thu khó đòi
* Thứ ba, phân theo mối quan hệ với khu vực địa lý
Doanh thu hoạt động kinh doanh được chia thành hai loại, đó là doanh thu trong nước và doanh thu ngoài nước (doanh thu xuất khẩu) Trong đó, doanh thu xuất khẩu là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa bán ra thuộc phạm vỉ xác
định là hàng xuất khâu
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì doanh thu bán hàng xuất
khâu còn được phân loại chỉ tiết thành doanh thu xuất khẩu trực tiếp và doanh thu
xuất khả
ủy thác, hay doanh thu xuất khẩu theo hiệp định và doanh thu xuất khâu tự cân đối Cách phân loại này giúp nhà quản trị phân tích, đánh giá được kết quả và
hiệu quả của hoạt động xuất khẩu theo từng hình thức và phương thức xuất khâu
* Thứ tư, phân theo mối quan hệ với điểm hòa vốn
Doanh thu hoạt động kinh doanh được chia thành hai loại, đó là doanh thu hòa
vốn và doanh thu an toàn Trong đó, doanh thu hòa vn là doanh thu của khối lượng
bán ở điểm hòa vốn; doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện
được với doanh thu hòa vốn
Cách phân loại này giúp nhà quản trị nhận thức được những vấn đề về tình
hình kết quả kinh doanh nói chung và của nhóm, mặt hàng, bộ phận nói riêng; xác định được phạm vi lời, lỗ cũng như đo lường được mức độ an toàn hay tính rủi ro
Trang 20* Thứ năm, phân loại theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh của
doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động kinh doanh được chia thành doanh thu từ bên ngoài và doanh thu nội bộ Trong đó, doanh thu từ bên ngoài là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra thực tế của doanh nghiệp cho khách hàng, hay
doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính thu được ngoài hệ thống tổ chức kinh
doanh của doanh nghiệp; doanh thu nội bộ là doanh thu của khối lượng hàng bán trong nội bộ hay doanh thu từ hoạt động tài chính thu được từ hệ thống tô chức kinh doanh của doanh nghiệp như giao dịch các đơn vị trực thuộc trong cùng công ty,
tổng công ty
Cách phân loại này vừa giúp cho việc xác định chính xác kết quả kinh doanh
thực tế của doanh nghiệp trong kỳ, vừa phục vụ cho việc lập báo cáo kết quả kinh
doanh hợp nhất
Nhìn chung, mỗi cách phân loại doanh thu đều có ý nghĩa nhất định đối với
nhà quản trị doanh nghiệp mà kế toán thực hiện tô chức thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin về đoanh thu theo những cách thức nhất định
1.1.2 Khái niệm và phân loại chỉ phí a Khái niệm
Chỉ phí kinh doanh là phạm trù rất rộng bao gồm các loại chỉ phí phát sinh liên
quan đến các hoạt động tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, dịch vụ diễn ra thường xuyên
trong doanh nghiệp, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác
Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (ASB) thì “Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế trong niên độ kế toán dưới hình thức xuất đi hay giảm giá
trị tài sản hay làm phát sinh các khoản nợ, kết quả là giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà không do việc phân phối nguồn vốn cho các bên chủ sở hữu”
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 ~ Chuẩn mực chung (VAS 01) “Chi
phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình
Trang 21dân đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cô đông
hoặc chủ sở hữu ".[2]
'Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thi “Chi phi là những khoản làm giảm lợi ích kinh
ó, được ghỉ nhận tại thời điềm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đổi
hay chưa."3]
chắc chăn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chỉ
Như vậy, chỉ phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chỉ phí phát sinh trong quá trình
hoạt động kinh doanh thông thường và chỉ phi khác b Phân loại chỉ phí
> Phân loại theo chức năng hoạt động kinh doanh
(1) Chỉ phí sản xuất
Chỉ phí sản xuất là những chỉ phí phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo
sản phẩm và cung ứng dịch vụ bao gồm chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp, chỉ phí nhân công trực tiếp, chỉ phí sản xuất chung
* Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị nguyên u sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm Ngoài chỉ phí nguyên vật liệu chính, chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm chỉ phí nguyên ật liệu phụ (kể cả nhiên liệu) dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm
* Chỉ phí nhân công trực "hí phí nhân công trực tiếp là các khoản
lương, tiền công và các khoản trích theo lương (kinh phí cơng đồn, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cung cấp dịch vụ
*_ Chỉ phí sản xuất chung: Chỉ phí sản xuất chung bao gồm tắt cả các chỉ phí sản xuất không thuộc hai khoản mục trên, bao gồm:
+ Chỉ phí tiền lương của nhân viên phục vụ quản lý sản xuất;
+ Chỉ phí nguyên, nhiên liệu dùng cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,
cung cấp dịch vụ;
Trang 22+ Chỉ phí khẩu hao máy móc thiết bị, tài sản có định khác dùng trong hoạt
động sản xuất;
+ Chỉ phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại bộ phận sản xuất, cung cấp dịch vụ
+ Chỉ phí khác
(2) Chỉ phí ngoài sản xuất
* Chỉ phí bán hàng: Chi phi ban hàng là những hao phí cần thiết nhằm thực
hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Chỉ phí bán hàng bao gồm: Chỉ phí về lương và khoản trích theo lương, chỉ phí vận chuyên hàng hóa tiêu thụ, chỉ phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ, quảng cáo, hội chợ, bảo tri, bảo hành, khuyến mãi ở bộ phận bán hàng
*- Chỉ phí quản lý doanh nghiệp: Chỉ phí quản lý doanh nghiệp là những hao
phí cần thiết đẻ tổ chức điều hành, thực hiện quá trình quản lý hành chính, quản lý
kinh doanh và các hoạt động chung khác Chỉ phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chỉ phí tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động, quản lý ở các
bộ phận phòng ban của doanh nghiệp, chỉ phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong
hành chính quản trị văn phòng, chỉ phí dịch vụ điện, nước, điện thoại, bảo hiểm,
phục vụ chung toàn doanh nghiệp, các khoản dự phòng như dự phòng nợ phải thu
khó đòi, dự phòng nợ phải trả
* Chỉ phí tài chính: Chỉ phí tài chính là những chỉ phí hoặc các khoản lỗ liên
quan đến hoạt động đầu tư tải chính, chỉ phí cho vay và đi vay vốn, chỉ phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyên nhượng các khoản đầu tư
* Chỉ phí khác: Bao gồm các chỉ phí ngoài các chỉ phí kinh doanh phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chỉ phí về thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng
> Phân loại theo phương pháp tập hợp chỉ phí và đối tượng chịu chỉ phí
Trang 23* Chỉ phí gián tiếp: là những chỉ phí có liên quan đồng thời đến nhiều đối
tượng chịu chỉ phí khác nhau Do đó, kế toán phải tập hợp lại cuối kỳ tiến hành
phân bổ cho các đối tượng liên quan theo những tiêu chuẩn nhất định
*> Phân loại chỉ phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
* Chi phi kha biến (biến phí): Là những khoản chỉ phí có sự thay đổi về
lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đôi của mức độ hoạt động trong kỳ
* Chỉ phí bất biến (định phí): Là những khoản chỉ phí không thay đổi về lượng khi mức độ hoạt động thay đồi trong phạm vi phù hợp
* Chỉ phí hỗn hợp: Là các chỉ phí mang tính chất của cả định phí và biến phí Ở mức độ hoạt động nhất định chỉ phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phi,
tính của biến phí thuộc loại chỉ phí hỗn hợp có chỉ
nếu quá mức đó nó thế hiện phí tiền điện, điện thoại 1.13 Khái iệm và phương pháp xác định kết quá kinh doanh trong nghiệp
*' Khái niệm kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Tùy theo
chức năng, nhiệm vu cụ thê của doanh nghiệp mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt
động kinh doanh có thể khác nhau Trong doanh nghiệp thương mại là kết quả từ hoạt động bán hàng, trong doanh nghiệp sản xuất là kết quả từ hoạt động sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra trong các doanh nghiệp còn có các nghiệp vụ khác như
cho vay, góp vốn liên doanh cũng góp phần tạo nên kết quả này (Giáo mình Kế
toán tài chính Trường Đại học Thương Mại năm 2010)
'Theo thông tư 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
thì kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần
và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bắt động sản đầu tư và dịch vụ,
chỉ phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bắt động sản đầu tư như: chỉ phí khẩu
Trang 24bán bắt động sản đầu tư), chỉ phí bán hàng và chỉ phí QLDN
Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động
tài chính với chỉ phí tài chính
Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với chỉ phí khác
*' Phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất KD
thông thường và các hoạt động tài chính, hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ Kết quả kinh Kết quả hoạt doanh (Lợi nhuận =_ động sản xuất, + Kết quả hoạt + Kết quả hoạt trước thuế TNDN động tài chính động khác : kinh doanh hoặc lỗ) Trong đó: Kết quả hoạt động Lợi nhuận gộp về CP bán hàng, CP SXKD (Bánhàngvà = bánhàngvàcung - - - R < quản lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ) cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán Doanh thu thuần về hàng và cungcấp = bánhàngvàcung - dịch vụ cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
Doanh thu thuần về ; ; Doanh thu bán hàng uy thu (Chiết khấu thương z : bán hàng và cung cấp = và cung cấp dich vu ~ mại, hằng bản bị tra lại, nang San Ä
dịch vụ giảm giá hàng bán, thuế
TTDB, thué XK
Kết quả hoạt động Doanh thu thuần hoạt Chỉ phí hoạt động tài
Trang 25Kết quả hoạt động
= Thu nhập khác # Chỉ phí khác khác
1.2 Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
dưới góc độ kế toán tài chính
1.2.1 Các nguyên tắc kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh
theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 1.2.1.1 Nguyên tắc kế toán doanh thu
s# Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01):
Chuân mực chung ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng bộ tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003 xét về các yếu tố liên quan đến doanh thu, thu nhập khác
Doanh thu và thu nhập khác: “Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp
thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”
Nội dung doanh thu, thu nhập khác theo chuẩn mực:
Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch
vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu
tiền phạt do vi phạm hợp đồng
với việc ghỉ nhận doanh thu và thu nhập khác:
Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến sự ra tăng
về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
Về việc trình bày yếu tố doanh thu, thu nhập trong báo cáo tải chính:
Trang 26kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp
trong việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai e Nguyên tắc ảnh hưởng:
~ Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Theo đoạn 03 của chuẩn mực 01 thì mọi nghiệp
vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến doanh thu, chỉ phí phải được ghi số kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chỉ tiền hoặc tương đương tiền
Như vậy việc ghi nhận doanh thu, chỉ phí để xác định kết quả kinh doanh của một kỳ kế toán không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hoặc chỉ ra mà dựa vào
thời điểm phát sinh
Ví dụ: Bán hàng cho khách hàng, nếu thu tiền ngay tại ngày bán thì ghi nhận
đồng thời cả doanh thu và tiền hàng thu được Nhưng nếu bán hàng đã chuyển giao
hàng hàng hóa cho khách hàng, khách hàng nhận được hàng, hoá đơn và chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán (xin nhận nợ) thì kế toán được phép ghi nhận doanh thu lô hàng và ghi nhận thêm một khoản nợ phải thu khách hàng
- Nguyên tắc phù hợp: Theo đoạn 06 chuẩn mực số 01, việc ghi nhận doanh
thu và chỉ phí phải phù hợp với nhau Khi ghỉ nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chỉ phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chỉ phí tương ứng với doanh thu gồm chỉ phí của kỳ tạo ra doanh thu và chỉ phí của kỳ trước hoặc phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
- Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này được hiểu cụ thể như sau “ Các
chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống
nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đôi
đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính”
Tuy nhiên tính nhất quán phải được tuân thủ trong việc áp dụng các khái
niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và các tính toán kế toán, nhằm đảm bảo tính có thể so
sánh được giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ hoặc giữa báo cáo
Trang 27quán đặc biệt quan trọng, chỉ một thay đổi nhỏ trong phương pháp hạch toán áp
dụng cũng tạo ra sự thay đổi lớn về khoản mục chỉ phí Ví dụ như: chỉ phí nguyên vật liệu phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng xuất kho, chỉ phí khấu hao tài sản cố định phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao TSCĐ, chi phi tài chính phụ
thuộc vào phương pháp đánh giá các khoản mục có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối
kỳ báo cáo
- Nguyên tắc thận trọng: Trong đoạn 08 chuẩn mực số 01, thận trọng là việc
xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết đề lập các ước tính kế toán trong điều kiện
không chắc chắn Trong đó doanh thu và chỉ phí chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chỉ phí phải được ghi
nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chỉ phí
s#* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sé 14 (VAS 14):
Doanh thu và thu nhập khác được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính Mục đích của
chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán
doanh thu và thu nhập khác gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu,
phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi số kế toán và lập
báo cáo tài chính
> Đối với nhận biết giao dich:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam só 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, tiêu
chuẩn nhận biết giao địch được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ, phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó Ví dụ, khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được đời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tông thể Vì dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không được ghi nhận
Trang 28
> Điều kiện ghi nhận doanh thu:
- Đối với doanh thu bán hang
Theo chuẩn mực số 14: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa
mãn tất cả 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyên giao phần lớn rủi- ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
+ Xác định được chỉ phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu
không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu
hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
+ Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được
hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành
thông thường;
