1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

17 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Trang 1

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I Dat van dé

Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung vài chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân nói riêng là nhiệm vụ cơ bản của mỗi giáo viên đứng trên bục giảng Trong những năm gân đây với những thành tựu khoa học tiên tiên đưa nhân loại đạt được những bước tiến dài trong lịch sử phát triển của mình đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày cảng cao về chất lượng giảng dạy ở mọi cấp bậc học, tất cả nhằm đạt được mục tiêu giáo dục để ra đó là: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa, hình thành bồi đưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc” (trích — Luật GD)

Với quan điểm của nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về đôi mới căn bản toàn điện giáo duc va dao tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đưa ra đó là “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình khoa học phát triển kinh tế xã hội " Việc

thực hiện mục tiêu đổi mới đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các yếu tố cơ bản của

giáo dục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, kĩ năng của người học, từ việc đổi mới chương trình đến đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đổi mới phương pháp dạy học trong đó chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt quan tâm đó

là hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông, môn giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng trực tiếp trong việc giáo dục học sinh hình thành ý thức công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người Môn học nảy mang đến cho người học những giá trị, chuân mực đạo đức - pháp luật của xã hội để họ trở thành những con người toản điện, thành công dân có ích cho cộng đồng,

xã hội

Không những thế, xét về khía cạnh vị trí, ý nghĩa thực tiễn của bộ môn thì môn Giáo dục công dân còn có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ nó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải, trái, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, biết sống trung thực, khiêm tốn, đũng cảm, biết yêu thương và vị tha

Đặc biệt, những kiến thức của môn giáo dục công dân giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản đề vững vàng bước vào đời, hình thành ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật

Trang 2

Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận đó là dưới những tác động của mặt trái cơ chế thị trường trong thời kì hội nhập mở cửa, những tư tưởng xâu của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn xã hội đang ngày ngày xâm nhập vào thé giới học đường những biểu hiện sa sút về đạo đức của học sinh, những tư tưởng lệch lạc sống không có lí tưởng thể hiện ngày càng nhiều, việc chạy theo lối sống thực dụng của người lớn cũng có những tác động xấu đến các em học sinh, tình trạng số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng đã gióng lên những hồi chuông báo động về thực trạng sự tha hóa nhân cách sự băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống là một nỗi lo cho xã hội và nó gây ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường

Trong nhiều năm học trước bộ môn giáo dục công dân được nhiều người đạy và người học gọi là môn học “3K” (tức là khó, khô và khổ) Học sinh không chú trọng, thậm chí ngay cả một số giáo viên có tâm lí coi đây là môn phụ Ở các trường THCS hầu như có rất ít giáo viên được đảo tạo chuyên ngành bộ môn nảy và thường được phân công dạy chéo ban để đâm bảo sự tương đối đồng đều trong việc phân chia định mức sỐ tiết day, chinh vi vay sự dau tu cho chat lượng dạy học cũng chưa thật sự được chú ý

Mặc dù trong những năm gần đây bộ môn này đã được chú ý coi trọng về vai trò của nó trong việc đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chất lượng dạy và học môn học này vẫn còn có nhiều bất cập chưa đáp ứng được mục tiêu môn học đề ra Điều này cần có sự đánh giá, nhìn nhận từ nhiều nguyên nhân cả phía người dạy lẫn người học, đề từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn học nảy, nhất là trong giai đoạn hiện nay

Về phía người học, một thực trạng đáng buồn là có rất nhiều học sinh không nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học nảy và cho rằng đây là môn học phụ nên ít quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học nảy Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên Đến khi kiểm tra thi quay cop, str dung tài liệu Hiện tượng học sinh không mặn mả trong việc học môn giáo dục công dân đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lí mả muốn khắc phục không phải dễ dang

Về phía người đạy, qua thực tế có thê nhận thấy, một bộ phận giáo viên vẫn lên lớp bang phuong phap xua ct: thay đọc, trò chép tạo cảm giác mệt mỏi thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc Soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế, thiếu những phương pháp học tập khoa học thích hợp làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với các em Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế, tỉ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học còn thấp

Trang 3

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy học vả chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong những năm gần đây vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho các em và phương châm đây mạnh học đi đôi với hành đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các bộ môn trong đó có môn giáo dục công dân

Xuất phát từ thực tế trên nhằm bồi dưỡng hứng thú học tập phát huy tính tích cực trong học tập bộ môn của học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và giáo đưỡng đề nâng cao chất lượng hiệu quả trong giảng dạy bộ môn giáo dục công dan lớp 6 tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài suy nghĩ trong việc “Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ” mà bản thân tôi đã tiễn hành trong thời gian qua

II Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu

Đánh giá thực trạng về vấn đề dạy học môn giáo dục công dân đối với học sinh lớp 6 trong chương trình hiện nay ở các nhà trường, hiệu quả của công tác giáo dục đôi với các em học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác dạy học giáo dục công dân và đưa ra một vài biện pháp trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả nhằm góp phân phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, từ đó giúp các em xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước, với dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay Đồng thời góp phần tạo hứng thú đối với môn học trong tâm lí các em đề nâng cao chất lượng giáo dục trong nha trường

Ở trong khuôn khổ bải viết này chỉ xin được đề cập đến cách thức tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo đục công dân 6 nhằm xây dựng hứng thú học tập bộ môn cũng như phát huy tính tích cực trong các hoạt động tập thể mà tôi đã thực hiện trong các năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 tại trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa huyện Krông Ana

Phan thw hai: GIAI QUYET VAN DE

1 Cơ sở lí luận của vấn đề:

Chiến lược phát triển giáo dục đảo tạo giai đoạn 2011 - 2020 xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế

Với chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về mọi mặt Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm giáo dục đạo đức kĩ năng sống năng lực sáng tạo, năng lực thực hành ngoại ngữ tin học đáp ứng như cầu về nhân lực nhất là nhân lực chất

Trang 4

lượng cao trong xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân đề từng bước hình thành xã hội học tập

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là một điểm nhắn của việc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nhất là trong chương trình giáo đục phổ thông tông thể sắp tới được đưa vào sử dụng thì hoạt động này càng được chú trọng Việc tô chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân học sinh là một cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, vai trò to lớn của nó đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới khăng định

Theo quan điểm của nhà cải cách giáo dục Nhật Bản T Makiguchi việc học trong nhà trường phải song hành với cuộc sông thì mới phát triên được sự sáng tạo của học sinh, bởi vì con người vốn có tính sáng tạo từ bản chất và tỉnh hoa của nhân loại Còn theo PGS TS Định Thị Kim Thoa (chủ nhiệm các khoa giáo dục trường Đại học quốc gia Hà Nội) đưa ra định nghĩa về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo dục từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của nhà | trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình Như vay, hiểu một cách nôm na thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động tương tác giữa con người và đối tượng theo cách mới khác với cách thông thường

Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế đến chuẩn bị thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, được bày tô quan điểm, tự khẳng định bản thân và đồng thời tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân cũng như bạn bè trong lớp Với việc trải nghiệm đó sẽ giúp hình thành trong các em các giá trị đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và các năng lực cần thiết của mỗi cá nhân trong tập thê

Hoạt động t trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân được xem là hoạt động thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong nhà trường, thông qua các hoạt động thực hành của chủ đề trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp các em phát triên nâng cao các tố chất tiềm ân của bản thân hình thành ý thức tự lập biết quan tâm đến những người xung quanh và các vấn đề liên quan trong cuộc sống đề từ đó biết cách vận dụng những kiến thức đã học trong thực tế đời thường

II Thực trạng vấn đề

Việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THCS Lê Văn Tám trong những năm gần đây đã được chú trọng đổi mới cả về phương pháp giảng dạy và cách học tuy nhiên chất lượng môn học chưa thật sự được cải tiến, tỉnh thần học tập của học sinh đối với bộ môn chưa thật sự chú trọng, thậm chí còn có tâm lí coi thường, coi đây là môn phụ nên việc học có tính chất đối phó

Trang 5

Một vài kinh nghiệm phát ly tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trái nghiệm sáng tạo

Bản thân môn học này vốn khô khan nhất là đối với học sinh lớp 6 vừa mới chuyển cấp cho nên việc tiếp cập với phương pháp học ở cấp THCS còn nhiều bỡ ngỡ một số khái niệm, quy định về pháp luật còn khá xa lạ trừu tượng so với nhận thức của các em Giáo viên nếu như dạy chỉ dùng phương pháp thuyết trình các khái niệm thì các em sẽ không năm duoc van dé dé roi vao tình trang hoc vet, mau quén Mot số giáo viên chưa tích cực cho học sinh trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tế vì ngại phải mất công chuẩn bị nhiều thứ liên quan trong khi bản thân các em rất háo hức được tham gia trải nghiệm các hoạt động

Trước khi thực hiện đề tải nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát một số nội

dung đề nắm bắt về tình hình học tập của các em thông qua một số câu hỏi như sau: 1 Theo em học môn giáo dục công dân có cần thiết không ?

2 Em có thích học môn giáo dục công dân không ?

Khi tiến hành thu thập kết quả tôi có được số liệu và một số thông tin như Sau:

Lớp | TS học Nội dung khảo sát Cần thiết Không Không

sinh cân thiệt có ý

NH kiên

2016 - 2017

6al 40 Theo em học giáo dục công dân 30 10 có cân thiệt không ? (75%) (25%) 6a2 39 20(51,3%) | 17(43,6%) | 2(5,1%) 6a3 36 20(55,6%) | 15(41,7%) | 1(2,7%) STT | TSHS Nội dung khảo sát Thích Không Không thích có ý kiên

6al 40 Em có thích học môn giáo dục | 17(42,5%) | 23(57,5%) công dân không?

6a2 39 14(35,9%) | 25(64,1%)

6a3 36 12(33,3%) | 24(66,7%)

Với câu hỏi số 2 học sinh đưa ra rất nhiều lí do chán học môn giáo dục công dân như: đây là môn học khô khan có nhiêu khái niệm khó hiêu, trừu tượng Do

Trang 6

đó đề tạo niềm yêu thích học bộ môn thì việc kích thích tính tích cực và phát triển tư đuy cho học sinh trong quá trình giảng dạy là vô cùng cần thiết

Đồng thời tôi cũng tiến hành thống kê chất lượng bộ môn năm học 2016 - 2017 cụ thê như sau: Nămhọc | Lép | Sisé | Giỏi | % | Khá | % |TB| % |Yếu,| % kém 2016-2017 | 6al 40 15 | 37,5 16 40 4 10 5 12,5 6a | 39 | 6 | 154] 13 | 33,3 | 13 | 33.3] 7 18 6a3 | 36 | 5 | 139] 10 | 27.8] 15 | 41.7] 6 | 166 Tổng 115 | 26 |22,6 | 39 | 33,9 | 32 | 27,8 | 18 | 15,7

Nhìn chung có thể thấy rằng tỉ lệ yếu kém của chất lượng bộ môn tương đối cao (15,7 %), nhiéu hoc sinh khéng yêu thích bộ môn, không thấy được tầm quan trọng cân thiết của bộ môn trong cuộc sống đặc biệt là vai trò của bộ môn này trong việc góp phần hình thành nhân sinh quan, thé giới quan cho các em sau này Vấn đề đặt ra là phải khơi dậy trong các em lòng yêu thích hứng thú học tập bộ môn cũng như tăng cường hiệu quả công tác giáo đục đạo đức cho học sinh đề góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nha trường

III Cac giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Để việc tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả thì giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung việc phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị Trước hết với mỗi một chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo viên phải xác định rõ được trọng tâm những vấn đề học sinh cần đạt được về kiến thức, kĩ năng thái độ sau khi triên khai chủ đề Tức là xác định được mục tiêu của chủ đề đó nói về vấn đề gì những kiến thức mà các em đạt được sau khi tham gia hoạt động của chủ đề là gì, thông qua hoạt động chủ đề sẽ giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng gì để từ đó hình thành những thái độ tích cực của học sinh trong việc chủ động liên hệ kiến thức, vận dụng kiến thức của môn học vào trong học tập và cuộc sống Cụ thể như sau:

1 Xác định mục tiêu của hoạt động chủ đề

Về kiến thức: học sinh cần phải nắm được bản chất, đặc điểm, biểu hiện, qui luật, vai trò của nội dung chủ đê học tập

Trang 7

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Biết vận dụng được các đặc điểm bản chất và tính qui luật của nội dung chủ đề học tập vào các yêu cầu khác trong học tập cuộc sống một cách phủ hợp biết đánh giá duoc tam quan trong, tinh ứng dung của nội dung chủ đề học

Về thái độ: Học sinh có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành rèn luyện bản thân Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng, phát triển các giá trị cá nhân phủ hợp với bối cảnh xã hội

Về kĩ năng học sinh cần đạt được: Biết làm theo hành động (hoạt động) đã được quan sát, đã được chỉ dẫn một cách chính xác Vận dụng một cách sáng tao kiến thức đã học đề giải quyết các tình huống học tập vả cuộc sống

Với chủ đề “Tôi yêu nước sạch” trong phân phối chương trình trải nghiệm sáng tạo môn GDCD 6 mà tôi đã tiến hành triên khai cho học sinh thực hiện trong những năm học qua tôi xác định học sinh cần đạt được những van dé sau:

Thứ nhất, về kiến thức:

- Hoc sinh nam vững được bản chât, đặc điêm của nước trong thê giới tự nhiên Vai trò quan trọng của nước sạch đôi với cuộc sông con người

- Học sinh hiểu được tằm quan trọng của nước trong cuộc sống, thực trạng của nguôn nước hiện nay và trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng tiệt kiệm và bảo vệ nguồn nước

Thứ hai về kĩ năng:

- Ren luyén ki nang sống như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng diễn kịch, khả năng sáng tạo trong việc thê ý tưởng qua các sân phẩm báo cáo của chủ đẻ

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cũng như thái độ hợp tác trong việc hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Thứ ba về tư tưởng, thái độ:

- Có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sông Biệt thực hành các biện pháp sử dụng tiệt kiệm nước và có ý thức bảo vệ nguôn nước trong mọi sinh hoạt hàng ngày

- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động tập thể - Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân

Thông thường với mỗi một chủ đề trải nghiệm sáng tạo dé đạt hiệu quả thì giáo viên và học sinh phải thực hiện các bước như sau:

2 Giao nhiệm vụ và công tác chuân bị:

Đầu tiên giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh tìm kiêm các thông tin liên quan đên chủ đề theo các nguôn khác nhau như đọc sách

Trang 8

giáo khoa các bài liên quan đến kiến thức của chủ đề mà học sinh cần chuẩn bị đồng thời tìm kiếm các nguồn thông tin khác như trên internet, sách báo trong thư viện sau đó viết vào phiếu thu thập thông tin Đây là một khâu quan trọng giúp học sinh có thêm thông tin để mở rộng kiến thức, đào sâu kiến thức và là cơ sở để gắn bài học với thực tiễn, hoạt động này cũng sẽ giúp cho học sinh rèn luyện thêm về năng lực khai thác công nghệ thông tin đề hướng tới định hướng kĩ năng nghề nghiệp cho các em sau này

Sau khi tìm kiếm thông tin là đến quá trình xử lí thông tin, đây là giai đoạn học sinh thường gặp khó khăn trong việc tông hợp những thông tin cân thiết và sơ đồ hóa kiến thức theo chủ đề đã định nên cần đến sự hỗ trợ của giáo viên, vì vậy giáo viên cần định hướng cho các em chọn lọc những thông tin can thiết phủ hợp theo yêu cầu của chủ đề đặt ra

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được học sinh xây dựng ý tưởng cho sản phẩm của nhóm mình, sau đó chế tạo thực hiện sản phẩm theo các bước nhằm cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm thật của chủ đề Đây là khâu khó nhất trong quá trình chuẩn bị cho chủ đề trải nghiệm sáng tạo, học sinh thường hing ting trong việc thực hiện các thao tác kĩ năng cần có đề thể hiện sản phẩm và ý tưởng của sản pham đó trên thực tế do đó giáo viên cần phải tư vấn hướng dẫn các em trong cách thiết kế, trình bảy sản phẩm theo ý tưởng mà cả nhóm đã xây dựng Có thể gợi ý cho các nhóm lựa chọn một loại hình sản phẩm phủ hợp trong các loại như: bài viết, tranh vẽ, tờ rơi, poster, video clip sau khi thống nhất về hình thức thể hiện sản phẩm cần đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc được phân công

Sau khi các nhóm đã lựa chọn được loại hình sản phẩm truyền thông phù hợp giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sản phẩm va hoan

thành bài báo cáo của mình

Thực hiện chủ đề “Tôi yêu nước sạch” tôi cho học sinh chuẩn bị các nội dung sau:

- Thời gian, không gian, địa điểm: tô chức hoạt động học tập trải nghiệm tại lớp học

- Tài liệu được sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các chủ thê hoạt động: sách trải nghiệm sáng tạo của giáo viên và học sinh, một sô tư liệu tham khảo từ nguôn internet

- Chuẩn bị của giáo viên - học sinh về các phương tiện, tài liệu sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm: giây A4 giấy roki, máy chiếu, bút màu, một số tranh ảnh và các nguồn tư liệu tham khảo khác

- Thời gian chuẩn bị: 2 tuần sau khi học xong bài “Tiết kiệm” trong phân phôi chương trình

Trang 9

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Phân công nhóm, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị nội dung:

+ Nhóm I: Vẽ tranh

+ Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh, video clip liên quan đến chủ đề + Nhóm 3: Làm tờ rơi, poster tuyên truyền

+ Nhóm 4: Viết bài tuyên truyền theo chủ đề

+ Nhóm §: Chuẩn bị tiêu phẩm “ Lắng nghe chúng em nói” - Xử lí thông tin

- Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm

3 Trình bày, báo cáo sản phẩm và đánh giá hoạt động

Sau khi chuẩn bị xong giáo viên cho học sinh báo cáo sản phẩm quá trình học tập của cả nhóm Đây là giai đoạn học sinh thê hiện sâu sắc kiên thức của bản thân, những năng lực tiêm ân của cá nhân có cơ hội bộc lộ, qua quá trình này cũng là một cơ hội đề các em rèn luyện cho mình khả năng thuyết trình, khả năng diễn thuyết trước đám đông khả năng diễn kịch vẽ tranh cũng như các kĩ năng về công nghệ thông tin

Tiến hành báo cáo chủ đề “Tôi yêu nước sạch” tôi hướng dẫn học sinh các nhóm thực hiện như sau:

Đầu tiên giáo viên đưa ra các vấn đề học sinh thảo luận:

a Nước là gì ? Nước có tầm quan trọng trong cuộc sống như thế nào?

Giáo viên gọi nhóm I lên trình bảy và báo cáo nội dung qua các sản phẩm tranh vẽ đã chuân bị của nhóm

b Vai trò của nước? Nước có tầm quan trọng trong cuộc sống như thế nào? Giáo viên gọi nhóm 2 lên trình bảy và báo cáo nội dung qua các sản phẩm tranh minh họa, video clip đã chuân bị của nhóm

c Thực trạng của nguồn nước ở nước ta và ở địa phương hiện nay như thế nảo? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khô hạn và ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng? Liên hệ với tình hình thực tế nguồn nước ở địa phương em

Giáo viên gọi nhóm 3 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm tranh minh họa, tờ rơi cô động đã chuân bị của nhóm

Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh, video clip từ máy chiếu mà các nhóm đã sưu tầm về tình trạng khô hạn và ô nhiễm nguồn nước ở một số địa phương trên đất nước ta và tại địa ban tinh Daklak

d Nêu những giải pháp sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch?

Trang 10

Giáo viên gọi nhóm 4 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm bài việt tuyên truyền đã chuân bị của nhóm

e Trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc sử dụng nước sạch, bảo vệ tiệt kiệm nguôn nước?

— Giáo viên gọi nhóm 5 lên trình bảy và báo cáo nội dung sản phẩm với tiểu phâm tuyên truyền “ Lăng nghe chúng em nói” đã chuân bị của nhóm

4 Đánh giá sản phẩm và kết quả hoạt động

Qua quá trình thê hiện và trình bày báo cáo các sản phẩm của các nhóm, giáo viên định hướng cho các nhóm trao đôi, đánh giá lân nhau theo các tiêu chí sau:

Về sản phẩm: sản phẩm truyền thông có nội dung phù hợp với chủ đề trải nghiệm hay không, có đảm bảo tính thâm mĩ hay không?

Sản phâm đó có nêu toát lên được vai trò, tâm quan trọng của nước sạch trong cuộc sông hay không, sự cân thiệt của nước sạch trong đời sông con người

Sản phẩm có nêu lên được những giải pháp, hoạt động để góp phần bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước đặc biệt là nước sạch để góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sinh thái hay không, ý thức của mỗi cá nhân trong việc sử dụng nước hàng ngày như thé nao từ đó liên hệ mở rộng ra về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch

Thông qua sản phâm có mang y nghia thông điệp gì thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ trăn trở của nhóm về chủ đề trải nghiệm như thế nảo

Với những tiêu chí trên tôi hướng dẫn cho các nhóm tiến hành tự đánh giá lân nhau các sản phâm báo cáo theo quy trình:

Thứ nhất, học sinh tự đánh giá sản phẩm báo cáo: Học sinh các nhóm tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau về kết quả các sản phẩm mà các nhóm trình bảy, những trải nghiệm và sáng tạo mà các em đã trải qua với các tiêu chí sau: về hình thức, về nội dung cách diễn đạt, tính truyền thông qua các sản phâm

Học sinh rút ra được những bài học quý báu, những kinh nghiệm đáng nhớ cho bản thân sau khi tham gia hoạt động học tập

Thứ hai, giáo viên đánh giá kết quả của học sinh: Giáo viên lần lượt nhận xét đánh giá các hoạt động và sản phâm của từng nhóm sau khi các nhóm nhận xét đánh giá lân nhau

Giáo viên bổ sung và chốt lại những nội dung, thông điệp chính, nhận xét chung về tinh thần thái độ của học sinh, những van dé can rút kinh nghiệm và những điều cần ghi nhớ trong chủ đề này: về thông tin, kiến thức được cung cấp, về

vai trò, tầm quan trọng của nội dung chủ đề mang lại

Trang 11

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hướng dẫn cho học sinh cách xác định và vận dụng, thực hành được các nội dung trong chủ đề học tập mà học sinh đã tham gia

5 Kết luận

Giáo viên kết luận khái quát vấn đề qua sản phẩm chủ đề đã thực hiện của

các nhóm

Như vậy, chúng ta có thể thấy nước là khởi nguồn của mọi sự sống trên trái đất, con người chúng ta và vạn vật không thể tồn tại nếu thiếu nước Chính vì vậy bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước đặc biệt là nước sạch là việc làm hết sức cần thiết phải được tiễn hành thường xuyên liên tục

Trong những năm gần đây tình trạng khan hiếm nước đã xảy ra trên quy mô rộng ở nhiều tỉnh thành trong đó có địa bàn Đăklăk của chúng ta, có một sô huyện, xã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuât và sinh hoạt của người dân, vì vậy tất cả mỗi chúng ta cân phải có trách nhiệm

giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm vả tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay góp sức trong vân đề bảo vệ nguồn nước Tuy nhiên ở

đâu đó trong cuộc sông và ngay tại ở trường ta van còn tình trạng một số bạn học sinh sử dụng nước chưa biết tiết kiệm, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, còn xâ nước, xả rác bừa bãi, không tắt vòi nước khi không sử dụng Hy vọng thông qua hoạt động của chủ đề này mỗi một chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước

Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề “ Tôi yêu nước sạch” tôi nhận thấy các em trong quá trình làm việc nhóm chuẩn bị cho chủ đề có tinh than

thái độ rất nghiêm túc, không khí hào hứng chuẩn bị tốt cho buổi báo cáo sản

phẩm Khả năng diễn đạt và trình bày các sản phẩm đạt yêu cầu đề ra, sau hoạt động trải nghiệm các em cũng đã có tỉnh thần trách nhiệm tốt hơn trong việc sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước trong hoạt động thường ngày điều này chứng tỏ các em đã biết vận dung những kiến thức thu nhận được qua chủ đề vào thực tế để từ đó từng bước điều chỉnh hành vi của bản thân cho phủ hợp

1V Tính mới của giải pháp

Tính mới của đề tài thể hiện ở chỗ đã làm phong phú hóa phương pháp dạy học so với kiểu truyền thống Qua đó có thể thấy được khi vận dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học sẽ xây dựng được không khí hào hứng trong học tập giúp học sinh khắc sâu kiến thức, chuyên từ thế bị động sang chủ động lĩnh hội kiến thức, làm khơi gợi cho học sinh ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh Những kiến thức vốn khô khan khó hiểu sẽ trở nên dễ hiểu hơn, bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn Cũng thông qua hoạt động này giúp các em từng bước khẳng định được năng lực của bản thân mình trước bạn bè, thầy cô

V Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 12

Sau khi áp dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân 6 tại trường THCS Lê Văn Tám tôi nhận thấy hiệu quả ý thức học tập chất lượng học

tập bộ môn đã có sự cải tiến

Thông qua hoạt động và sự trải nghiệm của chính bản thân các em khi hoàn thành báo cáo chủ đề đã có sự tác động đến nhận thức tư tưởng tình cảm của các em Với hoạt động thực tế gần gũi trong đời sống thường ngảy này giúp các em học sinh chủ động lĩnh hội chiếm lĩnh kiến thức, tự mình trải nghiệm cùng với bạn bè qua các yêu cầu của chủ đề đặt ra Kĩ năng sống của các em có nhiều chuyền biến tích cực, nhất là sự mạnh dạn, tự tỉn trong giao tiếp trước đám đông, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm được rèn luyện, quan trọng hơn các em đã xác định được trách nhiệm của bản thân đối với nha trường, gia đình, bè bạn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực Chất lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng công tác giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt, hứng thú học tập bộ môn được cải thiện đáng kể

Qua trao đổi với các em tôi nhận thấy rằng sau hoạt độngtrải nghiệm tự bản thân các em cảm thấy mình trở nên tự tin hơn, hào hứng hơn trong việc chuẩn bị nhiệm vụ học tập, việc tiếp cận kiến thức vốn khô khan trừu tượng trở nên dễ hiểu, dễ vận dụng, bài học trở nên nhẹ nhàng: hơn, những gì được học trong sách vở trước đây trở nên ghi đấu đậm nét hơn Kết quả khảo sát điều tra ở trường về hứng thú học tập bộ môn đã có hơn 90% học sinh đã đáp ứng được yêu câu đề ra, đặc biệt thông qua các báo cáo thuyết trình theo chủ đề các em đã nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về vai trò trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay

Sau khi thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn một thời gian tôi đã tiên hành khảo sát nội dung như sau:

Em có thích hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân không ?

Kết quả thu được 100% học sinh đều thích thú và mong muốn sẽ được thường xuyên học theo hình thức các chủ đề như vậy Điều này chứng tô hoạt động trải nghiệm sáng tạo có sức thu hút, sự hấp dẫn đối với các em, giúp các em thay

đổi bầu không khí, tâm thế học tập đề từ đó thay đổi làm thay đổi trong nhận thức

của các em về bộ môn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn khả năng ghi nhớ sâu hơn

Tôi đã tiến hành thống kê đánh giá và so sánh chất lượng học tập bộ môn

cuối năm học 2016 - 2017 (khi chưa thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo) và chất lượng bộ môn năm học 2017 - 2018 ( khi triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo) và đã thu được kết quả cụ thể như sau:

Trang 13

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo Nămhọc | Lớp | Sïsố | Giỏi | % | Khá | % | TB | % | Yếu | % kém 2016-2017 | 6al 40 15 |37.5| 16 40 4 10 5 12,5 6a2 39 6 15.4) 13 33,3 13° | 33,3 7 18 6a3 36 5 13,9) 10 | 27,8 15 |41,7| 6 16,6 Tổng 115 | 26 |22,6| 39 | 33,9 | 32 |278| 18 |15,/7 6al 38 10 | 26,3) 12 31,6 15 | 39,5 1 2,6 2017-2018) 6.5 | 32 | 4 Jizs} 9 |281| 17 |532| 2 | 62 6a3 | 34 | 7 |206| 9 |265 | 16 |471| 2 | 58 Tổng 104 | 21 |202| 30 |288| 48 |462| § | 48

Như vậy có thể thấy được với việc triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn đã đem lại hiệu quả rõ rệt điều này thé hiện qua tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập được phát huy, ý thức chuyên cân trong bộ môn của học sinh đã được nâng cao, tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn đã giảm xuống so với các năm học trước

(VD: năm học 2016 - 2017 tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn là 15,7% thì đến của năm học 2017 - 2018 chỉ còn lại là 4.8%) đặc biệt là ý thức tự giác, hành vi ứng xử của học sinh cũng có sự tiến bộ vượt bậc, các kĩ năng hoạt động tập thể của các em cũng được phát huy hơn trước chính điều nảy cũng góp phần làm giảm hăn các vụ việc vi phạm đạo đức của học sinh trong nhà trường

PHẢN II KÉT LUẬN, KIÊN NGHỊ 1 Kết luận

Việc nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy bộ môn giáo dục công dân trong đó tăng cường giáo dục kĩ năng sống và phát huy tính tích cực trong học tập bộ môn tại trường THCS đã và đang là yêu cầu cấp bách đối với mỗi một giáo viên dạy giáo dục công dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiến tới chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Điều nảy cần được thực hiện bằng nhiều giải pháp hình thức khác nhau và được quán triệt trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, vì vậy việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo và chú trọng công tác giáo dục đạo đức là điều cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên song song

Trang 14

với nhau Đề việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có sự đầu tư về thời gian hướng dẫn học sinh, xây dựng kế hoạch sao cho hiệu quả làm tốt công tác tham mưu về nguồn kinh phí tô chức vì vậy cần phải có sự cô găng, sự quan tâm phối hợp của mọi người đề thực hiện được những hoạt động học tập hấp dẫn đạt hiệu quả cao

2 Kiến nghị:

*Đối với giáo viên bộ môn:

Với yêu cầu của đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay đề tăng thêm hiệu quả chất lượng giảng dạy của bộ môn giáo dục công dân cân tăng cường đa dạng hóa hình thức dạy — học Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học trong đó tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi đúc rút trong quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn giáo dục công dân, hiểu biết và kinh nghiệm của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong bạn bè, đồng nghiệp bổ sung, đóng góp ý kiến đề đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Xin tran trong cam on!

Người viết

Đỗ Thị Hải Yến

NHAN XET CUA HOI DONG SANG KIEN CAP TRUONG

CHU TICH HOI DONG SANG KIEN

Nguyễn Văn Quý

Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 - 2019 14 Do Thi Hai Yen

Trang 15

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

NHẬN XÉT CUA HOI DONG SANG KIEN CAP HUYEN

CHU TICH HOI DONG SANG KIEN

Bài dự thi viết SKKN năm học 2018 - 2019 15 Do Thi Hai Yen

Trang 16

MỤC LỤC

STT NỌI DUNG Trang 1 PHAN THU NHAT: MO DAU 1

I Dat vấn đề

2 II Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu 3

3 PHAN THU HAI: GIAI QUYET VAN DE 3

1 Cơ sở lí luận của vấn dé

4 II Thực trạng van dé 4

5 II Các giải pháp đã tiến hành 6

6 IV Tính mới của giải pháp 11

7 V Hiệu quả của sáng kiến 11

§ PHẢN II KÉT LUẬN, KIÊN NGHỊ 13

1 Kết luận

9 |2 Kiến nghị 14

Trang 17

Một vài kinh nghiệm phát ly tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6

thông qua hoạt động trái nghiệm sáng tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT Tên tài liệu Tác giả

1 Tài liệu tập huấn hoạt động trải nghiệm sáng |_ Tường Duy Hải ( Tổng tạo, sách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng chủ biên) và một sô tác

tạo trong đạy học GDCD cấp THCS giả khác 2 Gây hứng thú học tập môn GDCD Nhà xuất bản GD

3 Nguồn Intenet

Ngày đăng: 12/10/2022, 02:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w