1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Hình tượng không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú

100 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 15,82 MB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu Hình tượng không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú trình bày các nội dung: Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú - Khuôn mặt mới của văn xuôi Việt Nam đương đại; hình tượng không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú; hình tượng thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NÀNG

PHAN THỊ TRANG NHUNG

HÌNH TƯỢNG KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYÊN ĐÌNH TÚ

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIET NAM

Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ MINH HIÈN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NÀNG

PHAN THỊ TRANG NHUNG

HÌNH TƯỢNG KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN

TRONG TIỂU THUYẾT NGUYEN ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan đây là công tình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sai công bồ trong Bắt kỹ công trình nào khác

“Tác giá luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

MỠ ĐẦU

CHUONG 1.1180 THUYET NGUYEN DINH TO - CUA VAN XUOI VIỆT NAM DUONG D,

1.1 Motsé djc diém ndi bgt cia tu thuyết Việt Nam đương đại

1.1.1 Đổi mới về quan niệm nghệ thuật 15

1.1.2 Bdi méi vé dé tai, aban vật 17

1.13 Đồi mới về phương thức thể hiện 20

1.2 Quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo văn chương của Nguyễn

Đình Tú

1.2 1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Dinh Tú 23 122 Hành trình sáng tạo văn chương của Nguyễn Đình Tú 26 1.3 Tiểu thuyết Nguyễn Dình Tú - bước đột phá mới trong nghệ thuật tiểu

thuyết

1.3.1 Một gốc nhìn riêng về hiện thực 29 1.3.2 Những bước đầu thể nghiệm kỹ thuật ễu thuyết mới 32 CHƯƠNG 2, HÌNH TƯỢNG KHƠNG GIAN_TRONG TIỂU THUYẾT NGUN ĐÌNH TÚ 2.1, Nhimg bình điện không gian nghệ thuật trong tiêu thuyết Nguyễn Đình Tá 2.1.1 Không gian hiện thực

2.12 Không gian trải nghiệm - thể giới chênh vénh của con người

giữa đãi ba Thign - Ac 4

2.13 Không gian tâm linh - miễn cứu rồi những kiếp đời lằm lạc 3 2.2 Cée thi phap xiy dng hinh trgng khdng gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

222.1 Thủ pháp lắp ghép không gian 60

Trang 5

HÌNH TƯỢNG THỜI GIAN _TRONG TIỂU THUYẾT NGUYÊN ĐÌNH TÚ 8 3,1 Các dạng thức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú 68 3.1.1, Thai gian chiém ngắm - cách hình dụng về đài người 68 3.1.2 Thời gian hướng thượng - những khoảnh khắc bừng ngộ lên lương 76

.33 Các thủ pháp xây dựng hình tượng thuyết Nguyễn

Dinh Ts gian trong,

3.2.1 Thủ pháp hồi cổ, xoay vòng thời gian

3.2.2 Thi phip song song, dng hign 86

KẾT LUẬN

“TÀI LIỆU THAM KHẢO,

Trang 6

MO DAU

“Tiểu thuyết Việt Nam từ những năm đầu thời kỳ Đỗi mới (1986) đến

nay đã di qua một chặng đường gần 30 nim “thay da đổi thịt", với ý thức lâm"

mới, làm giàu, làm khác truyền thống, thể hiện khát vọng, nhu cầu mạnh mẽ

của hầu hết người viết Trong suốt quãng đường ấy, tuy có lúc đã tung phá ảo

at, có lúc lại chủng xuống nhưng tiểu thuyết Việt Nam vẫn không ngừng tìm

cách tiến về phía trước Bên cạnh thể hệ nhà văn đã khẳng định vị trí vững chắc trên văn đần, đội ngũ các cây bút trẻ đã luôn nỗ lực tìm tôi, thể nghiệm để làm mới tiêu thuyết Trong số nhiều tác giả tiêu thuyết thành công trên văn đân, được đông đảo bạn đọc đồn nhân, phải kế đến Nguyễn Đình Tú

Mỗi cuỗn tiếu thuyết của Nguyễn Đình đều là những góc nhìn riêng của túc giá về cuộc đời Điều đặc biệt ở Nguyễn Đình Tú là trong khi nhiều nhà

văn trẻ thường chọn viết về sự tốt đẹp, các nhân vật chính diện thì trong

thuyết của mình, Nguyễn Đình Tú lại tập trùng viết về cái hầu hết các ti

xấu, cái ác, về thể giới tội phạm Với những băn khoăn giải mã "cái tôi bí Ẩn"

ủa con người và mong muốn họ được sống thiện, sống đúng với bản chất của

mình, tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú thường xoay quanh hành trình của những

con người tội lỗi, chìm ngập trong cái Ác dé rồi phải trả giá cho những hành

vi của mình Trong thể giới người rộng lớn, từ thành thị đến nông thôn, từ chợ búa, trường học đến rừng thiêng nước độc

phải chống chọi với cái xắn, cái Ác, tự vấn trước những lỗi lắm của bản thân „ những con người tội lỗi ấy đã

m lại khoảnh khắc bình an cho tâm hồn

trước khi có th

Trang 7

nghệ thuật tiểu thuyết ma còn thể hiện sự vững vàng và bản lĩnh sáng tạo của một cây bút văn chương đã thực sự trưởng thành,

Bên cạnh thành công của những câu chuyện đời vừa đau đớn, xót xa, đẫm c

nhân văn, Nguyễn Đình Tú côn tạo ra rong tiểu thụ

của mình hình tượng không gian, thời gian độc đáo Tắt cả cuộc sống chân

thực với "thế giới ngằm" của tội phạm đầy nghiệt ngã, thể giới nội tâm đầy ấp

những xâu xế và th giới tâm linh áo di

đặc biệt được nhà văn biến thành những tín hiệu nghệ thuật đẻ thẻ hiện những

ý đỗ nghệ thuật thủ vị và mới mẻ Vì thể, đặt vẫn đỀ khảo sit Hình ương

trong những đồng chảy thời gian

không gian và thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, người nghiền cứu

không chỉ nhằm khám phá sự táo bạo, độc đáo trong cách thức xây dựng hình tượng không gian, thời gian nghệ thuật của Nguyễn Đình Tú, mà còn nhìn “hận sự linh hoại, tỉnh vi trong lối suy nghĩ của nhà văn trẻ này, Qua đó, luận

văn cũng góp phin khẳng định một lần nữa tài năng, phong cách nghệ thuật "Nguyễn Dinh Tú trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam đương đại

"Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú thụ hút sự quan tâm của nhiễu nhà nghiên cứu với những hướng tìm tôi, khám phá khác nhau

"Nhà nghiên cứu Trần Tổ Loan với bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong,

tiểu thuyết Nguyễn Đình Từ đã phát biện sự "thành công trong việc sử dụng điểm nhìn không, thời gian, điểm nhìn tác giả và nhân vật" [21] của Nguyễn Đình Tú Qua khảo sát các điểm nhìn không gian, điểm nhìn tác giá và nhân

vật, nhà nghiên cứu nhận thấy trong cả bón tiểu thuyết /IÖ sơ một tử từ, Bên

Trang 8

-quá khứ - hiện tại tiếp diễn" [21] cùng sự khước từ lối kể chuyện tuyến tính

“Theo Trần Tổ loan, dù đã ý thức "phức tạp hóe”, đổi mới cách kế chuyện để

tham gia "trò chơi kết cấu" một cách thành công, "nhưng có thể nói điểm nhìn tác giả và nhân vật mới là điểm nhắn đáng chú ý nhất rong nghệ thuật kí

chuyện của anh" [21]

“Trong bài viết [ấn học trong nước - Tiêu thuyết Nguyễn Đình Tú, Trần 'Tổ Loan và Bài Việt Thắng nhận ra "bên cạnh việc xây dựng một cốt truyện hồn chỉnh, sử dụng ngơn từ phù hợp, nhà văn đã dụng công trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động và hip dẫn" [22] Với sự nhìn nhận ccủa hai nhà nghiên cứu th chính chủ đề thanh tẩy được triển khai quy mô và hệ thống từ Hd sơ một tử tù, Nháp, đến Phiên bản và Kin đã tạo ra cho tiéu thuyết Nguyễn Đình Tú những cảm hững văn hỏa và nhân văn

Ban về thời gian chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, tác giả

Điệu Linh đã thấy "rong Ahdp có những trang viết về

tranh với chuyện trong Kín có những trang viết về khỏi nghĩa Bãi Sậy, về

18}

thuyết Nguyễn Đình Tú "có kết cầu

đi tìm hài cốt liệ

người nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi Nha báo Hà Linh lại cho rằng ti

vòng tròn, và trần thuật theo từng lát cắt bất tuân quy luật thời gian" [19] ‘Con nha phé bình Nguyễn Chí Hoan khi quan tâm đến sự địch chuyển

của không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú lại coi đó

như: "một tỉnh huỗng hiện tại dẫn vào một đoạn hồi cổ, trở lại hiện tại với

một liên hệ khác dẫn vào một hỏi cố khác" [11]

"Hoàng Thi Théu trong Đặc điềm tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú thông qua việc đánh giá

, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu đã khẳng định: “Tuy chưa hẳn là những đột phá về mặt thể loại, song những đóng góp của

Trang 9

'Việt Nam đương đại, tạo nên sắc thái mới mẻ, đồng thời mở ra những khám phá mới, những hiệu ứng thẳm mỹ thú vị cho người đọc" [33,tr.94]

Khuất Quang Thụy trong Mir hát niệm mới vẻ tiểu Huyết từ "I

một tử tà” thì cho rằng tính c tôi phạm học” chính là điều

khác biệt quan trọng nhất làm nên đặc sắc của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú và của thuyi ít nhất khi đọc cuốn sách này, chúng ta cũng bị lay động và buộc phải suy nel

cuộc sing hom nay" [36]

"Nguyễn Thanh Tú lại chú ý đến "dòng ý thức luôn trôi chảy theo hai bờ

ĩ một cách nghiêm túc hơn, ít phiến điên hơn về một số vấn đề đặt ra trong

thời gian: hiện tại và quá khứ của nhân vật chính" [43] 6 Hd sơ mội sử từ 'Theo đó, "mỡ đầu mỗi chương thường là hiện tại ) rồi từ hiện tại trở về quá khứ, mà mỗi chương tương ứng với một quãng thời gian hay một sự kiện nỗi bật trong cuộc đời nhân vật chính” [43] Và khi đề cập đến số phận của con người trong chiến tranh trong tác phẩm Bên đồng Su Diễn, nhà nghiên cứu ngày phát hiện: "Hằu như các nhân vật trong đền đồng Sảu Diện đều bị chỉ phối, ảnh hưởng, tác động bởi chiến tranh” [44]

Với bài viết Chan chứa tình người - Đọc tiểu thuyết “Ben dong Sau

Diện” của Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Đức Thiện cho rằng, tiêu thuyết "Bón dang Siu Diện chan chứa tình người", "cõ sức nặng văn chương nhất định” I4

Nhà thơ Mai Nam Thing trong bãi viết Mừng và tiée "Ben ding Sdu “Điện” lại khẳng định: "Nguyễn Đình Tú đã đặt các nhân vật phát triển trong một thời gian mang tim sir thi" [31]

Nha văn Chu Lai đã có những nhận xét khá tỉ mỉ, sâu sắc về tiểu thuyết “Nháp, coi đó là một tiêu thuyết "miêu tả cõi thể thái nhân tỉnh sâu thắm về cái thiên cái ác, cái cô đơn và lạc loài, cái văn hóa phương Đông, phương Tây,

Trang 10

cái bi kịch của nỗi buồn nhược tiểu diễm lệ Chính hai nỗi bi kịch này đã tạo

snên một cặp đồng hành biểu đạt cho hai số phân khi gặp nhau, khi xa nhau,

chập chồn, nhức nhối, và cả niềm khao khát tự do và nỗi khổ đau khi vướng vào vòng lao lý nhưng lại được khai triển trên những hệ thống cảm quan, chỉ tiét náo hoạt đến mỏng manh dây thép mà nếu không đủ can đảm, không, đủ tài, không đủ ý nhị chưa chắc đã dám viết ra" [17] Theo Chu Lai, Nháp thể hiện một "bút pháp táo tợn và dịu đảng” khiến Nguyễn Đình Tủ "hoàn

toàn có thể ngắng cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyết mênh mang

nắng gió nhưng cũng quá đỗi chông gai nhọc nhằn” [17]

"Đoàn Minh Tâm coi Niáp là tiểu thuyết đề cập đến "mọi vấn đề nóng bỏng nhất của xã hội, mọi vẫn đề hút khách nhất của xã hội" [30] và kết thúc “của tác phẩm chính "I

“Cũng nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú khi đề cập đến không gian và thời gian của Náp đã khẳng định "tuy không phải là đa điểm nhìn nhưng vin có thể là đa không gian, thậm chí là đa thời gian" [44]

Không chi thé, tiến si Nguyễn Mạnh Hùng khi bản về sự địch chuyển không gian trong Nhip da khẳng định: "Người đọc hoàn toàn không bị

kế hở cho độc giả phát huy trí tưởng tượng"[30]

it chút sơn, không có cảm giác vấp, mà bị cuốn di cùng số phận của các nhân vật suốt chiều đãi cudn tiểu thuyết" [12]

Lê Quốc Hiểu cũng góp thêm tiếng nói khi để cập đến yếu tố không

gian dịch chuyển trong tác phẩm khi cho rằng: "Trong HỞ sơ một tử tà và Nháp, nhà văn để cho nhân vật của mình dich chuyển giữa các vùng không gian khác nhau "I8] Tác giả nhận thấy "các nhân vật thường được miêu tả tong các chiều kích cỡ thời gian liên tục biển chuyển nhịp nhàng” []

Nhà văn Lê Nhật Tăng ở Phan biện sex trong “Nháp” của Nguyễn “Đình Tú lại phát hiện hai nhân vật Đại và Thạch trong Nhdp "song hành cùng

Trang 11

nêu nhận xét: "Nháp cũng để cập đến chiến tranh, ngoại cảm, Phật giáo, Thiên

chúa giáo, nghề báo, đồi sống sinh viên, cuộc sống áo trên Inmet, tù tội, xã

i mat

hội đen với hai trục không gian cơ bản là Phố Núi và Hà Nội, phẳng thời gian tương thích với chiều đài tác phẩm, với

'hép kin nhưng hoán đổi nhân vật ở nút giao nhau cuối củng" [28]

G bài viết “Phiên bản” hay hỗ sơ một thanh tẩy?, nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương cho rằng Phiên bản có một cấu trúc phúc tạp, "gồm ba mảng hiện th ngộ; thứ bai là những tâm sự của Hương "ga” với Nhân về cuộc đồi của mình u trúc vòng tròn xước hết đó là lát cắt đối thoại với trăng như một khoảnh khắc bừng

như những phiến đoạn tâm lý; và cuối cùng, bao bọc nó, là câu chuyện của người kể chuyện, về cái cuộc sống lầm lui nảy nở mẫm ác ở nơi đất ngã ba sông, như mạch tự sự xâu chuỗi các mảng hiện thực thành chỉnh thể"[5]}

“Cũng nhận xét về sự thành công của Phiên bản, cây bút trẻ Lương Đình

hút người đọc không chỉ ở một cốt truyện

hay mã còn bởi những lát cắt hiện thực đầy xót xa" [15] cùng với ngôi kể "như ba mảng màu được đặt xen kẻ với nhau một cách hợp lý" [1S]

Nha van Ma Văn Kháng trong bài viết "Phiển bản” hay tính thiện và Với Ma Văn

tính ác của con người chủ trọng đến không gian giang

Kháng, đồ là: "Thể giới tôi phạm, một lát cắt của đồi sống hiện thực! ( )

Thống trị ở nơi đây là cái hỗn mang chỉ sơ, là những bản năng kỉnh thiên

đông địa, là cái ác độc, là thôi tản bạo thâm căn Thể giới tội phạm! Một bước Tài của lịch sử nhân loại!" [14]

Bản thân Nguyễn Đình Tú trong một lần trả lời phỏng vấn báo

VnExpress về Phiên bản cũng đã xác nhận: "Cuốn tiểu thuyết kết thúc với cái

chất của Hương Ga nhưng câu chuyện về một thể giới giang hồ vô cùng khốc

Trang 12

“Tác giả Tiểu Quyên nhận thấy trong không gian của Kín sự khép kín, tù

sự dẫn vặt nội tâm khốc ligt của những người 2" 271 Nhà nghiên cứu Inrasur thi dua ra tit luận về thời gian quá khứ trong túng của đô th Ở đó "l cả m

trẻ muốn bút mình ra khôi sự bức bổi của đô thị, ngột ngạt của đời si

tiểu thuyết Kín: "Dù sao nhỏ bỏ một quá khứ, vứt bỏ một ký ức này đời sống

lại sinh ra một quá khứ, ký ức khác Ký ức có thể mới hôm qua hay đã chục

phải làm sao?

năm trước, ngắn ngin sit-na hay ding đặc đời người Vậy thì

Lại sống, lại làm nên ký ức, và lại từ bỏ Cứ thể lặp lại Đó là sự hồi quy vĩnh cửu" [13]

'Nhìn chung, các nghiên cứu về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm xem xét Tuy nhiên, bầu hết các nghiên cứu méi chi dimg lại ở mức độ xem xét, đánh giá ở từng tác phẩm cụ thể mà chưa được nhin nhận trong sự bao quát, hệ thống Vì vậy, việc khám phá đỉnh tượng không gian và thời gian trong tiéu

thuy: Nguyễn Đình Tú là cần thiết, có cơ sở và ý nghĩa khoa học không chỉ ỗi với việc nghiên cứu tiêu thuyết Nguyễn Đình Tú mà còn đối với văn xuôi

‘Viet Nam đương đại

3, Đối tượng, phạm vĩ nghiên cứu

31 Đắi tượng nghiên cứu

Những yếu tổ của không gian và thời gian nghệ thuật làm nên hình

tượng không gian và thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

3.2 Phạm vì nghiên cứu

Các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú đã được xuất bản từ năm 2002

Trang 13

'Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng cập nhật thêm Trong từ ngoài tội (Nxb Công an Nhân dân, 2012), một sing tác mới của

'Nguyễn Đình Tú để phục vụ nghiên cứu 4, Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp hệ thống - cầu trúc

'Cấu trúc toàn bộ

bu thuyết Nguyễn Đình Tú từ năm 2002 đến năm

2010 thành một chỉnh thể thống nhất, xem xét sự lệ thuộc và chỉ phối lẫn

nhau giữa các yếu tổ

Đi vào bình điện cấu trúc để tim hiểu sự sắp xếp, tổ chức các yếu tổ không - thời gian thành hình tượng nghệ thuật trong téu thuyết Nguyễn Đình, “Tú để đánh giá đối tượng trong tỉnh chỉnh thể, theo từng hệ thống từng mỗi

quan hệ,

-⁄2 Phương pháp thống kê- phân loại

“Tập hợp và phân loại những vấn để thuộc không - thời gian theo nhóm

tiễu mục khác nhau, đựa vào nội dung và ý nghĩa, làm rõ giá trị các yếu tổ này

trong tiêu thuyết Nguyễn Đình Tú cũng như sự đóng góp của nhà văn ở các

mảng vấn đề

4.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích các yếu tố không gian và thời gian, nghệ thuật tổ chức không,

Trang 14

§ Bồ cục luận văn "Ngoài phần Mở đầu, Kế! luộn và Tài liệu thơm kháo, Nội dụng luận văn sồm ba chương: Chương 1: Tiểu thủy

Nguyễn Đình Tú ~ “khuôn mặt mới" của văn xuôi "Việt Nam đương đại

Trang 15

CHUONG 1

TIỂU THUYẾT NGUYÊN ĐÌNH TU - "KHUON MAT MOI"

CUA VAN XUOI VIET NAM DUONG ĐẠI

Mật số đặ

1.1.1 ĐỗI mới về quan niệm nghệ thuật

XXã hội Việt Nam từ sau 1986 đến nay đã có những bước phát triển vượt

lật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

bậc Hòa chung với xu hướng thời dại, tiểu thuyết cũng có những thay đổi lớn Tiểu thuyết đã có những phát triển mạnh mẽ và phát triển không chỉ ở đội ngũ các nhà văn ngày cảng đông đảo, ngày càng nhiều tác phẩm mới ra đời, mà cái quan trọng hơn là đã có sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật

Hướng đến tính dân chủ là điểm nỗi bật trong quan niệm tiểu thuyết

của các cây bút hiện đại Tính chất dân chủ thể hiện trước hết ở việc giải

phông tiểu thuyết khỏi nhiệm vụ phản ánh hiện thực một cách đẩy đủ Tiểu thuyết giờ đây không còn là tắm gương soi của thời đại, không nhất thiết phải là một hiện thực kha tin như quan niệm của nhà văn Nguyễn Công Hoan

trước đầy: tiễu thuyết là bịa như thậP, Ở góc độ chủ thể sắng tạo, tính dân

chủ

sêu thuyết không chỉ là tiếng nói của dân tộc và thời đại mà quan trọng hơn còn là phát ngôn thể hiện tư tưởng, quan niệm riêng của

người nghệ sĩ Nhà văn hoàn toàn có quyền dé xuất những chuẩn mực giá trị

mới, có quyển trình bảy những kinh nghiệm cá nhân Nhà văn phải thể hiện

ai tò của chủ thể sáng tạo, lý giải đời sống từ cái nhìn nghệ thuật riêng của mình Nhà văn phái chứng tỏ được tải năng, sự dấn thân tìm đường riêng, thuyết phải đáp ứng nhủ

1, sâu sắc hơn, nhân

văn hơn trong xã hội hiện đại Vậy hướng đến tính dân chủ rong tiễu thuyế không lẫn vào những người đi trước, Như vậy,

Trang 16

giúp nhà văn tự chủ về chính ngồi bút của mình theo một quan niệm nghệ

thuật riêng

"Hướng đến tính trở chơi cũng là một quan niệm mới về tiểu thuyết Đĩ vào tác phẩm nghệ thuật, những đặc điểm này của trò chơi

cực đối với người đọc Các nhả văn đã phát huy vai trở của nó để kích thích sự tò mò, niềm hứng thú và khả năng khám phá thế giới nghệ thuật của con người Trong văn học Việt Nam hiện đại, quan niệm về tính trồ chơi của tiêu

thuyết lẫn đầu tiên được đặt ra bởi nhà văn Phạm Thị Hoài vào năm 1988 khi túc giả tình làng ễu thuyết 7hiền sứ: Tính trỏ chơi đã giải phóng tiễu thuyết

động tích

khỏi chức năng giáo huấn, bớt đi tính chất nghiêm trang và để cao tính giải trí ~ một chức năng quan trọng của văn chương Mặt khác, nh trò chơi giúp cho nhà văn thỏa sức sáng tạo, được quyền tự do thể nghiệm những hình thức nghệ thuật mới Tác giả có thể tạo ra một thể giới giả tưởng hồn tồn khơng

thuyết phục ban doe phi

vào thể giới đó Trong Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái kể lại

hành trình đi trừng phạt cái ác của cô bé Mai Trừng theo lời “nguyện” cũng là k

có thật, không đáng tin, nhung cling khong cf “nguyén” của người mẹ trước khi mắt vừa logic, vừa phỉ lý nhưng cũng

thật hấp dẫn Cuối cũng, sự thức tỉnh của “nhân bản” trong con người đã hóa giải lồi nguyễn Hay câu chuyện về những suy nghĩ và cảm nhận về thể giới con người cũng như ý thức "tì hoãn sự ra đời” của bảo thai trong Thiền than sim hổi của Tạ Duy Anh Nhờ đó mà nhà văn có th tự do nổi lên sự thật về xã hội, về con người, Và hiệu ứng thẩm mỹ tạo nên ở người đọc từ ính trở chơi của các tác phẩm ấy cũng hoàn toàn có thật Đó là nỗi băn khoăn trước

sự nhồ nhãng của con người, trước tình trạng nhiễu loạn của xã hội hiện đại

trong Thién siz D6 là sự bắt an trước cái xắu, cái ác mỗi ngày vẫn đang hoành "hành trong đời sống xã hội mã con người chỉ có thể diệt trừ bằng “phép mẫu”

Trang 17

‘ban vé cai đẹp, cái thiện và sự ý thức về “nỗi đau làm người” của con người

trong cái nhìn của thế hệ tương lá

này thể hiện khát vọng vượt lên những nhà văn Tuy chưa phải

tất cả những tiều thuyết ra đời trong thời gian qua đều đạt hiệu quả nghệ thuật

nhưng cùng với quan niệm hướng đến tính dân chủ và hướng đến tính trò

chơi, tiễu thuyết sẽ rút ngắn khoảng cách giữa nhà văn ~ tác phẩm với người

hang quan niệm tiêu thuy

đường môn” trong sing tạo nghệ thuật của c

đọc

1.1.2 Doi méi về đề tài, nhân vật

‘Tir sau 1986 đến nay, đề tài đời tư, để tài đạo đức, thế sự phát triển "mạnh và dần trở thành chính yếu Tiểu thuyết đương đại đã “xông vào” mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đối thoại với đời sống, đối thoại với cuộc đời

để nắm bắt được

(Nguyễn Khải), đồng thời "lặn sâu” vào tâm hồn con người để lắng nghe tắt

cả những âm vang của tiếng lòng bí ấn trong con người Có thể nói, chưa bao giờ những vấn đề thuộc về đời sống xã he

chi

hôm nay bÈ bộn, ngôn ngang bóng tối vi dn sing”

mà văn học quan tâm

thực, sống đông mà xót xa nhức nhối như thể trong ti

nhà văn đã khai thác đến các "tằng via” của hiện thực đời sống qua số phận

con người Hàng loạt tiêu thuyết đã ra đời và gây được tiếng vang trên văn

đàn Đồ là Cha và con, và Một cõi nhân gian bé tí của Nguyễn Khải, Thời xe vắng của Lê Luu, Những mảnh đời den trắng của Nguyễn Quang Lập, Mia lé rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn

Khang, Di vé nơi hoang đã của Nhật Tuấn, Trả giá của Triệu Xuân Với

Trang 18

hỏa bình đầy phức tạp và thử thách Con người bình thường, đời thường được chú ÿ và thể hiện sâu ich, với những số phân bắt hạnh, những thân phin bi

ng hạn như bĩ kịch của một thời con người phải hy sinh nhân để vươn tới "cái Ta” tập thể một cách giản đơn, cứng nhắc để

đời thất bại (Thởi xa vắng ~ Lê Lựa) Cắt nghĩa, lí giải, nhận thức lại hiện

thực bằng cảm hứng bỉ kịch, tiểu thuyết hậu chiến đã thực sự đem lại cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc: Mớnl đất tình yêu (Nguyễn Minh

Chau), Chim én bay (Nguyén Trí Huân), Bến khóng chồng (Dương

Hướng), Nỗi Buẩn chiến tranh (Bảo Ninh), Vong tròn bội bạc, Ăn mày đĩ vãng (Chu Tai) Sự xuất hiện của kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết chiến tranh - con người suy tư, con người bì kịch - là dấu hiệu quan trọng khẳng định sự đỗi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết và xác lập lộ trình mới của văn học Việt Nam hiện đại

Nếu như trước đây, tiểu thuyết truyền thống thường chỉ có hai kiểu loại

nhân vật đối lập là chính diện - phản diện thì tiểu thuyết đương đại xây dựng

kiếu nhân vật phức hợp, đa bình diện Đó là kiểu nhân vật có tính cách, tâm lý

phúc tạp Nhân vật trong tiểu (huyết hiện đại khao khát sống, sống hết mình slin sing din thân, trải nghiệm Các nhân vật wong Bi tim nhấn vật (Tạ Duy Anh), Thoạt th vedi (Nguyễn Bình Phương), Cơ hội của Chúa, Khải

*uyễn muộn (Nguyễn Việt Hà), đều là những phức thể tính cách va tâm lý -

một thế giới tâm lý, tâm linh đẩy những hồi ức, dẫn vặt, ám ảnh (trong đó có cả những ấn ức tình dục) Sự biểu hiện của những phức thể tính cách và tâm lý lại rất đa dạng: đó là kiểu các nhân vật phẩn thén (Khan trong Ngéi, Tính

trong Thoại kÿ thủy), hoặc kiêu đa nhân vật (vừa là chứng nhân, nạn nhân,

chủ thể của hoàn cảnh lịch sử) Điểm đặc biệt ở các kiểu nhân vật nêu trên là sự thể hiện

ức tỉnh dục” đồng thời với vẫn đề "tâm linh” Và nhà

Trang 19

tinh yêu, tình dục, khát vọng về giải phóng bản thẻ Rồi kiểu nhân vat chức

năng tự sự: nhân vật vừa đồng vai người kể chuyện, vừa trực p tham gia cốt

truyện, xuất hiện khá nhiều Đó là cách nhà văn muốn th hiện tính dân chủ

của văn xuôi hiện đại: xóa mở ranh giới giữa tác giả và nhân vật, người và người đọc trên văn bản Câu chuyện trở nên đa chiều, đa diện hơn do được trần thuật, được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau Tác phẩm trở nên đa

thanh, đa nghĩa do có những cuộc "đối thoại” giữa các nhân vật, giữa nhân vật

với tác giả và cuối cùng là giữa người đọc và tác phẩm Tuy chưa thành phổ

biến nhưng kiểu nhân vật mang tính kỹ hiệu, biểu tượng và “phân nhân vật” cũng xuất hiện khá nhiều Đây là kiểu nhân vật không có tiểu sử hay tâm lý, tính cách mà chỉ còn là một cái tên, một thứ ký hiệu, biểu tượng (nhân vật “bảo thai" trong Thiên (hẳn sám hỏi, “cô gái điền” và “hẳn” trong Đi tìm nhân hân vật” này chỉ hiện diện trong

ình hài của những ký ức hư áo, không thể Úí giải và nhận thức hết nhưng có ÿ

vật, *con cú” trong Thoqf kỳ dhủy, ) Các

nghĩa lớn, thậm chí quan trọng Ở một vài tác giả, ta còn thấy kiểu nhân vật

“biến mắt” hay "không - nhân vật" như thường thấy trong "Tiểu thuyết mới”

và "Phân tiêu thuyết” Đây là kiểu nhân vật bị tha hóa, thậm chí bị "vật hóa (hư trong văn học phỉ lý) và biển mắt khỏi trình câu chuyện Hiện tượng nhân vật "biến mắt" khỏi tiến trình tự sự tạo nên những “khoảng trống”

những khúc *vô thanh” cho van bản Mặc dù đã “mắt tích”, nhưng cái bóng

của nhân vật vẫn lúc ẫn lúc hiện, vẫn ám ảnh những người ở lại và tao ra hing

loạt câu hỏi cho người đọc Cuộc “cách mạng về nhân vật” bao giờ cũng là

cuộc cách mạng tác động trực tiếp nhất đến cảm quan và tiếp nhân của độc giả nói chung Các nhà tiểu thuyết thuộc khuynh hướng cách tân đương đại (Nguyễn Bình Phương, Ta Duy Anh, Thuận ) đã quyết liệt thay đổi cái nhìn

«ng của độc giả về phạm trả

cũng như cách quan niệm mang tính truy:

Trang 20

“Có thể nói tiêu thuyết đương đại với đề tài thể sự, đời tư và đổi mới về

Kiễu nhân vật trong tiễu thuyết đã đáp ứng được nhủ cỉ phân tích, lý giải suy

biển động Đẩy là một bước phát

son người, xã hội của một th

quan trong của văn xuôi phủ hợp với yêu cầu của hiện thực, của

tượng phản ánh Và do đó, tiêu thuyết đương đại đã gặt hái được những thành

‘uu không nhỏ

1.1.3 Đẫi mới về phương thức thể hiện

Đi cùng với sự đổi mới trong quan niệm, đề tải và nhân vật thì tiểu

thuyết Việt Nam đương đại cũng có những đổi mới về phương thức thể hiện Sự thu hep về quy mô tác phẩm là đặc điểm dễ nhận ra đầu tiên về mặt hình thức Hầu hết các tiểu thuyết theo xu hướng cách tân đều chỉ có số trang từ khoảng 150 đến 250 trang, một số ít có thể đến 300 trang Chính vì vậy, “tiểu thuyết ngắn” trở thành một thuật ngữ định danh cho những cuốn tiểu

thuyết “gọn nhẹ” này Thực ra trước đây Nguyễn Khải cũng đã có những tiểu

thuyết ngắn thiên về chính luận - triết luận, như Chú rịch huyện, Gấp sở cuối năm, Thời gian của người nhưng sang đầu thể ki XXI, xu hướng thu gon

quy mô tác phẩm mới thật sự được nhiều nhà văn ưa chọn, một mặt để phù hợp với văn hóa đọc thời hiện đại, mặt khác nó cũng nằm trong ý thức làm

mới tiêu thuyết Tiểu thuyết đã được giải phóng khỏi chức năng phản ánh bức

tranh đời sống xã hội, không phụ thuộc vào một cốt truyện có đẫy đủ thành

phần Nhà văn quan tâm đến cách kế câu chuyện hơn là nội dung câu chuyện

Sự pha trộn nhiều thể loại là đặc điểm nỗi trội của cầu trúc văn bản tiểu thuyết cách tân theo hướng hiện đại Tiểu thuyết giờ đây có thé dung hợp trong nó nhiễu thể loại khác nhau như thơ, kịch, tiểu luận, phóng sự, nhật kí, tự truyện Trong Pari J1 thang của Thuận, ở mỗi chương được xen vào

Trang 21

ngoài ra tác giả còn đưa vảo ba tiêu luận xã hội của ba tác giả khác nhau, tắt

cả những phần này đều tích biệt hẳn với thành phần truyện chính Tạ Duy

Anh cũng là một nhà văn có sự ìm tôi trong việc thể nghiệm tính liên văn

bản Trong Đi tầm nhân vật, tác giả đã trích dẫn nguyên văn lời tự thú rong

cuốn số của tiến sĩ N, nhật kí Trần Bản, lá thư của Thảo Miễn, đặc biệt còn

đưa bốn truyện cổ tích vào kết cu tác phẩm

Lắp ghép cũng là một thủ pháp được sử dụng khá rộng rãi Dấu hiệu của lắp ghép là sự chuyển đổi đột ngột về nội dung, sự kiện trong những không gian và thôi gian khác nhau Trong Giữ biệt bóng tdi (Tạ Duy Anh) yếu tổ hậu hiện đại thể hiện qua cách kể chuyện ghép nổi những mảnh vỡ tâm trang - sự kiện, quá khứ - hiện tại nhỏc mờ; cuốn tiểu thuyết như là tập hợp của những truyện ngắn được móc nối vio nhau mà cái sườn chung là câu chuyện về một chủ bé mồ côi Kết cấu trong Blogger cla Phong Điệp cũng khá độc đáo, với ba tuyển truyện được vất vụn thành nhiều mảnh nhỏ và sắp

xếp xen kế nhau Kỹ thuật cắt dán khiến bạn đọc không cảm thấy nhàm chán

hi phải theo đối ca ba tuyến truyện, bởi vừa đọc họ vừa phải tự sắp xếp lại

các thành phần cốt truyện sao cho hợp í

Sử dụng thủ pháp huyền thoại hóa cũng là đặc điểm của nhiều tiêu thuyết cách tân theo hướng hiện đại Yếu tổ huyễn thoại được thể hiện ở việc sắng tạo những hiện tượng, sự vật kì áo, siêu nhiên và tập trung nhất ở những “nhân vật kỉ áo, có năng lực khác thường, các nhân vật bóng ma, quỷ, linh hẳn Huyền thoại hóa có thể bằng cách phát triển và làm mới những mẫu gốc, có thể là những sáng tạo hoàn toàn mới Nhân vật Mai Trừng trong Cời người

rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái có khả năng “phat điện trường” cực

Trang 22

biệt được ở cõi nào, cả trong nhận thức và hành động của chính nhân vật Huyền thoại hóa không chỉ là một thủ pháp gia tăng các khả năng sáng tạo thé giới nghệ thuật của tiểu thuyết, ting cường sức hấp dẫn với bạn đọc mà còn có thể mở rộng sức khái quất cũng những suy tư, triết luận của nhà văn về đời

sống, về con người,

Sự đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật và luân phiên thay đổi điểm nhìn cũng là một đặc

m cách tân nỗi rõ trong nghệ thuật tự sự của các tiểu

thuyết theo hướng hiện đại ở đầu thế ki XI Khác với tiểu thuyết truyền

thống thường sử dụng điểm nhìn từ một người kế chuyện toàn trí, đăng tin

cây, tiểu thuyết theo xu hướng hiện đại thường lựa chọn trần thuật từ điểm

nhìn của người kể chuyện không biết hắt, thâm chí không đáng tin cây, hoặc điểm nhìn từ những con người dị biệt, khác thường Trong Thiền thẩn sim ‘di (Ta Duy Anh) là một thai nhỉ, ở 7hoạt kỉ thứy (Nguyễn Bình Phương) là một người điên loạn Trong các tiểu thuyết căn có sự luân phiên liên tục các điểm nhìn, chẳng hạn Gia biết bóng sối (Tạ Duy Anh), Khải huyểi muộn (Nguyễn Việt Hà)

'Ngôn ngữ và giọng điệu cũng có sự cách tân mới mẻ trong tiểu thuyết

tạo ra ngôn ngữ đa thanh, mang tính đối hoại

Việt Nam đương đại Đó là việ

và sự kết hợp của nhiều kênh ngôn ngữ Đó là sự kết hợp của nhiều giọng

điệu, với giọng trữ tỉnh, giọng triết lí, giọng hoài nghi, chất vấn, đối thoại

nhưng nỗi bật là giọng giễu nhại và giọng vô âm sắc Giễu nhại đã trở thành

giọng điệu phổ biến với những sắc thái khác nhau ở nhiều cây bút tiểu thuyết,

như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Châu Diên Giọng vô âm sắc thực chất là không giọng điệu, nó thể hiện ở lời trằn thuật mang mẫu sắc trung tính, không hễ có điểm nhìn bên trong mà chỉ đơn thuần trình bảy sự việc từ bên ngoài, theo kiểu ống kính máy quay Chủ trương tẩy trắng giọng

Trang 23

và vị ngữ, thậm chí chủ ngữ cũng bị lược bỏ Chính vì vậy, các câu văn chỉ có

lời bình luận thâm chỉ không hễ có sắc thái

nội dung thông báo, không

*u thuyết của Nguyễn

cảm Có thể gặp giọng điệu này trong một số

"Bình Phương và nhất là của Thuận

"Những cây bút theo đuổi sự cách tân tiểu thuyết theo hướng hiện đại đã tắt mạnh dạn tìm tòi thể nghiệm, sắng tạo nhiễu kiểu dạng tiểu thuyết, làm đa

dang hóa bức tranh thể loại tiễu thuyết Việt Nam hôm nay

12 Quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo văn chương của "Nguyễn Đình Tú

1.2.1 uan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Tí

'Nhà văn Nguyễn Đình Tú sinh năm 1974 tại Kiến An, Hải Phòng Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 1996 và đã từng công tác trong ngành Luật

5 năm với công việc của một kiểm sát viên ở Viện Kiểm sát Quân sự thuộc “Quân khu 3 ở Nam Định, nhưng Nguyễn Đình Tú lại đam mê văn chương và có khả năng sáng tạo văn chương khá đặc biệt Từ những năm 2000, tác phẩm của Nguyễn Đình Tú đã được đăng liên tục trên các tờ báo uy tín như Văn nghệ quân đội, Văn nghệ, Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiên phong

Khởi nghiệp bằng truyện ngắn nhưng dường như Nguyễn Đình Tú

Không thỏa mãn với thể loại này Năm 2002, Nguyễn Đình Tú bắt đầu quay

sang viết tiêu thuyết Sự thay đổi đây bắt ngờ này của Nguyễn Đình Tú, ngoài tác động của tính thời sự văn học trong đời sống văn chương nghệ thuật ở Việt Nam, cơ bản là sự ý thức sâu sắc của nhà văn về một hình thức nghệ thuật hữu hiệu nhất có khả năng khái quất hóa hiện thực đời sống Chính những thôi thúc từ bên trong của người cẳm bút đà khiến nhà văn trẻ Nguyễn

Trang 24

mới là đại bác, trọng pháo" [32] Và Nguyễn Đình Tú đã sống hết minh cing

tiếu thuyết

Hơn mười năm trong nghề, tác giả đã gặt hái được những thành công

chúng xuất hiện là một lần văn đàn Việt Nam hiện đại được chứng kiến sự

trưởng thành trong sáng tác nghệ thuật và bản lĩnh sắng tạo của nhà văn trẻ đầy cá tính này

'Với Nguyễn Đình Tú, sự đổi mới văn học nghệ thuật là thật sự cần thiết

trong đối với nền văn học trẻ Việt Nam trong xu thể tiếp nhận hiện đại “Sự đổi mới ấy chỉ có thể được thực thì bởi những nhà văn chuyên nghiệp, những người luôn có ý thức đặt chuyện viết lên cao và quan trọng nhất so với mọi vấn đề trong cuộc sống” [19]

Nguyễn Đình Tú còn quan niệm rằng "nhà văn cầm bút viết chính là đang tự lý giải mình và lý giải cuộc đồi" [19], văn chương phải gắn với đời

sống của con người Chất hiện thực của văn chương theo đúng nghĩa của nó

phải dung nạp chất lí tưởng Chính vì thế, với những nỗ lực không ngừng Nguyễn Đình Tú đã đem đến cho độc giả những dự cảm trong văn chương, những cảnh huống nhân văn giàu sức thức tính Với Nguyễn Đình Tú, sự cơ đơn, lạc lồi của những con người bị cái Ác chỉ phối, điều khiển khơng chi do

hồn cảnh sống và thái độ của những người xung quanh tác động mà còn là sự

lựa chọn của bản thân họ Vì thế thông điệp nhân văn mà Nguyễn Đình Tú muốn hướng đến là mọi người hãy xích gần nhau, hiểu và thông cảm cho nhau để cùng nhau cải tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn

Trang 25

chóng xác định được nhiệm vụ của mình là phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật Chính vì thế, hiện thực trong tác phẩm của chỉ nh là hiện thục "phân mảnh" góc cạnh nhĩ phải là thứ hiện thực "phẳng

Không nằm trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Tú Văn chương

, chứ hồn tồn khơng,

"det" Hign thue trằn trui, hiện thực một chiều

thực sự chuyển mình trước yêu cầu đổi mới, bức bách và sống còn của đời sống thì theo quy luật, cái mới luôn được phôi thai và nảy nở Qua các sáng

tác của mình, Nguyễn Đình Tú muốn gửi đến một thông điệp là hãy tin yêu

cuộc sống dù hoàn cảnh có cay nghiệt đến đầu, hãy cảm thông với con người cđủ nó bị tha hóa đến mức nào! Đồ là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa nhân bản góp phẩn làm nên giá trị cho tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

"Nguyễn Đình Tả đã mạnh dạn nhìn sâu vào cuộc sống và nhu cầu của

son người không chỉ bằng nhàng hình tượng nhân vật độc đáo, những vấn để

xã hội gay gắt mà còn bằng cách đi sâu khai thác về vẫn đề tính dục ở con

người Và đẳng sau những trang viết đậm đặc tính dục ấy, Nguyễn Đình Tú

đã thể hiện tỉnh thần đổi mới văn học và tỉnh thần nhân bản của con người “Cũng bằng hướng sáng tao ni "nghĩa đích thức của hai chữ: Nhà văn! [I8J" Dim "din thân" vào những để „ Nguyễn Đình T "đã chạm tay đến được cái

tải "nhạy cảm”, vững tin vào khả năng sing tao, tin tưởng ở bản lĩnh của chính mình, nhà văn quân đội này đã tỏ ra nhất quán trong quá trình hiện thực hóa quan niệm về tính dục trong văn chương của minh Nguyễn Đình Tú đã tạo ra được những trang tiểu thuyết đậm tính nhân văn không chỉ đáp ứng được thị hiểu của bạn đọc mà còn khẳng định được năng lực sắng tạo nghệ

Trang 26

sẽ có cách thể hiện phủ hợp Cái khó của người viết là tìm phương thức thể n dai là

"hiện sao cho phù bợp nhất với nội dung cần chuyển tải Cách ví

lầm cho người đọc đương thời thấy bay” [19], cùng với sự nỗ lực cách tân, hiện đại hóa văn học đương đại đưa văn học trở về những trang viết thật nhất

có thể, Tính chất cách tân mới mẻ nảy trong sáng tác Nguyễn Đình Tú bộc lộ

ở nhiều mặt: để tài, chủ để, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu Bên

canh quyết tâm chối từ cách kể chuyện theo đồng thời gian tuyển tính t

thống, Nguyễn Đình Tú dé triệt để vân dụng thủ pháp song song đồng hiện

không gian, hồi cố và xoay vòng thời gian để tạo ra những thể giới người vừa đớn đau, nghiệt ngã lại vừa đậm chất nhân văn chứa đựng những yêu tin, hy

Nguyễn

Đình Tú không chỉ tao ra những sản phẩm nghệ thuật ám ảnh mà còn tao ra được hiệu ứng thẩm mỹ thú vị cho người đọc

Sáng tao văn chương là một chọn lựa tự nguyên đầy hứng thú nhưng

nó cũng đòi hỏi nhiều công phụ lao tâm, khổ tứ Với quan niệm văn chương

sâu sắc tích cực và sự nỗ lực nghiêm túc trong công việc nhà văn quân đôi trẻ tuổi này đã gặt hái được nhiều thành công trên hành trình sáng tạo văn chương của mình bằng việt tạo ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật

1.3.2 Hành trình sắng tạo văn chương của Nguyễn Đình Tú

Năm 2001, Nguyễn Đình Tú được điều từ Viện Kiểm sát quân sự “Quân khu 3 về Tap chi Van nghé quân đội, đảm nhiệm công việc biên tập văn xuôi Hiện Nguyễn Đình Tú đang là Trưởng ban văn xuôi của Tạp chí Van

lên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn

nghệ quân đội, và là một trong những hội

Việt Nam Nguyễn Đình Tú đã cho ra đời gần chục tập truyện ngắn: đến bở

Trang 27

(2008) Nguyễn Đình Tú cũng là tác giả của 5 tiéu thuyết nhận được nhiều

phân hỗi từ dư luận suốt mẫy năm vừa qua: HỖ sơ một tử tù (2002), Bên đồng “Su Diện (2006), Nháp (2008), Phiên bản (2009) và Kin (2010)

*t đầu tay Hổ sơ một tử từ ((ên được đặt bạn

dau la Bén kia là cát bụi) của Nguyễn Đình Tú ra đời Ngay trong năm này,

tác phẩm đã nhận được Giải thưởng tiếu thuyết Nhà xuất bản Công an nhân đân và Hội Nhà văn Việt Nam Tid

thuyết côn được chuyển thành phim truyền hình với tên phim Loi sám hồi muộn màng với 11 tập, được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam Tác phẩm đã đoạt giải B - giải hưởng Văn học về đề tải Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 1995-2005 của Hội "Nhà văn Việt Nam cùng Bộ Công an Hổ sơ mới tử ì là gu thuyết viết về tồi phạm, về án phạt, về nhà tà, về thể giới giang hỗ trong xã hội hiện đại Dưỡng, như nghề luật đã ám vào nghiệp văn Nguyễn Dình Tú ngay từ tác phẩm đầu của tiếu thuyết Có lẽ bắt u từ đây, Nguyễn Đình Tú đã thực sự say mê

khám phá, thể hiện những góc khuất của đời sống xã hội vả con người thời

hiện đại

'Năm 2006, Nguyễn Đình Tủ tiếp tục cho ra mắt tiểu thuyết thứ hai đón

dong Séu Diện viết về con người trong chiến tranh ở vùng đất có tên là thị trấn Nết mặt buổn Tác phẩm được tặng thưởng của cube thi Sang tác Vấn học

‘cho tudi trẻ lần thứ hai do Nhà xuất bản Thanh niên và Báo Vấn nghệ tổ chức

"Đến năm 2008, tiểu thuyết Nháp ra đời Tiểu thuyết này đề cập đến tù tôi, xã hội đen, những ân oán, giải quyết nhau trong giới giang hỗ Ngay lập tức Niáp tạo được những luỗng dư luận sôi nỗi xoay quanh nội dung cùng sự bit pha trong bút pháp

Tiểu thuyết thứ tư với tên gọi Phiến bản gồm 31 khúc được sử dụng với ba ngôi kể khác nhau ra đời vào năm 2009 Tác phẩm đầy ấp mâu thuẫn

Trang 28

sex được Nguyễn Dình Tú thể hiện một cách sắc lạnh và trực diện, đánh

iu bước tiến mới trong sáng tạo của nhà văn Phiển bán của Nguyễn Đình “Tú đã được nhận giải B do Bộ Công an trao tặng

Va năm 2010, Kín mở ra một lỗi đi khác cho sáng tác của Nguyễn Đình

“Tú, Đây là một cuốn tiêu thuyết có kết cấu phức tạp, an gidu nhiều thông điệp

về đồi sống con người hiện đại trong một xã hội không ngừng đổi thay và rạn nứt Từ đề tải đến bút lực và kỹ thuật của tiểu thuyết Kin đều cho thấy khả

năng đồi đảo trong suy ngẫm vả chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Tú về cuộc

sống xung quanh Tác phẩm cũng được giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Ha Hoi nim 2011

‘Tir tiéu thuyét H6 so mét tir tt, Bên dàng Sầu Diện, Nháp, đến Phiên ‘ban và Kin, Nguyễn Đình Tú không chỉ trở thành quán quân về số lượng sich xuất bản so với các nhà văn 7X hiện nay mà còn khẳng định được tải năng thực sự của mình

Ố độ tráng niên cả về tuổi đời, cả về nghề văn, với bút lực đổi dào,

Nguyễn Đình Tú đang là một tên tuổi khá nổi bật bên cạnh Nguyễn Thể Hing, D3 Tién Thuy, Phan Đình Minh, Phùng Văn Khai, Vũ Đình Giang, Đỗ

Bích Thúy, Phong Điệp Với thực tin sáng tác và các giải thưởng truyện

ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội (năm 1999), giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Công an nhân dân phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, (năm 2002), giải thưởng Văn học 10 năm Bộ Công an, giải thưởng Văn học $ nim BO

Quốc phòng (2004 - 2009), Nguyễn

hơi vào những mảng sống nóng nhất với một bút pháp trần trụi nhất ngoài

ình Tú "hoàn toàn có đủ năng lực đi dai

những tứ văn huyền ảo, cỗ xưa nhuốm màu Folklore đã đạt được những khoái

cảm thấm mĩ nhất định" [32] Bởi nhà văn trẻ tuổi này không chỉ có khả năng lâm người đọc bị hấp dẫn, hồi hộp về "những ghỉ chép đẫm máu và nước mắt"

Trang 29

nhiều nhân vật” [32], mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại những,

cảm xúc mới mẻ, giảu tính nhân văn 13, iéu thuyết Nguyễn Đình Tú - bước đột phá mới trong nghệ thuật tiểu thuyết 1.3.1 Một góc nhìn riêng về hiện thực Với ưu thể là "thể loại văn học có khả n 1g ting hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác” đồng thời "có khả năng, phản ảnh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [2.135], tiểu thuyết luôn là thể loại được kỳ vọng trong khát khao ding nghệ thuật để khám phá thể giới con người của các nhà văn

Hiện thực cuộc sống được đề cập trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú tập trung ở hai phương diện, đó là sự lầm lỗi của con người khi bị cát Ác thống trị

và vấn để nh yêu, nh dục của con người vớ tất những gì là bản năng nhất,

chân thực nhất

Hầu hết các tiếu thuyết của Nguyễn Dinh Tủ đều khai thác vẫn để số phân con người trong sự thống tủ của cái Ác Có thể thấy, trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, cái Ác hiện điện với vô vàn khuôn mặt Có khi nỗ bám rắt rộng, rất sâu trong cuộc sống, dần dẫn đầu độc cả thiên tính tốt đẹp của con người, rất khó nhận diện, nhưng có khi cái Ác lại hiện nguyên hình, công khai, đầy thách thức Khám phá và cảnh báo tỉnh trạng tinh thin của con người bị nhiễm độc chỉ ra nguy cơ hủy diệt của ý thức trong mọi cơ tầng dưới ấp lực sinh tổn, Nguyễn Đình Tú đã đặt ra hàng loạt câu hỏi liên tiếp, nhức buốt về vẫn đề nhân sinh, về sự hoài nghỉ trước con người và cuộc sống,

Thay vì chọn viết về những để tài dễ gây sự chú ý như sex, đồng

tính,

Trang 30

nguyên nhân sự biển hoá khốc liệt của phẩm cách con người trong đời sống,

ác với mong muốn con

nh đi sâu vào khám phá hành trình phạm vào

người được sống thiện, sống đúng với bản chất của

Bén cạnh sự phán ánh và rung chuông báo động về sự tha hóa của một

bộ phận thanh thiếu niên đang trượt dài vào lầm lỗi, dính vào tội ác, làm ảnh

hưởng đến bộ mặt xã hội, tiêu thuyết Nguyễn Đình Tú đã tái hiện diện mao một thời đại đang hình thành, biển chuyển, từ số phận những con người Tác

phẩm của nhà văn đầy ấp chất liệu đắt giá của đời sống, mang màu sắc thời sự

nóng hỗi Đỏ là những câu chuyện về thân phận người như những nốt nhạc diu ding nhưng da điết, đau đón

Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú kế về quá trình tha hóa của những con người từ bản tính hiễn lành, chấm chỉ, có học thức thế nhưng lại bỏ nhà, bỏ người thân ra đi, lâm vào đường tù tội Ở đó còn là những con người bi tha

hóa, mắt dẫn tỉnh Thiện và trở thành tướng cướp, siêu giang hỗ kết cục là phái

chịu án tử hình hoặc nhận cái chết từ một thể lực giang hỗ khác, Nhả văn đã

lập ra "hồ sơ” của các nhân vật văn học bằng cách thuật lại, kể

đời, các sự kiện ti

các quãng

biểu, nỗi bật, phân tích và lý giải đưới nhiều góc nhìn, tâm ly hoe (tim lý học thanh thiếu niên, tâm lý học tội phạm , xã hội học, triết học, tôn giáo Nguyễn Đình Tủ đã rắt có ý thức in dim các dấu ấn lịch

sử của thời đại vào cuộc đời nhân vật tạo cho nhân vật có một "hồ sơ lý lịch"

nằm giữa cuộc sống này chứ không phải ở một cuộc sống khác nên nó góp

phần tạo ra cảm giác nội dung tiểu thuyết thật hơn, sống hơn Các tác phẩm

khiến người đọc bị cuốn sâu vào những câu chuyên, ngộp thở, rùng mình,

cảm giác cùng âu lo trước những thân phận con người Mặt khác, các tiểu

Trang 31

Một thực trạng xã hội với muôn vàn tệ nạn, vấn nạn hết sức nguy hiểm, nhức hối đang đe dọa nền văn mình xã hội đã được phơi tri

“Cái nhìn của Nguyễn Đình Tú còn chạm đến vấn h dục tình yêu, tình dục không còn là mới trong văn hoe, đặc biệt là

trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam Chúng ta đã có Y Ban, Ta Duy Anh, inh yêu,

Vi

Nguyễn Bình Phương với những trang viết có chạm đến vấn để tính dục ‘Nhung với Nguyễn Đình Tú, cách viết đã khác

Tinh yêu, tình dục biện điện trong tiểu thuyết Nguyễn Dinh Tú vừa thiêng iếng cao quý vữa nhục dục, tự nhiên, hoan lạc Đó là tỉnh cảm nguyên sơ trong trắng của Đại dành cho Théo trong Nhdp, đó là tình yêu hiến dâng của cô gái tên Mến dành cho Nguyên Bình trong đền dng Su Diện, đó còn là mỗi tình của đầu đời của Bạch Ban và Diu trong Hé sơ một nữ tit hay của Diệu và Nhân trong Phiên bản, những thứ tình cảm trình nguyên, tỉnh khiết c nhân vật Trên bước đường đời khó nhọc, họ luôn nghĩ về nó như một niềm an ủi ngọt ngào cho bản thân Mặt khác, Nguyễn Đình Tú cũng khai thác vin để tinh yéu, tinh duc ở một khía cạnh tự

„ bản năng nhất của con người Những trang vi

nuôi dưỡng tâm hỗn của cí

đề cập đến sex xuất

"Tú, tuy mật độ xuất hiện của sex khá đây nhưng đã được người viết phân bố

hợp lý và phủ hợp với cao trào của diễn biển tâm lý nhân vật Có lúc vấn đẻ

tính giao trở thành một trì thức để truyền dạy nên đã tạo được hiệu quả thẳm

mỹ nhất định và đễ dàng được người đọc chấp nhận, do đó, tình dục trong tác

phẩm được hướng đến như sự hỏa hợp tim hén va thé ct tuyệt đối

48 đạt đến cái

Để cập đến bản thé đích thực cũng với việc giải phẫu tinh thin con

Trang 32

sống thực tại, với chân giá trị nếu không muốn họ trôi về phía thỉnh khơng

Khơng nằm ngồi chủ đề mà nhiều nhà văn từng thể hiện Nguyễn Đình Tú đã

dưa người đọc đến những số phận, nh yêu, tỉnh bạn, đề tà tội phạm, chiến tranh, kinh doanh và cả sex Sex, bạo lực, cái chết, sự hư vô, đồng tính

những phương diện trằn trụi của cuộc sống được phản ánh trong tiểu thuyết

Nguyễn Dinh Tú chân thực đúng như bản chất của nó: nỗi cô đơn của con

người ong nhịp quay xã hội công nghiệp, nỗi đau quá khứ và sự mắt mát đến trống rỗng, sự cô đơn của kiếp người Tiêu thuyết Nguyễn Đình Tú đã giải quyết điều này bằng những ám ảnh không nguôi, bằng tỉnh đục nhưng lại mang giá trị nhân đạo sâu sắc

'Thông qua hiện thực cuộc sống với hành trình thanh lọc, thanh tdy con người, Nguyễn Đình Tú đã hướng con người về cái Thiện, cái đẹp, cảnh báo con người về các quan hệ ứng xử, nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống đang,

tiềm ấn những điều bt én

1.3.2 Những bước đầu thễ nghiệm kỹ thuật tễu thuyết mi

TBên cạnh sự thay đổi về mặt đề tài, chủ đề, bắt pháp thì hỉ pháp nghệ thuật hiện đại cũng được các nhà tiểu thuyết đưa vào trong sáng tạo tác phẩm Gan đây, hiện tượng liên văn bản được sử dụng khá nhiều trong nghệ thuật

tiểu thuyết Nó làm cho tiêu thuyết diễn ra một cách tự nhiên chứ không phải

là sự áp đặt như trong tiểu (huyết truyền thống Bằng việc lắp ghép các mảng,

tâm trạng, những mảnh vụn của đời sống không theo trật tự thời gian, tiểu

thuyết đã phản ánh cuộc sống một cách đa chiều đầy phức tạp, các thủ pháp

như: đồng ý thức, giấc mơ, huyển thoại, độc thoại nội tâm cũng được sử

cdụng khá phổ biển để phác họa một cách thật nhất con người của thời đại hôm Š tiểu thuyết truyền thắng bị mờ dẫn

nay Chính điều này làm cho quan niệm

Trang 33

Hoa trong đồng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn

Dinh Tú đã khẳng định vị trí bằng những thể nghiệm kỹ thuậi iéu thuyết mới

qua các tác phẩm của mình Sự thể nghiệm kỹ thuật tiểu thuyết ở Nguyễn

"Đình Tú dễ nhận thấy nhất là ở nghệ thuật trằn thuật với các mảng vấn để như

đề tài, nhân vật, kết cầu, giọng điệu

Sự mới mẻ ở để thuyết của Nguyễn Đình Tú được tác giả Khuất

Quang Thuy nhìn nhận bằng khái niệm khá mới mẻ đối với văn học nước ta, đó là loại tiểu thuyết "Tội phạm học" [36] Là một cử nhân luật và cũng từng, là một cán bộ pháp lý của quân đội một thời gian trước khi trở thành nhà văn, chắc chắn Nguyễn Đình Tú có kiến thức khá vững về "tội phạm học" Khi khảo sắt khái niệm này ở góc độ một nhà văn, Nguyễn Đình Tú đã có những ý tưởng mới mẻ sâu sắc hơn những dòng lý luận khô khan Tác giả đã cố gắng thông qua ngôn ngữ và hệ thống bình tượng để lý giải quá trình bình thành nhân cách của một con người cũng như quá trình tha hóa một nhân cách Trên

cơ sở thức nhận Con người là tổng hỏa các mối quan hệ xã hội, Nguyễn Đình

“Tú đã nỗ lực đi tìm cách lý giải nguyên nhân con người trở thành những kẻ tội phạm, để từ đó đi đến một định đề rằng, quá trình

¡nh thành nhân cách của

một con người là một quá trình xã hội, tong đó mỗi con người chỉ có thể hồn thiện mình thơng qua sự không ngừng vươn lên chiến thắng mọi hoàn

cảnh, khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và những cái ma chúng ta vẫn

thường gọi là sự trở trêu của số phận Tính chất "Tội phạm học" được thể hiện 18 rang qua các tác phẩm điền dòng Sảu Diện, Hỗ sơ một tử tù, Nhdp, Phiên bản và Kin

"Nguyễn Đình Tú "không né tránh bắt cứ thứ gì mà cuộc sống khuất lắp và ngỗn ngang đang phô bay” [17], quyết tâm bằng sự trải nghiệm, dũng cảm

và ý chí, bám sát cuộc sống để mang đến những tác phẩm có giá tr "cái tạo”

Trang 34

Đình Tú như những mảng phim quay chậm cận cảnh hiện thực cuộc sống, không gi giếm, không tô hồng Tắt cả đều rất thự, rất sinh động và cũng rất nghiệt ngã Bởi nhà vẫn quan niệm: "Truy tìm căn nguyễn của cải ác cí _ ôi phạm, Nguyễn Đình Tú muốn

mang đến những bức thông điệp cảnh tỉnh mỗi con người hãy cố gắng hỏa

nhập, hòa đồng, hãy sống tốt với nhau, cùng nhau cải tạo cuộc sống này tươi đẹp hơn,

Điểm nỗi bật là ở các tiểu thuyết, Nguyễn Đình Tú là nhà văn đã sử

cdụng một số kĩ thuật viết của văn học hậu hiện đại để khám phá về thân phận người phụ nữ trong hành trình sống đã mắt đi tính nữ Nhà văn đã xây dung được kiểu người phụ nữ sa ngã thể hiện rõ qua các nhân vật như Hồng Nhung (trong HỖ sơ một tử tù), Mỹ "hột", Diệu (rong Phiên bản), Phương, Quỳnh (trong Kín) Điều này phù hợp với mĩ học hậu hiện đại - văn chương đi liên

với thực tế đời sống, làm cho nhân vật thật hơn, có sức sống hơn

'Với tư cách là một phần của hình tượng nghệ thuật được nha vin sing tạo, kết cấu tạo nên nét riêng không tring lấp của các tác phẩm văn học 'Nguyễn Đình Tú nhận thấy rằng, kết cấu tuyến tính theo lối cũ dường như không còn phù hợp nữa, thay vào đó là những thể nghiệm kết cấu mới “Thường thì các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú được khai thác bằng các kiểu

kết cấu lắp ghép và kết cầu liên văn bản,

Kiểu kết cấu lắp ghép đã làm cho những tác phẩm của Nguyễn Đình Tú

có dung lượng đỏ sộ và nội dung phong phú; thâu tóm rất nhiều các trỉ thức

về tình yêu, bạo lực, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, tâm linh, từ ôi vào trong một khung truyện chính Mặt khác, kiểu kết cấu liên văn bản được sử cdụng với sự tương tác ở các thể loại (lời bài hát, nhật ký, bức thự, trích báo, chat, entry ) và sự diễn ngôn ở trong các trang tiểu thuyết (Kinh thánh, đạo

Trang 35

huyền thoại ), Nguyễn Đình Tú đã "lạ hóa" các tác phẩm của mình Nhờ lối

sir dung kat ciu link hoa, sing tao ma th giới nhân vật của Nguyễn Định Tú

được soi sáng từ nhi

hơn phía, nhiều quan điểm, làm câu chuyện cảng cuốn hút

“Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú diễn tả một hiện thực cuộc sống đa chiều,

con người da dạng, với tất cả những gì trần trụ, bÈ bon, bụi băm nhất Bởi

thể, khẩu ngữ xuất hiện với mức độ dây đặc, tạ lồng, những câu chửi thể, biệt ngữ của thời kinh tế thị trường, nói lái được đưa vào tiểu thuyết Với cách sử dụng ngôn ngữ trần tri, không cần gọt đũa, nhà văn đang dự báo về một nguy cơ đắng lo ngại là con người đang dẫn dần tục hóa mình Điều này sẽ không tránh khói dù ít dù nhiều sự "phản cảm” nơi bạn đọc song nếu thiếu đi mặt này, ác phẩm sẽ mắt đi tính chân thực, không thể cực tả hết những góc cạnh của cuộc sống Nhờ lớp ngôn ngữ này, Nguyễn Đình Tú đã cổ gắng kép

ngôn ngữ đồi sống gần với ngôn ngữ văn chương, giúp khoảng cách nhà văn

và độc giả xích lại gằn nhau hơn

Đọc tiêu thuyết của Nguyễn Đình Tú, người đọc còn nhận ra những thử

của bút pháp huyền ảo trong các trang văn Sở đĩ là "thử nghiệm" vi

nại

"bút pháp chủ đạo trong các tiểu thuyết của anh vẫn là bút pháp biện thực Bút pháp huyền áo được Nguyễn Đình Tú sử dụng một cách có chừng mực Nếu

trong Bén đồng Sầu Dign va Kin là bút pháp huyền ao siêu nhiên khi tác giả

cho Minh Việt và Quỳnh biết suy nghĩ từ trong bụng mẹ thì H sơ một tử từ lại thiên về bút pháp huyền ảo tâm lý Những giấc mơ trong năm đêm ở trại giam trước ngày ra pháp trường của Bạch Đàn thuộc về bút pháp huyén do tâm lý Ở Kín, những lần mà bình ảnh của mẹ hiện ra trong cuộc hành trình của Quỳnh cũng được xem là bút pháp huyền áo tâm lý, Với N/háp, Nguyễn ‘Dinh Ti sir dung cả bai loại bút pháp kể trên với hai thất độ bot đề đặt hơn va

Trang 36

“Thảo cho Đại, hình ảnh cầu vồng thuộc vẻ hình ảnh siêu nhiên, những ảo giác

của Thạch khi uống rượu với Nguyễn Toàn thuộc về huyén áo tâm lý,

'Những yếu tố huyễn ảo góp phần lâm thêm tinh hip din của các tiểu thuyết "Nguyễn Đình Tú

“Khi xem xét, đánh giá một tác phẩm văn học, không thể bỏ qua yếu tố

không gian nghệ thuật bởi chính nghệ thuật sử dụng, xử lý không gian trong, tác phẩm đã giúp nhà văn thể hiện ¥ đồ sáng tạo và quan niệm của mình về cuộc đời và con người Điều đó thể hiện trước hết qua việc vận dụng nhịp điệu của thời gian, sự cô đọng của không gian

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, điễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thể giới nghệ thuật cụ thể cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bén canh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp

thành viễn cảnh nghệ thuật( ) Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thể giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như "nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghé thuat” [7t 160-161]

ao thấp, xa, gắn rồng, dải, tao

Nhu vay, trong tác phẩm văn học, hình tượng không gian được xây dựng trong sự vận động của riêng nó gắn với thế giới hình tượng nghệ thuật

và cảm quan của nhà văn Với chất liệu ngôn từ, nhà văn có thể dé dàng

chuyển từ không gian này đến không gian khác mà không gây sự hụt hằng, gián cách trong tâm trí người đọc Nhờ bám vào đường dây các tuyển nhân vật mà nhà văn có thể kết đính nhiều mảng không gian khác nhau Có thể nói, không gian trong văn học không bị một hạn chế

táo, chính nhờ đặc điểm này

Trang 37

Không gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú có vai trỏ vô cùng

cquan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đồ là nơi nhân vật hoạt động và bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm Ứng với những kiểu không gian khác nhau có những kiểu nhân vật khác nhau Vi lĩnh và tải tạo không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú không chỉ là hoạt động tái hiện thế giới hiện thực mà còn là hoạt động biểu hiện bộc lộ tư tưởng, tỉnh

“Có thể nói hình tượng không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật do nhà văn tìm tôi xây dựng nên mang đậm cá tính sắng tạo riêng Điều nảy cũng đặt ra yêu cầu khi phân tích hình tượng không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú thì phải đặt nó trong sự chỉ phối từ tưởng nghệ thuật của người cằm bút

“Thời gian nghệ thuật trong văn học "là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Cũng như không gian nghệ thuật, sự

miêu tả, trằn thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một

điểm nhìn nhất định trong không gian Và cái được trần thuật bao giờ cũng,

diễn r trong thời gian, được t qua thời gian trằn thuật Sự phối hợp của hai

yếu tổ thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ

có trong thế giới nghệ thuật( ) Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức "bên trong của hình tượng nghệ thuật Khi nào ngồi bút của nghệ sĩ chạy theo dia bién của sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dùng lại miêu tả chỉ tiết thì thời gian chậm lại” [7.t 322]

Khác với thời gian khách quan chảy trôi theo chiều tuyến tính, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt đến tương, lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài rong chốc lát thành vô tận Thời gian nghệ thuật được do bing nl

thước đo khác nhau, bằng sơ

Trang 38

chết, gặp gỡ, chia tay, mùa nảy, mùa khác tạo nên nhịp điệu trong tắc

phẩm Thời gian nghệ thuật trong văn học được biễu thì ra bên ngoài bằng các

hởi gian như: ngày xưa, đạo ấy, cách đây không lâu, chẳng bao

bằng các dấu hiệu chỉ thời gian như: tuổi tr, tuổi giả, xuân, hạ,

thủ, đông, tuyết xuống, phiên chợ chiều, hoa mai nở, tiếng chuông chiều và

tắt nhiều yếu tố ngôn từ khác nữa Nhìn chung ngôn ngữ thời gian nghệ thuật

trong văn học ắt phong phủ tùy sự sáng tạo của chủ thể nhà văn

Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, thực chất việc tái biện thời gian

chính là sự miêu tả quá trình vận động của cuộc sống xã hội, là tái hiện quan niệm về con người về sự tồn tại, là sự biểu hiện tâm lí của các nhân vật trước các biển cổ sự kiện Qua các tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Tú không chỉ đơn thuần tái hiện lại các sự kiện, biển cổ của nhân vật, mà qua đó còn để xuất một quan điểm khái quát, một tư tưởng

"Thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú được xây dựng như một "hình tượng, thể hiện sự vận động của các biển cố, sự kiện trong tác phẩm và ‘quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời Qua đó, nó góp phần khai thác thể giới bên trong, thể giới tĩnh thần của nhân vật

"Không gian và thời gian trong tiểu thuyết đã được Nguyễn Đình Tú tạo cdựng thành những hình tượng nghệ thuật, có ý nghĩa biểu hiện riêng Chúng được tạo dựng một cách mới mẻ, khác biệt hẳn với không gian và thời gian nghệ thuật trong văn học truyền thắng, Thông qua những hình tượng độc đáo này nhà văn đã làm cho tác phẩm của mình đậm chất nhân văn, nhân bản hơn

'Với những cách tân mới mẽ trong nghệ thuật tiểu thuyết, dù là một cây

bút trẻ, nhưng Nguyễn Đình Tú cũng đã khẳng định được một l

riêng khá độc đáo và sáng tạo Những cách tân đó thể hiện sự nỗ lực của tác giả

trong việc sự hỏa nhập vảo đồng chảy của tiểu thư

Trang 39

CHƯƠNG2

HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN 'TRONG TIỂU THUYẾT NGUYÊN BINH, 2.1 Những bình diện không gian nghệ thuậ Đình Tú 21-1 Không gian hi

“Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú chỗn rừng thiêng nước độc, bãi đào

trong tiễu thuyết Nguyễn

thực - "khuôn mặt nhìn nghiêng” của cuộc đời

vàng, tù ngụe, bến sông, nhà ga thường là nơi trũ ngụ của những mảnh đời tôi lỗi, tạo nên một "thế giới ngầm” đáng sợ Đó là bãi dio vàng Lũng Son, nơi các băng nhóm tiễn hành các cuộc tàn sát đấm máu để tranh giảnh địa phận Đó là 'thành phố Ngã ba sông thể giới ngầm với ba vũng lãnh địa đen mà giới giang hồ không ai không biết” [40,89] Đó là bến xe, nơi "có rit nhiều người sống bằng nghề trộm cấp vặt Toàn bọn choai choai, đối dai 46i rac MỗI đứa một hoàn cảnh, mỗi đứa một lý do để ra đứng bến" 400.182] Trên bãi vàng Ling Sơn, nơi ving đất nghịch "ngã ba sông", ở

các quần bar, nhà hằng, sông bạc, nhà ga cũng chỉ vì mi

g com manh áo, đồng tiên, vì để kiếm sống và để được sống mà con người đã gây nên tội lỗi, trượt đãi rên con đường tha hóa Những người Ho động “không gia đình”

như Hoàn, Kiên, Bình "cáy", Phương và cả cô bé Lửa Cháy (Kín) sau những

thắng ngày quãng quật đều biết được rằng: hề gian này đâu đâu cũng có chủ

“Tắt cả các con đường đều đưa nó đến với manh quần che thân, nhưng tắt cả

những manh quản che thân đều phải dùng sức người mới cướp được" [41,tr-112] Nhung đứa trẻ bắt hạnh Ấy đã tự nguyện lập thành một nhóm bụi đời với nhau gọi là nhóm Toa tàu với mong muốn cùng nhau san sẻ từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến những áp lực, đe dọa Họ phải thích nghỉ với cuộc sống

Trang 40

những trỏ lưu manh vớ vẫn ở bến xe, bến tàu" [40,t.273] Để rồi trải qua

[404393], Diệu trở

“một hiện tại không có quyển lựa chọn và thay

thành một nữ giang hồ lúc nào không bay Một ngây: "Thị trở thành thị của ngày hôm nay, một nữ đại bảng cai quản thể giới ngầm một phần ba dia bin

thành phổ với một sân ga, hai bến xe, ba chợ lớn, nha hing S

mươi mốt sồng bài" |40.t-.36] Hình ảnh của Diệu cùng ví

thành biểu tượng của một "nữ quái máu lạnh có một không hai" trong giới ng Biển và hai con dao bầu trở giang hồ thành phố Ngã ba sông, lập nên một “để chế" dọc ngang không còn biết sợ ai! "Nguyễn Đình Tủ đã đặt các nhân vật của mình vào không gian của thé

giới ngằm, nơi cái ác, côn đồ ngự trì để chỉ rõ sự tần tại của những khuôn hình khắc nghiệt của cuộc sống củng sự hủy hoại con người của nó Một bãi bồi ven sông trở thành thành phố sằm uất nhưng "cùng với nhà ga, bến cảng, đường cái, những khu phố mọc lên là những ö nhôm lưu manh khết tiếng tụ về" [40ar.163], nơi hoạt động của những giang hồ máu lạnh như Hương Ga, Tùng kế ró, Tính dao mổ, Lân sỏi, Coc ba tai, Vĩnh con (Phiên bản) Những mảnh đời đau khổ ấy đã bị cuộc đời vùi đập và tự vùi đập bản thân mình Để theo thời gian, lún sâu vào không gian bùn lầy nhơ nhuốc đó mà không thể nào thoát ra được Ở đó, trộm cướp, thù hận, chém giết, rồi chết

choc din ra hing ngày trước sự dửng dưng của người đời Ở những nơi ấy

"chân lý thuộc về kẻ mạnh", hoặc mình sống hoặc là bị người khác giết Vì

thé, để có thể tồn tại trên những vùng đắt dữ ấy, “trai gái đều thành nghịch tic

cá” [404.85] Con người phải tìm mọi cách để tự bảo vệ, tự khẳng định thể L bị đánh đập chứ nhất định không

lực của mình, chỉ có thể để ai đó bị chị

phải là mình Đó là quy luật của thể giới ngằm vô cùng nghiệt ngã

“Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú hầu hết nhân vật là những con

Ngày đăng: 31/08/2022, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN