§Ò: 26
Câu 1 (2 điểm)
Anh(chị) hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX?
Câu 2 (3 điểm)
Trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”- Kịch của Lưu Quang Vũ- (Ngữ văn 12, tập
2), nhân vật Đế Thích quan niệm được sống là hạnh phúc, nhưng hồn Trương Ba không chấp nhận lí lẽ
đó, và đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống
như thế nào thì ông không cần biết”.
Hãy là nhân vật Trương Ba, anh(chị) viết một bài nghị luận ngắn gọn bàn về ý nghĩa của lẽ sống cao
đẹp, phản đối quan niệm sai lầm của Đế Thích .
Câu 3(5điểm): Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn
Nguyễn Thi.
Gîi ý lµm bµi
Câu 1:
- Nền văn học giai đoạn này vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn
sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đè tài, chủ đề; phong phú hơn và mới mẻ hơn thủ pháp nghệ
thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy…
- Nền văn học giai đoạn này đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp,
thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Cái mới của văn học giai
đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá
nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng, cũng nảy sinh những
khuynh hướng tiêu cực, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh…Văn học có xu hướng nói nhiều tới mặt
trái của xã hội, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực…
Câu 2:
- Trương Ba nhận thức rất rõ tình trạng trớ trêu của mình khi được sống lại trong hình hài của một
kẻ thô lỗ, phàm tục, không phải của chính mình nên đã bị mọi người xa lánh, trong đó cả những người
thân yêu nhất của mình…Sự tồn tại như thế thật là vô nghĩa, thậm chí là nặng nề, bức bối…
- Từ đó Trương Ba cho rằng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được, nó đòi
hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và hành động…Được sống theo đúng bản
chất của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con người…
- Trên cơ sở đó phê phán quan niệm sai lầm của Đế Thích (và của không ít người), cho rằng chỉ
cần được sống, lúc đó con người chỉ sống dựa vào thân xác người khác, không được sống thực với con
người mình, lúc đó con người tồn tại nhưng tất cả mọi tư tưởng đều bị chi phối, đều bị điều khiển bởi kẻ
khác. Trong cuộc sống có không ít người chỉ nghĩ đến kết quả mà không nghĩ đến cách thức, có khi chỉ vì
mục đích mà quên mất, thậm chí bất chấp mọi thủ đoạn…
→ Như vậy, sống hay không sống không phải là vấn đề, mà quan trọng hơn là sống như thế nào, sống ra
sao, có ý nghĩa hay không…? Đế Thích không hiểu được điều đó và trong cuộc sống của chúng ta cũng
không ít người đã không hiểu được điều đó.
Câu 3:
3.1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên
dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích
soi gương - đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ).
- Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân ).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình.
Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống
Mỹ.
3.2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao
chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à".
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người
mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giống
mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia
đình, quê hương.
3.3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, duyên dáng nhưng
cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân
vật nữ anh hùng thời chống Mỹ.
. Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX?
Câu 2 (3 điểm)
Trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Kịch của Lưu Quang V - (Ngữ văn.
Câu 3( 5điểm): Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn
Nguyễn Thi.
Gîi ý lµm bµi
Câu 1:
- Nền văn học