Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng của các NHTM; đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Bắc Á Bank, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế khó khăn trong hoạt động tín dụng để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Bắc Á; đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Bắc Á Bank trong thời gian tới.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
NGUYÊN THỊ THU HANG
NANG CAO CHAT LUQNG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAC A
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGAN HANG Mã số: 8340201
2020 | PDF | 115 Pages
buihuuhanh@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ THỊPHƯƠNG THẢO
HÀ NỌI, NĂM 2020
Trang 2
C7 LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và có nguôn gốc rõ rằng
Tác giả Luận văn
Trang 3
CO LOI CAM ON
Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo trong suốt
quá trình viết và hoàn thành luận văn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng
khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Tài chính — Ngân hàng, Viện đảo tạo Sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CAC TU VIET TAT
DANH SACH BANG BIEU
DANH MỤC BIEU DO, SO DO TOM TAT LUAN VAN THAC Si LỜI MỞ ĐÀI CHƯƠNG 1CO SO LY LUAN VE TIN DUNG VA NANG CAO CHAT
LƯỢNG TÍN DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAL 4
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 4
1.12 Các hoạt động cơ bản của NHTM 5
1.2 Tín dụng ngân hàng, 8
1.2.1 Khái niệm tín dụng 8
1.2.2 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 10 1.2.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 10 1.2.4 Phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng " 1.2.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng 16
1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng 19
1.3.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng 19
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng, 22
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 23
Trang 5
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THUONG MAICO PHAN BAC A GIAI DOAN 2015-2019 2.1 Khái quát tình hình phát triển của Bắc Á Bank
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bắc Á Bank 36 2.1.2.Mô hình tổ chức của Bắc Á Bank 36 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Bắc Á Bank giai đoạn 2015-2019 39 2.2.1 Hoạt động huy động vốn 39 2.2.2 Hoạt động tín dụng 42
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 44
2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng của Bắc Á Bank từ năm 2015-2019 45 23.1 Dung 45 2.3.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 48 2.3.3 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 49 2.3.4 Hiéu suat sir dung von 54 2.3.5 Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng 55 2.3.6 Vòng quay vốn tín dụng 56 2.4 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Bắc Á từ năm 2015-2019 57 2.4.1 Những kết quả đạt được 57 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 59
CHUONG 3 GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAC A
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cỗ phần Bắc Á
3.1.1 Định hướng phát triển chung 66
3.1.2 Định hướng về hoạt động tín dụng 67
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Bắc Á Bank
Trang 63.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng T3
3.2.3 Tăng cường quản lý nợ và nợ xấu 75
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt 76 3.2.5 Hồn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng T1
3.2.6 Tăng chất lượng thông tin tín dụng 7§
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan 80
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nha nước 82
KẾT LUẬN
Trang 7
Bắc Á Bank BĐS BIDV CBTD CIC CT TNHH ĐHĐCĐ DN HĐTD HĐTD NHNN NHTM NHTMCP NHTƯ NN NNH NTDH PGD Sacombank SXKD TCKT TCTD TDN TMCP TSĐB VIB Vietcombank
DANH MUC CAC TU VIET TAT
Ngan hang thuong mai cé phan Bac A
Bất động sản
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Cán bộ tín dụng
‘Trung tâm thông tỉn tín dụng Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Đại hội đồng cổ đông
Doanh nghiệp Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng Trung Ương Nhà nước
Nợ ngắn hạn
Nợ trung, dài hạn Phòng giao dịch
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
Sản xuất kinh doanh Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng,
Téng du ng
Thuong mai cé phan
Tai san dim bao
Trang 8DANH SÁCH BẢNG BIÊU
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Bắc Á Bank từ năm 2015-2019
Bảng 2.2 Tình hình cho vay
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Bắc Á Bank
Bảng 2.4: Quy mô dư nợ tín dụng phân theo thời hạn cho vay
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế Bảng 2 6: Tỷ lệ nợ quá hạn tại Bắc Á Bank từ 2015-2019
Bảng 2.7: Tình hình các nhóm nợ tại Bắc A Bank tir 2015-2019
Bang 2.8: Tình hình nợ xấu phân loại theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn
Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn của Bắc Á Bank
Trang 9DANH MỤC BIÊU ĐÒ, SƠ ĐÒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ nguồn vốn huy động của Bac A
Biểu đồ 2.2: Dư nợ phân theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Bắc Á Bank
Biểu đồ 2.5: Nợ xấu phân loại theo đối tượng khách hàng
Trang 10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
NGUYEN THI THU HANG
NANG CAO CHAT LUQNG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAC A
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8340201
TÓM TÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỌI, NĂM 2020
Trang 11TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ
yếu và quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt thì hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam đòi hỏi phải ln an tồn, phát triển bền vững và luôn đối mặt với những rủi ro
tín dụng Hậu quả của rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn luôn tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng Do vậy, rủi ro tín dụng lúc nào
cũng luôn mang tính thời sự và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụngluôn là vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh mà bắt cứ
ngân hàng nào cũng phải đặc biệt quan tâm bởi chất lượng tín dụng lành mạnh, an
toàn sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, tăng, trưởng tín dụng ồn định bền vững góp phần mang lại lợi ích cho ngân hàng nói riêng và thúc đầy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung,
