1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Phát triển nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội

132 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Mạng Lưới Thư Viện Trường Phổ Thông Ở Hà Nội
Tác giả Bọ Van Hoa, Kieu Kim Anh
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Thư Viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 27,83 MB

Nội dung

Đề tài Phát triển nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát huy nguồn nhân lực của mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội trên các mặt quản lý và sử dụng, chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỌ VAN HOA, THE THAO VA DU LICH

TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOI

KIEU KIM ANH

PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC

'TRONG MẠNG LƯỚI THƯ VIEN TRUONG PHO THONG 6 HÀ NỘI

Chuyên ngành : KHOA HỌC THƯ VIỆN Ma sé: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRAN TH] MINH NGUYET

Trang 2

DANH MUC CAC TU VIET TAT s DANH MỤC BẢNG BIÊU 6 MO DAU 8

CHUONG 1: BAC DIEM VA VAI TRO NGUON NHAN LUC TRONG MẠNG

LƯỚI THƯ VIÊN TRƯỜNG PHÔ THÔNG Ở HÀ NỘI 13

1.1 Đặc điểm của mạng lưới thư viện trường phô thông ở Hà Nội 13

1.1.1 Đặc điểm giáo dục phổ thông ở Hà Nội -13

1.1.2 Vai trò của thư viện trường học đối với giáo dục phô thông ở Hà Nội 16

1.1.3 Đặc điểm vốn tài liệu của thư viện trường phổ thông ở Hà Nội 21

1.1.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong trường phô thông ở Hà Nội 26

1.1.5 Tổ chức phục vụ trong thư viện trường phô thông ở Hà Nội „29

1.2 Nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện trường phổ thông tại Hà Nội 36

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện 36

1.2.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động của mạng lưới thư viện

trường phổ thông -22122212 reo.)

1.2.3 Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện -44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUÒN NHÂN LỰC TRONG MẠNG LƯỚI THƯ

VIEN TRUONG PHO THONG 6 HA NOI 45

2.1 Quản lý nguồn nhân lực 2222222222222 2 errrrerrr 45

2.1.1 Bố trí cán bộ thư viện trutong phé thong cece

2.1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực 22+222trzcsetrrerrrrsrrrrerrrrerrreer-o.4

2.1.3 Chính sách đãi ngộ cán bộ thư viện trường phổ thông S6

2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 222222trzctrrcerrrrrrrreerrrrerreeecre S8

2.2.1 Trình độ học vấn 22222222222272722222277.222222- cee 58

Trang 3

2.2.3 Trình độ ngoại ngữ, tin học 222-2t2 tre) 2.2.4 Tnh thần trách nhiệm với công việc -.-. -~Ø9) 2.2.5 Khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo -2+ 22eceeecx 7 2.3 Tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ thư viện - 76

2.3.1 Tuyển dụng cán bộ thư viện +-22222 2tr TỔ

2.3.2 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thư viện -2.:-22 -83

2.4 Đánh giá nguồn nhân lực thư viện trường phổ thông trên địa bàn thành D90 - 2.4.1 Mặt mạnh „88 2.4.2 Mặt yếu .89 0

2.4.3 Nguyên nhân những điểm yếu s

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NGUÔN NHÂN LỰC TRONG

MANG LUGI THU VIEN TRUONG PHO THONG 6 HA NOL 92

92

3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực thư viện

3.1.1 Đổi mới cơ chế quản lý nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện

trường phổ thông ở Hà Nội -22222srrrerrrrrrrer.2)

3.1.2 Hoàn thiện các văn bản pháp luật 94

3.2 Nâng cao chất lượng đảo tạo và bồi dưỡng cán bộ thư viện trường phô thông 98 3.2.1 Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện

1.1 98

3.2.2 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho thư viện trường phô thông .99

3.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý +-essersrrrrrerereeeee TÔ

Trang 4

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận

tình của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt, người thầy — người hướng dẫn khoa

học, quý thầy cô giáo khoa Sau Đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nội, quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học thư viện niên khóa 2007 - 2010 Tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ chu đáo của bà Nguyễn Mai Hoa, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, bà Nguyễn Kim Phương, cán bộ nhà xuất bản Giáo dục, các phòng Giáo dục tại các quận, huyện, các trường học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cán bộ thư viện trường học tại Hà Nội Nhân địp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc của mình đối với Quý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ

tác giả về mọi mặt để có thể hoàn thành luận văn Đặc biệt tác giả xin bảy tỏ

lòng kính trọng đối với PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt đã dìu dắt tác giả trên

con đường nghiên cứu khoa học của mình

Do khả năng có hạn, nên những khiếm khuyết, thiếu sót của luận văn là điều không tránh khỏi Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và Quý đồng nghiệp

‘Xin trân thành cảm ơn!

Tác giả

Trang 6

Bang 1: Sé long céc trường học phổ thông tại các quận huyện của Hà Nội Bảng 2: Số lượng tài liệu có trong thư viện trường học tại Hà Nội

Bảng 3: Quy định về tiêu chuẩn sách tham khảo của TVTH Bảng 4: Tình hình phục vụ tại thư viện trường Tiểu học và THCS

Bang 5: Diện tích trung bình một thư viện theo quận, huyện ở cấp Tiểu học và THCS Bảng 6: Tỉ lệ cán bộ được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ

Bảng 7: Số cán bộ thư viện trường học ở một số tỉnh, thành phố (năm 2009)

Bảng 8: Cán bộ kiêm nhiệm, chuyên trách

Bảng 9: Cơ cấu giới tính trong NNLTV

Bảng 10: Tỉ lệ độ tuổi nguồn nhân lực thư viện trường học

Bảng 11: Số cán bộ TV được hưởng phụ cấp độc hại

Bảng 12: Trình độ học vấn của cán bộ TVTH

Bảng 13: Trình độ học vấn cán bộ TV cấp TH và THCS

Bảng 14: Trình độ chuyên môn của cán bộ TVTH Bảng 15: Các công việc cán bộ thư viện thành thạo Bảng 16: Tình hình xây dựng bộ máy tra cứu của TVTH

Bảng 17: Khả năng sử dụng phần mềm thư viện của cán bộ TVTH Bảng18: Khả năng sử dụng ngoại ngữ

Trang 7

Bang 22: Cách thức trở thinh CBTV

Bảng 23: Mức độ di chuyển công việc của cán bộ thư viện Bảng 24: Số cán bộ thư viện đã được đảo tạo nghiệp vụ

Bảng 25 Tình hình bồi dưỡng ngắn hạn cán bộ TVTH tại Hà Nội

Biểu đồ I: Tỉ lệ cán bộ được tạo điều kiện nâng cao trình độ

Biều đồ 2: Tỉ lệ số trường có thư viện

Biểu đồ 3: Tỉ lệ cán bộ thư viện chuyên trách và kiêm nhiệm

Biều đồ 4: Cơ cấu giới tính NNL TV:

Biều đồ 5: Co cau tudi NNL TV

Biều đồ 6: Số cán bộ TV được hưởng phụ cấp độc hại

Biều đồ 7: Trình độ học vấn

Biểu đồ §: Trình độ học vấn cán bộ TV cấp TH và THCS Biều đồ 9: Trình độ chuyên môn của cán bộ TVTH Biểu đồ 10: Khả năng sử dụng ngoại ngữ

Trang 8

kinh tế tri thức Nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế chính là

con người Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã

khang định: "Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con

người Liệt Nam trong đó có tiềm lực trí tuệ” Giáo dục được coi là nguồn

động lực chính thúc đây sự phát triển của mỗi dân tộc, là nền tảng cho mọi hoạt động trong xã hội Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã xác

định:”Giáo dục là quốc sách hàng đâu `

1.2 Trong trường phổ thông, thư viện đóng một vai trò quan trọng, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập Việc đổi mới

phương pháp dạy và học đề học sinh chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, tự

học, tự nghiên cứu; giáo viên thay đổi cách dạy, cách chuẩn bị bài giảng đòi hỏi sự hỗ trợ có hiệu quả của hoạt động thư viện trong nhà trường

Hoạt động trong trường học có những điểm rất khác biệt so với những cơ quan, tổ chức khác Đối tượng học sinh phổ thông có những đặc điểm tâm sinh lý riêng, cần phải hiểu và nắm bắt để có thể đáp ứng và tạo cho các em niềm say mê, hứng thú với việc đọc, từ đó kích thích, động viên các em tự học

mm hiểu để mở rộng kiến thức, sau này trở thành những con người năng

động và sáng tạo

1.3 Đề nâng cao chất lượng của thư viện trường phổ thông, cần phải có các yếu tố: vốn tài liệu phong phú, đa dạng, phù hợp; cơ sở vật chất đầy đủ đẻ

Trang 9

viện có nghiệp vụ, hiểu tâm lý đối tượng bạn đọc rất đặc thù của mình là những người làm công tác giảng dạy và học tập Trong các yếu tố trên, cán

bộ thư viện đóng vai trò chủ thể hoạt động, là linh hồn của thư viện

Hiện nay hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện của đa số các thư viện trường phổ thông chưa cao Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là đội ngũ cán bộ thư viện trường phổ

thông còn thiếu về số lượng, yếu kém về chất lượng

1.4 Hà Nội là Thủ đô của đất nước, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước Giáo dục Hà Nội có vai trò tiên phong trong hệ thống giáo dục của cả nước Hoạt động thư viện trường học tại Hà Nội cũng được quan tâm đầu tư ở mức độ cao hơn các địa phương khác Tuy nhiên nguồn nhân lực trong hoạt

động thư viện vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của Thủ đô trong

giai đoạn mới

Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Phát triển nguồn nhân lực trong

mạng lưới thư viện trường phỗ thông ở Hà Nội ” làm đề tài luận văn thạc sĩ

khoa học thư viện

2 TƠNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C'

Đề cập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực thư viện có một số bài viết

tiêu biểu: Để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ thư viện-thông tin của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Thanh đăng trên Tạp chí Sách giáo dục và

thư viện trường học số 2 [32]; “Đảo rạo nguồn nhân lực ngành Thông tin-

Thư viện ở Việt Nam — 50 năm nhìn lại ” của Tiễn sĩ Trin Thi Quy trong tạp chí Thư viện Việt Nam số 3 [31]; Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp có bài Đảo rqo

nguôn nhân lực thông tin thư viện hiện nay có đáp ứng nhu cầu xã hội phát

triển hay không? đăng tả trên Website của Thư viện đại học Khoa học tự nhiên thành

Trang 10

Ngoài các hội thảo khoa học về đào tạo nguồn nhân lực thư viện, còn có

các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đề cập đến vấn đề này như: ”Mô hình và giải pháp đào tạo nguôn nhân lực thư viện-thông tin ở Việt Nam trong điều

kiện xã hội thong tin hiện đại” của trường Đại học Văn hóa Hà Nội do thạc sĩ

'Vũ Dương Thúy Ngà làm chủ nhiệm, “Nguôn nhân lực của hệ thống thư viện công cộng khu vực Đẳng bằng sông Cửu Long” của tiễn sĩ Nguyễn Thị Thư

Đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thư viện trường học như:

“Tổ chức và hoạt động của thư viện trường học thành phó Hỗ Chí Minh trong giai đoạn cải cách giáo dục” của tác giả Nguyễn Thị Bình; Nhìn chung

những đề tài này chủ yếu đề cập đến vấn đẻ tổ chức và hoạt động của thư viện

trường học tại một địa bàn cụ thể, mảng cán bộ thư viện trường học có được

đề cập đến nhưng chưa sâu, chưa có hệ thống

Cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách

trực tiếp và có hệ thống về vấn đề: Nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện

trường phổ thông ở Hà Nội

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển nguồn nhân lực

trong mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội trên các khía cạnh: quản

lý và sử dụng hợp lý; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn

nhân lực

Phạm vi nghiên cứu: đề phù hợp với yêu cầu luận thạc sĩ, đề tài tập trung

nghiên cứu việc phát triển nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội trong giai đoạn 2007 - 2010

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát huy

Trang 11

"

mặt: Quản lý và sử dụng; Chất lượng nguồn nhân lực; Đào tạo nguồn nhân lực; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ

sau:

1 Tìm hiểu đặc điểm mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội 2 Nghiên cứu và vai trò, đặc điểm của nguồn nhân lực trong hoạt động của mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội

3 Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội

4 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong

mạng lưới thư viện trường phổ thông ở Hà Nội

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp luận

~ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lê nin

~ Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

Phương pháp cụ thể:

Để tài sử dụng một hệ thống phương pháp nghiên cứu sau: - Phân tích, tổng hop tài liệu,

- Điều tra xã hội học (qua phiếu và phỏng vấn),

~ Quan sát,

- Thống kê,

Trang 12

6 CAU TRUC LUAN VAN

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn

chia thành 3 chương

Chương 1 Đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực trong mạng lưới

thư viện trường phỗ thông ở Hà Nị

Chương 2 Thực trạng nguồn nhân lực trong mạng lưới thư viện

trường phé thong 6 Ha Ne

Chương 3 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong mạng lưới

Trang 13

l3 CHƯƠNG 1

DAC DIEM VA VAI TRO NGUÒN NHÂN LỰC TRONG MẠNG LƯỚI THU VIEN TRUONG PHO THONG 6 HA NOL

1.1 DAC DIEM CUA MANG LUOI THU VIEN TRUONG PHO THONG 6 HA NOI

1.1.1 Đặc điểm giáo dục phổ thông ở Hà Nội

Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long — Ha Nội trở thành

trung tâm giáo dục của Việt Nam Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục

lớn nhất Việt Nam [45]

Tính tới thời điểm tháng 12/2009, Hà Nội có tổng cộng 1438 trường học

phô thông Trong đó số lượng trường tiểu học là 665 trường chiếm 46%, số lượng trường trung học cơ sở là 593 trường chiếm 41%, số lượng trường trung học phổ thông là 180 trường chiếm 13% Trong hệ thống trường học

phổ thông, Hà Nội có 1291 trường công lập (chiếm 90% tổng số trường) và

147 trường dân lập (chiếm 10% tổng số trường) Hà Nội có nhiều trường nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như trường Trung học

Trang 14

được phân bố tại tất cả 29 quận huyện của Hà Nội Số trường học thuộc Hà Nội cũ là 762 trường (chiếm 53 %) số trường học thuộc tỉnh Hà Tây cũ, Mê

Linh và một địa phận nhỏ của Hòa Bình khi sáp nhâp vào Hà Nội là 676

Trang 15

15 wong TY | Quản Hoven a [acs [Tur | Tingsd | mangi2 | nangit 1S | MéLinh | 32 | 23 6 61 61 16 | MỹĐức | 29 | 23 5 57 57 17 | PhaXuyén | 29 | 29 | 5 63 63 18 | PhúcThọ | 24 | 23 3 50 50 19 | QuốcOai | 23 | 22 5 50 50 20 | SócSơn | 34 | 27 | 12 73 T3 21 Sơn tây 15 | 15 6 36 36 22 | Tay Ho 1 | HH 4 26 26 23 | Thạch Thất | 26 | 24 | 5 55 55 24 | Thanhoai | 24 | 22 3 49 49 25 | Thanh Tri | 17 | 16 | 2 35 35 26 | Thanh Xuân | 10 | 8 12 30 30 27 | ThườngTín | 29 | 30 | 5 64 64 28 | TùLiêm | 23 | 21 | 14 58 58 29 | ỨngHòa | 30 | 30 | 0 60 60 Tổng 665 | 593 | 180 | 1438 762 616 Tÿlệ% | 46 | 41 | 13 100 53 47 Cônglập | 619 | 565 | 107 | 1291 90% Dan lap | 46 | 28 | 73 147 10%

VỀ cơ bản, mạng lưới trường học phổ thông ở Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo học sinh toàn thành phố Theo số liệu thống kê

tháng 7/2010 của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, toàn thành phố có 453

Trang 16

đạt chuẩn quốc gia nhiều nhất với 280 trường, tiếp đến là THCS với 157 trường, còn ở khối THPT là 16 trường Mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng giáo dục tại hệ thống các trường học này đề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của công dân thành phó

Để nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường học phổ thông chất

lượng hoạt động thư viện trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng Theo thống kê của nhà xuất bản Giáo dục (tháng 12 năm 2009) thì có 100%

số trường học có thư viện Số thư viện đạt chuẩn trở lên là 432 trường chiếm 30% Như vậy, so với tông số trường học phổ thông thì tỉ lệ này là rất thấp

Điều đó chứng tỏ hoạt động của thư viện trường phổ thông ở Hà Nội chưa

thực sự có hiệu quả so với mạng lưới trường phô thông rất lớn của thành phó 1.1.2 Vai trò của thư viện trường học đối với giáo dục phố thông ở

Hà Nội

Theo UNESCO (Tổ chức Văn hóa Giáo dục và Khoa học của Liên hợp

quốc) “Thư viện, không phục thuộc vào tên gọi của nó là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phâm định kỳ hoặc các tài liệu khác kề cả đồ họa, nghe nhìn

và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải tr"

Thư viện trường phổ thông hay còn gọi là thư viện trường học (school library) la thư viện trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Thư viện trường phổ thông có số lượng lớn nhất trong năm loại

hình thư viện được sếp theo thứ tự tăng dần như sau: Thư viện Quốc gia, thư

viện đại học, thư viện chuyên ngành, thư viện công cộng và thư viện trường học Thư viện trường phổ thông thuộc thư viện khoa học chuyên ngành giáo nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện của Nhà nước [6]

Trang 17

7

Ngày nay, chức năng của thư viện nói chung đã được xác định gồm bốn chức nang co ban là: chức năng giáo dục, thông tin, van hóa và giải trí Bốn chức năng này của thư viện không đứng độc lập mà đan xen và có mối quan hệ biện chứng với nhau Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, có một vai trò quan trọng giúp thư viện đảm bảo thực hiện các chức năng đó

Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường Thư viện góp phần

nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về

khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập, đồng thời

thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị xây dựng nếp

sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường Cũng giống như các loại hình thư viện khác các thư viện phổ thông ở Hà Nội cũng có đầy đủ bốn chức năng của mình

Chức năng giáo dục của thư viện trường phổ thông được thực hiện thông qua hoạt động phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, tìm kiếm thông tin của giáo viên, học sinh và phụ huynh Thông qua hoạt động này, thư viện đã giúp cho bạn đọc nâng cao hiểu biết từ đó nâng cao trình độ dân trí của xã hội Chức

năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất trong thư viện trường phô thông,

đặc biệt là đối với các cấp tiểu học và trung học cơ sở Học sinh ở độ tuổi từ

tiểu học đến trung học phổ thông là giai đoạn hình thành và phát triển nhân

cách, nhất là đối với thời kỳ học sinh ở cấp tiêu học Thư viện trường học

cũng là một lớp học Ở đó các em được tô chức hướng dẫn đọc sách, báo Thư

viện trường học là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng và

phát triển văn hóa đọc cho học sinh Đây là cơ sở giúp học sinh tu dưỡng và

rèn luyện bản thân về nhiều mặt cả năng lực lẫn đạo đức Đọc sách là phương

Trang 18

thực tế hoạt động của mình và làm việc đạt hiệu qua cao hon Hign nay, nhiều

thư viện phô thông tại Hà Nội đã tô chức một tiết học trên một tuần cho công

tác hướng dẫn học sinh đọc sách tại thư viện nhà trường Chính công việc này đã làm cho chức năng giáo dục của thư viện trong trường học được rõ nét hơn Để đảm bảo chức năng này, người cán bộ thư viện đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Cán bộ thư viện chính là người giáo viên không bục giảng Họ

là cầu nối giúp các em tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức của nhân loại trên

con đường nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách của các em

Thông qua việc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo cho bạn đọc, thư viện đã thực hiện chức năng thông tin của mình Thư viện trường học là nơi quản trị và tổ chức thông tin để thỏa mãn nhu cầu thông tin của học sinh, giáo viên nhà trường Các thông tin từ tài liệu đã được chuyển giao cho bạn đọc Nhu

cầu thông tin của người dùng tin ở thư viện trường học bắt nguồn từ hoạt

động của học sinh và giáo viên đặc biệt là hoạt động dạy và học Các cắp học càng cao thì nhu cầu thông tin càng cao hơn Thư viện là nơi tàng trữ, cung

cấp và phô biến thông tin nhằm thỏa mãn các nhu cầu tin Thư viện trường

học là nơi đáp ứng cho học sinh các nhu cầu thông tin phục vụ cho công việc

học tập và vui chơi giải trí Nhu cầu khám phá thế giới xung quanh đối với

học sinh phổ thông là rất lớn đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhỉ Thư viện là nơi lý tưởng để học sinh có thể thỏa mãn những mong muốn tìm hiểu của mình về

khoa học và về thế giới Chính vì vậy chức năng thông tin là một chức năng

quan trọng trong hoạt động thư viện trường học Người cán bộ thư viện được coi là nhà quản lý thông tin có vai trò quan trọng trọng việc tổ chức và tạo cơ

hội cho học sinh tiếp cận các nguồn thông tin Làm thế nào đề thư viện trường

Trang 19

19

Chức năng văn hóa của thư viện được thực hiện thông qua việc lưu trữ, bảo quản và phổ biến các giá trị văn hóa Tài liệu là một sản phẩm văn hóa của nhân loại Thư viện trường học là nơi tổ chức và cung cấp các sản phẩm văn hóa, giới thiệu các giá trị văn hóa tới đông đảo học sinh và giáo viên của nhà trường Thư viện trường học là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tỉnh thần cho giáo viên, học sinh Thư viện trường học giúp định hướng văn hóa cho học sinh Cán bộ thư viện cũng là một nhà văn hóa Thông qua các hoạt động của thư viện, cán bộ thư viện giúp cho văn hóa đọc của học sinh cũng được hình thành và phát triển một cách tích cực Chính vì vậy, thư viện trường phổ thông đã góp một phần vào việc tuyên

truyền các di sản văn hóa, phổ biến kiến thức cho bạn đọc đến sử dụng đặc biệt là

học sinh Người cán bộ thư viện đóng một vai trò then chốt trong việc giúp thư viện thực hiện chức năng này

Bên cạnh là một lớp học, một môi trường giáo dục, một cơ quan thông tin, một trung tâm văn hóa thì thư viện trường học còn là một trung tâm giải trí cho các

bạn đọc đặc biệt là cho các em học sinh Tắt cả mọi người đều có nhu cầu giải trí,

đặc biệt ở lứa tuổi học sinh phổ thông thì nhu cầu này lại càng cao Ngoài thời gian

lên lớp hàng ngày và tiết học đã được quy định bắt buộc phải đến thư viện, thư viện

còn là nơi lý tưởng cho học sinh đến đọc tài liệu để giải trí Hoạt động chủ đạo của học sinh phổ thông là học tập và vui chơi Học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì hoạt động vui chơi càng lớn Thư viện trường học giúp các em có thể giải trí một cách

hiệu quả nhất thông qua hoạt động đọc sách Ở đây các em được tiếp xúc với các

loại truyện: truyện tranh, truyện cé tich, và các loại sách, báo thưởng thức khác 'Thư viện chính là môi trường lý tưởng để các em tận hưởng những giây phút bổ ích trong những thời gian rảnh rỗi sau giờ học Thư viện chính là nơi “học mà chơi, chơi mà học” Cán bộ thư viện có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thư viện một cách thân thiện với các hoạt động và nguồn tài liệu phong phú, phủ hợp với lứa tuổi

Trang 20

Để thực hiện các chức năng trên, thì thư viện phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình Theo Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông [6] (Ban hành kèm theo Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD & ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thư viện trường phổ thông có các nhiệm vụ như sau:

1 Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra

cứu, và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng

giảng dạy, học tập va tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh 2 Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh

những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào

tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện

3 Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông quan các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách

có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu sách, tra cứu thư mục nhằm sir

dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo

4 Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành (thư viện các viện nghiên cứu giáo dục, các trường đại học, cao đẳng, THCN) và các thư viện địa phương (thư viện xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, tỉnh, thành

phó) để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ;

liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị,

Trang 21

2

ngân sách và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo nguồn vốn bổ sung, làm phong phú nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất kỳ thuật thư viện

5 Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có số sách quản lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mắt mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bỗ sung các loại sách, tài liệu mới

(kể cả băng hình, băng tiếng, đĩa CD ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục); sử

dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục dích; có

kế hoạch chủ động đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin —

thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ bạn đọc

Tóm lại, thư viện trường học có các chức năng giáo dục, thông tin, van hóa, giải trí Chức năng giáo dục và thông tin là những chức năng quan trọng

nhất đối với thư viện trường học Dé dam bảo các chức năng trên thư viện

trường học phải thực hiện đầy đủ được các nhiệm vụ của mình Cán bộ thư viện có một vai trò cực kỳ quan trong trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đó Cán bộ thư viện trường học là một nhà giáo, một nhà quản trị thông tin, một nhà văn hóa và là một nhà tổ chức các “trò chơi giải trí” thông qua việc sử dụng tài liệu tại thư viện Phát triển đội ngũ cán bộ thư viện giỏi về nghiệp vụ,

yêu nghề nghiệp và có trách nhiệm là một yêu cầu cần thiết giúp thư viện

trường học ngày cảng phát triển khi hoàn thành được đầy đủ các chức năng

của mình

1.1.3 Đặc trường phổ thông ở Hà Nội

'Vốn tài liệu là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện, và là cơ sở

Trang 22

trường phổ thông ở Hà Nội bao gồm bốn bộ phận: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên, sách tham khảo và báo, tạp chí

“Trong những năm gần đây, vốn tài liệu trong thư viện trường học đã tăng

hơn so với những năm trước Tính đến tháng 12 năm 2009 tổng số bản sách

có trong thư viện trường học tại Hà Nội là 18.051.174 cuốn, trong đó, số bản

sách trong thư viện các trường tiểu học là 1.692.381 bản (chiếm 9,4 %), số bản sách trong thư viện trường THCS là 1.846.193 bản (chiếm 10,2 %), số bản sách trong thư viện trường THPT là 14.512.600 bản (chiếm 80,4 %)

Bảng 2: Số lượng tài liệu có trong thư viện trường học tại Hà Nội - Số lượng Cấp học Tỷ lệ % (bản sách) Tiểu học 1.692.381 94 THCS 1.846.193 10.2 THPT 14.512.600 80.4 Tổng số 18.051.174 100 Nhu vậy, tổng số tài liệu có trong thư viện trường học là tương đối lớn

Trong đó, cấp THPT mặc dù số lượng trường ít nhất nhưng lại có số lượng tài liệu nhiều nhất (chiếm tới 80,4 % tổng số tài liệu của thư viện trường học), tiếp theo là cấp THCS với 1.846.193 bản sách (chiếm 10,2 %) và cuối cùng là cấp tiểu học với 1.692.381 bản sách (chiếm 9,4 %)

Bên cạnh số lượng, chất lượng tài liệu đã được chú trọng nâng cao ở một số bộ phận cấu thành vốn tài liệu: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên,

Trang 23

2

Đối với sách giáo khoa: Theo quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông thì trước ngày khai giảng năm học mới nhà trường phải có tủ sách giáo khoa dùng chung để đảm bảo mỗi học sinh có 1 bộ sách giáo

khoa để mượn hoặc mua và đảm bảo 100% học sinh thuộc diện chính sách

xã hội, học sinh nghèo có thể thuê hoặc mượn sách giáo khoa Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục Hà Nội: tỉ lệ học sinh đủ sách giáo khoa để

mượn hoặc thuê là xấp xỉ 100 % ở tất cả các cấp Cụ thể ở cấp tiêu học và

THPT tỉ lệ này là 100 %, ở cấp THCS là 99 % Như vậy, tắt cả các thư viện

trường phổ thông đã đảm bảo được gần tuyệt đối về loại sách giáo khoa để

phục vụ nhu cầu của học sinh

Đối với sách nghiệp vụ giáo viên: Theo tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông quy định: Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho mỗi giáo viên có 1 ban va 3 ban lưu tại thư viện Riêng đối với thư viện trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, được tính theo bộ môn mà giáo viên

trực tiếp giảng dạy Những năm gần đây các trường đã quan tâm tốt hơn

đối với loại tài liệu này Cụ thể ở cấp tiểu học và THCS các thư viện đạt

chuẩn về sách nghiệp vụ giáo viên là 100% (số liệu năm 2009) Cap THPT

nhiều trường đã đạt tỉ lệ 100% (trường THPT Cao Bá Quát, trường THPT

Chu Văn An, ) và vẫn còn nhiều trường tỉ lệ về sách giáo viên còn thấp

(năm 2007 tỉ lệ sách giáo viên ở các trường như THPT Dương Xá mới chỉ 24.2%, trường THPT Liên Hà 30%, Trường THPT Lý Thai Té 2,9% ) Như vậy, đối với trường THPT tỉ lệ sách giáo viên còn chưa cao và chưa

đồng đều giữa các trường

Đối với loại sách tham khảo theo tiêu chuẩn thư viện trường học quy

định: Thư viện phải đạt tiêu chuẩn về sách tham khảo, có đủ tên sách và số

lượng bản theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đảo tạo hướng dẫn, được tính

Trang 24

Bang 3: Quy định về tiêu chuẩn sách tham khảo của TVTH

Các mức đạt | Đạt chuẩn | Tiêntiến | Xuất sắc

Loại trường (cuén/Ihs) | (cuốn/1hs) | (cuốn/Ths) - Thành phố, đồng bằng 2 25 3 Tiểu học - Miền núi, vùng sâu 05 1 15 Trung học _ | Thành phố, đồng bằng 3 3.5 4 Cơ sở _ | Miền núi, vùng sâu 1 15 2 Trung học _ | Thành phô, đồng bằng 4 45 5 Phổ thông _ [Miền núi, vùng sâu 2 25 3

Theo số liệu năm 2009 của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội: tỉ lệ sách tham

khảo ở thư viện cấp tiêu học là 2,7 cuốn trên 1 học sinh So với tiêu chuẩn về thư

viện trường phổ thông quy định sách tham khảo dành cho thư viện cấp tiểu học các trường tiểu học đã đạt chuẩn về sách tham khảo Tỉ lệ sách tham khảo trong thư viện trường THCS năm 2009 là 2,7 cuốn trên 1 học sinh Con số này phân đều cho tất cả các trường thuộc nội va ngoại thành Có thể nói đây cũng là con số hợp lý và đảm bảo cho các trường THCS đạt chuẩn về sách tham khảo vì hiện nay có một số trường ở Hà Nội vẫn thuộc miễn núi, vùng sâu Đối với trường THPT tỉ lệ sách tham khảo vẫn chưa đạt chuẩn Cụ thể năm học 2007, số lượng thống kê cho thấy chỉ có 12/56 trường được điều tra tại Hà Nội cũ là đạt tiêu chuẩn về sách tham khảo

Hiện nay, con số này đã được cải thiện Tuy nhiên, số lượng sách tham khảo của

Trang 25

25

Đối với loại báo, tap chi, at lát, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo

khoa, sách điện tử, theo quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông thì các thư viện phải có báo, tạp chí: báo Nhân dân, báo Giáo dục và Thời đại, tạp chí Giáo dục, tạp chí Thế giới mới và các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với ngành học, cấp học; Ngoài ra còn có các loại báo, tạp chí khác phù hợp với lứa tuổi và bậc học của nhà trường; Bản đồ và tranh ảnh giáo dục, bảng giá giáo khoa: Đảm bảo đủ các loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng, đĩa giáo khoa

do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản và phát hành từ sau năm 1998; mỗi tên bản đồ, tranh ảnh được tính tối thiểu theo lớp, cứ 2 lớp cùng khối có 1 bản Hiện nay,

thư viện trường tiểu học và THCS trung bình mỗi trường đã có 8 loại báo tạp chí Thư viện trường THPT từ năm 2007 trung bình mỗi trường là 15 loại báo

tạp chí Ngoài ra số lượng tranh, ảnh bản đồ của các trường học cũng đều đã được bô sung đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

Khi nói đến đặc điểm vốn tài liệu của thư viện chúng ta không thể không

nhắc đến chính sách bồ sung vốn tài liệu Vốn tài liệu của thư viện trường phổ

thông được bổ sung thông qua các hình thức: Mua, khuyên góp, biếu tặng, trao

đổi Theo số liệu của Nhà xuất bản Giáo dục kinh phí dành cho việc mua sách

của thư viện trường học tại Hà Nội năm 2009 là 16066,3 triệu đồng Bình quân

cứ mỗi trường được đầu tư 11,2 triệu đồng Đây là con số không lớn đề có thể bổ sung được số lượng tài liệu có chất lượng cho thư viện Chính vì vậy nên ngoài

việc dành tiền mua tải liệu các thư viện trường học vẫn chủ yếu bổ sung tài liệu thông qua việc khuyên góp từ các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo hay nhận biếu tặng từ các tổ chức hoặc trao đổi với các thư viện khác Có những

trường đã có được vốn tài liệu phong phú, chất lượng nhờ vào việc có kế hoạch

Trang 26

‘Tom hai, vén tài liệu của thư viện trường phổ thông ở Hà Nội có những đặc điểm sau: Loại hình tài liệu các trường đều có 4 loại: Sách giáo khoa; sách nghiệp vụ

giáo viên; sách tham khảo; báo, tap chí, tranh ảnh, bản đồ Số lượng vốn tải liệu ở thư

viện trường phổ thông ở Hà Nội đã tương đối lớn đặc biệt đối với cấp tiểu học và

'THCS gần như 100% đã đạt tiêu chuẩn về sách giáo khoa và sách nghiệp vụ giáo viên Sách tham khảo đối với cấp tiểu học và THCS nhìn chung đã đáp ứng dủ Đối

với cấp THPT sách tham khảo tỉ lệ vẫn còn chưa đồng đều giữa các trường và các quận huyện Loại báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ hầu như các trường phô thông ở Hà Nội đã đảm bảo tiêu chuẩn Có thê nói đối với việc xây dựng và tô chức vốn tài liệu

trong thư viện trường học, vai trò của người cán bộ thư viện là cực kỳ quan trọng Để xây dựng được một vồn tài liệu đảm bảo tiêu chuẩn đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm được đặc điểm của thư viện trường phổ thông và biết xây dựng một kế hoạch bé sung hợp lý,

1.1.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong trường phổ thông ở

Hà Nội

"Người dùng tin (hay ban đọc) là một thành tố quan trọng để một thư viện có thé hoạt động đúng nghĩa Người dùng tin của thư viện trường học phổ thông nói chung bao gồm học sinh, cán bộ giáo viên và phụ huynh Tuy nhiên, thực tế thì người dùng

tin chủ yếu của thư viện trường học là học sinh và giáo viên Hai đối tượng này là cơ

sở để định hướng các hoạt động của thư viện trường học Chính sách bổ sung tài liệu của thư viện trường học phụ thuộc vào nhu cầu tin của học sinh và giáo viên Vi vay,

người dùng tin của các trường học là yếu t6 thiết yếu của thư viện trường phổ thông “Theo thống kê năm học 2009-2010, tông số học sinh của ba cấp tại Hà Nội là

994.350 học sinh Trong đó cắp tiểu học là 443.091 học sinh, cấp THCS là 334.883

học sinh, cấp THPT là 216.376 học sinh Có thê nói số lượng người dùng tin tại thư

Trang 27

27

Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường học phô thông phụ thuộc vào hoạt động của họ Hoạt động chủ đạo ở đây là hoạt động học tập, vui chơi của học sinh và giảng dạy của giáo viên Chính vì vay, nhu cầu thông tin chủ yếu tại thư viện trường phổ thông vẫn xoay quanh các môn học Ngoài

ra nhu cầu về khám phá thế giới, vui chơi giải trí đòi hỏi các thông tin khoa

học, thông tin xã hội khác Do Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục của cả nước, vì vậy nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường học Hà Nội (chủ yếu là của học sinh) nói chung cũng có những khác biệt so với học sinh của các tỉnh thành khác Tuy nhiên, về cơ bản nhu cầu tin của các em vẫn có những đặc trưng cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động

cụ thể của từng giai đoạn lứa tuôi .Nhu cầu tin của học sinh

Đối với học sinh tiểu học: đây là thời điểm các em bắt đầu tiếp cận với việc

tập đọc, tập viết Thời kỳ này rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em Hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động vui chơi và

học tập Các em đã chú ý và bắt đầu có những mong muốn tìm hiểu về thế giới

xung quanh Các loại truyện tranh, các tài liệu có hình ảnh trực quan sinh động sẽ

tác động rất nhiều đến trí tò mò của các em Độ tuổi này các em chủ yếu sử dụng

các tài liệu dưới dạng truyền thống và bằng tiếng Việt

Đối với học sinh THCS: đây là thời điểm nhu cầu khám phá thể giới của các em rat lớn Học sinh đã quan tâm sâu hơn tới các lĩnh vực khoa học Thời kỳ này, các em có thể đọc được các loại tài liệu có nhiều chữ Tuy nhiên, loại tài liệu có nhiều hình ảnh trực quan vẫn sẽ có tác động tích cực đến hứng thú đọc của các

em Đối với cấp học này, ngoài các loại truyện, thư viện cần tăng cường bỗ sung

tài liệu liên quan đến các môn học và tài liệu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác đề đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới dang rat cao của học sinh Dạng

Trang 28

Đối với học sinh THPT: lúc này các em phải dành hầu hết thời gian

cho việc học tập Bên cạnh đó, các em có nhiều quan tâm đến tâm sinh

ly của bản thân, những vấn dé về tình bạn, tình yêu Nhu cầu tin của

các em vào thời điểm này sẽ tập trung rất lớn vào các môn học Ngoài ra, các loại truyện, sách báo về chủ đề tâm lý, xã hội cũng được các em

rất quan tâm Chính vì vậy, thư viện cần tập trung bổ sung vào các loại

tài liệu tham khảo, tài liệu nâng cao liên quan đến các môn học để phục vụ nhu cầu học tập và sáng tạo khoa học cho các em Những tác phẩm

văn học (truyện dài, tiểu thuyết, ), các sách giáo dục tâm hồn, giáo

dục giới tính cũng gây được sự chú ý đáng kể của các em Đây là những tài liệu quan trọng cho việc phát triển nhân cách đúng hướng đối với học sinh bậc học THPT Giai đoạn này, học sinh phổ thông Hà Nội đặc

biệt là ở nội thành đã bắt đầu biết sử dụng máy tính, internet Các thông,

tin dạng điện tử đã được các em quan tâm Ngoài ra, các tài liệu ngoại

văn cũng được một số lượng người dùng tin sử dụng (nhất là các học

sinh ôn thi khối D) Vì vậy, thư viện khi bổ sung tài liệu cần quan tâm

đến việc bổ sung tài liệu điện tử và ngoại văn cho phù hợp với điều

kiện từng trường

Nhu cầu tin của cắn bộ giáo viên

Nhu cầu tin phụ thuộc vào hoạt động chính của họ là giảng dạy

Nhu cầu tin của đối tượng này mang tính ồn định cao Các loại tài liệu được họ sử dụng rất phong phú và đa dạng Đối tượng này có nhu cầu

Trang 29

29

cạnh các tài liệu liên quan đến chuyên môn, cán bộ giáo viên cũng có

nhu cầu cập nhật thông tin về các thông tin giải trí, thông tin kinh tế,

chính trị xã hội khác Một bộ phận giáo viên làm công tác quản lý có

nhu cầu rất cao tài liệu có nội dung về chủ trương, chính sách, đường

lối của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác giáo dục đào tạo và các chủ trương, chính sách phát triển xã hội khác Ngoài các loại tài liệu

truyền thống bằng tiếng Việt, tài liệu điện tử và tài liệu ngoại văn đã

được giáo viên ngày càng chú ý hơn

Nhìn chung, số lượng người dùng tin tại thư viện trường phổ thông Hà Nội rất lớn và nhu cầu tin có những đặc điểm cụ thể theo từng nhóm Để hoạt động thư viện trường học tại Hà Nội thực sự có hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và chính xác nhu cầu tin, đòi hỏi cán bộ thư viên phải hiểu rõ được đặc điểm và nhu cầu tin của từng đối tượng

người dùng tin cu thé

1.1.5 Tổ chức phục vụ trong thư viện trường phỗ thông ở Hà

Việc tổ chức phục vụ người dùng tin là một nhiệm vụ trọng tâm

của thư viện các trường phô thông ở Hà Nội Điều này quyết định đến kết quả và chất lượng hoạt động của thư viện trường học Nếu công tác

phục vụ được thực hiện tốt sẽ có tác dụng hình thành và phát triển văn

hóa đọc cho học sinh các cắp và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đọc sách báo trong nhà trường Từ đó xây dựng thói quen tự đọc góp phần vào

việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Đối tượng phục vụ chủ

yếu của thư viện trường học là học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà

trường

Trang 30

chức Hiện nay hình thức phục vụ chủ yếu vẫn là đọc tại chỗ và mượn

về nhà

Để công tác phục vụ được tốt, yêu cầu thư viện trường học phải

được đảm bảo cơ sở vật chất đặc biệt là diện tích thư viện Điều kiện

tốt nhất để hoạt động đọc và mượn được tổ chức hiệu quả là thư viện

phải có phòng đọc và phòng mượn Phòng đọc riêng của giáo viên và của học sinh cũng phải tách biệt Phòng đọc là nơi người dùng tin có thể đến tìm tài liệu, ngồi đọc tại các dãy bàn riêng, trong không khí yên

tĩnh, môi trường trong lành, thơng thống và dễ chịu hoặc tự chọn vị

trí, tư thế đọc yêu thích của mình trong bắt kỳ chỗ nào của phòng này

Bên cạnh đó, phòng đọc có thể có một góc dành cho các hoạt động đọc to nghe chung, đọc sách nhóm, thảo luận sách Phòng mượn là nơi người dùng tin đến để mượn các tài liệu về nhà tham khảo, nhằm tận dụng thời gian rảnh rỗi ngoài những lúc đến trường giảng dạy, làm việc và học tập, hoặc họ có thể kết hợp đọc và ghi chép từ những tài liệu này tại nhà mình vào những lúc thích hợp Việc được mượn tài liệu về nhà cũng cho phép họ so sánh, tổng hợp thông tỉn từ các tài liệu này với các tài liệu mà họ mua hoặc mượn được theo nguồn khác Tuy nhiên, việc tổ chức hai phòng phục vụ riêng biệt tại các trường học là một việc làm

tương đối khó, đòi hỏi khá cao về điều kiện cơ sở vật chất (diện tích,

vốn tài liệu, giá sách báo ), cán bộ thư viện làm công tác phục vụ, chính sách phụ vụ dành cho các đối tượng người dùng tin khác nhau Chính vì vậy, tại các trường học phổ thông ở Hà Nội hiện nay do điều

kiện diện tích chưa đủ, số lượng cán bộ thư viện còn nhiều hạn chế,

việc triển khai mô hình hoạt động với hai phòng chức năng trên là chưa

mấy khả thi Phần lớn các thư viện đang cung cấp đủ hai dịch vụ đọc tại

Trang 32

TT cho túi tủ | vụ | buổi sich | theo | GT |, cho theo vụ mượn lớp | TKB | sách mượn TKB 7706 | 274 | 11 | šsỈ | 8250 | 26 | 12 416 0 0 | 6 | l5 | 0 0 3472 | 0 | 34 | H3 | 503 | 0 | 27 4000 0 s | 5L | 1500 | 0 0 20725 | 42 | 7 | 90 | 13997 | 0 0 4141 0 | 26 | 6 | 340 | 0 | 24 21371 | 264 | 17 | 107 | 17251 | 50 | 17 11,232 | 203 | 15 | 70 | 2234 | 0 § 38197 | 41 § | 41 | 26920 | 18 | 1 Thường 27 Tin 136 8,105 24 17 85 9424 49 17 28 | TừLiêm 21 14050 0 20 211 0 0 21 29| UngHoa | 146 | 16621 | 0 8 | 146 | 1661 | 0 § Tổng số 3,944 | 1,125,708 | 5,172 | 475 | 3045 | 867241 | 1043 | 359

Hiện nay, các trường phổ thông đang nỗ lực tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi sử dung tai liệu của thư viện Đã có nhiều trường phục vụ mượn, đọc tải liệu theo thời khóa biểu Ví dụ phục vụ theo thời khóa biểu ở cấp tiểu học có 475/665 trường và THCS là 359/593 trường

Trang 33

33

trường còn phục vụ đọc vào các thời điểm ra chơi bằng hình thức đọc tại thư viện hoặc đọc tại lớp học theo giỏ sách lưu động [bảng 4; Phụ lục 3] Đây là thời điểm thuận lợi để các em sử dụng các dịch vụ của thư viện Các thầy cô

giáo cũng thường xuyên hướng dẫn và khuyến khích các em đến thư viện

Đây là cơ sở để hình thành văn hóa đọc cho học sinh, làm cho học sinh biết yêu quý trân trọng sách báo và có thói quen tìm đọc tài liệu bổ ích

Bên cạnh việc cho mượn và đọc tại chỗ, các thư viện còn tổ chức giới thiệu sách cho học sinh, và hướng dẫn học sinh đọc sách Các buổi giới thiệu sách thường được cán bộ thư viện tổ chức nhân những lễ kỷ niệm trọng đại của quốc gia như là kỷ niệm ngày sinh của Bác, ngày thành lập nước, ngày 30/4 và 1/5, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Một số thư viện có chương

trình giới thiệu sách theo định kỳ vào đầu tuần dưới cờ Bên cạnh đó các hoạt động hướng dẫn thiếu nhi đọc sách cũng được một số trường quan tâm Một

số trường còn tổ chức các buổi trưng bày, triển lãm sách (trường TH Nghĩa Tan, THPT Nguyễn Tắt Thành ) [bảng 3]

Các thư viện trường học phổ thông ở Hà Nội đã cố gắng tạo không gian

thoáng mát , sạch sẽ, đủ ánh sách có bàn ghế phù hợp để lôi cuốn người đọc

đến thư viện Theo thống kê năm học 2008-2009 diện tích trung bình cho một thư viện ở cấp tiểu học tại Hà Nội là 53 m2, thư viện trường THCS là 52m2 So với tiêu chuẩn thư viện trường học về diện tích thư viện (50m2) thì bình

quân các thư viện đã đạt chuẩn về diện tích phục vụ Đây là con số tổng hợp

trung bình, có sự bù trừ giữa thư viện các trường Có nhiều quận huyện diện

tích thư viện lớn, tuy nhiên nhiều quận huyện khác diện tích phục vụ lại rất nhỏ Một số trường phải chung thư viện với phòng khác như phòng đồ dùng

thiết bị dạy học (Trường tiêu học Phú Đô), phòng văn thư, kế toán (Trường

Trang 35

35 Diện tích trung bình TVTH chung với TT | Quận / Huyện 1 TVTH (m2) phòng khác Tiểu học THCS Tiểu học | THCS 20| Sóc Sơn 59 48 0 0 21 Son tay 35 30 10 2 22 Tây Hồ T1 49 3 2 23 | Thạch Thất 42 42 12 12 24 | Thanh oai 4 30 9 ul 25 | Thanh Trì 70 s1 1 0 26 | Thanh Xuân 69 70 1 1 27 | Thường Tín 4 37 10 15 28 | Từ Liêm 80 50 0 0 29 | Ứng Hòa 45 45 24 17 Trung bình 53 52 201/665 | 182/593

Trang 36

Hà Nội ngày càng hiệu quả đòi hỏi các trường học phổ thông phải có được

đội ngũ cán bộ thư viện giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức rộng và có tình yêu nghề nghiệp tha thiết Yêu cầu đó đòi hỏi công tác phát triển

nguồn nhân lực thư viện tại trường học phổ thông tại Hà Nội phải được các

cấp quan tâm một cách thực sự

12 NGUÒN NHÂN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG PHÓ 'THÔNG TẠI HÀ NỘI

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện

Nguồn nhân lực

Đến nay đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đưa ra các định

nghĩa khác nhau về NNL NNL được hiểu theo hai nghĩa

Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, NNL bao gồm

toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường

Theo Liên Hợp Quốc thì “NNL là tắt cả những kiến thức, kỳ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” [48]

Ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm

thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân [48] Như vậy, ở đây

nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật

chất khác: vốn tiền

công nghệ, tài nguyên thiên nhiên

Nguồn nhân lực được hiểu là bao gồm tắt cả mọi cá nhân tham gia bất cứ

hoạt động nào của một tổ chức, bắt kể vai trò của họ là gì [33, tr 15]

Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho

Trang 37

3T

có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân

cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí

lực của họ được huy động vào quá trình lao động [48]

Theo tổ chức lao động quốc tế thì NNL của một quốc gia là toàn bộ

những người trong độ tuôi có khả năng tham gia lao động [48]

Nguồn nhân lực là: “Tông thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó” [20, tr.78]|

Dù đứng trên quan điểm nào, với cách xác định quy mô nguồn nhân lực

như thế nào đi nữa, thì tất cả những cách tiếp cận đó đều nhất trí ở một điểm là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội Nguồn nhân lực là

thuật ngữ dùng chung dùng để chỉ tit cả người làm việc trong một cơ quan,

đơn vị, tô chức hay tắt cả lao động trong một xã hội Nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện

Nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện (NNL TV) cũng nằm trong nguồn nhân lực của xã hội NNL TV được hiểu là tông số những người trong

độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động, có đầy đủ trí lực và thê lực, trình độ chuyên môn để hoàn thành và phát triển

các công việc của nghề thư viện

Nguồn nhân lực thư viện được tạo bởi hai yếu tố đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Về số lượng: Là tông số những người trong độ tuổi lao động và thời gian

Trang 38

Về chất lượng: Nguồn nhân lực là khả năng lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp (khả

năng thực tế về chuyên môn, kỹ thuật), sức khoẻ, phẩm chất, đạo đức tác

phong và các phẩm chất khác của người cán bộ như tính năng động, thông

minh, sáng tạo, sự cần cù, chăm chỉ ; được xem xét trên các mặt trí lực và

thé lực, là mức độ đáp ứng, phù hợp về chất lượng nguồn lực mà cơ quan thư

viện yêu cầu Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức sống, thu nhập,

chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ chăm sóc y tế, thời gian

công tác, tuổi tác, giới tính v.v Trí lực được thẻ hiện bởi tài năng, năng khiếu,

sự đào tạo, quan điểm, nhân cách, lòng tin, sự cống hiến v.v Trí lực của con

người được thể hiện thông qua sự lao động, sáng tạo, tư duy của mỗi con người và là kho tàng đầy tiềm năng và bí ẩn chứa đựng trong mỗi con người Trí lực của con người chỉ được khai thác tối đa khi con người đó được đào tạo, giáo dục, quản lý một cách bài bản và khoa học trong một môi trường phủ hợp

Quản lý NNL là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn Để có thể

hoạch định đúng đắn các chính sách phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, một vấn đề quan trọng là phải xuất phát từ những đặc điểm của nguôn nhân lực đất nước cũng như những xu hướng biến đồi của nó

Nguồn nhân lực thư viện bao gồm các đặc điềm chung của dân tộc Đó là nguồn nhân lực chịu sự chỉ phối của tất cả các lĩnh vực xã hội như nền văn

hóa, kinh tế, chính trị , xã hội, giáo dục, tôn giáo, gia đình.v v

“Thực tế hiện nay, nguồn nhân lực thư viện rất đa dạng, bao gồm nhiều lứa tuổi,

trình độ, điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, trạng thái tâm lý khác nhau Vì thế, đẻ

Trang 39

39

việc theo kiểu truyền thống và ảnh hưởng nghề nghiệp là được bao cấp, không tính toán đến kinh tế nên sức ÿ của họ rất lớn, không tiếp cận nhanh với cái mới Trong

khi đó, xu hướng phát triển thư viện hiện đại dòi hỏi người cán bộ thư viện cần phải

hiểu biết và sử dụng những kỹ năng mới về CNTT Đây là vấn đề gây khó khăn lớn

cho mỗi thư viện hiện đại Mặt khác, trong NNL TV nữ giới chiếm đa số, công việc

gia đình và chăm sóc con cái chiếm của họ rất nhiều thời gian, sức lực, điều này ảnh hưởng đến nhiều công việc ở cơ quan

'Tuy nhiên, lợi thế của NNL TV chính là sự cần củ làm việc, chịu khó học hỏi, năng động, thông minh, tiếp thu những cái mới và áp dụng vào công việc rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan

Đặc điểm nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện trường phỗ thông ở Hà

Nguồn nhân lực thư viện trường phổ thông là một bộ phận của nguồn nhân lực

trong hoạt động thông tin — thư viện nói chung Bên cạnh những đặc điểm chung của

nguồn nhân lực thư viện, nguồn nhân lực trong hoạt động của thư viện trường phổ

thông có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình thư viện khác, cụ thể như sau: ~ Đối tượng phục vụ bạn đọc là giáo viên và học sinh, lứa tuổi có nhiều những diễn biến tâm lý phức tạp chứ không định hình nhân cách rõ ring như các bạn đọc khác Vì vậy ngoài những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ tối thiểu, cán bộ thư viện cần kiến thức về tâm lý lứa tuổi của các em, trên cơ sở đó có thể phục vụ một cách có

hiệu quả

Trang 40

~ Cán bộ thư viện trường học công tác tại Hà Nội - trung tâm văn hoá,

chính trị, kinh tế của cả nước, là nơi giao lưu và tiếp nhận mọi xu hướng phát

triển trên thế giới Hà Nội luôn là nơi dẫn đầu, tiên phong trong giao lưu, tiếp

thu các luồng văn hoá, khoa học kỹ thuật của dân tộc và trên thế giới Vì vậy họ tiếp cận với những đổi mới của nghề nhiều hơn, biết ứng dụng những

thành quả công nghệ thông tỉn trong công tác thư viện

1.2.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động của mạng lưới thư

viện trường phổ thông

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Nâng cao dân trí và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công,

nghiệp hóa, hiện đại hóa” [22, tr.82]

Bắt cứ một sự phát triển nào trong xã hội đều phải có một động lực thúc đây Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn

lực con người), tài lực (nguồn lực kinh tế), vật lực (nguồn lực vật chất) song

chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển Những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày

nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lề: chính con người tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó và chỉ có những tác động của con người

vào máy móc thì mới đưa chúng vào hoạt động Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực

là tổng thể những năng lực của con người được huy động vào quá trình sản xuất,

thì năng lực đó là nội lực của con người Trong phạm vi xã hội, đó là một trong

Ngày đăng: 18/10/2022, 21:33