LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài “Kể toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cô phân Vật tr Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà .Nội” là do bả
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VU THI KIEU HUONG
KE TOAN DOANH THU, CHI PHI VA KET QUA KINH DOANH TAI CONG TY CO PHAN VAT TU THIET BI
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY HÀ NỘI
LUAN VAN THAC SY KINH TE
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC THUONG MAI
VU THI KIEU HUONG
KE TOAN DOANH THU, CHI PHI VA KET QUA KINH DOANH TAI CONG TY CO PHAN VAT TU THIET BI
PHONG CHAY CHUA CHAY HA NOI
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Hà Thị Thúy Vân
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài “Kể toán doanh thu, chỉ phí và
kết quả kinh doanh tại Công ty Cô phân Vật tr Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà
.Nội” là do bản thân tôi hoàn thành sau thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế tại Công
ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, kết hợp với các lý thuyết về
kế toán đã được học và dưới sự hướng dẫn của PGS TS Hà Thị Thúy Vân
Những số liệu trong bài viết do đơn vị thực tập cung cấp Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này
Hà Nội ngày tháng năm 2020
Cao học viên
Vii Thi Kiều Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt luận văn này, đầu tiên tôi xin cảm ơn đến các giảng
viên chuyên ngành Kế toán Khoa Sau Đại học và các giảng viên khác của trường Đại học Thương mại đã truyền đạt những kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành
quý báu trong suốt những năm học qua cho tôi
Tiếp đó tôi xin cảm ơn PGS.TS Hà Thị Thúy Vân đã nhiệt tình hướng dẫn và
sửa bài cho tôi từ khâu lựa chọn đề tài, đến khâu viết đề cương và sửa bản thảo luận văn Cô đã có những góp ý kịp thời để tôi có thể sửa và hoàn thành tốt luận văn
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo và các anh chị phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để tôi hoàn thành tốt luận văn này
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài viết không tránh
khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô cũng
như các bạn học viên và các anh chị nhân viên Công ty.
Trang 5QUÁ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng
thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh
1.2 Khát quát chung về doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
thương mại
1.2.1 Chỉ phí và phân loại chỉ phí
1.2.2 Doanh thu và phân loại doanh thu
1.2.3 Kết quả kinh doanh và phân loại kết quả kinh doanh
1.2.4 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh
kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung Chuan mực kế toán số 02-Hàng tồn kho
Chuẩn mực kế toán số 14 Doanh thu và thu nhập khác
1.3.4 Chuẩn mực kế toán số 17-Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp 27 1.4 Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Trang 6CHƯƠNG 2: THUC TRANG KE TOAN DOANH THU, CHI PHi VA KET QUA KINH DOANH TAI CONG TY CO PHAN VAT TU’ THIET BI PHONG CHAY CHỮA CHÁY HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội .44
2.1.1 Quá trình hình thành và phat 0 n của Công ty
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.4 Đặc điểi tô chức công tác kế toán tại Công ty
2.2 Thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội
2.2.1 Thực trạng kế toán doanh thu tại Công ty
2.2.2 Thực trạng kế toán chỉ phí tại Công ty
2.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
2.3 Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội
2.3.1 Ưu điểm
CHUONG 3: HOAN THIEN KE TOAN DOANH THU, CHI PHi VA KET QUA
KINH DOANH TAI CONG TY CO PHAN VAT TƯ THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY
3.1 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
3.1.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh
3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh 70
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cô phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội 71 3.2.1 Về chứng từ kế toán
3.2.2 Về tài khoản kế toán
3.2.3 Về áp dụng chiết khấu thương mại
3.2.4 Xác định kết quả kinh doanh
Trang 73.3 Điều kiện thực hiện giải pháp
3.3.1 Về phía nhà nước 3.3.2 Về phía Công ty
KẾT LUẬN
TAI LIEU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
Báo cáo tài chính
Bảo hiểm thất nghiệp
Bao hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bộ Tài chính Công cụ dụng cụ Doanh nghiệp Giá trị gia tăng Kinh phí công đoàn Phiếu nhập kho Phát sinh
Phiếu xuất kho Quyết định
Tiền gửi ngân hàng
Việt Nam đồng
Trang 9PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.L Về ặt lý luận
Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội Xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế nhà nước và doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện nay đề tồn tại thì doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh, quản lý kinh doanh
phù hợp Công tác kế toán có vai trò lớn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp
Mặt khác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá
chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Vì vậy,
kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế
toán doanh nghiệp Hiện nay trong các doanh nghiệp kế toán doanh thu, chi phi và kết quả kinh doanh đều vận dụng theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Nhưng tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh cũng như công tác tổ chức kế toán doanh nghiệp mà kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại mỗi đơn vị được hạch toán sao cho phù hợp nhất Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, đề từ đó cung cấp các thông tin về tình hình về doanh thu, chỉ phí và kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác Kế toán kết quả kinh doanh cho ta cái nhìn tổng hợp và chỉ tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát
triển doanh nghiệp Việc xác định đúng, chỉ tiết kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phương án kinh doanh chiến lược, đúng đắn và thích hợp hơn cho các kỳ tiếp theo
1.2 VỀ mặt thực tiễn
Thực tế qua quá trình điều tra khảo sát cán bộ, công nhân viên tại Công ty Cổ
phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội thì việc hạch toán kế toán doanh
thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh còn nhiều bắt cập như: Công ty chưa có các báo cáo
kế toán về doanh thu, chưa sử dụng chiết khấu thương mai trong bán hàng Những bất
Trang 10cập này nếu vẫn chưa được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến công tác kế toán cũng như kết
quả kinh doanh của Công ty
Xuất phát từ những bắt cập trên tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc hạch
toán doanh thu, chỉ phí và kết quả tại các doanh nghiệp nói chung và đặc bỉ
ệt là Công
ty Cổ phẩn Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội nói riêng nên tôi quyết định
chon dé tai “Ké todn doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tr Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu về doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh đã được rất nhiều
tác giả nghiên cứu, có thể nói đây là một vấn đề rất quan trọng trong bất cứ doanh
nghiệp nảo và tính thời sự của nó vẫn luôn là một vấn đề mà nhiều tác giả muốn theo
đuôi Các nghiên cứu trước đã chỉ những thành công, những ưu điềm cả về mặt lý luận
và thực tiễn tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định
* Luận văn “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí, kết quả địch vụ khách
tại các Công ty kinh doanh dịch vụ khách sạn trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Hoàng Bảo Trung trường Đại học Thương mại, năm 2015 Bài viết có bố cục rõ ràng, dễ hiểu
đã nêu rõ được đặc điểm của loại hình kinh doanh dịch vụ khách sạn, nguyên tắc hạch
toán và phương pháp hạch toán tại hai khách sạn lớn tiêu biểu và có nhiều hoạt động
dịch vụ khách sạn hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội: Khách sạn Deawoo và khách sạn Bảo Sơn Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp cụ thể như: Thống kê, phân tích, so sánh và khảo sát thực tiễn nhưng chưa kết hợp với phương
pháp điều tra nhằm thu thập (sử dụng bảng câu hỏi hay điều tra phỏng
vấn, ) cho nên kết quả thu thập được chi mang tính định tính, chưa có sự khảo sát chuyên sâu, làm giảm độ tin cậy của các phân tích đánh giá từ đó các giải pháp tác giả đưa ra có tính khái quát không cao
* Luận văn thạc sỹ “Kế toán doanh thu và chỉ phí tại các Công ty tư vấn và thiết
kế xây dựng ở tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai năm 2015 đã hệ
thống được những nội dung về mặt lý luận liên quan đến doanh thu, chỉ phí đồng thời
luận văn cũng chỉ nghiên cứu, đánh giá công tác kế toán doanh thu, chỉ phí trên góc độ
kế toán tài chính mà chưa đánh giá được công tác kế toán chỉ tiết kế toán doanh thu, chỉ phí phục vụ cho nhu cầu quản trị Ngoài ra luận v:
cũng chưa chỉ ra sự khác biệt
giữa kế toán Việt Nam và kế toán thể giới về công tác kế toán doanh thu, chỉ phí
Trang 11
* Luận văn: “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí của Công ty TNHH dược phẩm Hiệp Bách Niên” năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Mai, trường Đại học kinh tế
Quốc dân Bài viết của tác giả đầy đủ kết cấu của Luận văn, bố cục bài viết được chia
ra làm 3 phần, được trình bày rất chỉ tiết, dễ hiểu Chương 1 tác giả đã trình bày được
những lý luận chung về kế toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh
Chương 2, tác giả đã phân tích về các điểm mạnh của Công ty là có đa dạng mặt hàng, nên rất cần phải quản lý tốt về hàng hóa, giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn tổng quan hơn về các chiến lược mới về các mặt hàng mà Công ty kinh doanh Đồng thời,
tác giả đã đề cập một cách chính xác thực trạng doanh thu, chỉ phí của Công ty qua các
bảng biểu Chương 3, tác giả đề xuất đề có thê quản lý tốt về doanh thu, chỉ phí, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, rất gọn nhẹ nhưng vẫn hoạt động
hiệu quả, đáp ứng được khối lượng công việc tương đối nhiều
Nhược điểm: Tác giả còn phụ thuộc nhiều về việc trình bày chứng từ, thao tác
kế toán trên phần mềm kế toán nên trong bài viết còn gặp phải một số vướng mắc như việc tô chức lưu trữ chứng từ kế toán, tác giả không đề cập đến Việc sắp xép chứng từ của các tài khoản phát sinh trong tháng còn lộn xộn, không theo trình tự ghi số, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu chính xác của trong bài luận về kế toán doanh thu ~
chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh của Công ty
* Luận văn “Kế toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty cỗ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội” của Nguyễn Hồng Giang trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2017 Luận văn này đã khái quát được những vấn đề lý luận vẻ tô chức hạch toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh nhà và đô thị ở Việt Nam Tuy nhiên Luận văn mới chỉ trình bày giới hạn trong đơn vị tác giả lấy số liệu là Công ty cổ phần
kinh doanh nhưng chưa đề cập đến kế toán quản trị, mới tập trung vào kế toán tài
chính
* Luận văn: “Kế toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH Tân Phước Long của tác giả Trần Thị Thanh Thúy, trường Học viện
ngân hàng năm 2016 Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản của doanh
thu, chỉ phí và xác định kế quả kinh doanh Qua đó, rút ra được những thành công và hạn chế của công tác kế toán tại đơn vị này
Trang 12* Luận văn: “Kế toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Ngân hàng dữ liệu” của Nguyễn Lê Phương Thảo trường Đại học kỳ thuật công nghiệp năm 2016 Luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán doanh
thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Ngân hàng dữ liệu Phần kế
toán doanh thu, tác giả tập trung khảo sát thực trạng về nội dung doanh thu tại Công
ty, chứng từ số sách và quy trình ghi số của Công ty Phần chỉ phí, tác giả khảo sát theo từng nội dung kế toán giá vốn hàng bán, kế toán chỉ phí bán hàng, chỉ phí quản lý
doanh nghiệp và chỉ phí hoạt động tài chính Mặc dù tác giả đã chỉ ra được ưu nhược
điểm của Công ty nhưng đề xuất giải pháp chưa được cụ thể hóa
* Luận văn năm 2018 “Hoàn thiện kế toán chỉ phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam” tác
giả Đỗ Thị Hồng Hạnh-Đại học Kinh Tế Quốc Dân Luận văn tập trung làm rõ cơ sở
ly luận về kế toán chỉ phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất Cụ thể: (1) Làm rõ vai trò, bản chất và yêu cầu của kế toán chỉ phí, doanh thu,
kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất (2) Xác định rõ nội dung kế toán
tài chính chỉ phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất (3)
Xác định rõ nội dung kế toán quản trị chỉ phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất
Ưu điểm: Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán chỉ phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tống công ty thép Việt Nam Luận văn đã nêu rõ những vấn đề tồn tại trong công tác kế toán chỉ phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty này Những bắt cập đó thuộc về nhận diện và phân loại chỉ
phí, doanh thu, kết quả kinh doanh; việc thực hiện chế độ kế toán về chứng từ, tài
khoản, số kế toán, báo cáo kế toán trong công tác kế toán chỉ phí, doanh thu, kết quả
kinh doanh trên phương diện kế toán tài chính,xây dựng định mức và lập dự toán sản
xuất, phân tích thông tin để kiểm soát và cung cấp thông tin chỉ phí, doanh thu, kết quả
kinh doanh phục vụ ra quyết định trên phương diện kế toán quản trị Luận văn cũng đã
xác định được nguyên nhân chủ quan khách quan của những tồn tại đó xuất phát từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng và các Công ty sản xuất thép, cụ thé: chưa chặt
chẽ trong việc quản lý cấp phép đầu tư của các cơ quan chủ quản; văn vản giữa các
Bộ, Ngành còn vênh nhau; nhận thức về vai trò về thông tin kế toán trong công tác
Trang 13quản lý còn hạn chế
Xuất phát từ những tồn tại, bắt cập, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện kế toán chỉ phí, doanh thu, kết quả kinh doanh cho các Công ty sản xuất
Nhược điểm: Phần thực trạng số liệu còn đơn điệu, nghèo nàn, các kiến nghị
của tác giả chưa mang tính thực tiễn cao Tác giả mới chỉ đưa ra một vài kiến nghị về
lập số nhật ký đặc biệt và số chỉ tiết, nhưng nó chỉ phù hợp với kí n thủ công Các
chứng từ sắp xếp còn lộn xộn Trong bài viết cón mắc một số lỗi chính tả, tác giả cũng
chưa nêu ra điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất
* Luận văn năm 2018 “Kế toán doanh thu chỉ phí và kết quả kinh doanh tại
công ty thương mại Vina Kyung Seung” tác giả Lại Văn Đức - Đại học Thương Mại
Nội dung: Bên cạnh việc chỉ ra một số lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chỉ
phí và kết quả kinh doanh, tác giả còn đưa ra một số hạn chế trong công tác kế toán mà
doanh nghiệp
chính xác, nhiều khoản chỉ phí phát sinh không được phản ánh vào chỉ phí sản xuất
cần khắc phục như: Giá vốn hàng bán của công ty chưa được xác định
kinh doanh mà treo trên tài khoản “Chỉ phí trả trước”, chưa đánh giá lại các khoản có
gốc ngoại tệ cuối năm Một số giải pháp được tác giả đề xuất như: Sử dụng tỉ giá hợp
lý trong ghi chép khoản phải thu khách hàng và doanh thu, xác định giá vốn hàng bán một cách chính xác, thực hiện phân bỏ, ghi chép chỉ phi phat sinh vào tài khoản chỉ phí
sản xuất kinh doanh, thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngo:
thời điểm cuối năm tài chính Ở đề tài này, tác giả đã nghiên cứu chỉ tiế
trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại công ty và đã đưa ra được những giải pháp cu thé va phù hợp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết
quả kinh doanh tại công ty
Ưu điểm: Trong Luận văn tác giả đưa ra những vấn đẻ lý luận cơ bản về kế toán doanh thu chỉ phí và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Đồng thời phân
tích thực trạng tại công ty thương mại 100% vốn đầu tư nước ngoài Vina Kyung Seung Qua phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra những đề xuất cho cả phía Nhà
nước, cơ quan chức năng và phía công ty Tác giả kiến nghị đối với doanh nghiệp: xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và kế toán
quản trị
Nhược điểm: các giải pháp còn mang nhiều tính lý thuyết Việc sắp xếp chứng
Trang 14từ của các tài khoản phát sinh trong tháng còn lộn xộn, không theo trình tự ghi số, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp Ngoài ra trong phần cơ sở lý luận tác giả chưa đề cập đến
các hình thức ghỉ sô kế toán, chưa nêu ra cách trình bày thông tin về doanh thu, chỉ phí trên báo cáo tài chính
* Luận văn năm 2018 “Kế toán doanh thu chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Nhựa Đường PETROLIMEX” tác giả Truong Thi Hong Xam
Nội dung: Trong Luận văn tác giả đã nêu lên một số để cơ sở lý luận về doanh thu chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp vừa sản xuất vừa
thương mại Tác giả cũng đã phân tích, so sánh, đánh giá ký lưỡng về thực trạng các
hoạt động của công tác kế toán này tại Tổng công ty Nhựa Đường Petrolimex và trên
cơ sở đó đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công ty như các hoạt động nhận và
xử lý đơn hàng, theo dõi các khoản phải thu Qua đó tác giả đã đưa ra một số đề xuất
hợp lý như mở số theo dõi chỉ tiết công nợ, số chỉ tiết các khoản thu tiền, chỉ tiền, xây
dựng hệ thông thông tin kế toán riêng nhằm tối ưu hóa từng hoạt động và giảm thiểu các rủi ro có thê xảy ra
Ưu điểm: Bài viết đã trình bày với bố cụ 3 chương rõ ràng, số liệu logic Với kiến thức lý luận, tác giả đã thực hiện tốt bài viết của mình bằng lý luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp của toán học, của nghiệp vụ kế toán Bài viết được trình bày theo nhiều phương pháp kết hợp giữa phương pháp trình bày
văn viết với sơ đồ và bảng biểu
Nhược điểm: Các giải pháp mà tác giải đưa ra còn mang nặng tính lý thuyết, khó áp dụng vào thực tế Để tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và các
phương pháp cụ thể như: Thống kê, phân tích, so sánh và khảo sát thực tiễn nhưng chưa kết hợp với phương pháp điều tra nhằm thu thập số liệu sơ cấp (sử dụng bảng câu hỏi hay điều tra phỏng vấn ) cho nên kết quả thu thập được chỉ mang tính định tính,
chưa có sự khảo sát chuyên sâu
* Luận văn “Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH ANT” của tác giả Cao Thị Thu Phương trường Đại học Thương mại (2018)
Nội dung: Luận văn này đã hệ thống được những lý luận về Kế toán doanh thu,
chỉ phí và xác định kinh doanh trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những thành tựu và hạn chế, yêu cầu của việc hoàn thiện tô chức công tác kế toán doanh thu, chỉ phí, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện
Trang 15cụ thể theo từng nội dung kế toán doanh thu, chỉ phí, xác định kết quả kinh doanh của
Công ty
Ưu điểm: đã trình bày cơ bản những nội dung về mặt lý luận liên quan đến đẻ
tài nghiên cứu Luận văn cũng đã chỉ ra được những ưu điểm của đơn vị được nghiên cứu, Đồng thời đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn cao đối với Công ty
Nhược điểm: ở đề tài này, tác giả chưa đưa ra được thực trạng vận dụng kế toán doanh thu, chỉ phí, xác định kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kết toán Việt Nam
* Luận văn của tác giả Nguyễn Hữu Đồng (2018) “Hoàn thiện kế toán chỉ phí,
doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam”
Nội dung: Luận văn này đã khái quát hóa được những vấn đề lý luận về tô chức
hạch toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
du lịch; tìm hiểu thực tế tình hình hạch toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tại một số các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
Ưu điểm: Bài viết đã trình bày với bố cụ 3 chương rõ ràng, số liệu logic Tác giả trình bày được đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh
thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh Nêu lên được quy trình hạch toán thực tế tại đơn vị, các số sách, chứng từ kế toán được đưa vào khá đầy đủ, có trình tự
Nhược điểm: Luận văn mới chỉ trình bày giới hạn trong đơn vị tác giả lấy số
;ô, thẻ chỉ tiết, số tổng hợp tác giả trình bay vẫn chưa
Ngoài ra, các chứng từ,
đúng hết biểu mẫu theo quy định của Bộ tài chính Các sơ đồ trình bày cầu thả
Thông qua những luận văn trên đã phần nào cho chúng ta thấy được những ton tại, khó khăn liên quan đến kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh đồng thời
tác giả cũng đưa ra được những ý kiến, giải pháp đối với những vấn đề đó Tuy nhiên
cho đến nay chưa có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cô phần Vật
tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội
3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả
kinh doanh
Trên cơ sở đó nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phi
và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà
Nội.
Trang 16Vận dụng lý luận và thực tiễn đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Thiết
bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội
Từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế
toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị
Phòng cháy chữa cháy Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Dé tai tập trung nghiên cứu kế toán doanh thu,
chỉ phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
~ Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu trong
năm tài chính 2019
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng
cháy chữa cháy Hà Nội
+ Về nội dung nghiên cứu: Đi sâu nghiên cứu trên góc độ kế toán tài chính; chế
độ kế toán ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: kết quả kinh doanh xác định sau thuế TNDN
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra, phỏng
vấn; phương pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát
* Phương pháp điều tra - phỏng à việc trao đổi trực tiếp với kế toán tại
Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội về các vấn đề xoay quanh nội dung nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả
kinh doanh
~ Đối tượng phỏng vấn là Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán tại Công ty
~ Thời gian, địa điểm phỏng vấn được thỏa thuận trước Việc phỏng vấn được
tiến hành theo phương thức gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp Địa điểm phỏng vấn tại
phòng Tài chính - Kế toán trong Công ty
- Nội dung phỏng vấn: Đó là các vấn đề cơ bản như bộ máy tô chức công tác kế
toán của doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên kể toán, thực tế công tác kế toán doanh thu,
chỉ phí và kế toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Các câu
hàm các nội dung về kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh, những thuận lợi
Trang 17và khó khăn mà bộ máy kế toán kế toán của đơn vị gặp phải trong quá trình hạch toán
kế toán, làm cơ sở tìm ra các biện pháp khắc phục những khó khăn đó
* Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập dữ liệu dựa vào mắt quan sát
trực tiếp quy trình thực hiện nghiệp vụ kế toán đề xác định doanh thu đang diễn ra tại
Công ty
~ Mục đích: Nhằm tiếp cận trực tiếp, theo đõi được các hoạt động, các thao tác và
quá trình làm việc một hệ thống kế toán để có thể thấy được công tác kế toán xác định
doanh thu, chỉ phí của đơn vị đã phù hợp với chuẩn mực chưa, hiệu quả chưa và có ưu nhược điểm gì
* Phương pháp nghiên cứu tải liệu:
~ Trong Công ty: Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty, báo cáo doanh thu, bảng phân bổ chỉ phí, qua nhân viên kế toán
- Ngoài Công ty: Qua phương tiện truyền thông như website của Công ty, các
giáo trình kế toán, các bài luận văn, Luận văn khóa trước, internet
* Phương pháp so sánh: Là phương pháp được thực hiện thông qua việc đối
chiếu giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dé thấy được những điểm giống và khác nhau giữa chúng Trong quá trình nghiên cứu kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh nội dung của phương pháp này được cụ thê hóa thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn về công tác kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp, đối chiếu công tác kế toán doanh thu chỉ phí và kết quả
kinh doanh giữa các doanh nghiệp kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng để thấy được điểm mạnh, lợi thế mà doanh nghiệp đã đạt được, đối chiếu số liệu giữa
chứng từ gốc với các số kế toán liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa Số Cái và Bảng tổng hợp chỉ tiết để có kết quả chính xác khi lên Báo cáo tài chính
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Công
ty Cô phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh tại Cong
ty Cô phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy chữa cháy Hà Nội
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÉ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng đến kế toán
doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh
Theo luật doanh nghiệp năm 2014 thì Hoạt động kinh doanh được hiểu là: "Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tắt cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi" Hoạt động kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương
mại Theo Luật Thương mại 2005 giải thích, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
Do đó kinh doanh thương mại là quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến
lĩnh vực tiêu dùng qua hai quá trình chủ yếu đó là mua hàng và bán hàng Đối tượng
kinh doanh thương mại rất phong phú, bao gồm tất cả các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường, của nhiều ngành hàng khác nhau như: Hàng nông sản, thuỷ sản, hàng vật tư thiết bị, thực phẩm chế biến
Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại là thực hiện việc tổ chức lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày cảng cao trong tiêu dùng xã hội
Kinh doanh thương mại cũng có những đặc điểm riêng của mình như sau:
- Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hoá được phân loại theo từng ngành hàng:
Trang 19~ Quá trình lưu chuyên hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hai giai
đoạn, giai đoạn mua hàng và giai đoạn bán hàng, không qua khâu chế biến làm thay
đổi hình thái vật chất của hàng hoá Trong đó:
+ Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyên hàng hoá, thông qua mua hàng, quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền hàng giữa người mua và người
bán về giá trị hàng hoá được thực hiện Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá chỉ được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời ba điều kiện: Phải thông qua một
phương thức mua - bán - thanh toán tiền hàng nhất định, doanh nghiệp đã nắm được
quyền sở hữu về hàng hoá, và mắt quyền sở hữu về tiền hay một loại hàng hoá khác,
và hàng mua về nhằm mục đích để bán hoặc qua gia công rồi bán
+ Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện, vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền
tệ, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chỉ phí và có nguồn tích luỹ để
mở rộng kinh doanh Quá trình bán hàng thường được thực hiện qua hai phương thức là bán buôn và bán lẻ Đặc trưng của bán buôn là, khi kết thúc quá trình mua bán, hàng hoá vẫn trong quá trình lưu thông, còn đặc trưng của bán lẻ là, khi kết thúc quá trình mua bán, hàng đã vào lĩnh vực tiêu dùng Bán buôn và bán lẻ hàng hoá được thực hiện bằng nhiều hình thức bán thẳng, bán qua kho, bán trực tiếp và gửi bán qua đại lý, ký gửi
- Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hoá là vốn chủ yếu nhất và
nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, chiếm một khối
lượng công việc rất lớn, quản lý hàng hoá là một trong những nội dung quản lý quan
trọng nhất trong các doanh nghiệp thương mại
Trong quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh mà dặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh thương mại, kế toán giữ vai trò quan trọng, là công cụ đề điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp, trong đó các phần hành kế toán, doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh là các phần hành kế toán cơ bản
nhất trong hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh cũng như trong nội dung quản lý
hàng hoá của doanh nghiệp thương mại Kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp thương mại mang những đặc điểm riêng của mình
Trang 201.2 Khát quát chung về doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Chỉ phí và phân loại chỉ phí
+ Khái niệm chỉ phí
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các hao phí về lao động
sống cần thiết và lao động vật hóa đề tồn tại và phát triên, doanh nghiệp còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chỉ phí khác, các khoản chỉ phí có thể là một bộ phận mới do
doanh nghiệp sáng tạo ra và cũng có những khoản chỉ phí đôi khi rất khó xác định
chính xác là hao phí về lao động sống hay hao phí về lao động vật hóa Do vậy hiện
nay, chỉ phí hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động,
sống, lao động vật hóa và các chỉ phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chỉ ra trong
quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhat định
Theo quan điểm kinh tế, chỉ phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh
tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chỉ ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu Chỉ phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuắt, tiêu thụ hàng hóa
Đối với các doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh tế chủ yếu là mua và bán
hàng hoá nhằm thu lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác của doanh nghiệp Để thực hiện các mục tiêu của mình, doanh nghiệp phải bỏ ra những chỉ phí
nhất định, các chỉ phí phát sinh trong từng ngày, từng giờ ở tất cả các giai đoạn khác
nhau của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định Trước hết là các chỉ phí phát sinh ở khâu mua hảng, đó là các chỉ phí vận chuyển hàng hoá từ nơi mua tới kho của doanh nghiệp, chỉ phí tiền lương trả cho cán bộ công
nhân viên chuyên trách ở khâu mua hàng hoá trong một thời gian nhất định Tiếp đến
là chỉ phí ở khâu dự trữ và tiêu thụ hàng hoá Các chỉ phí này bao gồm chỉ phí chọn lọc, đóng gói, bảo quản hàng hoá, chỉ phí vận chuyển hàng hoá từ kho của doanh
nghiệp đến người tiêu dùng, tiền thuê kho bãi, chỉ phí sử dụng đồ dùng, khẩu hao
Trang 21doanh, liên kết, nhượng bán, thanh lý TSCĐ, mua bán chứng khoán, đầu tư vào hệ thống tín dụng nhằm thu lợi, bảo toàn vốn kinh doanh Các hoạt động kinh tế cũng đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải phải bỏ ra những khoản chỉ phí nhất định trong
kỳ, các khoản chỉ phí này sẽ được bù đấp bằng các hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp thương mại trrong kỳ Như vậy, từ góc độ doanh nghiệp có thể thấy rằng chỉ phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ các chỉ phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra đề thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Các chỉ phí phát sinh từ khâu mua vào dự trữ đến khâu bán ra và các chỉ phí
có liên quan đến đầu tư vốn ra ngoài và được bù đắp bằng thu nhập hoặc doanh thu
kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong kỳ đó,
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01- Chuẩn mực chung: Chỉ phí là tng gia trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chỉ ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm
phân loại khác nhau Phân loại chỉ phí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin quản lý Tùy
vào yêu cầu thông tin mà có các cách phân loại chỉ phí khác nhau
* Phân loại chỉ phí sản xuất theo nội dung kinh tế, chỉ phí được phân thành 5 loại:
Theo cách phân loại này, chỉ phí phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được
sắp xếp chung vào cùng một yếu tó, bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản
xuất hàng hóa gì Việc phân loại theo tiêu thức này giúp tập hợp, quản lý chỉ phí tốt
hơn, qua đó đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp tài liệu để
lập dự toán chỉ phí sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, việc phân loại này không phân biệt được chỉ phí theo từng mục đích và nguyên nhân gây ra chỉ phí Theo cách phân loại này, chỉ phí sản xuất kinh doanh được chia thành 5 yếu tố:
- Chỉ phí vật tư: Bao gồm toàn bộ giá trị các loại vật tư dùng vào hoạt động kinh
doanh trong ky
- Chi phí nhân công (tiền lương và các khoản trích theo lương): La toàn bộ các
Trang 22khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương như: chỉ phí tiền lương, phụ cấp
phải trả, và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của người lao động tính vào chỉ phí
- Chi phi khdu hao TSCD: là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Chỉ phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các
dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác cung cấp như: Điện, nước, điện thoại
- Chi phi khác bằng tiền: Gồm các khoản chỉ phí phục vụ cho hoạt động kinh
doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chỉ bằng tiền trong kỳ báo cáo, như
chỉ tiếp khách, hội họp
* Phân loại chỉ phí theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí:
- Chỉ phí trực tiếp: Là những khoản chỉ phí liên quan trực tiếp đến việc mua vào một loại hàng hóa nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, tập hợp trực tiếp cho hàng hóa đó
- Chi phí gián tiếp: Là những chỉ phí có liên quan đến nhiều loại hàng hóa,
nhiều hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Kế toán phải tập hợp chung
sau đó phân bổ cho từng đối tượng liên quan đến theo tiêu thức thích hợp
Với cách phân loại chỉ phí này, trong trường hợp có chỉ phí gián tiếp phát sinh,
bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bỏ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp
Mức độ chính xác của chỉ phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu thức phân bổ chỉ phí
* Phân loại chỉ phí theo mối quan hệ với các chỉ tiêu trên BCTC:
Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho của hàng đã bán được hoặc là giá
thành thực tế địch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ
Chỉ phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chỉ phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chỉ phí chào hàng, giới thiệu hàng hóa, hoa hồng bán hàng, bảo hành hàng hóa, chỉ phí bảo quản, đóng gói, vận hành
Chỉ phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chỉ phí liên quan đến hoạt động quản
lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý điều hành chung của toàn bộ doanh nghiệp,
Chỉ phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chỉ phí hoặc các khoản lỗ
Trang 23quan đến hoạt động tài chính như chỉ phí lãi vay, chỉ phí góp vốn liên doanh, các kho
an lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lỗ chuyển nhượng vốn
Chỉ phí khác: Bao gồm các chỉ phí ngoài các chỉ phí kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chỉ phí về thanh
lý, nhượng bán tài sản, các khoản tiền bị phạt do vỉ phạm hợp đồng
1.2.2 Doanh thu và phân loại doanh thu
+ Khái niệm doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS14- Doanh thu và thu nhập khác) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC qui định:
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp đã thu được trong kỳ
kế toản, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phân làm tăng vốn chủ sở hữu ”
Như vậy, có thể hiểu bản chất của doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng
'Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì doanh thu được định nghĩa là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại
trừ phần đóng góp thêm của các cô đông Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao
dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý
của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
Liên quan đến doanh thu còn có các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
# Phân loại doanh thu
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận cho
doanh thu bán hàng, doanh thu tiền lãi, cỗ tức và lợi nhuận được chia theo quy định hiện hành, nếu không thỏa mãn thì không hạch toán vào doanh thu
* Phân loại doanh thu theo phương thức bán hàng: Theo cách phân loại này
doanh thu của doanh nghiệp được chia thành: Doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ
Trang 24và doanh thu bán hàng đại lý
Doanh thu bán buôn: Bao gồm doanh thu phát sinh từ phương thức bán buôn hàng hoá qua kho và phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyền thẳng
Doanh thu bán lẻ: Là doanh thu bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng Cách phân loại này cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp lập kế
hoạch kết cầu mặt hàng kinh doanh đồng thời có biện pháp quản lý phù hợp với từng
phương thức bán hàng
* Phân loại doanh thu theo lĩnh vực tạo ra doanh thu (theo bản chất kinh tế): Doanh thu được chia thành doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác
Doanh thụ hoạt động kinh doanh thông thường: Là toàn bộ số tiền phải thu phát
sinh trong kỳ từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Đối với doanh
nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của nhà nước cho doanh nghiệp khi thực hiện cung cấp dịch vụ theo nhiệm vụ nhà
nước giao mà không thu đủ bù đắp chỉ
Doanh thụ từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay
vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính, chênh lệch lãi
do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệ
Thu nhập khác: Bao gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghỉ
tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác
* Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán: Theo cách phân loại này, doanh thu của doanh nghiệp được chia thành:
Doanh thu bán hàng thu tiền ngay
Doanh thu bán hàng người mua chưa thanh toán
Doanh thu bán hàng trả góp
Doanh thu bán hàng đại lý (ký gửi)
Doanh thu chưa thực hiện (Doanh thu nhận trước)
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có các thông tin cần thiết để phân
tích công nợ, có kế hoạch thu hồi nợ, lập dự phòng phải thu khó đòi
Trang 25* Phân loại doanh thu theo đối tượng mua hàng: Theo cách phân loại này doanh thu của DN được chia thành: Doanh thu bánhàng ra ngoài (bao gồm doanh thu bán nội địa và doanh thu xuất khâu) và doanh thu bán hàng nội bộ
Cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị DN biết được mức độ sinh lời của từng hoạt động theo đối tượng bán hàng từ đó có quyết định kinh doanh phù hợp
* Phân loại doanh thu theo mối quan hệ doanh thu với chỉ phí và kết quả kinh
doanh:Cách phân loại này doanh thu DN chia thành: Doanh thu hoà vốn, Doanh thu thua lỗ, doanh thu an toàn và có lãi Cách phân loại nảy giúp cho các nhà quản trị xác định quy mô kinh doanh phù hợp, chiến lược kinh doanh của DN để đạt hiệu quả
Doanh thu và chỉ phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghỉ nhận đồng
thời theo nguyên tắc phù hợp và năm tài chính
Doanh thu được chỉ tiết theo từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng, theo dõi chỉ tiết từng khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng,
¡) để xác định doanh thu thuần của từng loại doanh thu, chỉ tiết
bán, hàng bán bị trả
từng mặt hàng, từ đó phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán để quản trị doanh nghiệp
và lập báo cáo tài chính
1.2.3 Kết quả kinh doanh và phân loại kết quả kinh doanh
s* Khái niệm kết quá kinh doanh
Là kết quả cuối cùng của hoạt ng kinh doanh trong doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định và được xác định là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chỉ phí của các hoạt động đó Nếu doanh thu lớn hơn chỉ phí thì doanh nghiệp có lợi
nhuận, nếu bằng hoặc nhỏ hơn chỉ phí thì doanh nghiệp hoà vốn hoặc lỗ
Sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định kết quả
kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị Kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ là phần lợi ích mà doanh nghiệp nhận được hoặc tổn thất doanh
nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chỉ phí tương ứng của doanh nghiệp trong kỳ Kết quả kinh
doanh là lãi nếu doanh thu lớn hơn chỉ phí và ngược lại, kết quả kinh doanh là lỗ nếu
doanh thu nhỏ hơn chỉ phí Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau thì hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cũng khác nhau Kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ được gọi là kết quả kinh doanh thông thường
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
Trang 26động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế cơ bản, là
điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các hoạt động
của doanh nghiệp
s# Phân loại kết quả kinh doanh
Theo thong tu 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
thì kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá
vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bat động sản đầu tư và dịch vụ, chỉ phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chỉ phí khấu hao, chỉ phí sửa
chữa nâng cấp, chỉ phí cho thuê hoạt động, chỉ phí thanh lý, nhượng bán bắt động sản đầu tư), chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính với chỉ phí tài chính
Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với chỉ phí khác
Công thức xác định kết quả kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
Ong tai chinh — Chi phi tài chính) - (Chỉ phí bán hàng
cấp dịch vụ + (Doanh thu hoạt
+ Chỉ phí quản lý doanh nghiệp)
Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuai
(Thu nhập khác ~ Chỉ phí khác)
1.2.4 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh
từ hoạt động kinh doanh +
doanh
1.2.4.1 Yêu cầu quản lý vẻ kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh
Tô chức quản lý chặt chẽ tình hình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tình hình thanh toán với người mua, thanh toán với ngân sách nhà nước các khoản thuế tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ phải nộp
Quản lý chỉ phí kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng
mục đích, tránh tình trạng sử dụng lăng phí, sai mục đích, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.
Trang 27Kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán hiện hành, các văn bản pháp lý, các thông tư, quyết định có liên
quan Đồng thời, yêu cầu quản lý kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp cần
phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, mô hình quản lý của DN đó Khi xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi ghỉ nhận doanh thu và
chỉ phí phát sinh trong kỳ hạch toán
'Yêu cầu quản lý kế toán kết quả kinh doanh đối với việc thực hiện được các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh trong từng kỳ Kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được thực hiện một cách thường xuyêt chính xác, kịp thời, giúp cho DN kiểm soát được tình hình doanh thu, chỉ phí, kết quả kinh doanh trong kỳ của
DN tang giảm thé nao dé nha quan tri có cái nhìn tổng quát nhất từ đó đưa ra được các
biện pháp và phương án kinh doanh hợp lý nhất
1.2.4.2 Nhiệm vụ kế toán doanh thu, chỉ phí và kết quả kinh doanh
Phan ánh, ghi chép đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về mặt số lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã, đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ bán ra
Phản ánh, ghỉ chép đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu va toàn bộ chỉ phí phát sinh trong kỳ để cuối kỳ tập hợp doanh thu, chỉ phí,
từ đó xác định được kết quả kinh doanh
Theo doi thường xuyên, liên tục biến động tăng, giảm các khoản doanh thu bán hàng và cung cắp địch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
Theo dõi chỉ riêng biệt từng loại doanh thu nhằm phản ánh kịp thời, chỉ
tiết, đầy đủ kết quả kinh doanh làm căn cứ lập các báo cáo tài chính
Theo dõi chỉ tiết các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản phải thu, chỉ phí của
từng hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu
khách hàng
Xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, theo dõi tỉnh hình thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước
Cung cấp các thông tin kế toán chính xác, kịp thời cho vệc lập Báo cáo tài
chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và xác định
kết quả kinh doanh
Xác định đước quá trình luân chuyền chứng từ về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Trang 28Đưa ra những kiến nghị, biện pháp nhằm hoàn thiện việc tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, cung cấp cho ban lãnh đạo những thông tin cần thiết để xây dựng
những kế hoạch cụ thê nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1.3 Sự chỉ phối của Chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán doanh thu, chỉ phí
và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
1.3.1 Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung
Chuẩn mực số
1: Chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo Quyết định số
165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Chị
mực chung quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu
tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC doanh nghiệp
Các nguyên tắc cơ bản quy định trong chuẩn mực:
* Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chỉ phí phải được ghỉ số kế
toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chỉ tiền hoặc tương đương tiền BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính
của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Hiểu theo một cách đơn giản, đây là nguyên tắc kế toán dựa trên cơ sở dự thu —
dự chỉ, là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chỉ phối các phương pháp kế toán cụ thê trong kế toán doanh nghiệp, và được xem là một nguyên tắc chính yếu đối
Với nguyên tắc kế toán theo cơ sở tiền, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được
ghỉ nhận dựa trên cơ sở thực thu, thực chỉ Hay nói một cách khác, doanh thu, thu nhập
và chỉ phí chỉ được ghỉ nhận khi các giao dịch được phát sinh bằng tiền Theo đó, lợi
nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ sẽ bằng nhau Ưu điểm nồi
bật của kế toán theo cơ sở tiền khi trình bày thông tỉn trong báo cáo tài chính là: tiền thu vào chỉ ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu được xác định cụ thể, chính xác nên thời điểm đề ghi nhận doanh thu được xác định một cách chắc chắn,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp Bên cạnh đó,
Trang 29việc ghi nhận doanh thu, chỉ phí có liên quan mật thiết đến việc xác định lợi nhuận của
đơn vị, và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp Với nguyên tắc hạch toán này, thuế thu nhập doanh nghiệp đơn vị phải nộp được tính dựa
trên dòng tiền thực thu thực chỉ của đơn vị, đứng về góc độ doanh nghiệp là hợp lý
Tuy nhiên, việc hạch toán theo cơ sở tiền lại phát sinh yếu điểm trong nhiều trường hợp, ví dụ giao dịch bán chịu Trong giao dịch bán chịu, hàng hóa được chuyên cho khách hàng sử dụng trước khi tiền về tới đơn vị, và doanh thu được ghi nhận tại thời điểm tiền về Về bản chất, mặc dù đơn vị chưa nhận được tiền, nhưng trên thực tế
đơn vị đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích liên quan đến hàng hóa đó cho đối tác
Từ thời điểm đó, quyền định đoạt hàng hóa thuộc về đối tác, và như vậy, phần lợi ích
kinh tế khi chuyên giao hàng hóa này doanh nghiệp nên ghi nhận vào số sách dưới
dạng doanh thu Mặt khác, xét về khoản tiền chưa nhận được, đây thực chất là khoản
tiễn của đơn vị đang bị đối tác chiếm dụng, nhưng đơn vị vẫn có quyền sở hữu đối với
khoản tiền này, thể hiện ở chỗ đơn vị có thể sử dụng khoản tiền đó đề chỉ trả nếu cần thiết (bù trừ), và đó thực chất là tài sản của đơn vị thể hiện dưới dạng khoản phải thu
Do đó, nghiệp vụ này cần thiết phải được ghỉ nhận vào số sách để đảm bảo thông tin
kế toán phản ánh đúng thực trạng tài chính của đơn vị Tuy nhiên, với kế toán theo cơ
sở tiền, nghiệp vụ này chưa được ghi nhận
Còn với nguyên tắc kế toán theo cơ sở dồn tích, doanh thu, thu nhập và chỉ phí
được ghỉ nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm tiền nhận được Kế toán theo cơ sở dồn tích không quan tâm tiền đã thu được hay chưa
Đối với kế toán theo cơ sở dồn tích, doanh thu được ghỉ nhận không nhất thiết cùng lúc với dòng tiền vào doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp giao dịch bán chịu
Trong khi đó, kế toán theo cơ sở dồn tích khắc phục được nhược điểm của kế toán theo
cơ sở tiền trong giao dịch bán chịu ở trên, vì thời điểm ghỉ nhận doanh thu theo
nguyên tắc này là thời điểm đơn vị chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa thay vì thời điểm nhận được tiền như kế toán theo cơ sở tiền Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là
phần chênh lệch giữa doanh thu và chỉ phí; từ đó, báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh trung thực các
giao dịch kinh tế trong kỳ, cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
được phản ánh ách đầy đủ, hợp lý Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữ
lượng tiền thu vào với doanh thu trong kỳ và tổn tại chênh lệch giữa chỉ phí ghỉ nhận
Trang 30với lượng tiền chỉ ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dòn tích cho phép theo dõi các
giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng
* Hoạt động liên tục: BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương
lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt
động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác
với giả định liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã
ty, trong đó có các hàng hóa mua về phải tuân thủ nguyên tắc giá gốc
* Phù hợp: Việc ghỉ nhận doanh thu và chỉ phí phải phù hợp với nhau Khi ghỉ nhận một khoản doanh thu thì phải ghỉ nhận một khoản chỉ phí tương ứng có liên quan
đến việc tạo ra doanh thu đó
Chỉ phí tương ứng với doanh thu gồm chỉ phí của kỳ tạo ra doanh thu và chỉ phí của kỳ trước hoặc phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
Với nguyên tắc này, xét theo nghĩa đen thì có thé hiéu, bat cứ khi nảo kế toán
ghỉ nhận doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chỉ phí tương ứng với việc tạo ra
doanh thu đó, hay nói cách khác là việc hạch toán đồng thời ề ở đây là phải xác
định được chỉ phí tương ứng với doanh thu hạch toán trong kỳ Tuy nhiên, điều này
chỉ đúng trong những trường hợp xác định doanh thu, chỉ phí của quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ Còn một số các trường hợp khác, có một số khoản doanh
thu, thu nhập khác rất khó xác định được chỉ phí đi kèm đẻ hạch toán đồng thời Chẳng hạn như: lãi tiền gửi ngân hàng (doanh thu tài chính), hay doanh thu tài chính nhận
được khi được chiết khấu thanh toán Như vậ
„ liệu việc ghỉ nhận các doanh thu này
có vi phạm nguyên tắc phù hợp? Nếu xét về bản chất, các loại doanh thu này vẫn có
chi phí đi kèm, đó là chỉ phí cơ hội Tuy nhiên, việc xác định được một cách đáng tin
cậy giá trị của loại chỉ phí này là rất khó, và việc có được chứng từ để làm bằng chứng
Trang 31chứng minh cho việc phát sinh của chỉ phí này càng khó hơn Điều đó dẫn đến việc kế
toán không thể hạch toán khoản chỉ phí này vào số sách
Sự phù hợp về thời gian được hiểu là khi doanh thu hay chỉ phí phát sinh cho
nhiều kỳ thì cần phân bổ cho nhiều kỳ, chỉ đưa vào doanh thu, chỉ phí phần giá trị phát
sinh tương ứng với kỳ hạch toán Đó là lý do hệ thống tài khoản có thêm các tài khoản
dùng đề “treo” doanh thu, chỉ phí lại chờ phân bổ như TK242, TK338
* Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đồi
chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC
Nguyên tắc này cũng bắt nguồn từ mong muốn thông tin cung cấp được trung thực và hợp lý Vì việc ghỉ nhận doanh thu chỉ phí có liên quan trực tiếp đến việc xác
định kết quả kinh doanh của đơn vị, do đó, nếu không qui định chặt chẽ, nhà quản lý
có thể sử dụng đề điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp mình theo ý muốn chủ quan
Cụ thê, giả sử nhà quản lý đang chịu áp lực về việc gia tăng lợi nhuận trong kỳ Trong ghi nhận chỉ phí, giả sử ban đầu doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc tính giá là nhập
trước xuất trước Đến thời điểm gần khóa s ip báo cáo tài chính, nhà quản trị nhận
thấy nếu áp dụng phương pháp tính giá cũ, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thấp hơn trong trường hợp tính theo phương pháp bình quân gia quyền và quyết định thay đổi
phương pháp tính giá xuất kho Như vậy, thông tin cung cấp sẽ không thé đảm bảo
tính so sánh được và cũng không còn đảm bảo tính trung thực hợp lý của số liệu
Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp không nhất thiết phải cứng nhắc sử dụng một chính sách hay một phương pháp kế toán trong suốt quá trình hoạt động của mình
*Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình
lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính” Qui định này cũng xuất phát từ lợi ích của người sử dụng thông tin Một chính sách hay một
phương pháp kế toán thay đổi có thể ảnh hưởng đến một hoặc rất nhiều các chỉ tiêu
trên báo cáo tài chính, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin
Do đó, nếu có sự thay đổi, cần thiết phải được giải trình rõ ràng, để đảm bảo sự trung
thực và hợp lý của thông tin
* Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
Trang 32~ Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn;
~ Không đánh giá cáo hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập;
~ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chỉ phí:
Các ước tính kế toán ở đây có thể liên quan đến việc ghi nhận doanh thu trong
trường hợp doanh thu hạch toán nhiều kỳ, hoặc ghi nhận các chỉ phí phân bổ, chỉ phí ước tính Nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp không đánh giá cao khả năng của
doanh nghiệp mình Và có thể nói, nguyên tắc này đã giúp kế toán có thê cân bằng hai nguyên tắc đã kê trên Nguyên tắc cơ sở dồn tích yêu cầu ghi nhận doanh thu tại thời
điểm phát sinh, thì nguyên tắc thận trọng bổ sung thêm yêu cầu cần có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
Như vậy, nếu sử dụng đúng nguyên tắc thận trọng, ta có thể khắc phục được một trong các nhược điểm của nguyên tắc cơ sở dồn tích là đơn vị có kha nang ghi
nhận các khoản doanh thu “không thực” vì không có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Với nguyên tắc phù hợp, chỉ phí ghi nhận phải tương ứng với doanh thu có liên quan Tuy nhiên, những khoản chỉ phí không phục vụ lợi ích cho các kỳ kế
toán sau thì cần phải được hạch toán ngay vào số sách kế toán khi có bằng chứng về
khả năng phát sinh của chỉ phí đó Nói tóm lại, nguyên tắc thận trọng sẽ giúp doanh nghiệp không để cao quá khả năng của đơn vị mình, và giúp thông tin cung cấp phản ánh được xác đáng nhất tình hình kinh doanh và thực trạng tài chính của đơn vị
* Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông
tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kê BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC Tính trọng yếu phụ thuộc vào
độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể
Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định
tính
1.3.2 Chuẩn mực kế toán số 02-Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mục
đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế
Trang 33toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chỉ phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi số kế toán và lập báo cáo tài chính Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc
Kết quả kinh doanh muốn được chính xác và phản ánh một cách chính xác thì
phải xác định các yếu tó tham gia vào quá trình này Trong đó yếu tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chỉ phí mua, chỉ phí chế biến và các chỉ phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại Trong đó:
Chỉ phí mua của hàng tồn kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chỉ phí vận chuyền, bốc đỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chỉ phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại, giảm
it được trừ (-) khỏi chỉ khí
giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm c
mua
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp:
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp Bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
Ghi nhận chỉ phí giá vốn: Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã
bán được ghỉ nhận làchi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên
quan đếnchúng được ghi nhận Tắt cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất
mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra,
và chỉ phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chỉ phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chỉ phí sản xuất, kinh doanh Ghỉ nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chỉ phí trong kỳ
phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chỉ phí và doanh thu
Trang 341.3.3 Chuẩn mực kế toán số I4 ~Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm
ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi số
kế toán và lập báo cáo tài chính
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Theo đoạn 10 chuẩn mực số 14, doanh thu ban hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyền giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phâm ho ặc hàng hóa cho người mua;
(b)_ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(€) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
~ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Đối với thu nhập khác: Theo đoạn 30 chuẩn mực 14, thu nhập khác bao gồm:
~ Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;
~ Thu tiền phạt khách hàng do vỉ phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa số tính vào chỉ phí kỳ trước;
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghỉ tăng thu nhập;
~ Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác
Xác định doanh thu:
-Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu
được.
Trang 35-Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giátrị hàng bán bị tra lại
-Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh
thu được xác định bằng cách quy đồi lanh nghĩa của các khoản sẽ thu được
trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất
hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
-Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đôi đề lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu
-Khi hàng hóa hoặc địch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác
không tương tự thì việc trao đôi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trường
hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận
về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh
thu được xác định bằng giá trihợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi
điều chinh các khoảntiễn hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
1.3.4 Chuẩn mực kế toán số 17-Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành và công bố theo
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận kế toán: Là Lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế TNDN,
được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở tính thuế TNDN phải nộp
(hoặc thu hồi được)
Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tạo ra
án nhất
các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chỉ phí cho một kỳ kế t
định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chỉ phí thuế thu
Trang 36nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng Các khoản chênh lệch này được phân thành hai loại:
- Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghỉ số của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong BCĐKT và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này Chênh lệch tạm thời có thể là:
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: Là các khoản chênh lệch tạm thời
làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương
lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu
hồi hay được thanh toán
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh
các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi
mà giá trị ghỉ số của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán
- Chênh lệch vĩnh viễn: Là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN phát sinh từ các khoản thu, thu nhập khác, chỉ phí được ghi vào lợi nhuận
kế toán nhưng không được tính vào thu nhập, chỉ phí khi tính thuế thu nhập chịu thuế
TNDN Hoặc ngược lại, các khoản doanh thu, thu nhập khác, chỉ phí được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN nhưng không được tính vào lợi nhuận kế toán
Chỉ phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): Là tổng chỉ phí thuế thu nhậ
hiện hành và chỉ phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và
thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ
Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu
hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là khoản thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương
lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản:
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa
Trang 37Ngoài ra một số chuân mực kế toán khác chỉ phối kế toán doanh thu, chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp như: Chuẩn mực kế toán số 03 -Tài sản cô định hữu hình, Chuân mực kế toán số 04- Tài sản cố định vô hình, Chuẩn mực
việc hoàn thuế,
Chứng từ kế toán để ghi nhận chỉ phí của DN bao gồm: phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, tờ khai hải quan, biên lai thu thuế hàng nhập khẩu, hóa đơn GTGT, bing
thanh toán tiền lương, bảng phân bỏ vật liệu, CCDC, bảng trích khẩu hao TSCĐ, thông báo nộp thuế, biên bản phạt vi phạm hành chính, phiếu chỉ, giấy báo nợ,
Chứng từ kế toán đề ghi nhận KQKD trong DN có: bảng tính KQKD, kết quả
hoạt động khác, phiếu kết chuyển doanh thu, chỉ phí, phiếu kết chuyên lãi, lỗ,
KQKD năm trước,
1.4.2 Tài khoản kế toán
+Tài khoản kế toán doanh thu
Tài khoản 511 ~ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phán ánh doanh thu
phát sinh từ các hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ Theo thông
tư 200, TK này được mở chỉ tiết các TK cấp 2 như sau:
~ Tài khoản S111 ~ Doanh thu bán hàng hoá
- Tài khoản 5112 ~ Doanh thu bán thành phẩm
~ Tài khoản 5113 ~ Doanh thu cung cấp dịch vụ
~ Tài khoản 5114 ~ Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 5117 ~ Doanh thu kinh doanh bắt động sản đầu tư
~ Tài khoản 5118 ~ Doanh thu khác
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu: phản ánh các khoản giảm trừ
DT của doanh nghiệp Tài khoản này được chỉ tiết thành 3 tài khoản cấp 2
~ Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại
Trang 38~ Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại
~ Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán
TK S15 ~ Doanh thu hoạt động tài chính, phản ánh các khoản lãi DN thu được
từ việc cho vay, góp vốn cho các doanh nghiệp khác và doanh thu HĐTC khác của
doanh nghiệp TK 515 không có tài khoản cấp 2
Tài khoản 711 - Thu nhập khác, phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động SXKD của doanh nghiệp như thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa
TK 711 - Thu nhập khác, không có tài khoản cấp 2
+Tài khoản kế toán chỉ phí
Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán, tổng hợp và theo dõi giá vốn của hànghóa,
dịch vụ DN đã xác định tiêu thụ trong kỳ TK632 không có TK cấp 2
Tài khoản 635 — Chi phi tài chính, theo đõi các CP hoặc các khoản lỗ liên quan
đến các hoạt động đầu tư tài chính, chỉ phí vay vốn, chỉ phí góp vốn liên doanh, liên
kết, lỗ chuyên nhượng chứng khoán ngắn hạn, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá héi doii,
Tài khoản 635 — Chỉ phí tài chính, không có tài khoản cấp 2
Tài khoản 641 Chỉ phí bán hàng, phản ánh các CP phát sinh liên quan đến quá
trình bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ như: chỉ phí quảng cáo, hoa hồng
bán hàng, chỉ phí vận chuyển hàng bán, tiền lương, tiền công của nhân viên bán
hàng
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 6411 - Chỉ phí nhân viên
- Tài khoản 6412 - Chi phi vật liệu, bao bi
~ Tài khoản 6413 - Chỉ phí dụng cụ, đồ dùng
~ Tài khoản 6414 - Chỉ phí khấu hao TSCĐ
~ Tài khoản 6415 - Chỉ phí bảo hành
~ Tài khoản 6417 - Chỉ phí dịch vụ mua ngoài
~ Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác
Tài khoản 642 ~ Chỉ phí QLDN, phản ánh các CP quản lý chung của DN như:
tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, của nhân viên bộ phận
Trang 39QLDN, văn phòng phẩm, khấu hao TSCĐ dùng trong QLDN, chỉ phí tiếp khách.hội nghị Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2 như sau:
~ Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý:
~ Tài khoản 6422 - Chỉ phí vật liệu quản lý
- Tài khoản 6423 - Chỉ phí đổ dùng văn phòng
- Tài khoản 6424 - Chỉ phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6425 ~ Thuế, phí và lệ phí
- Tài khoản 6426 - Chỉ phí dự phòng
~ Tài khoản 6427 - Chỉ phí dịch vụ mua ngoài
~ Tài khoản 6428 - Chỉ phí bằng tiền khác
Tài khoản 81 1 — Chỉ phí khác, phản ánh CP phát sinh do thanh lý, nhượng bán
TSCD, khoan DN bi phat do vi pham hợp đồng kinh tế, phạt hành chính và một số khoản CP khác TK này không có TK cấp 2
Tài khoản 821 - Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp, phản ánh chỉ phí thuế TNDN trong năm làm căn cứ để xác định KQKD sau thuế của doanh nghiệp Taikhoan
821 có 2 tài khoản cấp 2 như sau:
~ Tài khoản 8211 - Chỉ phí thuế thu nị
~ Tài khoản 8212 - Chỉ phí thuế thu nhập doanh ngh
*Tài khoản kế toán kết quả kinh doanhTK 911 ~ Xác định KQKD được sử dụng
để phản ánh kết quả hoạt động SXKD và các hoạt động khác trong DN
ập doanh nghiệp hiện hành
p hoãn lại
1.4.3 Phương pháp kế toán
1.4.3.1 Kế toán doanh thu và thu nhập
a) Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, hóa đơn
bán hàng và các chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có ) kế toán phản ánh vào
TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN, phan anh thuế GTGT đầu
ra phải nộp vào TK 333 (3331)- Thuế GTGT phải nộp (nếu có), phản ánh số tiền nhận
về TK 111- Tiền mặt, TK 112- TGNH, TK I31- Phải thu khách hàng theo tổng giá
Trang 40hợp đồng mua bán thỏa thuận về các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại đẻ ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu theo giá bán chưa có thuế
GTGT, số thuế GTGT đầu ra phải nộp giảm đi tương ứng giá trị hàng bán chiết khấu, trả lại, giảm giá Đồng thời vốn bằng tiền giảm đi tương ứng theo tổng giá thanh toán
hoặc khoản phải thu khách hàng giảm tương ứng theo tổng giá thanh toán
Cuối kỳ xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu khải nộp: Căn cứ vào
tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, tờ khai hải quan, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng,
cung cấp dịch vụ trong kỳ giảm theo số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khâu phải
nộp, đồng thời số thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước tăng tương ứng
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại trừ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ theo số tiền
chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - theo thông tư
200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 (phụ lục 1.1)
b) Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Định kỳ, khi nhận được thông báo số cô tức, số lãi, số lợi nhuận được chia từ
hoạt động đầu tư tài chính:
Nếu doanh nghiệp thu cổ tức, lãi tiền gửi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:
Căn cứ vào thông báo cỏ tức, thông báo lãi, phiếu thu, giấy báo có Kế toán phản ánh
tiền mặt, TGNH tăng đồng thời doanh thu hoạt động tài chính tăng tương ứng với số
tiền nhận được
Nếu doanh nghiệp được chia cô tức bằng cỗ phiếu, tiền lãi tiếp tục đầu tư: căn
cứ vào thông báo cổ tức, thông báo lãi, kế toán phản ánh các khoản đầu tư tài chính tăng, đồng thời doanh thu hoạt động tải chính tăng tương ứng với số tiền thông báo
Nếu doanh nghiệp chỉ nhận được thông báo số cô tức, số lãi được chia, kế toán
phản ánh khoản phải thu khác của doanh nghiệp tăng, đồng thời doanh thu hoạt động tài chính tăng tương ứng với số tiền thông báo
Khi doanh nghiệp mua hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn được người
'bán chấp nhận cho hưởng chiết khấu thanh toán: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, hợp đồng mua bán kế toán phản ánh tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tăng nếu thanh toán ngay