Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng sống sót của chim Yến hàng non (Aerodramus germani Oustalet, 1876) tại quần đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam là xác định được hiện trạng và các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới khả năng sống sót của chim Yến hàng non (Aerodramus germani Oustalet, 1876) trong mùa sinh sản năm 2018, làm cơ sở đề xuất các giải pháp cứu hộ bảo tồn quần đàn chim yến hàng ở các hang đảo yến tại quần đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
Trang 1
TRUONG DAI HQC SU PHAM
NGUYEN TH] ANH NGUYET
NGHIEN CUU MOT SO NHAN TO SINH THAI
ANH HUONG DEN KHA NANG SONG SOT CUA
CHIM YÊN HÀNG NON (4erodramus germani Oustalet, 1876)
TAI QUAN DAO CU LAO CHAM, TINH QUANG NAM
LUAN VAN THAC Si
SINH THAI HQC
DA NANG - 2018
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGHIÊN CỨU MỘT SÓ NHÂN TÓ SINH THÁI
ANH HUONG DEN KHA NANG SONG SOT CUA
CHIM YEN HANG NON (4erodramus germani Oustalet, 1876)
TAI QUAN DAO CU LAO CHAM, TINH QUANG NAM
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
Trang 4Để hoàn thành được công trình khoa học đầu tay này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS.1
Nguyễn Lân Hùng Sơn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu
Xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã luôn chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa
Xin cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm trường THPT Trần Quý Cáp đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để tơi có thể hồn thành tốt chương
trình dao tạo và đề tai nghiên cứu luận văn thạc
Xin cam on TS V6 Tan Phong ông Đặng Xuân Anh, ông Huỳnh Ty, các cán bộ trong Đội quản lý và khai thác yến thành phố Hội An, UBND xã đảo Tân Hiệp,
thành phố Hội An, ThS Đỗ Thị Hồng (Trường ĐHSP Hà Nội) đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện với sự hỗ trợ của đề tài KHCN cấp thành phố Hội An mã số KC.01.16
Xin gửi lòng biết ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, tận tình
giúp đỡ cả về vật chất lẫn tỉnh thần trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 11 năm 2018 Học viên
Y \X A3
Trang 5iii
TRANG THONG TIN LUAN VAN THAC SI
Tên đề tài: “Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng sống sót
của chỉm Yến hàng non (Aerodramus germani Oustalet, 1876) tại quần đảo Cù Lao
Chàm, tỉnh Quảng Nam”
Chuyên ngành: Sinh thái học
'Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn Co sé dito tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 'Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu trong năm 2018 tại hai hang yến lớn (hang Khô và hang To Vo) ở quần đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã thu được một số kết quả:
~ Về khả năng sống sót của chim yến: Chim yến thường đẻ 2 trứng trong 1 lứa Tỉ lệ chim non rời tổ ở hang Tò Vò thấp hơn hang Khô Mật độ tổ càng dày, số chim bị chết do dính nước bọt trong quá trình xây tổ càng cao, số chỉm non không rơi theo tổ và s6 chim non rơi theo tổ cảng nhiều Chim non giai đoạn 2 - 10 ngày tuổi chết nhiều nhất Chim trong cùng một tổ xảy ra hiện tượng cạnh tranh thức ăn mạnh, dẫn đến chim yếu hơn bị hắt văng khỏi tổ và chết
~ Về tập tính chăm sóc chim non: Chim non sau 1 ngày tuổi sẽ được chỉm bố mẹ mớm mồi Số lần mớm mồi tăng dần theo sự phát triển của chim non và nhiều nhất vào giai đoạn 31-40 ngày tuổi
với số lần mớm mỗi trung bình trong ngày là 8,17 lần
~ Về các yếu tổ sinh thái ảnh hưởng đến khả năng sống sót của chim yến: nhiệt độ, độ ẫm có ảnh hưởng lớn đến sự bám dính của tổ chim vào vách hang Cắu trúc hang tạo nên các đặc điểm về cường độ ánh sing và tốc độ gió và ảnh hưởng đến việc chọn vị trí làm tổ của chim cũng như duy trì độ ẩm cho hang Chim yến sau khi trưởng thành, bay tốt có hiện tượng di cư, phát tán Đã xác định được một số thiên địch của chim yến trong tự nhiên bao gdm: doi, chuột, kiến, gián, bọ đen, tò vò, rắn, cú Sâu,
'bướm, muỗi, thiêu thân là những con mỗi quen thuộc của chỉm yến phát hiện ngay trong hang Hoạt
động khai thác, thời điểm khai thác có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của quần đàn chim yến ở
CLC Sy phát triển nhà yến ở đắt liền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh nguồn thức ăn tự
nhiên với quần đàn chỉm yến đảo
~ Về đề xuất các giải pháp cứu hộ chim yến trong mùa sinh s‹ lề xuất cải tạo hang, đi đàn
sang các hang mới, tiêu diệt các thiên địch, bổ sung thức ăn trong mùa sinh sản, tăng cường hiệu quả
công tác quan lý, bảo vệ hang, khai thác tổ hợp lý, cứu hộ chim non, ấp nở trứng nhân tạo, đổi mới sáng tạo trong các sản phẩm từ tổ yến để nâng cao giá trị sản phẩm yến sào Cù Lao Chàm - Hội An
Từ khóa: Chim yến, Cù Lao Chàm, sinh sản, yếu tổ sinh thái, tỉ lệ sống sói
Trang 6INFORMATION ON MASTER’S THESIS
Official thesis title: “Research on some ecological factors affecting the viability of
baby German’s swiftlet (Aerodramus germani Oustalet, 1876) in Cu Lao Cham Islands, Quang Nam Province”
Major: Ecology
Full name: Nguyen Thi Anh Nguyet
‘Supervisor: Assoc Prof Dr Nguyen Lan Hung Son
Training institution: University of Science and Education - The University of Da Nang ‘Summary of the results of the thesis:
Research on German's swifilet (Aerodramus germani) in 2018 in two large swiftlet island cave (Kho cave and To Vo cave) in Cu Lao Cham islands, Hoi An city, Quang Nam province has obtained some results
~ The viability of baby German's swifilet: The German's swifilet usually lay 2 eggs in a litter The percentage of baby swiftlet leaving the nest in To Vo cave is lower than that in Kho cave The more dense of nest density is, the more birds died due to saliva sticky in the nest building process, the number of swiftlet that does not fall with nest and the number of swiftlet fall with nest are more and more increasing The German’s swifilet in the age phase of 2 - 10 days die most The swiftlet in the same nest experienced a strong food competition that lead the weaker birds is knocked off the nest and die
~ About the care of baby German's swifilet: the baby swiftlet will be feeded after 1 day old The number of feeding increases with the development of baby swiftlet and is greatest at 31-40 days with an average of 8.17 times/day
~ Ecological factors affecting the viability of baby German's swifilet: The temperature, humidity has a great influence on the adhesion of the nest to the cave walls, The cave structure creates characteristics of light intensity and wind speed and affects the nesting position of the swiftlet as well as maintaining the humidity of the cave After the swiftlet can fly, there is a phenomenon of migration, dispersion We have identified some natural enemies of swiftlet in the wild include: bats, mice, ants, cockroaches, black beetles, archers, snakes, owls The bug, butterflies, mosquitoes, tombstones are the familiar prey of swiftlet found in the cave The exploitation activities, time of exploitation affect the viability and development of swiftlet in Cu Lao Cham Islands, The development of the swiftlet house in the mainland is also a factor that affects the competition of natural food sources with bird populations on islands
Trang 7rescue swifllet, artificial eggs hatch, innovate creation in the products from the oats to enhance the value of swiftlet product of Cu Lao Cham Islands - Hoi An
Trang 8LOLCAM DOAN
LỜI CẢM ƠN % Ô
TRANG THONG TIN LUAN VAN THAC SI `
INFORMATION ON MASTER'S THESIS 2.22222222222222 c-lW MỤC LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TÁT HH eerreo DANH MỤC BẢNG Em DANH MỤC HÌNH MỞ ĐÀU -
1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của
4 Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1 TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Chim Yến nhàng 1.1.1 Vị trí phân loại 1.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo 1.1.3 Vùng sống và nơi làm tô 1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu chim yến trên thế
1.2.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu chim yến trên thế giới
1.2.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu chim yến hàng ở Việt Nam
1.2.3 Các nghiên cứu về chim yến hàng ở Cù Lao Chàm, Hội An cessed)
1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên tai khu vue ngl ou " 1.3.1 Vị trí địa lý và địa hình w Ô lO 1.3.2 Tài nguyên
1.3.3 Đặc điểm khí hậu 1.3.4 Khu hệ thực vật, động vật
1.3.5 Đặc điểm kinh tế, xã hội "—
CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP
2.1 Đối tượng nghiên cứu "-
2.2 Phạm vi nghiên cứu sol
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu -18
Trang 9
2.3 Nội dung nghiên cứn ee)
2.4 Phương pháp nghiên cứu Keo TÔ
2.4.1 Thiết bị nghiên cứu 19
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2222222-2.2.7-27 rrmrrree 19
2.4.3 Xử lý số liệu 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN _ 24
3.1 Nghiên cứu tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non qua từng giai đoạn phát
triển ` ¬ -24
3.1.1.6 trứng trong một lúa để - Xeeeeerrrrrrrrrrrreeeeoee.24,
3.1.2 Tỉ lệ đẻ trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ chim non rời tổ trong thời gian nghiên cứu 25 3.1.3 Mật độ tô - eee 3.2 Nghiên cứu tập tính của chim yến hàng từ lúc mới nở đến khi chim non rời tỗ - - 28 3.2.1 Tập tính của chim yến non " < 3.2.2 Tập tính chăm sóc chỉm non 30 h huéng téi kha năng sống sót của chim 3.3 Xác định các yếu tố sinh thái
yến trong mùa sinh sản c5 "
3.3.1 Cấu trúc hang + Keeeerrrrreoou3Ð
3.3.2 Nhân tố vô sinh + + + eo 33
3.3.3 Nhân tố hữu sinh 38
3.3.4 Nhân tổ con người Al
3.4 Đề xuất giải pháp cứu hộ chỉm yến trong mùa sinh sản tại các hang dio yến ở quần đảo Cù Lao Chàm Xeerererrrrrrrrrrrrrreeeeee.đỘ
3.4.1 Giải pháp tác động đến cấu trúc hang 46
3.4.2 Giải pháp tác động đến các nhân tổ vô sinh .ss-s 47
3.4.3 Giải pháp tác động đến các nhân tố hữu sinh -2+ .t8
3.4.4 Giải pháp tác động của con Ng css SO
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -222222222222222 re.)
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 11DANH MUC BANG
Số hiệu Tên Bảng Trang
Bang 1.1 [Nghề nghiệp cá nhân của cộng đồng xã Tân Hiệp, thành phố | 16
Hội An
Bang 3.1 - | Số trứng trong 1 lứa đẻ của chim yến đảo CLC 24 Bang 3.2 | Ti lệ đẻ trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ rời tổ của chim yến ở 2 hang, 25 nghiên cứu Bảng 3.3 - | Số chim yến trưởng thành bị chết do dính nước bọt trong quá |_ 28 trình xây tô Bang 3.4 | Tỉ lệ sống sót của chìm non qua các giai đoạn tuổi tại 2 hang |_ 29 nghiên cứu Bang 3.5 | Số lần mớm mỗi trung bình trong ngày của chim bố mẹ (IS | 31 t6/ 1 hang) Bang 3.6 | Dac diém cau tric hang va san lung t6 yén khai thac nim 32 2018
Bang 3.7 | Một số yếu tố vô sinh tir thang 1 dén thang 8/2018 Gtrong2 | 33
hang nghiên cứu (mỗi yếu tố được đo 5 lằn/1 tháng)
Bang 3.8 - | Một số yếu tổ sinh thái vô sinh và tỉ lệ tô rơi, chỉm non bị rơi |_ 34
theo tổ ở hang Khô và hang Tò Vò năm 2018
Bảng 3.9 | Chim yến non roi theo t6 và rơi không theo tổ tại 2 hang 38 nghiên cứu
Bang 3.10 | Số trứng và chim non bỏ di trong quá trình khai thác tổ năm |_ 43 2018 tai hang dao Yén CLC
Bang 3.11 | Số tổ khai thác vụ 1 và vụ 2 năm 2018 ở 2 hang nghiên cứu 44
Bảng 3.12 | Kích thước tô khai thác vu 1 và vụ 2 năm 2018 tại 2 hang nghiên cứu 44
Trang 12
Số hiệu Tên hình Trang
Hinh 1.1 | Chim yén hang trong mùa sinh sản tại đảo Hòn Tai, Cù Lao | 5 Chàm
Hình 1.2 | Gian hàng giới thiệu sản phẩm tỏ yến tại Đội Quảnlývà | 9 Khai thác Yến sào Hội An (53 Nguyễn Thái Học, thành phố
Hội An) (Ảnh: NLH Sơn)
Hình 1.3 'Bản đồ phân vùng khu bảo tồn biên Cù Lao Chàm 11
Hình 1.4 | Miếu tô nghề yến ở Bãi Hương, đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm |_ 17
Hình 2.1 Vi tri các hang yến trên các đảo thuộc quần đảo Củ Lao 18
Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hinh 3.1 | Ti lệ% trung bình số trứng trong | lita dé của chim yến đảo |_ 24 CLC
Hinh 3.2 | Tổ trứng chim yến CLC (ảnh NTA Nguyệt) 25
Hinh 3.3 | T¡ lệ đẻ trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ chỉm non rời tổ ở hang Khô và 25 hang Tò Vò
Hinh 3.4 | Biểu đồ mật độ tổ tại các 6 tiêu chuẩn 27
Hinh 3.5 Tổ yến dính mép liên hoàn (ảnh NTA Nguyệt) 27
Hinh 3.6 | Chimbị dính nước bọt trong quá trình xay t6 (anh NTA 28 Nguyệt)
Hình 3.7 | Biểu đồ tỉ lệ sống sót của chim non qua các giai đoạn tuổi 29
tại hai hang nghiên cứu
Hình 3.8 | Chim non giai đoạn vỗ cánh tập bay (ảnh NTA Nguyệt) 30 Hinh 3.9 | Biểu đồ số lần mớm mỗi trung bình trong ngày của chim bố |_ 31
mẹ
Hinh 3.10 | Biểu đồ nhiệt độ ngoài trời các ngày trong tháng 5/2018 ở 34
khu vực nghiên cứu
Hình 3.11 _ | Biểu đồ nhiệt độ ngoài trời các ngày trong tháng 8/2018 ở 35 khu vực nghiên cứu
Hinh 3.12 | Biểu đồ mối tương quan giữa nhiệt độ, độ âm với sự rơi tô, 35
rơi chỉm non
Hinh 3.13 | Biểu đồ mối tương quan giữa tốc độ gió, ánh sáng với tổ rơi, |_ 36 chim non roi theo tổ
Hình 3.14 | Chim yến bay ra khỏi hang Tò Vò khi tiến han khai théc t6 | 37 yến
Trang 13
Hình 3.15 _ | Gián và bọ đen trong hang yến 39
Hinh 3.16 | Bướm trong hang yến 39
Hình 3.17 | Âu trùng bám trên tổ yến 4I
Hình 3.18 - | Biểu đồ số tổ khai thác vụ 1 và vụ 2 năm 2018 ở 2 hang 44 nghiên cứu
Hình 3.19 | Khai thác tổ yến tại hang Tò Vò (ảnh NTA Nguyệt) 45
Trang 141 Tính cấp thiết của đề tài
Chim yến là loài chim đặc biệt với tổ làm bằng nước bọt có giá trị dinh dưỡng
cao được con người chú ý và nghiên cứu từ rất sớm Người Trung Quốc nhập khâu tổ
yến từ Indonexia cách đây khoảng 400 năm Tổ yến được tiêu thụ mạnh ở thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc Yến vào nhà làm tổ bắt đầu có ở Indonexia từ
những năm 1800 Kỹ thuật nuôi yến trong nhà bắt đầu phát triển từ những năm 1950 Sau năm 1990, công nghệ nuôi yến trong nhà phát triển nhanh Đầu tiên ở Java, sau đó đến Sumatra, Bali, Kalimantan, Sangihe, Sulawesi Hiện nay nghề nuôi yến trong nhà
phát triển mạnh ở các nước Nam A và Đông Nam A [8], [35] cảnh của biến đổi khí hậu, các nghiên cứu
hướng tới tìm hiểu sự thí
Trước đây trên thế giới đang ứng của các quần dan chim yến với sự thay đổi này Đồng
thời, các giám sát về biến động quần dan chim yến đảo trong bối cảnh công nghiệp
nuôi yến nhà đang phát triển rất mạnh ở các nước Đông Nam Á cũng được chú ý tới [20], [23]
Chim yến hàng (4erodramus germani) là loài chim phân bố ở các hang đảo dọc
các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam Có sự phân biệt về mặt phân loại học giữa yến làm tổ ở đảo và yến làm tổ trong nhà yến nhân tạo ở đất liền vốn
g ra tận miền Bắc Việt Nam [22]
đang rất phát triền và mở rộ
Củ Lao Chàm là nơi có sản lượng tổ yến khai thác hàng năm đứng thứ hai trong
cả nước chỉ sau tỉnh Khánh Hòa Nhưng nghề khai thác yến đảo lại xuất phát từ Thanh Châu, Hội An Ngày 21/11/2006, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số
4036/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận “Nghề khai thác yến sào Thanh Châu” ở xã
Cảm Thanh, thành phố Hội An và đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam là di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia [47]
Tổ chim yến đảo thiên nhiên ở Cù Lao Chảm từ lâu đã có tiếng trên thị trường thế
giới Ở quần đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, chim yến hàng làm tổ tự nhiên trên
3 đáo: Hòn Khô Mẹ, Hòn Tai và Hòn Lao trong 10 hang (hang Khô, hang Mỏ Đùng,
hang Tò Vò, hang Lẻ, hang Trăn, hang Cả, hang Cạn, hang Xanh Rêu, hang Bắc Cầu, hàng Kì Trâu) Chất lượng tổ yến ở Cù Lao Chàm được đánh giá là một trong những nơi có chất lượng và gi inh tế cao nhất ở Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, theo báo cáo của Đội quản lý và khai thác yến Hội An, sản lượng tô yến khai
thác từ các hang yến ở Củ Lao Chảm có xu hướng suy giảm
Trang 15đồng thời mở rộng số lượng hang có yến đến làm tỏ Điển hình là Công ty yến sào
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong phát triển các đảo yến ở Khánh Hòa, Phú Yên Với các đảo yến ở Củ Lao Chàm việc quản lý, Khánh Hòa rất thành công trong vi
khai thác tô yến chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống
Chim yến được coi như tải nguyên thiên nhiên tiềm năng thế mạnh của thành phố Hội An Chim yến tạo nên nét đặc trưng cho đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Củ Lao Chàm (được UNESCO công nhận năm 2009) Để cân bằng
giữa việc khai thác khôn khéo tô yến tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao,
én vig quan dan chim yến làm lến hành nghiên cứu xác di các hang đáo Cù Lao các yếu tố làm biến động quần đàn
chim yến để lựa chọn phương thức quản lý, khai thác tô yến và bảo tồn, phát triển lâu
dài quần đàn chỉm yến làm tổ ở các hang đảo Củ Lao Chàm
Một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự ôn định và phát triển bầy đàn chim yến ở các hang đảo yến trên quần đảo Củ Lao Chàm là khả năng sống sót của các chim
yến non sau mỗi mùa sinh sản Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số nhân tố sinh
thái ảnh hưởng đến khả năng sống sót của chim Yến hàng non (4erodramus germani Oustalet, 1876) tai quần đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam” được đề
xuất thực hiện
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định được hiện trạng và các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới khả năng sống, sót của chim Yến hàng non (4erodramus germani Oustalet, 1876) trong mùa sinh sản
năm 2018, làm cơ sở đề xuất các giải pháp cứu hộ bảo tồn quần đàn chim yến hàng ở
các hang đảo yến tại quần đáo Củ Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
~ Xác định được tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non và các yếu tố sinh thái ảnh
hưởng tới tỉ lệ sống sót
~ Đề xuất giải pháp cứu hộ chim yến hàng non trong mùa sinh sản ở các hang đảo
yến ở quần đảo Cù Lao Chàm
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về tập tính, khả năng sống sót của chim yến hàng ố sinh thái ảnh hưởng tới khả năng sống sót
Trang 16
cứu hộ chim yến hàng trong mùa sinh sản ở các hang đảo yến tại quần đảo Cù Lao
Chàm, nhằm mục đích quản lí và sử dụng bền vững nguồn lợi từ chim yến hàng
4 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương l: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 17TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Chim Yến hàng,
1.1.1 Vị trí phân loại
Tên phổ thông: Chim yến hang
Tên khoa học: Aerodramus germani Oustalet, 1876
“Thuộc họ Yến (Apodidae), bộ Yén (Apodiformes), lap Chim (Aves) 1.1.2 Đặc điểm hình thái, cầu tạo
Chiều dài trung bình cơ thể chim yến hàng khoảng 12cm (10-16cm) Chim yến
trưởng thành khá đồng nhất giữa các cá thể về màu sắc hình thái ngoài Đinh đầu, hai
cánh và đuôi màu đen đậm, trên lưng màu nâu den, dưới bụng và ngực màu nhạt hơn
trên lưng Phần đính đầu được bao phủ một ít lông có phiền rộng Lông chỗ họng có
sọc, thân lông tối Lông cánh có viền nhạt và rộng Có một dải lông hơi xám trắng ở
cuối lưng, nơi tiếp giáp với lông đuôi Đuôi dài trung bình 53,8mm chia thành 2 thùy
không sâu lắm [16]
Màu mắt nâu tối Mỏ đen, dài trung bình 4.46mm Chân đen với một hàng lông tơ
nhỏ ở mặt trong và mặt ngoài, chân có 4 ngón với các móng cong sắc [I6]
Tiếng kêu rít và cao Có khả năng phát ra âm thanh dò đường trong hang tối (âm
dội định vị) có dạng như tiếng cạch cạch cạch Chim có đôi cánh khỏe, mút cánh
dài quá đuôi, vút cong, chiều đài trung bình 122,9 mm, có thể bay liên tục 40 giờ
ô bay đạt tới 80-100 kmưgiò
bằng các móng chân sắc nhọn Trứng màu trắng dễ vỡ, thường đẻ 2 quả, kích thước
trung bình 13x22mm Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt do chim tiết ra và thường có một ít lông chim dinh vao [1], [16], [19]
1.1.3 Vùng sống và nơi làm tổ
Loài chim yến hàng hay sống thành quần đàn, làm tổ từng cặp riêng rẽ, thường
không nghị, tốc Chân yếu không đậu được, chỉ đu bám
kiếm ăn ở những chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp và ít di
chuyển đến các khu rừng rậm Chim yến hàng là loài chim có thể bay lượn xa và cao,
nhưng ít khi chúng bay xa đến các vùng có độ cao trên 1.500m để kiếm môi Bình
thường chim kiếm ăn ở khoảng cách xa hang động hoặc nhà yến đến 50 km Chim
cũng kiếm mỗi ở những nơi có nhiều cây cao và trong khoảng không có các côn trùng
nhỏ nhưng thường bay ở độ cao dưới 30m, do khi lên cao mật độ côn trùng bay trong không khí giảm dần Thỉnh thoảng chỉm bay sà xuống mặt nước để tắm và uống nước,
Trang 18
(Anh NLH Son)
Môi trường sống thích hợp để chim kiếm mỗi là vùng có đủ thức ăn cho chỉm yến
trong suốt cả năm, vùng mà chim có thể bắt các loại côn trùng bay suốt từ sáng sớm
đến chiều tối Đặc điểm của một vùng kiếm ăn lý tưởng là có 50% diện tích cây thấp dưới Im như ruộng lúa, đồng cỏ ; 30% diện tích cây cao trên 5m như keo dậu, xà cử,
tràm, cọ, dừa ; và 20% mặt nước thoáng Chim thường rời tổ từ lúc Sh sáng và về tổ
từ lúc 16h30" [19], [13]
Nơi chim làm tổ cũng là noi chim trở về để ngủ nghỉ, đu bám, xây tổ, đẻ trứng và
lén 19h30' (tùy điều kiện thời tiết trong ngày và từng mùa trong năm)
nuôi con Là một nơi chỉm có thể bay vào, bay ra dễ dàng, làm tổ dễ dàng, yên tĩnh, che khuất để chim cam thấy an toàn và ít sự đe dọa của động vật gây hại (các hang đá cheo leo ngoài đáo) Noi đó có điều kiện nhiệt độ dao động từ 24-31, độ ẩm trong
phạm vi 75-95%, ánh sáng từ tối hoàn toàn đến mờ tối (0-2lux), có đối lưu khơng khí, thống mát Các điều kiện này là cần và đủ để bảo đảm cho chim trú ngụ và sinh sản
[19], [13]
1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu chim yến trên thế gi và Việt Nam 1.2.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu chìm yến trên thế
Chim yến (4erodramus) là loài chỉm đặc biệt được con người chú ý và nghiên
cứu từ rất sớm Người ta đã phát hiện ra các hóa thạch của chim yến ở Indonexia và
Malayxia, Borneo cách đây hơn 48 nghìn năm Nghiên cứu về sinh học sinh sản và các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim yến đã được thực hiện ở hang Niah,
Trang 19xây dựng hệ thống phân loại chim yến [40] Một số nghiên cứu đi sâu về cấu trúc tổ và
đẻ trứng của các loài yến cho tổ ăn được trong giống 4erodramus và ứng dụng trong
khai thác tổ yến [34] Có những nghiên cứu riêng về sinh học sinh sản của loài yến
Aerodramus fuciphagus [35] Nghiên cứu về thành phần thức ăn của các loài yến [37] Nhiều nghiên cứu tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác tổ yến lên quần
dan chim yến (Collocalia ficiphaga) ở các đảo Andaman va Nicobar [44] Price
(2004), Thomassen (2005) đã đi sâu phân tích đặc điểm tiếng kêu và phân tích sự tiền
hóa của hệ thống âm định vị của các loài yến trong giống Collocaliini [42], [46]
Nghiên cứu phân loại chim yến bằng kỹ thuật phân tử cũng được nhiều nhà khoa học
quan tâm [32], [36], [45]
Nghiên cứu về hệ thống phân loại chim yến (Apodiformes) trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu từ rất sớm nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều
điểm còn tranh luận và cần làm rõ Năm 1977, Medway va Pye [40] da sir dung tiếng
kêu định vị để xây dựng hệ thống phân loại chim yến Giống Aerodramus trong ho
Yến (Apodiformes: Apodidae) cho đến nay trên thế giới xác định có khoảng 29 loài
Đây là nhóm chim yến nhỏ, có màu lông tối, làm tô trong hang Chúng phân bồ ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới vùng Nam Á, châu Đại Dương và Đông Bắc Úc Đây là
nhóm chim phân loại rất khó do sự tương đồng vẻ hình thái
xác định trình tự ADN, xác định động vật kí sinh trên vật chủ, dựa vào tập tính bay, dựa vào hình thái tổ là những phương pháp thường được áp dụng để xây dựng mối
inh vi bằng tiếng vang,
quan hệ giữa các loài trong nhóm chỉm này
Trong số các loài thuộc giống 4erodramus, người ta xác định có 3 loài chim yến
cho tổ ăn được, bao gồm: Yến tổ trắng ăn được hay Yến hông xám - 4 fuciphagus,
Yến ấn độ - 4 unicolor, Yến tô đen hay Yến xiêm - 4 maximus Loài Yến tổ trắng ăn
được xác định có 8 phân loài trên thế giới [7], bao gồm: Aerodramus fuciphagus inexpectatus, Aerodramus fuciphagus amechanus, Aerodramus fuciphagus germani, Aerodramus fuciphagus vestitus, Aerodramus fuciphagus perplexus, Aerodramus fuciphagus fuciphagus, Aerodramus fuciphagus dammermani, Aerodramus fuciphagus
mieans [33] Một số phân loài đã được tách riêng nâng lên thành loài
Trước bối cảnh của biến đổi khí hậu, các nghiên cứu gần đây trên thế giới đang hướng tới tìm hiểu sự thích ứng của các quần đàn chim yến với sự thay đổi này Đồng
động quần đàn chim yến đảo trong bối cảnh công nghiệp nuôi
I2]
thời, các giám sắt về bi
yến nhà đang phát triển rất mạnh ở các nước Đông Nam Á cũng được chú ý
1.2.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu chìm yến hàng ở Việt Nam
Trang 20Yến tổ trắng ăn được ở Việt Nam được xác định bước đầu thuộc phan loai Af
germani Phân loài này hiện nay được nhiều tác giả tách riêng ra và nâng bậc phân loại lên là loài riêng biệt có tên khoa học là 4erodramus germani Oustalet, 1876 Tên đồng
vật (synonym) của loài này là Collocalia germani Cho đến nay, các tài liệu về Danh
¡ có uy tín như Hiệp hội Điều học quốc tế (IOC) ver 8.2 - 2018 [51],
Danh lục chim thế giới của Clement (v.2018) [52], Danh lục chim thế giới của Howard
and Moore tai bản lần thứ 3 (2003) [22] đều thống nhất định tên của loài chim yến hàng vốn trước đây đặt ở vị trí phân loài 4,//germani nâng lên thành loài riêng biệt có tên khoa học là 4erodramus germani Riêng danh lục chim ver 2-2017 của HBW - Tổ chức bảo tồn chim thế giới BirdLife International và Câu lạc bộ chim phương Đông
lục chim thể gi
(Oriental Bird Club) vẫn sử dụng tên giống Collocalia và tên loài là C germani [53] Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn tên khoa học được dùng phổ biến của loài
yén hang la Aerodramus germani
Kết quả nghiên cứu của Phach Nguyen Quang et al (2002) [43] cho thay & Việt
Nam có hai phân loài chim yến hàng Một phân loài phân bố ở miền Trung và miền Nam (Yến đảo) Một phân loài chim yến sinh sống và làm tổ trong các nhà yến xây
dựng ven biển (Yến nhà) Yến đảo có màu lông ở hông sáng rõ tách biệt với lưng
'Yến nhà có màu lông ở hông gần đồng màu hoặc hơi sáng hơn màu lông ở lưng Như
vậy, theo hệ thống phân loại hiện nay, phân loài làm tổ ở đảo có tên khoa học là
Aerodramus germani amechanus, phân loài làm tỗ ở các nhà yễn trên đất liền là
Aerodramus germani germani Vào mùa đơng, lồi Yến Himalaya - Aerodramus
brevirostris thường di cư đến vùng sống của phân loài 4.g germami, tuy nhiên chúng
phân biệt với loài yến hàng ở đặc điểm kích thước lớn hơn và lông ở hông có màu xám hơn Trong bối cảnh nghề nuôi chim yến ở Việt Nam đang phát triển mạnh, mở
rộng ra nhiều tỉnh trên cả nước, quan dan chim yến ngày một gia tăng thì việc xác
định chính xác về mặt phân loại học các chủng quần chim yến ở các vùng khác nhau
trên cả nước có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, định hướng phát triển bền
vững nghề nuôi chim yến Bởi lẽ, nếu không nắm rõ vị trí phân loại, vùng phân bố
của các phân loài, rất có thể dẫn tới hiện tượng lai ghép khác taxon dẫn tới thoái hóa
suy giảm quần đàn Do khó khăn về mặt phân loại
nên trong thời gian tới, các nghiên cứu về sinh học phân tử vẫn cần
tiếp tục nghiên cứu và so sánh để làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa các loài cũng
như các phân loài chim yến
Trang 21
hình giới tính nên việc xác định giới tính dựa vào hình thái ngoài là rất khó khăn [19] Xuất phát điểm đó, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật PCR để xác định giới tính ở loài chim
này đã được tiến hành [6], [7] Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi gặp điều kiện bắt lợi của môi trường sống, chim có khả năng tự điều chỉnh giới tính Trong điều kiện tự
nhiên, chim mái có khả năng chịu đựng với những biến cố của môi trường ít hơn chỉm
trống Khi có biến cố của môi trường sống (ví dụ như nguồn thức ăn không thuận
lợi ) tác tộng tới chim mái nhiều hơn chim trồng Vì vậy, trong tự nhiên, chim tự
điều chỉnh giới tính của đàn thông qua chim con, chỉm con sinh ra sẽ có nhiều chim
mái hơn chỉm trống Việc xác định giới tính từ vỏ trứng còn màng mạch bên trong vỏ
đã mở ra một phương pháp xác định giới tính không ảnh hưởng tới đàn chỉm yến
Khảo sát mối quan hệ di truyền của một số quần thê chim yến sống ngoài đảo và trong
đất liền ở Việt Nam cũng đã được tiến hành [8]
Công trình nghiên cứu mang tính hệ thống đầu tiên về chim yến ở Việt Nam có
thể kể đến luận án phó tiến sĩ sinh học của Nguyễn Quang Phách (1993) [9] về cơ sở
sinh học của việc khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi chim yến hàng ở Việt Nam Sau đó ông tiếp tục cho xuất bản một số ấn phẩm khác về đời sóng chim
yến [10], [43] Trên cơ sở nghiên cứu về nuôi yến nhà ở Indonexia, Nguyễn Khoa
Diệu Thu và cộng sự đã cho ra một số tài liệu về kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ [25],
[28] Việc khai thác và nghiên cứu để quản lý, phát triển bền vững quần đàn chim yến
đảo cũng như yến nhà ở Việt Nam đi đầu phải kể đến Công ty TNHH một thành viên Yến sào Khánh Hòa Đây là một doanh nghiệp khoa học công nghệ gắn nghiên cứu
với sản xuất Điền hình là một số đề tài nghiên cứu khoa học
= Dé tai cp tinh Khanh Hòa “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước (ĐTĐL.201 1-G/60) *Nghiên cứu cơ sở khoa học
và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam”
~ Dự án “Phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quan thé chim yến hàng tại các
hang dao ving ven bién tinh Pha Yé
Công tác quy hoạch, phát triển bền vững nghề nuôi chim yến ở Việt Nam cũng
đã được quan tâm và triển khai bước đầu tại một số tỉnh [4]
Gần đây nhất năm 2018 cũng có 2 luận án tiến sĩ mới được bảo vệ cấp Viện
Luận án tiến sĩ của Vo Tan Phong về Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái
Trang 22sĩ của Hồ Thị Loan về Chim yén Aerodramus fuciphagus & Vigt Nam va một số đặc
điểm sinh học, sinh thái của Chim yến làm tổ trong nhà Cả hai luận án đã hệ thống và
cung cấp nhiều dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái, di truyền của yến đảo cũng
như yến nhà ở Việt Nam
1.2.3 Các nghiên cứu về chim yến hàng ở Cù Lao Chàm, Hội An
Hội An không chỉ nỗi tiếng với đô thị cỗ được bảo tồn mà còn nỗi tiếng với yến dio CLC Mỗi năm Hội An khai thác 1 - 1,5 tấn yến sào của vùng đảo CLC Việc khai
thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội quản lý và khai thác Yến Hội An, trực thuộc
UBND thành phố Hội An phụ trách Mỗi năm, khai thác 2 kỳ (vào tháng 4 và tháng 8
dương lịch) Mặt hàng được vinh danh là “vàng trắng” của vùng đất Hội An nói riêng,
Quảng Nam nói chung trước kia phần lớn đều xuất khẩu qua các khách hàng truyền
thống như Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore dưới hình thức
sản phẩm thô Doanh thu từ yến đem lại cho thành phố 80 - 100 tỷ đồng/năm Tuy
nhiên, “vàng trắng” của CLC từng đối diện với tình hình biến động thị trường cuối
năm 2012, đầu năm 2013, do nhu cầu nhập hàng tổ yến của Trung Quốc giảm nên
lượng hàng tổn kho lớn Trước nỗ lực của thành phố và của tỉnh, tình hình tiêu thụ đã
khơi thông trở lại, nhưng thực tế đặt ra cho Hội An bài toán về chủ động đa dạng thị
trường, giá cả Ngoài 2⁄3 trữ lượng yến cao cấp (yến quang, yến thiên) được xuất khâu
qua Hồng Kông, Đài Loan, còn một phần trữ lượng là yến bài và yến tằm trung có giá
thành vừa phải cần được đưa đến người tiêu dùng qua hệ thống cửa hàng trưng bày và
giới thiệu sản phẩm, các doanh nghiệp tại Hội An Hiện nay, tùy theo loại tổ yến mà giá thành trên thị trường có thé giao động từ 7-12 triệu đồng/ 1 lạng
Hình 1.2 Gian hàng giới thiệu sản phẩm tổ yến tại Đội Quản lý và Khai thác Yến sào
Hội An (53 Nguyễn Thái Học, thành phô Hội An) (Ảnh: NLH Son)
Trang 23là protein và hơn 20 axit amin không thay thế Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ
thể, bỗ khí huyết, tráng dương, ôn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và
có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương
Nghiên cứu về yến đảo CLC cũng đã có tản mạn một số nghiên cứu Những
nghiên cứu ban đầu vẻ hình thái và đặc điểm tổ yến ở CLC có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Quang Phách từ những năm 1993 [9], [10] Sau này có một số nghiên cứu về sinh học, sinh thái, tập tính của loài chim này nhưng chưa được hệ thống của Đỉnh Thị Phương Anh, Võ Tấn Phong (2011) [1], Võ Tấn Phong và nnk (2015, 2016, 2017) {12}, [13], [14], [15], [16], [17] Một số khó khăn, thách thức trong công tác quản lý
nguồn lợi yến sảo tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay và một số giải pháp
khắc phục cũng đã được trình bày tại hội thảo (Trương Minh Vũ, 2015) [31] Vào tháng 12/2016, Đội quản lý và khai thác yến thành phố Hội An phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiến hành phân tích định danh loài chim yến đảo CLC và yến nhà bằng phương pháp phân tích gen ty thể Những năm gần đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến
và nâng cao giá trị của sản phâm yến sào CLC - Hội An Hiện tại đang có 3 đề
tài nghiên cứu khoa học được triển khai thực hiện Hai đề ti
thành phần, hàm lượng đinh dưỡng, chuẩn hóa quy trình chế biến truyền thống và sản
cấp tỉnh gồm: “Mô tả
xuất thí điểm nước yến sảo giải khát Củ Lao Chàm” do Ban quản lý Khu bảo tồn biển
CLC thực hiện và “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cứu hộ chim yến con trong thời
gian chim mẹ nuôi dưỡng” do Đội quản lý và Khai thác yến Hội An thực hiện Bên cạnh đó,
Hà Nội triển khai thực hiện “ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp khai thác,
phát triển bền vừng chim yến đảo tại Củ Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam” Cùng trong xu thế hội nhập, thành phố Hội An đã và đang từng bước định hướng mở rộng các hướng nghiên cứu khoa học đẻ bảo tồn và phát triển bẻn vững tài nguyên yến đảo CLC - Hội An
1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý và địa hình
CLC là quần đảo gồm 8 đảo: hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mô, hòn Lá, hon
Khô Mẹ, hòn Khô Con và hòn Ông, cách thành phố Hội An 18km về phía Đông Trong đó Hòn Lao là hòn đảo chính có diện tích rộng nhất và là nơi có dân cư xã đảo Tân Hiệp cư ngụ tập trung ở hai khu vực là Bãi Làng và Bãi Hương Hòn Ông là đảo
xa bờ nhất, nên tài liệu thường không đề cập đến
ột đề tải cấp thành phố Hội An cũng đang được Trường Đại học Sư phạm
Trang 24
Tọa độ địa lý của quần đảo nằm trong khoảng 15°52’ dén 16°00" vi dé Bac va 10822" đến 10844ˆ kinh độ Đông Quần đảo chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo
đều có hình chóp cụt, độ cao so với mực nước biển từ 70m đến 200m Đảo lớn nhất là
hòn Lao, có một dãy núi chính xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
độ cao dao động từ 187m (đỉnh Tục Cả) đến S17m chia Hòn Lao thành 2 sườn có độ
dốc khác nhau:
Sườn Đông có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh chân núi hiểm trở, không có bãi bồi
ven biển nhưng có nhiều khe nứt lớn tạo thành nhiều vách đá
Sườn Tây dốc thoải ít đá tảng, có các bãi bồi ven biên như Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi
Làng, Bãi Xếp, Bãi Chồng, Bãi Bìm và Bãi Hương Các thềm cát bên cạnh biển mở rộng tạo thành các bãi cát rộng từ 40 - 50m, BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHU BẢO TỒN BIEN CU LAO CHAM xa oar Tose ae a a lạ ke a v ke fF "‹ ‹ G nanbsien h x | GR Pcs - nu Kstsespiy + Power va ae, eae = me E2 ose —
Hình 1.3 Bản đồ phân vùng khu bảo tôn biên Cù Lao Cham
(Nguôn: Khu bảo tôn biển Cù Lao Chàm, 2015)
Đặc điểm nỗi bật của địa hình CLC là tính chất
Bắc - Đông Nam với sườn Đông Bắc hẹp và dốc đứng, sườn Tây Nam rộng và thoải
hơn Bờ biển sườn Đông Bắc tạo bởi các đoạn bờ thẳng hoặc hơi cong trùng với đứt
gãy và khe nứt, là các vách đá đứng, trơ đá gốc, cao đến 100m hoặc hơn, đang chịu sự
công phá mãnh liệt của biển với quá trình đỗ lở khối tảng lớn [30], [48], [49], [50]
Trang 25
1.3.2 Tài nguyên
Quần đảo CLC có tổng diện tích đất tự nhiên là 1549,13 ha, trong đó được phân chia thành 3 loại đắt chính như sau:
Đất nông nghiệp là 540,32 ha, bao gồm đất
lúa 4.49 ha; đất trồng cây lâu năm 0,28 ha và đất rừng đặc dụng 534,90 ha
nông thôn là 9,35 ha; đất trụ
sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,47 ha; đất quốc phòng 288,21 ha; đất sản xuất, kinh
ằng cây hằng năm 0,65 ha; dat trong
Đất phi nông nghiệp là 583,14 ha, bao gồm đất ở
doanh phi nông nghiệp 265,92 ha; dat có mục đích công cộng 7,66 ha; đắt tôn giáo, tín ngưỡng 1,2 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,2 ha; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 3,13 ha [48], [49], [50]
Đất chưa sử dụng là 425,35 ha, bao gồm đất bằng chưa sử dụng 8,§5 ha, đất đồi
núi chưa sử dụng 94,17 ha, núi đá không có rừng cây 322,65 ha
Trên địa bàn xã đảo Tân Hiệp hiện nay có 04 loại thổ nhưỡng: dat Feralit vàng đỏ
phát triển trên đá Maema; đất Feralit vàng nâu phát triển trên đá biến chat Hai loại đắt
Đất cát bãi bồi ven biển thích hợp cho
việc xây dựng nhà ở Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi đẻ phát triển kinh tế của
này có khả năng sử dụng cho cây lâm nghiệt
địa phương, cũng như đáp ứng tốt các nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ dan sinh Khoáng sản tại CLC chưa được khảo sát [48], [49], [50]
Quần đảo có diện tích mặt nước là 152km (bao gồm hò, ao, sông, suối, mặt nước
biển) Nguồn nước ngầm thay đổi theo điều kiện địa hình và mùa Chất lượng nguồn
nước tương đối tốt
Ngoài ra hệ sinh thái rạn san hô phát triển đã tạo sự đa dạng về nguồn lợi hải sản
130]
1.3.3 Đặc điễm khí hậu
CLC chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu của vùng biển Đông, thuộc vùng khí hậu
chuyển tiếp giữa 2 vùng núi và biển, ít mưa và mùa khô kéo dài
* Giá
~ Gió Tây Nam: Thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, làm thời tiết khô hanh,
nhiệt độ tăng cao, lượng bốc hơi lớn
~ Gió mùa Đông Bắc: Thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 2 năm sau,
mang không khí khô lạnh và mưa phủn
~ Tốc độ gió trung bình là 3,3 m/s, vận tốc gió tuyệt đối mạnh nhát là 40 m/s [29]
* Nhiệt độ không khí
Trang 26~ Nhiệt độ cao nhất: 39,8°C ~ Nhiệt độ thấp nhát: 22,8C [30] * Độ ẩm không khí ~ Độ âm tương đối trung bình năm: 83% ~ Độ ẩm trung bình thấp nhất 75% ~ Độ âm trung bình cao nhất 85% [30] * Lượng mưa
~ Tổng lượng mưa bình quân 2.504.57 mm/năm
~ Lượng mưa cao nhất vào tháng 10 - 11 (550-1.000 mm/tháng) ~ Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 1 - 4 (23-40 mm/tháng)
~ Số ngày mưa trung bình trong năm là 145 ngày, tháng ít mưa nhất trung bình có
5 ngày mưa (tháng 3); tháng mưa nhiều nhất có 20 ngày mưa (tháng 10); lượng mưa
ngày lớn nhất 332 mm Từ tháng 2 đến tháng 7 thường có mưa giông [30]
* Bão
Chịu ảnh hưởng của khí hậu Trung Trung Bộ, bão thường xuất hiện từ tháng 8
đến tháng 10, cá biệt có lúc xảy ra từ tháng 4 Bão xây ra thường kéo theo những trận
mưa và sóng biển lớn Theo thống kê nhiề ộ vào CLC chiếm tỉ lệ 24.4% tổng số cơn bão đổ bộ vào đất liền từ vĩ tuyến 17 trở vào [29] năm, số cơn bão
* Thúy triều
Chế độ thủy triều vùng CLC chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều và bán nhật
triều không đều Mỗi tháng có trung bình 3 ngày chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều,
tháng nhiều nhất có § ngày, tháng ít nhất có 1 ngày, thời gian còn lại chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều Triều ở vùng biển Quảng Nam thuộc loại triều yếu, biên độ triều trung bình khoảng 80 em, lớn nhất 150 cm
Do bị ảnh hưởng của chế độ triều phức tạp bao gồm chế độ bán nhật triều và nhật
triều, xen giữa có thời gian chuyển chế độ triều nên thời gian triều lên và thời gian
triều xuống cũng thay đôi rất phức tạp Trong những ngày nhật triều, thời gian triều lên
dài nhất là 18 giờ; trung bình 13,3 giờ; ngắn nhất là 12 giờ Thời gian triều xuống dài
nhất là 15 giờ, trung bình 11,5 giờ; ngắn nhất là 9 giờ [29]
1.3.4 Khu hệ thực vật, động vật 1.3.4.1 Đa dạng động vật
* Lưỡng cư - bo sát
Theo Phạm Thị Hoa và cộng sự, 2014 đã ghi nhận ở quần đảo CLC có 46 loài
Trang 27bộ) và 35 loài bò sát (thuộc 29 giống, 12 họ, 2 bộ) Khu hệ lưỡng cư bò sát CLC có
thành phần loài tương đồng nhất với KBTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Đã xác
định có 7 loài bò sát ếch nhái quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen ở CLC, bao gồm 7 loài bị đe dọa ở cấp quốc gia (Sách Đỏ Việt Nam, 2007); 3 loài được bảo vệ (Theo
nghị định 32/2006/NĐ-CP); 1 loài được bảo vệ (Theo nghị định 160/2013/NĐ-CP) và 3 loài được bảo vệ (Theo công ước CITES, 2013)
* Chim
Có 52 loài chim ghi nhan duge & CLC, c6 5 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn
nguồn gen Trong đó, có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 gồm: Ác là
(Pica pica) bic EN; Diều cá bé (Ichthyophagahumilis) bac VU; Béi cá lớn VU Cé 3 loai durge ghi trong Danh luc Dé IUCN, 2010 &
bậc NT gồm: Chích đuôi dài (Graminicola bengalensis); Bồng chanh rimg (Alcedo
(Megaceryle lugubris)
atthis hercules) va Diéu ca bé (Ichthyophagahumilis) [11]
Dang chú ý đây là nơi sinh sống của quần đàn chim yến hàng lớn thứ hai trong
cả nước phân bó ở các hang đảo trong quần đảo
* Thú
Thanh phân các loài thú hiện biết ở CLC bao gồm 10 loài thuộc 7 giống, 6 họ và
3 bộ, trong đó có 1 loài thú quý hiểm có giá trị bảo tồn nguồn gen được ghi trong Sách
Đỏ Việt Nam, 2007 (Khi vang - Macaca mulatta); 2 loai thú quý hiếm có giá trị kinh tế được ghi trong nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ (Khi vàng Afacaca mulata và Mèo rừng Prionailurus bengalensis) [2], [27]
1.3.4.2 Đa dạng thực vật
Hệ thực vật rừng tại đảo Hòn Lao rất phong phú, với diện tích nhỏ 1.317 ha Nhưng có số loài, chỉ, họ thực vật tương đương với các khu bảo tồn trong vùng sinh thái Nam Trung Bộ có diện tích lớn như KBTTN sông Thanh (Quảng Nam), KBTTN Bà Nà - Núi Chúa [3] * Đa dạng họ và chỉ Trong 130 họ thực vật được thống kê, ngành Hạt kín chiếm ưu thế với 112 họ chiếm 86% số họ và 454 chỉ chiếm 93% số chỉ Ngành thấp nhất là ngành Mộc tặc có 1 họ chiếm 0,07% và 1 chỉ chiếm 0,02% [3] * Đa dạng loài
Xét về số lượng loài trong các họ thực vật được thống kê có tới 21 họ có trên 10 loài Điều này cho thấy hệ thực vật rừng của vùng nghiên cứu khá đa dạng va mang
tính chất đảo rõ rệt
Trang 28roi nga (Verbenaceae) [3]
* Giá trị bảo tôn nguén gen
Theo Sách Đô Việt Nam năm 2007, trong tổng số 733 loài thực vật ghỉ nhận
Nguy
EN) , 7 loài thuốc cấp Sẽ nguy cấp (VU) Đáng chú ý là một số loài: Dó bau
(Aquilaria crassna); Gõ lau (Sindora tonkinensis); Song bột (Calamus poilanei); Lan được ở Hồn Lao có 14 loài nguy cấp, quý hiểm, trong đó 7 loài thuộc c
kim tuyến (Anoecfochilus setaceus) và các loài Tuế (Cyeas spp.) Đó là các loài vừa có
giá trị bảo tồn vừa có giá trị kinh tế đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không được bảo vệ tích cực trong thời gian tới [3]
1.3.5 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Đến năm 2016 xã Tân Hiệp có tổng số 602 hộ dân với 2.449 nhân khâu (trong đó nữ là 1147), mật độ dân số là 148 người/kmỶ, tốc độ tăng dân số trung bình mỗi năm là
0,79% Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,6 triệu đồng/người/năm, không có hộ nghèo (UBND xã Tân Hiệp) [49]
Nhìn chung nguồn lao động của địa phương chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ học vấn thấp Một bộ phận lao động trẻ có trình độ hơn thì đi đến các địa phương khác để tìm công việc làm ăn, sinh sống Số lao động hiện có mặt tại địa phương là
những người lớn tuổi và một bộ phận thanh niên có học lực thấp Hoạt động kinh tế
chính của cư dân địa phương là đánh bắt hải sản và làm dịch vụ du lịch Do vậy, đặc điểm lao động tại địa phương chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế trong tương
lai Cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã đảo Tân Hiệp được thống kê ở bang 1.1
229)
Tổng sản lượng đánh bắt trung bình hằng năm thê hiện trên 3 ngư trường CLC,
đặc trưng cho 3 vùng sinh thái khác nhau: Vùng rạn gần bờ là ngư trường của nghề lặn, một vùng nhạy cảm san hô, cỏ biển có sản lượng 60 tấn, vùng nền đáy cát bùn là
ngư trường của nghề lưới nôi có sản lượng 200 tắn, và vùng nước sâu là ngư trường
của nghề mành, nghề câu có sản lượng 300 tấn Khoảng 57,9% năng lực khai thác tập
trung vào vùng đáy nền cát bùn của thảm cỏ biên, 9,7% tập trung vào vùng rạn san hô
gần bờ, chỉ có 26,6% đánh bắt ở các vùng nước sâu Có thể thấy gần 70% năng lực khai thác tập trung vào các vùng nhạy cảm của rạn san hô, thảm cỏ biển nơi đang thé
hiện rất cao vai trò sinh thái quan trọng cần phải được quản lý cần thận mới đảm bảo khai thác bền vững Hơn 90% phương tiện khai thác giản đơn, công suất thấp chỉ đánh bắt quanh ngư trường vùng rạn như thúng chai phân bố theo lớp, theo công suất
Trang 29thác quá mức hải sản tại CLC [29]
Quan dao CLC khá giàu về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn lợi về
biển và rừng Tuy nhiên, sử dụng tài nguyên đất chỉ giới hạn trong khoảng 8 ha dat
ruộng không màu mỡ lắm tại hòn Lao, với một vụ sản xuất lúa trong năm Cùng với
một ít lao động liên quan đến các sản phẩm từ rừng, từ du lịch và bắt cua Đá Chăn
nuôi ít phát triển và theo kiểu chăn thả tự do trên đảo CLC nhập toàn bộ rau, trái cây và lúa gạo từ Hội An để phục vụ cho đời sống người dân trên đảo [29]
Bảng I.1 Nghè nghiệp cá nhân của cộng đông xã Tân Hiệp, thành phó Hội An srr] Tee nàn TH | ông [Ung | XI 1 | Nghề đánh cá % | 52 25 37 | 29 | 3575 2 | Bántạphóahàng quán | % | 6 9 6 17 | 95 3 | Nhân viên nhà nước % | 2 6 5 5 45 4 _ | Lao động phỏ thông % | 0 [15 1 0 4 5 | Lao động có tay nghề % 2 4 2 2 25 6 _ | Nghề nông và rừng % | 14 4 7 4 | 125 7_ | Làm nước đá % | 0 1 1 0 05 8 |Lamthué(nghébién) | % | 0 2 10 7| 475 9_ | Làm bánh mì % | 0 2 2 1 1.25 10 | Thợ máy % | 3 4 3 4 3.5 1l |Trunggian/buônrồi | % 1 1 3 2 | 175 12 | Sinh viên % | 0 1 1 2 1 13 | Nghề nội trợ % | 12 17 ul 15 | 1375 14 | Chế biến hải sản % 2 0 2 1 15 | Hoc sinh / trẻ con % | 4 5 2 [3.75 16_ | Người già / tàn tật % | 2 5 6 § | 525 Tổng số % | 100 | 100 | 100 | 100 | 100
(Nguôn: UBND xã Tân Hiệp, 2017)
g chủ yếu là nguồn nước mặt từ các suối
trong rừng được bảo vệ của CLC và từ các giếng đóng trong khu dân cư Trước năm
Nguồn nước ngọt cung cấp cho cộng
2016 tai CLC nguén điện được cung cấp vào buổi trưa và buổi tối bởi 2 máy phát điện
diezel (trưa từ 10h-13h, tối từ 18h đến 22h) với giá điện cao gắp 4 lần trong đất liền
Đầu năm 2016, đã có lưới điện quốc gia ra CLC bằng cáp ngầm vượt biển Đến thời
điểm năm 2016, CLC đã được đáp ứng nhu cầu về hạ tầng như các công trình xây
Trang 30trưng cho vùng đảo cũng đang được cộng đồng yêu cầu như cầu tàu tại Bãi Hương, nhà vệ sinh công cộng tại bãi Làng, nhà hội họp cộng đồng, các vấn đề bức xúc lớn về
nhu cầu được cung cấp nguồn nước sinh hoạt vào mùa khô, vấn đề vệ sinh, rác thải ô nhiễm môi trường (UBND xã Tân Hiệp) [29], [48]
Hình 1.4 Miếu tổ nghề yến ở Bãi Hương, đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm
(Ảnh: NLH Sơn)
“Theo điều tra năm 2015, khoảng 95% tông hộ gia đình có truyền hình màu, 100%
tổng số hộ gia đình và các cơ quan hành chính có điện thoại, 100% tổng số hộ gia đình có điện thấp sáng, đã có dịch vụ internet trên đảo Các dịch vụ du lịch trên đảo ngày càng mở rộng và phát triển CLC có một cộng đồng sống gắn bó, mật thiết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, hầu như không có tệ nạn xã hội và rất ít
cấp xảy ra ở đây (UBND xã Tân Hiệp) [29]
Trang 31
CHƯƠNG 2
DOI TUQNG, PHAM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C†
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Khả năng sống sót của chim Yến hàng non (Aerodramus germani Oustalet, 1876)
trong mùa sinh sản và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng 2.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Địa điễm nghiên cứu
Hang Khô thuộc đảo Hòn Khô Mẹ và hang Tò Vò thuộc đảo Hòn Lao, quần đảo Củ Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hình 2.1 Vị trí các hang yến trên các đảo thuộc quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam
(Nguôn: biên tập dựa trên ảnh chụp của Google Earth, 2017) 3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 - tháng 8 năm 2018 tương ứng với hai đợt
sinh sản của chìm yến hàng trong mùa sinh sản năm 2018 tai quan dao CLC, cu thé
như sau;
- Nhiệm vụ 1: Sử dụng dữ liệu camera và thiết bị đo các thông số nhiệt độ, độ
ấm, ánh sáng, tốc độ gió; xác định các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng sống
sót của chim yến trong mùa sinh sản 2018 Nhiệm vụ 1 được thực hiện xuyên suốt từ
Trang 32~ Nhiệm vụ 2: Sử dụng camera và quan sát kiểm tra thực tiễn tại hang yến bằng,
phương pháp tiếp cận sinh thái học của Odum (1971) về xác định mật độ tổ, số chim
bồ mẹ bị dính nước bọt trong quá trình xây tỏ, tỉ lệ đẻ trứng, trứng nở, tô rơi, chim rơi,
số con sống sót qua các giai đoạn Giai đoạn này được thực hiện vào tháng 5 - 8/2018 ~ Nhiệm vụ 3 (Thực hiện vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và đầu tháng 9 năm 2018
ứng với 2 mùa khai thác tổ): Sử dụng thước đo palmer điện tử để đo kích thước tổ ở vụ 1 và vụ2
~ Nhiệm vụ 4 (thực hiện vào tháng 6 - 8/2018):
sát trực tiếp tập tính của chim yến hàng từ lúc mới nở đến khi chim non rời tổ; xác
định số lần chim bố mẹ mớm mỗi cho chim non; phỏng vấn công nhân đội yến bổ
sung thông tin về các hoạt động ảnh hưởng đến chim yến ở các hang
dụng camera theo doi và quan
~ Nhiệm vụ S: phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu dưới sự hỗ trợ của GV hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn và đội quản lý khai thác yến Hội An Nhiệm vụ này được thực hiện từ tháng I - 8/2018
~ Nhiệm vụ 6 (thực hiện trong tháng 8/2018): Sử dụng phương pháp phân tích tư
duy hệ thống để xác định các giải pháp cứu hộ chim yến trong mùa sinh sản ở các
hang đảo yến dựa trên thực tiễn khảo sát nghiên cứu 2.3 Nội dung nghiên cứu
~ Nghiên cứu tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non qua từng giai đoạn phát triển ~ Nghiên cứu tập tính của chim yến hàng từ lúc mới nở đến khi chim non rời tổ ~ Xác định các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới khả năng sống sót của chim yến
trong mùa sinh sản
~ Đề xuất giải pháp cứu hộ chim yến hàng trong mùa sinh sản tại các hang đảo
yến ở quần đáo CLC
2.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Thiết bị nghiên cứu
Sử dụng thiết bị camera hồng ngoại nhiều mắt gắn ở hai hang Khô và hang Tò vò Máy quay phim, máy ảnh, ống nhòm, la bàn, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió Máy đo chiều dài bằng tỉa laser Cân điện tử Thước palmer Các phần mềm xử lý hình ảnh và bản đồ
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 3.4.2.1 Phương pháp hội cứu tài liệu
~ Kế thừa các tài
iệu nghiên cứu về CLC, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình;
Trang 33~ Kế thừa các tài liệu về nghiên cứu chim yến hàng tại quần đảo CLC nói riêng và
chim yến hàng nói chung ở Việt Nam, trên thế giới Phân tích các tài liệu của Ban
quản lý và khai thác yến Hội An cũng như các số sách theo dõi của đội bảo vệ các
hang yến đảo CLC
2.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
* Phương pháp nghiên cứu thực địa
~ Thăm hang định kỳ để xác định nơi ở của các loài thiên địch, các biện pháp hỗ trợ tiêu diệt thiên địch của công nhân yến
~ Khảo sát trực tiếp xác định đặc điểm nền đáy hang, hướng cửa hang, tọa độ địa
lý và đo dung tích hang
~ Khảo sát trực tiếp đẻ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tác động phù hợp cứu hộ
chim yến trong mùa sinh sản
* Nghiên cứu tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non qua từng giai đoạn phát
triển
* Phương pháp ô tiêu chuẩn của Odum (1971)
~ Mỗi hang nghiên cứu 3 ô tiêu chuẩn tại 3 khu vực khác nhau gồm khu vực gan
cửa hang, giữa hang và cuối hang
~ Theo phương pháp tiếp cận sinh thái học của Odum (1971), chúng tôi tiến hành
xây dựng ô tiêu chuân Im x Im trong hang dé theo dõi mật độ tổ, tỉ lệ % số trứng
Trang 34Tổng số trứng nở TT ở 3 OTC 6) Sốtứngnở:= —————————— 3 Tổng số chim non TT rời tô ở 3 OTC 8) Sốconrờitổ = —————————— 3 Số ời tô 9) TiErờitô = TT xI00 MĐT TBx2 10) Chim bố mẹ bị “Tổng số chim bó mẹ bị dính nước bot 6 3 OTC dính nước bọt = 5
* Aghiên cứu tập tính của chim yến hàng từ lúc mới nở đến khi chim non rời tổ ~ Lắp đặt 2 hệ thống camera hồng ngoại tại 2 hang nghiên cứu, theo dõi 24/24h
trong mùa sinh sản để theo dõi các hoạt động của chim non qua các giai đoạn tuổi từ
lúc nở tới lúc bay rời khỏi tô ở các OTC
~ Định kỳ trích xuất dữ liệu từ đầu ghi, đọc trên máy tính và thống kê, chuẩn hóa
số liệu
~ Xác định tỉ lệ sống sót chim non qua các giai đoạn tuôi, số lần mớm môi cho
chỉm non của chim bố mẹ theo công thức Ụ 2) 3) 4) Số chim non Tổng số chim non sống sót mỗi GÐ ở 3 OTC: sống sót mỗi GÐ 7 TT 3 x Số chim non sống sót mỗi GÐ Tỉ lệ sống sót mỗiGĐ = ———————_ x 100 MDT TB x2
Số lần mớm moi TB Số lần mớm môi TB mỗi GÐ củal5 tổ tại 3 OTC
mỗi GÐ ở mỗi hang m
Số lần mớm mỗi Tổng số lần mớm mỗi TB mỗi GD ở 2 hang
Trang 35* Xác
non h các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng sống sót của chim
~ Sử dụng thước đo điện tử, các thiết bị đo các yếu tố vô sinh (nhiệt độ, độ am, kích cỡ, hình thái tổ, khả năng bám dính của tổ
ánh sáng, gió), vị trí
~ Các yếu tố nhiệt độ, độ âm, ánh sáng, tốc độ gió trong hang được đo định kì mỗi
tháng 5 lần vào cùng thời điểm
~ Nhiệt độ, độ âm, ánh sáng, tốc độ gió trung bình trong hang mỗi tháng được tính bằng TBC của 5 lần đo ~ Nhiệt độ, độ âm, ánh sáng, tốc độ gió trung bình của mỗi hang được tính bằng TBC ciia 8 tháng ~ Xác định số tô bị rơi, số chim rơi theo tô do các nhân tố vô sinh tác động theo công thức: ca ng số tô rơi ở 3 OTC 1) Sétéroi | = —=——— 3 Số tổ rơi 2) Tilệtỗrơi = ——— x100 MDT TB
Tổng số chim roi theo t6 6 3 OTC
3) Sé chim non roi theo t6 = ————————
3
7 Số chim non rơi theo tô
4) Tilé chim roi theo t6 = ——————————— XI00
MDT TB x2
~ Quan sát trực tiếp tại hang yến và qua camera đề xác định các yếu tố thiên địch
ảnh hướng đến chim non trong mùa sinh sản
~ Quan sát qua camera xác định mức độ chăm sóc của chim bố mẹ và sự cạnh tranh giữa các cá thể chim non trong cùng một tổ Tỉ lệ chim rơi không theo tổ được tính theo công thức:
¬ Tổng số chim rơi không theo tổ ở 3 OTC
1) Số chim non rơi không theo tổ =
3
Số chim non rơi không theo tô
2) _ Tỉ lệ chỉm rơi không theo tổ x 100
MDT TB x2
~ Xác định ảnh hưởng của mật độ tô đến hiện tượng rơi trứng, tổ, chim non tại
hang nghiên cứu
Trang 36việc khai thác đến sự sống sót của chỉm non
~ Quan sát qua camera và quan sát bằng ống nhòm, bằng mắt thường tại 2 hang
nghiên cứu để theo dõi, thống kê, xác định hiện tượng rơi trứng, tổ, chim yến non
đàn
* Xây dựng giải pháp cứu hộ chim yén trong mùa sinh sản
~ Giải pháp tác động đến cấu trúc hang
~ Giải pháp tác động đến các nhân tố vô sinh ~ Giải pháp tác động đến các nhân tố hữu sinh
~ Giải pháp tác động của con người: bảo vệ hang, khai thác tổ, phát triển quần
2.4.3 Xứ lý số liệu
Trang 37CHƯƠNG 3
KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Nghiên cứu tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non qua từng giai đoạn phát
triển
3.1.1 Số trứng trong một lứa để
Quan sát camera, thống kê số lượng trứng trong I lứa đẻ ở 2 hang nghiên cứu, thu được kết quả trong bảng 3.1
Bảng 3.1 SỐ trứng trong | lita dé cia chim yén dao CLC Sốtô[ Tilệ | Số tổ Số tổ Số tổ đổ) | (%) | đỗ) (tổ) đổ) H.Khô | 6733 | 0,67| 0,99 | 62,00 | 92,08 | 333 133 H Tò Vò 3 0,33 | 0,62 | 49,67 | 93,72 | 2,00 1,00
Qua hình 3.1 cho thấy, số tô có 2 trứng là chủ yếu (chiếm 92,08% ở hang Khô,
93,72% ở hang Tò Vò); số tô 0 trứng chiếm 1,98% ở hang Khô, hang Td Vo chiếm 1,89%; số tổ 1 trứng chiếm 4,95%, hang Tò Vò chiếm 3,77%; số tô 3 trứng chiếm
0,99%.ở hang Khô, hang Tò Vò chiếm 0,62% Chim đẻ 3 trứng thường rất hiếm xảy
ra Đặc biệt qua dữ liệu camera, có trường hợp sau khi làm tổ, chỉ còn thấy một chim
đu bám tổ trong suốt thời gian sinh sản
Như vậy qua 2 hang nghiên cứu có thể thấy chỉm yến đảo CLC đẻ trung bình 2
trứng/ 1 lứa Tô và trứng chim yến đảo có dạng phô biến như trong hình 3.2
Hang Khô
Trang 38
Hình 3.2 Tổ trứng chìm yên CLC (ảnh NTA Nguyệt)
Trang 39Ở hai hang nghiên cứu, số trứng đẻ thực tế ít hơn số trứng trên lý thuyết Hang Khô 129,33/134,66 trứng chiếm tỉ lệ 96,04%; hang Tò Vò 102,33/106 trứng chiếm tỉ
lệ 96,54% Nguyên nhân do một số tô chim chỉ đẻ 1 trứng hoặc có tô không đẻ trứng
nào
Hang Khô có 121,67 chỉm non nở được, chiếm tỉ lệ 90,35%; hang Tò Vò có 96 chim non nở được, chiếm tỉ lệ 90,57%
Chim non nở ra ít hơn số trứng thực tế do nhiều nguyên nhân: tổ không có trứng
(Hang Khô 133 tổ, hang Tò Vò 1 tổ) không có chim non;
số tổ trứng bị rơi trong
quá trình ấp nở; có tô chỉ có 1 trứng nở Đặc biệt, có tô chỉ còn 1 chim ấp thì không nở
trứng nào Những tổ chỉ có 1 chim bố, mẹ có thé chim còn lại bị chết do các yếu tố
sinh thái tác động
Số chim rời tổ ở Hang Khô 94,33 con chiếm tỉ lệ 70,05%; hang Tò Vò 68,33 con chiếm tỉ lệ 64,46% Chim rời tổ thấp do tác động của nhiều yếu tố Trong thời gian sinh trưởng phát triển, sự cạnh tranh thức ăn 2 chim non trong 1 tổ khiến chim yếu hon
bj hat văng khỏi tổ
khiến cả chim và tô Cũng có thể do các yếu tố vô sinh, hữu sinh làm tổ bị bong chân i roi khỏi vách đá Có trường hợp trong thời gian tap bay, chim non kiệt sức, rơi xuống nền hang chết hoặc có thể bị địch hại săn mỗi khi tập bay ở cự ly ngắn trên đảo Đặc biệt, các tổ đẻ muộn, đến thời gian khai thác, chim non mới
trong giai đoạn tập bay, số chim này sẽ bị chết khi con người khai thác tổ
Tỉ lệ chỉm rời tổ ở hang Tò Vò thấp hơn ở Hang Khô (Hang Khô 70,05%; Hang
Tò Vò 64,46%) cho thấy các điều kiện sinh thái bất lợi tác động ở Hang Tò Vò mạnh
hơn ở Hang Khô
3.1.3 Mật độ tổ
Mật độ tổ được xác định ở 3 OTC, ứng với 3 vị trí gần cửa hang, giữa hang, cuối
hang ở 2 hang nghiên cứu được thể hiện qua hình 3.4
Ca 2 hang, OTC ở giữa hang chim làm tô đông đúc nhất (Hang Khô 86 tổ/mỶ,
Hang Tò Võ 65 tổ/m”), ô rong cùng làm tổ thấp nhất nhất (Hang Khô 45 tổ/mỶ, Hang Tò Vò 38 tổ
kiện vô sinh thích hợp nhất cho sự bám dính cũng như sinh trưởng phát triển của chim ˆ) Mật độ tổ khác nhau do giữa hang các yếu trúc hang, điều
Trang 4060
Ô tiêu chuẩn —H Khô ——H Tò Vừ
Hình 3.4 Biểu đỗ mật độ tổ tai các ô tiêu chuẩn
Hang Khô, OTC gần cửa hang và giữa hang, chỉm làm tổ sát nhau, nhiều vị trí các mép tổ dính liền Một số vị tri làm tổ của chim ở hang Tò Vỏ cũng xảy ra hiện
tượng dính tổ liên hoàn (hình 3.5) Điều này cho thấy chim có thể làm tổ cùng lúc tại các vị trí cạnh nhau trên vách hang Tuy nhiên mật độ quá dày ảnh hưởng nhất định
đối với sự tồn tại của chim yến hàng non
Hình 3.5 Tổ yến dinh mép liên hoàn (ảnh NTA Nguyệt)
Khi tổ được xây dựng ở quá sát nhau hoặc ở những vị trí quá góc cạnh, tổ yến có hình dạng méo mó, kích thước tổ nhỏ, không đảm bảo chất lượng Do đó, trứng dễ bị rơi, hoặc chim non sé dé rơi khỏi tổ hơn trong quá trình cạnh tranh thức ăn Hơn nữa
sức nặng của chim non làm chân tổ bị bong tróc dẫn đến cả chim non và tổ đều rơi
khỏi vách hang Thực tế dữ liệu camera và nhật ký thăm hang của đội yến cho thấy có