+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuôc vào
người mua hàng hóa đó;
+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan
trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
+ Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không
~ Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ:
Trang 29+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
+ Xác định được chỉ phí phát sinh cho giao dich va chi phi đẻ hoàn thành giao dịch cung cắp dịch vụ đó
Truong hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì
việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận
trong kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành
Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghỉ nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích từ giao dịch Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghỉ nhận thì phải hạch toán vào chỉ phí mà không được ghỉ giảm doanh thu Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghỉ vào doanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghỉ giảm doanh thu Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp
bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cắp dịch vụ khi thỏa thuận được
với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:
+ Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;
+ Doanh nghiệp đã xác định được giá thanh toán của dịch vụ cung ứng đó;
+ Doanh nghiệp thỏa thuận với bên cần cung ứng dịch vụ về thời hạn thanh
toán và phương thức thanh toán
Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế
hoạch tải chính và kế toán phù hợp Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét
và sửa đôi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cắp dich vu
Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà
én trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh
không tách biệt được, và được thực
Trang 30Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thê xác định được chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chỉ phí đã ghi nhận và có thể
thu hồi
~ Đối với Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chỉa:
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, bản quyền, cỗ tức và lợi nhuận được chia của
doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa măn đông thời hai điều kiện sau: + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
~ Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận trên cơ sở:
+ Đối với các khoản tiền lãi như lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư, lãi trả
chậm trả góp sẽ được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
+ Đối với các khoản tiền về bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù
hợp với hợp đồng;
+ Đối với cổ tức và lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư được ghỉ nhận khi
cổ đông được quyền nhận cô tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn
~ Thu nhập khác
Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm
+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
+ Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
+ Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa số tính vào chỉ phí kỳ trước;
+ Khoản nợ phải trả nay mắt chủ được ghi tăng thu nhập;
+ Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; + Các khoản thu khác
1.2.1.2 Nguyên tắc kế toán chỉ phí
s#* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01):
Trang 31ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng bộ tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2003 xét về các yếu tó liên quan đến chỉ phí
~ Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Là yêu cầu nghiệp vụ kinh tế tài chính nói chung
và liên quan đến doanh thu nói riêng phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh,
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, chỉ tiền hoặc tương đương tiền Cơ sở kế
toán dồn tích là kế toán cơ bản nhất chỉ phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp sản xuất Nguyên tắc này cho phép tồn tại chênh lệch giữa chỉ phí ghỉ nhận và lượng tiền chỉ ra trong một kỳ kế toán, cho phép theo dõi các giao
dich kéo dài qua các kỳ khác nhau Chi phi kinh doanh dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng phụ
thuộc vào việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp sản xuất cụ thể;
Chỉ phí NVL trực tiếp: Việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho khác nhau sẽ phản ánh giá trị NVL cấu thành dịch vụ khác nhau
Chỉ phí sản xuất chung: Doanh nghiệp sản xuất có thể lựa chọn thời điểm ghỉ
nhận chỉ phí (dịch chuyển về sau hoặc ghi nhận sớm) sẽ làm tăng giảm chỉ phí kỳ hiện hành như giá trị công cụ dụng cụ phân bổ qua nhiều kỳ, chỉ phí sửa chữa lớn
TSCD
- Nguyén tic giá gốc: Theo nguyên tắc này việc tính toán, ghỉ nhận tài sản,
công nợ, doanh thu, chỉ phí phải dựa trên giá trị thực tế mà không quan tâm đến giá
thị trường Tức là được ghỉ nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số
tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản
đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Vậy chỉ phí dịch vụ phát sinh như chỉ phí
về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải được ghi nhận theo số tiền thực tế mà
đơn vị đã chỉ ra
Ví dụ: TSCĐ được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá (giá gốc) Nguyên giá TSCD hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản CKTM, giảm giá), các
khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chỉ phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chỉ phí vận
chuyển, bốc đỡ, chỉ phí nâng cáp, chỉ phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi
Trang 32- Nguyên tắc phù hợp: Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận
một khoản chỉ phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Tất cả các
chỉ phí phải gánh chịu trong việc tạo ra doanh thu, bắt kể là chỉ phí xuất hiện ở kỳ
nào, nó phải phù hợp với kỳ mà trong đó doanh thu được ghỉ nhận Các chỉ phi dich
vụ như chỉ phí công cụ, dụng cụ, chỉ phí sửa chữa lớn TSCĐ cần phân bổ để cho
các kỳ sử dụng, các chỉ phí này sẽ ảnh hưởng đến giá vốn sản phẩm, địch vụ, do đó cần phù hợp với doanh thu tương ứng
s# Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02):
Hàng tồn kho được ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Theo chuẩn mực này hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chỉ phí mua, chỉ phí chế biến và các
chỉ phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tổn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Như vậy tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá gốc hàng tồn kho chỉ bao
gồm chỉ phí mua với giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chỉ phí vận chuyển
bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chỉ phí khác có liên quan trực tiếp
đến việc mua hàng tồn kho, các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua
do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chỉ phí mua
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp:
Phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp tính theo giá bình quân gia
quyền, phương pháp nhập trước xuất trước
'Việc ghi nhận chỉ phí theo VAS 02 được quy định như sau:
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chỉ
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được
ghi nhận Tắt cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mắt mát của hàng
Trang 33sản xuất chung không phân bổ, được ghỉ nhận là chỉ phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế
toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ
kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghỉ giảm chỉ phí
sản xuất, kinh đoanh
Ghi nhận hàng tồn kho đã bán vào chỉ phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc
phù hợp giữa chỉ phí và doanh thu
Trường hợp một số loại tồn kho được sử dụng đề sản xuất ra tài sản cố định
hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản có định
Trình bày chỉ phí về hàng tổn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được phân loại chỉ phí theo chức năng
Phân loại chỉ phí theo chức năng là hàng tổn kho được trình bày trong khoản
mục “Giá vốn hang ban” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mat mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chỉ phí sản xuất chung không được phân bổ
1.2.1.3 Nguyên tắc kế toán kết quả kinh doanh
s# Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01)- Chuẩn mực chung
Cơ sở dồn tích: để kết quả kinh doanh được phản ánh một cách chính xác, trung thực và hợp lý thì phải theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bằng cách ghi số kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế Các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chỉ phí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chỉ tiền hoặc tương đương tiền
Trang 34Hoạt động liên tục: Kế toán kết quả kinh doanh phải dược thực hiện trên cơ sở
giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh
doanh bình thường trong tương lai gần, nhờ đó kết quả hoạt động kinh doanh kỳ
này sẽ mang tính kế thừa và nối tiếp logic với các kỳ kế toán trước và sau
Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chỉ phí phải phù hợp với nhau Kế toán kết quả kinh doanh khi ghỉ nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chỉ phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó
Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán kết quả kinh doanh mà
doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế
toán năm Có như vậy kết quả quả kinh đoanh mới được phản ánh một cách chính xác, nhanh chóng và kịp thời
Thận trọng: Kết quả kinh doanh cần được xác định một cách nhanh chóng và kịp thời nhưng phải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của số liệu trên
BCTC của doanh nghiệp Do đó, kế toán cần phải xem xét, cân nhắc và phán đoán kỹ lưỡng khi lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng áp dụng trong kế toán kết quả kinh đoanh đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp nhưng không lập quá lớn, làm ảnh
hưởng đến kết quả thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại
+ Không đánh giá cao hơn giá trị các tài sản và các khoản thu nhập, vì nếu làm như vậy thì kết quả kinh doanh cuối kỳ sẽ không chính xác và trung thực
+ Không đánh giá thấp hơn giá các khoản nợ và chỉ phí để việc xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ đảm bảo tính chính xác
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghỉ nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chỉ phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng
về khả năng phát sinh chỉ phí Có như vậy kế toán kết quả kinh doanh mới thực sự
hiệu quả và chính xác
Trọng yếu: Kết quả kinh doanh phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Đây chính là cơ sở để các nhà quản trị
Trang 35quyết định, những chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp Do đó, số liệu kế toán
kết quả kinh doanh phải chính xác và trung thực, không được có sai lệch so với thực
tế Nếu những thông tin trên BCTC thiếu chính xác thì sé làm ảnh hưởng đến việc
ra quyết định của các đối tượng sử dụng BCTC của đơn vị
$* Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 * Trình bầy báo cáo tài chính” (Ban
hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng BTC) Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bầy báo cáo tải chính bao gồm: Mục đích yêu cầu, nguyên tắc báo cáo tài chính, kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính C
với chuẩn mực kế toán Việt Nam va cũng báo cáo hợp nhất cho các tập đoàn in myc nay 4p dung cho viée lập và trình bẩy báo cáo tài chính phù hợp
Chuẩn mực này được vận dụng cho việc lập và trình bẩy các chỉ tiêu thông tin tài
chính tóm lược giữa niên độ
Chuan mực nay áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp Cần những
yêu cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính được quy định ở chuẩn mực “Trình bảy bổ sung báo cáo tải chính của ngân hàng và các tổ chức tải chính tương tự”
Nội dung của chuẩn mực:
Nội dung Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chế tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất Mục đích của báo cáo
này là cung cấp các thông tin về tỉnh hình tải chính, tình hình kinh doanh và các
luỗng tiền của một doanh nghiệp sản xuất, đáp ứng các nhu cầu hữu ích cho số đông,
kinh tế
dụng trong việc đưa ra các quyết
Báo cáo tài chính được trình bày một cách trung thực, hợp lý tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất cũng như những luồng tiền, nguồn vốn được minh bạch Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý các báo cáo
tài chính được lập và trình bảy trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế
Trang 361.2.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh (Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính)
1.2.2.1 Kế toán doanh thu
a Kế toán doanh thu bán hàng và cung cắp dịch vụ *Chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán được sử dụng đề kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ
doanh thu bán hàng bao gồm:
Hóa đơn GTGT (mẫu 01-GTKT-3LL)
Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 -GTTT-3LL)
Bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi (mẫu 01-BH)
Thẻ quay hang (mẫu 02-BH)
Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyên khoản, séc thanh toán, ủ
chỉ, giấy báo có Ngân hàng, bảng sao kê của Ngân hàng )
-_ Chứng từ kế toán liên quan khác như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng
hóa bị trả lại, thẻ khuyến mại, giảm giá
*Tài khoản sử dụng
«TK 511 -Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ đã thực hiện trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu, từ đó tính ra doanh thu
thuần về tiêu thụ trong kỳ Tổng doanh thu được ghi nhận có thể là tổng giá thanh
toán (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như các
đối tượng không chịu thuế GTGT) hoặc giá bán không có thuế GTGT (với các doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) và các tài khoản liên quan Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản S111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng đề phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán
trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành
Trang 37- Tai khoan 5112 - Doanh thu ban cdc thanh pham: Tai khoan nay ding dé
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khói lượng sản phẩm (thành phẩm, bán
thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông
nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp
- Tài khoản 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản
ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung
cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện,
du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm
toán
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phan
ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực
hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà
nước
~ Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này ding dé phan ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh ly bat động sản đầu tư
- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác:
¡ khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh
áp trợ giá và doanh thu kinh doanh bắt
thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ
động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và
các khoản doanh thu khác
Toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tăng doanh thu được ghỉ
vào bên Có của TK 511, các khoản giảm trừ doanh thu ghỉ vào bên Nợ của TK S1 Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ tài khoản doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu vào tài khoản '*Xác định kết quả kinh doanh”
® Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thuphản ánh các khoản giảm trừ
Trang 38Tai khoản này được chỉ tiết thành 3 tài khoản cấp 2
~ Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại
~ Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại ~ Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán
*Nguyên tắc kế toán
- Doanh thu và chỉ phí tạo ra các khoản doanh thu phải tuân theo nguyên tắc phù hợp Nhưng đôi khi nguyên tắc phù hợp trong kế toán sẽ bị trái ngược với
nguyên tắc thận trọng Lúc này kế toán cần phải căn cứ vào bản chất đề có thể xác định được các giao dịch một cách chính xác và hợp lý nhất
~_ Doanh thu lãi hoặc lỗ chỉ chưa xác định được khi doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ các nghĩa vụ bảo hành cơ bản
nhất) Và chắc chắn chưa thu được lợi ích kinh tế Việc phân biệt các khoản lỗ hoặc
lãi không phụ thuộc vào việc dòng tiền đã phát sinh hay chưa
~_ Doanh thu không bao gồm các khoản bên thứ 3:
Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất khâu,
thuế tiêu thụ đặc biệt)
Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ cho bên chủ hàng chính
Các khoản phụ thu bên ngoài giá bán đơn vị không được hưởng hoặc các
trường hợp khác
~_ Thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu thuế có thẻ khác nhau tùy vào trường hợp Doanh thu thuế dùng đề xác định số thuế phải nộp theo quy'
định Còn doanh thu kế toán dùng để lập báo cáo tài chính phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định
-_ Khi luân chuyển các hàng hóa hay dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán nội bộ Tùy theo các địa điểm và đặc điểm hoạt động, doanh nghiệp có thẻ quyết định
việc ghỉ nhận doanh thu tại các đơn vị Nếu có sự gia tăng trong giá tri sản phẩm mà không cần phải theo các chứng từ đi kèm Khi lập báo cáo tài chính, tất cả các
Trang 39~_ Doanh thu được ghi nhận là khi doanh thu của kỳ được báo cáo Những tài khoản nào không có số dư, đến cuối kỳ kế toán bắt buộc phải chuyên doanh thu dé
có được kết quả kinh doanh chính xác nhất *Trình tự kế toán Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thể hiện qua phụ lục 01 Trinh tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu được thẻ hiện qua phụ lục10 *§ổ kể toán
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán vào số nhật ký chung, đồng thời
vào số cái các TK 511 và số kế toán chỉ tiết (số kế toán chỉ tiết doanh thu bán hàng,
J:
số chỉ tiết phải thu khách hàng, sổ chỉ tiết bán hàng hóa,
b Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
*Chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán doanh thu hoạt động tài chính gồm:
~ Thông báo của ngân hàng về lãi được hưởng;
- Thông báo về lợi nhuận và cô tức được chia;
- Các chứng từ về lãi được hưởng;
- Số phụ tiền gửi ngân hàng;
- Các chứng từ về mua bán ngoại tệ và mua bán chứng khoán
*Tài khoản kế toán
TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính
* Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu
hoạt động tài chính là tông giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được phát
sinh từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vồn trong kỳ kế toán, như các khoản tiền lãi tiền gửi và cho vay, tiền bản quyền, cỗ tức và lợi nhuận được chia
Tài khoản này dùng đề phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cô tức, lợi
Trang 40- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm.trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá,
địch vụ
- Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi
chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái, m cả lãi do bán ngoại tệ: ~ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
Toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng doanh thu tài chính được ghỉ
vào bên Có của TK 515 Cuối kỳ kết chuyên toàn bộ tài khoản doanh thu hoạt động
tài chính vào tài khoản *Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
*Trình tự kế toán
Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính được tông hợp theo phụ lục 02
* Sổ kế toán
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán vào số nhật ký chung, đồng thời vào số cái TK 515 và số kế toán chỉ tiết doanh thu hoạt động tài chính
e Kế toán thu nhập khác
*Chứng từ sử đụng
Căn cứ vào các chứng từ như: Giấy báo có của Ngân hàng, giấy thu tiền mặt
liên quan đến các hoạt động khác
*Tài khoản kế toán
TK 711-Thu nhập khác
Tài khoản này dùng đề phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm: