Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 6 - Đề 17 pptx

4 283 3
Đề Thi Thử Đại Học Khối B Sinh 2013 - Phần 6 - Đề 17 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI KIỂM TRA.THỜI GIAN :90’ Câu 1: Trong tháp tuổi của quần thể trưởng thành có tỉ lệ: A. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và bé hơn nhóm tuổi sau sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. D. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. Câu 2: Loài sinh học là một đơn vị phân loại trong tự nhiên, nó có các đặc điểm. 1. là tổ chức cơ bản của sinh giới 2. là đơn vị sinh sản, là một thể thống nhất, về sinh thái và di truyền 3. là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có tính trạng chung về hình thái và sinh lý 4. là đơn vị tồn tại đơn vị tiến hoá của loài A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,3,4 D. 1,2,4 Câu 3: Cho các bước tao động vật chuyển gen: (1) Lấy trứng ra khỏi con vật.(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là A. (1)  (3)  (4)  (2) B. (3)  (4)  (2)  (1) C. (1)  (4)  (3)  (2) D. (2)  (3)  (4)  (2) Câu 4: Cho các nhân tố sau: (1) Đột biến.(2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 5: Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp protein ở mức trước phiên mã là trường hợp nào sau đây A. Tổng hợp các loại ARN cần thiết B. Enzim phiên mã tương tác với đoạn khởi đầu C. Phân giải các loại protein không cần thiết sau đó phiên mã D. Nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại protein mà tế bào có nhu cầu lớn Câu 6: Thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ bản nhất vì A. Sự tiến hoá luân gắn liền với đặc điểm thích nghi trên cơ thể B. càng lên cao trong bậc thang tiến hoá, sinh vật càng thích nghi hơn C. Nếu không thích nghi thì sinh vật bị đào thải, vì vậy phải thích nghi D. quá trình chọn lọc đã loại bỏ những loại kém thích nghi với môi trường Câu 7: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho A. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tố đa B. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu. C. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong. D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường. Câu 8: Một loài có bộ NST ( 2n = 40) vào kì đầu của giảm phân I có 1% số tế bào xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa một crromatit của NST số 1 với cromatit của NST số 3 trong số các giao tử được tạo ra thì số giao tử bị đột biến là: A. 0,25% B. 0,5% C. 0,75% D. 1% Câu 9: Nếu cho cây có KG AaBb tự thụ phấn thì xác suất thu được ít nhất một cây có KH trội của một hoặc hai gen là bao nhiêu? Biết rằng gen A và B phân li độc lập. A. 63,5%. B. 75,25%. C. 93,75%. D. 83,75%. Câu 10: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là: A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. C. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 11: Trong sản xuất nông nghiệp, muốn nhập nội một giống nào đó vào địa phương thì phải dựa vào A. khả năng chống chịu bệnh của giống đó so với các giống khác B. giới hạn sinh thái của giống đó so với khí hậu của địa phương C. khả năng chịu đựng về nhiệt độ và độ ẩm của giống D. khả năng sử dụng nguần thức ăn sẵn có của địa phương Câu 12: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là A. 14,06% B. 75,0% C. 56,25% D. 25% Câu 13: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn , alen b hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng . Biết rằng sự biểu hiên màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xẩy ra đột biến gen, đột biến NST . các cây hoa trắng này là A. thể một B. Thể không C. thể ba D. thể bốn Câu 14: Các bằng chứng cổ sinh học cho thấy ,trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. kỉ triat (Tam điệp) thuộc đại trung sinh B. kỉ kreta (Phấn trắng) đại trung sinh C. kỉ jura thuộc đại trung sinh D. kỉ đệ tam (Thứ ba) đại Tân sinh Câu 15: Khi kích thước quần thể giảm mạnh thì tần số alen lặn có hại bị giảm nhanh chóng , nguyên nhân chủ yếu là vì A. Dễ xẩy ra đột biến làm thay đổi tần số alen B. Xẩy ra giao phối gần làm giảm sức sống của các cá thể đồng hợp lặn C. Xẩy ra giao phối gần làm tăng tỷ lệ đồng hợp lặn tạo điều kiện cho CLTN loại bỏ alen lặn có hại D. CLTN tác động với áp lực cao hơn Câu 16: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên trái đất có thể là ARN A. ARN có thành phần nucleotit loại Uraxin B. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến Enzim ( Protein) C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử và bá hơn ADND. . ARN có kích thước nhỏ hơn ADN Câu 17: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, gặp gen B, b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên? A. AAaBb và AaaBb B. Aaabb và AaaBB C. AAaBb và AAAbb D. AaaBb và AAAbb Câu 18: Có 3 tế bào đều có kiểu gen Bd Aa bD EeGgHh tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi đoạn theo lí thuyết, tối đa có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử A. 8 B. 12 C. 64 D. 16 Câu 19: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người B. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên C. thời gian mang thai 270 – 275 ngày, đẻ và nuôi con bằng sữa D. khả năng biểu lộ tình cảm vui buồn hay giận dữ Câu 20: Hiện tượng nào sau đây là ví dụ tốt nhất cho sự hình thành loài cùng khu A. loài chim sẻ ngô( Parus major) có ba nòi: nòi châu Âu; nòi Ấn Độ ; nòi Trung Quốc B. Bướm sâu đo bạch dương C. Cá voi, cá mập, ngư long đều có hình dạng khí động học D. Hiện tượng đa bội ở thực vật Câu 21: Một loài hoa: gen A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa kép, b: hoa đơn, D: hoa đỏ, d: hoa trắng. Trong di truyền không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P: (Aa,Bb,Dd) × (aa,bb,dd) nếu F b xuất hiện tỉ lệ 1 thân cao, hoa kép, trắng: 1 thân cao, hoa đơn, đỏ: 1 thân thấp, hoa kép, trắng: 1 thân thấp, hoa đơn, đỏ, kiểu gen của bố mẹ là: A. . ad ad bb aD Ad Bb  B. . bd bd aa bd BD Aa  C. . bd bd aa bD Bd Aa  D. . ad ad bb ad AD Bb  Câu 22: Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng? A. Đảo lục địa có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương. B. Đảo đại dương hình thành những loài đặc hữu. C. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với các đại lục gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự ở lục địa châu Âu. D. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng. Câu 23. Một Một gia đình có ba người con gồm 1 máu AB, 1 máu B và 1 máu O. Xác suất để cặp bố mẹ trên sinh hai người con gái đều có nhóm máu O là A. 3,125% B. 1,5625% C. 9,375% D. 0% Câu 24. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt. C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi với môi trường của quần thể. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng thích ứng của các cá thể của loài với môi trường. Câu 25. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống. B. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. C. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. Câu 26. Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có ưu thế chọn lọc hơn nhiều so với các dạng đồng hợp tử. Trường hợp này thể hiện kiểu A. chọn lọc ổn định. B. chọn lọc loại bỏ đồng hợp tử khỏi quần thể. C. chọn lọc phân hóa. D. chọn lọc định hướng. Câu 27. Chiến lược nào sau đây có tác dụng tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất của một quần thể giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp? A. Bắt tất cả các cá thể còn lại của quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên. B.Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể. C. Kiểm soát quần thể ăn thịt và cạnh tranh với quần thể đang bị nguy hiểm. D. Du nhập các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác tới. Câu 28: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toan so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn hai cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được F 1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F 1 tự thận phấn, thu được F 2 gồm 50,16% cây thân cao, quả tròn; 24,84% cây thân cao, quả dài; 24,84% cây thân thấp, quả tròn; 0,16% cây thân thấp, quả dài. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F 1 là A. Ab aB ; 8% B. AB ab ; 8% C. Ab aB ; 16% D. AB ab ; 20% Câu 29: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) AB ab DE de x AB ab DE de trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen Bb với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F 1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ: A. 56,25 % B. 38,94% C. 18,75% D. 30,25% Câu 30: Một quần thể giao phối tự do cân bằng gồm các cá thể thân xám trội hoàn toàn so với thân đen, có than đen chiếm 36%, chọn ngẫu nhiên 20 cặp thân xám cho giao phối theo từng cặp. Xác suất để cả 20 cặp đều có KG dị hợp là A. 40 ) 4 3 ( B. 2 ) 4 3 ( C. 20 ) 4 3 ( D. 40 )48,0( Câu 31: Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ các nhóm máu A=0,4 B= 0,27, AB= 0,24, O= 0,09. Xác suất để sinh ra đứa trẻ có nhóm máu B từ ông bố mang nhóm máu AB và bà mẹ mang nhóm máu B là: A . 0,0216 B. 0,0108 C. 0,0324 D. 0,27 Câu 32: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r. Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là: A. (0,99) 40 . B. (0,90) 40. . C. (0,81) 40 . D. 0,99 Câu 33: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là: A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật. B. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật. C. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật. Câu 34: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học? A. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn. B. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng. C. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn. D. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết. Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Câu 36: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại. B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. cả hai loài đều có lợi. Câu 37: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài Câu 38: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. Câu 40: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. . phép lai trên? A. AAaBb và AaaBb B. Aaabb và AaaBB C. AAaBb và AAAbb D. AaaBb và AAAbb Câu 18: Có 3 tế b o đều có kiểu gen Bd Aa bD EeGgHh tiến hành giảm. đơn, đỏ, kiểu gen của b mẹ là: A. . ad ad bb aD Ad Bb  B. . bd bd aa bd BD Aa  C. . bd bd aa bD Bd Aa  D. . ad ad bb ad AD Bb  Câu 22: Các đảo lục

Ngày đăng: 17/03/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan