1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận nhóm TMU môn tư tưởng hồ chí minh sinh viên đại học thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

31 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 304 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀIChủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam di sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu, đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơbản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI 2: Sinh viên Đại học Thương Mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt Nhóm: 8

Lớp: 2083HCMI0111

Hà Nội, 11/2020

Trang 2

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2

II NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý thuyết – Tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3

a Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 3

b Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 10

c Những mẩu chuyện nhỏ về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 12

2 Liên hệ thực tiễn: Sinh viên đại học Thương Mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức trong giai đoạn hiện nay 21

a Ưu điểm 21

b Nhược điểm 21

c Giải pháp 22

d Một số hoạt động cụ thể 23

III KẾT LUẬN 28

Trang 3

I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam di sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu, đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơbản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về đạo đức Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức xuất phát từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với những chuẩn mực giá trị đúng đắn đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và thúc đẩy sự phát triển của đất nước Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí Minh còn là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo

Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Người chính là trở về với truyền thống văn hoá quý báu, trở về với những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Vìvậy, cùng với sự phát triển của giáo dục và đào tạo, trường Đại học Thương Mại luôn coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức

Hồ Chí Minh Kết quả là qua nhiều thế hệ sinh viên, phần lớn các bạn sinh viên đều phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế Song, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một góc khuất tối tăm của một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên chưa quan tâm đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và bộc lộ một vài hạn chế như sống thực dụng, coi trọng vật chất

Trang 4

hơn tinh thần, chỉ biết mình không quan tâm đến mọi người xung quanh, chưa đề cao học tập và rèn luyện, không tuân thủ pháp luật,…

1 Cơ sở lý thuyết – Tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

a Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

 Vai trò, sức mạnh của đạo đức

- Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng:

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định

sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức là văn minh”, thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình Người cũng thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác – Lênin, những tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi Còn đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

Trang 5

hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó Đạo đức là gốc, là nguồn, là nềntảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động, với cả dân tộc mình.

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Đức là gốc, nhưng đức và tài, “hồng” và “chuyên” phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia Do đó, ta có thể thấy rằng người có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:

Hồ Chí Minh cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải ở mức sống vậtchất dồi dào, tư tưởng tự do,… mà trước hết là những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hàng động của mình, chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực

Người viết: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động… Chúng ta

có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình…” Người còn nói rõ: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Khác hẳn với trước kia, công nhân bây giờ là chủ đất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống Bởi vậy mọi người phải thấm nhuần sâu sắc ý thức làm chủ tập thể và đạo đức cách mạng”

Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng phẩm chất đạo đức cao quý góp phần làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch

 Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 6

Một là, trung với nước hiếu với dân Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm

và chi phối các phẩm chất khác Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo

đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội dung mới Trước kia là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng

có nghĩa là trung thành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của

vua Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề

“bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, Đảng và Chính phủ là “đày tớ nhân dân chứ không phải quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước Có thể nói rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy

Nhưng vấn đề không phải chỉ là nói mà là làm như thế nào, có làm hay không, điều này càng làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước

Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái

niệm cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư của đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam Người đã giữ lại những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phù hợp và đưa vào những nội dung mới Do sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu đời với mọi

Trang 7

người Nếu phẩm chất này đã cần thiết đối với con người Việt Nam khi đất nước còn phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược rất tàn bạo do chủ nghĩa thực dân đế quốc gây

ra, thì lại càng cần thiết khi đất nước phát triển trong xây dựng hòa bình Đây không phải chỉ là yêu cầu về đạo đức, mà còn là yêu cầu của chính sự phát triển kinh tế

Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế

hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của

đất nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức,…

Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”; “không xâm phạm một

đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; phải “trong sạch, không tham lam”

Chính, “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn” Đối với mình: không tự cao, tự

đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình

Về chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với

việc” “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”

Ba là, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa Trong lịch sử dân tộc và trên

thế giới, đã từng xuất hiện biết bao tấm gương thương nước, thương dân, thương số phận đau khổ của con người Tuy nhiên, ở Hồ Chí Minh lòng thương nước, thương dân, thươngnhân loại mang một nội dung mới sâu sắc toàn diện và độc đáo Đó không phải là lòng

Trang 8

thương hại của “bề trên” nhìn xuống, cũng không phải là lòng trắc ẩn của người “đứng ngoài” trông vào, mà là sự đồng cảm của những người đồng cảnh ngộ Là một người dân mất nước Người đã nhận thức sâu sắc ách thống trị tàn bạo của đế quốc thực dân Khát vọng cháy bỏng được giải phóng dân tộc bị áp bức.

Hồ Chí Minh đã kết hợp lòng thương người vốn có trong truyền thống văn hóa Việt Nam với tư tưởng nhân nghĩa nhân văn phương Đông, với tư tưởng “bác ái” giải phóng con người khỏi thần quyền và quân quyền của chủ nghĩa nhân văn phương Tây, đặc biệt với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, để hình thành ở Người một lòng “yêu thương con người” cao cả sâu sắc và hiện thực Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai, không trừmột ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người

Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm Người căn dặn, chúng ta: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mấtdần đi, đó là thái độ của người cách mạng Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm chocái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”

Trang 9

Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.

Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng Đây là một trong những phẩm chất đạo đức có

sự sáng tạo mới mẻ nhất của Hồ Chí Minh Trong thời đại mới, Người khẳng định “người cách mạnh phải có tinh thần quốc tế, quốc tế trong sáng Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế

vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”; làtinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc

Ta có thể nhận thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống vớihiện đại khiến giá trị đạo đức truyền thống lên tầm cao mới Sự kết hợp giữa truyền thống

và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định Từ đó

Trang 10

Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới Nói cách khác, đó là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam.

 Những nguyên tắc đạo đức cách mạng

Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức Đây không chỉ là nguyên tắc rèn luyện

mà còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng Chúng ta biết, nói mà không làm là đặc tính của giai cấp bóc lột, cho nên, lời nói phải đi đôi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương – đó là đạo đức của người cách mạng Bác từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”, “trước mắt quần chúng, không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu quý Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức” “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã…” Cho nên, đảng viên phải làm gương mọi mặt cho quần chúng noi theo

Bác Hồ kính yêu là tấm gương nói đi đôi với làm Cho nên, ở Người có sức thuyết phục lớn, có một sức hút mãnh liệt làm cho cả dân tộc, các giai tầng xã hội, các thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và đi theo lời kêu gọi của Người

Xây đi đôi với chống Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện

đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành

vi phi đạo đức Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, đây là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công Bác Hồ chỉ rõ những kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu, đặc biệt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện tác

Trang 11

động nó sẽ phát triển Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình” và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh

do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng Cho nên, chúng ta chống là để xây dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng

Tu dưỡng đạo đức suốt đời Bác đã chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên

trời sa xuống Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng

cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng Chúng ta phải biết và dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái hay để phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng, phải bền bỉ, ởmọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh Bác đã viết “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày”

b Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Suốt đời vì nước vì dân

Trang 12

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người cả đời phấn đấu hy sinh, tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.

Là lãnh tụ của dân tộc, với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình: Lo cho dân, cho nước từ việc lớn đến việc nhỏ Hồ Chí Minh gắn bó với đồng bào theo đúng nghĩa anh em, chị em, con cháu và Người có tình cảm, trách nhiệm với họ như những người ruột thịt

- Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích

Được nuôi dưỡng bởi truyền thống đạo đức của dân tộc, ở Hồ Chí Minh đã hình thành một lý tưởng và hoài bão đúng đắn, tạo ra động lực để vượt qua mọi thử thách, chông gai từ đó đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng

Trên chặng đường cách mạng trải dài qua bốn đại dương, năm châu lục, ý chí và nghị lực tinh thần to lớn của Hồ Chí Minh đã dần trưởng thành, kết hợp với một niềm tin, một tinh thần lạc quan từ trong chính tâm hồn của Người

- Hết lòng thương yêu, quý trọng phục vụ nhân dân

Hồ Chí Minh ý thức rõ rằng cán bộ phải có trách nhiệm với dân, làm cán bộ chứ không phải quan cách mạng, cho nên từ việc nhỏ đến lớn đều phải vì nhân dân; ở bất kỳ

cương vị nào cũng phải vì nhân dân mà phục vụ Hồ Chí Minh định nghĩa cái gì có lợi cho nhân dân, cho dân tộc là chân lý Người xem phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý

và làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng

Hồ Chí Minh là người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho nhân dân Người luôn đau đáu một điều, giành được

Trang 13

độc lập rồi thì phải làm cho dân được ăn no mặc ấm Nếu không, nền độc lập đó chẳng có giá trị gì Để dân đói, dân rét thì Đảng và Chính phủ có lỗi với dân.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và hết sức khiêm tốn

Hồ Chí Minh thực hành triệt để tất cả những gì Người quan niệm, thậm chí Người còn làm nhiều hơn những gì Người nói

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm Người được sử dụng mọi thứ một cách hợp lý Ở Hồ Chí Minh, tiết kiệm đã trở thành nếp sống, nếp sinh hoạt; trở thành giá trị văn hoá, triết lý nhân sinh, biểu trưng của lối sống văn minh, hiện đại; làm cơ

sở cho việc thực hiện tinh thần nhân văn cao cả trong xã hội còn nghèo đói, vật lộn để sinh tồn và phát triển

- Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu và luôn hết mực vì con người

Lòng khoan dung, nhân ái, vị tha của Hồ Chí Minh luôn dành hết mực cho mọi kiếp người Người cảm thấy rất đau khổ khi nhìn thấy những thanh niên Mỹ chết một cách vô ích ở Việt Nam Hiếm có một lãnh tụ nào trong chiến tranh mà lại thấy được máu nào cũng là máu, người nào cũng là người, đều quý như nhau Ngay đối với kẻ xâm lược

đã gây nên bao đau thương cho dân tộc mình, gây ra bao tội ác đối với nhân dân, nhưng khi bị bắt, Người vẫn căn dặn cán bộ, chiến sĩ ta phải đối xử với họ một cách khoan hồng,phải làm cho thế giới thấy rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn minh, tiến bộ, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước

c Những mẩu chuyện nhỏ về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Câu chuyện thứ nhất:

Trang 14

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâmlàm cho khí trời càng thêm lạnh giá Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

- Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

- Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

- Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn

Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ

Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm Anh nói:

- Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối vớichúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc Thấy tôi,Bác cười và khen:

- Hôm nay chú có áo mới rồi

Trang 15

- Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui Bác ân cần dặn dò thêm:

- Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc Lòng tôi xiết bao xúc động Bác

đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ Đáng

lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiềuquá

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác

- Câu chuyện thứ hai:

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán

bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờbắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến Tôi khuyên anh emphải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm” Cũng về giờ giấc, trong khángchiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tấtnhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được

Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu?

Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủđộng

Ngày đăng: 18/10/2022, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w