4 Phân tích làm rõ các nội dung quản lý nhà nước về lao động; hệ thống tổ chức quản lý về lao động 1 Khái niệm quản lý nhà nước về lao động Xuyên suốt tiến trình xây dựng và phát triển của đất nước, t.
4 Phân tích làm rõ các nội dung quản lý nhà nước về lao động; hệ thống tổ chức quản lý về lao động 1 Khái niệm quản lý nhà nước về lao động Xuyên suốt tiến trình xây dựng và phát triển của đất nước, tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước luôn được khẳng định và đề cao, không chỉ ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật mà còn ở các kỳ họp quốc hội, hội nghị cũng như các hoạt động hướng dẫn và thực thi cụ thể dưới từng Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương Xét về định nghĩa, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo mục tiêu được nhà nước xác định Trong công tác quản lý nhà nước, tùy vào vị trí và chức năng, từng cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước được pháp luật quy định và giao một số quyền nhất định, từ đó thay mặt nhà nước điều hành các khía cạnh của xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền Lao động là một lĩnh vực then chốt thuộc công tác quản lý nhà nước Dựa trên khái niệm về quản lý nhà nước đã được đề cập, có thể định nghĩa quản lý nhà nước về lao động là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, do các cơ quan quản lý nhà nước về lao động thực hiện nhằm phát triển và sử dụng nguồn lao động hiệu quả để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn Ngoài ra, quản lý nhà nước về lao động cũng hướng tới ổn định thị trường lao động, đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động Cụ thể, chủ thể quản lý nhà nước về lao động gồm các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và cấp địa phương về lĩnh vực lao động Các cơ quan quản lý nhà nước được chính phủ quy định có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy đối với mỗi cấp và là cơ quan tham mưu, giúp việc cho chính quyền các cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động Còn đối tượng quản lý là lao động, các quan hệ lao động, các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động và các cơ quan có liên quan Đối với các công cụ quản lý lao động được sử dụng, có ba nhóm chính là pháp luật và chính sách, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kèm theo các công cụ khác Đầu tiên, nhà nước ban hành các bộ luật, luật về lao động và các văn bản pháp quy, hướng dẫn việc triển khai thực hiện về pháp luật lao động Thứ hai, nhà nước các cấp tiến hành xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn lao động Cuối cùng, nhà nước xây dựng và thực hiện các biện pháp khác như giáo dục, hành chính để hỗ trợ việc triển khai công tác quản lý lao động 2 Tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của từng cấp trong quản lý nhà nước về lao động Xét trên phạm vi toàn quốc, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lao động gồm ba cấp Đầu tiên, ở cấp độ cao nhất, chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước Thứ hai, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), người có công, bảo trợ xã hội trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội Thứ ba, các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ LĐTBXH trong quản lý nhà nước về lao động dưới sự chỉ đạo của chính phủ, còn Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương Ở cấp địa phương, Sở LĐTBXH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc UBND quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, ATVSLĐ, bảo trợ xã hội bình đẳng giới và một số chức năng khác Sở LĐTBXH chịu sự chỉ đạo quản lý và điều hành của UBND cấp tỉnh, thành phố và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ LĐTBXH Bên cạnh đó, Phòng LĐTBXH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc UBND, chủ tịch UBND quản lý về các lĩnh vực lao động việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, ATVSLĐ, bảo trợ xã hội bình đẳng giới và một số chức năng khác Do chủ đề của bài luận này tập trung vào công tác quản lý nhà nước về lao động của Phòng LĐTBXH tại thị xã Sơn Tây, có thể đề cập đến các nhiệm vụ chính trong hoạt động quản lý lao động của một Phòng LĐTBXH như sau: 1 Soạn thảo và trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, cùng các chương trình và biện pháp thực hiện 2 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt 3 Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về lĩnh vực lao động đối với UBND cấp xã 4 Thực hiện chế độ thông tin báo cáo kết quả với cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp huyện quận và Sở lao động thương binh xã hội Xét trong phạm vi Phòng LĐXHTB, tổ chức bộ máy của một phòng gồm một trưởng phòng, không quá 3 phó trưởng phòng và các công chức thực hiện các công tác về chuyên môn nghiệp vụ Trong đó, Trưởng phòng là người đứng đầu phòng, chịu trách nhiệm trước UBND huyện, chủ tịch huyện, quận và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động quản lý của phòng, còn Phó phòng được phân công theo dõi quản lý một số công tác được giao trên cơ sở vị trí, chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của phòng 3 Tổ chức hoạt động Tổ chức hoạt động của Phòng tuân theo các nguyên tắc, quy định theo phân cấp quản lý của Chính Phủ, Bộ LĐTBXH, các Bộ ngành khác và UBND các cấp theo chức năng đã được quy định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý Ngoài ra, Phòng chịu trách nhiệm trong công tác hướng dẫn, tổ chức thực hiện, đôn đốc, thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, văn bản quản lý nhà nước về lao động và xử lý khiếu nại tố cáo về lĩnh vực lao động ... tác quản lý lao động Tổ chức máy, chức nhiệm vụ cấp quản lý nhà nước lao động Xét phạm vi toàn quốc, tổ chức máy quản lý nhà nước lao động gồm ba cấp Đầu tiên, cấp độ cao nhất, phủ thống quản lý. .. quản lý nhà nước lao động phạm vi nước Thứ hai, Bộ Lao động - Thương binh Xã hội (LĐTBXH) chịu trách nhiệm trước phủ thực quản lý nhà nước lao động, quan thực chức quản lý nhà nước lao động, tiền... pháp luật toàn hoạt động quản lý phịng, cịn Phó phịng phân cơng theo dõi quản lý số công tác giao sở vị trí, chức nhiệm vụ phạm vi hoạt động phòng Tổ chức hoạt động Tổ chức hoạt động Phòng tuân theo