Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Vinh là hệ thống hóa cơ sở lý luận về CLTD của NHTM; đánh giá thực trạng CLTD tại Vietinbank thành phố Vinh giai đoạn 2015-2019; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLTD của Vietinbank thành phố Vinh trong thời gian đến 2025.
Trang 1
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
-sOe-—-
TRAN THI CHAU
NANG CAO CHAT LUQNG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG VIET
NAM CHI NHANH THANH PHO VINH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍ: NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SĨTÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 3phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật Tôi xin cam đoan rằng luận văn với
tiêu đề “Nâng cao chất lượng tin dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
thương Việt Nam Chỉ nhánh Thành phố Vĩnh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn tận tình củaPGS.TS Đăng Ngọc Đức, các dữ liệu và kết quả nghiên cứu của nghiên cứu này là khách quan, trung thực và không trùng,
lấp với các công trình nghiên cứu đã công bố
'Tác giả luận văn
Trang 4Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ tận tỉnh để tơi
hồn thành luận văn
Toi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo, các phòng ban của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Vinh,
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ Anđã cung cấp thông tỉn phục vụ cho việc phân tích cũng như những lời góp ý để tơi hồn thành nghiên cứu này
Tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã
thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những lúc khó khăn nhất đề tơi
vượt qua và hồn thành chương trình thạc sĩ này
Tác giả luận văn
Trang 5LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC DANH MUC BANG ĐANH MỤC HÌNH MO DAI
CHƯƠNG 1:NHUNG VAN DE CO BAN VE TIN DUNG VA CHAT LUQNG TIN DUNG CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI 11 VIET TAT ‘ong quan vé hoat déng tin dung cua ngan hang thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 5 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 6 1.1.3 Phân loại hoạt động tin dụng của ngân hàng thương mại 8 1.1.4, Vai trò hoạt đông tín dụng của ngân hàng thương mại 10 1.2 Chất lượng tín dụng cũa ngân hàng thương mại 12
1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 12
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
2
1.3.1 Các nhân tổ chủ quan 2
1.3.2 Các nhân tổ khách quan 26
CHƯƠNG 2:THỰC TRANG CHAT LUQNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Trang 62.3.1 Đánh giá thông qua các chỉ tiêu tải chính seo 2.3.2 Đánh giá thông qua các chỉ tiêu phi tài chính 50
2.4 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Vietinbank Thanh phd Vinh63
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGAN HANG TMCP CONG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH
PHÓ VINH 70
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng
của Vietinbank Thành phố Vĩnh đến năm 2025 70
3.1.1 Định hướng phát triển của Vietinbank Thanh phố Vĩnh đến năm 2025 70
3.1.2 Yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng của Vietinbank Thành phố Vinh 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Thành phố Vinh 72 3.2.1 Tăng cường kiểm tra khách hàng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay, 72 3.2.2 Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ chuyên viên hoặc nguồn nhân lực của Chỉ nhánh 75
3.3.3 Tăng cường kiểm soát nội bộ tại Chỉ nhánh 78
3.2.4 Tăng cường xử lý nợ xấu 80
3.3 Kién ng! 83
3.3.1 Kiến nghị đối với Vietinbank Việt Nam 8
3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyển địa phương tỉnh Nghệ An 84
Trang 7CNTT Công nghệ thông tin ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ HĐQT Hội đồng quản trị HSC Hội sở chính KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp ND Nghị định NHĐT Ngân hàng điện tử NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại PGD Phòng giao dịch QD Quyết định SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tin dung TMCP Thuong mai Cổ phần UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ
'Vietinbank Thành|_ Ngân hàng Thương mại Cô phân Công thương Việt Nam — Chi
phố Vinh nhánh Thành phô Vinh
VND Việt Nam Đồng,
Trang 8Bang 22: Bảng 24: Bang 2.5 Bang 2.6: Bang 2.7 Bang 28: Bang 2.9:
Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo đối tượng khách hàng của Vietinbank
‘Thanh phé Vinh giai đoạn 2015 ~ 2019 - 138 Cơ cấu dư nợ tin dụng phân theo kỳ hạn của Vietinbank Thành phố Vinh
giai đoạn 2015 ~ 2019 : — sa 39
Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo loại tiền của Vietinbank Thành phố
Vinh giai đoạn 2015 ~ 2019 _.- en _
Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo TSĐB của Vietinbank Thành phó Vinh
giai đoạn 2015 ~ 2019 " 1 - 4
Nợ quá hạn của Vietinbank Thành phố Vinh giai đoạn 2015 - 2019 43
Nợ xấu của Vietinbank Thành phó Vinh giai đoạn 2015 — 2019 45 Dự phòng rủi ro tín dụng của Vietinbank Thành phố Vĩnh giai đoạn 2015
~2019 „48
Bảng 2.11: Trọng số các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ hộ kinh
doanh của Vietinbank Thành phố Vinh 59)
Bảng 2.12: Ma trận kết hợp xếp loại rủi ro và đánh giá TSĐB của khách hàng hộ
kinh doanh của Vietinbank Thành phố Vinh 6) Bảng 2.13: Đánh giá thực trạng các chỉ tiêu phản ánh CLTD tại Vietinbank Thành
Trang 9
giai đoạn 2015 - 2019 - - = 37
Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo đối tượng khách hàng của Vietinbank
Thanh phé Vinh giai đoạn 2015 - 2019 38
Hình 2.4: Cơ cấu dư nợ tin dụng phân theo kỳ hạn của Vietinbank Thành phố Vinh giai đoạn 2015 - 2019 40 Hình 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo loại tiền của Vietinbank Thành phố Vinh giai đoạn 2015 - 2019 41 Hình 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo TSĐB của Vietinbank Thành phố Vinh giai đoạn 2015 - 2019 42
Hình 2:7: Tỷ lệ nợ quá hạn ciia Vietinbank Thành phố Vinh, Vietinbank Nghệ An và Vietinbank Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 4
Hình 28: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Thành phố Vinh, Vietinbank Nghệ An va
Vietinbank Vigt Nam giai đoạn 2015 - 2019 46 Hình 2.9: Mô hình tổ chức quán trị rủi ro tín dụng của Vietinbank Việt Nam S1 Hình 2.10: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank Thành phố Vĩnh 52
Hình 2.11: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho KHDN tai
Vietinbank Thành phố Vĩnh 7 - " 56
Hình 2.12: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho KHDN mới
thành lập tại Vietinbank Thành phố Vịnh 58
Hình 2.13: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng hộ
kinh doanh tại Vietinbank Thành phố Vinh s9
Trang 10
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
— tri wns ———— TRAN THI CHAU
NANG CAO CHAT LUQNG TiN DUNG TAI NGAN
HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG VIET NAM CHI NHANH THANH PHO VINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã ngành: XXXX
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG NGỌC ĐỨC
HÀ NỘI - 2020
Trang 11nhánh cấp 2 trực thuộc Vietinbank tỉnh Nghệ An Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội trực thuộc tỉnh Nghệ An, có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, xây dựng và công nghiệp Nhận thấy
tiém năng phát triển của công tác tín dụng, nhiều NHTM đã triển khai các chỉ nhánh
trên địa bàn thành phố Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt đối với hoạt động
tín dụng của Chỉ nhánh Trong bối cảnh đó, việc mở rộng quy mô tín dụng theo chỉ
tiêu được Vietinbank Việt Nam giao phó cùng với việc đảm bảo CLTD được Chỉ
nhánh đặt lên hàng đầu, góp phần vào sự tăng trưởng ồn định, bền vững và lâu dài
của đơn vị cũng như của Vietinbank Việt Nam Mặc dù vây, trên thực tế, việc đảm
bảo CLTD của Vietinbank Thành phố Vinh vẫn còn một số tồn tại: giai đoạn 2015-
2019, tỷ lệ nợ quá hạn của Chỉ nhánh tăng nhanh từ 1,86% lên đến 3,02%, tỷ lệ nợ
xấu tăng nhanh từ 0,94% lên đến 2,67% Số DPRR xử lý RRTD tăng từ 0.255 tỷ
đồng năm 2015 lên đến 7,314 tỷ đồng vào năm 2019, công tác kiểm tra và giám sát
các khoản vay tại Chỉ nhánh chưa được quan tâm đúng mức,
Nhận thức được những vấn đề trên, xuất phát từ thực tiễn CLTD tại
Vietinbank Thành phố Vinh, đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hang
thương mại cỗ phần Công thương Việt Nam Chỉ nhánh Thành phố Vinh” đã
được chọn nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CLTD của NHTM;
~ Đánh giá thực trạng CLTD tại Vietinbank Thành phổ Vinh giai đoạn 2015 —
2019;
~ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLTD của Vietinbank Thành phố Vinh
Trang 122015 — 2019 Trong đó, luận văn tiến hành nghiên cứu về nâng cao CLTD trong
pham vi và giác độ của Chỉ nhánh NHTM
+ Về không gian: ngân hàng Vietinbank Thành phố Vinh
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng về CLTD giai đoạn 2015 — 2019, dé
xuất giải pháp nhằm nâng cao CLTD tại Vietinbank Thành phố Vĩnh trong thời gian
tới
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của Vietinbank Thành phố Vinh trong giai đoạn 2015 - 2019 Ngoài ra,
các số liệu khác được thu thập từ niên giám thống kê thành phố Vinh, báo cáo của Ngan hang Nha nude (NHNN) tỉnh Nghệ An Bên cạnh đó, luận văn tiến hành thu
thập số liệu thứ cắp từ các báo cáo, luận án, luận văn, sách báo, tạp chí, internet về
các nghiên cứu liên quan đến CLTD của NHTM Phương pháp xứ lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mém Excel Các
phương pháp phân tích được tác giả sử dụng như sau
~ Phương pháp thống kê tổng hợp: phương pháp này được sử dụng đề hệ thống
hóa số liệu về dịch vụ tín dụng và CLTD tại Vietinbank Thành phố Vinh theo các
chỉ tiêu nghiên cứu
~ Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc
điểm số liệu về các chỉ số liên quan đến CLTD của Vietinbank Thành phố Vinh
Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để mô tả đặc điểm cũng như đánh
Trang 13chính xác về thực trạng CLTD tại Vietinbank Thành phố Vinh trong giai đoạn này Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của
Ngân hàng thương mại:
Trong chương này, luận văn đã đi sâu làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng và chất
lượng tín dụng của NHTM nội dung này là cơ sở quan trọng để tác giả hình thành
khung phân tích, để tiến hành phân tích thực trạng trong chương 2
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh;
Dựa trên kết quả phân tích thực trạng CLTD tại Vietinbank Thành phố Vinh
trong giai đoạn 2015 ~ 2019, có thể kết luận được CLTD của Chi nhánh là thấp dựa trên các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính Cụ thể như sau:
Bảng 2.13: Đánh giá thực trạng các chỉ tiêu phản ánh CLTD tại Vietinbank
Thành phố Vinh giai đoạn 2015 - 2019
» 22100 "Thực tế tại Vietinbank Thanh phd
sự Chỉ tiêu 'Vinh giai đoạn 2015-2019
1 | Chỉ tiêu định lượng
Cao hơn Vieinbank Nghệ An (Chi nhánh cùng cấp trên dia ban tỉnh Nghệ An) và mức bình quân của Vietinbank Việt Nam Thấp hơn mức khuyển nghị 3% của Basel 2 1 | Tỷ lệ nợ quá hạn
Cao hơn Vietinbank Nghệ An và mức
Trang 14Basl2
(1) Xác suất khách hàng không trả được nợ (PD);
(2) Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không tra dug ng (EAD);
(3) Ty trong ton that ước tính
(LGD); (4) Tén that du kién (EL)
Chưa được triển khai tại Chi nhánh " a Tổ chức bộ máy QTRR với 3 vòng báo vệ theo Basel 2 Đã tô chức bộ máy QTRR với 3 vòng bao vé dap img Basel 2 Tô chức mô hình QTRR tập trung/phân tán theo Basel 2 Đã tô chức mô hình QTRR tập trung đáp ứng Basel 2 Xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel 2 Sử dụng hệ thông xếp hạng tín dụng nội bộ (heo Vietinbank Việt Nam, chưa
triển khai xếp hạng tín dụng nội bộ theo
Basel 2
Nguôn: Tác giá tông hợp Việc CLTD tại Chỉ nhánh chưa được cao xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Nguyên nhân ch quan
Thứ nhất, Vietinbank Thành phố Vinh chưa xây dựng được chiến lược, chính
sách, kế hoạch quản trị RRTD cụ thể nhằm nâng cao CLTD của Chỉ nhánh
'Thứ hai, xuất phát từ số lượng, chất lượng CBTD
Trang 15~ Nguyên nhân khách quan
'Thứ nhất, sự cạnh tranh của các chỉ nhánh NHTM trên địa bàn thành phố Vinh và các địa phương lân cận
Thứ hai, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn chưa thật sự thuận lợi “Thứ ba, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích
'Thứ tư, khách hàng giả lập phương án không có thật dé vay vốn
Thứ năm, trình độ và khả năng quản lý của khách hàng còn yếu kém
Thứ sáu, khách hàng có tình cung cắp thông tin không chính xác
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
'ố phần Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
Căn cứ vào thực trạng đã được phân tích ở chương 2, cũng như định hướng
Thuong mai
nâng cao chất lượng tín dụng trong giai đoạn tiếp theo Luận văn tiến hành đề xuất
các giải pháp cụ thể như sau: Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng vay vốn;
‘Nang cao nang lực phẩm chat của nguồn nhân lực; tăng cường kiểm soát nội bộ tại
Chỉ nhánh; tăng cường xử lý nợ xấu Một số kiến nghị đối với Vietinbank Việt Nam, chính quyền địa phương tỉnh Nghệ An và khách hàng vay vốn cũng được luận văn đề xuất nhằm tạo điều kiện cho hoạt động nâng cao CLTD tại Vietinbank
Trang 16'RRTD và nâng cao CLTD là một vấn đề rất quan trọng, bởi nó quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM và của cả nền kinh tế Trong phạm vi các NHTM, van dé han chế RRTD nhằm nâng cao CLTD đang nhận được sự quan tâm của nhiều NHTM
Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam Chỉ nhánh Thành phố Vinh” đã đạt được những mục tiêu như sau:
CLTD có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mọi
NHTM và Vietinbank nói chung, Vietinbank Thành phố Vinh không phải là ngoại lê Qua phân tích thực trạng CLTD tại Vietinbank Thành phố Vinh giai đoạn 2015-
2019, luận văn đã kết luận CLTD tại Chỉ nhánh là chưa cao, xuất phát từ các
nguyên nhân chủ quan và khách quan như: (1) Nguyên nhân chủ quan: ()
Vietinbank Thành phố Vinh chưa xây dựng được chiến lược, chính sách, kế hoạch
quản trị RRTD cụ thể nhằm nâng cao CLTD của Chỉ nhánh; (ii) Xuất phát từ số
lượng, chất lượng CBTD; (iii) Hệ thống đo lường RRTD thông qua xếp hạng tín
dụng chưa thật sự hiệu quả; (Iv) Năng lực của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bội của Chỉ nhánh còn hạn chế; (v) Công tác thực hiện các chương trình kiểm tra, giám
sát, nhận điện các rủi ro tiềm ân đề chủ động phòng ngừa, đảm bảo an toàn, phòng
tránh rủi ro, hạn chế nợ xấu chưa được thực hiện có hiệu quả; (vi) Việc thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc (2)
Nguyên nhân khách quan: (i) Su cạnh tranh của các chỉ nhánh NHTM trên địa bàn
thành phố Vinh và các địa phương lân cận; (ii) Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn
chưa thật sự thuận lợi; (ii) Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích; (Iv)
Trang 17phẩm chất của nguồn nhân lực; tăng cường kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh; tăng cường xử lý nợ xấu Một số kiến nghị đối với Vietinbank Việt Nam, chính quyền
Trang 18một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, bởi tín dụng là hoạt động
tạo ra lợi nhuận chủ yếu của NHTM, cũng như quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của NHTM Bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động tín dụng cũng mang lại những rủi ro cho các NHTM, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) RRTD là một
trong những mối lo ngại rất lớn của các NHTM vì rủi ro này không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động và uy tín của mà còn quyết định sự tồn tại và
phát triển của các NHTM RRTD làm cho giá trị tài sản của NHTM giảm sút, làm
mắt vốn và sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NHTM Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng (CLTD), hạn chế đến mức thấp nhất RRTD là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong các NHTM tại Việt Nam
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức tín dụng
(TCTD) đều hết sức quan tâm đến CLTD, điều này được thể hiện rõ qua việc hoàn
thiện các quy định pháp lý về phòng ngừa và xử lý RRTD, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát các TCTD của NHNN, Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đã
được kiềm chế trong chừng mực nhất định sự gia tăng của nó Tuy nhiên hoạt động
tín dụng vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao và vẫn còn tiềm ấn nhiều khoản nợ xấu chưa được hạch toán và báo cáo đúng thực chất Việc phân tích
một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, để từ đó đề
ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao CLTD vừa mang tính cấp bách vừa
mang tính chiến lược lâu dài và được nhiều ngân hàng quan tâm tới
Nhận thức được tẩm quan trọng của nâng cao CLTD, ngân hàng thương mại
cỗ phần (TMCP) Công thương Việt Nam (Vietinbank Việt Nam) đã áp dụng nhiều
biện pháp để nâng cao CLTD Theo đó, CLTD của Chỉ nhánh được cải thiện bằng
Trang 19;ăn hóa và xã hội trực thuộc tỉnh Nghệ An, có nhiều lợi thế trong phát triển kinh
lặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, xây dựng và công nghiệp Nhận thấy
tiềm năng phát triển của công tác tín dụng, nhiều NHTM đã triển khai các chỉ nhánh trên địa bàn thành phố Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt đối với hoạt động
tín dụng của Chỉ nhánh Trong bối cảnh đó, việc mở rộng quy mô tín dụng theo chỉ tiêu được Vietinbank Việt Nam giao phó cùng với việc đảm bảo CLTD được Chỉ
nhánh đặt lên hàng đầu, góp phần vào sự tăng trưởng ôn định, bền vững và lâu dài
của đơn vị cũng như của Vietinbank Việt Nam Mặc dù vây, trên thực tế, việc đám
bảo CLTD của Vietinbank Thành phố Vinh vẫn còn một số tồn tại: giai đoạn 2015-
2019, ty lệ nợ quá hạn của Chỉ nhánh tăng nhanh từ 1,86% lên đến 3,02%, tỷ lệ nợ
xấu tăng nhanh từ 0,94% lên đến 2,67% Số DPRR xử lý RRTD tăng từ 0,255 tỷ
đồng năm 2015 lên đến 7,314 tỷ đồng vào năm 2019, công tác kiểm tra và giám sát các khoản vay tại Chỉ nhánh chưa được quan tâm đúng mức,
Nhân thức được những vấn đẻ trên, xuất phát từ thực tiễn CLTD tại
Vietinbank Thanh phé Vinh, dé tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Công thương Việt Nam Chỉ nhánh Thành phố Vinh"đã
được chọn nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm:
~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CLTD của NHTM;
~ Đánh giá thực trạng CLTD tại Vietinbank Thành phổ Vinh giai đoạn 2015 —
2019;
~ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLTD của Vietinbank Thành phố Vinh
Trang 202015 — 2019 Trong đó, luận văn tiến hành nghiên cứu về nâng cao CLTD trong
pham vi và giác độ của Chỉ nhánh NHTM
+ Về không gian: ngân hàng Vietinbank Thành phô Vinh
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng về CLTD giai đoạn 2015 — 2019, dé xuất giải pháp nhằm nâng cao CLTD tại Vietinbank Thành phố Vinh trong thời gian
tới
4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của Vietinbank Thành phố Vinh trong giai đoạn 2015 - 2019 Ngoài ra,
các số liệu khác được thu thập từ niên giám thống kê thành phố Vinh, báo cáo của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Nghệ An Bên cạnh đó, luận văn tiến hành thu
thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo, luận án, luận văn, sách báo, tạp chí, internet về
các nghiên cứu liên quan đến CLTD của NHTM
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm Excel Các
phương pháp phân tích được tác giả sử dụng như sau:
~ Phương pháp thống kê tổng hợp: phương pháp này được sử dụng đề hệ thống
hóa số liệu về dịch vụ tín dụng và CLTD tại Vietinbank Thành phố Vinh theo các
chỉ tiêu nghiên cứu
~ Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc
điểm số liệu về các chỉ số liên quan đến CLTD của Vietinbank Thành phó Vinh
Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng dé mô tả đặc điểm cũng như đánh
Trang 216 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1:Những vấn đề cơ bản về tin dung va chat lượng tín dụng của Ngân
hàng thương mại,
Chương 2:Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh;
'Chương 3:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dung tại Ngân hàng Thương mại
Trang 22
1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại
Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng Theo
lịch sử ra đời của tin dung, ban dau khái niệm đơn giản về tín dụng là: “Tín dụng là những quan hệ vay mượn có sự hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, sự thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay về số tiền vay, lãi suất, thời hạn
và phương thức trả nợ (trả một lần hay trả dần)” (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự,
2014) Nhưng nếu chỉ hiểu theo nghĩa đơn giản này thì tín dụng mới chỉ phản ánh ở
một khía cạnh nào đó, còn mang tính chất chung chung, chưa bao trùm được cái tổng thể của tín dụng Do vậy về sau khái niệm tương đối đầy đủ về
dụng như
sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình
thức tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian
nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” (Nguyễn Đăng
Don và cộng sự, 2014)
Theo Phan Thi Thu Hà (2009), một quan hệ tín dụng phải thoả mãn: (¡) Là
quan hệ chuyển nhượng giá trị mang tinh chat tam thoi; (ii) Đảm bảo tính hoàn trả
về thời gian và giá tri; (iii) Quan hệ tín dụng được xây dựng trên cơ sở sự tin tưởng
giữa người cho vay và người đi vay
Tín dụng theo nghĩa rộng bao gồm hai mặt là huy động vốn và cho vay “Trong hoạt động thực tiễn, quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng nhưng
ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng luôn là một quan hệ kinh tế của nền sản xuất hàng hoá, hoạt động này tổn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
Trang 23chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vu cp tin dụng khác Tom lai, tin dụng của NHTM có thể được hiểu là quan hệ/hình thức tin dung
tiền tệ, trong đó các NHTM cho vay các chủ thể khác nhau trong nên kinh tế bằng
tiền Nói cách khác, chủ thể của tín dụng ngân hàng là các NHTM và các đối tượng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp), đối tượng vay mượn là tiền tệ - khác với các loại hình tín dụng khác như tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước hay tín dụng
thuê mua 1
Đặc điễm của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
“Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tín dụng của NHTM có 5 đặc điểm của tín
dụng nói chung như sau
Thứ nhắt, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin Ngân hàng chỉ cắp tin
dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng
vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo Do đó, trong các quyết
định cho vay, ngân hàng sắp xếp thứ tự ưu tiên của các tiêu chí như sau: Tín nhiệm (uy tin, thi
chí) của người vay; Tính khả thi của dự án (phương án kinh doanh);
'Bảo đảm tiền vay Nói cách khác, nếu cơ sở dữ liệu thê hiện khách hàng đang nộp hồ sơ vay vốn NHTM có lịch sử vay vốn có nhiều vi phạm về quy định của NHTM,
thường xuyên để xảy ra tỉnh trạng nợ quá hạn, nợ xấu, thì các NHTM sẽ hạn chế
hoặc không cho khách hàng này vay vốn, nhằm hạn chế RRTD phát sinh, đảm bảo
Trang 24hạn nguồn vốn cúa mình và quá trình luân chuyên vốn cửa đối tượng vay Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn ôn định, thì có thế cấp được nhiễu tín dụng dài hạn;
ngược lại, nếu nguồn vốn không ôn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài
hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản Mặt khác, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu
kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng
hạn Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi nếu người vay không trả nợ đúng hạn hoặc không thể trả nợ, các khoản vay sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu, khiến
CLTD của NHTM giảm sút
Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc khơng chỉ hồn trả gốc mà phải cả lãi
Nếu khơng có sự hồn trả thì không được coi là tín dụng Giá trị hoàn trả phải lớn hefn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách
hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn
vay Khoản lãi phải bù đắp được chỉ phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh
bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thứ tư, tín dung là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng Việc đánh
giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó Vì luôn tồn tại thông tin bắt cân xứng
dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ
thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường
hoạt động, ngồi tầm kiểm sốt của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất,
tỷ giá, lạm phát, thiên tai Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh
thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, khiến cho ngân hàng gặp RRTD Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điêu kiện Quá trình
Trang 25nhi
tắc „ trong trường hợp khách hàng cố tình trì hoãn, chây ÿ trả nợ, vi phạm nguyên
này, các NHTM có thể dùng phương án khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ xấu
1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mụại
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), hoạt động tín dụng của NHTM được phân
loại như sau
1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay vốn
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, tín dụng gồm:
Tin dung bat động sản: là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao
gồm: Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa; Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại
Tín dụng công thương nghiệp: là các khoản tín dụng dành cho cho các doanh
nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết
bị, trả thuế và chỉ trả lương
Tín dụng nông nghiệp: Là các khoản tín dụng dành cho cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trot, thu hoạch, chăn nuôi
‘Tin dung tiêu dùng: Là các khoản tín dụng dành cho cho cá nhân, hộ gia đình
để phục vụ nhu cầu tiêu dùng như mua sắm hàng hoá tiêu dùng như xe cộ, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học
Tin dung dau tu tài chính: Là các khoản tín dụng cắp cho các cá nhân, doanh
nghiệp mua chứng khoán, vàng
Các loại hình tín dụng trên sẽ có những tác động nhất định tới RRTD và
CLTD của các NHTM Chẳng hạn, nếu cơ cấu tín dụng của NHTM tập trung quá
Trang 26sit dung dé: (i) bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như:
bổ sung ngân quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì
hàng tồn kho (ii) phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình trong nj
Tín dụng trung hạn: Là loại tin dụng có thời hạn trên I dến 5 năm, được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bi,
mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thường
xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập
Tin dung dai hạn: Là loại tin dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng nhu cầu
đầu tư dài hạn: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, ), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá cảng biển, sân bay ), cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn Do thời hạn đầu
tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều
lần theo tiến độ dự án Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời
hạn cảng dài, thì những biến động không dự tính có thể xảy ra càng lớn 1.1.3.3 Căn cứ vào bảo đảm tin dung
Tin dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo
lãnh của người thứ ba Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng
không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản báo đảm (TSBĐ) hoặc phải có người
bảo lãnh TSĐB hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có
thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính (dòng tiền) của khách hàng vay thiểu
hụt, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng
Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tải sản cằm cố, thế chấp
hay không có bảo lãnh của người thứ ba Loại tin dụng nay áp dụng cho những
Trang 27TSDB là cơ sở để NHTM thực hiện các biện pháp nhằm xử lý các khoản tin
dụng có nguy cơ mất vốn, hoặc được xếp ở nhóm nợ có RRTD cao Do đó, nếu một
'NHTM có cơ cấu tín dụng không có bảo đảm (không có TSĐB) cao trong tổng dư
nợ tín dụng, NHTM có khả năng đối mặt với rủi ro mắt vốn cao nếu như khách
hàng vay vốn không trả được nợ, ảnh hưởng tiêu cực đến CLTD của NHTM
1.1.3.4 Căn cứ vào chủ thể vay vốn
“Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn): Gọi là bán buôn vì những doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn Tuy nhiên những khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không lớn thì vẫn thuộc bán lẻ
Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): Gọi là bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh hộ gia đình
Tín dụng cho các tổ chức tải chính: Đây là các khoản tin dung cấp cho các ngân hàng, công ty tai chính, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác
Những khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có
thể dùng đề trả nợ hay cho vay lại
Một NHTM có cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu vào một số các KHDN lớn,
với quy mô khoản tín dụng lớn và thời hạn tín dụng dài, thì RRTD của NHTM sẽ không được phân tán Trong trường hợp một hoặc một vài KHDN lớn của NHTM
gặp rủi ro trong hoạt động SXKD, dẫn đến phương án tài chính không đảm bảo để
trả nợ gốc và lãi NHTM, thì NHTM sẽ đối mặt với RRTD rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến CLTD
1
Vai trò hoạt động tín dụng cña ngân hàng thương mại
Trong nên kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng của NHTM đóng vai trò
quan trọng, được sử dụng như là công cụ khai thác có hiệu quả nhất lượng tiền nhàn rỗi vào quá trình tái sản xuất xã hội, phù hợp với quá trình vận động liên tục của vốn Điều đó được thể hiện qua các vai trò của tín dụng NHTM đối với nền kinh tế,
Trang 28~_ Đối với nền kinh tế
“Thứ nhất, vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng NHTM là luân chuyển vốn từ những người có nguồn vốn nhàn rỗi đến những người thiếu hụt vốn Những người vay vốn luôn có nhu cầu không chỉ dé đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà
còn dùng để thỏa mãn nhu cầu tiêu ding cua minh Tin dụng NHTM được xem là
kênh chuyển vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đầy hiệu quả nền kinh tế
Thứ hai, tín dụng NHTM không chỉ được giới hạn trong chức năng là luân
chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn mả còn phân bổ hiệu quả các nguồn
lực tài chính trong nền kinh tế Thông qua tín dụng NHTM mà vốn từ những dự án
đầu tư hiệu quả và đang thừa vốn đến các dự án được đầu tư hiệu quả hơn nhưng lại bị thiếu vốn Kết quả của việc đầu tư vốn trên là thúc đẩy nền kinh tế được tăng
trưởng, tạo công ăn việc làm cho xã hội và thúc đẩy tăng năng suất lao động
'Thứ ba, thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đây sự phát triển của các ngành nghề, các khu vực kinh tế
đó để trở thành một nền kinh tế hiện đại với cơ cấu hợp lý và hiệu quả
Thứ tư, tín dụng NHTM góp phẩn vào lưu thông hàng hóa, tiền tệ điều tiết
thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng kinh tế giao
thương giữa các nước
'Thứ năm, tín dụng NHTM mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước
thông qua thuế thu nhập và lãi ủy thác đầu tư của vốn chính phủ
Thứ sáu, thông qua tín dụng NHTM, nhà nước sẽ truyền tải được nguồn vốn
tài trợ của mình đến những vùng nông nghiệp nông thôn, thúc đây sự phát triển sản
xuất kinh doanh góp phần xóa đói giảm nghèo, ôn định chính trị, xã hội (Nguyễn
Minh Kiều, 2006)
~ Đối với ngân hàng thương mại
'Thứ nhất, tín dụng là hoạt động chính hiện nay trong hoạt động của NHTM,
Trang 29của NHTM) Mặc dù tÿ trọng của hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm,
nhưng tín dụng NHTM vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với
mỗi NHTM
Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng, NHTM sẽ đa dạng hóa được các danh mục trong tài sản có của mình, từ đó có thể làm giảm thiểu được rủi ro
“Thứ ba, từ hoạt động tín dụng, NHTM có thể phát triển các hoạt động dich
vụ liên quan như chuyển khoản, thanh toán, thu hút tiền gửi (Nguyễn Minh Kiều,
2006)
~ Đối với khách hàng
“Thứ nhất, tín dụng NHTM đáp ứng kịp thời các nhu cầu cấp thiết về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng Với chức năng là trung gian tài chính của mình, NHTM có thể kết nối nhanh chóng, thuận tiện, thỏa man day đủ các nhu cầu
vốn đa dạng của những người thừa vốn đến những người thiếu vốn nhánh chóng và
hiệu quả
Thứ hai, tín dụng NHTM tạo cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt các cơ hội
kinh doanh nhanh chóng, giúp doanh nghiệp có vốn để mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, giúp người tiêu dùng có đủ khả năng tài chính để thanh toán, trang trải
cho các khoản chỉ tiêu của mình phục vụ nhu cầu chất lượng của cuộc sống
'Thứ ba, tín dụng NHTM ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả cả
gốc và lãi trong thời gian nhất định đã thỏa thuận Do đó, buộc khách hàng phải nỗ
lực, tân dụng hết khả năng của mình dé sử dụng vốn vay hiệu qua, day nhanh quá trình tái sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho NHTM (Nguyễn Minh Kiều, 2006)
1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Nếu theo giác độ của cả NHTM, khách hàng và từ góc độ phát triển kinh tế xã
hội, CLTD là sự đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát
Trang 30khách hàng đưa vào quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra số tiền lớn hơn, đảm bảo
khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đủ và đúng hạn, đồng thời, khách hàng vay có thể trang trải đủ chỉ phí và có lợi nhuận, khối lượng sản phẩm hàng hóa hữu
ích cung cấp cho xã hội tăng (Lê Thị Mận, 2010),
CLTD chỉ là một khái niệm có tính tương đối, vừa cụ thê (CLTD thể hiện qua
các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, dư nợ, nợ quá hạn, nợ
xấu ) đồng thời nó vừa trừu tượng (nó thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động tới nên kinh tế ) Có thể nói CLTD là một phạm trù rộng lớn, để có được
CLTD phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin
cây
Theo Phan Thị Thu Hà (2013) thì CLTD của NHTM cũng còn được hiểu là
chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hoạt động tín dụng của NHTM thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu tín dụng vì lợi ích của khách hàng, tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại, phát triển bên vững của NHTM, trên cơ sở đó góp phần thúc đây sự phát triển nền kinh tế
Như vậy, khi xem xét CLTD của ngân hàng nói chung và đối với KHDN nói
riêng, cần tính đến ba nhân tố: NHTM, KHDN và nền kinh tế (Nguyễn Minh Kiểu,
2011),
~ Xét từ giác độ NHTM:CLTD thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dung phải phủ hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng
hạn và có lãi CLTD phải thể hiện ở tiêu chí cơ cấu tín dụng hợp lý, tỷ lệ nợ quá
han, nợ xấu đám bảo đúng quy định, mô hình quản trị rủi ro cũng như quản lý tin
dụng được tô chức hiệu quả, phủ hợp với NHTM và thông lệ quốc tế
~ Xét từ giác độ khách hàng: thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của ngân hàng, đảm
bảo thỏa mãn nhu cầu hợp lý về vốn cho họ Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay,
chất lượng là yêu cầu hàng đầu, vì vậy, CLTD là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của
Trang 31hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phủ hợp với tốc
độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, góp phần
làm lành mạnh tài chính khách hàng
~ Xết từ giác độ nên kinh tế: Hoạt động tín dụng trong những năm gần đây
phản ánh rõ nét sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế mới với nhiều
Š nhận thức và tạo điều
khái niệm mới, nội dung mới để đạt được sự thống nhất
kiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Tín dụng phục vụ SXKD, tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế
và khai thác khả năng tiềm ấn trong nên kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi
trong nước, tranh thủ vay vốn nước ngoài cho nền kinh tế phát triển
Như vậy, CLTD là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ảnh mức độ thích nghỉ của
NHTM với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi, thể hiện sức mạnh của một ngân
hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại Hay nói cách khách, CLTD là một chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng,
phù hợp với chính sách tin dung, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho
'NHTM, đồng thời góp phần thúc đầy phát triển kinh tế xã hội như một tổng thể
Trong phạm vi luận văn này, khái niệm CLTD dựa trên chủ thể là NHTM, do đó, khái niệm CLTD được xét từ góc độ NHTM
1.2.2 Cácchỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cña ngân hàng thương mại 1
1 Các chỉ tiêu tài chính + Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá
hạn Hay hiểu theo cách khác, nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá
nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
Tỳ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn/ Tổng dự nợ) x 100%
Trang 32nhiêu đồng đã quá hạn, đây là chỉ tiêu cơ bản cho biết CLTD của NHTM Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cảng chứng tỏ CLTD của NHTM càng thấp và ngược lại Bên
cạnh đó, theo Basel 2, tỷ lệ nợ quá hạn của NHTM tối đa chỉ nên ở mức 3%, do đó, nếu tỷ lệ nợ quá hạn của NHTM vượt qua mức này, có thể đánh giá CLTD ca 'NHTM ú l thp
ôâ Tỹlệng xấu
'Quỹ tiền tệ quốc tế (IEF) cho rằng một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá han tra lãi và/hoặc nợ gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở
lên đã được nhập gốc, tái cắp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về
khả năng khoản vay này sẽ được thanh toán đầy đủ
Trong khi đó, Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại
nhiều quốc gia về quản lý RRTD, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là khơng có
khả năng hồn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xay ra: (i) ngân hing
thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để gắng thu hồi
vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày
dụ giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ) (ii) người
Trong phạm vi luận văn, nợ xấu tại các NHTM là các khoản nợ quá hạn trên
90 ngày trở lên, các khoản nợ được cơ cấu nợ gia hạn nợ hoặc điều chỉnh thời gian
trả nợ, các khoản nợ được đánh giá là có khả năng gây tổn thất cho NHTM hoặc
không có khả năng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ thanh toán Theo đó, tỷ lệ nợ
xấu được tính toán như sau:
Tỷ lệ nợ xâu = (Nợ xấu / Dư nợ) x 100%
đẳng nợ
xấu Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng NHTM, điều đó đồng nghĩa với CLTD của NHTM không cao
và ngược lại
Trang 33+ _ Số dự phòng RRTD đã sử dụng và hoàn nhập dự phòng RRTD
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xây ra do khách hàng của NHTM không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự
phỏng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chỉ phí hoạt động của các
NHTM
Việc xác trích lập dự phòng RRTD được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng Các NHTM căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá
mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại
các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.Theo đó, NHTM sẽ tiến hành trích lập dự
phòng RRTD Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh sự suy
giảm của tài sản trước những tốn thất có khả năng xảy ra Trong khi đó, trong bang kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chỉ phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của NHTM
Thông thường, để xử lý một khoản nợ xấu, NHTM sẽ tiến hành phát mại
'TSĐB theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hỗi nợ
và các NHTM sẽ sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý RRTD đối với khoản nợ đó
Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đấp cho RRTD của khoản nợ thì các 'NHTM tiếp tục sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ
Như vậy, số dự phòng RRTD đã sử dụng cho biết được quy mô dự phòng
RRTD mà NHTM đã trích lập được sử dụng bao nhiêu trong kỳ phân tích (thường
là 1 năm) Nếu số dự phòng RRTD đã sử dụng cảng lớn, càng chứng tỏ mức độ
'RRTD của khoản nợ càng cao, CLTD gảm sút và ngược lại
Trong trường hợp số dự phòng RRTD cần phải trích lập trong năm thấp hơn so với số dư dự phòng RRTD trước thời điểm trích lập, các NHTM tiến hành hoàn
nhập dự phòng RRTD vào thu nhập của NHTM
+ Chỉtiêu phản ánh chất lượng tín dụng theo Basel 2
“Trong các nội dung liên quan đến quản trị RRTD của ngân hàng, Ủy ban Basel
Trang 34
khoản tín dụng của NHTM Một số chỉ tiêu cơ bản như sau
~ Xác suất khách hàng không tré duge ng (Probability of Default ~ PD)
Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn, khoản nợ không thu hồi được
Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của
khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng it nhất là 5 năm trước đó Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau: (1) Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng; (2) Nhóm dữ liệu định tính phi tải chính liên quan đến
trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về
khả năng tăng trưởng của ngành ; (3) Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên
quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như
số dư tiền gửi, hạn mức thấu chỉ
'Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính
được xác suất không trả được nợ của khách hàng
Nhu vậy, nếu PD càng lớn, cảng phản ánh xác suất khách hàng không trả được
nợ cao, CLTD của khoản vay càng thấp
~ Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
(Exposure at Default ~ EAD)
Uy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:
EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Han mie tin dung chưa sử dụng bình quân
Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là ty trọng phần vốn chưa sử dụng
có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách
hàng rút thêm tại thời điểm khơng trả được nợ ngồi mức dư nợ bình quân
'Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với
Trang 35kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tải chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,
Như vậy, nếu EAD cảng lớn, càng phản ánh tổng dư nợ của khách hàng tại
thời điểm khách hang không trả được nợ cao, CL.TD của khoản vay cảng thấp ~ Tỷ trọng tổn thắt wéc tinh (Loss Given Default ~ LGD)
Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng
không trả được nợ LGD không chỉ bao gồm tôn thất về khoản vay mà còn bao gồm
các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chỉ phí hành chính có thể phát sinh như: chỉ
phí xử lý tài sản thế chấp, chỉ phí cho dịch vụ pháp lý và một số chỉ phí liên quan ‘Ty trong tong that ước tính có thể tính tốn theo cơng thức sau đây:
LGD =(EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD
Nhu vậy, nếu LGD cảng lớn, càng phản ánh phần vốn bị tổn thất trên tổng dư
nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ, CLTD của khoản vay cảng thấp én (Expected Loss_EL) EL duge xác định theo công thức như sau: EL=PD x EAD x LGD = Tén that du Trong đó
PD: Probability of Default - Xác suất khách hàng không trả được nợ
EAD: Exposure at Default - Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách
hàng không trả được nợ
LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính
Như vậy, nếu EL càng lớn, càng phản ánh tôn thất dự kiến của các khoản cho vay cảng lớn, dẫn đến CLTD càng thấp
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phi tai chính
+ _ Tổ chức bộ máy quản trị rãi ro với 3 vòng bảo vệ theo Basel 2
Tổ chức Bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ phận
Trang 36định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản
trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn
“Theo Ủy ban Basel, mỗi bộ phận chức năng trong bộ máy quản trị RRTD đều
đảm nhận vai trò kiểm soát RRTD ở những khía cạnh khác nhau Vì vậy, để kiểm
soát RRTD khách quan và hiệu quả, việc tổ chức bộ máy quản trị RRTD cần tránh
sự trùng lặp về chức năng, xung đột lợi ích giữa các bộ phận kiểm soát Theo đó, bộ
máy quản trị RRTD cần đảm bảo sự độc lập giữa chức năng điều hành và chức năng
giám sát, giữa chức năng kinh doanh và chức năng đánh giá lại tin dụng, giữa chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng kiểm tốn nội bộ
Thơng lệ hiện nay, đề đảm bảo các nguyên tắc của Basel, các NHTM thực hiện tổ chức bộ máy quản trị RRTD với 3 vòng kiểm soát/bảo vệ
Vòng thứ nhất (quan hệ khách hàng): bao gồm các bộ phận trực tiếp kinh
doanh, bán hàng Vòng này thực hiện chức năng xác định, đánh giá, ngăn ngừa, theo dõi và báo cáo rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng
Vong thir hai (quản lý rủi ro): Vòng này thực hiện chức năng quản lý rủi ro Để thực hiện chức năng quán lý rúi ro, vòng thứ hai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản:
(1) thiết lập chiến lược quản trị rủi ro, khâu vị rủi ro, chính sách quản trị RRTD; (2) xây dựng, ban hành các qui trình, qui chế về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín
dụng; (3) xây dựng hệ thống thông tin, hệ thống các công cụ, biện pháp để nhận
diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng; (4) đánh giá và kiểm soát hiệu quả hoạt động vòng thứ nhất Hoạt động của vòng thứ hai phải độc lập với vòng thứ nhất
'Vòng thứ ba (kiểm toán nội bộ): Kiểm toán nội bộ thực hiện đánh giá độc lập hiệu quả của vòng thứ nhất, vòng thứ hai và hệ thống kiểm tra kiểm soát của ngân
hàng Như vậy vòng kiểm soát thứ 3 sẽ là động lực để vòng thứ nhất và thứ hai hiệu quả hơn, giảm thiểu các sai phạm, gian lận và nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi cá nhân khi hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Theo Basel 2, Kiểm toán nội bé cin
Trang 37hàng Thông thường vòng thứ 3 trực thuộc HĐỌT để đảm bảo tính độc lập, đồng
thời giúp cho HĐQT, Ban Kiểm soát có thể nắm bắt thông tin xuyên suốt hoạt động
của các bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị RRTD trong toàn hệ thống ngân hàng Nếu NHTM tổ chức được bộ máy quan trị rủi ro với 3 vòng bảo vệ theo Basel
2, thì việc đảm bảo CLTD sẽ được thực hiện tốt, hạn chế được RRTD có thể xảy ra
+ _ Tổ chức mô hình quản trị rải ro tập trung/phân tán theo Basel 2
Mô hình quản trị RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đẻ về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và
các chốt kiểm soát RRTD trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện RRTD; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại RRTD mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa,
đối phó một khi có RRTD xảy ra.Các NHTM có thể áp dụng hai mô hình quản trị
rủi ro là mô hình quản trị rủi ro tập trung hoặc mô hình quan tri rai ro phan tan ~ Mô hình quản trị RRTD tập trung
Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hing
đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng
chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng ~ Mô hình quản trị RRTD phân tán
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định
khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chỉ nhánh riêng biệt Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thấm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chỉ nhánh Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng; Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp
Với những ưu điểm vốn có, Ủy ban Basel khuyến nghị các NHTM nên áp dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung để đảm bảo hạn chế RRTD, tăng cường
Trang 38© Xép hang tin dụng nội bộ theo Basel 2
Phương pháp đo lường RRTD dựa trên xếp hạng nội bộ IRB (Internal Ratings
Based) được coi là một trong những nhân tố rất mới và đặc biệt của Basel 2, cho phép các ngân hàng có thể tự quyết định và ước tính những thành tố trong công thức tính toán nhu cầu vốn của họ Từ đó, hệ số rủi ro hay tỷ lệ vốn sẽ quyết định thông
qua sự kết hợp của các yếu tt
sát đưa ra cũng như hàm số rủi ro được chỉ định bởi cơ quan giám sát Phương pháp
lầu vào định lượng do cả ngân hàng và cơ quan giám
nay phủ hợp cho ngân hảng với quy mô khác nhau, nhiều cấu trúc doanh nghiệp
khác nhau và các danh mục đầu tư khác nhau
Cơ sở lý thuyết của phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản là dựa trên mô hình
giả định một nhân tố rủi ro (mô hình AFRS) đối với RRTD Trong đó, khả năng
không trả được nợ vay của khách hàng được đánh giá dựa vào sự chênh lệch giữa
giá trị tài sản thế chấp và giá trị danh nghĩa của các khoản vay Giá trị tài sản của
các doanh nghiệp sẽ là một biến thay đổi theo thời gian, chịu một phân tác động của
các biến cố ngẫu nhiên như sự thay đổi theo thị trường hay chính sách Khả năng vỡ nợ sẽ xuất hiện khi giá trị tài sản của người đi vay quá thấp so với giá trị tài sản
danh nghĩa
Đối với rất nhiều loại hình tài sản có, Uỷ ban đã đưa ra hai phương pháp tiếp cận chính là: phương pháp tiếp cận cơ bản và phương pháp tiếp nâng cao Theo
phương pháp tiếp cận xếp hang ni b6 co ban F — IRB (Founded — Internal Ratings
Based), như một thông lệ chung, ngân hàng sẽ chủ yếu dùng các ước lượng của mình để xác định PD (xác suất khách hàng không trả được nợ) và sau đó dựa thêm
vào các ước lượng của các cơ quan chủ quản đề xác định các thành tố rủi ro khác Theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ nâng cao A ~ IRB (Advanced Intemal
Ratings Based), ngân hàng sẽ thực hiện thêm các ước lượng PD, LGD (tý lệ mắt vốn dự kiến), EAD (dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được
nợ), và M theo các chuẩn mực tối thiểu được quy định Trong cả hai phương pháp
Trang 39Phuong pháp IRB đưa ra khái niệm tốn thất mắt vốn dự tính được do khách
hàng không trả được nợ EL Theo quy định của Basel II tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể chia thành 2 loại là (¡) khoản tốn thất dự tính được EL
(Expected Losses) và (ii) khoản tổn thất không dự tính được UL (Unexpected
Losses) Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, EL được xác định:
EL =PD xLGD x EAD
Để xác định được mức độ rủi ro của tài sản sẽ dựa vào việc ước lượng được
các tham số: PD (Probability of Default — xác suất khách hàng không trả được nợ);
LGD (Losses Given Default — tỷ lệ mắt vốn du kién); EAD (Exposure of Default —
dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được ng)
Các ngân hàng dựa vào IRB có thể sử dụng, hoặc được cơ quan chủ quản yêu
cầu sử dụng, mô hình đo lường rủi ro nội bộ để tính yêu cầu về vốn trên cơ sở rủi
ro Theo lựa chọn này, các ngân hàng phải nắm giữ số vốn tương đương tốn thất tiềm tàng vốn cỗ phần nắm giữ của định chế được xác định nhờ việc sử dụng mô
hình giá trị rủi ro nội bộ (Mô hình VaR nội bộ) với độ tin cậy là 99% của chênh
lệch giữa lợi nhuận hàng quý và hệ số rủi ro thích đáng được tính trong suốt một
giai đoạn thí điểm dài hạn.Trên cơ sở đó, các ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng cho từng khoản vay, từng khách hàng
Như vậy, nếu NHTM áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ IRB theo Basel 2, thì sẽ hạn chế đáng kế RRTD đối với các khoản tín dụng, từ đó nâng cao CLTD củaNHTM 1.3 Cée nl n tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.1 Các nhân tỖ chủ quan ~_ Quan điểm về rủi ro của ban lành đạo của NHTM
Khẩu vị rủi ro là mức độ rủi ro mà NHTM sẵn sàng chấp nhận trong quá trình
thực hiện chiến lược kinh doanh, các mục tiêu tài chính và duy trì tỷ lệ an toàn vốn
Trang 40(0) Chỉ tiêu về lợi nhuận gồm: Tỷ suất giữa lợi nhuận so với tổng tài san (Returns on
Asset - ROA), tỷ suất giữa lợi nhuận so với Vốn chủ sở hữu (Retums on Equity - ROE), tỷ suất giữa lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro so với vốn tự có (Risk Adjusted
Returns on Capital - RAROC); doanh thu có rủi ro (Eamings at Risk); (ii) Chỉ tiêu
về vốn: Tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản tính theo rủi ro, tỷ lệ giữa Vốn cấp 1 so với Tổng tài sản tính theo rủi ro; (iii) Chỉ tiêu về kinh doanh: Tỷ lệ tăng trưởng
tín dụng, chỉ tiêu về hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cỗ phần, chỉ tiêu về thứ hạng
tín nhiệm mục tiêu
Bên cạnh đó, khẩu vị rủi ro của một NHTM còn thể hiện qua các loại rủi ro
mà NHTM chấp nhận hay không châos nhận Chăng hạn, NHTM có thể chấp nhận ở mức độ nhất định đối với một số loại rủi ro khi đưa ra một sản phẩm/dịch vụ/quy trình nghiệp vụ mới, chẳng hạn như lỗi, sai sót trong giai đoạn đầu áp dụng và thực
hiện một quy trình nghiệp vụ mới; lợi nhuận hoặc doanh số thấp trong giai đoạn đầu sản phẩm dịch vụ xâm nhập thị trường Tuy nhiên, hầu hết các NHTM đều không
thể chấp nhận các rủi ro như để độ thông tin mật của NHTM, thực hiện giao dịch
vượt thẩm quyền, với số lượng lớn, lợi dụng chức vụ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
của khách hàng vay vốn
Nếu một NHTM có khâu vị rủi ro phù hợp với năng lực chấp nhận rủi ro và
khả năng chịu đựng rủi ro thực tế, thì các NHTM có khả năng quản lý tốt các rủi ro
trong phạm vi khẩu vị rủi ro mà NHTM chấp nhận được, thể hiện công tác QLRR của NHTM đang thực hiện tốt, góp phẩn hạn chế RRTD, nâng cao CLTD
~ _ Năng lực quản trị RRTD của NHTM
Năng lực quản trị RRTD của NHTM là một yếu tố tông hỏa, thể hiện qua các
nội dung như sau:
+ Tổ chức quản trị rủi ro
CLTD của các NHTM gắn liễn với RRTD Để đảm bảo CLTD thì RRTD thì
cần phải duy trì rủi ro ở mức chấp nhận được Do vậy, để nâng cao CLTD, các