Trước thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam
nói chung và Bắc Á Bank nói riêng, với cương vị là một cán bộ quản lý nhà nước
trong hoạt động tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn, với mong muốn thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình, đồng thời góp một phần nhỏ giúp cho Đơn vị ngày càng phát triển, hoạt động ngày càng an tồn hiệu quả, tơi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Bắc Á” làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình
Mục đích nghiên của đề tài
- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận vẻ tín dụng và chất lượng tin
dụng của các NHTM
Trang 12-Đềxuất cácgiảipháp, kiến nghị nhằmnâng cao chất lượng tín dụng tạiBắc Á
Bank trong thời gian tới
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
tượng nghiên cứu: là chất lượng tín dụng của NHTM
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văngiới hạn nghiên cứu trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng thương mại cô phần Bắc Á
Phạm vi về không gian:Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng
thương mại cỗ phần Bac A
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm 2015-2019
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng, phối hợp các phương pháp: phương pháp tổng hợp, phân
tích; Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: dùng Excel đễ liệt kê, tổng hợp, lựa chọn, so sánh thông tin
Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng thương mại
Trang 13iii
CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE TiN DUNG VA NANG CAO CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoạt hoặc một số các nghiệp vụ:
nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì
vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ôn định
kinh tế
Như vậy, NHTM là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi va sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện cung cắp các dịch vu tai chính khác như: mua bán ngoại tệ, bảo quản vật có giá, quản lý ngân hàng quỳ, tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ, bảo
lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch
vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ đại lý Các hoạt động cơ bản của NHTM vˆ Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM Huy động vốn có các hình thức cơ bản sau: - Nguồn vốn chủ sở hữu
Trang 14iv Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận - Nghiệp vụ cấp tín dụng - Nghiệp vụ đầu tư - Nghiệp vụ sử dụng vốn khác
Nghiệp vụ trung gian
Các dịch vụ trung gian gồm: Các dịch vụ thanh toán thu chỉ hộ cho khách
hàng (chuyên tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán );
nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của khách hàng; bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng; kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quí; tư van tai chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu Vai trò của các nghiệp vụ trung gian nay la da dang hóa các nghiệp vụ cho ngân hàng, bổ sung thêm vào các nghiệp vụ cơ bản, tạo giá trị gia tăng và có thể tạo ra sự khác biệt của ngân hàng trong cạnh tranh
1.2 Tín dụng ngân hàng Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay (mượn) dựa trên cơ sở tìn tưởng và tín nhiệm giữa
bên cho vay và bên đi vay Theo đó bên cho vay chuyển giao một lượng von tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ
hoàn trả vốn (tài sản) ban đâu và lãi suất
Cáp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sứ dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, báo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
Tin dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với
một bên là các chủ thê khác trong nên kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa
là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung
gian tài chính luân chuyên vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu Giá (lãi suất) của
khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng
Trang 15Chủ thể tham gia trong quan hệ Tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước,
doanh nghiệp và hộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền,
do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều Đây
chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa Tín dụng ngân hàng với các loại hình tín dụng khác
Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Tin dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin
- Tin dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn
- Tín dụng ngân hàng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi - Tín dụng ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng - Tín dụng ngân hàng trên sở cam kết hoàn trả vô điều kiện
Phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng
Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tín dụng thành hai loại:
- Tín dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hoá: là hình thức cấp tín dụng
nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chủ thể kinh
doanh, nó được áp dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các NHTM
Nguồn trả nợ của hoạt động này là kết quả hoạt động kinh doanh Vi vay Ngan hang cần phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng của mình, về phương án
sản xuất kinh doanh của họ
~ Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay cá nhân, đáp ứng cho
nhu cầu phục vụ đời sống như mua sắm nhà cửa, các vật dụng đắt tiền và các khoản
cho vay để trang trải các chỉ phí thông thường của đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn Với hình thức cấp tín dụng này ngân hàng chỉ quan tâm đến nguồn trả nợ và thu nhập của khách hàng mà ít quan
tâm đến việc sử dụng khoản tín dụng có hiệu quả hay không do đó loại tín dụng này có mức độ rủi ro cao hơn
Vai trò của tín dụng ngân hàng
Trang 16vi
~ Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng
- Hoạt động tín dụng góp phần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, giúp ngân hàng mở rộng đối tượng và phạm vi đầu tư, từ đó giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đối với khách hàng
-Tin dung ngan hàng đáp ứng kịp thời nhu cầ số lượng và chất lượng vốn để quá trình sản xuất được liên tục
-Tin dụng ngân hàng góp phần thúc đây phát triển các hoạt động sản xuất
kinh doanh thêm năng động và có hiệu quả hơn
Đối với nền kinh tế
-Vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyên vốn từ những
người (cá nhân, hộ gia đình, công ty, chính phủ) có nguồn vốn thặng dư (do chỉ tiêu ít
hơn thu nhập) đến những người tiêu thụ hụt (do nhu cầu chỉ tiêu vượt quá nhu nhập)
-Tin dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đây quá trình mở rộng giao lưu kinh tế
của các nước
- Tín dụng ngân hàng thương mại lại là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư của Chính phủ
-Tin dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, ôn định chính trị, xã hội
1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng
Theo Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO 9000: 2000, đã đưa ra định
nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ng các yêu cầu của khách hàng và
các bên có liên quan”
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (có thể đo lường qua các
chỉ tiêu định lương như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn), vừa trừu tượng (có thể
được xem xét thông qua những chỉ tiêu định tính như khả năng thu hút khách hàng,
Trang 17vii
Theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là sự thỏa mãn nhu
cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện lãi suất, qui mô, thời hạn,
phương thức giải ngân và phương thức thu nợ
Theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng là nói đến khoản tín
dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chỉ phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển
Theo quan điềm của xã hội thìchất lượng tín dụng là sự phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng, hòa nhập với cộng đồng quốc tế
Trong luận văn này, nội dung chỉ tập trung phân tích về chất lượng tín dung
trên góc độ NHTM Trên cơ sở các quan niệm vẻ chất lượng tín dụng ở trên, ta có
thể khái quátchát lượng tín dụng ngân hàng làsự đáp ứng một cách tốt nhất yêu câu
của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm báo an toàn hay hạn chế rủi ro vẻ vốn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàngphù hợp với định hướng phát triển của kinh tế xã hội
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dung
v Chất lượng tín dụng đối với sự tổn tại và phát triển của ngân hàng
thương mại
vˆ Chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế xã hội
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mai
~ Thứ nhất, hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng của ngân hàng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, phải đảm bảo thực hiện đúng
nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện
tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ
Trang 18viii
nguyên tắc: sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả tiền vay đầy đủ và đúng hạn, có tài
sản đảm bảo có như vậy mới đảm bảo tính chất pháp lí và an toàn cho ngân hàng ~ Thứ ba, là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách
hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về qui mô, lãi suất, phí,
thời gian phục vụ
~ Thứ tu, là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng
ứng dụng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để
giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro
- Thứ năm, là việc phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng như: công
chứng, trung tâm giao dịch đảm bảo, các tơ chức, đồn thể đề làm tốt công tác cho vay Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dung ~ Chính sách tin dung - Công tác tổ chức ngân hàng ~ Quy trình tin dung ~ Phẩm chất và trình độ cán bộ
~ Thông tin tin dung
- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Chiến lược phát triển của ngân hàng
~ Năng lực tài chính của khách hàng ~ Uy tín, đạo đức của khách hàng
~ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
~ Trình độ khả năng quản lý điều hành của khách hàng
- Môi trường kinh tế xã hội
Trang 19ix
CHUONG 2
THUC TRANG CHAT LUQNG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAC A GIAI DOAN 2015-2019
2.1 Khái quát tình hình phát triển của Bắc Á Bank
NHTMCP Bắc Á được thành lập năm 1994 theo giấy phép thành lập số
183/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 và giấy phép hoạt động số 0052/NH-GP ngày
01/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam với Hội sở chính đặt tại
Nghệ An, vốn góp cô phần do các cô đông có uy tín đóng góp Trải qua 26 năm xây dựng và phát triên, Bắc Á Bank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP
kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ
An nói riêng và cả nước nói chung; là địa chỉ tin cậy của khách hàng Với vốn điều
lệ lên 5.500 tỉ đồng và sở hữu mạng lưới 102 điểm giao dịch rộng khắp các tỉnh
thành phố lớn trên toàn quốc, Bắc Á Bank đã xây dựng một nền tảng vững chắc về
chất lượng phục vụ khách hàng với các giải pháp tài chính toàn diện
Á Bank đã vinh dự được các
Với những thành tích đã đạt được,
thấm quyền tặng cờ thi đua, bằng khen và trong năm 2016 đã đón nhận giải thưởng quốc tế quan trọng: “Ngân hàng Trách nhiệm xã hội tốt nhất 2016” do Tạp chí International Finance Magazine (Anh quốc) trao tặng
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Bắc Á Bank giai đoạn 2015-2019 2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng của Bắc Á Bank từ năm 2015-2019 Dung
Bảng 2.4: Quy mô dư nợ tín dụng phân theo thời hạn cho vay
Năm | Năm Năm Năm | Nim 2015 | 2016 2017 2018 | 2019 Tong dung 4761 | 9.254 | 11751 | 16.898 | 19.813 Dư nợ ngắn hạn 1914 | 4692 | 74650 | 12437 | 14840 Ty trong NNH/TDN (%) 402 50,7 65,1 736 749 Dự nợ trung, dài hạn 2847 | 4562 | 4101 | 4461 | 4973 Tỷ trọng NTDH/TDN (%) 59,80 493 349 264 25,1
Nguon: Bao cdo ctia Bac A Bank tir năm 2015-2019
Trang 20tăng so với năm trước cho thấy uy tín của ngân hàng tăng lên Dư nợ cho vay ngắn hạn
vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm (trên 60%) chứng tỏ ngân hàng có xu
hướng dịch chuyên tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn đề mau thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh.Bên cạnh đó, Bắc Á Bank cũng có xu hướng đây mạnh cho vay trung và dài hạn
đồng nghĩa với việc lợi nhuận kỳ vọng mà ngân hàng thu được sẽ cao hơn, nhưng ngân
hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn tại Bắc Á Bank từ 2015-2019 DVT: ty dong Chỉ tê Năm | Năm | Năm | Nim | Năm „am 2015 2016 | 2017 | 2018 | 2019 No qua han 126 191 120 166 376 Tong dung 4761 | 9254 | 11751 | 16.898 | 19.813
bo quá han/Tong dư ng} 4 65 2,06 1,02 0,98 19
Nguôn: Báo cáo của Bắc Á Bank từ năm 2015-2019) Dư nợ quá hạn trong 5 năm của Bắc Á Bank có xu hướng tăng nhưngmức tăng giữa các năm có biến động nhỏ Điều này cho thấy NHTMCP Bắc Á không
Trang 21xi
Chất lượng tín dụng của NHTMCP Bắc Á khá tốt, nợ chủ yếu là nợ đủ tiêu
chuẩn (trên 98%/tông dư nợ), nợ xấu chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ và
đảm bảo an toàn dưới 5%, mặc dù tỷ lệ này có sự biến động qua các năm nhưng luôn đảm bảo theo đúng quy định Tuy nhiên, nợ nhóm 5 có dấu hiệu tăng Chứng tỏ công
tác quản lý hoạt động của Bắc Á Bank vẫn còn những bắt cập Hiệu suất sử dụng vốn Bang 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn của Bắc Á Bank DVT: ty dong cee Nam Năm Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng dư nợ tín dụng 4761 | 9254 | 11751 | 16898 | 19813 Tổng nguồn vốn huy động | 9.668 | 10.011 | 14.097 | 26.942 | 28.602 Hiệu suất sử dụng vốn 4924 | 9244 | 8336 | 6272 | 6927
Nguồn: Báo cáo của Bắc A Bank tie nam 20015-2019
Tình hình huy động vốn từ năm 2015-2019 của Bac A Bank du dé tai trợ cho hoạt động cho vay Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn của Bắc Á chưa thực sự phù
hợp Tình hình huy động vốn các năm 2015, 2018 và năm 2019 nhiều trong khi cho vay
chỉ đạt lần lượtlà 49,24%, 62,72%, 69,27% dẫn đến tình trạng nguồn vốn bị ứ đọng
Trong khi năm 2016hiệu suất sử dụng vốn lại quá cao trên 90%, cho thấy ngân hàng đã
cho vay quá mức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của ngân hàng khi mà tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo, do đó làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng Ngân hàng đã kiểm
Trang 22xii Hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ba nhập của ngân hàng, đem lại nguồn thu hơn 90% trong tông thu nhập của Bắc Á Bank,
Á Bank Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu còn tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập của Bắc Á chỉ khoảng10% Điều này cho thấy, chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của Bắc Á Bank quá cao còn thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tông thu nhập lại ở mức khá thấp Vì vậy, Ngân hàng cần phát triển các dịch vụ tiện ích và hiện đại, tăng quy mô
và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng ĐƯT: tỷ đồng au) Na Năm | Năm | Năm | Năm | Năm Chỉ tiêu/ Năm 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 Doanh số thu nợ 3285| 5687| 7922| 13288| 17224 Dư nợ bình quân 4380| 7091| 8519| 12901| 14978 Vòng quay vôn tín dụng (vòng) | 0,75 098 093 | 103 | LI§
Nguồn: Báo cáo của Bắc A Bank tie nim 20013-2019 Nam 2015, vòng quay tín dụng của Ngân hàng chỉ có 0,75 vòng/ năm, nhưng
đến năm 2019 đã tăng lên là 1,15 vòng/ năm Điều này cho thấy vòng luân chuyển vốn tin
dụng của Ngân hàng được tăng dần qua các năm, thể hiện công tác quản lý và thu nợ của
những khoản vay trong năm của ngân hàng tương đối tốt Tuy nhiên, vòng quay tín dụng
còn chậm chứng tỏ chất lượng tín dụng chưa thật sự tốt, công tác thu nợ còn kém Mặt
khác, dư nợ tín dụng của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác trên địa bàn còn thấp
nhưng cũng đã thê hiện được sự phát triển dần dần của Ngân hàng trong những năm qua
cũng như sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong công tác cho vay và thu hồi nợ
2.4 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
cỗ phần Bắc Á từ năm 2015-2019
Một là: Dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm (bình quân mỗi năm tăng hơn
Trang 23xiii
Hai là, Bắc A Bank đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn đề chủ động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế
Ba là: Nợ quá hạn, nợ xấu thấp và luôn ở mức cho phép (dưới 5%) theo quy: định và mục tiêu đề ra của Bắc Á Bank trong từng thời kỳ
Bồn là: Bắc Á Bank chú trọng hơn trong công tác quản lý, thu hồi nợ và
quản trị rủi ro,đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp, thông qua đó để cập nhật nhanh chóng tình hình khách hàng, đánh giá được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Năm là, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng, các điểm giao
dịch được đặt tại các trung tâm kinh tế, gần khách hàng nên đã thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng với khách hàng
Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Thứ nhất, Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn (trên§0%) còn nguồn vốn huy động trung và dài hạn thì còn hạn chế chưa đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn của Bắc Á Bank
Thứ hai, Tỷ lệ nợ xấu của Bắc Á Bank tăng nhanh trong năm 2016, mặc
dù tổng dư nợ có tăng lên nhưng điều này cũng cho thấy chất lượng tín dụng
của ngân hàng trong thời gian qua đang bị giảm sút rõ rệt
Thứ ba, Thu nhập hoạt động kinh doanh của Bắc Á Bank chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, đem lại nguồn thu trên90% trong tông thu nhập Điều này cho thấy, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng vốn vay của khách hàng
Thứ tr, So sánh với các Ngân hàng trên địa bàn thì chất lượng tín dụng của
Bắc Á Bank ở mức trung bình, biểu hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu vẫn
còn cao so với quy mô tín dụng lớn gấp rất rất nhiều lần của các chỉ nhánh ngân
hàng khác như Công thương Cửa Lò, Vietcombank
Trang 24xiv
Những nguyên nhân
Thứ nhất, Trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất của một số cán bộ
tín dụng còn hạn chế Những sai lầm khi quyết định cho vay của cán bộ tín dụng
thường là lỗi phát sinh trong việc đánh giá không chính xác khách hàng, công tác
thấm định sơ sài, qua loa
Thứ hai, Nhận thức của cán bộ tín dụng về quyền lựa chọn tài sản đảm bao còn chưa đầy đủ Việc định giá đôi khi còn được thực hiện một cách chiếu lệ và
mang tính thủ tục Một số cán bộ không căn cứ vào việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà dựa vào tài sản đảm bảo tiền vay
Thứ ba, Bắc Á Bank chưa xây dựng kế hoạch hay chính sách tín dụng phù hợp Chiến lược khách hàng còn hạn chế, chưa sử dụng tốt chiến lược Marketing
trong ngân hàng Mặt khác, chính sách về tài sản đảm bảo còn chưa phù hợp, chưa có bộ phận thẳm định tài sản riêng, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá lại tài
sản đảm bảo chưa được thực hiện thường xuyên
Thứ tư, Quy trình nghiệp vụ tín dụng còn phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá
chủ quan của cán bộ tín dụng Thực tế hiện nay, tại Bắc A Bank đề thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ thâm định là khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng là khâu thu nợ
Thứ năm, Công tác kiêm tra, kiểm soát trong và sau khi vay đối với khách hàng còn bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ, chưa chấp hành đầy đủ quy trình thủ tục, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài Đây là những đối
tượng mà các cán bộ tín dụng có tâm lý cả nề, tin tưởng khách hàng mà bỏ qua công
tác kiểm tra định kỳ Do đó, không nắm bắt kịp thời tình hình của khách hàng, không phát hiện sớm các rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý nhằm hạn chế
rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng
Thứ sáu,Công tác thu thập thông tin còn nhiều bắt cập và hạn chế Trong quá trình thảm định cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hang cung cấp trong khi tính trung thực của nguồn thông tin này là không thật sự đảm bảo Các thông tin mà cán bộ sử dụng chủ yếu vẫn là thông tin trong hồ sơ khách
Trang 25xv
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAC A
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại phần Bắc Á
Định hướng phát triển chung
3.2Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Bắc Á Bank
3.2.1 Đổi mới chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
>_Chính sách khách hàng
.Một là: rà sốt lại tồn bộ khách hàng hiện có, phân loại các doanh nghiệp để
thống kê xem đối tượng khách hàng nào ngân hàng cần phải hướng tới, phải đa
dạng hóa và có những chính sách ưu đãi hợp lý
Hai là, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý
Ba la, Bắc Á Bank cần đa dạng hóa các loại sản phẩm, dịch vụ tín dụng
Bồn là, đây mạnh hoạt động Marketing góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng >_ Chính sách lãi suất cho vay
Bắc Á Bank phải thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt nhằm nâng
cao tính hấp dẫn của khoản vay
> Quy định tài sản đảm bảo tiền vay
'Thành lập bộ phận chuyên định giá tài sản đảm bảo
3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
> Đổi mới công tác quản lý cán bộ tín dụng
> Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ tín dụng
> Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBTD > Thực hiện các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ tín dụng
3.2.3 Tăng cường quản lý nợ và nợ xấu
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho
Trang 26xvi
áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy vào từng thời điểm, từng đối tượng,
mục đích của kiểm tra
3.2.5 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng
> Tách bạch các chức năng nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý rủi ro
trong hoạt động tín dụng Cần thành lập 2 bộ phận là: ộ phận quan hệ khách hàng, Bộ phận định giá TSĐB và phê duyệt khoản vay:
> Xây dựng cách thức quản lý khách hàng một cách tổng thể đảm bảo tính
thông suốt theo chiều dọc và theo chiều ngang nhằm xử lý các luông thông tin, báo
cáo một cách nhanh chóng, rõ ràng, không bị trùng lặp
3.2.6 Tang chất lượng thông tin tín dụng
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 3.3.1 Kiến nghị đối vị > Nhà nước cần nâng cao quản lý và giám sát thị trường tài chính, hoàn thiện Chính phú và các Bộ ngành có liên quan hệ thống khung pháp lý thống nhát, đồng bộ
> Chính phủ cần tập trung điều hành nền kinh tế đảm bảo sự ồn định, phát
triển, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp
>> Nhà nước cần hồn thiện mơi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng >> Nhà nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tắt cả các doanh nghiệp > Chính phủ cần có giải pháp khơi thông thị trường bắt động sản, giảm bớt
áp lực cho cả doanh nghiệp và ngân hàng
> Chính phủ cần có các biện pháp thúc đây thị trường mua bán nợ phát triển
3.3.2 Kiế
nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
> NHNN can nang cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát
> NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng
> NHNN cần nâng cao năng lực quản lý và điều hành hoạt động đối với các NHTM > NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các giải pháp
hoàn thiện phương pháp kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong các TCTD
> NHNN cần tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Trang 27xvii
KET LUAN
Thứ nhất, hoạt động tín dụng là một trong những thế mạnh của Bắc Á Bank
Mặc dù hoạt động trên địa bàn còn nhiều khó khăn song ngân hàng đã gặt hái được
những thành công nhất định, dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm với cơ cấu
nguồn ngày càng phù hợp hơn đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước
Trong những năm qua Chỉ nhánh đã chú trọng áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao
chất lượng tín dung, vì vậy mà hoạt động tín dụng của Chỉ nhánh nhìn chung là đảm bảo an toàn
Thứ hai, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngân hàng cũng vấp phải
những khó khăn về chất lượng tín dụng như để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn thấp làm cho thị phần tín dụng của ngân hàng, ngày càng thu hẹp Mặt khác, cơ cấu tín dụng vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý: đó là việc mắt cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn huy động va và cơ cấu tín dụng theo kỳ
hạn; tỷ trọng cho vay đối với các khách hàng cá nhân còn cao
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu với lý luận và thực tiễn,
luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Bắc Á
Bank Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện có hạn, luận văn sẽ còn
những thiếu sót Em rất mong được sự góp ý kiến của các Thầy, Cô đề luận văn
Trang 28
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG HQC KINH TE QUOC DAN
NGUYEN THI THU HANG
NANG CAO CHAT LUQNG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAC A
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ THỊPHƯƠNG THẢO
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 29LỜI MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề t:
Ở bắt kỳ một quốc gia nào, hệ thống Ngân hàng thương mại luôn đóng vai
trò rất quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế, là “cánh tay đắc lực” trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu ôn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm
phát và bảo đảm an sinh xã hội của đất nước
Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ
yếu và quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt thì hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam đòi hỏi phải ln an tồn, phát triển bền vững và luôn đối mặt với những rủi ro
tín dụng Hậu quả của rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn luôn tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng Do vậy, rủi ro tín dụng lúc nào
cũng luôn mang tính thời sự và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụngluôn là vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh mà bắt cứ
ngân hàng nào cũng phải đặc biệt quan tâm bởi chất lượng tín dụng lành mạnh, an
toàn sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, tăng, trưởng tín dụng ồn định bền vững góp phần mang lại lợi ích cho ngân hàng nói riêng và thúc đầy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung,
Với truyền thống hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, trong những năm qua Ngân hàng TMCP Bắc Á đã không ngừng phấn đấu vươn lên, ngày một hoàn
thiện hơn và đạt được nhiều thành tựu đáng kẻ, có tốc độ phát triển tương đối nhanh về mọi mặt, đã khăng định được vị trí trên thị trường Trong các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò chủ yếu của Bắc Á Bank, góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian qua
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng của Bắc Á Bank vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần sớm được khắc phục, điều chỉnh để phòng ngừa
Trang 30khai một cách hiệu quả, đồng bộ và chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu về vốn của
bộ phận khách hàng chiếm đa số trong các giao dịch hàng ngàyvà thường xuyên tại
Bắc Á Bank.Do đó,
Á Bank cũng như các NHTM Việt Nam cần tìm ra cách
thức quản lý cũng như xây dựng các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín
dụng phủ hợp với bản thân các ngân hàng nhưng cũng phải phù hợp với thông lệ và
chuẩn mực quốc tế
Trước thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam
nói chung và Bắc Á Bank nói riêng, với cương vị là một cán bộ quản lý nhà nước
trong hoạt động tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn, với mong muốn thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình, đồng thời góp một phần nhỏ giúp cho Đơn vị ngày càng phát
triển, hoạt động ngày càng an toàn hiệu quả, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Bắc Á” làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận vẻ tín dụng và chất lượng tin
dụng của các NHTM
-Đánh giáthựctrangchát lượngtíndụng tại Bắc Á Bank, phân tích những kết
quả đạt được, những hạn chế khó khăn trong hoạt động tín dụng để từ đó có cơ sở
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Bắc Á
-Đềxuất cácgiảipháp, kiến nghị nhằmnâng cao chất lượng tín dụng tạiBắc Á
Bank trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:là chất lượng tín dụng tại NHTM - Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văngiới hạn nghiên cứu trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng thương mại cô phần Bắc Á
Phạm vi về không gian:Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng
thương mại cỗ phần Bac A
Trang 314 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng
hợp, đối chiếu, so sánh từ các nguồn dữ liệu thu thập được Cụ thể:
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
Luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp như: giáo trình, tài liệu tham
khảo, chuyên khảo, các ấn phẩm đã công bố trên các tạp chí khoa học, các công
trình nghiên cứu khoa học có liên quan; các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh
của Bắc Á Bank được thu thập từ nhiều phòng ban khác nhau trong ngân hàng như:
Số liệu cụ thể về hoạt động tín dụng được thu thập tại phòng Tổng hợp, các thông, tin liên quan đến quy trình và quy định tín dụng được thu thập từ phòng Tham định dự án, phòng tín dụng doanh nghiệp, các số liệu vẻ lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tô chức và hoạt động của ngân hàng được thu thập từ phòng Tổ chức nhân sự;
các tài liệu, thông tin từ phòng Nghiên cứu tổng hợp & kiểm soát nội bộ và Thanh tra, giám sát NHNN Chỉ nhánh tỉnh Nghệ An; các thông tin, dữ liệu thu thập bên ngoài như tap chí điện tử, tạp chí ngân hàng internet
* Phương pháp phân tích dữ liệu:
Luận văn sử dụng, phối hợp các phương pháp: phương pháp tông hợp, phân tích để hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng, và chất lượng tín dụng tại Bắc Á Bank; Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu:
dùng Excel đề liệt kê, tông hợp, lựa chọn, so sánh thông tin
5 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng thương mại
Trang 32CHƯƠNG 1
CO SO LY LUAN VE TiN DUNG VA NANG CAO CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
'NHTM ra đời cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa Với chức năng là
nhà trung gian tài chính, làm cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền nên hệ thống ngân hàng đã trở thành một ngành kinh tế huyết mạch, là động lực thúc đây sự phát triển của nền kinh tế
Đứng trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có các định nghĩa
khác nhau về NHTM
Xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, Giáo sur Peter S.Rose định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một
danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế”
Theo Luật các tô chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) được Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành, quy định tại điều 4, khoản 3 *Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tắt cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”; và điều 12 quy định “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh,
cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cắp tín dụng
và cung ting dịch vụ thanh toán qua tài khoản ''
Vậy có thê phát biêu về khái niệm về Ngân hàng thương mại là:
Ngân hàng thương mại là một loại hình ngân hàng được thực hiện tắt cả các hoạt động kinh doanh, cung ng thường xuyên một hoạt hoặc một số các nghiệp vụ
Trang 33Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì định vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm kinh tế, Như vậy, NHTM là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện cung cắp các dịch vụ tài chính khác như: mua bán ngoại tệ, bảo quản vật có giá, quản lý ngân hàng quy, tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ, bảo
lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch
vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ đại lý 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của NHTM Hoạt động này mang lại nguồn vốn đề ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cắp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu khách hàng càng cao đòi hỏi ngân hàng phải tạo ra các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và nhiều tiện ích 'Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vn tín dụng và là cơ sở cho hoạt
động tín dụng Huy động vốn có các hình thức cơ bản sau:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn hình thành ban đầu thuộc quyền sở hữu của NHTM, là nguồn tiền được đóng góp từ chủ Ngân hàng bỏ vào đầu tư
ban đầu để thành lập NHTM hoặc được hình thành thêm trong quá trình kinh doanh; đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên tài sản cho
ngân hàng Trong quá trình hoạt động, ngân hàng sẽ gia tăng vốn theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể như: nguồn từ lợi nhuận không chia, nguồn bổ sung từ phát hành cô phiếu
Trang 34của NHTM, đồng thời là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, huy động theo hình thức này chủ yếu nguồn từ tiền gửi
của dân cư và tổ chức Tiền gửi là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tông nguồn vốn huy động của NHTM Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận cùng với nhiều chương trình hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền
Đối với huy động vốn thông qua các công cụ nợ và huy động vốn thông qua nhận tiền gửi thì lãi suất là yếu tố quyết định và người gửi tiền hay người mua các
công cụ nợ đều nhằm mục đích kiếm lời
- Nguồn vốn thông qua đi vay: Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chịu chỉ phí cao hơn vốn huy động, vì vậy chỉ trong trường hợp ngân hàng thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn nào đó thì ngân hàng mới tìm đến các NHTM khác để thoả mãn nhu cầu vốn khả dụng Đây là nghiệp vụ được các NHTM sử dụng thường, xuyên nhằm mục đích điều hoà vốn trong toàn hệ thống, tăng dự trữ đảm bảo tốt khả
năng thanh khoản của NHTM bằng việc vay giữa NHTM với NHTƯ hoặc các NHTM
với nhau hay với các tô chức tín dụng khác.Nếu NHTM không thoả mãn được nhu cầu đó từ phía các NHTM khác thì giải quyết tiếp theo là đi vay của NHTƯ Tuỳ
theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, các NHTM có thể vay NHTƯ các loại
vốn:
'Vốn vay ngắn hạn bỗ sung vốn ngắn hạn còn thiếu của NHTM hoặc vốn vay để thanh toán giữa các ngân hàng nhằm bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, hoặc các NHTM mang các giấy tờ có giá đến NHTƯ xin tái chiết khấu (tái cấp
vốn)
Trang 35NHTM một cách thường xuyên và là cứu cánh cho vay cuối cùng nhằm cứu nguy cho các NHTM khi cần thiết, nếu sự đỗ vỡ của các NHTM có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng
Nguồn vốn huy động khác: Ngoài các nghiệp vụ huy động vốn cơ bản nói
trên, NHTM còn có thé tạo vốn kinh doanh thông qua các hình thức huy động
như đại lý, chuyển tiền
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm mục đích tạo
ra lợi nhuận Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng với các nghiệp vụ như ngân quỳ, cho vay, đầu tư trong đó nghiệp vụ
cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại
- Nghiệp vụ cấp tín dụng: Nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ mà NHTM sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi Đây nghiệp vụ sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung Rui ro này, có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây tôn thất, làm giảm thu nhập
của ngân hàng Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo
đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố
- Nghiệp vụ đầu tư: Nghiệp vụ đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau nghiệp vụ cấp tín dụng, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể cho NHTM Hoạt động đầu tư của NHTM diễn ra chủ yếu trên thị trường tài chính, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ôn định khác đề đầu tư thông qua các hình thức như: Hùn vốn mua cô phần, cổ phiếu của các Công ty; Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty Thu nhập của ngân hàng thu được từ
hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua, đây là hoạt động đầu tư
mang tính ngắn hạn trên thị trường chính thức hoặc phi chính thức nhằm thu lợi về
cho NHTM, thông thường với qui mô nhỏ các NHTM thường đầu tư thông qua
Trang 36đủ lớn thường thành lập Công ty chứng khoán trực thuộc để thực hiện kinh doanh
nghiệp vụ này mang tính chuyên nghiệp hơn Tắt cả hoạt động đầu tư chứng khoán
đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro
trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán
- Nghiệp vụ sử dụng vốn khác: Những khoản mục còn lại của nghiệp vụ sử
dụng vốn trong đó chủ yếu là tài sản lưu động nhằm: xây dựng hoặc thuê, mua các tòa nhà để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển,
xây dựng hệ thống kho quy, ngoài ra còn các khoản phải thu, các khoản khác 1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian
Ngoài hai hoạt động chính là huy động vốn và sử dụng vốn thì NHTM còn tiến hành các nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng qua đó làm tăng sự thoả mãn của khách
hàng Các dịch vụ trung gian gồm: Các dịch vụ thanh toán thu chỉ hộ cho khách
hàng (chuyên tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán );
nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của khách hàng; bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng; kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quí; tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu Vai trò của các nghiệp vụ trung gian này là đa dạng hóa các nghiệp vụ cho ngân hàng, bổ sung thêm vào các nghiệp vụ cơ bản, tạo giá trị gia tăng và có thể tạo ra sự khác biệt của ngân hàng trong cạnh tranh
1.2 Tín dụng ngân hàng 1.2.1 Khái niệm tín dụng
Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời gian luôn có một số người
tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay Bên cạnh đó
luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay Hiện tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyền từ nơi thạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là
lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay
Trang 37dụng thô sơ nhất được phát sinh ngay từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Cùng với sự phát triên của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng
giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tin dụng mới có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng thuê mua và tín dụng tiêu dùng Mỗi một hình thức tín dụng
đều có điều kiện kinh tế xã hội cụ thể Tuy nhiên trong sự phát triển của mình, các hình thức quan hệ tín dụng không hề mắt đi mà còn tồn tại và phát huy tác dụng khi
có sự ra đời một hình thức tín dụng mới Ngay nay, tất cả các hình thức tín dụng trên
đều còn tồn tại và bô sung lẫn nhau và nó có vai trò quan trong trong sự phát triển
kinh tế
Mặc dù hoạt động tín dụng ra đời rất lâu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa thống nhất khi định nghĩa về tín dụng, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thê mà mỗi cách
hiểu có một nội dung riêng, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa
ra:
Tín dụng xuất phát từ tiếng La tỉnh Creditium, tiếng Anh gọi là credit có
nghĩa là sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau, hay nói cách khác, đó là lòng tin
Trải qua nhiều giai đoạn, lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đây nền kinh tế hàng hoá phát triển lên những giai đoạn cao hơn Tôn tại và phát triển
qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra Song hiểu một cách chung nhất, khái niệm tín dụng theo pháp luật
Ngân hàng Việt Nam ghỉ nhận rằng: “Tín dựng là quan hệ vay (mượn) dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay Theo đó bên cho vay
chuyến giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (tài sản) ban đầu và lãi suất”
Liên quan đến khái niệm về tín dụng, theo Luật các tổ chức tín dụng (Luật số
Trang 3810
hành, quy định tại điều 2, khoản 14 có đưa ra: Cáp rín dụng là việc thỏa thuận để tổ
chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác 1.2.2 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với
một bên là các chủ thê khác trong nên kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa
là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung
gian tài chính luân chuyên vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu Giá (lãi suất) của
khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng
phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay
Chủ thể tham gia trong quan hệ Tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước,
doanh nghiệp và hộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền,
do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều Đây chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa Tín dụng ngân hàng với các loại hình tín dụng khác
1.2.3 Đặc di
của tín dụng ngân hàng
- Tin dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả
năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn
- Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay dé cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân
hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động
- Tin dụng ngân hàng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Nếu khơng,
có sự hồn trả thì không được coi là tín dụng Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị
lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải
trả cho ngân hàng một khoản lãi phải luôn luôn là một số dương, có như vậy mới bù đắp được chỉ phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 39ll
thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ
thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến
động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đôi, dẫn đến khó
khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng
- Tin dung ngân hàng trên sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Quá trình cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo lãnh trong đó bên đi vay phải cam kết hồn trả vơ điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn
'Từ các đặc điểm trên tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai nguyên tắc cơ bản sau:
+ Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
+ Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng điều khoản đã được cam kết, thỏa thuận ghỉ trong hợp đồng
1.2.4 Phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú
với nhiều hình thức khác nhau Để sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả thì phải
tiến hành phân loại tín dụng Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo
nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ
giúp cho các nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín
dụng Trong quá trình phân loại có thể dùng nhiều tiêu thức đề phân loại, song thực
tế các nhà kinh tế học thường phân loại hình thức tín dụng theo các tiêu thức sau
day:
1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tín dụng thành hai loại:
- Tín dụng cho sản xuất và lưu thơng hàng hố: là hình thức cấp tín dụng
nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chủ thê kinh
doanh, nó được áp dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các NHTM
Nguồn trả nợ của hoạt động này là kết quả hoạt động kinh doanh Vì vậy Ngân hàng, cần phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng của mình, về phương án
Trang 4012 ~ Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay cá nhân, đáp ứng cho
nhu cầu phục vụ đời sống như mua sắm nhà cửa, các vật dụng đắt tiền và các khoản
cho vay để trang trải các chỉ phí thông thường của đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn Với hình thức cấp tín dụng này ngân hàng chỉ quan tâm đến nguồn trả nợ và thu nhập của khách hàng mà ít quan
tâm đến việc sử dụng khoản tín dụng có hiệu quả hay không do đó loại tín dụng này có mức độ rủi ro cao hon
1.2.4.2 Căn cứ theo thời gian vay
Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tín dụng thành hai loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng có thời gian sử dụng vốn đến 12 tháng Khoản tín dụng này chủ yếu cung cấp cho những người không có nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên, chỉ sử dụng vốn vay trong trường hợp đột xuất như bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của
doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân Đây là loại hình tín
dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì trong một thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra và ngân hàng thường luôn dự tính được những biến động đó Tín dụng ngắn hạn bao gồm chiết khấu, thấu chỉ, tín dụng ứng trước và tín dụng bỗ sung vốn lưu động
~ Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm Loại tín
dụng này chủ yếu được sử dụng đề đầu tư mua sắm tài sản có định, cải tiến hoặc đôi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có
quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thê xảy ra
~ Tín dụng đài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để
cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản có định, đầu tư xây dựng các
nhà máy mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tằng (đường xá, cầu cống, bến cảng, sân
bay ) cải tiến, mở rộng sản xuất với quy mô lớn và có thời gian thu hồi vốn lâu
Loại tín dụng này thường có mức độ rủi ro lớn do khó lường trước được những biến