1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Thi Thử Đại Học Hóa 2013 - Phần 7 - Đề 9 pdf

9 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 115,43 KB

Nội dung

Câu 1. Thực hiện p/ư nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al, Fe 2 O 3 được hỗn hợp B ( H = 100%). Chia B thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan phần 1 trong H 2 SO 4 loãng dư, thu được 1,12 lít khí (đktc). Hoà tan phần 2 trong dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất không tan là 4,4 gam. Giá trị của m bằng: A. 6,95g. B. 13,9g. C. 8,42g. D. 15,64g. Câu 2. Lấy 13,4gam hỗn hợp Al và Fe 2 O 3 thực hiện hoàn toàn p/ư nhiệt nhôm, thu được chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng Al và Fe 2 O 3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là (cho Al = 27, Fe = 56): A. 5,4g và 8,0g. B. 2,7g và 10,7g. C. 8,1g và 5,3g. D. 10,8g và 2,6g Câu 3. Lấy 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng thu được 8,96 lit khí H 2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu tương ứng là: A. 49,09% và 50,91%. B. 36,82% và 63,18%. C. 61,36% và 38,64%. D. 73,64% và 26,36%. Câu 4. Cho 2,2 gam hỗn hợp Al và Fe trong đó số nguyên tử Al gấp đôi số nguyên tử Fe, tác dụng với lượng dư dung dịch muối clorua của kim loại M ( M có hoá trị II trong muối và đứng sau Al, Fe trong dãy điện hoá) thu được 5,12 gam chất rắn. Công thức muối của kim loại M là: A. Ni. B. Pb. C. Cu. D. Hg. Câu 5. X là một hiđrocacbon ở thể khí. Đốt cháy hoàn toàn X thu được thể tích khí CO 2 gấp hai lần thể tích hơi nước. Nếu đốt cháy hoàn toàn X bằng một thể tích khí oxi dùng dư 20% thì hỗn hợp khí thu được sau khi làm ngưng tụ hơi nước sẽ bằng 2,5 lần thể tích của X đem đốt.( các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện t o , p) Công thức của X là chất nào sau đây: A. C 2 H 4 . B. C 4 H 4 . C. C 3 H 4 . D. C 2 H 2 . Câu 6. Hoà tan 10 gam hỗn hợp Cu 2 S và CuS bằng 200 ml dung dịch KMnO 4 0,75M trong môi trường axit H 2 SO 4 . Sau khi đun sôi để đuổi hết khí SO 2 sinh ra, lượng KMnO 4 còn dư phản ứng vừa hết với 175 ml dung dịch FeSO 4 1M. Khối lượng CuS trong hỗn hợp ban đầu là: A. 4 gam. B. 5 gam. C. 6 gam. D. 7 gam. Câu 7. Có các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn : NaHSO 4 , Na 2 CO 3 , AlCl 3 , FeCl 3 , NaNO 3 , Ca(NO 3 ) 2 Chỉ cần dùng thêm một hoá chất làm thuốc thử, có thể nhận biết được từng dung dịch trên. Hoá chất đó là hoá chất nào sau đây ? A. dung dịch Ba(OH) 2 B. dung dịch MgCl 2 C. dung dịch KOH D. phenolphtalein. Câu 8. Hoà tan hết 2,2 gam hỗn hợp Al và Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng thu được dung dịch Y và 448 ml khí (đktc) gồm N 2 O và N 2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18. Khối lượng Fe có trong hỗn hợp là: A. 0,56g B. 1,12g C. 0,84g D.1,68g Câu 9. Cho 3,584 lít (đktc) hỗn hợp gồm một ankan (X), một anken (Y), một ankin (Z). Lấy ½ hỗn hợp cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư trong amoniac thấy thể tích hỗn hợp giảm 12,5% và thu được 1,47 gam kết tủa. Cho ½ hỗn hợp còn lại đi qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 2,22 gam và có 13,6 gam brom đã phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí đi ra khỏi bình brom rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được 2,955 gam kết tủa. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 2 . B. C 3 H 8 , C 2 H 4 , C 3 H 4 . C. C 3 H 8 , C 2 H 4 , C 2 H 2 . D. CH 4 , C 2 H 4 , C 3 H 4 . Câu 10. Cho hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với H 2 O (xt, t o ) rồi tách lấy toàn bộ rượu tạo thành. Chia hỗn hợp rượu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với Na tạo ra 420 ml khí H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được CO 2 có khối lượng nhiều hơn khối lượng H 2 O là 1,925 gam. Công thức các rượu là: A. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH B. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH C. C 4 H 9 OH và C 5 H 11 OH D. CH 3 OH và C 2 H 5 OH Câu 11. Trộn lẫn 30 ml dung dịch HCl a mol/l với 50 ml dung dịch Ba(OH) 2 có pH = 12,5 được dung dịch X có pH = 10. Nồng độ mol của dung dịch HCl : a có giá trị bằng: A. 0,0524M. B. 0,5240M C. 0,2524M D. 0,0254M. Câu 12. Cho các chất sau : CH 2 =CH-Cl (1) ; CH 3 -CH 2 -Cl (2) ; CH 2 =CH-CH=O (3) ; CH 3 -CH=O (4). Độ phân cực phân tử được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau : A. 1, 2, 3, 4 B.3, 4, 2, 1 C. 3, 4, 1, 2 D. 4, 3, 2, 1. Câu 13. Đốt cháy hỗn hợp khí X gồm H 2 S và 6,72 lít khí O 2 . Làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng để ngưng tụ hết hơi nước thấy còn lại 5,6 lít khí Y. Thể tích khí SO 2 trong Y là (biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc ; S = 32 ; O = 16 ; H = 1): A. 4,48 lit B. 3,36 lít C. 3,36 lít hoặc 2,24 lít D. 4,48 lit hoặc 2,24 lít Câu 14. Hoá chất T là một chất bột màu trắng, biết rằng T chỉ có thể là một trong các hoá chất sau : MgCl 2 , CaCO 3 , BaCl 2 , CaSO 4 . Để xác định T là hoá chất nào có thể dùng thuốc thử nào sau đây ? A. H 2 O và HCl. B. H 2 O và NaOH. C. H 2 O và HNO 3 . D. H 2 O và H 2 SO 4 . Câu 15. Hoà tan 14,3 gam Na 2 CO 3 .10H 2 O vào 85,7 gam nước được dung dịch X. Cho rằng khối lượng riêng của nước là 1g/ml và thể tích của nước là thể tích dung dịch. Nồng độ % và khối lượng riêng của dung dịch X lần lượt bằng : A. 5,3 % và 1,06 g/ml. B. 5,3 % và 1,17 g/ml. C. 14,3 % và 1,06 g/ml. D. 14,3 % và 1,17 g/ml. Câu 16. Một hỗn hợp khí gồm CO 2 và khí X, trong đó CO 2 chiếm 82,5% khối lượng còn X chiếm 25% thể tích. Biết hỗn hợp khí này có khả năng làm mất màu dung dịch brom và dung dịch thuốc tím. Khí X là chất khí nào sau đây ? A. CO. B. NO C. C 2 H 2 . D. C 2 H 4 . Câu 17. Một hỗn hợp gồm Al 2 (SO 4 ) 3 và K 2 SO 4 , trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu: A. 1,488 lần B. 1,588 lần C. 1,688 lần D. 1,788 lần Câu 18. Hoà tan hoàn toàn FeS 2 vào cốc chứa dung dịch HNO 3 loãng được dung dịch X và khí NO thoát ra. Thêm bột Cu dư và axit sunfuric vào dung dịch X, được dung dịch Y có màu xanh, nhưng không có khí thoát ra. Các chất tan có trong dung dịch Y là: A. Cu(NO 3 ) 2 ; Fe(NO 3 ) 3 ; H 2 SO 4 . B. Cu(NO 3 ) 2 ; Fe(NO 3 ) 2 ; H 2 SO 4 . C. CuSO 4 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 ; H 2 SO 4 . D. CuSO 4 ; FeSO 4 ; H 2 SO 4 . Câu 19. Có 3 gói bột trắng không ghi nhãn, mỗi gói chứa riêng rẽ hỗn hợp 2 chất sau : NaCl và KCl ; Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 ; MgSO 4 và BaCl 2 . Người ta chỉ dùng 1 hoá chất là có thể nhận ra được 3 gói bột trắng trên. Hoá chất nào trong các hoá chất sau không dùng để phân biệt được 3 gói bột trắng trên: A. dung dịch HCl B. dung dịch Ba(OH) 2 C. dung dịch H 2 SO 4 D. H 2 O. Câu 20. Cho 3,8 gam hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp X có khối lượng 5,24 gam. Thể tích (tối thiểu) dung dịch HCl 0,5M cần dùng để hoà tan hoàn toàn X là: A. 180 ml B. 360 ml C. 240 ml D. 480 ml. Câu 21. Cho một lượng bột CaCO 3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%, sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,2% và CaCl 2 là a%. Giá trị phù hợp của a là: A. 10,51% B.11,51% C. 11,09% D. 10,09% Câu 22. Hỗn hợp Z gồm 2 axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp Z thu được CO 2 có khối lượng lớn hơn khối lượng H 2 O là 2,73 gam. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp Z như trên cho tác dụng với NaOH vừa đủ thì sau phản ứng thu được lượng muối khan là 3,9 gam. Công thức 2 axit là: A. HCOOH và CH 3 COOH B. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH C. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH D. C 3 H 7 COOH và C 4 H 9 COOH Câu 23. Cho một lượng rượu Y đi vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng bình tăng 6,0 gam và có 2,24 lít khí H 2 (đktc) thoát ra. Rượu Y là rượu nào sau đây ? A. C 2 H 5 OH B. C 3 H 5 (OH) 3 C. C 2 H 4 (OH) 2 D. C 3 H 7 OH Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam rượu no Z thu được 1,8 gam nước. Biết M Z < 100. Số công thức cấu tạo có thể có của Z là: A. 3. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 25. Cho 3,1 gam ancol(rượu) X tác dụng với Na dư, sinh ra 5,3 gam ancolat. Công thức rượu X là: A. C 2 H 5 OH B. C 3 H 5 (OH) 3 C. C 2 H 4 (OH) 2 D. C 3 H 7 OH Câu 26. Cho sơ đồ sau: X + H 2 → Y ; X + O 2 → Z ; Y + Z → C 4 H 4 O 4 + 2H 2 O. Các chất Y, Z là A. Y : CH 3 OH ; Z : C 2 H 2 O 4 B. Y : C 2 H 4 (OH) 2 ; Z : H 2 CO 2 C. Y : C 2 H 5 OH ; Z : C 2 H 2 O 4 D. Y : C 2 H 4 (OH) 2 ; Z : C 2 H 2 O 4 Câu 27. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe 2 O 3 đốt nóng. Kết thúc thí nghiệm, thu được hỗn hợp Y gồm 4 chất, nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được 4,6 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeO trong X là: A. 10,40% B. 13,04% C. 89,60% D. 86,96% Câu 28. Chia 22 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành 2 phần bằng nhau : Cho phần 1 tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 tạo ra V lít khí CO 2 và m gam H 2 O. Vậy giá trị của V và m tương ứng với giá trị nào sau đây: A. 8,96 lit ; 12,6 g B. 6,72 lit ; 10,8 g C. 11,2 lit ; 12,6 g D. 8,96 lit ; 10,8 g Câu 29. Cho 13,92 gam oxit sắt từ tác dụng với dung dịch HNO 3 thu được 0,448 lít khí N x O y (đktc). Khối lượng HNO 3 đã tham gia phản ứng là: A. 34,02 gam B. 35,28 gam C. 11,34 gam D. 31,50 gam. Câu 30. Cho 18,56 gam một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HNO 3 tạo ra 0,224 lít khí(đktc) một oxit của nitơ. Công thức của oxit sắt và oxit nitơ lần lượt là: A. Fe 2 O 3 và N 2 O B. Fe 3 O 4 và NO 2 C. Fe 2 O 3 và NO D. Fe 3 O 4 và N 2 O Câu 31. X và Y có cùng công thức phân tử C 3 H 8 O và cùng phản ứng được với Na. Oxi hoá nhẹ X và Y bởi CuO đun nóng, thu được X 1 và Y 1 tương ứng trong đó Y 1 cho phản ứng tráng gương còn X 1 không có phản ứng này. Tên của X và Y tương ứng là: A. propanol-1 và propanol-2 B. propanol-2 và propanol-1 C. propanol-1 và propanal D. etylmetylete và propanol-1 Câu 32. Chia dung dịch có hoà tan 4,14 gam muối R 2 CO 3 (R là một kim loại kiềm) thành 2 phần bằng nhau. Cho 160 ml dung dịch HCl 0,2M vào phần 1 thì sau phản ứng axit vẫn còn dư. Cho dung dịch BaCl 2 vào phần 2, lọc được 2,561 gam kết tủa. R 2 CO 3 là muối nào sau đây, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn ? (cho Ba = 137, Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, C = 12, O = 16): A. Rb 2 CO 3 B. Cs 2 CO 3 C. Na 2 CO 3 D. K 2 CO 3 Câu 33. Cho 20,7 gam hỗn hợp CaCO 3 và K 2 CO 3 phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Sục toàn bộ khí Y từ từ vào dung dịch chỉ chứa 0,18 mol Ba(OH) 2 , thu được m gam kết tủa. Hỏi m có giá trị trong khoảng nào: A. 35,46 ≥ m ≥ 29,55 B. 35,46 ≥ m > 29,55 C. 35,46 ≥ m ≥ 30,14 D. 35,46 ≥ m > 0 Câu 34. Chất hữu cơ Y 1 trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức, có phần trăm khối lượng C và H tương ứng bằng 49,315% và 6,85%, còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của Y 1 so với không khí xấp xỉ bằng 5,034. Cho Y 1 tác dụng với dung dịch NaOH, sinh ra một muối (Y 2 ) và một rượu (Y 3 ). Nung muối Y 2 với hỗn hợp vôi tôi xút thu được một hiđrocacbon đơn giản nhất. Công thức Y 2 và Y 3 lần lượt là: A. HCOONa và HOCH 2 CH 2 CH 2 CH 2 OH B. CH 3 CH 2 COONa và CH 3 CH 2 CH 2 OH C. CH 3 COONa và HOCH 2 CH 2 OH D. NaOOCCH 2 COONa và CH 3 OH. Câu 35. Thực hiện phản ứng xà phòng hoá hỗn hợp vinyl axetat và phenyl axetat bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sản phẩm thu được ngoài natri axetat còn có: A. rượu vinylic và rượu benzylic. B. axetandehit và natri phenolat. C. axetandehit và phenol. D. rượu vinylic và phenol. Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 7,7 gam chất hữu cơ Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) bằng oxi, thu được 6,3 gam H 2 O, 4,48 lít CO 2 , 1,12 lít N 2 (các khí đo ở đktc). Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, được khí Z 1 . Khí Z 1 làm xanh giấy quì tím ẩm và khi đốt cháy Z 1 thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. Công thức cấu tạo của Z là công thức nào sau đây: A. HCOOH 3 NCH 3 B. CH 3 COONH 4 C. CH 3 CH 2 COONH 4 D. CH 3 COOH 3 NCH 3 Câu 37. Hỗn hợp R gồm Fe 2 O 3 , CuO, CaO có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:3. Dẫn 14 lít khí CO (đktc) đi vào ống sứ đựng R nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, được khí T có tỉ khối so với hiđro bằng 20,4 và chất rắn X. Phần trăm khối lượng các chất rắn trong X: A. 27,45% Fe ; 31,37% Cu ; 41,18% CaO B. 41,18% Fe ; 31,37% Cu ; 27,45% CaO C. 35,56% Fe ; 31,11% Cu ; 33,33% Ca D. 31,11% Fe ; 35,56% Cu ; 33,33% Ca Câu 38. Z là este tạo bởi rượu metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít khí CO 2 (đktc), 28,35 gam H 2 O và m gam K 2 CO 3 . Công thức cấu tạo của Y và giá trị của m là: A. CH 3 CH(CH 3 )COOH ; m = 51,75g B. CH 2 =C(CH 3 )COOH ; m = 51,75g. C. CH 3 CH(CH 3 )COOH ; m = 41,40g D. CH 2 =C(CH 3 )COOH ; m = 41,40g. Câu 39. Cho chất vô cơ X tác dụng với một lượng vừa đủ KOH, đun nóng, thu được khí X 1 và dung dịch X 2 . Khí X 1 tác dụng với một lượng vừa đủ CuO nung nóng, thu được khí X 3 , H 2 O, Cu. Cô cạn dung dịch X 2 được chất rắn khan X 4 (không chứa clo). Nung X 4 thấy sinh ra khí X 5 ( M=32đvC). Nhiệt phân X thu được khí X 6 (M= 44đvC) và nước. Các chất X 1 , X 3, X 4 , X 5 , X 6 lần lượt là: A. NH 3 ; NO ; KNO 3 ; O 2 ; CO 2 B. NH 3 ; N 2 ; KNO 3 ; O 2 ; N 2 O C. NH 3 ; N 2 ; KNO 3 ; O 2 ; CO 2 D. NH 3 ; NO ; K 2 CO 3 ; CO 2 ; O 2 . Câu 40. Điều khẳng định nào sau đây không đúng: A. Phản ứng NH 4 NO 3 + KOH o t  KNO 3 + NH 3 + H 2 O dùng điều chế NH 3 trong PTN B. Phản ứng 2NH 3 + 3CuO o t  3Cu + N 2 + 3H 2 O dùng minh hoạ tính khử của NH 3 C. Phản ứng 2KNO 3 o t  2KNO 2 + O 2 dùng điều chế O 2 trong PTN D. Phản ứng NH 4 NO 3 o t  2H 2 O + N 2 O dùng điều chế N 2 O trong công nghiệp. Câu 41. Chất X (C 8 H 14 O 4 ) thoả mãn sơ đồ các phản ứng sau: a) C 8 H 14 O 4 + 2NaOH → X 1 + X 2 + H 2 O. b) X 1 + H 2 SO 4 → X 3 + Na 2 SO 4 c) nX 3 + nX 4 → Nilon-6,6 + nH 2 O d) 2X 2 + X 3 → X 5 + 2H 2 O Công thức cấu tạo của X (C 8 H 14 O 4 ) là A. HCOO(CH 2 ) 6 OOCH B. CH 3 OOC(CH 2 ) 4 COOCH 3 C. CH 3 OOC(CH 2 ) 5 COOH D. CH 3 CH 2 OOC(CH 2 ) 4 COOH Câu 42. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol rượu no, mạch hở X cần vừa đủ 5,6 lít oxi (đktc). X cùng với axit HOOCC 6 H 4 COOH là 2 monome được dùng để điều chế polime, làm nguyên liệu sản xuất tơ: A. Nilon-6,6 B. Capron C. Lapsan D. Enang. Câu 43. Nung 6,58 gam Cu(NO 3 ) 2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước, được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là: A. pH = 1 B. pH = 2 C. pH = 3 D. pH = 4 Câu 43. Cho 3,84 gam hỗn hợp oxit sắt vào bình kín chứa 2,912 lít khí CO (ở đktc) nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được Fe và khí A có tỉ khối so với H 2 bằng 18. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn 3,84 gam hỗn hợp trên bằng H 2 SO 4 đặc nóng, dư thì thu được V ml khí SO 2 ( ở đktc). V có giá trị là: A. 112 ml. B. 224 ml. C. 336 ml. D. 448 ml. Câu 44. Phản ứng Cu + 2FeCl 3 → CuCl 2 + 2FeCl 2 cho thấy: A. Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn sắt kim loại. B. Đồng có thể khử Fe 3+ thành Fe 2+ . C. Đồng kim loại có tính oxi hoá kém sắt kim loại. D. Sắt kim loại bị đồng đẩy ra khỏi dung dịch muối. Câu 45. Hợp chất X tạo bởi 3 nguyên tố. Nhiệt phân X thu được hỗn hợp 2 chất khí và hơi có tỉ khối so với nhau bằng 0,642. Công thức phân tử nào sau đây được coi là hợp lí đối với X: A. NH 4 Cl B. NH 4 NO 2. C. NH 4 NO 3 D. Cu(NO 3 ) 2 . Câu 46. Bốn hiđrocacbon đều là chất khí ở điều kiện thường. Khi phân huỷ hoàn toàn mỗi chất trên thành cacbon và hiđro, thể tích khí thu được đều gấp đôi thể tích hiđrocacbon ban đầu. Vậy bốn chất trên: A. đều là ankan. B. đều là anken. C. đều là ankin. D. đều có 4H trong phân tử. Câu 47. Hỗn hợp X gồm K và Zn có khối lượng 14,3 gam, tan hết trong một lượng nước dư tạo ra dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất và khí H 2 (đktc). Khối lượng K và thể tích H 2 tạo ra là: A. 3,9g và 2,24lít B. 7,8g và 2,24lít C. 7,8g và 4,48lít D. 7,8g và 1,12lít. Câu 48. Hoà tan hoàn toàn 9,94 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu trong dung dịch HNO 3 loãng dư, thấy thoát ra 3,584 lít khí NO (ở đktc ; là sản phẩm khử duy nhất). Tổng khối lượng muối tạo thành là: A. 39,7g. B. 37,3g C. 29,7g D.27,3g Câu 49. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 2 H O n < 2 CO n . Điều khẳng định nào sau đây đúng ? A. X chỉ có thể là ankin hoặc ankađien B. X chỉ có thể là ankin hoặc xicloankan C. X có thể là ankin, xicloanken, ankađien D. X chỉ có thể là ankin hoặc xicloanken Câu 50. Hoà tan 10,8 gam Al trong một lượng axit H 2 SO 4 vừa đủ thu được dung dịch X. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch X được kết tủa mà sau khi nung đến khối lượng không đổi cho ra một chất rắn có khối lượng 10,2 gam. Giá trị của V là: A. 1,2 lít B. 1,2 hoặc 1,6 lít C. 1,2 hoặc 2,8 lít D. 1,2 hoặc 2,4 lít . khử duy nhất). Tổng khối lượng muối tạo thành là: A. 39, 7g. B. 37, 3g C. 29, 7g D. 27, 3g Câu 49. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 2 H O n . tích H 2 tạo ra là: A. 3,9g và 2,24lít B. 7, 8g và 2,24lít C. 7, 8g và 4,48lít D. 7, 8g và 1,12lít. Câu 48. Hoà tan hoàn toàn 9, 94 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu

Ngày đăng: 17/03/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN