1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Triết học trong giai đoạn đổi mới đất nước

104 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Lực Thông Tin Tại Thư Viện Viện Triết Học Trong Giai Đoạn Đổi Mới Đất Nước
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Quy
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Thư Viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 20,4 MB

Nội dung

Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin tại thư viện Viện Triết học trong giai đoạn đổi mới đất nước nghiên cứu hiện trạng nguồn lực thông tin, khả năng đáp ứng nhu cầu tin và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin tại Thư viện Viện Triết học.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI CS HO TH CAN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN

TAI THU VIỆN VIỆN TRIẾT HỌC TRONG GIAI DOAN DOI MOI DAT NUGC

Chuyên ngành: KHOA HỌC THƯ VIỆN

Ma sé: 60 32 20

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC THU VIEN Người hướng dẫn khoa học: TS TRAN THI QUY

HÀ NỘI -2007

Trang 3

Trang MỞ ĐẦU Chương 1 THƯ VIỆN VII HỌC TRONG GIẢI ĐOẠN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

1.1 Khái quát vẻ Viện Triết học và Thư viện của Viện 1.1.1 Khái quát về Viện Triết học

1.1.2 Thư viện Viện Triết học trước nhiệm vụ chiến lược của Viện 1.2 Đặc điểm người ding tin ở Thư viện Viện Triết học

1.2.1 Trinh độ học vấn 1.2.2 Lĩnh vực hoại động 1.2.3 Trình độ ngoại ngữ

1.244 Đối tượng nghề nghiệp NDT

1.3 Đặc điểm nhu cầu tin trong nghiên cứu và giảng dạy triết học 1.4 Vai trò nguồn lực thong tin của Viện Triết học

|ONG TIN VÀ KHẢ NĂNG 'HƯ VIỆN VIỆN TRIẾT HỌC Triết học 2.1 Các loại hình tài liệ tại Thư viện Việ

2.1.1 Nguồn tài liệu truyền thống 2.1.2 Nguồn lực thông tin điện tử

2.1.3 Nguồn lực thông tin dưới các dạng khác 2.2 Nội dung vốn tài liệu tại Thư viện Viện Triết học 2.3 Ngôn ngữ vốn tài liệu của Thư viện

2.4 Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện

Trang 4

2.5 Công tác tổ chức quản lý và khai thác thông tin của Thư viện 53 Tổ chức quản lý vốn tài liệu truyền thống 54 Tổ chức quản lý vốn tài liệu điện tử 56

Tổ chức khai thác thông tìm 59

2.6 Đánh giá khả năng đáp ứng nhu câu tin của Thư viện Viện Triết học 62 2.6.1 Mức độ đây đủ của nguồn lực thong tin 62

2.6.2 Về hệ thống tra cứu 68

2.6.3 Về hình thức phục vụ 70

2.6.4 Đánh giá chung 72

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGUON LUC THONG TIN TAI THU VIEN VIEN TRIET HOC 76

3.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin phù hợp vi nhu cdutin 76

Trang 6

TINH CAP THIET CUA DE TAL

'Vào những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế tri thức đã xuất hiện trên thế giới và đang ngày càng phát triển, đó là một nên kinh tế được xây dựng trên nên tảng trì thức, sản xuất và truyền tải thông tỉn, trỉ thức ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng Trong nền kinh tế tri thức, tài nguyên quan trọng nhất không phải là tài nguyên vật thể mà là thông tin4tri thức Thông

tin/trí thức trong đó có thông tin/tri thức Khoa học Xã hội và Nhân văn trở

thành nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Dac biét trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Khoa học xã hội và nhân văn ngày càng được khẳng định, có vị trí, vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị, xã hội, đối với công cuộc xây dựng 'n kinh tế-xã hội Những thành ác cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, phát u tựu của và đang góp

phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng tư tưởng, xác lập cơ sở khoa học

cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng và Nhà nước cũng như khẳng định nguồn gốc, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Chính vì vậy, ngay từ Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII Đảng ta đã khẳng định: phải đẩy mạnh các hoạt động thông tin, phổ cập kiến thức khoa học công nghệ, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập trí thức khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học

xã hội và nhân văn nói chung

Viện Triết học là cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành về các lĩnh

Trang 7

quan trọng và cấp thiết của thư viện Viện Triết học trong giai đoạn hiện nay Để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của Viện Triết học trong từng thời kỳ, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và liên kết khu vực hiện nay, trong những năm qua, Viện Triết học đã đầu tư ngày càng tốt hơn đến hoạt động thông tin- thư viện, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, phổ biến trỉ thức triết học cho các đối tượng Với hệ thống tài liệu vẻ các chuyên ngành triết học, lịch sử triết học, luận án, luận văn, các để tài, kết quả nghiên cứu trong những năm qua, v.v đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của giới nghiên cứu, giảng dạy, học tập và những người yêu thích triết học Tuy vậy, vẫn còn một số bất cập trong việc cung cấp thông tin Như: chưa đáp ứng được kịp thời những thông tỉn mới vẻ sự phát triển của các trường phái triết học hiện đại trên thế giới: nguồn tài liệu hiện có của thư viện chưa được cập nhật thường xuyên; các tài liệu cổ, quý hiếm chưa được khai thác triệt để, v.v Nguyên nhân của tình trạng này chính là do cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực của thư viện hóa, hiện đại chưa đáp ứng được công tác thông tin trong thời đại công nghỉ

hóa đất nước Thêm vào đó, công tác tin học hóa thông tỉn-thư viện chưa được thực hiện một cách đồng bộ và còn nhiều bất cập là nguyên nhân khiến nguồn

tài liệu hiện có chưa đư

c sử dụng một cách hiệu qua

Trước những đòi hỏi cấp bách vẻ nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học về Triết học trong xu thế hội nhập khu vực, việc nghiên cứu nhu cầu tin và thực trạng nguồn lực thông tỉn ở Viện Triết học, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin đa dạng của những người quan tâm vẻ Triết học là vấn đẻ quan trọng và cấp thiết Chính vì vậy, tôi chọn đẻ tài: "Nâng cao chất lượng nguồn lực

Trang 8

2

1H HINH NGHIEN CUU

Để tài về nguồn lực thông tin đã có nhiều bài viết dang trong các tạp chí

của ngành và các luận văn, khóa luận tốt nghiệp của nhiều tác giả nghiên cứu tại nhiều cơ quan công tác khác nhau Như: *Tăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” luận văn thạc sĩ của Phạm Bích Thuỷ, 2001; *Tăng cường ngưồn luc thong tin tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” Luận văn thạc sĩ của Hà Thị Huệ, 2005; “Xây dựng và phát triển nguồn lực thong tin tại Viện Xã hội học” luận văn thạ

sĩ của Vũ Hồng Quyên, 2006 Nhưng nguồn lực thông tin và nhu cầu tin của mỗi cơ quan thông tỉn-thư viện có những nét đặc thù riêng, quyết định chức năng và nhiệm vụ riêng của các cơ quan đó Cho tới nay, việc nghiên cứu vẻ nguồn lực thông tin và nhu câu tin của Viện Triết học chưa hẻ có công trình nào nghiên cứu vẻ vấn đẻ này Chính vi vay, dé tai “Nang cao

chất lượng nguồn lực thông tin tại Thư

đoạn đổi mới đất nước” là đề tài đâu tiên, hoàn toàn mới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIE)

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là nguồn lực thông tin va khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của Thư viện Viện nghiên cứu Triết học

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

'Từ việc nghiên cứu những vấn dé có tính bản chất, tới việc khảo sát thực trạng nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu câu thông tin của người dùng tin tại Thư viện Viện Triết học, từ đó có cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin đáp ứng kịp thời, đây đủ nhu câu tin của người dùng tin vẻ lĩnh vực Triết học trước yêu câu

nghiên cứu các vấn đẻ về khoa học Xã hội và Nhân văn trong giai đoạn đổi mới của đất nước

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đẻ tài tập trung vào một số những vấn đẻ cụ thể sau:

- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin, nhu câu tin và vai trò nguồn lực thông tin của Viện Triết học;

- Khảo sát và phân tích thực trạng của việc xây dựng nguồn lực thông

tin tại Thư viện Viện Triết học;

~ Để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thông

tin tại Thư viện Viện Triết học

Š PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở sử dụng phương pháp nhận thức khoa học chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài được sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh; - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi;

- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý và người dùng tin;

Trang 10

6 DONG GOP CUA LUAN VAN

- Luận văn đã nghiên cứu một cách toàn diện chức năng, nhiệm vụ, đội

ngũ cán bộ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và đặc điểm người dùng tin của Thư

viện Viện triết học trong giai đoạn đổi mới đất nước

~ Nêu bật được thực trạng nguồn lực thong tỉn của Thư viện viện Triết học: Cơ cấu, công tác bổ sung, công tác tổ chức và quản lý vốn tài liệu của

Viện

~ Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng c

chất lượng nguồn lực thông tin tại Thư viện Viện Triết học

- Luận văn có thể vận dụng cho công tác tổ chức, quản lý thư viện nói

chung và tổ chức, quản lý thư viện của Viện Triết học nói riêng

T7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và luận văn có cấu trúc 3 chương:

Chương 1 Thư viện Viện Triết học trong giai đoạn đối mới đất nước

Chương 2 Thực trạng nguồn lực thông tin và khả nang đáp ứng nhu cầu tin tại

Thu viện Viện Triết học

Trang 11

CHƯƠNG 1

THU VIỆN VIỆN TRIẾT HỌC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

1.1 Khái quát về Viện Triết học và Thư viện của Viện 1.1.1 Khái quát về Viện Triết học

Viện Triết học là viện nghiên cứu khoa học cơ bản cấp quốc gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Viện được thành lập năm 1962 trên cơ sở tổ chức tiền thân là Tổ Triết học do Giáo sư Vũ Khiêu phụ trách

Viện Triết học dược thành lập với chức năng: Nghiên cứu những vấn đẻ Triết học trong nước và thế giới, những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn của sự nghiệp cách mạng Việt Nam Từ góc đột triết học góp phần vào việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào việc xây dựng thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cho cán bộ và nhân dân

Viện Triết học có các nhiệm vụ chính sau đây:

Xác định và thực hiện các kế hoạch nghiên cứu dài hạn và ngắn hạn thuộc lĩnh vực triết học

“Tham gia giảng dạy, truyền bá trí thức triết học Mác-Lênin, những tư tưởng triết học tiến bộ khác, chống lại các trào lưu triết học phản động, phản khoa học

Trang 12

Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện va cơ sở vat chất kỹ thuật cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học trước mắt cũng như lâu dài của Viện

Cơ cấu tổ chức của Viện Triết học: Có 11 phòng nghiên cứu và 4 phòng chức năng phục vụ nghiên cứu dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Viện trưởng: Mười một phòng nghiên cứu khoa học của Viện bao gồm:

1 Phòng Tư tưởng triết học Việt Nam Phòng Triết học phương Đông - Phòng Triết học phương Tây - Phòng Mỹ học

- Phòng Đạo đức học

Phòng Triết học khoa học công nghệ và môi trường Phong Logic hoc

Phòng Triết học Văn hoá Phòng Triết học Chính trị 10 Phòng Triết học Xã hội 11 Phòng Triết học Mác-Lênin

Bốn phòng chức năng phục vụ nghiên cứu: 1 Phòng quản lý khoa học và đào tạo 2 Phòng Hành chính tổng hợp

3 Phòng Thư viện

Trang 13

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của Viện Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của Viện hiện nay gồm 49 cán bộ trong biên chế Viện Triết học cũng là một trong những địa chỉ nghiên cứu tập trung nhiều nhà khoa học triết học có trình độ cao, với 18 tiến sĩ đrong đó có 1 tiến sĩ khoa học, 8 phó giáo su), 17 thạc sĩ, 15 cử nhân chuyên ngành Triết học, và các chuyên ngành khác

Sau khi ra đời, Viện đã được trưởng thành trong thực tiễn thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Sự chuyển đổi nẻn kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến những biến đổi xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ của thời kỳ đổi mới là hiện thực sống động nhất cho các nhà nghiên cứu khoa học triết học trong giai đoạn mới

Thế mạnh của triết học là vận dụng các quy luật, các phạm trù của nó vào việc nghiên cứu các quá trình và hiện tượng xã hội, thông qua các bằng chứng thực nghiệm của các khoa học khác để rút ra các kết luận và dé xuất các kiến nghị Nhờ lợi thế này, triết học đã triển khai nhiều đẻ tài nghiên cứu nhằm nhận diện và phân tích các biến đổi xã hội, biến đổi tư duy, chỉ ra các vấn để cấp thiết đang được đặt ra trong xã hội hiện nay dưới góc độ triết học, qua đó cung cấp thông tin, xây dựng luận cứ khoa học góp phần vào việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Trong 45 năm qua, Viện Triết học đã luôn bám sát những yêu cầu của Đảng, Nhà nước và xã hội để triển khai những hướng nghiên cứu gắn liễn với thực tế đời sống và đã có những đóng góp nhất định theo hướng này

Phương hướng phát triển nghiên cứu của Viện trong những năm tới

Đất nước đã bước vào thế kỷ XXI trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo đường lối của Đảng đã vạch ra Toàn Đảng, toàn quân và

Trang 14

đân chủ, văn minh Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đó, Viện Triết học, bằng những nỗ lực và những khả năng của mình, trong những năm tới, sẽ tập trung thực hiện một số công việc chủ yếu dưới đây:

- Tập trung nghiên cứu những vấn đề bức bách do thực tiễn cuộc sống đặt ra, cung cấp những luận cứ khoa học, góp phần giúp Đảng và Nhà nước hoạch định, hoàn thiện đường lối xây dựng đắt nước trong thời kỳ quá độ tiền

lên chủ nghĩa xã hội

- Tiến hành các nghiên cứu cơ bản về những vấn đề Triết học thuộc các chuyên ngành khác nhau, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ và phát triển xã hội, những vấn đề do cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại và tồn cầu hố đặt ra

- Tiếp tục những công việc đã được tiến hành lâu nay là nhận thức lại Triết học Mác-xít nói riêng và chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, nhằm góp phần phát triển, bảo vệ những giá trị chân chính của nó

~ Nghiên cứu và khai thác có hệ thống hơn những di sản tư tưởng Triết học dân tộc, triển khai xây dựng bộ sách Lịch sử ư tưởng Triết học Việt Nam

- Nghiên cứu các nền Triết học lớn trên thế giới nhằm làm phong phú thêm kho tàng tr thức Triết học của chúng ta, góp phần phát triển nguồn nhân

lực cho thế kỷ XXI

- Mở rộng sự hợp tác quốc tế, quảng bá các giá trị Văn hoá, Triết học của dân tộc ra thế giới

Muốn làm được những việc trên đây thì đồng thời phải tiến hành đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có đây đủ năng lực, kiến thức tốt và phẩm chất đạo đức để sẵn sàng tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của các thế hệ cha anh

Trang 15

Để góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học của sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghiã xã hội ở nước ta, trong hướng chứ nhất việc nghiên cứu tập trung vào các vấn đẻ cơ bản như: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: mô hình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta; vấn để động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội: vấn đẻ dân chủ hoá đời

sống xã hội; nghiên cứu và nhận thức lại di sản của các nhà kinh điển vẻ chủ

nghĩa xã hội và hàng loạt các vấn đẻ khác trong các lĩnh vực cụ thể khác nhau của đời sống xã hội, của sự nghiệp đổi mới Ở ñướng thứ hai, nhằm kế thừa và vận dụng có hiệu quả di sản tư tưởng triết học, văn hoá của cha ông, Viện đã tập trung nghiên cứu những vấn đẻ cơ bản như: Lịch sử tư tưởng, trước hết là iáo Việt Nam; các vấn để của Nho

tư tưởng Triết học Việt Nam; lịch sử Phật

giáo và ảnh hưởng của nó tại Việt Nam;

Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, khác với thời kỳ trước đây, trong thời kỳ này nghiên cứu cơ bản được chú trọng và đầu tư thích đáng cả về nhân lực và vật € biệt là vấn đẻ nghiên cứu tư tưởng lực

Phương hướng nội dung nghiên cứu của Viện Triết học trong những năm tới là cơ sở chính, quan trọng để Phòng Thư viện định hướng xây dựng nội dung, chính sách phát triển nguồn lực thông tỉn của mình phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, đào tạo của Viện nói riêng và các nhà khoa học nghiên cứu về Triết học nói chung

1.1.2 Phòng Thư viện Viện Triết học với nhiệm vụ chiến lược của Viện 1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện

Thư viện là bộ phận có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong việc phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo triết học Do nhận thức được ý nghĩa của hoạt động này nên lãnh đạo Viện qua các thời kỳ đã rất quan tâm phát triển Thư viện Triết học ngay từ khi thành lập

Triết học, chức

Trang 16

~ Lưu trữ và phổ biến các ấn phẩm nghiên cứu liên quan đến Triết học ~ Tiến hành xây dựng, tổ chức hoạt động thông tỉn-thư viện phục vụ cán bộ nghiên cứu nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu tìm tin của bạn đọc một cách đây đủ, kịp thời và chính xác Thư viện sử dụng những phương tiện thong tin hiện đại đồng thời kết hợp việc sử dụng các phương tiện tìm tin truyền thống như hệ thống mục lục, cùng với vi

xây dựng các cơ sở dữ liệu giúp cho

những cán bộ nghiên cứu tìm được t

nhất liệu nhanh nhất trong thời gian ngắn ~ Tổng hợp, sắp xếp, in các ấn phẩm thông tỉn sách và tạp chí theo chủ đề, giúp các nhà nghiên cứu rút ngắn thời gian sưu tầm tài liệu, tập trung thời gian nghiên cứu, đem lại hiệu quả cao

~ Tổng quan tài liệu theo chủ đẻ nghiên cứu của các phòng và Viện đặt hàng Hàng năm Thư viện sưu tầm các bài báo theo chuyên đẻ có liên quan đến ngành Triết học góp phần hỗ trợ người dùng tin sử dụng có hiệu quả cao

~ Tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu mới hay tài liệu theo chuyên đề, giới thiệu đến độc giả những tài liệu cụ thể giúp họ tìm được nguồn tài liệu

Khai

~ Phục vụ đọc, phổ biến thông tin, khai thác nội dung tài liệu để cung

phong phú, đi sâu nghiên ct thông tin

cấp cho người dùng tin Thư viện tổ chức phòng đọc, phòng mượn, giúp độc giả khai thác, tra cứu tài liệu theo yêu cầu một cách tốt nhất

Căn cứ vào vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, công tác bổ sung, trao đổi của Thư viện được đầu tư thoả đáng; có chính sách phát triển cụ thể, phù hợp với yêu cầu của Viện Triết học

1.1.2.2.Đội ngũ cán bộ trong Thư viện

Trang 17

chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trẻ, như thường xuyên được cử đi học các lớp bồi dưỡng vẻ nghiệp vụ do Viện Thông tin Khoa học xã hội, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia tổ chức

Do được đào tạo cơ bản, đội ngũ cán bộ trong phòng đã đảm nhiệm toàn bộ các khâu trong hoạt động thông tỉn- thư viện, từ việc bổ sung, thu thập

tài liệu đến xử lý thông tin, phục vụ người dùng tỉn Các công việc trong phòng đều được phân công cụ thể, phù hợp với khả năng cẻ

~ Giám đốc phụ trách chung và theo dõi tình hình tin học hoá, thực hiện

từng cán bộ:

công tác bổ sung, trao đổi tài liệu

~ Phó giám đốc phụ trách công tác theo dõi, xử lý nội dung và kỹ thuật sách và tạp chí nhập vào kho ~ Một cán bộ phụ trách phòng đọc, quản lý kho sách và công tác phục vụ người dùng tỉn ~ Một cán bộ phụ trách phòng đọc, quản lý kho tư liệu và công tác phục vụ người dùng tin

Ngoài ra các thành viên trong Thư viện đều tham gia công tác tin hoc hoá thư viện do Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ hàng năm

1.1.2.3 Cơ sở vật chất

Thư viện Viện Triết học đã được đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin hiện nay Thư viện được bố trí 8 phòng, trong đó 4 phòng dùng làm kho, 1 phòng đọc, 2 phòng thủ thư phục vụ bạn đọc, 1 phòng bổ sung và xử lý nghiệp vụ Các phòng làm phòng đọc, phòng kho được trang bị hệ thống chiếu sáng, máy hút ẩm, máy hút bụi, điều

hòa, quạt thông gió Các phương tiện để làm việc gồm có 4 máy tính đều nối mạng Internet, trong đó có 1 máy chủ chuyên dùng lưu trữ các CSDL đã được

Trang 19

1.2 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện Viện Triết hoc

Để xây dựng và phát triển nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của Thư viện, dé tài đã tiến hành nghiên cứu để xác định lại một cách cụ thể: người dùng tỉn là ai, họ có những đặc điểm và nội dung nhu cầu tin của họ như thế nào

Việc tìm hiểu

điểm nhu câu tin cia ngudi ding tin tại Viện Triết học đã được tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi Là một Thư viện chuyên ngành, số lượng bạn đọc không lớn như thư viện các trường đại học hoặc các thư viện tổng hợp kh:

Mẫu nghiên cứu trả lời bảng hỏi được chọn ngẫu nhiên trên tất cả các đối tượng người dùng tin thường đến Thư viện trong vòng 4 tháng (từ 10/1/2007 đến 10/4/2007)

Tổng số bảng hỏi phát ra là 150 và số thu lại là 140, đạt 93.3% Tren co sở số bảng hỏi thu về, tác giả đã tiến hành thống kê, phân tích và kết hợp với các báo cáo công tác phục vụ bạn đọc thường niên của đơn vị để đưa ra những đánh giá khách quan và tương đối chính xác về nhu cầu tin của người dùng tin Trong phần này luận văn đi sâu phân tích, xác định một số yếu tố sau:

~ Xác định đối tượng người dùng tỉn tại Viện Triết học ~ Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người dùng tin ~ Nội dung và loại hình tài liệu nguời dùng tin quan tâm

Các kết quả phân tích, so sánh này là cơ sở để đưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn lực thông tỉn nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu tin của các nhà nghiên cứu Triết học

Trang 20

Bang 1: Người dùng tin chia theo nghề nghiệp đối tượng Đối tượng Số người % Cấn bộ nghiên cứu 42 30.0 Nghiên cứu sinh 26 18.6 Học viên cao học 28 20.0

Sinh viên các trường Đại học 1 121 Cấn bộ giảng dạy tại các trường ĐH 14 100 Cấn bộ các cơ quan khác 13 93

Tổng số mâu 140 100.0

Bảng trên cho thấy số lượng bạn đọc là cán bộ nghiên cứu của Viện chiếm phân lớn: 42 người (chiếm 30,0%) Đối tượng bạn đọc là nghiên cứu sinh 26 người (chiếm 18,6%), học viên cao học là 28 người (chiếm 20,0%) Số liệu này là tương ứng với cơ cấu tổ chức và cán bộ của Viện Triết học hiện nay Phòng Thư viện là một Thư viện chuyên ngành có nhiệm vụ đầu tiên là phục vụ cán bộ nghiên cứu trong Viện và các nghiên cứu sinh và học viên mà Viện đang đào tạo

Đối tượng sinh viên chiếm 12,1% tổng số bạn đọc và cũng là đối tượng được Viện khuyến khích sử dụng những thông tin của Thư viện nhằm hỗ trợ việc phổ biến, truyền bá kiến thức Triết học

Thành phân bạn đọc thuộc các đơn vi khác như giảng viên các trường bộ nghiên cứu thuộ

ội và Nhân văn cũng như cán bộ đại học, cái học Xã các viện nghiên cứu khác trong Viện Khoa ít hơn

Trang 21

1.2.1 Trình độ học vấn

Người dùng tin tại Viện Triết học là những người

cao Trong số 140 người được hỏi, có 36 người có học vị là tiến sĩ (trong số này có 13 người là giáo sư và Phó giáo sư, 1 người Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học) chiếm 25.7%; 45 người học vị là thạc sĩ, chiếm 32,1%: 41 người là cử nhân, chiếm 29,3%, 18 người là sinh viên chiếm 12,9%

1.2.2 Lĩnh vực hoạt động Trong số 140 người được hỏi thì

ó 101 người làm công tác nghiên cứu, chiếm 84.3%: những người vừa nghiên cứu vừa giảng dạy là 14 người; số người vừa tham gia giảng dạy, đồng thời cũng là cán bộ nghiên cứu và quản lý là 8 người, 17 người vừa học tập vừa tham gia nghiên cứu

Hầu hết các nhóm bạn đọc đều tham gia vào ít nhất 2 hoạt động Trong số đó, nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện Triết học thực hiệ

cả 4 hoạt động, gồm: học tập, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý Có những người đồng thời thực hiện 3 hoạt động, gồm: người nghiên cứu, giảng dạy và nhà quản lý Điều này cho thấy yêu cầu dùng tin của họ là khá đa dạng, vì vậy việc đáp ứng nhu cầu dùng tin của họ cũng cần phải có những phương thức cụ thể, sát hợp

Ngay trong số sinh viên

ác trường đại học đến khai thác thông tin ở Thư viện, với 100% tham gia hoạt động học tập, có đến 2/3 trong số họ còn tham gia hoạt động nghiên cứu Và có lẽ đó cũng là nguyên nhân hay động cơ dẫn họ đến thư viện của Viện Triết học

Trang 22

1.2.3 Trinh d6 ngoai ngit Nhìn chung qua số li

ngữ của bạn đọc tại Viện Triết hoc kha cao, hau hết bạn đọc đều sử dụng được tiếng Anh (8O người - 57,1 %), tiếp theo là tiếng Nga (23 người - 16,4 %), tiếng Pháp (6 người - 4.3%), tiếng Trung (16 người - 11.49)

của phiếu điều tra thì khả năng sử dụng ngoại

Tuy nhiên, trên thực tế quan sát và qua sổ mượn của bạn đọc thì việc sử dụng ngoại ngữ để đọc chuyên ngành chỉ rơi vào một số ít người (khoảng

hơn 20 người) là thường xuyên đọc tài liệu tiếng Anh Lý do là các cán bộ nghiên cứu thường tham gia và làm chủ nhiều đẻ tài nghiên cứu, nên thời gian dành cho việc tìm và đọc tài liệu bị hạn chế Mặt khác, giữa thông tin "biết" một ngoại ngữ nào đó (thậm chí có bằng cấp, chứng chỉ) với việc có thể sử dụng thực sự ngoại ngữ để đọc sách hoặc giao tiếp vẫn còn khoảng cách Còn các nghiên cứu viên trẻ và sinh viên thì trình độ ngoại ngữ còn nhiều han chế, chưa thể sử dụng tài liệu chuyên ngành, do vậy chủ yếu họ chỉ sử dụng

tiếng Anh trong việc tra cứu tin trên internet

Số người có thé sử dụng tiếng Nga là 16,4 %, đa số là những cán bộ được đào tạo ở Nga vẻ từ trước những năm 1990 Trong số cán bộ nghiên cứu

Viện Triết học, có gần 1/3 đọc được tiếng Nga Họ

Ing là những người thuộc nhóm tuổi cao trên 50 tuổi, chiếm 25.7% số tiến sỹ của Viện Điều này có lý do lịch sử là từ đâu những năm 1990 trở vẻ trước, nơi gửi cán bộ Việt Nam đi đào tạo về Triết học chỉ hạn chế là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu với tiếng Nga là ngoại ngữ chính Tuy nhiên, gần 2 thập niên qua, nguồn sách nhập từ Nga về rất ít, các thông tin lai ft được cập nhật hoặc không tương thích với các nguồn tin từ các ngữ La-tinh (Anh, Pháp), nên số lượng bạn đọc tài liệu tiếng

Trang 26

Nhìn chung nhu cầu đọc tài liệu của người dùng tin tại Thư viện Triết học khá cao Họ dành nhiều thời gian cho việc đọc và nghiên cứu Kết quả điều tra cho thấy hàng ngày phần lớn người dùng tin sử dụng từ 1-2 giờ để đọc

tài liệu tại thư viện (64 người, chiếm 45,7%), 2- 4 giờ để đọc ở nhà (48,6%) Bảng 3: Mức độ đến các thư viện liên quan (%) Tên thư viện Thường [ Thỉnh [ Tổngsố xuyên thoảng

Thư viện Quốc gia 114 814 928 Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội | 64 60,7 617

“Thư viện Hà Nội 0 93 93

Các Thư viện thuộc Viện Khoa học Xã 0 46 46 hội Việt Nam

Thư viện Quân đội 350 393 43 Trung tâm Thông tin Khoa học & Công 0 121 121 nghệ Quốc gia

Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ | 14 a3 57 Chi Minh

Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học 100 93 193 Quốc gia Hà Nội

Thư viện các trường đại học và học viện 7 24 92 khác Ngoài việc dành thời gian để tìm và đọc tài liệu tại Thư viện Viện Triết học, người dùng tin

Các thư viện mà bạn đọc thường đến để đọc t (92.8%), Thư viện Viện Thông tin Khoa học

Thư viện Quân đội, Trung tâm Thông tỉn-Thư vign Dai hoc Qué

gia hội (67,1%), Thư viện Hà Nội,

a Hà

Trang 27

Ngoài ra, để có được những công trình nghiên cứu toàn diện, có giá trị, ngồi những thơng tin vẻ Triết học, bạn đọc còn cần phải tham khảo so sánh, đối chiếu với nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy, bạn đọc còn thường đồng thời đến các thư viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam như: Thư viện Viện Nhà nước Pháp luật, Thư viện Viện Xã hội học, Thư viện Viện nghiên cứu Tôn giáo

Lý do được người dùng tỉn đưa ra là nguồn tài liệu tại các thư viện đó rất phong phú va chuyên sâu đối với những đẻ tài họ cần nghiên cứu Qua day cho thấy Thư viện Viện Triết học cần có các biện pháp để phối hợp chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện này, giúp bạn đọc có thể khai thác được

nhiều thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của mình thì sẽ tiết kiệm thời gian, công sức cho người dùng tin và thư viện cũng nâng cao chất lượng phục vụ hơn Hoặc cân có những chính sách, quy định, kế hoạch bổ sung mượn liên thư viện, nhằm hỗ trợ bạn đọc truy cập và tìm tài liệu giữa các thư viện, nối mạng các thư viện, hoặc hỗ trợ trao đổi thông tin phục vụ bạn đọc ở các thư viện thành viên trong cùng mạng lưới

Nguồn khai thác thông tin quan trọng mà người dùng tỉn tại Viện Triết học thường sử dụng là khai thác qua mạng Internet Đây là nguồn thong tin khá phổ biến, vì khả năng truy cập dễ dàng Mặc dù ở Thư viện đã kết nối Internet nhưng chưa phục vụ rộng rãi Tuy nhiên, đa số người dùng tin sử dụng Internet tại phòng làm việc hoặc tại gia đình Các điều kiện trên khiến cho hầu hết người dùng tin đều có khả năng truy cập và khai thác thông tin

Trang 28

Biểu đồ 3: Tân suất khai thác thông tin trên Internet (%)

{Thường xuyên EIThỉnh thoảng IMKhông bao giờ

Qua số liệu cho thấy số người truy cập hưởng xuyên chiếm tỷ lệ lớn

(62,9%) Trong đó dễ thấy xu hướng là trình độ học vấn và khoa học càng cao

thì tỷ lệ truy cập internet thường xuyên cũng càng cao Nam giới truy cập

thường xuyên hơn nữ (tuy khác biệt không lớn) Tuổi tác cũng không phải là yếu tố hạn chế tân suất/mức độ truy cập internet

Trang 29

Biểu đồ 4: Mục đích truy cap Internet (%) 90 80: 70 60 50 40 30 20 10 ° Doc bio, tap Giảimí Tìmtàiliệu Giửithưđiện Khác chí chuyên tử ngành

Đáng chú ý là hầu như không có sự khác biệt vẻ độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn trong mục dích truy cập internet để đọc báo và tạp chí điện tử (xem dòng đầu tiên của bảng trên) Điều này cho thấy tính phổ cập hiện nay của Internet với tư cách là kênh thông tin tổng hợp và rất dễ tiếp cận

Ty lệ sử dụng với mục đích giải trí thấp ở nhóm có tuổi và có học vị Rõ ràng mục đích này là không phù hợp với họ Nữ giới và sinh viên thì ít dùng

internet để trao đổi thư điện tử hơn

1.2.4 Đối tượng nghề nghiệp của người dùng tin (%)

Phân tích thành phân và lĩnh vực hoạt động cụ thể của người dùng tin có thể chia ra 2 nhóm người dùng tin chính sau:

~ Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy

Trang 30

Nhóm 1: Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy

Đây là nhóm người dùng tin chiếm phản lớn trong tổng số người dùng Triết học Nhóm này bao gồm các cán bộ nghiên cứu

ả các cán bộ ngoài cơ quan, gồm 96 người, chiếm 49,3% Công việc nghiên cứu cũng như các đẻ tài, dự án đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải chủ động tìm tòi những thông tỉn cần thiết Dù nhóm này nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau trong Triết học nhưng đều có mối quan tâm đến các vấn đẻ như: Triết học Mác-Lênin, Lịch sử triết học, Triết học Văn hố, Ngơn ngữ học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo đức học, Toàn cầu hoá, Xã hội họ

‘Thong tin dành cho đối tượng người dùng tin này rất đa dạng nhưng đồi hỏi ngày càng chuyên sâu để phù hợp với vấn đẻ mà họ nghiên cứu Họ luôn yêu câu được cung cấp những thông tin mới, cập nhật, đầy đủ và chính xác

Về các loại hình tài

liệu mà nhóm người dùng tin này thường sử dung,

ngoài sách, báo, tạp chí, họ rất quan tâm đến các thông tin tren Internet, các

tài liệu điền dã và đặc biệt là các số liệu điều tra và thống kê mang tính chất

liên ngành của Quốc gia Các tai ligu dign tit nhu CD-ROM, bang từ thường ít có người sử dụng Các dạng tài liệu cấp 2 như Thư mục chuyên đẻ, Thư mục Thông báo sách mới, tài liệu tổng thuật, lược thuật cũng được nhóm người ding tin này sử dụng vì giúp họ nắm bắt được hệ thống các vấn đẻ nghiên cứu trong, ngoài nước và lựa chọn, khai thác thông tin nhanh chóng và thuận tiện

Nhóm 2: Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên

Nhóm nghiên cứu sinh và học viên cao học là những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành triết học hoặc các ngành tương đương đang công tác tại

Trang 31

với chương trình học hoặc đẻ tài mà họ nghiên cứu, như sách, tạp chí chuyên ngành, các luận án, luận văn Nhu câu tỉn rất da dạng nhưng với nhóm người

dùng tin này hầu hết là cán bộ vừa đi học vừa đi làm, rất hạn chế về thời gian nên đòi hỏi thư viện phải đáp ứng nhu câu bằng các hình thức đặc thù

Nhóm sinh viên chiếm 12,1% tổng số người dùng tỉn của Thư viện Nhóm này thường đến thư viện khi làm luận văn tốt nghiệp, tiểu luận hoặc khi có bài tập thực hành Đối tượng người dùng tin này thường sử dụng các luận văn thạc sĩ, các báo cáo nghiên cứu ở quy mô nhỏ và các tài liệu tham khảo vẻ những vấn đẻ Triết học phương Đông, Triết học phương Tây, Tồn cầu hố, Triết học Văn hố, Tơn giáo, Chính trị

Đặc điểm nhu cầu tin trong nghiên cứu và giảng dạy Triết học Bảng 4: Lĩnh vực quan tâm theo đối tượng nghiên cứu (%) Đối tượng | Sinh | Giang] Cin | Hoc | Nghiê | Khác | Tỷ lệ

- viên | viên | bộ | viên | ncứu (%)

Trang 32

Đạo đức học 6.9 | 13.8 | 31.0 | 27.6 | 20.7 0 20.7 Mỹ học 0 | 63 | 375 | 250 | 188 | 125 | 114 Toàn cầu hoá 3.43 | 115 | 41.0 | 197 | 2143 3.3 | 43.6 Chính trị 11.5 | 11.5 | 423 | 30.8 3.8 0 18.6 Lich str 125 | 94 | 28.1 | 25.0 3.1 21.9 | 22.9 Van hoa 148] 93 [370 [111 | 93 | 185 | 386 Ton gido 80 | 140 | 340 | 80 | 300 | 60 | 357 Tam ly hoc 0 77 | 308 | 154 | 7.7 38.5 | 93 Tư tưởng HCM 136 | 9.1 25.8 | 12.1 | 30.3 91 47.1 Giáo dục 111 56 | 27.8 | 222 | 111 | 22.2 | 12.9 Quân sự 33.3 | 33.3 0 3343 0 0 43 Pháp luật 28.0 | 80 |240 |240| 0 16.0 | 17.9 Xã hội học 0 | 25.0 | 25.0 | 500 | 0 0 57 Ngôn ngữ 13.3 | 13.3 | 26.7 | 20.0 | 67 20.0 | 10.7 Các chủ đề khác 0 0 33.3 | 66.7 0 0 21 Phân tích chỉ số bảng trên cho thấy nhu cầu tin của bạn đọc rất đa dạng

về nội dung và được trải khá đồng đều trên tất cả các nội dung ấy Một số chuyên ngành nổi trội có nhiều đối tượng quan tâm gồm: Lịch sử triết học (70%), Triết học Mác-Lênin (73,6%), Tư tưởng Hồ Chí Minh (47,1) Triết

học phương Đông (44.3%), Tồn cầu hố (43,6%), Chủ nghĩa duy vật lịch sử (63,6%) Lý do là các chuyên ngành này trong hơn 40 năm qua có nhiều ài liệu tham khảo và liệu dịch )

nghiên cứu, tập trung nhiều cố sản

phẩm khoa học nhiều (báo cáo nghiên cứu, hội thảo khoa học

Trang 33

vừa qua: tập trung vào nghiên cứu cơ bản ở một số lĩnh vực có thế mạnh như

Triết học trong khoa học tự nhiên (chú trọng vấn đề môi trường), Triết học ‘Van hố, Triết học Tơn giáo, Tồn câu hố,

So sánh giữa nguồn tài liệu hiện có và nhu cầu khai thác của người dùng tin thì có sự khác nhau rất rõ theo các lĩnh vực kiến thức chuyên ngành Có thể tạm xếp thành 3 nhóm tương quan như sau:

1 Nhóm đối tượng là sinh viên quan tâm khai thác chủ đề vẻ Lịch sử triết học (13.3%), Triết học Mác-Lênin (14.6%), Lôgfc học (16,7%), Văn hoá (14.8%), Tư tưởng Hồ Chí Minh (13.6%) Ngôn ngữ (28,0%)

2 Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng viên các trường đại học, học viện nhu cầu khai thác thông tỉn vẻ các chuyên ngành sâu và đều hơn, đặc biệt là cán bộ nghiên cứu những vấn để mới: Triết học Xã hội (35,9%), Tì

Chính trị (35,1%), Triết học Tôn giáo (36,2%), Triết học Văn hố (37,9%), Tồn cầu hoá (42.3%), Chính trị học (42,3%)

t học

3 Nhóm đối tượng là học viên cao học và nghiên cứu sinh, họ cũng quan tâm các lĩnh vực nội dung tương đối đều và sâu theo hướng để tài họ đăng ký hoặc theo chuyên môn họ đang nghiên cứu nơi công tác

Ở mức độ tương đối, sự phân nhóm này cũng khá tương ứng với thế mạnh và hạn chế trong các hướng nghiên cứu của Viện và kéo theo đó là sự quan tâm của người dùng tin, chủ yếu là cán bộ nghiên cứu

Trang 35

Giáo dục 66.7 | 33.3 | 38.9 | 50.0 | 5.6 56 | 12.9 Quan su 66.7 | 33.3 | 66.7 | 16.7 | 16.7 0 43 Pháp luật 56.0 | 44.0 | 44.0 | 320 | 160 | 80 | 179 Xã hội học 62.5 | 37.5 | 50.0 | 25.0 | 25.0 0 5.9 Ngôn ngữ 73.3 | 265 | 40.0 | 20.0 | 26/7 | 13.3 | 10.7 Các chủ đề khác 66.7 | 33.3 | 66.7 | 33.3 0 0 21

Qua bảng thống kê trên trong tương quan giới và nhóm tuổi, có thể nhận thấy thế mạnh của bạn đọc là nam giới trong các lĩnh vực Triết học Chính trị, Triết học Tôn giáo, Tồn cầu hố, Tơn giáo, Quân sự Đây cũng là

các lĩnh vực có tỷ lệ bạn đọc trong nhóm tuổi cao quan tâm nhiều Bạn đọc nữ

chỉ quan tâm nhiều tới nội dung thông tin thộc lĩnh vực mà họ đang nghiên cứu ngoài vấn dé chung cần nghiên cứu Lịch sử triết học (44.9%), Triết học phương Đông (40.3%) thì Mỹ học (50%), Đạo đức học (517), Tâm lý học (61.5%), Lịch sử phụ nữ quan tâm nhiều hơn nam giới

Một vài lĩnh vực nội dung thông tỉn có tỷ lệ bạn đọc quan tâm thấp như:

Triết học phương Tây, Triết học ngoài mác nhiên, Mỹ học, Lôgíc họ

liệu thì có nhưng tiếp cận được là rất khó vì tài liệu mảng này chủ yếu là tiếng Triết học trong khoa học tự

ai cho thấy những mảng nghiên cứu này khó,

nước ngoài

Nhìn chung, qua điều tra cho thấy sự quan tâm đối với tất cả các lĩnh vực thể hiện nhiều nhất và trải đều nhất ở lứa tuổi 31-55 Đây là những cán bộ đã có kiến thức khá sâu về mọi lĩnh vực triết học, tiếp theo là lứa tuổi trên 30, đây là lực lượng trẻ đang tiếp nhận những tri thức mới của xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay

Trang 36

“Trong số các loại hình tài liệu của Thư viện Viện Triết học hiện có, nhìn chung mức độ (tần suất sử dụng) của bạn đọc được phân bố theo các nhóm khác nhau Sách, tạp chí tiếng Việt là 2 loại hình tài liệu có tỷ lệ bạn đọc sử dụng cao nhất (84.3-93%), sách, tạp chí ngoại văn (71.4-80.7%): nhóm thứ hai gồm thông tin chuyên để, tài liệu dịch (55.7%): tài liệu tra cứu (82,1%)

Các loại

xám như luận án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học cũng thu hút khá đông bạn đọc quan tâm

1.4 Vai trò nguồn lực thông tin của Viện Triết học

Nguồn lực thông tin được hiểu như là tổ hợp các thông tỉn nhận được và tích lũy trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con người để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội Nguồn lực thông tin phản ánh các quá trình và hiện tượng tự nhiên và xã hội được ghỉ nhận trong kết quả các công trình nghiên cứu khoa học và trong các dạng tài liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn [29, tr.7]

Nguồn lực thông tỉn là yếu tố cấu thành nên hoạt động thong tin, đồng

thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin, tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động thông tin

Từ quan niệm vẻ nguồn lực thong tin nói chung gắn với đặc thù hoạt động của Viện Triết học chúng ta có thể khái quát về nguồn lực thông tin của

Viện Triết học như sau: Là rổ hợp các thông tin tiếp nhận từ nhiều nguồn trong thực tiễn hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và tích luỹ trong suối quá trình trưởng thành và phát triển của Viện, gdp phn quan trọng cho việc xây Nam dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho con người V trong sự nghiệp

Trang 37

Nguồn lực thông tin của Viện Triết học là tổ hgp thong tin, song tập trung cho thông tin chuyên sâu của khoa học triết học

Nguồn lực thông tin của Viện được tiếp cận, và tiếp nhận một cách đa chiều cùng vi quá trình hình thành, phát triển của Viện Nguồn lực này được tiếp nhận đáng kể trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng thong tin hiện nay

“Trong hoạt động thông tỉn-thư viện, nguồn lực thông tin có vai trò quan trọng, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dich vu thong tin, hợp tác, chia sẻ nguồn lực thong tin giữa các cơ quan thông tin thư viện

Các nguồn lực thông tin được Thư viện tạo lập và khai thác triệt để trong quá trình chia sẻ nguồn lực thông tin là phương tiện hữu hiệu để tiến hành các hoạt động thông tỉn-thư viện

Nguồn lực thông tỉn đóng vai trò quan trong trong công tác quản lý và nghiên cứu khoa học Ngày nay trí thức của nhân loại phát triển theo cấp số nhân và ngày càng được ứng dụng vào thực tiễn với tốc độ nhanh hơn Mọi

lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu khoa học sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện không có hiệu quả nếu thiếu thong tin va tri thức Chính vì vậy, việc tạo lập nguồn lực thông tin đầy đủ và trang bị thong tin hiện đại sẽ giúp cho các nhà khoa học rất nhiều

Trong hoạt động thông tin và nghiên cứu khoa học tại Viện Triết học, nguồn lực thông tin day đủ có vai trò và tâm quan trọng đặc biệt

Trang 38

nhận định khách quan phản ánh bản chất của vấn đẻ Nếu thiếu thông tin cần thiết hoặc nguồn thông tin bị hạn chế thì các công trình nghiên cứu tại Viện sẽ không đủ cơ sở khoa học để đi tới những kết luận khách quan

Nguồn lực thông tin của Viện Triết học được hình thành và phát triển trong 45 năm (1962-2007) Số lượng tài liệu khi mới thành lập Viện chỉ có gần 400 bản sách, trang thiết bị của thư viện còn phải dùng chung với phòng hành chính nhưng so với ngày nay lên tới hơn 18.260 bản (sách, tư liệu ), hàng trăm loại báo, tạp chí Điều này cho thấy Viện Triết học rất chú trong

phát triển xây dựng vốn tài liệu của mình Từ đó khẳng định vai trò của nguồn lực thông tỉn là rất to lớn, nó phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu của cán bộ

trong và ngoài viện

Có thể chia toàn bộ tài liệu hiện có tại Thư viện Viện Triết học thành các bộ phận chính như sau: 1 Bộ và Triết học ích tra cứu, từ điển, bách khoa toàn thư liên quan đến khoa học Xã hội

2 Các sách nói vẻ Triết học, phương pháp nghiên cứu Triết học và các sách Triết học chuyên biệt như: Triết học phương Đông, Triết học phương Tây, Triết học trong khoa học Tự nhiên, Lôgíc học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vat lich sit

3 Các loại tài liệu dịch, các loại tạp chí Triết học, Triết học chuyên ngành và các ngành gần với Triết học

Trang 39

biến Sau đó là các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Và từ những năm 1990 thì các ấn phẩm của Việt Nam, bằng tiếng Việt bắt đầu gia tăng 4 Các báo cáo nghiên cứu khoa học của các cấp để tài, kết quả khảo sát thực

tế, tài liệu chuyên khảo

Đây là nhóm tài liệu bắt đầu được tích luỹ từ đầu những năm 1990, do

sự trưởng thành và triển khai liên tục các dé tài nghiên cứu Triết học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, các dự án phát triển trong thời kỳ đổi mới Đây là một kho tài liệu lịch sử quý trên nhiều phương diện vẻ nội dung và để đánh giá những bước trưởng thành của Viện Triết học trong quá trình phát triển Rất tiếc là những tài liệu này không được bổ sung thường xuyên

5 Các tài liệu khác có liên quan đến các lĩnh vực cụ thể mà Viện nghiên cứu Nhóm tài liệu này thường được bổ sung trong quá trình thực hiện các đẻ tài nghiên cứu cụ thể của từng năm kết quả báo cáo các hội thảo khoa học và các vấn để nổi bật được nhiều người quan tâm

Cùng với sự trưởng thành của Viện Triết học trong 45 năm qua, Thư viện đã từng bước tăng cường chất lượng vốn tài liệu, hoàn thiện bộ máy tra cứu, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, là một trong những Thư viện đi đầu trong quá trình tỉn học hóa hoạt động thông tỉn-thư viện của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Nguồn lực thông tin của Thư viện ngày càng đa dạng và phong phú, ngoài các nguồn tài liệu văn bản truyền thống, ngày nay nguồn tin đã được bổ sung thêm các dạng thức điện tử Nhận thức được vai trò của nguồn lực thông tin điện tử, Thư viện đã tích cực triển khai xây dựng CSDL từ nam 2000, bởi vi "cơ sở dữ liệu là thành phần trung tâm của nguồn lực thông tin quốc gia" [18, tr.13] Thư viện đã xây dựng được 5 nhóm CSDL sau:

~ CSDL Sách (bao gồm sách tiếng Việt, Anh, Pháp) ~ CSDL Sách tiếng Nga

Trang 40

~ CSDL Tạp chí tiếng Nga

Các CSDL đã và đang phục vụ bạn đọc có hiệu qua

Hiện nay, lượng sách, báo, tạp chí trong Thư viện đã tăng lên rất nhiều Kho sách của Thư viện đã có khoảng hơn 13.850 cuốn sách với nhiều ngôn ngữ như sá

ch tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp: 56 loại tạp chí tiếng Việt và 10 loại tạp chí tiếng Trung, 12 loại tạp chí tiếng Pháp, 20 loại tạp chí tiếng Nga, 33 loại tạp chí tiếng Anh: hơn 40 loại báo

trong nước

Như đã nêu ở phân trên, định hướng nghiên cứu của Viện Triết học là:

Nghiên cứu những vấn để Tri,

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Lịch sử tư tưởng triết học Việt

Nam và lịch sử triết học phương Đông: lich sử triết học phương Tây; những vấn đề Đạo dức; Thẩm mỹ và Văn hoá của đất nước Nhằm phục vụ tích cực cho định hướng nghiên cứu này, trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn luc thong tin, Phòng Thư viện Viện Triết học đã chủ động bổ sung tài liệu có liên quan đến những vấn đẻ Triết học hiện đại ở trong nước cũng như nước ngoài: một số trường phái Lôgíc học hiện đại, lý thuyết cơ bản của quá trình toàn cầu hoá ở Việt Nam; Triết học Văn hoá ở phương Tây, một số vấn đẻ Triết học về sự phát triển của xã hội ta hiện nay, vấn đẻ sở hữu trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, v.v

Ngày đăng: 18/10/2022, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN