Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của hội cổ học việt nam trong thập niên 1950 1970 the foundation and organization of the association of vietnamese traditional studies in the 1950s 1970s
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
“Chấn hưng Khổng giáo phát triển văn hoá cổ truyền”: Quá trình thành lập cấu tổ chức Hội Cổ học Việt Nam thập niên 1950-1970 Nguyễn Tuấn Cường (TS., Viện Nghiên cứu Hán Nơm) Tóm tắt: Đối với các hoạt động Nho giáo của của miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955‑1975, Hội Cổ học Việt Nam giữ vai trị khởi xướng, là lá cờ đầu tiên phất lên. Điều đáng tiếc là, kể từ sau 1975, các hoạt động của Hội bị chìm ngày càng sâu vào qn lãng, giới nghiên cứu khơng nhắc đến hoặc khơng biết đến, tư liệu về hoạt động của Hội ngày càng bị mai một dần. Để bù lấp khoảng trống ấy, tác giả bài viết căn cứ vào một vài tư liệu cịn sót lại mà mình đã sưu tầm được, để từ đó phục dựng phần nào diện mạo lịch sử và các hoạt động văn hố của hiệp hội văn hố Nho giáo này. Do giới hạn của một tham luận hội thảo khoa học, bài viết này chỉ trình bày về q trình thành lập và cơ cấu tổ chức của Hội Cổ học Việt Nam, bao gồm việc trích lục các văn bản hành chính quy định hoạt động của Hội, điều tra về thành phần lãnh đạo Hội qua các nhiệm kì, tìm hiểu sự phát triển hội viên và các chi hội địa phương. Những hoạt động văn hố Nho giáo cụ thể của Hội sẽ được trình bày trong một bài viết khác. Từ khố: Hội Cổ học Việt Nam, Nho giáo, hiệp hội, miền Nam Việt Nam *** Trong các hoạt động văn hố Nho giáo tại miền Nam Việt Nam (MNVN) giai đoạn 1955‑1975, Hội Cổ học Việt Nam giữ vai trị khởi xướng, là lá cờ đầu tiên phất lên (bên cạnh Hội Khổng học Việt Nam dù được thành lập muộn hơn nhưng lại giữ vai trị chủ xướng). Điều đáng tiếc là, kể từ sau 1975, các hoạt động của Hội Cổ học bị chìm ngày càng sâu vào qn lãng, giới nghiên cứu khơng nhắc đến hoặc khơng biết đến, tư liệu về hoạt động của Hội ngày càng bị thất thốt. Để bù lấp khoảng trống ấy, nghiên cứu này căn cứ vào một vài tư liệu cịn sót lại mà tác giả cố gắng sưu tầm, để từ đó phục dựng phần nào diện mạo lịch sử và các hoạt động văn hố của hiệp hội văn hố Nho giáo này. Theo nghĩa ấy, bài viết này lựa chọn góc độ tiếp cận lịch sử văn hố, chứ khơng phải góc độ kinh học truyền thống, để nghiên cứu Nho giáo. Có 4 nguồn tư liệu để viết về Hội Cổ học, gồm: (1) Tập san Cổ học q san (CHQS), cơ quan ngơn luận của Hội, chưa rõ có tất cả bao nhiêu số, hiện tác giả mới tìm đọc được 7 số, gồm: số 1 và 2 năm 1956, số 3 năm 1957, số 5 và 6 năm 1958, số 7 năm 1959, số 11 năm 1964. Số 1 là tài liệu của Đại học Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 1 Berkeley (Hoa Kì);1 6 số cịn lại đều là tài liệu sưu tầm của cá nhân tác giả. Hiện chưa tìm thấy tập san này trong các thư viện tại Việt Nam. “Chấn hưng Khổng giáo và phát triển văn hoá cổ truyền” – những lời được chọn dùng trong nhan đề bài viết này ‑ là lời trích từ dịng tun ngơn của Hội in trên bìa ngồi và bìa lót của tập san này (xem ảnh).2 (2) Tập san Cổ học tinh hoa văn tập, do Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam biên soạn, in tại Quảng Nam năm 1962, chỉ có 1 số duy nhất lưu ở thư viện Đại học Cornell (Hoa Kì).3 (3) Một số văn bản quản lí hành chính nhà nước liên quan đến các hiệp hội văn hố, in trong Cơng báo Việt Nam Cộng hồ (CBVNCH), Niên giám văn nghệ sĩ và hiệp hội văn hố Việt Nam [Cộng Hồ] 1969‑1970 (NGVNS).4 (4) Một số ghi chép tản mạn về Hội Cổ học tìm thấy trong các sách báo, tạp chí đương thời ở MNVN và Đài Loan. Do hạn chế trong khn khổ một bài tham luận hội thảo khoa học, bài viết này tự khn phạm vi bàn luận trong các vấn đề q trình thành lập và cơ cấu tổ chức của Hội Cổ học Việt Nam. Các hoạt động văn hố Nho giáo cụ thể của Hội sẽ được lần lượt trình bày trong các bài viết sau. 1. Thành lập Hội Cổ học Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 831‑NĐ/CP ngày 28/4/1954 của Phủ Thủ hiến Trung Việt trong thời kì Quốc gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại.5 Ban đầu Hội chỉ được phép hoạt động tại miền Trung, tập trung ở Huế, về sau được phép hoạt động trong tồn quốc theo Nghị định số 471‑ BNV/NA/P5 ngày 27/8/1958 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lâm Lễ Trinh dưới thời Tổng thống Ngơ Đình Diệm. Điều thứ nhất của Nghị định viết: “Hội Việt‑Nam Cổ‑học, Trụ‑sở đặt tại Di‑Luân‑đường, Kinh‑Thành Huế, được phép hoạt động trong Tồn‑Quốc đúng với bản Điều‑lệ được duyệt‑y, đính theo Nghị‑định nầy, và trong phạm‑vị [vi] của Dụ số 10 ngày 9‑8‑1950 ấn định quy‑chế các Hiệp‑Hội”.6 Như vậy, việc vận động thành lập Hội được thực hiện trong thời kì Quốc gia Việt Nam (État du Viet Nam, 1949‑1955), trước khi Ngơ Đình Diệm về nước để chính thức nhậm chức Thủ tướng vào giữa năm 1954 tại Saigon, sau khi được Quốc trưởng Kí hiệu sách tại thư viện Đại học Berkeley: DS556.4 .C72 1958 v.1. Ngun văn: “Cơ‑quan chấn‑hưng Khổng‑Giáo và phát triển Văn‑hố cổ‑truyền của Việt‑Nam”. Kí hiệu sách tại thư viện Đại học Cornell: BL1852 .C62 1962. Niên giám văn nghệ sĩ và hiệp hội văn hố Việt Nam [Cộng Hồ] 1969‑1970, Saigon: Nha Văn hố xuất bản, 1970. Hiện chưa tìm được Nghị định 831 này. Xem Nghị định này tại: NGVNS, tr. 699. Trích đoạn trên đây cũng được in trong CBVNCH số ra ngày 13/9/1958, tr. 3534. Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 2 Bảo Đại bổ nhiệm gần một tháng trước đó tại Paris. Sau khi lên làm Tổng thống từ ngày 26/10/1955, Ngơ Đình Diệm và chính quyền cộng hồ vừa ra đời đã ưu ái cho phép Hội hoạt động trên phạm vi tồn quốc, thậm chí Tổng thống cịn nhận lời mời của Hội làm Hội trưởng danh dự từ năm 1956: Cơng văn số 589‑TTP/ĐL ngày 16/5/1956 của Đổng lí Văn phịng Phủ Tổng thống Qch Tịng Đức viết: “Tổng‑Thống chấp‑thuận làm danh‑dự Hội‑Trưởng Q Hội và ủy cho tơi chuyển đến Q Hội‑Trưởng cùng toàn thể Quý Hội‑viên lời cảm ơn của Tổng‑Thống về nhã ý của Q Hội”.7 Theo tác giả La Hồi (Cố vấn của Hội Cổ học), lễ thành lập Hội Cổ học được cử hành ngày 13/1/1955 ở Huế, có hơn 150 người thuộc nhiều giới chức hưởng ứng gia nhập Hội, trong đó cũng có nhiều Hoa kiều.8 Tồn văn Nghị định số 471‑BNV/NA/P5.9 Trích Nghị định số 471‑BNV/NA/P5.10 Cơng văn số 589‑TTP/ĐL.11 Nguồn Cơng văn số 589‑TTP/ĐL: CHQS số 1 (1956), tr. 11. La Hồi 羅懷, 儒學在越南 ,載:郭廷以等著, 中越文 論集 一 ,臺 :中華文 出版 事業委員會出版, 1956 年,第 155 頁。 Bài viết của La Hồi cho biết lễ thành lập Hội Cổ học được tổ chức tại “比理倫學校” (Tỉ Lí Ln học hiệu = trường Tỉ Lí Ln). Ngun văn: “於一九五五年一 十 三日假座順 比理倫學校舉行成立大會”. Hiện chưa rõ đây là trường nào, có thể là trường thuộc hệ thống trường Pháp. Nguồn: NGVNS, tr. 699. Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 3 Tên chính thức của Hội sử dụng trong các văn bản pháp quy là “Hội Việt Nam Cổ học” (tên chữ Hán là “越南古學會” Việt Nam Cổ Học Hội). Điều này được khẳng định tại Khoản 2 trong Điều lệ của Hội: “Danh hiệu HỘI VIỆT‑NAM CỔ‑HỌC”.12 Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nói cho ngắn gọn thì ngay trong các văn bản chính thức của Hội cũng tự gọi là “Hội Cổ học”, hoặc “Hội Cổ học Việt Nam”. Các báo chương ở Saigon thì thường gọi Hội là “Hội Cổ học Huế” để dễ phân biệt với “Hội Khổng học” ở Saigon. Đến ngày 3/3/1969, Tổng trưởng Nội vụ VNCH là Đại tướng Trần Thiện Khiêm ra nghị định số 162/BNV/KS/14 cho phép Hội đổi tên thành “Tổng hội Việt Nam Cổ học”,13 nhằm phân biệt về tầng thứ với các chi hội địa phương. Trong bài viết này sẽ thống nhất gọi tên là “Hội Cổ học”. Trụ sở Hội đặt tại tồ Di Ln đường nằm bên trong kinh thành Huế, sau này có Viện Hán học14 thuộc Viện Đại học Huế cùng chia sẻ trụ sở và nhân sự. Danh sách Ban sáng lập Hội gồm có 16 thành viên: Ưng Dinh (Hiệp tá đại học sĩ trí chánh), Nguyễn Kì (Bơ chánh trí sự), Đồn Nẩm [Nẫm] (Tham tri trí sự), Nguyễn Huy Nhu (Tá lí trí sự), Nguyễn Văn Thích (Linh mục địa phận Kim Long, Huế), Trần Đạo Tế (Tham tri trí sự), Võ Ngun Lượng (Quang lộc tự thiếu khanh), Phan Ngọc Hồn, (Phủ thừa trí sự), Hồng Hửu Khắc [Hữu Khác] (Hội thẩm toà Thượng thẩm Huế), Vương Hữu Tần (Y sĩ bệnh viện Huế), Trần Viết Uyển (Lang trung hưu trí), Trương Quang Nhã [Nhạ] (Kinh lịch hưu trí), Hồng Thiện (Ngun Giám chánh), Trần Trọng Ngân (Hàn lâm trước tác), Ngơ Đình Sung [Sâm] (Hàn lâm kiêm tịch), Hồng Đình Khải (Hàn lâm kiêm bộ).15 Nhìn vào danh sách trên có thể thấy thành viên sáng lập của Hội hầu hết thuộc thành phần quan chức đương chức hoặc hưu trí trong bộ máy chính quyền Quốc gia Việt Nam, thậm chí là sớm hơn nữa, trong giai đoạn cuối triều Nguyễn. Hầu hết họ đều là những người được đào luyện trong mơi trường khoa cử truyền thống trước năm 1919, hoặc làm quan cho nhà Nguyễn, lại sống ở vùng đất “thần kinh” (kinh đơ cũ) ‑ xứ Huế ‑ nơi tập trung nhiều tinh hoa văn hố và học thuật của triều Nguyễn, nên trong họ vốn sẵn có lịng lưu luyến và u mến văn hố truyền thống cũng như nền Hán học, Nho học xưa. Đến nay, nhìn thấy sự “bành trướng của Âu hố, Khổng Nguồn: CBVNCH số ra ngày 13/9/1958, tr. 3534. 10 Nguồn: CHQS số 1 (1956), tr. 11. 11 NGVNS, tr. 701. 12 Xem tồn văn Nghị định này trong NGVNS, tr. 700. 13 Về Viện Hán học, xem bài viết: Nguyễn Tuấn Cường, “Giáo dục Hán học trong biến động văn hố xã hội: Viện Hán học Huế (1959‑1965)”, Nghiên cứu và Phát triển, số 7‑8 năm 2014, tr. 135‑164. 14 NGVNS, tr. 713. Theo một bài viết của La Hồi bằng tiếng Trung Quốc xuất bản tại Đài Loan, có 15 người phát động thành lập Hội Cổ học, gồm: Ưng Dinh 鷹營, Nguyễn Hân 阮欣, Đồn Nẫm 段稔, Nguyễn Huy Nhu 阮輝濡, Nguyễn Văn Thích 阮文適, Võ Ngun Lượng 武元亮, Phan Ngọc Hồn 潘 玉環, Hồng Hữu Khác 黃 恪, Vương Hữu Tấn 王 瑨, Trần Viết Uyển 陳曰琬, Trương Quang Nhạ 張光迓, Hồng Thiện 黃擅, Ngơ Đình Sâm 吳廷森, Trần Trọng Ngân 陳仲誾, Hồng Đình Khải 黃廷啟. Cách ghi tên người và số người ở hai nguồn trên khơng hồn tồn giống nhau. Xem: La Hồi 羅懷, 儒學在越南 , đã dẫn, tr. 115. 15 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 4 giáo đã hầu như khói lạnh tro tàn”16 như lời phát biểu của Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu, họ đã khơng quản ngại tuổi già sức yếu, phát huy tính “tự nhậm” của những trí thức Nho học cuối cùng cịn sót lại, cùng nhau đứng lên vận động thành lập một hiệp hội văn hố hướng đến việc “Sưu tầm, nghiên‑cứu, phiên dịch, diễn‑giải và lưu hành các văn thư kinh điển chữ Hán, để bảo tồn Văn‑hoá Cổ‑truyền Á‑Đơng có quan thiết về đức‑dục hợp thời và khoa học thực‑tế”, như quy định trong Điều lệ của Hội (sẽ trình bày kĩ ở phần sau). 2. Điều lệ và Nội quy Cũng như các hiệp hội văn hố ở MNVN, để được cấp phép hoạt động, Hội Cổ học phải có văn bản quy định rõ điều lệ hoạt động và nội quy của mình, tn theo Dụ số 10 do Quốc trưởng Bảo Đại kí, ban hành ngày 6/8/1950 quy định thể lệ lập hội.17 Theo La Hoài, khi vận động thành lập Hội, các thành viên sáng lập đã thảo bản “Hội chương” 會章 gồm 36 điều để trình nhà đương cục địa phương phê duyệt.18 Hiện chưa tìm được nội dung chi tiết của bản Hội chương này, nhưng có thể nó có nội dung khơng khác nhiều so với bản Điều lệ trình bày sau đây. 2.1. Điều lệ Bản Điều lệ19 sửa đổi được thơng qua tại phiên họp Đại hội đồng thường niên ngày 30/3/1958 của Hội, được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lâm Lễ Trinh duyệt y để đính theo Nghị định số 471 ngày 27/8/1958, gồm 8 chương, 34 khoản. Chương 1: Mục đích, danh hiệu và trụ sở của Hội (3 khoản); Chương 2: Thời hạn, phạm vi và quy ước (4 khoản); Chương 3: Thể lệ vào Hội, ra Hội và khai trừ khỏi Hội (3 khoản); Chương 4: Nghĩa vụ và quyền lợi của hội viên (4 khoản); Chương 5: Thể lệ động sản và bất động sản của Hội (3 khoản); Chương 6: Thể lệ về cuộc bầu cử và bãi những người trị sự và quyền hạn của các người ấy (14 khoản); Chương 7: Dun cớ giải tán Hội, thể lệ thanh tốn và quy dụng tài sản của Hội (2 điều); Chương 8: Phụ điều (1 khoản). Do tư liệu này hiện chưa được biết tới, nên sau đây sẽ trích tồn văn để cung cấp cho giới nghiên cứu. ĐIỀU-LỆ HỘI VIỆT-NAM CỔ-HỌC20 CHƯƠNG I – MỤC-ĐÍCH[,] DANH-HIỆU VÀ TRỤ-SỞ CỦA HỘI MỤC THỨ NHẤT: MỤC-ĐÍCH CỦA HỘI Khoản Mục-đích: Sưu tầm, nghiên-cứu, phiên dịch, diễn-giải lưu hành văn thư kinh điển chữ Hán, để bảo tồn Văn-hố Cổ-truyền Á-Đơng có quan thiết đức-dục hợp thời khoa học thực-tế MỤC THỨ HAI: DANH-HIỆU CỦA HỘI Khoản Danh hiệu HỘI VIỆT-NAM CỔ-HỌC MỤC THỨ BA: TRỤ-SỞ CỦA HỘI “Diễn‑văn của ơng Hội‑trưởng Tổng‑hội Việt‑Nam Cổ‑học đọc trong lúc thành‑lập Thị‑hội Cổ‑học Đà‑Nẵng (ngày 6‑2‑1958)”, CHQS số 5 (1958), tr. 83‑86. 16 Xem nội dung Dụ số 10: Cơng báo Việt Nam, số 33 năm thứ 3, ra ngày 19/8/1950, tr. 434‑437. 17 La Hồi 羅懷, 18 儒學在越南 , đã dẫn, tr. 155. Tồn văn bản Điều lệ, xem: NGVNS, tr. 701‑708. 19 Nguồn: NGVNS, tr. 701‑708. 20 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 5 Khoản Trụ-sở thiết DI-LUÂN-ĐƯỜNG kinh-thành Huế, dời nơi khác dichuyển, phải trình nhà chức trách biết CHƯƠNG II – THỜI-HẠN, PHẠM-VI VÀ QUY-ƯỚC MỤC THỨ NHẤT: THỜI-HẠN CỦA HỘI Khoản Thời-hạn Hội: vĩnh viễn không thời định MỤC THỨ HAI: PHẠM-VI CỦA HỘI Khoản Phạm-vi hoạt-động khắp Tỉnh, Thành, Thị, Quận Xã toàn lãnh-thổ Việt-Nam MỤC THỨ BA: QUY-ƯỚC CỦA HỘI Khoản Để đạt mục-đích, Hội hoạt-động theo đại-cương sau: a) Lập THƯ-VIỆN công cộng, gồm đủ nguyên văn phiên-dịch Cổ-văn, kinh sách Hánhọc Cổ-truyền b) Lập Học-đường giảng-giải âm nghĩa Hán-văn thường dùng, để bồi-bổ Quốc văn c) Biên-tập, phát hành văn thơ kinh điển chữ Hán có tính-cách đức dục hợp thời thực tế khoahọc, mà phiên dịch Quốc-văn d) Truyền bá khoa học thực-tế, đạo nghĩa, ln-lý Tiền-Triết, Tiền-Hiền cịn thích hợp với đời sống hiện-đại e) Cổ động tôn sùng đạo KHỔNG cách (như kiến tạo sùng [trùng] tu Văn-Miếu, VănChỉ kỷ-niệm ngày Thánh-Đản Đức KHỔNG-PHU-TỬ v.v…) Khoản Hội khơng bàn đến Chính-trị Tôn-giáo CHƯƠNG III – THỂ-LỆ VÀO HỘI, RA HỘI VÀ KHAI-TRỪ KHỎI HỘI MỤC THỨ NHẤT: THỂ-LỆ VÀO HỘI Khoản Người Việt-Nam người Ngoại-quốc, Nam Nữ, 21 tuổi trở lên, khơng quyền cơng dân, có hai Hội-viên vào Hội giới-thiệu có Ban Trị-sự trả lời sau nhận đơn nhập Hội, vào Danh sách Hội MỤC THỨ HAI: THỂ-LỆ RA HỘI Khoản Được Hội: a) Những Hội-viên có đơn xin tạm thời vĩnh-viên Hội; b) Những Hội-viên từ-khước nghĩa-vụ liên-tiếp mười hai tháng khơng có cơngtác, Hội-viên Hoạt-động; liên-tiếp mười hai tháng khơng đóng tiền nhập Hội, niên-liễm, Hộiviên Thiệt-hành Những Hội-viên bất-cứ lúc vào lại, với điều-kiện nhập Hội, lại phải Hội-viên MỤC THỨ BA: THỂ-LỆ KHAI-TRỪ KHỎI HỘI Khoản 10 a) Những Hội-viên lúc nhóm Hội, ngơn-ngữ cử thiếu vẻ ơn hồ, làm trật tự, Chủ-Toạ nhiều lần phê-bình có chép biên-bản buổi họp, mà khơng hối-q chừa lỗi; b) Những Hội-viên có đủ bằng-chứng lợi-dụng danh-nghĩa Hội Những Hội-viên nầy muốn đưa đơn xin vào lại với điều-kiện Hội-viên mới, thời phải đứng Hội năm, khoản a) năm khoản b) CHƯƠNG IV – NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN-LỢI CỦA HỘI-VIÊN MỤC THỨ NHẤT: NGHĨA-VỤ CỦA HỘI-VIÊN Khoản 11 a) DANH-DỰ HỘI-TRƯỞNG: Dành riêng vị Tổng-Thống nước Việt-nam Cộng-Hoà (nếu TổngThống chấp-thuận sau Hội đệ đơn thỉnh-cầu b) DANH-DỰ HỘI-VIÊN để tiêu biểu ủng hộ cho Hội Hạng nầy gồm Vị có uy-tín, danh-vọng, đạo-đức, học-lực uyên-thâm, Hội mời vào ủng-hộ cho Hội phương-diện tinh-thần giúp Hội sáng-kiến tốt đẹp, nâng-đỡ Hội phương-diện phát-triển mạnh-mẽ; Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 6 c) HOẠT-ĐỘNG HỘI-VIÊN người đóng góp cho Hội phương-diện Văn-hố, lãnh cơng-tác tổ chức, hoạt-động cho Hội v.v… d) THIỆT-HÀNH HỘI-VIÊN để đảm-phụ tài-chánh cho Hội cách đóng niên-liễm e) TÁN-TRỢ HỘI-VIÊN người đóng góp vào Hội số tiền 1.000$00; g) ÂN-NGHĨA HỘI-VIÊN Hội-viên đóng vào Hội số tiền vĩnh-viễn 2.000$00, tài-liệu văn-hoá trị giá 2.000$00 Cũng Ân-Nghĩa Hội-Viên, Hội viên đóng vào Hội năm 500$00, góp năm MỤC THỨ HAI: QUYỀN-LỢI CỦA HỘI-VIÊN Khoản 12 Tất Hội-viên có quyền biểu-quyết Đại-Hội-Đồng ứng cử Ban Trị-Sự Tiểu-Ban Khoản 13 Riêng hạng Hội-viên hạng c) (Hoạt-động Hội-viên) Hội phụ tiền giấy mực thù lao, tuỳ theo ngân-quỹ Hội tuỳ theo sở-năng sau nạp tài-liệu làm xong công-tác MỤC THỨ BA: TIỀN NHẬP HỘI VÀ NIÊN-LIỄM Khoản 14 a) Tiền nhập Hội định cho hạng Hội-viên hạng d) (Thiệt-hành Hội-viên) 50$00 góp lần sau Ban Trị-Sự trả lời công nhận b) Niên-liễm Hội-viên định 60$00 chia làm hai kỳ, kỳ 30$00 thâu vào tháng giêng tháng bảy Dương-lịch c) DANH DỰ VÀ ÂN NGHĨA Hội-viên thời khỏi đóng tiền nhập Hội khơng đóng niên-liễm CHƯƠNG V – THỂ-LỆ ĐỘNG SẢN VÀ BẤT-ĐỘNG-SẢN CỦA HỘI Khoản 15 Tài-sản Hội, ngồi đóng góp Hội-viên, Hội nhận lãnh trợ-cấp Chánh-Phủ, Địa-Phương hàng Tỉnh hàng Xã a) Hội thâu nhận sản vật tặng tư nhân hay Đoàn-thể, sau Chánh-phủ cơng-nhận mục-đích Hội có ích chung Bộ Nội-vụ cho phép; b) Hội lại tổ chức lạc quyên, hội chợ v.v… tổ chức có Cơ quan Địa phương cho phép Khoản 16 Về bất động-sản cần Hội tạo-mãi biến dịch chấp-hữu trường-hợp để đạt mục-đích Hội ấn định khoản thứ mà Khoản 17 Ngân-quỹ Hội lưu-trữ quỹ 20.000$00, thặng số thời ký-tồn Ngân-hàng nước CHƯƠNG VI – THỂ-LỆ VỀ CUỘC BẦU-CỬ VÀ BÃI NHỮNG NGƯỜI TRỊ-SỰ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC NGƯỜI ẤY MỤC THỨ NHẤT: BẦU CỬ BAN TRỊ-SỰ Khoản 18 Mỗi đầu năm Dương-lịch Đại Hội-Đồng theo cách đầu phiếu phổ thông cử Ban Trị-Sự (đa-số tương-đối) để thay mặt toàn Hội mà chủ trương tiến hành công việc Hội Khoản 19 Giấy loan-báo việc Đại-Hội-Đồng bầu Ban Trị-Sự phải tống-đạt đến Hội-viên trước hai tuần lễ; kỳ nhóm đầu khơng q bán tổng-số Hội-viên, thời phải nhóm lại kỳ thứ hai, kỳ dầu người có quyền quyết-định Khoản 20 Đại-Hội-Đồng họp đủ mặt Hội-viên Tỉnh, Thành, Thị, Quận có Ban Trị-Sự chính-thức Hội viên khơng đến dự có giấy uỷ-quyền cho Hội-viên dự Hội-đồng cho Hội-viên Địa-điểm họp Đại-Hội-Đồng mà Hội-viên nầy không vắng mặt Khoản 21 Bất hạng Hội-viên có quyền đưa giấy yêu-cầu Ban Trị-Sự chiêu-tập Đại-Hội-Đồng bất-thời để xét vấn-đề Ban trị-Sự làm trái Điều-lệ, bất lực hay lãng-phí xâm-tiêu Hội, số Hội-viên yêu cầu phải phần ba tổng-số Hội-viên Khoản 22 Chưa hết niên khoá mà chức Hội-Tưởng hay chức Chưởng-Quỹ huyền-khuyết, thời Ban Trị-sự chiêu-tập Đại-Hội-Đồng chiếu-lệ đầu-phiếu tái-cử trên; chức khác huyền-khuyết, thời Toàn Ban Trị-Sự cử người thay MỤC THỨ HAI: BÃI-CHỨC NHỮNG NGƯỜI TRONG BAN TRỊ-SỰ Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 7 Khoản 23 Ban-viên khốn phế cơng-vụ Hội mà đảm đương, bỏ nhóm liên tiếp ba buổi Hội-đồng mà khơng có giấy cáo-khiếm với dun cớ chính-đáng, thời Ban Trị-Sự chiếu lệ bầu-cử người khác thay-thế MỤC THỨ BA: THÀNH PHẦN VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN TRỊ-SỰ Khoản 24 Hội có Ban Trị-Sự gồm có: Một Hội-trưởng để thay-mặt Hội trước cơng-chúng trước pháp-luật Chủ-toạ buổi Hội đồng để thi-hành quyết-nghị Đại-Hội-Đồng Ban Trị-Sự Ba Phó Hội-trưởng để chia giúp sức Hội-trưởng thay Hội-trưởng vắng mặt Một Tổng-Thư-ký để đảm nhận công việc Văn-phịng Một hai Phó Thư-ký để giữ Danh-sách Hội-viên san sẻ công việc cho Tổng-Thư-ký Một Chưởng-quỹ để thâu trữ tài sản Hội Một Phó Chưởng-quỹ để giữ văn tự, sổ sách động sản, bất động sản, sổ sách kế toán thu, chi Hội Bảy đến mười Cố-vấn Kiểm-soát [sát] Cố-vấn để giao thiệp cho ý kiến ơng Hội-trưởng u cầu Kiểm-sốt để kiểm điểm cơng việc Hội, xem xét sổ-sách Tài-chánh, Trật tự chung buổi Hội-đồng Khoản 25 Ban Trị-sự nhóm để bàn định việc Hội tháng kỳ phải có mặt bán Tổng số Ban-viên, khai mạc buổi họp Khoản 26 Trong lúc Hội-nghị Ban Trị-sự, số biểu-quyết mà hai phe ngang nhau, thời theo phe có ý kiến ơng Hội-trưởng Khoản 27 Ngày Đại Hội-động [đồng] đầu năm, Ban Trị-sự cũ phải làm tờ kê tổng quát trình với Đại Hội-đồng mặt tài chánh tình hình tiến-triển Hội Trong có tường-kê để tun-dương cơng-tác Hội-viên Khoản 28 Ban Trị đặt Tiểu-ban để chuyên-trách việc chuyên-môn cần thiết, tuỳ theo niên khoá mà Ban Trị-sự chịu lấy trách nhiệm, Tiểu-ban toàn Ban Trị-sự tái cử lại niên-khoá sau bầu-cử xong Ban Trị-sự Khoản 29 Các Ban-viên Trị-sự Tiểu-ban khơng có phụ cấp Khoản 30 Ngoài ngân-sách dự-trù đầu năm, Đại hội-đồng chuẩn y, Ban Trị-sự chi tiêu việc cần thiết số 3.000$00, trừ Đại-lễ ngoại, số 3.000$00 thời phải có biên Ban Trịsự họp Hội-đồng với hay nhiều Tiểu-Ban định khoản 26, số chi-tiêu có liên quan đến Tiểuban Khoản 31 Tỉnh, Thành, Thị, Quận tổng-số Hội-viên có đủ năm mươi người trở lên, thời thành lập Ban Trị-sự gồm có: Một Hội-trưởng, Một Phó Hội-trưởng, Một Thư-ký, Một Phó Thư-ký, Một Chưởng-quỹ, Một Phó Chưởng-quỹ, Ba đến năm Cố-vấn Kiểm sốt [sát] Thể-lệ bầu-cử, bãi chức quyền hạn thể-lệ định Sau thành lập Ban Trị-sự Tỉnh, Thành, Thị, Hội, thời thỉnh cầu ông Tỉnh, Thị-trưởng; Quận-Hội thỉnh cầu ông Quận-trưởng làm Danh dự Hội trưởng, để tiêu biểu ủng hộ cho Hội Khoản 31 bis Nhiệm-kỳ Ban Trị-sự (Trung-ương, Tỉnh, Thành, Thị Quận) năm Nhân-viên Ban Trị-sự tái-cử, Đại-Hội-Đồng tín-nhiệm CHƯƠNG VII – DUYÊN-CỚ GIẢI-TÁN HỘI, THỂ-LỆ THANH-TOÁN VÀ QUY-DỤNG TÀI SẢN CỦA HỘI MỤC THỨ NHẤT: DUYÊN-CỚ GIẢI-TÁN HỘI Khoản 32 Khi số Hội-viên hạng d) (Thiệt-hành) lại mười người mà khơng hoạt động, thời Hội đình-chỉ MỤC THỨ HAI: THANH-TOÁN VÀ QUY-DỤNG TÀI SẢN CỦA HỘI Khoản 33 Nếu lý-do mà Hội phải đình-chỉ giải-tán hay duyên-cớ khác mà ChánhPhủ giải-tán Hội, thời Tài-sản Hội, sách-vở nạp vào Sở Văn hoá Chánh-Phủ Các sản-vật khác Hội Đại Họi-Đồng quyết-định cúng vào nhiều Hội Từ-thiện hợp-pháp, nhập vào Cơ-quan Sở-tại Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 8 CHƯƠNG VIII – PHỤ ĐIỀU Khoản 34 Điều lệ nầy cần sửa-đổi, Đại-Hội-Đồng thường niên định, sửa-đổi khơng ngồi mục đích quy-trình hành-động định khoản thứ khoản thứ Điều lệ nầy Bản Điều-lệ Ban Trị-Sự biểu-quyết phiên-họp ngày tháng năm 1957 theo Biênbản buổi Đại-Hội-Đồng ngày 16-3-1957 khoản B mục linh-tinh tự rõ rằng: Đại-hội-Đồng uỷ-nhiệm Ban Trị-Sự toàn quyền sửa đổi Điều, Khoản, Chương, Mục Điều-lệ thích-nghi hợp-thời, trình lên Chính-Phủ duyệt-y trước thi hành Huế, ngày tháng năm 1957 Hội-trưởng Ký tên: NGUYỄN-HUY-NHU Đến buổi Đại-Hội-Đồng thường niên họp ngày 30-3-1958 lại đưa thuyết-trình Đại-Hội-Đồng biểu-quyết tán-thành Làm Huế, ngày 30 tháng năm 1958 Hội-trưởng Ký tên: NGUYỄN-HUY-NHU DUYỆT-Y Để đính theo Nghị-định Số 471 ngày 27-8-1958 Saigon ngày 27 tháng năm 1958 BỘ-TRƯỞNG NỘI-VỤ Ký tên: LÂM-LỄ-TRINH [hết Điều lệ] 2.2. Nội quy Nội quy21 của Hội do Ban Trị sự phê duyệt ngày 10/8/1959 gồm 12 khoản. Do tư liệu này hiện chưa được biết tới, nên sau đây sẽ trích tồn văn để rộng đường tham khảo cho giới nghiên cứu. NỘI‑QUY HỘI VIỆT‑NAM CỔ‑HỌC22 Tuân hành theo Điều thứ 30 của Dụ số 10 ngày 6‑8‑1950. Ban Trị‑sự Hội Việt‑Nam Cổ‑Học thành lập bản Nội‑quy của Hội để thi hành phụ đính theo Điều‑lệ Hội Việt‑Nam Cổ‑Học đươc phép hoạt động trong toàn‑quốc do Nghị‑định số 471‑ BNV/NA/P5 ngày 27‑8‑1958 của Bộ Nội‑Vụ. Khoản 1. Trong Điều‑lệ ở chương thứ nhất, mục thứ hai, khoản thứ hai, Danh‑hiệu Hội Việt‑ Nam Cổ‑Học, nay đã thành‑lập thêm các Thị, Tỉnh và Quận‑hội, xin gọi là TỔNG‑HỘI VIỆT‑NAM CỔ‑HỌC. Khoản 2. Ban Trị‑sự của TỔNG‑HỘI VIỆT‑NAM CỔ HỌC ấn‑định ở Điều‑lệ Chương thứ sáu, mục thứ nhất, khoản thứ 18 và 19 và mục thứ ba, khoản thứ 24, có thể mở một Văn‑phịng của Hội, những lúc khơng cần nhóm đủ Ban Trị‑sự. Khoản 3. Văn‑phịng Thường‑Vụ đương‑nhiên gồm có: Ơng Hội‑trưởng, Ơng Tổng Thư‑ký, Ơng Chưởng‑quỹ. Ba chức‑vụ này thuộc Ban Trị‑sự do Đại Hội‑đồng cơng cử. Tuy nhiên, nếu xét cần và tuỳ thuộc nhu‑cầu, Ban Trị‑sự có thể cử Văn phịng Thường‑vụ gồm có 5 người. Hai vị chọn thêm do đa số Nhân viên Ban Trị‑sự bầu ra. Khoản 4. Văn‑phịng Thường‑vụ, ngồi cơng việc thường xun có đủ quyền thay mặt ban Trị‑sự giải quyết mọi vấn‑đề liên quan đến Hội, ngoại trừ những cơng việc có quan hệ liên lạc trực NGVNS, tr. 709‑712. 21 Nguồn: NGVNS, tr. 709‑712. 22 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 9 tiếp đến các Tiểu‑ban do Ban Trị sự thiết lập ra, ấn định ở trong Điều‑lệ Chương thứ sáu, mục thứ ba, khoản thứ 28 và 29 và trong Nội‑quy khoản thứ 5. Khoản 5. Ban Trị‑sự có những Tiểu‑ban sau này giúp việc. 1/ TIỂU‑BAN GIAO‑TẾ VÀ TỔ‑CHỨC Chun trách việc giao‑tiếp cổ‑động, phổ‑biến sâu rộng mục đích của Hội, kết nạp thêm Hội‑ viên, tổ chức thành lập các Tỉnh‑Hội, Thị Hội, và Quận Hội, tổ‑chức các cuộc khánh tiết v.v… 2/ TIỂU‑BAN TÀI‑CHÁNH Chun‑trách việc tăng gia ngân quỹ bằng cách tổ chức các cuộc lạc qun, xổ‑số, chiếu bóng, kịch nhạc, lấy lãi trong các cơng cuộc ấn lốt và phát hành sách vở, báo chí v.v… 3/ TIỂU‑BAN VĂN‑HỐ Chun‑trách việc bảo‑tồn và truyền‑bá Văn‑hố cổ‑truyền bằng cách: a) Sưu‑tầm, nghiên‑cứu, phiên‑dịch, trước‑tác các tài‑liệu cũ hoặc mới thuộc phạm‑vi hoạt‑ động của Hội; b) Lập Thư‑viện cơng‑cộng, lập học‑đường của Hội; c) Biên‑tập và phát‑hành, sách, báo, q‑san, tổ‑chức các cuộc diễn‑thuyết v.v. Khoản 6. TIỂU‑BAN VĂN‑HỐ gồm có ba ngành: • Ngành Nghiên‑cứu và Sưu tầm; • Ngành Phiên‑dịch và Trước‑tác; • Ngành Ấn‑lốt và Phát‑hành. Khi bầu‑cử Tiểu‑Ban Văn‑Hố xong, nhân viên trong Tiểu‑Ban tuỳ khả‑năng và chun‑mơn, hoặc do Trưởng Tiểu‑Ban u‑cầu, hoặc do mình tự nguyện sung‑bổ vào một ngành cho thích‑hợp. Khoản 7. Mỗi Tiểu‑Ban gồm từ 5 đến 9 Nhân‑viên, kể cả Trưởng Tiểu‑Ban tuỳ theo nhu‑cầu và ấn‑định số nhân‑viên Tiểu‑ban, ngoại‑trừ Tiểu‑Ban Văn‑Hố, số nhân‑viên của Ban nầy khơng hạn định, tuỳ theo cơng‑cuộc tiến‑triển mà gia tăng số nhân‑viên. Khoản 8. Mỗi Tiểu‑Ban có một Trưởng‑Tiểu‑Ban và một Thơ‑Ký điều‑hành cơng‑việc của Tiểu‑Ban. Khoản 9. Trong Tiểu‑Ban Văn‑Hố và ngành Ấn‑lốt và Phát‑hành cịn thiết thêm một “Văn‑ Phịng Tồ‑Soạn” để trơng‑nom việc xuất‑bản một hay nhiều tờ báo hoặc Q‑San. Chủ‑bút tờ báo hoặc Q‑San đương nhiên điều‑khiển “Văn‑Phịng Tồ‑Soạn”. Tiểu‑Ban Văn‑hố phối hợp với Chủ‑ bút cử nhân‑viên Văn‑Phịng Tồ‑Soạn gồm từ 3 đến 5 nhân‑viên, kể cả Chủ‑bút. Những Hội‑viên hoặc người ngồi trợ‑bút viết bài cho tờ báo hay Q san, khơng gồm trong số nhân‑viên “Văn‑Phịng Tồ‑Soạn”. Chỉ Văn‑Phịng Tồ‑Soạn mới tồn quyền định‑đoạt và giải‑quyết nội‑dung tờ báo hoặc Q‑San, cả về phần bài‑vở, tài‑liệu lẫn phần bố‑trí cách ấn‑lốt. Khoản 10. Cơng‑việc hoạt‑động của các Quận‑Hội, muốn cho được phát‑triển sâu‑rộng trong nhân‑dân, thời ở cấp Xã, Quận‑Hội nếu thành lập một Ban Đại‑Diện gồm có: Một Trưởng‑Ban, Một Thư‑Ký, Một Ủy‑Viên. Khoản 11. Trong Điều‑Lệ ở Chương thứ tư, Mục thứ ba, Khoản thứ 14‑a và b ấn‑định; tiền nhập‑Hội của hạng Hội‑Viên hạng c) (Thiệt‑Hành Hội‑Viên) là 50$00 và niên‑liễm 60$00. Hai số tiền nầy ở các Thị, Tỉnh và Quận‑hội nhận hưởng mấy phần trăm và gởi về Tổng‑Hội mấy phần trăm, đều theo quyết‑định trong biên‑bản của Ban Trị‑Sự họp ngày 6‑4‑1958 mà thi‑hành, nghĩa là: a) Các Tỉnh‑hội : 40$00 ‑ Các Quận‑Hội ở các Tỉnh : 30$00 ‑ Tổng‑Hội : 30$00 b) Các Tỉnh‑Hội (khơng có Quận‑Hội) : 50$00 ‑ Các Quận‑Hội ở Tỉnh Thừa‑Thiên (trực‑nhập vào Tổng‑Hội): : 50$00 ‑ Tổng‑Hội : 50$00 Khoản 12. Các Thị, Tỉnh, Quận‑Hội đều theo Điều‑Lệ của Tổng‑hội nếu Thị, Tỉnh, Quận‑Hội nào hành‑động ngồi phạm‑vi Điều‑Lệ và Nội‑Quy đã‑định, thời Tổng‑Hội có quyền đưa giấy trình với Chánh Quyền Địa‑Phương mà giải‑tán. Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 10 Làm tại Huế, ngày 10 tháng 8 năm 1959 T.M. BAN TRỊ‑SỰ Ký tên: NGUYỄN‑HUY‑NHU Số 249/CH/TH SAO ĐỒNG KÍNH GỞI: Ơ. Hội‑Trưởng Tỉnh‑Hội Việt‑Nam Cổ‑Học Quảng‑Trị. ‑ Hội‑Trưởng Tỉnh Hội Việt‑Nam Cổ‑Học Thị‑Xã Đà‑Nẵng. ‑ Hội‑Trưởng Tỉnh‑Hội Việt‑Nam Cổ‑Học Quảng‑Tín. ‑ Hội‑Trưởng Tỉnh‑Hội Việt‑Nam Cổ‑Học Quảng Nam. ‑ Liệt Quý vị Hội‑Trưởng các Quận‑hội Cổ‑Học thuộc Tỉnh Thừa‑Thiên, “để Nhận hành” Huế, ngày 25 tháng 3 năm 1960 Hội‑Trưởng Ký tên, và ấn‑dấu NGUYỄN‑HUY‑NHU Số 1/CH/TH/VP TRÍCH‑SAO CHÁNH‑BẢN Huế, ngày 3 tháng 1 năm 1969 HỘI‑TRƯỞNG TỈNH [TỔNG]‑HỘI VIỆT‑NAM CỔ‑HỌC PHẠM‑LƯƠNG‑HÀN [hết Nội quy] 2.3. Nhận xét về Điều lệ và Nội quy Nhìn tồn cục, Điều lệ và Nội quy đã trình bày khá đầy đủ các khái niệm và quy định liên quan đến việc thành lập, duy trì hoạt động, mở rộng hoạt động của Hội Cổ học. Ở đây sẽ khơng phân tích mọi bình diện của hai văn bản ấy, mà chỉ nêu vài đặc điểm tiêu biểu. Tuân thủ quy định trong Dụ số 10 Điều thứ 6 của Dụ số 10 do Quốc trưởng Bảo Đại kí, ban hành ngày 6/8/1950 quy định thể lệ lập hội đã quy định về các khoản phải kê trong bản điều lệ của các hiệp hội văn hố như sau: “Trong điều‑lệ phải kê rõ các khoản sau này: 1) Mục‑đích của hội, 2) Tên hiệu của hội, 3) Hội‑sở, 4) Hạn điều‑ước, 5) Thể‑lệ vào hội, ra hội và trục‑xuất khỏi hội, 6) Nghĩa‑vụ và quyền‑lợi các hội‑viên, 7) Tài‑sản của hội, 8) Thể‑lệ về động‑sản và bất‑ động‑sản của hội, 9) Họ, tên, tuổi các người sáng lập, 10) Thể‑lệ về việc cử và bãi những người quản‑trị và quyền‑hạn của các người ấy, 11) Dun‑cớ giải‑tán hội, 12) Thể‑lệ thanh‑tốn và quy‑dụng tài‑sản của hội”.23 Trong bản Điều lệ của Hội Cổ học đã dẫn trên, khơng có mục “Họ, tên, tuổi các người sáng lập” (mục số 9, trong Điều thứ 6 của Dụ số 10), nhưng trong cuốn NGVNS đã cung cấp “Danh‑sách Ban Sáng‑lập Tổng‑hội Việt‑Nam Cổ‑học” gồm 16 thành viên.24 Vậy là bản Điều lệ của Hội Cổ học Việt Nam đã tuân thủ đầy đủ các Điều thứ 6 trong Dụ số 10, xem: Cơng báo Việt Nam, số 33 năm thứ 3, ra ngày 19/8/1950, tr. 434‑435. 23 NGVNS, tr. 713. 24 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 11 khoản phải kê khai trong điều lệ của một hiệp hội văn hố được quy định trong Dụ số 10. Về Nội quy, cũng trong Dụ số 10, Điều thứ 30 quy định: “Sau khi hội đã được phép thành‑lập, ban trị‑sự phải trình‑chiểu nhà đương‑ chức sở‑tại và tổng‑trưởng bộ nội‑vụ hay thủ‑hiến, theo hệ‑thống cai‑trị, bản nội‑quy của hội và nếu sau này có điều gì sửa đổi cũng phải trình‑chiểu những sự sửa đổi ấy”.25 Như vậy, Dụ số 10 bắt buộc mỗi hiệp hội văn hố sau khi được phép thành lập phải soạn một bản nội quy của hội. Chính vì vậy, dịng đầu tiên của Nội quy của Hội Cổ học ghi rõ dịng chữ “Tn hành theo Điều thứ 30 của Dụ số 10 ngày 6‑8‑1950”. Tuy nhiên, Dụ số 10 khơng quy định rõ các hạng mục nội dung cụ thể phải có trong nội quy, như với các hạng mục của điều lệ. Vì vậy, nếu so sánh giữa Hội Cổ học Việt Nam với Hội Khổng học Việt Nam (thành lập năm 1957),26 cùng là các hiệp hội văn hố chủ trương “tơn Khổng, sùng Nho, vãn hồi nhân tâm thế đạo”, thì thấy Điều lệ của hai hội tương đối giống nhau, nhưng Nội quy thì khác nhau nhiều.27 Phân cấp hội viên Việc phân thành 6 nhóm hội viên cho thấy ngồi việc thu hút các hội viên như thường lệ, Hội Cổ học cịn muốn thu hút sự quan tâm từ giới chính trị và tài chính. Hội trưởng danh dự của Hội là Tổng thống, Hội trưởng danh dự của các chi hội cũng là các Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Quận trưởng. Nhóm hội viên Tán trợ và hội viên Ân nghĩa được vinh danh trên tờ quý san của Hội. Tất cả những điều này nhằm tạo hậu thuẫn từ phía chính quyền và tăng ngân sách hoạt động cho Hội Khuyến khích mở rộng các chi hội địa phương Cả Điều lệ và Nội quy của Hội Cổ học đều dành khá nhiều phân lượng để quy định về việc thành lập và hoạt động của các chi hội địa phương, với quy mô như một tổng hội thu nhỏ. Đây có lẽ là định hướng ngay từ ban đầu của Hội Cổ học, muốn hoạt động của họ khơng chỉ giới hạn trong địa phận Huế, mà cịn phát triển ra nhiều tỉnh, thành, quận, huyện khác. 3. Ban Trị sự các khố Trong Điều lệ của Hội (đã dẫn), thành phần và quyền hạn của Ban Trị sự được quy định trong các khoản từ 24 đến 31. Khoản 24 quy định thành viên Ban Trị sự ở Tổng hội có 1 Hội trưởng, 3 Phó Hội trưởng, 1 Tổng Thư kí, 1 hoặc 2 Phó Thư kí, 1 Chưởng quỹ, 1 Phó Chưởng quỹ, Điều thứ 30 trong Dụ số 10, xem: Cơng báo Việt Nam, số 33 năm thứ 3, ra ngày 19/8/1950, tr. 436. 25 Về việc thành lập Hội Khổng học Việt Nam, xem: Nguyễn Tuấn Cường, “Một số thông tin về việc thành lập Hội Khổng học Việt Nam (1957‑1975)”, Thông báo Hán Nôm học năm 2013, Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội, 2014, tr. 106‑113. 26 Về vấn đề thành lập, tổ chức, và hoạt động của Hội Khổng học Việt Nam, tác giả bài viết sẽ trình bày trong một dịp khác. 27 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 12 7 đến 10 Cố vấn và Kiểm sát. Cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của từng chức vụ như sau: “Một Hội‑trưởng để thay‑mặt Hội trước công‑chúng và trước pháp‑luật. Chủ‑toạ các buổi Hội đồng và để thi‑hành các quyết‑nghị của Đại‑Hội‑Đồng và của Ban Trị‑Sự. Ba Phó Hội‑trưởng để chia nhau giúp sức Hội‑trưởng và thay thế khi Hội‑trưởng vắng mặt. Một Tổng‑Thư‑ký để đảm nhận các cơng việc ở Văn‑phịng. Một hoặc hai Phó Thư‑ký để giữ Danh‑sách Hội‑viên và san sẻ công việc cho Tổng‑ Thư‑ký. Một Chưởng‑quỹ để thâu trữ những tài sản của Hội. Một Phó Chưởng‑quỹ để giữ văn tự, sổ sách động sản, bất động sản, và những sổ sách kế tốn về thu, chi của Hội. Bảy đến mười Cố‑vấn và Kiểm‑sốt [sát]. Cố‑vấn để giao thiệp và cho ý kiến mỗi khi ơng Hội‑trưởng u cầu. Kiểm‑sốt để kiểm điểm công việc của Hội, xem xét sổ‑sách Tài‑ chánh, Trật tự chung trong các buổi Hội‑đồng” Khoản 31 quy định thành viên Ban Trị sự ở các Chi hội, cũng giống như thành phần ở Tổng hội nhưng số người giảm đi. Nhiệm kì của mỗi Ban Trị sự các cấp đều là 1 năm, tiến hành bầu cử theo cách đầu phiếu phổ thơng vào đầu mỗi năm dương lịch. Về Ban Trị sự trong năm đầu tiên 1954‑1955, theo ghi chép của Cố vấn La Hồi, có 16 thành viên, gồm Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu; 2 Phó Hội trưởng Hà Ngại và Nguyễn Văn Thích; 6 Cố vấn Ưng Dinh, Nguyễn Văn Trác, La Hồi, Phan Ngọc Hồn, Tơn Bảo Tuyền, Võ Ngun Lượng; 3 Giám sự Trần Viết Uyển, Trương Quang Nhạ, Ngơ Đình Sâm; Tổng thư kí Nguyễn Dự, Phó Tổng thư kí Hồng Hữu Khác; Chưởng quỹ Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Chưởng quỹ Trần Trọng Ngân.28 Về khoá tiếp theo, 1955‑1956, theo nội dung phiên họp Đại hội đồng của Hội ngày 8/4/1956 của Hội cho biết, thì cuối buổi họp đó, ơng Hội trưởng tun bố Ban Trị sự khố ấy (1955‑1956) đã hết nhiệm kì 1 năm theo điều lệ của Hội. Hội đồng họp đề cử ơng Trương Như Đính, nguyên Thượng thư Bộ Kinh tế Nam triều, làm Hội trưởng, nhưng ơng từ chối vì lí do sức khoẻ. Sau khi thảo luận, Hội đồng quyết định “nhưng lưu” (vẫn giữ) Ban Trị sự cũ và cử thêm 3 vị Cố vấn, 3 vị Kiểm sát.29 Hiện chưa rõ danh sách những người được bổ sung. Ban Trị sự khố 3, 1956‑1957, gồm 22 thành viên: Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu; Phó Hội trưởng Hà Ngại và Nguyễn Văn Thích; Tổng Thư kí Tống Châu Phu; Phó Thư kí Trần Văn Tường; Chưởng quỹ Nguyễn Khắc Kỉnh; Phó Chưởng quỹ Lí Duy Bính; Kiểm sát có 7 người: Phạm Đạt, Ngơ Hàm, Tơn Thất Kiều, Trần Đình La, Trần Trọng Ngân, Hồng Thiện, Hồng Đình Khải. Cố vấn có 8 người: Ưng Dinh, Trương Như Đính, Nguyễn Trọng Tịnh, Tơn Thất Đình, La Hồi, Phan Ngọc Hồn, Phạm Lương Hàn, Võ Ngun Lượng.30 La Hồi 羅懷, 28 儒學在越南 , đã dẫn, tr. 155‑156. “Lược thuật phiên nhóm Đại‑Hội‑Đồng thường niên năm 1956”, CHQS số 1 (1956), tr. 74‑75. 29 CHQS số 1 (1956), tr. 7‑8. 30 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 13 Đến khoá 4, 1957‑1958, Ban Trị sự Tổng hội Cổ học Huế, kiêm nhiệm Ban Trị sự Tỉnh hội Thừa Thiên, gồm tổng số 19 thành viên, có một vài thay đổi so với khố trước ở các chức phó: Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu; Phó Hội trưởng Nguyễn Văn Thích và Võ Như Nguyện; Tổng Thư kí Tống Châu Phu; Phó Thư kí Ngơ Đình Căn; Chưởng quỹ Nguyễn Khắc Kỉnh; Phó Chưởng quỹ Lí Duy Bính; các vị Cố vấn cũng kiêm nhiệm chức Kiểm sát: Võ Ngun Lượng, Phan Ngọc Hồn, Phạm Lương Hàn, La Hồi, Hồng Đức Cự, Trần Tiển Thước, Ngơ Trọng Lữ, Nguyễn Hồi, Nguyễn Dự, Phạm Đạt, Trần Trọng Ngân, Trần Đình La. Về khố 5, 1958‑1959, ngày 30/3/1958, phiên Đại hội đồng được tổ chức tại Di Ln đường, từ 15 giờ đến 19 giờ 40 phút, với sự góp mặt của các hội viên đến từ Tổng hội và đại biểu của các Tỉnh hội Quảng Nam, Tỉnh hội Quảng Trị, Thị hội Đà Nẵng, Quận hội Phú Lộc, Quận hội Phong Điền, tổng số hơn 200 người. Sau các nghi thức thường lệ, ông Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu đọc báo cáo về tình hình hoạt động của Hội trong năm vừa qua, trong đó khẳng định “Hiện nay phạm vi của Hội đã lần lần mở rộng, đối với Chánh Phủ và đối với Đồng bào, Hội đã có một nhiệm vụ quan trọng”, rồi nghe ơng Chưởng quỹ báo cáo tình hình tài chính. Kế đó, chiếu theo lệ, Hội trưởng thay mặt tồn Ban Trị sự cũ đứng ra xin từ chức. Đại hội đồng tổ chức bầu ra Ban Trị sự mới bao gồm 17 thành viên: Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu, 2 Phó Hội trưởng Nguyễn Văn Thích, Võ Như Nguyện; Tổng Thư kí Tống Châu Phu, Phó Thư kí Ngơ Đình Căn; Chưởng quỹ Nguyễn Khắc Kỉnh, Phó Chưởng quỹ Tơn Thất Hối; 10 Cố vấn Võ Ngun Lượng, Hồng Đức Cự, Phan Ngọc Hồn, La Hồi, Nguyễn Hồi, Phạm Lương Hàn, Phạm Đạt, Nguyễn Dự, Ngơ Ganh, Nguyễn Văn Ln. Sau đó là tiệc trà thân mật, kết thúc bằng bài diễn thuyết của ơng Hội trưởng nói về học thuyết tính thiện của Mạnh tử và học thuyết tính ác của Tn tử.31 Do nguồn tư liệu về Hội hiện cịn khơng đầy đủ, nên chưa rõ trong thời gian 1960‑1962 thì cơ cấu tổ chức của Hội đã thay đổi như thế nào, chỉ biết do Hội trưởng sáng lập Nguyễn Huy Nhu mất năm 1962, nên chức Hội trưởng hẳn phải có thay đổi trước hoặc sau khi ơng mất. Thêm một thơng tin q giá: ngày 2/4/1963, Hội đón tiếp hai vị khách từ Đài Loan là Ngô Tử Thâm và Ngô Thiệu Thâm tới Huế, ghé thăm trụ sở Di Ln đường, “Cụ An‑Đình Hồ‑Đắc‑Hàm, ngun Hội‑trưởng, có tặng hai vị q khách hai bài thi [thơ]”.32 Như vậy, Hồ Đắc Hàm chắc chắn đã có thời gian làm Hội trưởng trước ngày 2/5/1963, nhưng chưa rõ cụ thể giai đoạn nào. Ngày 24/11/1963, Hội tổ chức Đại hội bất thường, trong đó có việc bầu Ban Trị sự mới. Thành phần Ban Trị sự mới được bầu ra, thơng qua sửa đổi và bổ túc do các Hội nghị của Ban Trị sự ngày 7/12/1963 và 23/2/1964, kết quả thống nhất gồm 23 thành viên: Hội trưởng Điềm Trai Nguyễn Trọng Tịnh (Phó bảng); 2 Phó Hội trưởng Nguyễn Hi Thích, Hà Ngại; Tổng Thư kí Nguyễn Dự, 2 Phó Thư kí Dương Ngọc “Buổi họp Đại‑Hội‑Đồng năm 1958”, CHQS số 5 (1958), tr. 88‑89. Xem thêm: “Bài diễn‑thuyết của Ơng Hội‑Trưởng Hội Cổ‑Học Việt‑Nam trong phiên nhóm Đại‑Hội‑Đồng ngày 30‑3‑1958”, CHQS số 5 (1958), tr. 90‑98. 31 CHQS số 11 (1964), tr. 163. 32 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 14 Oanh, Trần Văn Dật; Chưởng quỹ Huỳnh Văn Nhung, Phó Chưởng quỹ Tơn Thất Bính; 12 Cố vấn Huỳnh Đức Cự, Nguyễn Văn Trác, Phan Ngọc Hoàn, Trần Đình Kỉnh, Phạm Lương Hàn, Trần Trọng Ngân, La Hồi, Nguyễn Văn Dương, Trương Quang Chí, Nguyễn Hồi, Nguyễn Văn Ln, Nguyễn Khắc Kỉnh, Bửu Sưu; 2 Kiểm sát Nguyễn Duy Bột, Trần Kiêm Phổ.33 Đến năm 1969, Ban Trị sự của Hội gồm 19 thành viên: Hội trưởng Phạm Lương Hàn (mất tháng 7/1970); Phó Hội trưởng Nguyễn Văn Thích, La Hồi, Nguyễn Văn Trác; Tổng Thư kí Nguyễn Dự; Phó Thư kí Võ Xn Viên, Lê Quang Thái; Chưởng quỹ Huỳnh Văn Nhung; Phó Chưởng quỹ Tơn Thất Bính, Nguyễn Thị T (bà Bùi Hữu Thứ); Cố vấn Vương Xương, Trần Đơng, Hồ Đắc Hạp, Huỳnh Như Văn, Bùi Xuân Trữ, Thái Tăng Sung, Bửu Sưu; Kiểm sát Trần Lại Tuy, Nguyễn Đại Thưởng.34 Danh sách trên gồm có 7 cơng chức hưu trí, 4 giáo chức, 2 thương gia, còn lại 6 người là quân nhân, thầy pháp, nhiếp ảnh, điền viên, nội trợ, công chức đương nhiệm. Điều đó cho thấy lãnh đạo Hội khố này phần lớn là người cao tuổi, và nghề nghiệp chính của họ liên quan khơng nhiều đến Hán học và Nho học. Trên đây đã hệ thống hố thành phần các Ban Trị sự cịn có thể tìm hiểu qua các tài liệu đã sưu tầm được. Hiện vẫn chưa rõ thành phần các Ban Trị sự giai đoạn 1960‑1962, 1965‑1968, và sau năm 1970. Theo những gì đã trình bày, Hội Cổ học đã có ít nhất 4 vị Hội trưởng: Mặc Si Nguyễn Huy Nhu (Tiến sĩ, 1887‑1962), An Đình Hồ Đắc Hàm (Cử nhân, 1879‑1963), Điềm Trai Nguyễn Trọng Tịnh (Phó bảng), và Phạm Lương Hàn (Tú tài, ?‑1970). Cả 4 vị Hội trưởng đều trong danh sách các nhà khoa bảng Hán học cuối cùng của triều Nguyễn, cho nên họ có danh nghĩa về mặt học thuật để phù hợp với việc lãnh đạo, dẫn dắt một tổ chức văn hố Hán học – Nho học trong một giai đoạn có thể coi là “vĩ thanh” của nền Hán học truyền thống Việt Nam. Người đóng góp nhiều nhất trong 4 vị Hội trưởng kể trên hẳn phải là Hội trưởng sáng lập Nguyễn Huy Nhu (阮輝濡, 1887‑1962). Ơng thuộc dịng dõi danh gia vọng tộc Nguyễn Huy ở Nghi Lộc, Nghệ An. Ơng đỗ Cử nhân khoa Kỉ Dậu 1909, đến năm 30 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn 1916 triều Khải Định,35 bia Tiến sĩ năm ấy lấy đỗ 7 vị Tiến sĩ, Trịnh Thuần đỗ cao nhất, là Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 6 người cịn lại đều là Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, lần lượt là Nguyễn Xuân Đàn, Đinh Loan Tường, Bùi Bằng Thuận, Nguyễn Huy Nhu, Lê Khắc Khuyến, Nguyễn Ngọc Toản.36 Hoạn lộ của Nguyễn Huy Nhu đều là các chức học quan: Giáo thụ Quảng Ninh, Huấn đạo Quảng Ninh, Hàn lâm viện tu soạn, Đốc học Quảng Ninh. Khi Viện Hán học (1959‑1965) được thành lập trong Viện Đại học Huế, ông được mời làm Giáo sư giảng dạy Hán văn, đồng thời làm Trưởng CHQS số 11 (1964), tr. 7. 33 NGVNS, tr. 714. 34 Ngơ Đức Thọ chủ biên, Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075‑1919, Hà Nội: NXB Văn học, tr. 809. 35 Phạm Đức Thành Dũng chủ biên, Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, Huế: NXB Thuận Hố, 2000, tr. 406‑411. 36 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 15 ban Ủy ban Phiên dịch sử liệu thuộc VĐH Huế. Suốt đời hoạt động của Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhu đã toàn tâm với nền giáo dục và nghiên cứu Hán học, Nho học. 4. Hội viên Điều lệ của Hội Cổ học quy định về hội viên trong các khoản từ 8 đến 14. Khoản 8 quy định thể lệ vào Hội: “Người Việt‑Nam cùng người Ngoại‑quốc, Nam và Nữ, 21 tuổi trở lên, không mất quyền cơng dân, có hai Hội‑viên đã vào Hội giới‑thiệu và có Ban Trị‑sự trả lời sau khi nhận đơn nhập Hội, mới vào Danh sách của Hội”. Khoản 11 phân loại 6 nhóm hội viên với các nghĩa vụ riêng cho từng nhóm: “a) Danh‑Dự Hội‑Trưởng: Dành riêng vị Tổng‑Thống nước Việt‑nam Cộng‑Hoà (nếu Tổng‑Thống chấp‑thuận sau khi Hội đệ đơn thỉnh‑cầu. b) Danh‑Dự Hội‑Viên để tiêu biểu và ủng hộ cho Hội. Hạng nầy gồm những Vị có uy‑tín, danh‑vọng, đạo‑đức, học‑lực un‑thâm, được Hội mời vào ủng‑hộ cho Hội về phương‑diện tinh‑thần hoặc giúp Hội những sáng‑kiến tốt đẹp, hoặc nâng‑đỡ Hội bằng những phương‑diện có thể phát‑triển mạnh‑mẽ. c) Hoạt‑Động Hội‑Viên là những người đóng góp cho Hội về phương‑diện Văn‑hố, hoặc lãnh cơng‑tác tổ chức, hoạt‑động cho Hội v.v… d) Thiệt‑Hành Hội‑Viên để đảm‑phụ tài‑chánh cho Hội bằng cách đóng niên‑liễm. e) Tán‑Trợ Hội‑Viên là những người đóng góp vào Hội một số tiền là 1.000$00. g) Ân‑Nghĩa Hội‑Viên là những Hội‑viên đã đóng vào Hội một số tiền vĩnh‑viễn là 2.000$00, hoặc những tài‑liệu văn‑hố trị giá 2.000$00. Cũng là Ân‑Nghĩa Hội‑Viên, những Hội viên nào đã đóng vào Hội mỗi năm 500$00, nếu đã góp được 5 năm”. Khoản 12 và 13 quy định về quyền lợi của hội viên: “Tất cả các Hội‑viên đều có quyền biểu‑quyết giữa Đại‑Hội‑Đồng và đều được ứng cử Ban Trị‑Sự cùng các Tiểu‑Ban”, “Riêng các hạng Hội‑viên hạng c) (Hoạt‑động Hội‑Viên) Hội có thể phụ tiền giấy mực và thù lao, tuỳ theo ngân‑quỹ của Hội và tuỳ theo sở‑năng của mình sau khi đã nạp tài‑liệu đã làm xong cơng‑tác”. CHQS số 1 (1956) ghi rõ danh sách gần 200 hội viên, trong đó có 5 hội viên danh dự, 5 hội viên tán trợ, 140 hội viên “thiệt hành” (thực hành, trong đó có ít nhất 2 nữ là Nguyễn Thị Khanh và Hồng Nguyệt Quế), 27 hội viên hoạt động (trong đó có một tu sĩ Phật giáo là Thích Trí Thủ). CHQS số 2 (1956) ghi danh 21 hội viên thiệt hành mới gia nhập, trong đó có một phụ nữ là Trần Xn Huệ Phương. CHQS số 3 (1957) ghi danh 30 hội viên thiệt hành và 1 hội viên tán trợ mới gia nhập. CHQS số 5 (1958) ghi danh sách 115 hội viên thiệt hành mới gia nhập. CHQS số 6 (1958) cho biết số hội viên mới của Quận hội Vinh Lộc là 182 người, của Quận hội Quảng Điền là 125 người, nhưng khơng ghi rõ danh tính.37 Tổng hợp ghi chép của 5 số tập san khơng liên tục kể trên, tính đến năm 1958, Hội có 1 Hội trưởng danh dự, 7 hội viên danh dự, 6 hội viên tán trợ, 613 hội viên thiệt hành, 27 hội viên hoạt động, tổng số 654 hội viên. Con số thực tế chắc chắn là nhiều hơn, bởi ở đây chỉ tính được số hội viên được ghi chép trong các số CHSQ hiện cịn khơng đầy đủ mà tơi sưu tầm được. Đến năm 1969, tổng số hội viên của Tổng hội và các Chi hội lên tới 4.000 người,38 so Lần lượt xem danh sách hội viên tại: CHQS số 1 (1956), tr. 5‑8.; số 2 (1956), tr. 8; số 3 (1957), tr. 5; số 5 (1958) tr. 7‑8; số 6 (1958), tr. 5. 37 NGVNS, tr. 715. 38 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 16 với con số gần 200 hội viên ở thời điểm mới thành lập, thì rõ ràng Hội Cổ học đã mở rộng khá nhiều về cả địa bàn hoạt động và số hội viên tham gia. Có ba đặc điểm quan trọng khi nhìn vào các bảng kê danh tính hội viên. Thứ nhất là có khá nhiều hội viên thuộc dịng hồng tộc triều Nguyễn xưa, đó là những người kê khai tên họ bắt đầu bằng chữ Ưng, Bửu, Tôn Thất. Trong danh sách hội viên được ghi trong tờ CHQS các số 1, 2, 3, 5 có thể đếm được 26 người thuộc hồng tộc.39 Thứ hai là, dù khơng nhiều, nhưng danh sách hội viên có cả nữ giới: Nguyễn Thị Khanh, Hồng Nguyệt Quế, Trần Xn Huệ Phương; một trong hai Phó Chưởng quỹ của Hội từ năm 1969 là Nguyễn Thị T (vợ ơng Bùi Hữu Thứ); Quận hội Cổ học Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên) cũng có một nữ hội viên, chưa rõ danh tính.40 Thứ ba, nếu coi Nho giáo là một tơn giáo, thì mặc dù Hội Cổ học chủ trương về Nho giáo, nhưng hội viên lại có cả người của Phật giáo và Cơng Giáo. Hồ thượng Thích Trí Thủ (1909‑1984), một tu sĩ nổi tiếng miền Trung, là hội viên hoạt động ngay từ giai đoạn đầu. Linh mục Nguyễn Hy Thích (Nguyễn Văn Thích) là hội viên sáng lập, Phó hội trưởng, một trong những người đóng góp tích cực nhất cho hoạt động của Hội. Ngồi ra cịn có Cha Tưởng trong danh sách Cố vấn của Tỉnh hội Quảng Nam, Linh mục Nguyễn Văn Tiếp là Cố vấn của Quận hội Phong Điền. Danh sách thực tế có thể cịn dài hơn những gì điểm qua ở đây. Đặc điểm này thể hiện sự dung hồ tơn giáo trong hoạt động của một hiệp hội văn hố Nho giáo ở MNVN. 5. Các Chi hội Cổ học địa phương Khoản 31 trong Điều lệ của Hội (đã dẫn) ghi rõ: “Tỉnh, Thành, Thị, Quận nào tổng‑số Hội‑viên có đủ năm mươi người trở lên, thời sẽ thành lập một Ban Trị‑sự gồm có: một Hội‑trưởng, một Phó Hội‑trưởng, một Thư‑ký, một Phó Thư‑ký, một Chưởng‑quỹ, một Phó Chưởng‑quỹ, ba đến năm Cố‑vấn và Kiểm sốt [sát]. Thể‑ lệ bầu‑cử, bãi chức và quyền hạn cũng như các thể‑lệ đã định trên. Sau khi đã thành lập Ban Trị‑sự ở Tỉnh, Thành, Thị, Hội, thời thỉnh cầu ơng Tỉnh, Thị‑trưởng; ở Quận‑Hội thỉnh cầu ơng Quận‑trưởng làm Danh dự Hội trưởng, để tiêu biểu và ủng hộ cho Hội”. Khoản 31 bis (bổ sung khoản 31) cịn ghi: “Nhiệm‑kỳ của mỗi Ban Trị‑sự (Trung‑ương, Tỉnh, Thành, Thị hoặc Quận) là một năm. Nhân‑viên Ban Trị‑sự được tái‑cử, nếu Đại‑Hội‑Đồng tín‑nhiệm”. Sau khi thành lập trung ương hội ở Huế, Hội Cổ học dần mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách thiết lập các Chi hội địa phương. Hội đã đặt được nhiều Chi hội tại các tỉnh, thị, quận ở miền Trung. Theo tư liệu hiện biết, ngồi Tổng hội ở Huế, cịn có các Tỉnh hội Quảng Trị, Quảng Tín, Quảng Nam; Thị hội Đà Nẵng; các Quận CHQS số 1 (1956): Ưng Dinh, Ưng Thun, Tơn Thất Đình, Tơn Thất Dương Quang, Tơn Thất Đài, Bửu Bác, Tôn Thất Kiều, Tôn Thất Sung, Ưng Vu, Ưng Quang, Bửu Sưu, Tơn Thất Hối, Ưng Bình, Tơn Thất Tùng, Bửu Cầm; CHQS số 2 (1956): Tôn Thất Văn, Nguyễn Phúc Ưng Trình; CHQS số 3 (1957): Tơn Thất Luận, Bửu An, Tơn Thất Thuỷ, Tơn Thất Ẩn, Tơn Thất Duyệt; CHQS số 5 (1958): Tơn Thất Toại, Bửu Thỗ, Tơn Thất Hang, Tơn Thất Quỳ. 39 “Hội Việt‑Nam Cổ‑học Trung‑Việt đã thành‑lập Quận hội Phú lộc (Thừa‑thiên)”, CHQS số 3 (1957), tr. 86: “[ ] đã kết nạp được thêm một số Hội‑viên 27 người nữa (tựu trung có một Tán‑trợ Hội‑viên và một Nữ Hội‑viên) thuộc quận Phú‑Lộc, tỉnh Thừa‑Thiên”. 40 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 17 hội Phú Lộc, Phong Điền, Vinh Lộc, Quảng Điền, Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xun, Tam Kì, Hiếu Đức, Thăng Bình, Điện Bàn; Chi hội Cẩm An. Đáng tiếc là hiện khơng cịn lưu trữ được nhiều ghi chép chi tiết về sự tồn tại cũng như hoạt động của tất cả các Chi hội này. Dưới đây tuỳ theo số tư liệu hiện tìm được, tơi sẽ trình bày một số thơng tin về Tỉnh hội Quảng Nam, Thị hội Đà Nẵng, Quận hội Phong Điền, Quận hội Phú Lộc, Quận hội Vinh Lộc, Quận hội Quảng Điền. Những thơng tin này sẽ giúp nhìn nhận về các hoạt động của Hội Cổ học tại các chi nhánh địa phương. Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam Do ủy nhiệm của Tổng hội tại Huế, ơng Huỳnh Như Văn,41 Thẩm phán tồ Hồ giải Hội An, hội viên Tán trợ kiêm hội viên Hoạt động của Hội Cổ học, đã vận động một số đơng nhân sĩ các giới để thành lập Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam. Trong thời gian từ 14 đến 18 giờ chiều ngày 15/6/1957, một buổi họp sơ bộ được tổ chức tại trường Trung học Trần Quý Cáp ở Hội An, dưới sự chủ toạ danh dự của ơng Nguyễn Hồ Phẩm, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam. Buổi họp có các đại diện qn đội, nhân dân, chính phủ, giới giáo dục, đồn thể chính trị, tơn giáo, nhân sĩ tân học và cựu học, các vị Ti trưởng, Chủ sự, cơng chức, Hoa kiều, tổng số trên 150 người. Ơng Huỳnh Như Văn, Trưởng ban Tổ chức buổi họp, đọc một bài diễn thuyết khá dài cổ vũ việc thành lập Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam, trong đó nhấn mạnh quan hệ mật thiết giữa Nho giáo với “nhân tâm phong hoá nước Việt‑Nam trên hai ngàn năm”, và cả quyết rằng việc chấn hưng Nho giáo là cần thiết cho nước Việt Nam khi ấy, “phải chấn‑hưng Nho‑giáo mới có thể vãn‑hồi được thế‑đạo nhân‑tâm và mới có thể đánh tan một làn sóng ngoại‑lai đương đe‑doạ nền trật‑tự an‑ninh, thuần‑phong mỹ‑tục của Tổ‑quốc”.42 Bác sĩ Thái Can, người được xếp vào hàng “nhân vật trong phái Tân‑học”, đại diện các cơ quan đồn thể và nhân dân, cũng có bài diễn văn rất dài. Ơng đề nghị, trước hết phải đặt ra vấn đề văn hố: “Tơi rất lấy làm tiếc, Bộ Quốc‑gia Giáo‑dục cũng như các trường Tiểu, Trung học ngày nay, chưa đặt vấn‑đề văn‑hố là một vấn‑đề căn‑bản lên một cách rõ‑ràng và vững‑chắc”. Trong khi phân tích vai trị của văn hố Á đơng và văn minh Âu Mĩ đối với nước Việt Nam, tác giả cho rằng vấn đề then chốt đương thời là “phối hợp văn minh vật chất của kĩ thuật, khoa học ngày nay với văn hố cổ truyền của chúng ta tức là tinh t văn hố Á đơng làm nền tảng. Cái văn hố đó, đứng trên nhân nghĩa và thực tế hố trong lễ, trí, tín. Cái văn hố đó là cương thường đạo lí của 25 triệu người. […] văn hố ấy vẫn tồn tại trong mọi người chúng ta, như một ngọn lửa thiêng, như một đố hoa thơm, mà khơng một ma lực nào tiêu diệt được”. Xin lưu ý rằng, dù Huỳnh Như Văn là Trưởng ban tổ chức buổi họp, cũng như chủ trì việc vận động thành lập hội, nhưng bài phát biểu của ơng khơng được in tồn văn trong tờ CHQS, mà chỉ được tóm lược trong nửa trang tạp chí. Trong khi đó, bài phát biểu rất dài của bác sĩ Thái Can, lại được đăng toàn văn trong 8 trang,43 kèm theo lời giới thiệu của tờ CHQS rằng: “Xin lục đăng bài Diễn‑văn của bác‑sĩ Thái‑Can ra sau nầy, để giới thiệu với các bạn độc giả về ý‑kiến của một nhân vật trong phái Tân‑học đối với nền Văn‑ Có lúc viết Hồng Như Văn. 41 “Cổ‑học Tỉnh hội Tỉnh Quảng‑Nam đã thành lập”, CHQS số 3 (1957), tr. 77‑85. 42 Xem CHQS số 3 (1957), tr. 78‑85. 43 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 18 hố cổ‑truyền của nước nhà”, chứng tỏ Hội có ý tiếp thu tư tưởng mới của “phái Tân‑ học”, chứ khơng bảo thủ với những ý kiến của phái “cựu học” Kết quả của buổi họp trên là việc chính thức thành lập Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam, với Ban Trị sự lâm thời gồm: Hội trưởng danh dự là Nguyễn Hồ Phẩm (Tỉnh trưởng Tỉnh Quảng Nam), Hội trưởng Lương Trọng Hối, 2 Phó Hội trưởng là Thái Can và Huỳnh Như Văn, 2 Thư kí là Nguyễn Văn Huy và Tăng Thiên Bửu, 2 Chưởng quỹ là Nguyễn Hoán và Nguyễn Quang Hoè, 12 Cố vấn là Nguyễn Hà Hoằng, Võ Uý, Hồ Ngận, Tăng Huỳnh, Cha Tưởng, Đinh Văn Vĩnh, Đặng Thế Trinh, Tăng Dục, Trung tá Nguyễn Đạm, 3 vị Phó tỉnh trưởng Nguyễn Tự, Nguyễn Xn Ba, Hồ Liêm. Ban Trị sự đề nghị đặt thêm 4 tiểu ban là Kết nạp, Biên tập, Ấn lốt, Kinh tài để phân cơng phụ trách các mảng hoạt động của Tỉnh hội.44 Đến thời điểm năm 1962, cơ cấu tổ chức của Tỉnh hội gồm: Tỉnh hội trưởng Lương Trọng Hối, 3 Tỉnh hội phó là Hồ Ngận, Huỳnh Như Văn, Nguyễn Trường Cửu, Tổng thư kí Ngơ Tấn Huệ, Thủ quỹ Nguyễn Hồng. Tỉnh hội trưởng danh dự là Thiếu tá Tỉnh trưởng Võ Hữu Thu.45 Trong tập san Cổ học tinh hoa văn tập của Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam in năm 1962 có bản danh sách dài 8 trang, ghi danh những cá nhân và đơn vị quyên góp ủng hộ việc xây dựng Văn miếu Quảng Nam (khánh thành năm 1962),46 trong đó có các đơn vị sau thuộc Hội Cổ học: Tổng hội Huế, Tỉnh hội Quảng Trị, Quận hội Quế Sơn, Quận hội Đại Lộc, Quận hội Duy Xun, Quận hội Tam Kì, Quận hội Hiếu Đức, Quận hội Thăng Bình, Quận hội Điện Bàn, Chi hội Cẩm An.47 Có một số Chi hội ủng hộ tới 2‑3 đợt cho việc xây dựng Văn miếu trong tỉnh. Điều này chứng tỏ Hội Cổ học đã mở rộng phạm vi hoạt động tới hầu khắp các địa phương của tỉnh Quảng Nam ngay từ đầu thập niên 1960, và giữa các Chi hội có mối quan hệ chặt chẽ để cùng lo những cơng việc chung của Hội. Thị hội Cổ học Đà Nẵng Ngày 6/2/1958, đồn đại biểu của Hội Cổ học Việt Nam do Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để tham dự buổi lễ thành lập Thị hội Cổ học Đà Nẵng. Buổi lễ được tổ chức từ 16 giờ 30 đến 18 giờ cùng ngày, tại Trụ sở Thành bộ Phong trào Cách mạng Quốc gia, đặt dưới quyền chủ toạ của Đô trưởng Đà Nẵng, với hơn 1.000 người tham dự, bao gồm công chức, thân sĩ các giới, Hoa kiều, học sinh, tạo nên một khung cảnh náo nhiệt. Sau nghi thức thường lệ, ơng Phạm Trung Cơn (Biện lí Tồ án Đà Nẵng, Trưởng ban Tổ chức) đọc diễn văn xin thành lập Thị hội. Kế đó, Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu đọc bài diễn văn nói về đạo lí Khổng CHQS số 3 (1957), tr. 77‑79. Cũng xem danh sách Ban Trị sự lâm thời của Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam tại CHQS số 3 (1957), tr. 6. 44 Cổ học tinh hoa văn tập, 1962, đã dẫn, bìa 2. 45 Về việc xây dựng Văn miếu Quảng Nam năm 1961‑1962, xem: Nguyễn Tuấn Cường, “Tỉnh hội Cổ học Quảng Nam và việc xây dựng Khổng tử miếu năm 1961‑1962”, Hội nghị Thơng báo Hán Nơm học 2014, Viện Nghiên cứu Hán Nơm (chưa in kỉ yếu). 46 Cổ học tinh hoa văn tập, 1962, đã dẫn, tr. 173‑180. 47 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 19 Mạnh. Trong bài diễn văn nhấn mạnh, “trước phong triều [trào] bành trướng của Âu hố[,] Khổng‑Giáo đã hầu như khói lạnh tro tàn, nay chúng ta lại muốn nhen thổi lên, một cơng việc rất nặng nề tưởng khơng phải 5, 10 người, đơi ba mươi người có thể đảm đương nổi”,48 cho nên cần sự góp sức của nhiều người trên nhiều lĩnh vực hoạt động Nho giáo, đặc biệt là việc sưu tầm, sáng tác, biên dịch tài liệu để xuất bản trong tập Cổ học q san của Tổng hội. Cuối cùng, đại hội đã bầu ra Ban Trị sự Thị hội Cổ học Đà Nẵng, gồm 11 thành viên: Hội trưởng Lê Ấm, Phó Hội trưởng Trần Gia Thoại, Thư kí Đồn Vân [Văn] Bân, Phó Thư kí Hà Học Lập, Thủ quỹ Phạm Tiến Vạn, Phó Thủ quỹ Đào Văn Nghệ, 3 Cố vấn Phạm Trung Cơn, Nguyễn Gia Cư, Trịnh Chinh, 2 Kiểm sát viên Hoàng Hữu Khác, Đồn Văn Khanh.49 Quận hội Cổ học Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên) Theo ủy nhiệm của Tổng hội ở Huế, hai hội viên là Hồng Như Diệm (thân sĩ ở quận Phú Lộc) và Hồng Đại Sáng (trưởng ga Cầu Hai) đã kết nạp được thêm 27 hội viên nữa thuộc quận Phú Lộc, trong đó có 1 hội viên tán trợ và 1 hội viên nữ. Vì vậy, đến ngày 18/8/1957, Hội trưởng Tổng hội Nguyễn Huy Nhu đã dẫn đầu một đồn đại diện của Tổng hội đến quận Phú Lộc và tổ chức một buổi họp tại trụ sở hành chính cũ của quậ, để thành lập Ban Trị sự lâm thời của Quận hội. Buổi họp khai mạc lúc 15 giờ, và diễn ra trong 90 phút, với sự tham dự của 62 hội viên và thân sĩ trong quận, trong đó có ơng Quận trưởng Hồng Duy, đại diện cho Tỉnh trưởng Thừa Thiên. Sau khi cử hành các nghi thức, Chưởng quỹ Tổng hội Nguyễn Khắc Kỉnh trình bày lí do buổi họp, Tổng Thư kí Tổng hội Tống Châu Phu giới thiệu thành viên dự họp, Tổng Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu giải thích ý nghĩa của Hội Cổ học, rồi ơng Quận trưởng phát biểu ý kiến. Tiếp sau, Hội đồng phiên họp bầu Ban Trị sự lâm thời Quận hội Cổ học Phú Lộc, gồm có Hội trưởng Hồng Như Diệm, Phó Hội trưởng Hồng Đại Sáng, Thư kí Tơn Thất Thuỳ, Chưởng quỹ Nguyễn Lạc, 3 Cố vấn là Nguyễn Diệu, Trần Thành Ý, Tơn Thất Hạnh, 2 Kiểm sát là Tơn Thất Ẩn, Nguyễn Đàn.50 Quận hội Cổ học Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên) Từ 14 giờ đến 18 giờ ngày 26/3/1958, tại trường Tiểu học xã Phị Ninh quận Phong Điền đã diễn ra cuộc họp thành lập Quận hội Cổ học Phong Điền, đặt dưới quyền chủ toạ của Quận trưởng, với chừng 300 người tham dự. Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu dẫn đầu đồn đại biểu từ Tổng hội về tham dự và đọc diễn văn khai mạc. Kế đó, Quận trưởng góp thêm ý kiến vào việc tổ chức Quận hội. Cuối cùng, Ban Trị sự Quận hội được bầu ra gồm 9 thành viên: Hội trưởng Nguyễn Hữu Tn, Phó Hội trưởng Nguyễn Ngọc Trản, Thư kí Lê Văn Đàng, Chưởng quỹ Trần Tịnh, 3 Cố vấn “Diễn‑văn của ơng Hội‑trưởng Tổng‑hội Việt‑Nam Cổ‑học đọc trong lúc thành‑lập Thị‑hội Cổ‑học Đà‑Nẵng (ngày 6‑2‑1958)”, CHQS số 5 (1958), tr. 83‑86. 48 CHQS số 5 (1958), tr. 82. 49 “Hội Việt‑Nam Cổ‑học Trung‑Việt đã thành‑lập Quận hội Phú lộc (Thừa‑thiên)”, CHQS số 3 (1957), tr. 86. 50 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 20 Nguyễn Văn Tiếp (Linh mục), Trần Anh Tuấn, Lê Văn Diệp, 2 Kiểm sát Nguyễn Văn Tn, Nguyễn Đình Diễn.51 Quận hội Cổ học Vinh Lộc (tỉnh Thừa Thiên) Được uỷ nhiệm của Tổng hội và sự tích cực của hai hội viên Nguyễn Đàn và Nguyễn Đức Đồng, trong một khoảng thời gian ngắn đã vận động kết nạp được một số lượng hội viên khá đơng thuộc quận Vinh Lộc tỉnh Thừa Thiên. Sáng 28/12/1958, phái đồn của Tổng hội do Tổng Thư kí Tống Châu Phu dẫn đầu đã đến quận Vinh Lộc để dự lễ ra mắt Quận hội Cổ học Vinh Lộc, diễn ra từ 8‑11 giờ. Quận trưởng Tơn Thất Chi đại diện Tỉnh trưởng Thừa Thiên và Thị trưởng Thành phố Huế đến chủ toạ buổi họp với sự góp mặt của hơn 200 người, gồm thân hào, nhân sĩ, hội viên, và người dân. Hội nghị tiến hành các nghi thức thường lệ, gồm có diễn văn khai mạc của đại diện Tổng hội, sau đó nghe đọc Điều lệ của Hội và thảo luận về Điều lệ. Hội nghị bầu ra Ban Trị sự Quận hội Vinh Lộc gồm 9 thành viên: Hội trưởng Nguyễn Đức Đồng, Phó Hội trưởng Trần Duy Phiên, Thư kí Ngơ Niệm, Chưởng quỹ Nguyễn Tiếp, 3 Cố vấn Đào Nguyên Phong, Phan Giác, Dương Suý, 2 Kiểm sát Nguyễn Thân, Nguyễn Đồng. Quận trưởng Tôn Thất Chi được mời và nhận lời làm Hội trưởng danh dự của Quận hội Cổ học Vinh Lộc.52 Quận hội Cổ học Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên) Chiều ngày 28/2/1959, từ 14 giờ 30 tới 17 giờ, tại trụ sở Quận Quảng Điền đã diễn ra buổi họp thành lập Quận hội Cổ học Quảng Điền. Phái đoàn đại diện của Tổng hội ở Huế do Hội trưởng Nguyễn Huy Nhu dẫn dầu đã đến làm việc. Buổi họp được đặt dưới quyền chủ toạ của Quận trưởng Khổng Trung Lô, đại diện Tỉnh trưởng Thừa Thiên và Thị trưởng Huế, có hơn 170 thân hào, nhân sĩ, hội viên, và người dân tới tham dự. Hội nghị nghe diễn văn khai mạc của đại diện Tổng hội, sau đó nghe đọc Điều lệ của Hội và thảo luận về Điều lệ. Đại hội bầu ra Ban Trị sự Quận hội Quảng Điền gồm 11 thành viên: Hội trưởng Hồ Nhược Chuyết, 2 Phó Hội trưởng Lê Tấn Diễn và Nguyễn Đức Nhuận, Thư kí Trần Vỉnh [Vĩnh] Dung, Phó Thư kí Lê Tun, Chưởng quỹ Trần Vu, Phó Chưởng quỹ Nguyễn Bá Tuân, 2 Cố vấn Phạm Văn Quát và Bành Doãn, 2 Kiểm sát Bùi Lược và Trần Bá Hồ. Quận trưởng Khổng Trung Lơ nhận lời mời làm Hội trưởng danh dự. Ban Trị sự ra mắt Đại hội và hứa sẽ ln cố gắng để làm trịn nhiệm vụ.53 Nhìn vào cách thức tổ chức các Chi hội Cổ học địa phương đã trình bày trên, có thể thấy được tính trật tự và quy củ trong vấn đề tổ chức nhân sự. Từ cấp Tổng hội đến các cấp Chi hội ở Tỉnh, Quận, Huyện, Hội Cổ học đều được tổ chức một cách “Ngày 26‑3‑1958, một Đại‑biểu‑đoàn Tổng‑hội Cổ‑học Việt‑Nam đã đến chứng kiến buổi họp thành‑lập Quận‑hội Cổ‑học Quận Phong‑điền”, CHQS số 5 (1958), tr. 87. 51 “Tổng‑Hội Cổ‑học Việt‑Nam đã thành‑lập Quận‑hội Cổ‑học Quận Vinh‑Lộc (Thừa‑Thiên)”, CHQS số 6 (1958), tr. 114‑115. 52 “Một phái‑đoàn Đại‑diện Tổng‑Hội Cổ‑Học Việt‑Nam đã đến chứng‑kiến buổi họp Thành‑lập Quận‑Hội Cổ‑Học Quận Qng‑Điền [Quảng‑Điền] (Thừa‑Thiên)”, CHQS số 6 (1958), tr. 116‑117. 53 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 21 chặt chẽ, tn theo Điều lệ của Hội, thể hiện tính chất quy phạm, nghiêm túc của một hiệp hội văn hố ở MNVN những thập niên 1950‑1970. 6. Hoạt động văn hố Nho giáo (sơ lược) Như đã trình bày, bài viết này tạm khn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của Hội Cổ học Việt Nam, chứ chưa đi sâu trình bày về các hoạt động văn hoá của Hội. Tuy nhiên, trong tập NGVNS, đoạn cuối của phần nội dung về Hội Cổ học Việt Nam có mục “Hoạt‑động của Tổng‑hội Việt‑Nam Cổ‑học”, giới thiệu vắn tắt về Hội trên các bình diện cơ cấu tổ chức, mục đích hoạt động, đồng thời điểm qua một vài bình diện hoạt động văn hố Nho giáo của Hội, tuy cịn rất sơ lược. Vì vậy, để tạm kết, bài viết xin được trích lục nội dung ấy từ NGVNS. HOẠT‑ĐỘNG của TỔNG‑HỘI VIỆT‑NAM CỔ‑HỌC54 Tổng‑Hội Việt‑Nam Cổ‑Học mà Hội‑Quán hiện đặt tại DI‑LUÂN‑ĐƯỜNG (Thành‑Nội Huế) hiện đã thiết‑lập Chi‑Hội tại các Tỉnh, Thị, Quảng‑Trị, Thừa‑Thiên, Đà‑Nẵng, Quảng‑ Nam và Quảng‑Tín, Tổng số Hội‑Viên của Tổng‑Hội và các Chi‑Hội gồm tất cả hơn 4.000 người. Nhằm mục‑đích sưu‑tầm, nghiên‑cứu, phiên‑dịch, diễn‑giải và lưu hành các văn‑thư kinh‑điển chữ Hán để bảo‑tồn Văn‑Hố cổ‑truyền Á‑Đơng có quan‑thiết về đức‑dục hợp thời và khoa‑học thực‑tế. Tổng‑Hội chúng tơi hoạt‑động theo các đại‑cương sau dây: a‑ Lập thư‑viện cơng‑cộng gồm đủ nguyên‑văn và phiên‑dịch Cổ‑văn, các kinh sách bài vở Hán‑học cổ‑truyền. b‑ Lập học‑đường giảng‑giải âm‑nghĩa Hán‑văn thường dùng để bồi‑bổ Quốc‑văn. c‑ Biên‑tập phát‑hành các văn‑thơ kinh‑điển chữ Hán có tính cách đức‑dục hợp‑thời và thực‑tế khoa‑học, mà đã phiên‑dịch ra Quốc‑văn. d‑ Truyền‑bá khoa‑học thực‑tế, nền‑đạo‑nghĩa ln‑lý của các Tiền‑Triết, Tiền‑Hiền, cho thích‑hợp với đời sống hiện‑đại. e‑ Cổ‑động tơn‑sùng Đạo KHỔNG, bằng mọi cách (như là kiến‑tạo sùng‑tu [trùng‑tu] các Văn‑Miếu, Văn‑Chỉ và kỷ‑niệm ngày Thánh‑Đản Đức KHỔNG‑PHU‑TỬ v.v…) Cơ‑quan chấn‑hưng Khổng‑giáo và phát‑triển Văn‑hố Cổ‑truyền của Tổng‑Hội chúng tơi là “Cổ‑Học Q‑San” xuất bản từ năm 1956. Mặt khác, những buổi nói chuyện lưu‑động về Đạo‑lý Thánh‑Hiền đã được lần‑lượt tổ chức và trong những điều‑kiện an‑ninh cần‑thiết tại các Quận và Xã, Ấp. Lại nữa, tại Hội‑qn, ngồi những cuộc thuyết‑trình đại‑quy‑mơ do những diễn‑giả trứ‑danh ngoại‑quốc hoặc ở địa‑phương phụ‑trách, Tổng‑Hội chúng tơi cịn thường‑xun và miễn‑phí phụ‑trách giảng‑giải NGŨ‑KINH và TỨ‑THƯ và dạy thêm chữ Hán cho Sinh‑viên học‑sinh và Hội‑hữu tình‑nguyện. [hết mục Hoạt động…] Hà Nội, tháng 1 năm 2015 Nguyễn Tuấn Cường cuonghannom@gmail.com 0983‑525‑080 (12.500 chữ) Nguồn: NGVNS, tr. 715. 54 Bản thảo tháng 1/2015, đề nghị khơng trích dẫn nếu chưa được tác giả đồng ý. 22 ... Ơ.? ?Hội? ??Trưởng Tỉnh? ?Hội? ?Việt? ? ?Nam? ?Cổ? ? ?Học? ?Quảng‑Trị. ‑? ?Hội? ??Trưởng Tỉnh? ?Hội? ?Việt? ? ?Nam? ?Cổ? ? ?Học? ?Thị‑Xã Đà‑Nẵng. ‑? ?Hội? ??Trưởng Tỉnh? ?Hội? ?Việt? ? ?Nam? ?Cổ? ? ?Học? ?Quảng‑Tín. ‑? ?Hội? ??Trưởng Tỉnh? ?Hội? ?Việt? ? ?Nam? ?Cổ? ? ?Học? ?Quảng? ?Nam. ... Khoản 1.? ?Trong? ?Điều‑lệ ở chương thứ nhất, mục thứ hai, khoản thứ hai, Danh‑hiệu? ?Hội? ?Việt? ?? Nam? ?Cổ? ? ?Học, nay đã? ?thành? ? ?lập? ?thêm các Thị, Tỉnh? ?và? ?Quận? ?hội, xin gọi là TỔNG‑HỘI VIỆT? ?NAM? ? CỔ‑HỌC. Khoản 2. Ban Trị‑sự? ?của? ?TỔNG‑HỘI VIỆT? ?NAM? ?CỔ HỌC ấn‑định ở Điều‑lệ Chương thứ sáu, ... tự khn phạm vi bàn luận? ?trong? ?các vấn đề q? ?trình? ?thành? ?lập? ?và? ?cơ? ?cấu? ?tổ? ?chức? ? của? ?Hội? ?Cổ? ?học? ?Việt? ?Nam. Các hoạt động văn hố Nho giáo cụ thể? ?của? ?Hội? ?sẽ được lần lượt? ?trình? ?bày? ?trong? ?các bài viết sau. 1.? ?Thành? ?lập? ? Hội? ? Cổ? ? học? ? Việt? ? Nam? ?