1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN mới NHẤT) một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 4 tuổi ở trường MN số 2 kim thạch

18 35 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 64,4 KB

Nội dung

Trang 1

Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường MN Số 2 Kim Thạch

I MỞ ĐẦU

Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai tròhết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và nhâncách của trẻ Một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đấtnước hạnh phúc Đối với trẻ hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc,được sự yêu thương của bố mẹ và người thân Là được học tập trong một ngôitrường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, mà ở đó trẻ vui chơi - học tập một cáchthoải mái, tích cực nhất, được thấu hiểu - yêu thương - tôn trọng Với giáo viênhạnh phúc là được truyền đạt kiến thức, dạy bảo các bé chăm ngoan, học giỏi,nghe lời, thích được đến trường.

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là câu khẩu hiệu, là tiêu chí

quan trọng mà bất cứ trường học nào cũng mong muốn đạt được Để thực sựmỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui thì trong lớp học không thể thiếuđược sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò, sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh.Nhưng liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một cách toàn diện khi đếntrường; trẻ đã có môi trường học tập đủ tốt để phát triển toàn diện; trẻ đã thựcsự được sống trong tình yêu thương, trong lớp học hạnh phúc Thực tế hàng loạtcâu chuyện không vui xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non: bạo hành trẻ,mối quan hệ giữa cô và trẻ căng thẳng, tâm lý trẻ sợ đến lớp… Tuy đa phần các

Trang 2

vụ việc xảy ra đều nằm ở các nhóm trẻ tư thục, không có giấy phép hoạt độngnhưng cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý chung của đại đa số phụ huynh,làm cho họ có cái nhìn không tốt đối với giáo viên mầm non nói chung Xâydựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quantâm lúc này Việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” có tác dụng rất lớn trong sựhình thành và phát triển nhân cách của trẻ

Vậy hạnh phúc là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc nhưng đối với trẻ mầm non nóichung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng thì hạnh phúc rất đơn giản, trẻ hạnh phúc khiđược đáp ứng các yêu cầu: Được ăn uống đúng giờ, được ngủ đủ thời gian phùhợp với lứa tuổi, được tự do vui chơi theo ý mình, được phép thể hiện cảm xúccủa mình, được lựa chọn, được lắng nghe, được yêu thương vô điều kiện Lớphọc hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng Lớp học hạnh phúc phải làđiểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạođược cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cảcô và trò đều có cảm giác muốn đến và khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sựmong chờ và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3-4 tuổi, tôi luôn trăn trở tìm giảipháp tạo một môi trường tốt nhất, một tâm lý thoải mái nhất giúp trẻ có được

niềm vui, niềm hạnh phúc khi đến trường Vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số

Trang 3

biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường MN Số 2Kim Thạch”

II NỘI DUNG

1 Đánh giá thực trạng* Đặc điểm tình hình

Tổng số trẻ trong lớp 25 trẻ Trong đó: 12 trẻ nữ và 13 trẻ nam.

* Thuận lợi

- Được phòng GD&ĐT chỉ đạo sát sao, nhà trường luôn coi trọng, xâydựng và triển khai thực hiện đạt theo các tiêu chí trường học hạnh phúc mà bộGD&ĐT đã đề ra

- Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có lòng kiênnhẫn và kĩ năng ứng xử sư phạm; luôn lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng sự khácbiệt và cảm xúc cá nhân của trẻ Bản thân là giáo viên bản địa, nhiều năm liềnđược phân công phụ trách lớp 3-4 tuổi nên rất hiểu về điều kiện gia đình, đặcđiểm tâm sinh lý, khả năng cũng như nhu cầu của trẻ trong độ tuổi.

- 100% trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi, số lượng trẻ/lớp đảm bảonên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm sinh lý và sự pháttriển của trẻ Đa số trẻ được sống trong môi trường có đầy đủ tình yêu thươngcủa cha mẹ và những người thân yêu.

Trang 4

- Phụ huynh đa số là những người có nhận thức tốt trong việc giáo dụccon.

* Khó khăn

- Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ, chưanhận thức đúng về môi trường hạnh phúc, chưa thực sự hợp tác với giáo viêntrong chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ

- Một số phụ huynh còn quá bảo bọc con, nuông chiều làm trẻ ỷ lại, thiếucác kỹ năng sống cần thiết.

