Luận văn Đời sống văn hoá thanh niên quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trình bày cơ sở lý luận về đời sống văn hóa của thanh niên, tổng quan về thanh niên quận Ba Đình, thành phố Hà Nội và đặc điểm của thanh niên quận hiện nay; khảo sát và đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của thanh niên quận Ba Đình hiện nay; chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế; đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển đời sống văn hóa lành mạnh cho thanh niên quận trong thời gian tới.
Trang 1BO VAN HOA, THE THAO VADULICH BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG PAI HOC VAN HOA HA NOL
LE THI KHANH
DG SONG VAN HOA CUA THANH NIEN QUAN BA BINH, THANH PHO HA NOI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NỘI, 2015
Trang 2BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL
seeenene
LÊ THỊ KHANH
Dé SONG VAN HOA CUA THANH NIEN QUAN BA BINH, THANH PHO HA NOI
Chuyên ngành: Văn hoá học Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM DUY ĐỨC
Trang 3LOLCAM DOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Duy Đức Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép
tir bat kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định
Tác giả luận văn
Trang 4MUC LUC
LOLCAM DOAN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT 3
DANH MỤC CÁC BẰNG BIỂU Seo
MO DAU ss - 5
Chương 1: DOL SONG VAN HOA CUA THANH NIÊN VÀ TONG QUAN VE
THANH NIEN QUAN BA DINIL 2
1.1 Những khát niệm chung — 1.1.1 Văn hoá và đời sống văn hoá 12 1.1.2 Khái niệm thanh niên và đời sống văn hóa của thanh niên 2 1.2 Tổng quan về quận Ba Đình và thanh niên quận Ba Đình 26
1.2.1 Đôi nét về Quận và đời sống văn hoá của quận Ba Đình 26
1.2.2 Khái quát về thanh niên và đặc điểm tâm lý của thanh niên quận
Ba Dinh 31
‘Tiéu két chuong 1 36 “Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA THANH NIÊN QUẬN
BA DÌNH 3
2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa thanh niên quận
Ba Dinh hign nay 37
2.1.1 Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 37 2.1.2 Tác động của kinh tế thị trường 39 2.1.3 Tác động của phát triển đô thị 4 2.1.4 Tác động của đường lối, chính sách phát triển văn hóa trong thanh
niên của Đảng và Nhà nước 4
2.2 Đời sống văn hóa của thanh niên quận Ba Đình 4 2.2.1 Giá trị định hướng đời sống văn hóa của thanh niên 4 2.2.2 Tham gia các hoạt động văn hóa 52
2.2.3 Mức độ tiếp nhận các sản phẩm văn hoá 66
2.2.4 Các thiết chế văn hố và cảnh quan, mơi trường văn hóa 69
Trang 52.3.1 Mặt tích cực 80 2.3.2 Mặt hạn chế = sense 82 2.4 Những vấn đề đặt ra 82
2.41 Tình tạng biến động về tư tưởng, ỗi sống 92 2.4.2 Sự bất cập về việc làm và về môi trường xã hội 9
“Tiểu kết chương 2 85
“Chương 3: PHUONG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO DOL SONG VĂN HOA 'CHO THANH NIÊN QUẬN BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI _
3.1 Dự báo nhu cầu đời sống văn hóa hiện nay 87 3.2 Phương hướng phát triển đời sống văn hoá của thanh niên quận Ba
Đình đến năm 2020 90
3.2.1 Quan điểm phát triển sự nghiệp văn hóa của quận Ba Đình 90
3.2.2 Định hướng mục tiêu phát triển đời sống văn hóa của thanh niên quận Ba Đình 92 3.2.3 Mục tiêu phát triển 97 3.3 Giải pháp nâng cao đời sine văn hoá cho thanh niên quận Ba Đình hiện nay on 98
33.1, Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho thành niên về việc xây dựng đời sống văn hóa của thanh niên 98 3.3.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 100
3.3.3 Đầu tư cơ sở vật chất 102
3.3.4 Giải pháp tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa 102 3.3.5 Giải pháp phát huy vai trò chủ thể của thanh niên trong xây dựng,
Trang 6DANH MUC CHU CAI VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CLB Câu lạc bộ
CNH- HĐH 'Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Trang 7DANH MUC CAC BANG BIEU
Stt Nội dung bảng thống kê Trang
1 | Bảng 2.1: Những phẩm chất thanh niên cần có để có th hội |_ 49
nhập quốc tế tốt hơn
2 | Bảng 2.2: Những đặc điểm văn hóa truyền thống của người| $1 'Việt Nam mà thanh niên cần phát huy trong giai đoạn hiện nay 3 Bang 2.3: Té nan xã hội hiện có trong thanh niên hiện nay 68 4 Bảng 2.4: Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của thanh niên 80
Trang 8MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
“Trong bắt kỳ quốc gia, dân tộc nào, thanh niên cũng có vai trò rất quan
trọng, họ chính là nguồn lực chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Quốc gia thịnh hay suy, phát triển hay không phát triển, một phần rất quan trọng phụ thuộc vào việc bồi dưỡng, phát huy vai trò của thanh niên
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định công tác thanh niên là công tác
quan trọng Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về
công tác thanh niên trong thời kỳ mới khẳng định
Sự nghiệp đôi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế: kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong công đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng [, tr2]
Nghị quyết 25-NQ/TW Hội nghị là
thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH đất nước tiếp tục khẳng định
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên
nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh gian kho,
sức khỏe và sáng tạo Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chat và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình, song do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội [3, tr.1]
Trang 9thần cho nhân dân, tạo ra những điều kiện tốt hơn cho việc đảo tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên Tuy nhiên trong bối cảnh tồn cầu hố và giao lưu quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện nay, cùng với cơ hội lớn để phát triển, chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về kinh
tế, xã hội và văn hoá Lực lượng thanh niên tuy đã được đào tạo nhưng còn
thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển và hội nhập,
đồng thời lại chịu sự tác động trực tiếp của mặt trái nền kinh tế thị trường như
sự phân hoá giàu nghèo, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo tiền bạc, coi thường giá trị văn hoá dân tộc
Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đắt nước là tiếp tục thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH Trong, giai đoạn này, nhiều giá trị mới về văn hóa, đạo đức góp phần tạo nên hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Đảng xác định con người là chủ thể giữ vị trí trung
tâm của sự phát triển: “Xã hội, đoàn thể, gia đình cẳn chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có
thức làm chủ, trách nhiệm công, dân; có trí thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tỉnh
‘than quốc tế chân chính” [15, tr.10]
Đối với thanh niên cần thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học
tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, xây dựng một thế hệ thanh niên ưu tú có đủ đức, tài có khả năng làm chủ khoa học, công nghệ đáp ứng,
được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhắn mạnh việc:
Xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc
Trang 10chẽ, thắm sâu vào toàn bộ đời sống XH, trở thành nên tảng tinh thần
vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển [15, tr 1] Nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, giữ vị trí trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, Quân Ba Đình hiện có khoảng tám vạn thanh niên, chiếm khoảng 40 % dân số toàn quận Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, bên cạnh những yếu tố tích cực; mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là đối tượng thanh niên Việc nhận thức rõ thực trạng đời sống văn hóa của thanh niên trong quận, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển đời sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn quận Ba Đình là yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Vì vậy tôi chọn đẻ tài “Đời sống văn hoá thanh niên quận Ba Đình thành phố Hà Nội” làm luận văn sau đại học chuyên ngành văn hoá học
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gắn đây, đời sống văn hoá là một trong những vấn đẻ
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý GS.TS Hoàng Vinh trong công
trình “Mấy vấn đẻ lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta hiện nay” đâm đà
đã nhắn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng nền văn hoá tiên
bản sắc dân tộc, đưa văn hoá thâm nhập vào đời sống hàng ngày của nhân dân
"Nhà nghiên cứu Thanh Lê trong cuốn “Van hod với đời sống xã hội” đã khẳng định tính cấp thiết của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đặc biệt cần coi trọng: Văn hố giáo dục, văn hố đơ thị, văn hoá kiến trúc, văn hoá lối sống, văn hoá gia đình
Nha nghiên cứu Dương Tự Dam với cuốn “Văn hoá thanh niên và
Trang 11PGS.TS Pham Duy Đức và một số tác giả khác trong cuốn “#foạr động giải trí ở đô thị Liệt Nam hiện nay ~ những vẫn đề lý luận và thực tiễn ” đã trình bày thực trạng và đề xuất những quan điểm đối với sinh hoạt văn hoá vui chơi
giải trí thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay Tác giả Nguyễn Viết Chức với công trình “Xây dựng £ tướng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đắt nước ” đã trình bày thực trang, quan điểm và các
giải pháp xây dựng đạo đức lối sống, đời sống văn hóa đối với người dân thủ đô Hà Nội
Một số sinh viên của trường Đại học văn
xây dựng đời sống văn hoá trong luận văn tốt nghiệp của mình
lä nghiên cứu về đề tài
~ Luận văn Thạc sỹ văn hoá học của tác giả Nguyễn Phong Thu (khoá 8 năm 2002 ~ 2005) “Định hướng giá trị văn hóa cho thanh niên nông thôn ở Sóc Sơn”
~ Luận văn Thạc sỹ văn hóa học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa
(khoá 2011 ~ 2013) “Đời sống văn hóa trên địa bàn thành phổ Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ"
~ Luận văn Thạc sỹ văn hoá học của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Giang (khóa 2005 ~ 2008) “Đời sống văn hoá tỉnh thần của sinh viên Học viện báo
chí và tuyên truyền hiện nay ”
Các luận văn đều đi sâu nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa của quần chúng nhân dân, thanh niên, sinh viên tại các địa bàn khác nhau, đồng, thời đưa ra các giải pháp về quản lý và nâng cao hiệu quả việc xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở
Tại Quận Ba Đình, Ban Tuyên giáo Quận ủy đã có chuyên đề “Tăng
Trang 12
tư tưởng đoàn viên thanh niên quận Ba Đình ” Chuyên đề chỉ rõ thực trạng và nêu các giải pháp nhằm định hướng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho
đoàn viên, thanh niên quận Ba Đình trong giai đoạn hiện nay
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về đời sống
văn hóa thanh niên quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Vì vậy, kế thừa những
thành tựu nghiên cứu về đời sống văn hóa thanh niên,
đời sống văn hóa thanh niên quận Ba Đì
sẽ đi sâu nghiên cứu về:
thủ đô Hà Nội với mong muốn góp phần nhận thức rỡ thực trạng đời sống văn hóa của thanh niên ở quận Ba Đình hiện nay, phát hiện ra những mặt thành tựu, hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa của thanh niên quận Ba Đình trong thời gian tới
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về đời sống văn hoá của thanh
niên và thanh niên quận Ba Đình Luận văn đi sâu khảo sát và đánh giá thực
trạng đời sống văn hoá của thanh niên quận Ba Đình hiện nay, qua đó đề xuất
các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng đời sống văn hoá của thanh niên quận Ba Đình trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ
Những nhiệm vụ của đề tài đặt ra
~ Tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về đời sống văn hoá của thanh
niên và đặc điểm của thanh niên quận Ba Đình hiện nay
~ Khảo sát và đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của thanh niên quận
Ba Đình hiện nay, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những,
hạn chế
Trang 134 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 41 Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng hệ thống quan điểm chủ nghĩa Mác ~ Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lỗi của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá làm cở sở lý luận, phương pháp luận, lấy hiện thực đời sống văn hoá của thanh niên quận Ba
Đình làm cơ sở thực tiễn cho luận văn
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau để quyết các vấn để và nhiệm vụ do đề tài đặt ra: ~ Phương pháp logic và lịch sử ~ Phương pháp điều tra XHH ~ Phương pháp phân tích — tổng hợp ~ Phương pháp thống kê — so sánh $ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Š.1 Đối tượng
Đối tượng là nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá của thanh niên quận Ba Đình hiện nay
5.2 Pham vi nghién cứu
~ Không gian: Phường Nguyễn Trung Trực, Đội Cắn, Thành Công ~ Thời gian khảo sát và đánh giá: từ năm 2005 đến nay
$.3 Khách thể nghiên cứu
Thanh niên đường phố thuộc địa bàn 3 phường Nguyễn Trung Trực,
Trang 14
6 Những đóng góp cia dé tai
Thông qua việc hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đời sống văn hoá của thanh niên, luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng dời sống văn hoá của thanh niên quận Ba Đình hiện nay, chỉ rõ những mặt tích cực, hạn chế Đồng thời luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng xây dựng đời sống văn hoá cho thanh niên quận Ba Đình trong thời gian tới
Kết quả của luận văn sẽ là một tải liệu tham khảo hữu ích đối với công tác
nghiên cứu và học tập về chuyên ngành văn hóa học, làm tải liệu tham khảo cho cá nhân và tổ chức tham gia lãnh đạo, quản lý văn hóa hiện nay
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương l: Đời sống Ba Đình hiện nay hóa của thanh niên và tổng quan về thanh Chương 2: Thực trạng đời sống Ba Dinh
hóa cũa thanh niên quận Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao đời sống cho
Trang 15Chuong 1
ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA THANH NIÊN
VA TONG QUAN VE THANH NIEN QUAN BA Di
1.1 Những khái niệm chung 1.1.1 Văn hoá và đời sống văn hoá 1.1.1.1 Quan niệm văn hóa
'Văn hóa là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định Cho
đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa, do các nhà nghiên cứu về
văn hóa, các tổ chức và các quốc gia trên thể giới công bổ,
Ở phương Tây, thuật ngữ văn hóa có nguồn gốc từ tiếng Latinh (Cultus), nghĩa là gieo trồng, sau chuyển nghĩa thành vun trồng trí tuệ con người Vào thời cận hiện đại, khái niệm văn hóa được sử dụng phổ biến dé chỉ trình độ học vấn, học thức, trí thức, phép lich sự Do nhu cầu phản ánh các hoạt động xã hội, khái niệm văn hóa đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt chỉ trí tuệ của con người cũng cần được gieo trồng, vun xới
như cây cối, văn hóa là việc gieo trồng trí tuệ cho con người
Ở phương Đông, trong ngôn ngữ Trung Hoa cổ đại, văn hóa xuất
hiện với hai nghĩa, văn hóa là “nhân văn giáo hóa” và “văn trị giáo hóa”
Nghĩa thứ nhất, văn hóa là “nhân văn giáo hóa” tức là tác động đến cá
thứ hai văn hóa là
nhân, biến sinh thể người thành con người xã hội Ngl
“văn trị giáo hóa”, văn trị là lấy đức để giáo hóa, đưa con người vào trật tự
ky cương, phép tắc, lễ nghĩa mà tổ chức, quản lý, cai trị họ, xem “văn trị”
đôi lập với “vũ trị” Nêu như theo cách hiệu thứ nhất văn hóa là “nhân văn
giáo hóa”, đem văn hóa tác động vào cá nhân thì theo cách hiểu thứ hai
“van tri giáo hóa” là đem văn hóa tác động vào cộng đồng để tổ chức cộng
Trang 16'Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, khái niệm văn hóa đều có nghĩa tương đồng với nhau, con người muốn hoàn thiện phải được văn hóa hóa
Trong quan niệm triết học, văn hóa được biểu thị như phương thức hoạt
động của con người bao chứa toàn bộ các sản phẩm vật chất tỉnh thin do con
người sáng tạo ra cũng như năng lực phát triển của chính bản thân con người
'Văn hóa có mặt ở bắt cứ hoạt động nào của con người Như vậy, có thể khẳng, định, văn hóa là tổng hòa các giá trị mà con người sáng tạo ra trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm:
Vi lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ
những sáng tạo và phat minh đó tức là văn hóa [32, tr431]
Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là toàn bộ những gì
đo con người sáng tạo ra, là "thiên nhiên thứ hai”, ở đâu có con người, quan
hệ giữa con người với con người thì ở đó có văn hóa
Năm 1988, UNESCO phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa
(1988 — 1997), ông Federico Mayor (nguyên tổng giám đốc UNESCO) đã đưa ra khái niệm: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các
nhân và cộng đồng, trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt
động sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên hệ thống giá trị, các truyền thống, thị
hiếu, đặc trưng riêng của mỗi dân tộc”
‘Nhu vay, có thê hiểu, văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người trong
Trang 17nhiên và xã hội, tạo ra những chuẩn mực, những giá trị làm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người nhằm vươn tới chân — thiện - mỹ
1.1.1.2 Khái niệm đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là một thuật ngữ khoa học, khái niệm này ra đời vào
thé ky XX Thuật ngữ đời sống văn hóa hiện nay đang được sử dụng rất nhiều
trên các phương tiện thông tìn đại chúng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa thực sự về “Đời sống văn hóa” thật hoàn chinh Dưới nhiều
sóc nhìn khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa
ra một số quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa
Theo đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, đời sống được định nghĩa là: "Hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung” [46, tr670] Theo từ điển bách khoa mở, thì ngoài nghĩa nói trên, đời sống
còn được hiểu là phương tiện để sống, lối sống của cá nhân hay tập thể Đời
ig của con người bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có liên quan
mật thiết với nhau, chẳng hạn như: đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống xã hội, đời sống văn hóa
“Theo giáo sư Hoàng Vinh trong công trình nghiên cứu “Mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta” cho rằng:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó) Xét về một phương diện khác, đời sống
văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm lĩnh [40, tr268]
Định nghĩa này về cơ bản đã phản ánh được cấu trúc của đời sống văn
Trang 18cách diễn đạt như thể chưa làm rõ được bản chất của đời sống văn hóa vì chỉ
nêu các yếu tố cấu thành ở thể biệt lập
PGS.TS Nguyễn Hữu Thức trong công trình “Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng ~ văn hóa” đưa ra một quan niệm khác:
Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh
động các hoạt động của con người trong môi trường sống đề duy trì,
đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo
những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác
động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng
cao chất lượng sống của chính con người [37, tr.35],
Trong cuốn “Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của
Đảng”, các nhà khoa học khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa ~ Hoe viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể các hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu
tỉnh thần thì giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức
là một nhân cách văn hóa [27, tr434]
Tiếp cận theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lĩnh vực văn hóa có thê được hiểu như sau: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn
đề cần chú ý, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tằng” (Báo cứu quốc, số
ra ngày 8/10/1945) Bởi vì Người cho rằng phải xây dựng kinh tế, xây dựng,
cơ sở hạ tầng thì mới có nền tảng, có điều kiện để xây dựng và phát triển văn
Trang 19Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước Nhưng,
phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta [32, tr.37]
Từ quan niệm này, có thê thấy rằng Người coi đời sống văn hóa là đời sống tỉnh thần Trong nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng cộng sản 'Việt Nam cũng cho rằng: “Văn hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây sự phát triển kinh tế, xã hội” [16, tr44] Điều này cũng được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tỉnh thần của xã hội, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc té” [16, tr.56]}
Từ cách hiểu trên đây về đời sống văn hóa và các lĩnh vực văn hóa, trong phạm vi, yêu cầu của đề tài nghiên cứu,
p thu và phát triển quan niệm của giáo s Hoàng Vinh, có thể đưa ra quan niệm như sau:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, là phức thể những hoạt động của con người trong sáng tạo, lưu giữ và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng sống của con người và xã hội
Đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (Các sản phẩm văn hóa
vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó)
Hay nói cách khác, đời sống văn hóa là một bức tranh hiện thực sống
động các hoạt động của con người với sự hỗ trợ của các thiết chế văn hóa và sản phẩm văn hóa nhằm sáng tạo, hưởng thụ và lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa kết tỉnh trong những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, nâng,
Trang 201.1.1.3 Cấu trúc của đời sống vẫn hóa
'Có thể nhận thấy đời sống văn hóa không phải là số cộng của các sản
phẩm văn hóa, các năng lực văn hóa của con người cũng như số cộng của các yếu tố văn hóa trong những nhóm người riêng lẻ Đời sống văn hóa phải là
tổng thể những hoạt động sống của con người cùng với các giá trị văn hóa vận
động trong sự tương tác giữa quá khứ và hiện đại, giữa con người và môi trường, giữa cá nhân và cộng đồng
'Như vậy cầu trúc của đời sống văn hóa gồm các thành tố cơ bản:
+ Chủ thể hoạt động văn hóa
+ Hệ thống các giá trị văn hóa
+ Hệ thống các thiết chế văn hóa và cảnh quan văn hóa + Các hoạt động văn hóa
Chủ thể hoạt động văn hóa
Con người, với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, là yếu tố khởi đầu trong cấu trúc của đời sống văn hóa Con người sáng tạo ra văn hóa như một phương thức tồn tại đặc thủ Khi các giá trị văn hóa đã được xác lập,
con người tái tạo và sử dụng chúng như một phương tiện dé thỏa man những
nhu cầu vật chất và tỉnh thằn của mình, khiến cho đời sống của con người không phải là những hoạt động bản năng sinh tồn và làm cho đời sống của con người khác với loài khác Chỉ có con người mới có đời sống văn hóa, con
người mới tạo nên đời sống văn hóa Mặt khác, con người cũng là sản phẩm
của đời sống văn hóa Con người tham gia vào đời sống văn hóa với vai trò
chủ thể nhưng đồng thời cũng là đối tượng Chính trong đời sống, những năng
lực văn hóa của nó được nuôi dưỡng và bộc lộ Có đời sống văn hóa của cá
nhân, của những nhóm người và của cả xã hội, tắt cả tương tác nhau trong sự
Trang 21Hệ thống các giá trị văn hóa
'Văn hóa bao giờ cũng là một hệ thống có các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn Giá trị là
hạt nhân của văn hóa và đời sống văn hóa Đời sống văn hóa giống như một thứ biểu đồ phản ánh sự sáng tạo, truyền bá và tác động các giá trị thông qua hoạt động sống của con người
Giá trị văn hóa được xem là sự kết tỉnh những thành tựu của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thể giới và cải tạo chính bản than, Đó là những phẩm chất cao quý, có ý nghĩa mà cả xã hội cùng ao ước và chia
sẻ VD: lòng yêu nước, lòng nhân ái, đức tính bao dung, tỉnh thần đoàn kết Giá trị không tồn tại riêng lẻ mà hợp thành một hệ thống phản ánh quan
niệm thống nhất của một cộng đồng về ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng
trong đời sống Do vậy, giá trị như hạt nhân tinh thần liên kết cộng đồng, là
tắm biển chỉ dẫn hành vi của con người Các nhà nghiên cứu Nga cho rằng
với tư cách là yếu tổ điều chỉnh, giá trị “thống trị” đời sống văn hóa
Có nhiều quan niệm về hệ thống các giá trị Nho giáo Trung Hoa dé
cao trung, hiếu, tiết, nghĩa Trong khi đó, người Nhật dé cao thiện - ích - mỹ Nếu xem xét hoạt động sống của con người từ ba góc độ nhận thức, hành động và cảm xúc, chúng ta thấy hệ giá trị văn hóa bao gồm ba phạm trù cơ bản là: Chân — Thiện = Mỹ Trong đó, Chân là đối tượng của nhận thức và sáng tạo khoa học, Thiện là đối tượng của nhận thức và hành vi dao dite, My là đối tượng của nhận thức và hoạt động thắm mỹ - nghệ thuật, Chân, Thiện và Mỹ thống nhất nhau, phản ánh quan niệm của con người về những mối quan hệ ứng xử với tự nhiên và xã hội, khả năng sáng tạo theo các quy luật của cái đẹp con người Phạm trù Chân ~ Thiện ~ Mỹ đã hàm nghĩa phân biệt
với các hiện tượng phản giá trị đối lập như: giả - ác - xấu Điều này cũng cho
Trang 22hướng ngày càng tiếp cận và khẳng định các giá trị Chân - Thiện - Mỹ, đấu
tranh với cái phản giá trị (cái giả - ác = xấu) trong con người và xã hội
Giá trị vận động trong đời sống tạo ra những hiệu ứng có cường độ và ý
nghĩa khác nhau Cường độ và ý nghĩa của nó phản ánh mức độ lành mạnh,
tốt đẹp của đời sống Nếu cá nhân khao khát tìm kiếm ý nghĩa cho các hành
động của mình, giá trị sẽ có sức hút đặc biệt với anh ta Một nền văn hóa phát
triển cũng như một cá nhân có trình độ văn hóa cao thì phải có khả năng đồng
hóa, tổng hợp các giá trị, khả năng phản ứng linh hoạt trước các tác nhân bên
ngoài Điều này đưa tới hiện tượng chuyển đổi giá trị khi có sự biến đổi của điều kiện kinh tế, chính tri, xã hội Xu hướng của sự chuyển đôi này phản
ánh trạng thái của đời sống văn hóa
Đời sống là sự đan xen những mồi quan hệ đa dạng của con người Xét từ mặt tính chất của hoạt động, có quan hệ giao tiếp bình thường, có quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ pháp luật Nhìn theo phạm vi giao tiếp có quan hệ trong gia đình, quan hệ làng xóm, quan hệ trong cơ quan Lấy chủ
thé làm cơ sở thì có quan hệ cá nhân và cá nhân, cá nhân và cộng đồng, dân
tộc này và dân tộc khác Khái quát nhất, lầy con người là trung tâm thì có
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân nó,
Trong tắt cả những quan hệ ấy đề tại các giá tri văn hóa: văn hóa vừa la
hình thức, vừa là nội dung của ứng xử trong các quan hệ Cái bắt tay giữa hai
thân có ý nghĩa và sự tiếp xúc, cộng cảm giữa những giá trị văn hóa thong qua hai chủ thể Từ đây mà có nhà nghiên cứu xem văn hóa là kiểu quan hệ:
kiểu quan hệ với tự nhiên của cư dân nông nghiệp lúa nước khác với kiểu quan hệ với tự nhiên của người du mục
Trang 23Con người biểu hiện năng lực văn hóa trong các quan hệ Ở cấp độ cộng,
đồng, sự lành mạnh của các quan hệ là thước đo sự lành mạnh của đời sống
Hệ thối
lự các hoạt động văn hóa
Xét theo nghĩa rộng nhất của văn hóa, hoạt động sống nào của con
người cũng chứa đựng các giá trị văn hóa, từ ăn, mặc, ở, đi lại đến giao tiếp,
vui choi Tuy nhiên, giá trị văn hóa trong các hoạt động này chỉ tồn tại như
là giá trị người của tắt cả mọi hoạt động sống nói chung và chưa phải là mục
đích trực tiếp Vì vậy, hoạt động văn hóa ở đây được hiểu là những hoạt động mà mục
và nội dung trực tiếp của nó là các giá trị Chân - Thiện - Mỹ Đó chính là quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và tiêu dùng các giá trị văn hóa Thông qua hoạt động này, giá trị sẽ được sản sinh, vận động và lan tỏa trong đời sống Với tư cách là loại hoạt động mang tính sáng tạo, thể hiện một cách tập trung nhất năng lực văn hóa, khả năng sáng tạo theo các quy luật của cái đẹp của cá nhân và cộng đồng
Hoạt động sáng tạo, bảo quản, truyền bá các giá trị văn hóa có thể là
hoạt động của cá nhân nhưng nó luôn diễn ra trong mối liên hệ với cộng đồng Nói cách khác, nó luôn mang tính xã hội Sáng tao, bio quản hay phân phối luôn lấy công chúng, nhân dân làm đối tượng hướng tới Công chúng phải là
một thành tố của những hoạt động này Ở chiều ngược lại, công chúng, cụ thể
hơn là sự tiêu dùng của công chúng sẽ định hướng cho các hoạt động nói trên,
Sự liên thông giữa các yếu tố này cho thấy hoạt động văn hóa diễn ra có đối
tượng và mục đích, có “dia chi” và có hiệu quả tác động
'Hoạt động văn hóa là hoạt động đáp ứng trực tiếp nhu cầu văn hóa của
nhân dân Đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú phải được biểu hiện qua sự lành mạnh và đa dạng của các dạng hoạt động văn hóa, mức độ tham gia của người din Dựa vào thực tế hiện nay, các nhà nghiên cứu đã khái quát
Trang 24«_ Hoạt động thông tin — tuyên truyền cổ động
+ Hoạt động CLB
«Hoạt động thư viện, đọc sách báo
«_ Hoạt động bảo vệ di sản văn hóa và giáo dục truyền thống
«_ Hoạt động văn nghệ quần chúng
«_ Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa và nếp sống văn hóa + Hoạt động thé đục thể thao, vui chơi giải trí
« Hoạt động xã hội từ thiện v.v
Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa
Thiết chế văn hóa đóng vai trò là nơi lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hoá của cộng đồng đến từng cá nhân Đó là môi trường vật chất, là “đường dẫn” đảm bảo cho các hoạt động văn hóa bao gồm sáng tạo, bảo quản, truyền bá và hướng thụ các giá trị văn hóa diễn ra trong đời sống xã hội
Các thiết chế cơ sở vật chất văn hóa như: Thư viện, Bảo tàng, Nhà truyền thống, CLB, Nhà hát, Trung tâm văn hóa, Phương tiện thông tin đại chúng, Intemet là nơi các hoạt động văn hóa diễn ra một cách tập trung,
phan ánh những giá trị kết tinh của đời sống văn hóa cộng đồng Nó chính là
chiếc cầu nối giữa sáng tạo và thưởng thức, giữa văn hóa quá khứ và công
chúng đương thời Những thiết chế này đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân
dan, qua đó tuyên truyền tư tưởng, giáo dục và nâng cao trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ của công chúng Mỗi nền văn hóa thường có một kiểu thi
chế đặc trưng Sự đa dạng và hoàn thiện của các thiết chế này cho thấy nhịp
độ và trình độ của đời sống văn hóa nói chung Trong kiện bùng nỗ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học — công nghệ, thiết chế văn
Trang 25mà đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa diễn ra một các cụ thê và Đảng, Nhà nước
không thể buông lỏng sự lãnh đạo và quản lý trên lĩnh vực này
Các thiết chế xã hội ~ văn hóa bao gồm các tổ chức có chức năng giáo hóa con người theo những chuẩn mực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội Đây là môi trường trực tiếp di truyền gen văn hóa của cộng đồng cho các cá nhân Thiết chế xã hội ~ văn hóa gần gũi nhất với con người chính là gia đình và nhà trường Thiết chế xã hội - văn hóa làm tốt chức năng của nó, sẽ cung cấp cho xã hội những “sản phẩm” chất lượng cao, trực tiếp tạo nên con
người văn hóa
Bên cạnh đó, cảnh quan văn hóa là những sản phẩm tồn tại trong quan hệ tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội bao gồm các thắng cảnh tự nhiên, công trình kiến trúc, công trình xây dựng, đường phố,
các tượng đài Cảnh quan văn hóa là môi trường vật chất ~ văn hóa mà trong
đó con người sinh sống Nó biểu hiện bể mặt trực tiếp của đời sống văn hóa Qua kiến trúc cảnh quan môi trường, trật tự, vệ sinh đô thị ít nhiều có thể
khái quát đời sống văn hóa của dân cư Tuy chỉ là không gian vật chất do con người tạo ra nhưng cảnh quan văn hóa lại có tác động nâng đỡ, điều chỉnh, giám sát hành vi con người Bên trong cảnh quan chứa đựng những chuẩn mực của cộng đồng, bao phủ trong nó là sự lan tỏa thằm lặng của các giá tri văn hóa, ví như khi bước vào chùa, nhà thờ, người ta có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm, thanh tịnh của một cõi linh thiêng nào đó
ố trong hệ thống cấu trúc của đời sống văn hóa có mối quan
bó nhau, trong đó, giá trị văn hóa là yếu tố trung tâm Con
người, với vai trò là chủ thể, là “kiến trúc sư” của đời sống văn hóa sẽ điều
hành các quan hệ, các hoạt động, các thiết chế và cảnh quan văn hóa hướng, về giá trị văn hóa Từ đây, con người ngày càng được xã hội hóa và văn hóa
Trang 26“Tóm lại, đời sống văn hóa được biểu hiện trong mọi hoạt động sống của con người Nếu như đời sống vật chất hay đời sống tinh thần là các khái
niệm chỉ những hoạt động sống của con người, thì đời sống văn hóa là khái
niệm có tính bao trùm, thẻ hiện cụ thể mặt giá trị của đời sống vật chất và đời
sống tỉnh thần của con người Thiếu đi ý nghĩa văn hóa, đời sống của con
người chỉ là một chuỗi các hoạt động hướng tới nhu cầu bản năng Khái niệm
đời sống vật chất hay đời sống tinh thần chỉ hàm chứa phương tiện, nội dung
sinh hoạt, đó là những phương diện tồn tại cho mình, cho cá nhân Trong khi đó, khái niệm đời sống văn hóa phản ánh trình độ đáp ứng và xử lý hai loại
nhu cầu nói trên, hàm chứa những mối quan hệ xã hội nhiều chiều
Trên đây là quan niệm về đời sống văn hóa và cấu trúc của đời sống văn hóa Nội hàm của cấu trúc đời sống văn hóa chính là cơ sở để khảo sát
đời sống văn hóa thanh niên ở một hoặc nhiều địa bàn cụ thể
1.1.2 Khái niệm thanh niên và đời sống văn hóa của thanh niên 1.1.2.1 Khái niệm thanh nién
Thanh niên là những người trẻ tuổi có những đặc trưng về độ tuổi và tính cách nhất định Điều I Luật thanh niên của Việt Nam được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI có ghi: “Thanh niên quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi
tu
Trên thế giới, các nước cũng có quy định về độ tuổi thanh niên không
giống nhau: nhiều nước quy định từ 18 - 24 tuổi hoặc từ 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 ~ 30 tuổi, có nước quy định tuổi “trằn” của thanh niên là 29 tuổi (Trung Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh), thậm chí tới 40 tuổi
(Malaysia) Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi thanh niên được quy định rất
khác nhau giữa các nước trên thế giới
“Thanh niên cũng được hiểu là một lực lượng chính trị - xã hội có vai trò
Trang 27khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên
được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và
nguồn lực con người”
Xét ở phương diện xã hội, thanh niên là một cộng đồng dân cư nhạy cảm
nhất với những cái mới, bởi họ chính là những người đang trong quá trình hoàn
thiện nhân cách và luôn có nhu cầu khẳng định bản sắc riêng của mình Vì vậy
hơn ai hết, họ là nhóm người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của những yếu tố văn minh, văn hóa mới trong quá trình tiếp biến văn hóa Đặc trưng của thanh niên là sàng tiếp nhận những tính cách năng động, sáng tạo, thích cái mới Do đó, họ cái mới é làm mới chính bản thân mình Họ chính là bộ phận dân cư có khả
năng chiếm lĩnh nhiều nhất những cơ hội như trỉ thức mới, kỹ năng mới, phương
tiện mới, điều kiện học tập và cơ hội việc làm cũng như những phương tiện hiện
đại nhất hỗ trợ cho việc hội nhập của họ với xã hội hiện đại luôn biến đổi Cùng với những cái mới tiền bộ, họ cũng dễ dàng tiếp nhận cả những tệ nạn và thói hư: tật xấu (như nạn mại dâm, nghiện hút, game online và những biểu hiện của lối
sống thực dụng, vị kỷ, buông thả, lối hành xử bạo lực )
Dưới góc độ văn hóa, thanh niên được hiểu là lớp người kết nối và kế
thừa có chọn lọc những truyền thống văn hóa của thể hệ trước, đồng thời tiếp
thu có chọn lọc văn hóa nhân loại và sáng tạo các giá trị văn hóa mới phù hợp Trong con người thanh niên, vừa chứa đựng những giá trị văn hóa của thể hệ cha anh họ, vừa mang những giá trị văn hóa của thế hệ họ và hàm chứa các nhân tố hình thành các giá trị văn hóa của tương lai
Từ những phân tích và cách nhìn nhận trên, có thé rit ra kết luận: Thanh
Trang 28tuôi nhất định (từ 16 đến 30 tuổi) có mặt trong tat cả các giai cắp, tầng lớp xã
hội, dân tộc, các lĩnh vực hoạt đông của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặc trưng về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai Khác
với một số đối tượng xã hội khác, thanh niên cần được hỗ trợ, định hướng, giáo
cdục để tự làm chủ bản thân, tham gia quản lý và đóng góp cho xã hội
1.1.2.2 Đời sống văn hóa của thanh niên
Thanh niên là một đối tượng quan trọng trong các hoạt động sáng tạo
và cảm thụ văn hóa Văn hóa thanh niên khác với văn hóa công đồng xã hội nói chung ở một số hình thức biểu hiện (về độ tuổi, dân tộc, giai cấp xã hội và lối sống ) Nhà nghiên cứu thanh niên và văn hóa thanh niên Đặng Cảnh Khanh cho rằng, văn hóa thanh niên là hiện tượng văn hóa đặc biệt, có những, đặc trưng khác như: tính mới mẻ và khác biệt; sáng tạo và năng động; trẻ trung và sôi động, hỗn nhiên và trong sáng, tính nhân văn, nhân đạo; tính
công cảm lớn Văn hóa được hình thành trên nền tảng của một cơ cấu kinh
tế, bị tác động chỉ phối bởi kinh tế của một địa phương, khu vực Văn hóa thanh niên và đời sống văn hóa thanh niên tồn tại khách quan trong mối quan hệ với đời sống văn hóa cộng đồng Từ một số quan niệm cơ bản trên có thể rút ra khái niệm đời sống văn hóa thanh niên như sau: Đời sống văn hóa thanh niên là tổng thể sống động các hoạt động của chế văn hóa nÌ
cộng đồng thanh niên với sự hỗ trợ của các thi sdng tao,
Iueémg thu và hưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa kết tỉnh trong những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thẻ, nhằm thỏa mãn các như cầu của thanh
niên và nâng cao chất lượng sống của thanh niên và cộng đông
'Sự phân tích trên cho thấy trong mỗi quan hệ giữa văn hóa và đời sống
Trang 29giá trị của con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Như vậy, đời sống văn hóa thanh niên là sự phản ánh hoạt động phát huy sức mạnh bản chất người vào trong cuộc sống để hoàn thiện xã hội và hoàn thiện chính bản thân thanh niên
"Những sáng tạo giá trị của cá nhân thanh niên và xã hội chỉ được diễn ra trong các hoạt động của đời sống xã hội Xét cho cùng, xây dựng đời sống văn hóa thanh niên chính nhằm tạo ra môi trường văn hóa để phát triển, hoàn
thiện con người thanh niên với tư cách là chủ thể sáng tạo
1.2 Tông quan về quận Ba Đình và thanh niên quận Ba Đình 1.2.1 Đôi nét vé Quận và đời sống văn hoá của quận Ba Đình 1.2.1.1 Lịch sử quận Ba Đình
Ba Dinh von la tên một chiến khu ở Nga Sơn (Thanh Hóa) - Một căn
cứ chống Pháp nỗi tiếng vào nita thé ky XIX Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ba Dinh được đặt tên cho vườn hoa ngã sáu phía sau vườn Bách Tháo Ngày 31/5/1961, khu phố Ba Đình được chính thức thành lập trên cơ sở sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và ba xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía Nam Hồ Tây Năm 1981, khu phố Ba Đình được đổi tên thành Quận Ba Đình gồm 15 phường Quân Ba Đình có diện tích 9,29km2 voi hơn 24 vạn dân, phía Bắc giáp quận Tây Hỗ, phía Đông giáp quân Hoàn
Kiếm, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Tây giáp quận Cầu Giấy Sau hai
lần thực hiện nghị định của Chính phủ về chia tách và điều chinh địa giới thì 14 phường: Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Trúc
quận Ba Đình hiện nay
Bach, Quán Thánh, Điện Biên, Đội Cấn, Ngọc Hà, Vĩnh Phúc, Liễu Giai,
Cống Vị, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Kim Mã và Thành Công
Theo cuốn Lịch sử thủ đô Hà Nội, trước kia nơi đây gồm hầu hết những
Trang 30“Thăng Long Nhiều hiện vật khảo cổ tìm được trên địa bàn quận Ba Đình và những tư liệu thành văn khác cũng đã nói lên vùng đất này đã có người cư trú lâu đời Nếu tính cả dấu tích trị sở “An Nam Đô hộ phú” thời Bắc thuộc thì đất Ba Đình có lịch sử đến hơn 1300 năm Ba Đình là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di tích Cách mạng, là mảnh đắt quan yếu vào bậc nhất
của đất nước Tính đến năm 2014, quận Ba Đình có 74 di tích lịch sử văn hóa,
230 di tích cách mạng trong đó có 32 di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng Nồi tiếng như Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trắn Vũ ở phường Quán Thánh,
Đền Voi Phục thờ Linh Lang Đại Vương ở phường Ngọc Khánh ~ Thủ Lệ, Chùa Một Cột thuộc phường Đội Cấn cũng là một di tích đã trở thành biểu
tượng của kinh thành Thăng Long -Hà Nội ngàn năm văn
ến hay ngôi chùa cổ Hòe Nhai ( Hồng Phúc Tự) tương truyền có từ đời Lý ( Thế kỷ XI)
Ba Đình cũng là nơi có những di tích, công trình liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nơi hội tụ của nhiều khu di tích
lịch sử văn hóa đặc biệt của đất nước như Quảng trường Ba Đình- nơi Bác Hỗ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 2/9/1945; Lãng
Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; Khu di tích khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long; Thêm Rồng, nền Điện Kính Thiên; Cột cờ
Hà Nội
'Vùng đất Ba Đình còn là nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Cũng tại nơi đây, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ,
những hội nghị điên hồng thời đại Hồ Chí Minh, những mệnh lệnh quyết định
Trang 31khởi dựng Kinh đô Thăng Long ( 1010 — 1225) với quốc hiệu Đại Việt, nhà “Trần (1225 ~ 1400), thời thuộc Minh (1414 — 1427), nhà Lê (1428 ~ 1527), nhà Mạc Hiện nay Ba Đình cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của đất nước và thủ đô Hà Nội như Nhà Quốc Hội, Văn phòng Chính phủ
Người dân Ba Đình mang trong mình đòng máu của một dân tộc anh
hùng với truyền thống yêu nước nồng nàn, anh dũng, kiên cường trong các
cuộc đầu tranh chống giặc ngoại xâm cường quyền, bạo lực; rất giàu tình cảm,
đôn hậu, hiếu khách và thương yêu đồng bảo va mang những nét văn hóa
riêng có của người dân Tràng An kinh kỳ thanh lịch, cằn mẫn, chăm chỉ, tài
hoa Trên mảnh đắt thắm đượm mồ hôi và công sức, người dân Ba Dinh đã
tạo dựng cho mình một vùng đất trù phú với rất nhiều các nghề thủ công cỗ
truyền Nhiều làng nghề còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay như Đúc
Đồng ở Ngũ Xã, trồng thuốc nam ở Đại Yên, trồng hoa và cây cảnh ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp, làm bánh cốm ở Hàng Than
1.2.1.2 Đời sống kinh tế - xã hội ~ văn hóa của quận
“Trong những năm vừa qua, Quận Ba Đình đã tập trung các nguồn lực để
phát triển kinh tế Kinh tế của quận luôn đạt mức tăng trưởng ồn định, từ 10 —
12.7%,
chiếm tỷ trọng 70,1%; Gia tri san xudt nganh céng nghiép dat 6,0% — 6,4%, 10,5%/năm Giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại đạt từ 12.3
chiếm tỷ trọng 29,8% Bằng các biện pháp đồng bộ chống thắt thu, hàng năm
quận đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu pháp lệnh thu ngân sách được giao, S năm thu ngân sách nhà nước đạt 16.229,9 ty đồng (tăng 38/36% so với nhiệm kỳ trước), tỷ lệ tăng thu theo điều tiết hàng năm đạt trên 20% Chỉ ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đảm bảo công khai, mỉnh bach, đúng pháp luật, hiệu qua, ưu tiên cho đầu tư phát triển, đảm bảo an sinh xã hội
“Tổng chỉ ngân sách thực hiện là 3.405,6 tỷ đồng, trong đó chỉ cho đầu tư phát
Trang 32Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, chất lượng cuộc sống của nhân
dân ngày càng được nâng cao 100% các phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế
giai đoạn 2011 — 2020 Các vấn đề xã hội, các chương trình, chính sách người
có công, người hưởng bảo trợ xã hội được giải quyết tốt, người nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm thường xuyên
Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa” được triển khai sâu rộng, vận động xây dung quỹ đạt trên 9,1 tỷ đồng Tỷ lệ giảm nghèo hàng năm đạt 1,22% Hoàn thành các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em; giới thiệu việc làm cho 5.800 người/năm Đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động
'Công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, tài nguyên - môi trường có nhiều chuyên biến tích cực Toàn quận đã thực hiện 221 dự án với kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách quận 1.392 tỷ đồng Tỷ lệ công trình xây dựng có phép tăng, khai các dự giải pháp đồng bộ đã đến nay đạt 99,8% Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ t án đầu tư được thực hiện triệt để, quyết liệt với nhi
tạo được sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện Trong 5 năm đã triển khai 54
dự án, phê duyệt 1.796 phương án với tổng số tiền 11.695 tỷ đồng; di dời 1.504 hộ dân, thu hồi 52,48ha đất Công tác quản lý dat dai, tài nguyên môi trường được đây mạnh, hoàn thành việc thống kê đắt đai và rà soát các điểm
đất nhỏ lẻ, xen kẹt phục vụ công tác đầu tư xây dựng các công trình công công Cảnh quan đô thị ngày càng “Sáng = Xanh ~ Sạch = Đẹp”
Công tác Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, các hoạt động đối nội, đối ngoại của
Trang 33Công tác giáo dục — đào tạo phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường
đầu tư, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao 100% giáo viên có trình độ đạt chuân và trên chuẩn theo quy định Dành 34,7% tông chỉ ngân sách cho cải tạo, nâng cấp, xây mới mạng lưới trường học Năm 2015 đã có 22 trường đạt 44,9% số trường trong quận đạt chuẩn quốc gia Thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, 100% trẻ em trong độ
tuổi được đi học, tỷ lệ xét tốt nghiệp THCS đạt 99,95% Công tác xã hội hóa
giáo dục được đầy mạnh
'Nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, trong những năm gần đây, UBND quận Ba Đình đã tích cực nâng cao chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa ban, day mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong pha, tập trung vào những vấn đề mang tính thời sự hiện nay, tăng cường các
hoạt động như xây dựng các mô hình văn hóa, xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; Đầu tư phát huy hiệu quả hệ thống các thiết chế văn hóa; Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa của các di tích kết hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng, yêu cầu giai đoạn mới; Huy động sức mạnh của cả hệ thống, tân dụng lợi thế công tác xã hội hóa Trong nhiệm kỳ 2010 ~ 2015, trung bình mỗi năm toàn quận có 51.586/56.666 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia
91%, 684/869 tô dân phó đạt “Tổ dân phố văn hóa” tỷ lệ 77%, trên 85% cơ ình văn hóa” tỷ lệ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học trên địa bàn đạt danh hiệu “Cơ
quan văn hóa”, “Đơn vị văn hóa”, “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực,
học sinh thanh lịch” Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thé và các tằng lớp nhân
dân đã nhận rõ vai trò va vị trí của văn hóa trong sự phát triển kinh tế, xã hội;
Gan nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch,
Trang 34địa phương, đơn vị, góp phân tạo tiền đề cho việc thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở, phòng chống tệ nạn xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, xây dựng quận Ba Đình ngày càng ôn định, vững mạnh
1.2.2 Khái quát về thanh:
quận Ba Đình lên và đặc điểm tâm lý của thanh niên
1.2.2.1 Khái quát về thanh niên quận Ba Đình
Quan Ba Đình hiện có khoảng 80.000 thanh niên chiếm gần 40% tổng
số dân cư của quận; Song số lượng đoàn viên do Quận đoàn Ba Đình quản lý
và thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn tại địa phương là 9.896 đoàn viên Trong đó có 40 đoàn viên là người dân tộc thiểu số và 36 đồn viên theo tơn giáo Tồn quận có 54 đầu mối cơ sở đoàn trực thuộc được chia làm ba khối: - Khối thanh niên đô thị là thanh niên tại các phường, là khối Đoàn chuyên trách Khối này có số lượng đoàn viên là 1539 người;
~ Khối thanh niên công nhân viên chức là những thanh niên trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp có cấp ủy Đảng trực thuộc Quận ủy Ba Đình, là khối đoàn kiêm nhiệm Khối này có 1.357 đoàn viên;
~ Khối thanh niên trường học là thanh niên trong các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và Đại học trên địa bản quận, là khối
đoàn kiêm nhiệm Khối này có số lượng đồn viên đơng nhất: 7.000 người
Ngoài ra, còn có 24 tổ chức cơ sở Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban chấp hành Quận Đoàn
Độ tuổi bình quân của thanh niên trong quận là 24 tuổi Lớp thanh niên có độ tuổi nhỏ nhất là thanh niên trong các trường học, độ tuổi lớn nhất là
thanh niên trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn
Khối thanh niên đô thị là khối có ít đoàn viên nhưng là khối quan
Trang 35các phường có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống chính tri tai cơ sở, có cán bộ chuyên trách làm cơng tác Đồn Cơng tác Đồn và phong trảo thanh thiểu nhi của mỗi quận được thể hiện rõ nét nhất tại đây; Đây cũng là khối có phong trào hoạt động tình nguyện phát triển nhất Độ tuổi của thanh niên khối này tập trung từ 18 (là các bạn mới tốt nghiệp PTTH) cho
đến 27 tuổi
Về cơ bản, lực lượng thanh niên của quận Ba Đình có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước; Đa số thanh niên sống có lý tưởng, luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lỗi sống: chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Chủ động học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới Qua khảo sát về trình độ học vấn của thanh niên, có 43% thanh niên tốt nghiệp PTTH, 11,4% thanh niên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, 34.2% thanh niên tốt nghiệp đại học, 3,8% thanh niên tốt nghiệp trên đại học
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển, đi lên của Thủ đô và đắt
nước, được sự inh đạo trực tiếp, toàn diện của Quận ủy Ba Đình, sự chỉ dao, định hướng của Thành đoàn Hà Nội cùng với đội ngũ cán bộ Đoàn, lực lượng thanh niên của quận luôn chủ động tích cực tìm tòi, đổi mới nội dung, phương,
thức hoạt động, cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động và công tác chỉ đạo,
tăng cường đoàn kết, tập hợp đoàn viên, thanh niên, tạo được sự chuyển biến rõ
nét trong mọi lĩnh vực hoạt động Nhiều hoạt động phong trào được tổ chức đã
thu hút sự tham gia đông đảo của lực lượng thanh niên, trở thành môi trường,
lành mạnh để thanh niên tu dưỡng, rèn luyện, phần đấu và trưởng thành, đóng
góp sức trẻ vào sự nghiệp phát triển của quận và Thủ đô Nhiều hoạt động mang tính sáng tạo, thể hiện sự mạnh dạn, xung kích của tuổi trẻ đã được Hội liên hiệp thanh niên thành phố, Thành đoàn Hà Nội đánh giá cao và chọn làm
Trang 36Nằm trong lực lượng thanh niên của quận, khối thanh niên đô thị cũng là
những người có trình độ học vấn tương đối cao, có bản lĩnh chính trị, ý chí tự
lực, tự cường, tỉnh thần tình nguyện, chủ động chuẩn bị hành trang đề lập thân,
lập nghiệp Đại bộ phận thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường di lên chủ nghĩa xã hội, tham gia tích cực, có trách nhiệm vào công cuộc
đổi mới, sự nghiệp đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Về việc làm của khối thanh niên đô thị, theo khảo sát điều tra tại các phường có 89% thanh niên có việc làm, trong đó: 68,5% thanh niên có thu
nhập dưới 3 triệu đồng/ tháng, 17.8% thanh niên có thu nhập từ 3 triệu dén 5 triệu đồng/tháng; Số thanh niên có việc làm có thu nhập trên S triệu chỉ chiếm
13,7% tổng số
Trong những năm qua, cùng với những quyết sách, cơ chế, giải pháp
quan trọng cho công tác thanh niên; Nhiều sự kiện chính trị văn hóa lớn đã được tổ chức là những điều kiện thuận lợi để thanh niên tham gia, thể hiện vai trò tích cực của mình Từ năm 2010 đến nay, thanh niên quận Ba Đình đã
tham gia thực hiện bốn cuộc vận động: Thanh niên Ba Đình sống đẹp, sống có
ích; Thanh niên tình nguyện vi an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; Thanh niên Ba Đình lập thân lập nghiệp vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ và đất nước; ống văn hóa Thăng Long - Hà
Nội; Hai chương trình công tác: Khi Tổ quốc cần; Xây dựng tổ chức Hội
Thanh niên bảo tồn và phát huy giá trị truyền
vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên Đây mạnh cuộc
vận động “Học tập làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Kết quả thực hiện cuộc vận động và hai chương trình công tác đã góp phần bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật cho thanh niên Tạo nên những sân chơi lành mạnh, hấp
dẫn, thu hút đông đảo thanh niên tham gia, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, tỉnh
Trang 37“Trong những năm qua, với sự nỗ lực của mình, thanh niên quận Ba Đình đã đồng góp vào thành tích đáng tự hào của quận Vận động, thu hút, tập hợp đông đảo thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính tị của Đảng và chính
quyền địa phương TỔ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất và đời sống văn hóa tinh thần cho thanh
niên Duy trì các phong trào tình nguyện vì an sinh xã hội và phát triển cộng đồng,
vì môi trường thủ đô xanh sạch — đẹp; xung kích tham gia giữ gìn trật tự an tồn giao thơng Giới thiệu việc làm cho 45 thanh niên, tặng hơn 30 suất học bỏng cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, vận động 100% thanh niên trong độ tuổi tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự 'Quyên góp gần 700 triệu đồng tặng quà cho 178 gia đình thương binh, liệt sỹ, trẻ ‘em, ding bảo các tỉnh biên giới và đồng bảo bị ảnh hưởng bởi thiên tai
Tự hào là những người con của mảnh đất Ba Đình lịch sử, thanh niên quận Ba Đình tiếp tục phát huy tỉnh thẳn xung kích, tình nguyện của mình
trong các lĩnh vực, thể hiện rõ sự năng động, ý chí vươn lên, hãng hái đi đầu
trong lao động, học tập, sôi nỗi tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tinh nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp phần xây dựng quận Ba Đình ngày càng văn minh, giàu đẹp
1.2.2.2 Đặc điểm tâm lý của thanh niên quận Ba Đình
‘Thanh niên quận Ba Đình mang những đặc điểm tâm lý của thanh niên
đô thị là lứa tuổi của sức trẻ, trí tuệ và nhiệt huyết, sôi nổi, năng động, bản
lĩnh Bên cạnh đó, thanh niên quận Ba Đình còn mang những đặc điểm riêng
Trang 38xúc với các yếu tố chính trị, thanh niên quận Ba Đình đã tự xây dựng cho mình giác quan chính trị nhạy cảm, năng động và sáng suốt Những đặc điểm
đó là thế mạnh của thanh niên quận Ba Đình, giúp họ luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động văn hóa bằng việc đổi mới các hình thức hoạt
động, làm cho các hoạt động văn hóa thêm muôn màu, phong phú, giàu tính sáng tạo, hấp dẫn cuốn hút đông đảo thanh niên tham gia
Thế hệ thanh niên quận Ba Đình được nuôi dưỡng trong môi trường có
truyền thống về học tập, được đào tạo bài bản nên có trình độ kiến thức khá cao Hơn nữa, do đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo, sức khỏe và
tinh trang thể chất của thanh niên được cải thiện nên đời sống văn hóa của
thanh niên phát triển mạnh hơn
‘Thanh niên quận Ba Đình về cơ bản vẫn mang những phẩm chất thanh lịch của người Trảng An nên trong lời ăn, tiếng nói, thái độ ứng xử nói chung vẫn được đánh giá khá tốt Đồng thời do phát triển lên từ “làng”, thanh niên
của quận vẫn mang một số nét đặc trưng của thanh niên làng cả những điểm tích cực và hạn chế
Phần lớn thanh niên đều có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã lựa chọn Họ có khát vọng
được học tập để nâng cao trình độ, được cống hiến cho đất nước, có được
những việc làm với thu nhập ồn định để giúp đỡ gia đình và phát triển năng
lực của mình, lớp thanh niên này là những người tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong
thời kỳ mới
Bên cạnh những mặt tích cực đó, tâm lý lứa tuổi cũng tạo ra cho thanh
niên những tiêu cực nhất định Do luôn ưa thích cái mới và là lứa tuổi chưa ôn
định về nhân cách, nên thanh niên dễ dàng tiếp nhận cả những cái phản văn
Trang 39lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, ngủ ngày thức đêm, ngại khó khăn, sùng ngoại, coi thường giá trị văn hóa dân tộc Một số ít thâm chí
đã vi phạm pháp luật, rơi vào cạm bẫy của các tiêu cực và tệ nạn xã hội
Những đặc điểm chung của thanh niên và đặc điểm tâm lý riêng có của thanh niên quận Ba Đình đã làm nên những nét đặc trưng của thanh niên quận Ba Đình hôm nay
Tiểu kết chương 1
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đặc biệt là đời sống văn hóa cho
thanh niên là tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh góp phần xây dựng nhân
cách cho thanh niên, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước Đây chính là
một chủ trương chiến lược hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới hội nhập quốc tế với mục tiêu phát huy vai trò văn hóa để phát triển bền vững cộng đồng về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội
Trong nhiều thập niên vừa qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa nói
chung và xây dựng đời sống văn hóa cho thanh niên trên địa bản quận Ba
Đình đã được triển khai có hiệu quả và đã đạt được nhiều thành công nhất
định, tạo được những bước phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng
Quận và Thủ đô Hà Nội Để tiếp tục có được những bước đi chắc chắn, cụ thể, phù hơn trong thời kỳ đổi mới hiện nay, cần có sự tổng kết, đánh giá, xác định nguyên nhân, tìm ra giải pháp cần thiết cho giai đoạn tiếp theo
Chương I của luận văn “Xây dựng đời sống văn hóa quận Ba Đình” đã
để cập đến một số vấn đẻ lý luân chung, khái quát về quận và một số đặc
p tục nghiên cứu, đánh giá thực trang, tìm ra nguyên nhân, giải pháp phát triển
đời sống văn hóa của thanh niên quận Ba Đình trong những năm tiếp theo,
điểm tâm sinh lý của thanh niên của quận Ba Đình Đây chính là cơ sở đ
Trang 40Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ ĐỜI SÓNG
'VĂN HÓA CỦA THANH NIÊN QUẬN BA ĐÌNH
2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa thanh niên quận Ba Đình hiện nay:
2.1.1 Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên nhiễu lĩnh vực của đời sống xã hội, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của thanh niên Những
chương trình hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ các tổ chức
khu vực và thế giới đã làm tăng sự giao lưu giữa nước ta với bên ngoài, làm
cho thanh niên hiểu biết hơn về thanh niên các nước khác, tiếp thu những tinh
hoa văn hóa của thế giới, bô sung và làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc
Quá trình toàn cầu hóa đã góp phần làm cho phong cách thanh niên năng động và cởi mở hơn Họ ngày càng có ý thức học tập, cầu tiến, mở rộng giao
lưu tiếp cận những giá trị mới, nhờ vậy tính sáng tạo và nhân văn trong văn
hóa của thanh niên cũng tăng lên
Bên cạnh những tác động tích cực mà toàn cầu hóa mang lại thì cũng nhận
ố tiêu cực của toàn cầu hóa đã và đang tác động
thức và hành vi của thanh niên Với thế mạnh về kinh tế, về khoa học kỹ thị và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đương nhiên cũng có thế
mạnh trong việc áp đặt những giá trị, những tư tưởng, lối sống, văn hóa của
mình lên các nước đang phát triển hay các nước nghèo, dang bị lệ thuộc về
nhiều mặt Có thể thấy rằng những nước nghèo và những nước đang phát triển chính là mảnh đất tốt đề cho những giá trị bên ngoài lin At, thậm chí
làm xói mòn, băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống Đây chính là