Đề 8.
Câu 1 ( 2 đ )
Ở nước ta, việc làm đã và đang trở thành vấn đề được cả nước quan tâm. Anh chị hãy
trình bày :
a, Đặc điểm về nguồn lao động nước ta.
b, Vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm của nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Câu 2 (3 đ)
Anh ( chị ) hãy :
a, Chứng minh công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. giải thích tại sao lại
có sự phân hoá đó.
b, Nêu tên các tỉnh thành phố thuộc ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Câu 3 (3 đ)
a, Vẽ lược đồ Vn
b, Điền trên lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của nước ta.
Câu 4 (2 đ)
Hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác
trong cả nước.
Đáp án.
Câu 1:
a. Đặc điểm nguồn lao động nước ta
- Lực lượng nguồn lao động nước ta rất dồi dào: Năm 1998 là 37,4 triệu người,
hàng năm được bổ sung khoảng 1,1 triệu lao động
- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học
kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lao động có tay
nghề cao còn ít, tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động chưa cao
- Nguồn lao động phân bố chưa hợp lí giữa các vùng lãnh thổ và các khu vực sản
xuất: lao động tập trung nhiều ở các đồng bằng duyên hải, miền núi và trung du
thiếu lao động. Lao động trong khu vực I vẫn chiếm tỉ lệ cao.
b. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
* Vấn đề việc làm
- Tình trạng thiếu việc làm ở nôn thôn và thất nghiệp ở thành thị, đặc biệt là ở các
thành phố lớn đang là vấn đề KT – XH lớn của nước ta hiện nay.
- Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp khác nhau giữa các vùng: cao nhất là
ĐỒng bằng sông Hồng, sau là Bắc Trung Bộ,
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước
- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành cần nhiều
lao động
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Câu 2: (3đ)
a. CN nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ
a1. Sự phân hoá
* Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực :
- ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao
nhất cả nước : Từ Hà Nội các hoạt động CN toả ra theo các hướng với chuyên
môn hoá khác nhau.
+ HN - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: Khai thác than, cơ khí
+ HN – Đáp Cầu - Bắc Giang: Phân hoá học, vật liệu xây dựng
+ HN – Đông Anh – Thái Nguyên: Luyện Kkim, cơ khí
+ HN - Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ: Hoá chất, giấy
+ HN – Hà Đông – Hoà Bình: Thuỷ điện
+ HN – Nam Định - Ninh Bình – Thanh Hoá: Dệt, điện, vật liệu xây dựng
- Đông Nam Bộ và ĐBSCL hình thành một dảiphân bố công nghiệp nổi lên các
trung tâm công nghiệp lớn là TP. HCM – Biên Hoà – Vũng Tàu
- Khu vực duyên hải Miền Trung có 2 trung tâm công nghiệp lớn là Huế và Đà
Nẵng
* Các khu vực khác đặc biệt là ở trung du miền núi có mức độ tập trung công nghiệp thấp
hơn như Tây Bắc, Tây Nguyên.
a2. Giải thích
- Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp là do kết quả tác động của hàng loạt các nhân
tố : Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất
kĩ thuật, lịch sử khai thác lãnh thổ.
- những vùng tập trung công nghiệp là những vùng hội tụ các yếu tố trên.
- Nơi có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố
trên, đặc biệt là kết cấu hạ tầng GTVT chưa phát triển.
b, Tên các tỉnh, thành phố thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ : Hà Nội, Hải phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng
Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía nam : Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa- vũng tàu, Bình Dương,
Đồng Nai, Bình Phước,Tây Ninh, Long An.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền trung : Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định.
Câu 3. (3 đ)
- Hs vẽ lược đồ chính xác.
- Điền trên lược đồ, đúng đủ các nội dung yêu cầu.
Câu 4 ( 2 điểm )
- Vị trí địa lí :
+ Nằm kề ĐBSCL, giáp Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên và Campuchia.
+ Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng khác trong nước
và quốc tế.
- Về tự nhiên :
+ Đất: có đất đỏ badan khá màu mỡ (chiếm 40% diện tích đất vùng), ngoài ra còn có
đất xám bạc màu (đất phù sa cổ). Đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.
+ Khí hậu, nguồn nước: Có khí hậu cận xích đạo, thích hợp cho việc phát triển cây
trồng, vật nuôi. Hệ thống sông Đồng Nai với giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao
thông đường thuỷ.
+ Khoáng sản: Có dầu khí (trên thềm lục địa) với trữ lượng lớn để phát triển thành
ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác như: sét, cao
lanh
+ Sinh vật: Rừng có giá trị về lâm nghiệp và du lịch. Các ngư trường lớn liền kề
(Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu ) có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển
ngành thuỷ sản.
- Về kinh tế - xã hội
+ Có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kỹ thuật
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đang được hoàn thiện
+ Mạng lưới đô thị, các trung tâm công nghiệp lớn như TH. HCM, Biên Hoà, Vũng
Tàu
- Các thế mạnh khác: Sự năng động, thu hút đầu tư nước ngoài.
. trung c ng nghiệp vào loại cao
nhất c nư c : Từ Hà Nội c c hoạt động CN toả ra theo c c hướng với chuyên
môn hoá kh c nhau.
+ HN - Hải Phòng - Hạ Long -. Định.
C u 3. (3 đ)
- Hs vẽ lư c đồ chính x c.
- Điền trên lư c đồ, đúng đủ c c nội dung yêu c u.
C u 4 ( 2 điểm )
- Vị trí địa lí :
+ Nằm kề ĐBSCL,