- Trẻ trong lớp đa số chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có các kỹ năng tậpthể cần thiết, khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều, một số cháuchưa biết nói hoặc nói chưa rõ, trẻ chưa mạnh dạn để thể hiện ý muốn và bộc lộkhả năng của mình Nhiều trẻ không muốn đến lớp, thiếu sự tập trung, hứng thútrong giờ học, ít có sự hợp tác cùng cô và các bạn trong các hoạt động.

Tôi đã tiến hành khảo sát 25 trẻ 3-4 tuổi kết qua như sau:

Đạt Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

1 Trẻ hứng thú với các hoạt động 25 15 60 10 402 Tự tin tham gia các hoạt động 25 12 48 13 523 Thể hiện các trạng thái cảm xúc tích cực 25 14 56 11 444 Hợp tác, hòa đồng cùng cô và các bạn 25 13 52 12 48

Trang 5

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như trên, để thực hiện tốt nhiệmvụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của việc làm sao để cô và trẻ cùng cảmthấy hạnh phúc khi đến lớp tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp sau:

2 Một số biện pháp thực hiện

Biện pháp 1 Xây dựng môi trường xã hội trong lớp học

* Tạo không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp

Để tạo lòng tin và sự yên tâm cho trẻ khi đến lớp tôi cho trẻ tự lựa chọncác cách tiếp xúc và chào hỏi cô với những biểu tượng khác nhau mà cô dán ởcửa lớp: Biểu tượng trái tim là một cái ôm và thì thầm “chào mừng con đến lớpnhé” biểu tượng 2 bàn tay là một cái đập tay cùng một nụ cười tươi hay biểutượng nốt nhạc là nhún nhảy cùng cô,… Thay vì tâm thế nhõng nhẽo, mếu máokhi rời bố mẹ, những đứa trẻ chỉ hơn 3 tuổi nhanh chóng và đầy hứng khởi chàocô theo nhiều cách khác nhau, rồi vui vẻ chạy vào lớp Nhìn con thơ chủ độnglựa chọn hình thức chào hỏi cô khi đến lớp, các bậc phụ huynh cũng rất vui vẻ,thân thiện và yên tâm yên tâm khi gửi con.

* Tôn trọng cảm xúc của trẻ

Những buổi đầu khi trẻ mới nhận lớp tôi gặp không ít khó khăn vì trẻ đaphần đều là năm đầu tiên đến lớp, chưa bắt nhịp được với thói quen của các con,các kỹ năng đơn giản như: Cất đồ dùng cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định,kỷ năng tự xúc cơm ăn, chào cô đến lớp,… các con cũng chưa thực hiện được,rồi tính cách các con khác nhau, thậm chí có trẻ tăng động, mất tập trung… Tôi

Trang 6

bắt đầu quan sát, chú ý và hiểu được tính cách của từng trẻ và trẻ cũng bước đầuquen dần với yêu cầu mà cô đưa ra từ đó trẻ bắt đầu có thói quen và nề nếp tốt.Luôn tôn trọng khả năng cá nhân mỗi trẻ, đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bảnthân trẻ, không so sánh với trẻ khác Kiên nhẫn, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻbộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời, luôn động viên trẻ tự tin vàobản thân: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”…khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác, trao đổi để cùng thực hiện ý tưởng chơi(cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau); biết đưa ra những quyết định hay lựachọn theo khả năng, nhu cầu của bản thân trước, trong và sau khi chơi Trẻ đượclựa chọn góc chơi, khu vực chơi, đồ chơi, vai chơi theo nhu cầu và sở thích củabản thân Trẻ được đưa ra quyết định trong quá trình chơi: trong quá trình chơiđôi khi trẻ được thay đổi luật chơi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế diễn rakhi chơi, được giao lưu sang các góc chơi khác nhau.

Trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻkịp thời khi cần thiết Chấp nhận các ý kiến của trẻ, cùng chia sẻ ý tưởng chơivới trẻ, không áp đặt ý của mình Chú trọng các hoạt động nhóm và cá nhân trẻ

để dễ dàng hỗ trợ trẻ kịp thời (nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm

cách giải quyết, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, tôi chú ý quan sát,lắng nghe, không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết, để trẻ tựgiải quyết tình huống) Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ, khen ngợi, động viên

Trang 7

những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời, không chê cười, trách mắngmà động viên khi trẻ làm chưa tốt để trẻ tiếp tục cố gắng.

Thay vì la mắng, cáu gắt, hãy cho trẻ được thể hiện nhu cầu, hứng thú củabản thân, được nói ra cảm xúc của mình Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tựtin và hòa đồng hơn Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chínhnhận thức của bản thân mình.

Biện pháp 2 Xây dựng môi trường vật chất trong lớp học

Đặc điểm của trẻ mầm non là “học bằng chơi, chơi mà học” vì vậy màxây dựng môi trường lớp học thân thiện là vô cùng cần thiết để giúp trẻ có đượcmột môi trường học tập đủ tốt để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ Tạoniềm vui, niềm hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động.

* Xây dựng các góc hoạt động:

Đối với trẻ 3-4 tuổi giai đoạn đầu ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó làmâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khảnăng còn quá non yếu của trẻ, tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi "Để con tự làm lấy"còn người lớn thì luôn "Cấm không được làm" bởi khả năng của trẻ chưa thểlàm được, đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn Để giải quyếtmâu thuẫn này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới: Hoạt động vui chơi màthực chất là trò chơi đóng vai theo chủ đề Vậy để trẻ có thể hóa thân thànhngười lớn, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ thì giáo viên phải là thiết lập nội dungchơi phong phú, xây dựng môi trường không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt

Trang 8

mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, nộidung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cáimới, cái lạ của trẻ.

Ví dụ: Tôi sử dụng hình ảnh trang trí ở các góc gần gủi, thân thiện với trẻ,chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn hay các bảng gài, bảng treo để có thể dễ dàngthay đổi hình ảnh phù hợp với chủ đề và nội dung trong góc chơi.

Tôi thường đưa ra nhiều nội dung, nhiều đồ dùng chơi cho các góc để trẻđược thay đổi cách chơi tạo nhiều vui vẻ hứng thú trong khi chơi, qua đó trẻđược tự sáng tạo cách chơi của mình.

Góc xây dựng: Mỗi chủ đề sự kiện sẽ có nhiều nội dung chơi khác

- Chủ đề trường mầm non: Xây trường mầm non của bé

- Chủ đề gia đình: Xây ngôi nhà bé yêu

+ Góc phân vai: Thường xuyên bổ sung thêm những đồ chơi mới, cách

bày trí mới theo chủ đề để trẻ hứng thú hơn và thể hiện các vai chơi một cáchlinh hoạt theo cách của trẻ Những vai chơi mà trẻ rất thích thú đó là: Cô giáo,mẹ con, chị em, bác sỹ, bán hàng,…

+ Góc h c t pọc tập ập : S u t m, làm m i nh ng d ng c , nh ng trò ch i ưu tầm, làm mới những dụng cụ, những trò chơi ầm, làm mới những dụng cụ, những trò chơi ới những dụng cụ, những trò chơi ững dụng cụ, những trò chơi ụng cụ, những trò chơi ụng cụ, những trò chơi ững dụng cụ, những trò chơi ơi m i cho tr ho t đ ngới những dụng cụ, những trò chơi ẻ hoạt động ạt động ộng

Trang 9

- Cùng bé khám phá: Khám phá vân lá, khám phá màu sắc, làm thínghiệm chất tan và không tan, thí nghiệm trứng chìm trứng nổi….

- Bé vui học toán: Tôi sưu tầm, học làm những bộ giáo cụ Montessori chotrẻ hoạt động nhằm kích thích tư duy, phán đoán của trẻ: nối hình giống nhau,thả hình…

* Xây dựng các hoạt động đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ:

Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu, nội dung giáodục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủchương trình theo quy định kế hoạch đưa ra Tôi thực hiện từng bước, đưa côngnghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáodục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận nhữngphương pháp mới, đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo.

Tôi luôn thiết kế nhiều hoạt động cho trẻ trải nghiệm hướng tới nhu cầucủa trẻ, lấy trẻ làm trung tâm Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ đượctrải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô Đặc biệt là các hoạt động phảilinh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện, quađó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn.

Khi tổ chức các hoạt động tôi thường tổ chức cho trẻ trải nghiệm bằngnhiều hình thức: nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân, nhóm thì được trải nghiệm vớivật thật, mô hình; nhóm thì được thực hành dưới dạng trò chơi…

Trang 10

Ví dụ: khi cho trẻ khám phá quả cam tôi sẽ học cách làm ảo thuật để xuấthiện quả cam để thu hút trẻ, sau đó tôi sẽ hỏi vốn kinh nghiệm của trẻ: con biếtđây là quả gì không? Con đã ăn quả cam bao giờ chưa? Con thấy quả cam nhưthế nào? cho trẻ về các nhóm tự do thảo luận đưa ra ý kiến, hiểu biết của mìnhvề quả cam.

Trong các hoạt động tôi luôn chú ý đến trẻ, lắng nghe, hỗ trợ kịp thời khicần thiết, chấp nhận các ý kiến của trẻ và cùng chia sẽ ý tưởng, chơi với trẻ,không áp đặt trẻ theo ý của mình.

Qua các hoạt động hàng ngày, bằng sự lắng nghe và thấu hiểu trẻ lớp tôiđã mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân và luôn vui vẽ, tràn đầy năng lượng khiđến lớp.

*Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các hoạt động xây dựngmôi trường

Môi trường lớp học hạnh phúc là môi trường mà trẻ phải được tham giatrải nghiệm, được thực hành, được sáng tạo, được chia sẽ, tôn trọng và đượcchứng tỏ bản thân với mọi người xung quanh

Khi cho trẻ tham gia vào việc xây dựng môi trường là cơ hội quý báugiúp trẻ có thể thể hiện được bản thân, áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã họctheo cách của mình mà không bị gò bó theo một khuôn khổ nào cả Vì vậy tôiluôn khuyến khích trẻ tham gia cùng cô sưu tầm, chuẩn bị học liệu, cùng cô làmđồ dùng đồ chơi, cùng cô trang trí…

Trang 11

Ví dụ: Tôi chuẩn bị các hộp đựng học liệu và có ký hiệu riêng cho từnghộp, trẻ có thể sưu tầm, phân loại vật liệu theo nhóm cô đã chuẩn bị: hộp đựnglá cây, vỏ sò, hột hạt…

Từ những sản phẩm mà trẻ tạo ra trong quá trình chơi hoặc các tranh, ảnh,họa báo theo chủ đề mà huy động được từ phụ huynh tôi sẽ sử dụng để trang trícác góc, các mãng chủ đề Khuyến khích trẻ tham gia trang trí, sắp xếp, phânloại đồ dùng đồ chơi hàng tuần.

Ví dụ: cho trẻ cùng cô làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10 hay làm lồngđèn trang trí tết trung thu

Tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô làcách giúp tôi kích thích niềm say mê học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻtích cực, chủ động, tự tin tìm tòi khám phá và đặc biệt trẻ sẽ thoải mái tròchuyện, chia sẽ ý tưởng cùng cô và bạn bè, giúp trẻ hoạt động một cách tích cựcvà hiệu quả nhất

Biện pháp 3 Luôn giữ an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động.

Lớp học hạnh phúc là khi môi trường giáo dục đảm bảo tuyệt đối an toàn,tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ đều được sống trong tình yêu thương,tôn trọng lẫn nhau và nói không với bạo lực Mỗi ngày đến trường cô và trò đềutrong tâm thế vui tươi, thoải mái Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứatuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần” Giáo viên và trẻ

Trang 12

phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đếntrường trẻ có cảm giác như ở nhà.

- An toàn về thể chất: Ngay khi nhận lớp tôi luôn chú trọng xây dựng mộtmôi trường lớp học an toàn từ việc sắp xếp góc chơi, bố trí đồ dùng, dụng cụtrong lớp cho đến lựa chọn, làm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu để trẻ thựchành trải nghiệm,… Đối với những đồ dùng đồ chơi dùng chung, các khu vựctrẻ hoạt động tôi luôn quan sát để phát hiện những nguy cơ mất an toàn để có đềxuất sửa chửa, thay thế kịp thời Trong tổ chức những hoạt động chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục trẻ, tôi luôn đảm bảo giờ nào việc nấy, thực hiện nghiêm túccác hoạt động trong ngày để đưa trẻ vào các hoạt động một cách hiệu quả: Luônquan sát, bao quát tốt để trẻ được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi; không chotrẻ ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm quá nóng hoặc quálạnh, đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho trẻ; phối hợp với nhân viên y tế cân đo sứckhỏe định kỳ và xây dưng kế hoạch bồi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng chiều cao,cân nặng, thừa cân béo phì phù hợp Mỗi tuần tôi dành ít nhất 1 buổi chiều đểdạy trẻ các kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng đi cầu thang, kỹ năng xử lý tìnhhuống khi bị bắt cóc, kỹ năng khi tham gia giao thông… Khi tổ chức các hoạtđộng tôi thường chia nhóm, khu vực hoạt động để phối hợp với giáo viên đồngchủ nhiệm bao quát, giám sát trẻ dễ dàng hơn Tôi luôn sưu tầm, nghiên cứu,tìm tòi những trò chơi an toàn bổ ích, ưu tiên những đồ dùng đồ chơi làm từnhững nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vừa dễ kiếm, an toàn lại ít tốn kém

Ngày đăng: 29/07/2022, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w