1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Kinh tế học (Tập 1) - PGS. TS Võ Kim Dũng

297 33 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 297
Dung lượng 33 MB

Nội dung

Giáo trình Kinh tế học (Tập 1) cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về kinh tế học; Cung cầu; độ co giãn; lý thuyết hành vi người tiêu dùng; lựa chọn trong điều kiện rủi ro; lý thuyết hành vi người sản xuất; thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thị trường độc quyền;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

Ce Huy Lệ

ithon Guek Wy NN Eu

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

Trang 2

MUC LUC

LOG giOi CIGU os scseeceesssssnssceesesssssecseecssessnsensessnanssssseessesessnssseneeseunsssssese 1

Chương 1: TONG QUAN VE KINH TE HOC

1.1 GIGE THIEU TONG QUAN VE KINH TE HOC „3 1.1.1 Các khái niệm cơ bản về kinh tế học sáo ccccctntecerrevrrre 3 1.1.2 Các bộ phận của kinh tế học „ 5s e2 22.1212 5 1.2 CAC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ CÁC CƠ CHẾ KINH TẾ 7

1.2.1 Những vấn để kinh tế cơ bản co "¬ 7

1.2.2 Ánh hưởng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề

kinh tế cơ bán -cs- s2 L2 XE HH2 reo 9

1.3.1 Quan sát và đo lường 1.3.2 Xây dựng mô hình 1.3.3 Kiểm định mô hình 0 222tsEectrrrrrerriee Chương 2: CUNG ~ CẦU «SE QD CAU - 4 2.1.1 Khái niỆm : - vn nh TH HH HH HH HH HH ng it

2.1.2 Luật cẦU 2c th Hư n2 1c te ggeu 2.1.3 Các nhân tố khác của cẦu che yey 48 2.1.4 Hàm cầu s2 2 1 tren tre 53 2.1.5 Tổng hợp các đường cầu 21 S2 HH xe 54

2.2 CỤNG Q.2 HH n0 2 1 ceerrcrey 54

2.2.1 Khái niệm 55

2.2.2 Tác động của giá toi lugng cung 55 2.2.3 Các nhân tổ khác của cung 56° 2.2.4 Hàm cung 59

2.2.5 Tổng hợp các đường cung 60 2.3 CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG s S22 nh rcssrrrve 61

Trang 3

2.5.2 Tác động của sự dịch chuyển của đường cung 66 2.5.3 Tác động của sự địch chuyển : e động c ự đị yên của cả đường cầu và đường cung67 của cA dud Âu và đường cun:

2.6 TAC DONG CUA SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ = 5 7 2.6.1 Chính sách làm dịch chuyển đường cung

2.6.2 Chính sách thuế

2.6.3 Chính sách làm cho lượn 3 th sá ong cung va lwong cau khác nhau A lure A

2.7 DIEU KIEN AP DUNG MO HINH CUNG CAU tS Chương 3: ĐỘ CO GIÃN

3.1.2 Độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa khác 06

3.1.3 Độ co giãn của cầu theo thu nhập 3.2 DO CO GIAN CUA CUNG THEO GIÁ sàn "¬ Hộ

3.2.1 Khái niệm và công thức tính 111 3.2.2 Phân loại độ co giãn của đường cung lil 3.2.3 Độ co giãn của cung theo giá dọc theo đường dụng cnn, 113

3.2.3 Những yếu tố tác động đến độ co giãn của ma 113

Chuong 4.1 LÝ THUYÉT LỢI ÍCH 22 4: LY THUYET HANH VI NGƯỜI TIÊU DUNG secon 125

2E 125

4.1.1 Khái niệm, công thức tính và đơn vị đo lợi ích 125

4.1.2 Quy luật lợi ích cận biên giảm đân 2 4.1.3 Lợi ích cận biên và đường đều „2U » 4.1.4 Thang du tiéu "“.ˆ 4.1 5 Lựa chọn tiêu dùng ti WU vcs 34 4.2 PHAN TICH BANG QUAN — NGÂN SÁCH te i ‘0 4.2.1 Các giả định sie, mm 140

4.2.6, Gidi PhP BOC veccccccessecsecesesessessesnseisseceeeesssessusnseneeescessseesssany 156

4.2.7 Phê phán cách tiếp cận đường bảng quan be

4.3 LÝ THUYẾT SỞ THÍCH BỘC LỘ - cccsccicerrrie

ABV r n ốc

4.3.2 Xác định đường cầu ào eheeeerrrrrrdee

4.3.3 Ưu điểm của tiếp cận sở thích bộc lộ ccceerrree Chương 5: LỰA CHỌN TRONG ĐIÊU KIỆN RỦI RO 179

EIN suy 00 .,.ÔỎ 179 5.2 RA QUYÉT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO 181

5.2.1 Sử dụng tiêu thức giá trị kỳ VỌnG eeererreesrrrrse 181 5.2.2 Sử dung tiêu thức ích lợi kỳ vọng ereereerre 184

5.2.3 Sử dụng tiêu thức mức độ rủi r0 eeiehrreeerre 185

5.2.4 Sử dụng tiêu thức hệ số biến thiên sec 186 5.2.5 Sử dụng tiêu thức tương đương chắc chắn 186 5.2.6 Cây ra quyết định ccsrricerrrriierrrrrrrrrrririiirrree 187 các) 5000:9215

5.3.1 Đa đạng hóa

Sẽ

5.3.3 Thu thập thêm thông tin

5.4 CẦU VE TÀI SẢN RỦI RO à.c.S2rrrrriererirrrrre

Chương 6: LÝ THUYÉT HÀNH VỊ NGƯỜI SẢN XUẤT 215

6.1 LÝ THUYẾT SẢN XUẤTT cv ecccsccctertesrtrtrirerererree 215

6.1.1 Sản xuất với một đầu vào biến đỗi cccccscerrrriee 215

6.1.2: Sản xuất với hai đầu vào biến đổi uccececerrree 221 808 'ái0:104509:)000 107077 - 229 6.2.1 Các chỉ phí về tài nguyên ccerereerieerrrree 230

6.2.2 Chi phi kinh tế và chỉ phí tính toán 230 6.2.3 Chỉ phí chìm c-ceeeerrrrere 231 6.2.4 Chi phi ngắn hạn cocvceerriiierrre .232

6.2.5 Lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu và các chỉ phí dài hạn

6.3 LOL NHUAN -

6.3.1 Khái niệm và công thức tinh

6.3.2 Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán " 251

Trang 4

6.3.4 Ngun tắc tơi đa hố lợi nhuận

6.4 TINH KINH TE QUI MO VA CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC

00970111 .255

6.4.1 Nguồn gốc tính kinh tế của quy mô 2n 255 6.4.2 Nguồn gốc tính phi kinh tế của quy mô t 2n 256

6.4.3 Ước lượng tính kinh tế của quy mô

6.5 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ BẰNG THUC NGHIEM

Chương 7: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO, 285 7.1 DAC DIEM CUA THỊ TRƯỜNG 285 7.2 DUONG CAU VA DOANH THU CAN BIEN CUA HANG CANH TRANH HOAN HAO Qncssssssssssssscssssssssssssesssssosssesssesssestsssstseeeeeeeccc 286 7.3 QUYET DINH SAN LƯỢNG CỦA HÃNG CẠNH TRANH

TRƠNG NGẮN HẠN

7.3.1 Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn

| 7.3.2 Đường cung ngắn hạn của hãng canh tranh hoàn hảo 295

: 7.3.3 Thang dư sản xuất trong ngắn hạn (PS) ni 296

7.4 LỰA CHỢN SẢN LƯỢNG TRONG DÀI HẠN 298 7.5 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA NGÀNH rếc 300

7.5.1 Ngành có chi phí không đổi

7.5.2 Ngành có chi phi tang cccccccsceccsssesssecsssesssssosescereesescceee ị 7.5.3 Ngành có chỉ phí giảm

ị 7.5.4 Các tác động ngắn hạn và đài hạn của thuế

7.6 PHAN TICH CAC TAC DONG KHI CHINH PHU CAN THIEP

VÀO THỊ TRƯỜNG 0 00212 308

7.6.1 Ứng đụng phân tích thang dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong trường hợp giá trần cu unEnerrrreeee 309 7.6.2 Ứng dụng phân tích thặng dư tiêu đùng và thặng dự sản xuất

trong trường hợp giá sản c1 erreereeeee 311 7.6.3 Trợ giá và hạn ngạch sản xuẤt re 313 7.6.4 Hạn ngạch và thuế nhập khẩu son

Chương 8: THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYÊN 8.1 DAC DIEM, NGUYEN NHAN CUA DOC QUYEN BAN

8.1.1, Những đặc điểm của thị trường độc quyền bán

8.1.2 Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền

8.1.3 Đường cầu và đường doanh thu cận biên trong độc quyền 330

8.2 QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT CỦA ĐỘC QUYÊN BÁN 332 "— 332 8.2.1, Quyết định sản lì 8.2.2 Ảnh hưởng của thuế đến quyết định sản xuất của độc quyền bán ở -

8.3 CHINH SACH PHAN BIET GIA

8.3.1 Cac chinh sach phan biệt giá nae 8.3.2 Phan biét giá theo thời kỳ và đặt giá cao o điểm T1 18 tt §.3.3 Đặt giá hai phần §.4 ĐỘC QUYỀN MÙA 8.4.1 Quyết định lượng hàng hoá và giá mua của nhà độc quyền me §.4.2 Sức mạnh độc quyển mua -cccstiserrrrirrrrrrrrrrerre 3 Chương 9: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYÈ 9.1, TONG QUAN ¬

92 NHỮNG YÊU TÓ TẠO RA CẠNH TRANH ĐỘC QUYEN 363 9.3 QUYET BINH SAN XUẤT CỦA HÃNG CẠNH TRANH ĐỘC 1n 367 QUYỂN 2151214312 211101 20121 tr Xã 9.3.1, Cân bằng ngắn hạn -.ccscrerrrrrrrrrrrrerrrrtrretrreee ng 9.3.2 Cân bằng dài hạn eeeeneeieerierrerrrrrrree oe

9.4 CẠNH TRANH ĐỘC QUYEN VA HIEU QUÁ KINH TẾ Môi Chương 10: THỊ TRU (ONG DOC QUYEN TẬP ĐỒN ce.e«

10.1 BAC DIEM CUA THI TRUONG DOC QUYEN TAP DOAN 380 10.2, CAU KET HOAC CANH TRANH? — TINH THE LUGNG nA el "CỦA NGƯỜI TÙ . : ssccserreeerriee serene tạ

10.2.1 Tình thế lưỡng nan của những người tÙ đoàn

10.2.2 Trò chơi lặp lại trong độc quyền tập

Trang 5

10.4 CAC MO HINH DOC QUYEN TAP DOAN CAU KET 393 10.4.1 M6 hinh Cartel 11 1 2 Câu đối với yếu tố sản xuất 11.1.3 Nguyén tac thuê mua yếu tố sản xuẤt 414 11.2 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 2n 11.2.1 Cầu lao động 11.2.2 Cung lao động Đ 11.2.3 Cân bằng trên thị trường lao động ì co ae 425

11.4.1 Cung, cầu đất đai

11.4.2 Tiền thuê đất đai

Chương 12: CÂN BẰNG TỎNG THẺ VÀ PHÚC LỢI 12.1 TONG QUAN

12.1.1 Can bang bé phận và cân bằng tổng thể mg

12.2 CAN BANG TONG THE TRONG NEN KINH TE TRAO DOI 460

12.2.1 Nền kinh tế đơn giản — sơ đồ hộp cuc, 460 12.2.2 Đường hợp đồng, trao đổi và HUNG LAM veer 461 12.2.3 Giá cạnh tranh và người đấu giá 464

12.2.4 Các tính chất của cân bằng cạnh tranh 465

12.2.5 Các hội ngăn cản và trùng TÂM te 466

12.2.6 Xi ly bling dai $6 oacccssesssssmmuatusnusceeeec 468

12.3 CAN BANG TONG THE TRONG SAN XUẤT ve 470

12.3.1, Khu Vực sản ! xuất

12.4 CAN BANG DONG THO! TRONG SAN XUAT VA TIEU DUNG

ng ng tk ng S111 81111 1176k kế ng KH h1 12 E13 1710 E11 TH 0111k HH thà 475

12.5 TIÊU THỨC PARETO VÀ CÂN BẰNG CẠNH TRANH 477

12.5.1, Tiêu chuẩn Pareto và tối ưu ParetO ceceeee 478 12.5.2 Tiêu chuẩn Pareto và cân bằng cạnh tranh trong nền kinh tế

m0 480

12.5.3 Tối ưu Pareto trong sản 0m 48I 12.5.4 Tối ưu trong nền kinh 16 San Na 482

Chwong 13: VAL TRO CUA CHINH PHU TRONG NEN KINH TE

THỊ TRƯỜNG eex.erserrriiieeeiiiierriiieiiiiiiiiriiirriinriririe 495 13.1 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NÊN KINH TẾ THỊ

19/9) 495

13.1.1, Tam quan trong cia chinh phủ trong nên kinh tế thị trường.495

13.1,2 Các quan điểm về vai trò của chính phủ 496 13.1.3 Các chức năng kinh tế của chính phủ - cv 497 13.2, CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐÉN SỰ CAN THIỆP CỦA

002005805100 — Ô

13.2.1 Các ngoại ứng

13.2.2 Hàng hố cơng cộng -.ecerrernreirrerrrrrdrrrdrrie 505 13.2.3 Cạnh tranh khơng hồn hảo : - cà nhehrrrrrre 506

13.2.4 Thúc đẩy tính công bằng ni 508

13.3 SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ sec

13.3.1 Xử lý các ngoại ứng 13.3.2 Cung cấp hàng hố cơng cộng

13.3.3 Khắc phục sự khơng hồn hảo của thị trường "— 513 13.3.4 Đảm bảo phân phối thu nhập công bằng 516

13.4 CHÍNH PHỦ VÀ KHU VỰC TƯ NHÂN 519 13.5 SỰ THÁT BẠI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CẢI CÁCH 524 370710797 .ÔỎ 540

Trang 6

DANH MUC BANG

Bang C1-1 Téng san pham trong nước GDP và tốc độ tăng trưởng l2

Bang C1-2 Quyén số tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014: 13

Bang C1-3 Chỉ số CPI với kỳ gốc khác nhau ccc2cscsccces 14 Bảng I-1 Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế So 18 Bang 1-2 Chi phi cơ hội của việc sản xuất vải coneee 20 Bảng 3-1 Mối quan hệ giữa doanh thu và độ co giãn của cầu theo 0 H-†,., 101

Bảng 3-2 Độ co giãn của cầu theo giá của một số hàng hóa 103

Bảng 3-3 Độ co giãn của cầu theo thu nhập ở Anh 110

Bảng 4-l Tổng lợi ích và lợi ích cận biên tiêu dùng hàng hóa 127

Bảng 4-2 Biểu cầu về nước cam ì nhe 136 Bảng 4-3 Tổng lợi íeh khi tiêu dùng các hàng hóa 138 Bảng 4-4 Lợi ích cận biên và lợi ích cân biên trên 1 đồng chỉ mua 139 Bảng 5-1 Doanh thu hàng ngày của siêu thị 48Œ .ue Bảng 5-2 Kết quả dự kiến của hai phương á án đầu tư Bang 5-3 Giá trị hiện tại của luồng tiền mà mỗi quy mô nhà máy dự kiến mang lại 1n rrreeeeeree 187 Bảng 5-4 Thu nhập từ việc bán các nhóm hàng hóa

Bang 5-5 Matrix kết quả Bảng 5-6 Matrix điều đáng "1 203

Bang 6-1 San xudt quan áo khi có ó đầu vào (máy khâu) cô định Bảng 6-2 Năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động 217 Bảng 6-3 Hàm sản xuất với 2 đầu vào K và L Bảng 6-4 Tổng chỉ phí sản xuất 10 bộ quân áo Bảng 6-5 Các chỉ phí của sản xuất quần áo nhe Bảng 6-6, Các chỉ phí ngắn hạn của công ty H&H 239

Bảng 7.I: Doanh thu cận biên của cửa hàng bán đĩa DVD 287

Bảng 7.2: Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh trong thị trường DVD Bảng 8-1, Biểu cầu của nhà độc quyền .ằnnne Bảng 8-2 So sánh cạnh tranh và độc quyền Bảng 8-3 Đường doanh thu cận biên trùng với đường cầu

Bảng 9.1 Chỉ tiêu dành cho quảng cáo các ngành ở Ảnh 364

Trang 7

DANH MUC BINH

Hình 1-1: Mô hình nền kính tế đơn giản — 5

Hình 1-2: Trình tự phương pháp nghiên cứu kinh tế học 1§ Hình 1-3: Đường giới hạn khả năng sản xuất

Hình PI-4: Các biến số không có mối quan hệ với nhau 32

Hình PI-5: Độ dốc của một đường thẳng 2c

Hình P1-6: Độ dốc của một đường cong

Hinh 2.1: Đường cầu (DJ) đối với thịt lợn của Canada

Hình 2.2; Câu thịt lợn tăng khi thu nhập tăng

Hình 2.3: Cau đối với thịt lợn khi giá thịt bò tăng 51

Hình 2.4: Cầu đối với chanh khi giá chè Lipton giám ¬

Hình 2.5: Đường cầu đối với gạo của Việt Nam và Trung Quốc

Hình 2.6: Đường cung thịt lợn S¡ tại Canada

Hình 2.7: Cung rượu với hai công nghệ sản xuất Hình 2.8: Cung giảm khi giá đầu vào tăng Hình 2.9: Thuế làm dịch chuyển cưng về bên trái Hình 2.10: Tổng cộng các đường cung Hình 2.11: Cân bằng thị trường

Hình 2.13: Tác động của sự dịch chuyển của đường cầu

Hình 2.14: Tác động của sự dịch chuyển đường cung "¬ " Hình 2.15: Việc cắm nhập xe máy làm giảm tổng cưng 68

Hình 2.16: Tác động của thuế re 70

Hình 2.17: Giá trần đối với xăng Hee] Hình 2.18: Tiên công tối thiếu

Hình 3-1: Độ co giãn của cầu theo giá

Hình 3-2: Co giãn doc theo đường cầu tuyến tính

Hình 3-3: TR doc theo đường cầu tuyến tính 102

Hình 3-4: Co giãn chéo của cầu hàng hóa Hình 3-5: Co giãn của cầu theo thu nhập

Hình 3-6: Độ co giãn của cung theo giá .eeereerrrrrrrre Hình 3-7: Đường cung ngành mà các hãng có công suất sản xuất

In H3

Hình 3-8: Đệ co giãn của cung theo thời gian .: -c- 115

Hinh 4-1: Téng lợi ích và lợi ích cận biên .ceseằ 128 Hình 4-2: Đường tổng lợi ích và lợi ích cận biên 130 Hình 4-3 Lợi ích cận biên khi tiêu dùng nước và kim cương 13Ì

Hình 4-4 Tổng lợi ích khi tiêu dùng nước và kim cương 132

Hình 4-5: Đường cầu và thing dư tiêu dùng 133

Hinh 4-6: Thang dư tiêu đùng của thị trường cec 134 Hình 4-7: Đường cầu nước cam dốc xuống .cecieveree 135 Hình 4-8: Đường bảng quan .‹ Hình 4-9: Bản đồ đường bảng quan Hình 4-10: Các đường bàng quan không cắt.nhau Hình 4-11: Ti 1é thay thế cận biên MRS

Hình 4-12: Các đường bảng quan đặc biệt „Hit 144 Hình 4-13: Đường ngân sách .e cằ nh hereeiree Hình 4-14: Đường ngân sách dịch chuyển

Hình 4-15: Đường ngân sách xoay vẻ Hình 4-16: Đường ngân sách khi có hạn chê tiêu dùng và thuÊ 148

Hình 4-17: Lựa chọn kết hợp tiêu dùng tối ưu 149 Hình 4-18 Phân phối dau hỏa theo định lượng 150

Hình 4-19a: Đường giá - tiêu dùng .: cccererhererrrerrre 152

Hình 4-19b: Rút ra đường cầu hàng hoá X đốc xuống 152

Hình 4-20: Ảnh hướng thay thế và ảnh hưởng thu nhập 153 Hình 4-21 Các đường ngân sách và lựa chọn trong trường hợp | 154 Hình 4-22 Các đường ngân sách và lựa chọn trong trường hợp 2 155 Hình 4-23 Các đường ngân sách và lựa chọn trong trường hợp 3 156

Hình 4-24 Giải pháp góc .e.cccceeneitrierirrerrrrrrrrre 156

Hình 4-25 Sở thích bộc lộ - Đường cầu đốc xuống 160

Trang 8

HH TH KT TT uy 183 Hình 5-2 Tương đương chắc chấn "— 186 Hình 5-3: Cây quyết định s ca 188

Hinh 6- I: Méi quan hé giữa sản lượng và năng suất cận biên 218 Hình 6-2: Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên

an 220

Hình 6-3: Đường đồng sản lượng

Hình 6- 4: Tý lệ thay thé kỹ thuật cận biên à no nnnoo 225 Hình 6-5: Các đường đồng sản lượng đặc biệt oc so 226 Hình 6-6: Hiệu suất của quy mô và đường đồng sản lượng 228 Hình 6-7: San xuất và â hiệu quả kỹ thuật, Hình 6- 9: Các chỉ phí bình quân ằ na Hình 6-10: Mối quan hệ giữa các đường ATC, AVC và MC Hình 6-11: Đường đồng chỉ phí Hình 6-12: Độ dốc của đường đồng chỉ phí - 241 Hình 6-13: Họ các đường đồng chỉ "nn

Hình 6-14: Kết hợp đầu vào tối ưu nhe

Hình 6-15: Đường mở rộng và đường tổng chỉ phí dài hạn của hãng 244 Hình 6-16: Chi phí sản xuất khi có đầu vào cố định 245 Hình 6-17: Đường tổng chỉ phí dài hạn 246 Hình 6-18: Các đường chỉ phí bình quân dài hạn và chỉ phí cận biên đài hạn ống 247

Hình 6-19: Quan hệ giữa các đường chỉ phí ngắn hạn và dài hạn 248 Hình 6-20: Tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận 254 Hình 6-21: Các đạng khác nhau của đường chỉ phí bình quân dài hạn 257 Hình 6-22 Chi phí sản xuất trung bình trong ngành điện lực 261 Hình 6-23: Đường tổng chi phí của ngành công nghiệp ô tô 263 Hình 6-24: Hàm chỉ phí bậc hai Hình 6-25: Hàm chi phí bậc ba

Hình 7.1: Đường cầu của hãng và đường cả cầu thi trường DVD 287 Hình 7.2: Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn

Hình 7.3: Quyết định sản xuất của hãng re Hình 7.4: Hãng cạnh tranh hoàn hảo có lợi nhuận kinh tế dương 292 Hình 7.5: Hãng cạnh tranh hoàn hảo hòa "TT - 293 Hình 7.6: Hãng cạnh tranh hoàn hảo bị lễ nhưng vẫn sản xuất 294

Hình 7.7: Điểm đóng cửa của hãng .ecccceririiieiere 295

Hình 7.8: Đường cung ngắn hạn của hãng và của thị trường 296 Hình 7.9: Thặng dư sản lì

Hình 7.10: Lựa chọn sản phẩm trong dài hạn

Hình 7.11: Cung đài hạn trong ngành chỉ phí không đối 301 Hình 7.12: Cung dài hạn trong ngành có chỉ phí tăng 303 Hình 7.13: Cung đài hạn trong ngành có chỉ phí giám 304 Hình 7.14: Tác động của thuế đối với mức sản lượng của hãng

cạnh tranh .eccc che mrrreieierrrer 306

Hình 7.15: Tác động của thuế đánh vào sán lượng đối với sản lượng

" ẽ 307

Hình 7.16: Tác động dài hạn của thuế đánh vào sản lượng 308 Hình 7.17: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức giá

cân bằng : tren mHe 309

Hình 7.1§: Tác động của việc đặt giá "mẽ 310

Hình 7.19: Hiệu quả của việc kiểm soát giá khi cầu không co giãn 311 Hình 7.20: Tác động của giá sản

Hình 7.21: Tiền lượng tối thiểu

Hình 7.22: Trợ gÌá .cccccrhhhnhhatHhhrrrrrrdrrrrrrrie Hình 7.23: Hạn ngạch sản xuất

Hình 7.24: Thuế hay hạn ngạch nhập khẩu

Hình 7.25: Tác động của thuế hoặc hạn ngạch nhập khẩu 318

Hình 8-1: Đường cầu và đường đoanh thu cận biên của độc quyền bán

B5 331

Trang 9

Hinh 8-2: Téi da hod lợi nhuận của nhà độc quyền ban Hinh 8-3: Quyét định sản xuất của hãng độc quyền bán Hình §-4: Mắt không từ sức mạnh độc quyền bán Hình 8-5: Độc quyển bán không có đường cung

Hình 8-6: Ảnh hưởng của thuế 022 neo 340 Hình 8-7: Phân biệt giá cấp I

Hình 8-8: Phân biệt giá cấp II Hinh 8-9: Phân biệt giá cấp III

Hình 8-10: Phân biệt giá theo thời kỳ

Hinh 8-11: D&t giá cao điểm Hình §-12: Đặt giá hai phần ve Hình 8-13: Người mua độc quyền Hình 8-14: Sức mạnh độc quyền mua

Hình 9.1: Đường cầu của hãng cạnh tranh độc quyền 361

Hình 9.2: Hang cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn va dai han .367 Hình 10-1: Tính “cứng nhắc” của BIÁ 387 Hình 10-2: Mô hình Cournot ác 2s 389 Hình 10-3: Cạnh tranh bằng giá khi sản phẩm khác biệt 393 Hình 10-4: Mô hình Cartel c t0 2E 394 Hình 10-5: Mô hình chỉ đạo giá 0 0n 396: Hình 10-6: Hãng chỉ đạo giá có chỉ phí thấp 398 Các hãng có thị phần như nhau 50 20222 398 Hình 10-7: Hãng chỉ đạo giá có chỉ phí thấp on 398 Các hãng có thị phần khác nhau

Hình 11-1: Giá và thu nhập của yếu tố sản xuất

Hình 11-2: Đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động Hình 11-3: Đường cầu lao động dài hạn của hãng Hình 11-4: Đường cầu lao động của ngành co 420 Hình 11-5: Ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập

Hình 11-6: Đường cung lao động cá nhân ni Hình 11-7: Đường cung lao động thị trường tee Hình 11-§: Cân bằng thị trường lao động và cân bằng của hãng .425 Hình 11-9: Tô kinh tế mẽ 427 Hình 11-10: Độc quyền mua lao động 0n Hình 11-11: Độc quyền bán sức lao động

Hinh 11-12: Thi trường lao động độc quyền song phương 432

Hình 11-13: Sự thay đổi trên thị trường lao động 433 Hình 11-14: Tiền lương tối thiểu cciccccccccrrteeecerrre 434

Hình 11-15: Kích cầu lao động vn erreeeecee 435 Hình 11-16: Thị trường trái phiếu 5 on nvnsrtrrces 440

Hình 11-17: Đường câu tư bản hiện vật 442

Hình 11-18: Thay đổi cầu tư bản và thị trường trái phiếu 444 Hình 11-19: Thị trường trái phiếu thay đổi và cầu tư bản 445 Hình 11-20: Thị trường đấy đai or 446 Hình 12-1: Sơ đề hộp HH co 461 Hình 12-2: Đường hợp đồng, trao đổi và trung tâm 463

Hình 12-3: Trung tâm cà L2 HH HH HH Hee

Hình 12-4: Đường hợp đồng Hình 12-5: Đường chuyên đối

Hình 12-6: Đường chuyển đổi tuyến tính 474

Hình 12-7: Đường giới hạn khả năng sản xuất 475

Hình 12-8 Cân bằng đồng thời trong sản xuất và tiêu dùng 476

Hình 12-9: Phân bố sở hữu yếu tố sản xuất quyết định hỗn hợp sản

lượng được tạo Fa L LH HH He HH ray

Hình 12-10: Sơ đề hộp về nền kinh tế đơn giản -c

Hình 12-11: Tối ưu Pareto trong sản xuất 50s cscccres

Hình 12-12: Tỗi ưu Pareto của nền kinh tễ cccccccrecee

Hình 13.1: Ảnh hưởng tiêu cực do sản xuất hoá chất

Hình 13.2: Giáo dục tạo ra ngoại ứng tích cực

Hình 13.3: Phan mat không do cạnh tranh khơng hồn hảo gây ra 507

Hình 13.4: Tác động của thuế đối với ngoại ứng 510

Trang 10

xvii

Lời giới thiệu

Mọi thực tế kinh tế luôn phải đối điện với sự khan hiếm ở mọi nơi và

mọi lúc Sự khan hiểm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể

thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng făng của con người Vì vậy, các nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn lực hữu hạn một cách có hiệu

quả nhất Kinh tế học là môn khoa học giúp cho chúng ta hiểu cách thức

vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành

viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng trong điều kiện các nguồn lực là khan hiếm

Có thể nói, kinh tế học là môn học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong

việc trang bị những kiến thức kinh tế nền tảng và không kém phần thời sự cho sinh viên các trường kinh tế, nhằm giúp sinh viên có thể hiểu được sự vận hành của kinh tế thị trường, có tư duy logic để nhận thức được các

quyết định tối ưu trong quá trình lựa chọn trong điều kiện ràng buộc về

nguồn lực, từ đó có thể lĩnh hội được các kiến thức chuyên sâu ở mỗi

chuyên ngành cụ thể Kinh tế học còn giúp cho các nhà quản trị đoanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ các vấn đề, quy luật và xu hướng phát triên kinh tế, qua đó có thể vận dụng để đưa ra các quyết định tối ưu nhất

Với tầm quan trọng đó, việc biên soạn một cuốn giáo trình về Kinh tế học có chất lượng và bao quát được từ những nội dung đơn giản nhất cho đến những nội dung cần nhiều kiến thức bổ trợ là rất cần thiết, không những giúp cho sinh viên có cái nhìn toàn diện về môn học, mà còn hướng tới nhiều đối tượng mong muốn tiếp cận môn học ở những trình độ khác nhau Với mục đích trên, cuốn giáo trình Kinh tế học này đã được tổ chức biên soạn bởi tập thể giảng viên của khoa Kinh tế học nhân địp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường Đại học Kinh tế quốc dân

Cuốn giáo trình được chia làm hai tập tương ứng với hai hợp phần cơ

bản của kinh tế học là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Tập 1 trình bày kiến

thức kinh tế vi mô (nghiên cứu quá trình lựa chọn của các thành viên nền kinh tế khi các nguồn lực khan hiếm) và được chia thành 13 chương Tập 2

trình bảy kiến thức kinh tế vĩ mô (nghiên cứu khái niệm, nguyên lý và mô

Trang 11

hình hoạt động của nền kinh tế tống thể trong ngắn và dai han) va được chia

thành 15 chương Kết cấu chung của mỗi chương bao gồm phần tóm tắt những nội dung sẽ đề cập, phần lý thuyết chính cùng một số nghiên cứu tình

huống, tóm tắt, câu hỏi ôn tập, thuật ngữ, các bài tập cùng lời giải ngắn gọn

và phụ lục Với thiết kế khoa học và theo tiêu chuẩn quốc tế này, sinh viên có thể nâng cao khả năng và chất lượng tự học của mình

Tập thê tác gid tham gia biên soạn gồm có: PGS, TS Vũ Kim Dũng và

PGS, TS Nguyễn Văn Công làm đồng chủ biên và trực tiếp biên soạn các

chuong 1, 2, 13, 18, 19, 20,-21, 22 va 28; TS T6 Trung Thanh bién soạn chương I, 3, 10; PGS, TS Pham Van Minh: chuong 4, 6, 9; PGS, TS Cao

Thúy Xiêm: chương 5, 12; TS Vũ Ngọc Xuân: chương 6, 9; TS Dinh Thién

Đức: chương 7, 8; ThŠ Hoàng Thị Thúy Nga: chương 8, 11; TS Ngô Tuấn

Anh: chương 13; ThS Ngô Mến: chương 14; TS Phạm Thế Anh: chương 15, 23; Th§ Nguyễn Việt Hưng: chương 16, 24, 27; TS Giang Thanh Long và TS Lê Tô Hoa: đông biên soạn chương 17; TS Nguyễn Việt Hùng: chương 25; và TS Hà Quỳnh Hoa: chương 26 Quá trình biên soạn giáo trình còn có

sự hỗ trợ rất hiệu quả về tài liệu và biên tập từ các Cử nhân Đặng Thị Hoa,

Lê Thanh Hà và Phạm Xuân Nam

Tập thể tác giả bày tô lòng cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu

trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hỗ trợ về mặt vật chất và tỉnh than,

đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để xuất bản cuốn giáo trình này sớm ra mắt

độc giả

Giáo trình biên soạn lần đầu nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Tập thể tác giả hoan nghênh và cảm ơn những ý kiến đóng góp và phản biện để có thể hoàn thiện hơn về nội dụng trong những lần xuất bản sau, Thay mặt tập thể tác giả Trướng khoa Kinh tế học PGS TS Vũ Kim Dũng Chương I

TONG QUAN VE KINH TE HOC

Thế giới đang chuyển biến nhanh chóng với nhiều cơ hội và thách thức to lớn IPhone, màn hình tỉ vi 3D, và các công nghệ hiện đại đang làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân tiện lợi và thú vị hơn Nhưng khủng hoảng

kinh tế thế giới, khủng bố toàn câu hay hiệu ứng nhà kính đang là những

thách thức lớn khiến cuộc sống của con người trở nên khó khăn hơn Đứng trước cơ hội và thách thức đó, chúng ta sẽ lựa chọn tiêu dùng hay sản xuất như thế nào? Những nguyên tắc của sự lựa chợn đó là gì? Môn kinh tế học sẽ giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi trên

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về kính tế học nói chung và hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Chương này cũng đề

cập đến những van dé co ban của kinh té học, phương pháp nghiên cứu môn kinh tế học cũng như giới thiệu lý thuyết lựa chọn kinh tế và các quy luật

kinh tế chủ yêu tác động tới việc ra quyết định của các thành viên nền kinh tế

1.1 GIỚI THIỆU TỎNG QUAN VỀ KINH TẺ HỌC 1.1.1 Các khái niệm cơ bản về kinh tế học

Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ

trong suốt thế ký qua Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hoá và dịch vụ đã tăng lên rất nhiều Có nhiều quốc gia trở nên rất giầu có, trong khi còn nhiều quốc gia khác lại rất nghèo Nhưng một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở

mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiểm Sự khan hiểm là việc xã hội với các

nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con người Tắt cả mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiểm một cách có hiệu quả nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết vẫn đề khan hiểm đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau

Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận hành: của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên

Trang 12

Như vậy có thể thấy rằng đi tượng nghiên cứu cơ bản của kính tế học

là nền kinh tế Chúng ta hãy xem xét khái niệm này

Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mực tiêu cạnh tranh Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn để kinh tế cơ bản

là: ï) sản xuất cái gì?, ii) sản xuất như thé ndo?, iti) san xuất cho ai?

Dé hiéu được cơ chế hoạt động của nền kinh tế chúng ta sẽ trừu tượng

hoá thực tế và xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau Nền kinh tế có hai bộ phận cơ bản là: ï) người ra quyết định và ii) cơ chế phối hợp:

Người ra quyết định: là bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra các quyết định lựa chọn, gồm có: 1) hộ gia đình, iï) doanh nghiệp và iii) chính phủ

Hộ gia đình là một đơn vị ra quyết định Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng các vai khác nhau Trong thị trường sán phẩm, hộ gia đình là người tiêu đùng Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá

hoặc dịch vụ mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn

sàng chỉ trả Trong thị trường các yếu tố, hộ gia đình là người chủ của các

nguồn lực Họ quyết định cung cấp bao nhiêu các nguồn lực đó cho các doanh nghiệp Có ba nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và đất đai

Đoanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và kết hợp

các yếu tố đó để sản xuất và bán các loại hàng hoá và dịch vụ

Chính phú tham gia vào nền kinh tế với tư cách là nhà cung cấp các

hàng hoá dịch vụ và điều tiết phân phối lại thu nhập Thông thường các chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở, quốc phòng , giới

hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, và điều tiết sản xuất và phân phối lại

thu nhập

Một nền kinh tế đơn giản được mô tả bằng hình 1-1 dưới đây Trong

mô hình kinh tế này, các thành viên kinh tế tương tác với nhau trên hai thị

trường là thị trường sản phẩm và thị trường yếu tổ sản xuất Tham gia vào

thị trường sản phẩm, các hộ gia đình chỉ tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ cần thiết do các doanh nghiệp sản xuất Tham gia

vào thị trường yếu tế sản xuất, các hộ gia đình cung cấp các nguồn lực như lao động, đất đai và vốn cho các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các

4

doanh nghiệp trả cho việc sử dụng các nguồn lực đó Các doanh nghiệp

tham gia vào hai thị trường đó để mua hoặc thuê các yếu tô sản xuât can thiết và để bán các hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muôn Chính phủ tham gia vào hai thị trường này đê cung cap các hàng hoá mà xã hội mong muốn nhưng thị trường không sản xuất một cách hiệu quả Ngoài Tả chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua thuế và các chương trình trợ cap Hang hoá, Hàng hoá, : địch vụ dịch vụ ich vy Thị trường sản pham = |/* —_— ———_—_— - ¬ ph Tin 1! ° Ị Tiền + fh | ' (Chỉ tiêu) ' (Doanh thu 1 1 † ' I Á J Thuế yo Thué Hô gia đình ộ gia đìn | Chính phủ Doanh nghiệp Š + Trợ cấp ; Trợ cấp k Yếu ¡ ' a 1 Yéutd Tế ! Tién ' Tiên 1 sản ¡_ (Thu nhập) Ỳ (Chi phi) 1 vuật SX bog a — »|| Thị trường yếu tố

Hình 1-1: Mô hình nền kiñh tế đơn giản

Cơ chế phối hợp là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với nhau Có ba loại cơ chế kinh tế cơ bản là: 3 cơ che mệnh lệnh, ii) co ché thi trudng, iii) co ché hén hop Trong co chế mệnh lệnh (co che kê hoạch hoá tập trung), ba van đề kinh tế cơ bản đêu do Nhà nước quyêt định, Trong cơ chế thị trường, các vẫn đề kinh tế cơ ban do thi trường (cung-cau) xác định Còn trong cơ chế hỗn hợp, cả chính phủ và thị trường đêu tham gia giải quyết các van đề kinh tế cơ bản Hiện nay các nước đều áp dụng cơ chế hỗn hợp để giải quyết các vấn đề kinh tê cơ bản Tuy nhiên việc giải quyết các vẫn để kinh tế cơ bản đó khác nhau ở các nước khác nhau

\

1.1.2 Các bộ phận của kinh tế học

Trang 13

a Kinh té học vị mô

Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của

các thành viên kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ) Ví dụ như người tiêu dùng sẽ sử dụng thu nhập hữu hạn của mình như thế nào? Tại sao người họ lại thích hàng hóa này hơn hàng hoá khác Hoặc doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận? Nếu giá đầu vào tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải làm gì? Chính phủ

sẽ phân bỗ ngân sách hữu hạn của mình cho các mục tiêu như giáo dục, y

tế như thế nào?

Như vậy, kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn để sau:

s Mục tiêu của các thành viên kinh tế;

e Các giới hạn của các thành viên kỉnh tế;

s Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế

Kinh tế học vi mô, với tư cách là một môn khoa học cơ sở, nghiên cứu

bản chất của các hiện tượng kinh tế, tính quy luật và xu hướng vận động của

các hiện tượng và quy luật kinh tế, b Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô là bộ phận kinh tế học fighiên cứu các vấn dé kinh tế tổng thể của nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, việc làm và thất nghiệp, cán cân thương mại, Kinh tế học vĩ mô tìm cách giải đáp các câu hỏi quan trọng như các yếu tố nào quyết định và ảnh hướng đến các biến số vĩ mô trên, các biến số thay đổi theo thời gian như thế nào và các chính sách vĩ mô tác động thế nào đến các biến số

Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, hai bộ phận này có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau Nếu chúng ta hình dung nên kinh tế như là một bức tranh lớn thì kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn để chung của bức tranh lớn đó Trong bức tranh lớn đó, các thành viên kinh tế như hộ gia đình, đoanh nghiệp và chính phủ là những tế bào, những chỉ tiết của bức tranh và đó là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô Để hiểu được về hoạt động của nền kinh tế, chúng ta vừa phải nghiên cứu tông thể vừa phải nghiên cứu từng chỉ tiết của một nền kinh tế 1.2 CAC VAN DE KINH TE CO BAN VA CAC CO CHE KINH TE 1.2.1 Những vấn đề kinh tế cơ bản

Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là: sản

xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai Ba vấn đề kinh tế cơ

bản được hiểu như sau:

Quyếf định sản xuất cái gì bao gồm một số vấn để cụ thể như sản xuất hàng hoá, dịch vụ nào, số lượng mỗi loại là bao nhiêu, chất lượng như

thế nào, sản xuất khi nào và ở đâu?

Trong thực tế, chúng ta sản xuất rất nhiều loại hàng hóa và địch vụ để thỏa mãn nhu cầu, từ thức ăn, thực phâm cho đến những chiếc ô tô đắt tiền, từ dịch vụ cắt tóc cho đến du lịch nghỉ đưỡng ở các vùng có suối nước nóng Theo thời gian, cùng với công nghệ sản xuất thay đối, nền kinh tế có thể tạo ra được những hàng hóa tiện ích hơn cho con người, như xây dựng được

những ngôi nhà thông minh điều khiển bằng các thiết bị tự động hay những

dịch vụ cao cấp như đưa con người lên du lịch trên mặt trăng Vậy điều gì khiển chúng ta quyết định sản xuất những hàng hóa và dịch vụ trên?

Bên cạnh đó, kinh tế có thể ở giai đoạn bùng nỗ hoặc suy thoái, tuân theo các chư kỳ kinh tế Trong giai đoạn bùng nỗ; sản xuất phát triên, thất nghiệp giảm xuống, trong giai đoạn suy thoái, sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng Điều gì khiến cho nền kinh tế trải qua các giai đoạn phát triển đó? Các giai đoạn đó ảnh hưởng thế nào đến quyết định sản xuất hàng hóa và

liệu chính phủ có thể can thiệp như thế nào?

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp ở cách xa hàng ngàn cây số cũng có thể hợp tác sản xuất hàng hóa như hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ dựa phần lớn vào các sản phẩm chế tạo tại rất nhiều nước trên thế giới, hay hãng iPhone chỉ thiết kế tại California còn sản xuất và lắp ráp chính tại Trung Quốc Các doanh nghiệp cũng có thể co cụm vào

một khu vực để sán xuất như các dịch vụ tài chính thế giới tập trung ở

Singapore, New York, hay những cửa hàng bán quần áo tập trung, ở các tuyến phố Chùa Bộc (Hà Nội), các của hàng máy tính và phần mềm tập trung ở tuyến phố Lý Nam Đề (Hà Nội), Vì vậy, quyết định sản xuất cái gì

Trang 14

Quyết định sản xuất như thế nào bao gồm các vấn để như lựa chọn

công nghệ sản xuất, lựa chọn các yếu tố đầu vào và phương pháp tố chức

sản xuất,

Các yếu tố đầu vào quan trọng bao gồm đất đai, lao động và vến Đất đai là “món quà của tự nhiên” đại điện cho các tài nguyên thiên nhiên như

đất, quặng kim loại, đầu mỏ, khí thiên nhiên, than, nước và không khí Một

số nguồn tải nguyên nước và mặt đất có thể tái tạo hoặc tái chế được, nhưng một số khác (thường đường dùng để tạo năng lượng) thì lại không tái tạo được Vì vậy, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như thế nào cho hợp lý là câu hỏi mang tính thời sự hiện nay

Lao động là thời gian và công sức làm việc mà con người bỏ ra để sản xuất hàng hóa và dịch vụ Lao động có thé bao gồm lao động thể chất (như các công nhân đào mỏ than) hoặc lao động trí óc (như những chuyên gia phần tích kinh tế) Chất lượng lao động phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng

mà người lao động có được từ giáo dục, đảo tạo hoặc kinh nghiệm làm việc

Ở Việt Nam, phần lớn người lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng số lao động có kỹ năng chuyên môn lại quá thiếu trong khi số lượng các trường đại học được mở ra quá nhiều khiến số lượng cử nhân tăng nhưng chất lượng không được đám bảo Các doanh nghiệp có thể phải đứng trước lựa chọn: thuê lao động chuyên môn kỹ thuật cao là người nước ngoài (với mức lương rất cao), hay thuê lao động trong nước và phải bỏ thêm chỉ phí đào tạo?

Vốn là các công cụ, máy móc, nhà xưởng và những yếu tố khác được các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ Công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển, vì thế, các doanh nghiệp trong nước hiện đang phải phụ thuộc rất lớn vào máy móc hay công cụ nhập khẩu từ nước ngoài Tuy nhiên, lựa chọn nhập máy móc thiết bị từ nước nào cũng là câu hỏi khó: có nên nhập từ Trung Quốc với giá rẻ nhưng trình độ công nghệ thấp hay nhập từ các nước phát triển có chất lượng tốt hơn nhưng giá đắt hơn?

Công nghệ sản xuất là việc tổ chức kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hang hóa dịch vụ Một số câu hỏi mà kinh tế học phải trả lời là: tại sao một số doanh nghiệp lại sử dụng máy móc trong một số trường hợp và

§

sử dụng lao động con người trong những trường hợp khác?; công nghệ tiên tiến có khiến thất nghiệp gia tăng?; khi nào doanh nghiệp nên ap dụng công

nghệ thâm dụng vốn hoặc thâm dụng lao động?

Quyết định sản xuất cho ai bao gồm việc xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra Vấn đề mấu chốt ở đây là việc phân phối có tác dụng vừa kích thích sản xuất vừa đảm bảo công bằng xã hội Vấn để này liên quan trực tiếp đến việc phân

phối thu nhập và các chính sách của Nhà nước đối với vấn đề đó

Số lượng hàng hóá và dịch vụ mà mỗi cá nhân tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập mà họ kiếm được Những người có thu nhập cao có thể tận hưởng mức sống cao, những người kiếm được thu nhập thấp có ít cơ hội lựa chọn hàng hóa dịch vụ và chấp nhận mức sống thấp Vân để là thu nhập không đồng đều giữa các cá nhân Một ca sĩ nổi tiếng đi hát các chương

trình sự kiện ở Việt Nam có thể kiếm 35 triệu đồng cho 3 bài hát hát trong

30 phút (thời điểm năm 2011) trong khi một lao động phục vụ trong cửa

hàng bán đồ ăn chí kiếm được trưng bình 4 triệu đồng mỗi tháng Trên thế giới, một người tốt nghiệp đại học ở Anh có thể kiếm được công việc với

mức lương 25 nghìn bảng Anh mỗi năm trong khi hầu hết những người dân nghèo ở Châu Phi chỉ kiếm được vài USD mỗi ngày Kinh tế học sẽ giúp chúng ta giải thích được sự chênh lệch thu nhập đó

1.2.2 Ảnh hướng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản

Quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước chính là quá trình lựa chọn để quyết định ba vấn để kinh tế cơ bản nêu trên Nhưng việc lựa chọn đó lại phụ thuộc vào vai trò của chính phủ, và cơ chế kinh tế của mỗi quốc gia

Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung): Trong một nền kính tế được quản lý theo cơ chế này, các vẫn để kinh tế cơ bản đều được giải quyết

tập trưng Nhà nước xác định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho các

doanh nghiệp, quyết định cả việc tiêu dùng của mọi thành viên kinh tế

Trong cơ chế này, các doanh nghiệp rất thụ động và hoạt động kém hiệu quả Người tiêu dùng lại không được lựa chọn theo ý muốn của mình Cơ chế mệnh lệnh không kích thích sản xuất phát triển, phân phối mang tính

bình quân, kém hiệu quả và thiếu năng động

Trang 15

:

Cơ chế thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề kinh tế

cơ bản phải được giải quyết thông qua mối quan hệ cung cầu, cạnh tranh

trên thị trường Cơ chế thị trường có ưu điểm nối bật trong việc đáp ứng các

nhu câu ngày cảng phong phú và da dạng của người tiêu dùng Các doanh nghiệp chủ động điều tra nhu cầu của thị trường, nắm bắt thị hiểu của người

tiêu dùng và tố chức sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa Cơ chế thị

trường khuyến khích cạnh tranh, đổi mới công nghệ kỹ thuật và sử dụng các

nguồn tài nguyên của xã hội một cách có hiệu quả nhất Tuy nhiên cơ chế

này cũng có một số nhược điểm cơ bản như phân phối thu nhập không công bằng, việc chạy theo lợi nhuận thuần tuý có thê làm ô nhiễm môi trường, không cung cấp đủ hàng hố cơng cộng

Cơ chế hỗn hợp: Trong nên kinh tế thị trường, ở một số lĩnh vực thị trường không đem lại hiệu qua tối ưu đối với xã hội, Chính phủ cần trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản Chính phủ thường cung cấp các hàng hố cơng cộng, khắc phục các thất bại của thị trường, điều tiết phân phối thu nhập thông qua việc đánh thuế thu nhập để đảm bảo

công bằng cho xã hội,

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TE HOC

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội và giống như tất cả các môn

khoa học khác, các nhà kinh tế học phải phân biệt hai câu hỏi: Lẻ cái gi? va Nên như thể nào?

Trả lời cho câu hỏi “Là cái gì” được gọi là kinh tế học thực chứng —

nghiên cứu thế giới thực tế và tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tương quan sát được Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong nền kinh tế thực tế được phân bể như thế nao

Kinh tế học chuẩn tắc thì lại liên quan đến câu hỏi: Nên như thể nào? Kinh tế học chuẩn tắc có yếu tổ đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế - phát biểu về cách các nguồn lực của nền kinh tế cần phải được phân bổ như thế nào

Để hiểu được sự phân biệt giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học

chuẩn tắc, chúng ta xem xét tình huống về thị trường bắt động sản “Chính sách thắt chặt của Chính phủ theo Nghị quyết I1 vào tháng 2 năm 2011 khiến thị trường bất động sản suy giảm do tín dụng phi sản xuất bị hạn chế 10

mạnh” là một tuyên bố thực chứng “Cần phải điều chỉnh tín dụng cho từng phân khúc bất động sản để để tránh đồ vỡ thị trường này trong giai đoạn hiện nay” lại là một tuyên bô chuẩn tặc

Nhiệm vụ của khoa học kinh tế là tìm ra được những tuyên bố thực

chứng nhất quán với những gì chúng ta quan sát được trong nền kinh tế, và nhiệm vụ này được tiễn hành qua các bước:

e Quan sát và đo lường

ø Xây dựng mô hình

s Kiểm định mô hình

1.3.1 Quan sát và đo lường

Các nhà kinh tế học thường phải quan sát, thu thập số liệu và đo lường các biến số kinh tế để phục vụ cho quá trình phân tích Một số biến số mà các nhà kinh tế phái đo lường như giá hàng hóa, số lượng hàng hóa tiêu thụ,

chỉ số giá chung, thuế và chỉ tiêu chính phủ, sản lượng và thu nhập của nền" kinh tế, giá trị hàng hóa dịch vụ giao dịch với các nước khác Khi đo lường các biến số, cần lưu ý những nội dung sau:

Loại số liệu kinh tế: Số liệu có thể là số liệu theo thời gian (chuỗi số liệu đo lường cùng một biến số ở những thời điểm khác nhau) và số liệu

chéo (số liệu về một biến số ghi chép tại một thời điểm ở các cá nhân hoặc

các nhóm khác nhau)

Chỉ số: Để so sánh các biến số mà không bị ảnh hưởng bởi đơn vị đo lường, chúng ta có thể sử dụng các chỉ số Chí số thê hiện số liệu tương đối so với giá trị gốc cho trước

Biến số danh nghĩa và biến số thực tế: Dối với các biến số được đo lường bằng giá trị tiền tệ, có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa

(được tính bằng giá ở thời điểm tính giá) hoặc giá trị thực tế (điều chỉnh lại

giá trị danh nghĩa theo những biến động của mức giá)

Đo lường sự thay đổi của các biến số kinh tế: Khi nghiên cứu số

liệu theo thời gian, chúng ta có thể đo lường sự thay đổi của các biến số theo thời gian thông qua tính phan trăm thay đổi hay thay đổi tuyệt đối giữa thời

điểm đang phân tích và thời điểm gốc, hoặc tính tý lệ tăng trưởng (thường là

phan trăm thay đổi) sau một thời kỳ (thường là 1 năm)

11

Trang 16

NGHIEN CUU TINH HUONG Thống Kê GDP Và CPI Ở Việt Nam

Hàng quý và hàng năm, Tổng cục thông kê đều công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo hai cách: GDP danh nghĩa và GDP thực tế

(theo giá so sánh 1994) Bảng C1-1 biểu thị số liệu theo năm và chúng ta có

thể nhận thấy GDP danh nghĩa chênh lệch rất lớn so với GDP thực tế, lý do

là lạm phát của Việt Nam tăng cao kể từ năm gốc (1994)

Các dãy số GDP này thuộc loại số liệu theo thời gian do thu thập ở

những năm liên tiếp nhau Để phân tích sự biến động của dãy số thời gian, chúng ta có thể sử dụng chỉ số hoặc tốc độ tăng trưởng Nếu lấy năm 2006 là năm gốc (chỉ số = 100), chỉ số GDP của các năm tiếp theo được thể hiện

trong Bang C1-1, và cuối cùng đạt mức 129,67 vào năm 2010 Điều này

cũng có nghĩa là GDP thực tế năm 2010 đã tăng 29,67% so với năm 2006

Bang C1-1 Tổng sản phẩm trong nước GDP và tốc độ tăng trưởng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 GDP danh nghĩa (tý đồng) | 974266 | 1143715 | 1485038 | 1658389 | 1980914 DP thực tế lá s GDP thye te (theo gid so | 415555 | 161344 | 490458 | 516568 | 551591 sanh 1994) Chi sé 100 108,46 115,30 121,44 129,67 Tốc độ tăng trudng (%) 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 Nguôn: Tổng cục thống kê

Một cách tính phố dụng hơn là so sánh sản lượng năm nay so với năm trước (chứ không phải một năm gốc cố định) và con số thu được là tốc độ tăng trưởng (%) Bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã chững lại vào năm 2008 (do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các biện pháp thắt chặt kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát), đạt mức thấp vào năm 2009 và phục hỗồi nhẹ vào năm 2010 Bảng C1-2 Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 Mã Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) C | Tổng chỉ cho tiêu dùng cuối cùng 100,00 Ol |I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93

011 | L Lương thực 8,18

012 |2 Thực phẩm 24,35 013 | 3 An uéng ngoai gia dinh 7,40 02 | II Đồ uống và thuốc lá, 4,03

03 IH- May mặc, mũ nón, giây đép i 7,28

04 | IV- Nhà ở, điện, nước, chất đốt va VLXD 10,01

05 V- Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65

06 - | VI- Thuốc và dịch vụ y tế 5,61

07 VII- Giao thong 8,87

08 | VITI- Buu chinh vién thong 2,73

09 | IX- Giáo duc 5,72

10 | X- Văn hoá, giải trí và du lịch 3,83

11 XI- Hàng hoá và dịch vụ khác 3,34

Nguân: Tổng cục thông kê

CPI (chỉ số giá tiêu đùng) cũng là một chỉ số Tổng cục thống kê công bề thường xuyên (hàng tháng) và thu hút được mối quan tâm rất lớn của các

nhà kinh tế Quyên số các hàng hóa trong giỏ hàng tiêu dùng để tính CPI được thể hiện tại Bảng C1-2

Bang C1-3 thé hiện chỉ số CPI khi lấy các kỳ gốc khác nhau Nếu lấy

kỳ gốc là cuối năm 2010, chỉ số CPI cho thấy tốc độ lạm phát các tháng đầu

năm 2011 tăng khá cao Cho đến thang 6, CPI đã tăng 13,29% so với cuối

năm ngoái Nêu lấy kỳ gốc là tháng trước thì CPI tháng 34 có mức tăng cao

nhất (3,32% so với tháng 3), sau đó “hạ nhiệt” vào tháng 5 và tháng 6 Tuy

Trang 17

nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng CPI liên tục tăng qua các

tháng và đạt con số rất cao 20,82% vào tháng 6

Bang C1-3 Chi số CPI với kỳ gốc khác nhau Tháng 1/2011 | 2/2011 | 3/2011 | 4/2011 | 5/2011 | 6/2011 CPI (so với năm gốc 1995) 287,50 | 293,51 | 299,88 | 309,84 | 316,69 | 320,14 CPI (so với kỳ gốc là cuối năm 2010) 101,74 | 103,87 | 106,12 | 109,64 | 112,07 | 113,29 CPI (so với kỳ gốc là tháng trước) 101,74 | 102,09 | 102,17 | 103,32 | 102,21 | 101,09 CPI (so với cùng kỳ năm trước) 106,12 | 112,31 | 113,89.) 117,51 | 119,78 | 120,82 Nguôn: Tổng cục thống kê

Như vậy, với dãy số thời gian, chúng ta có thế phân tích sự biến động

theo thời gian băng cách tính toán các chỉ số (với các kỳ gốc khác nhau), và từ đó tính được tốc độ thay đổi (tăng trưởng) để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

1.3.2 Xây dựng mô hình

a Xác định vấn đề nghiên cứu

Đây chính là bước phải xác định các câu hỏi nghiên cứu Ví dụ tại sao giá xăng dầu và giá lương thực thế giới tăng cao đột biến trong quý l năm

2011? Tác động của gói kích thích kinh tế năm 2009 đến ôn định kinh tế vi

mô? Nêu chính phủ trợ giá nông sản thì người nông dân có được lợi hay không? Tại sao chính phủ lại kiểm soát giá xăng dầu, kiểm soát lãi suất 14 Quan sát và đo lường 1 Xây dựng mô hình -_ Xác định vấn đề nghiên cứu - Xây dựng các mối quan hệ dựa trên những giả định đơn giản hoá so với thực tế

- Xác lập các giá thuyết kinh tế để giải thích vẫn đề nghiên cứu Kiếm định mô hình - — Thu thập số liệu - — Phân tích số liệu - — Kiểm định

Hình 1-2: Trình tự phương pháp nghiên cứu kinh tế học

b Xây dựng các mỗi quan hệ dựa trên các giả định Äon giản hóa so

với thực tế

Mô hình kinh tế chính là một cách thức mô tả thực tế đã được đơn

giản hoá để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biển số Cách thức

mô tả xây dựng các mối quan hệ giữa các biến số có thể biểu đạt bằng lời, bảng số liệu, dé thị hay các phương trình toán học

Thực tế các hoạt động kinh tế thì rất phức tạp với những mỗi quan hệ tương tác giữa các thành viên kinh tế, giữa các biến số kinh tế mà các nhà kinh tế không thể bao quát Vì vậy, mô hình kinh tế đơn giản hóa thực tế ; bằng cách mô tả một vài khía cạnh quan trọng nhất, loại bỏ những chỉ tiết không quan trọng, không cần thiết cho mục đích nghiên cứu

Trang 18

hình và bằng cách nảy, các nhà kinh tế chỉ tập trung vào nghiên cứu giá

hàng hóa, giá hàng hóa liên quan và thu nhập tác động thế nào đến lượng

cầu iPhone

Cần lưu ý là các nhà kinh tế không giả định rằng các yếu tế khác

không ảnh hưởng đến lượng cầu của iPhone mà đúng hơn là giả định các

yếu tố đó không thay đổi trong giai đoạn nghiên cứu Đây được gọi là giá

định ceteris paribus (các yếu tố khác không đối) được sử dụng rộng rãi trong mọi mô hình kinh tế Giả định này cũng được sử dụng trong các môn khoa

học khác, nhưng gặp phải khó khăn nhiều hơn trong kinh tế học, bởi những

thí nghiệm có kiểm soát trong khoa học kinh tế là rất khó khăn Ví dụ, để

xem xét gia tốc rơi tự đo trong vật lý, các nha vat ly học có thể loại bỏ tác động của các nhân tố bên ngoài như thời tiết, tốc độ gió bằng việc thiết lập môi trường chân không Tuy nhiên, đối với kinh tế học, phòng thí nghiệm là thế giới thực, là cuộc sống nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể

thực hiện được những thực nghiệm hoàn háo như trong phòng thí nghiệm, các biến số kinh tế mà các nhà kinh tế học quan tâm như tỷ lệ thất nghiệp, chí số giá cả, sản lượng, v.v luôn thay đối và chịu tác động của rất nhiều yếu tố cùng một lúc Các nhà kinh tế buộc phải dựa vào nhiều phương pháp thống kê khác nhau để kiểm soát các yếu tố khác khi kiểm định lý thuyết Mặc dù các phương pháp thống kê này về nguyên lý cũng đáng tin cậy như các thí nghiệm có kiểm soát được sử dụng trong các khoa học khác, nhưng trên thực tế phương pháp này nảy sinh nhiều van dé

c Xúc lập các gid thuyết kinh tế để giải thích vẫn dé nghiên cứu

Mục tiêu của mô hình kinh tế là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi các

biến số thay đổi Vì vậy, khi xây dựng mô hình, cần thiết lập các gia thuyết

kinh tế Các giả thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự

thay đổi của bién số này là nguyên nhân khiến một (hoặc) các biến số khác thay đối theo Biến chịu sự tác động được gọi là biến phụ thuộc còn biến

ảnh hưởng đến các biển khác được gọi là biến độc lập Biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khắc ngồi mơ hình

Vẫn tiếp ví dụ về lượng cầu iPhone, một giả thuyết có thể được xác lập là giá iPhone giảm, giá hàng hóa thay thế như Nokia tăng và thu nhập người tiêu dùng tăng sẽ dẫn đến lượng cầu hàng hóa tăng 16 : imeem) 1.3.3 Kiểm định mô hình

Các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu và phân tích để kiêm chứng lại giả thuyết Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giá thuyết thì giá thuyết

được công nhận còn nếu ngược lại, giả thuyết sẽ bị bác bó Trong trường hợp nếu các phép thứ được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết qua thực nghiệm đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là lý thuyết

kinh tế Một vài giả thuyết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì được gọi là qui luật kinh tế

Tuy nhiên đưa ra kết luận cuối cừng cần rất thận trọng Thứ nhất là van dé liên quan đến giả định các yếu tố khác không thay đổi Đây là một

trong những khó khăn lớn trong phân tích kinh tế, đòi hỏi những kỹ thuật thống kê phức tạp Thứ hai là vẫn đề liên quan đến quan hệ nhân quả Một lỗi thường gặp là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả: sự thiay đổi của một

biến này là nguyên nhân thay đổi của biến kia chỉ bởi vì chúng có xu hướng

xảy ra đồng thời Các phương pháp thống kê phức tạp cũng cần được sử

dụng để xác định xem liệu sự thay đối của một biến có thực sự là nguyên

nhân gây ra sự thay đổi quan sát được ở biến khác hay không Trong cả hai trường hợp, bên cạnh nguyên nhân khó có thể có những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm như các môn khoa học khác, những phương

pháp thống kê không phải lúc nào cũng đủ sức thuyết phục các nhà kinh tế

học tin vào mối quan hệ nhân quả thực sự

1.4 LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ

Phần này sẽ giới thiệu một số lý thuyết lựa chọn và quy luật kính tế cơ bản tác động đến quá trình lựa chọn trong nền kinh tế như là một đối tượng

của môn kinh tế học

1.4.1 Quy luật chỉ phí cơ hội tăng dần

Chỉ phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn về kinh tế Khái niệm này cũng có thê được phát biểu là những hàng hoá và

dịch vụ cần thiết nhất bị bỏ qua để thu được những hàng hoá và dịch vụ

khác Ví dụ: một người có một lượng tiền mặt là ! tỷ đồng và cất giữ ở trong két tại nhà Nếu anh ta gửi lượng tiền đó vào ngân hàng với lãi suất có

Trang 19

13 triệu đồng Như vậy, chỉ phi cơ hội của việc giữ tiền (1 tỷ đồng) là tiền lãi (13 triệu đồng) bị bỏ qua Đây là số tiền lãi có thể thu được nếu gửi tiền

vào ngân hàng Một ví dụ khác về chi phí cơ hội của lao động là thời gian

nghỉ ngơi bị mất đi, Nếu bạn quyết định đi làm thêm vào thứ bảy và Chú

nhật, bạn có thế kiếm được một lượng thu nhập nào đó, ví dụ là 500 ngàn

đồng để chỉ tiêu Tuy nhiên, thời gian của thứ bảy và Chủ nhật đó lại không

được sử dụng dé nghỉ ngơi Thời gian nghỉ ngơi bị mất đi chính là chỉ phí cơ hội của việc làm thêm cuỗi tuần của bạn Hoặc khi người nông đân quyết định trồng hoa trên mảnh vườn của mình thay cho cây ăn quả hiện có, thì

chi phi cơ hội của việc trồng hoa là lượng hoa quả bi mat di

Như vậy khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh các phương án với nhau để xem phương án lựa chọn nào là

tốt nhất Đó chính là việc tính toán chi phí cơ hội của sự lựa chọn TẤt

nhiên, cần nhẫn mạnh rằng việc tính toán chỉ phí cơ hội không phải là đơn giản vì sự lựa chợn phải được cân nhắc rất kỹ trên nhiều phương điện khác

nhau Và sự lựa chọn này còn phụ thuộc vào quy luật chỉ phí cơ hội tăng dan

, Quy luật chỉ phí cơ hội tăng dẫn phát biểu rang dé thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hy sinh ngày càng

nhiều hàng hoá khác Quy luật chỉ phí cơ hội tăng dần thường được mỉnh

hoạ qua đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) - mô tả các mức sản lượng

tối đa có thể sản xuất được với các nguồn lực hiện có trong điều kiện công

nghệ nhất định Hãy xem xét quy luật này thông qua một ví dụ cụ thể sau đây: Giả sử một nền kinh tế giản đơn có 2 ngành sản xuất là trồng ngô và

dệt vải Giả định rằng các nguồn lực được sử đụng một cách tối ưu Các khá

năng có thé dat được của nền kinh tế đó được cho ở Bảng I-1 dưới đây:

Bảng 1-1 Các khả năng sắn xuất của một nền kinh tế Các khả năng | Sản lượng ngô (tan) Sản lượng vải (nghìn mét) A 25 0 B : 20 4 Cc 15 7 D — 9 9 E 0 10 18

; Nếu chúng ta biễu diễn các khả năng sản xuất đó trên đỗ thị ta sẽ có đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) sau đây A 25 1 20 ] 15 +1 10 4 L † L † ‡ t > 2 4 6 8 10 Vải

Hình 1-3: Đường giới hạn khã năng sản xuất

Có thể nhận thấy rằng các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản

xuất như điểm A, B, C, D, E minh hoa kha nang sản xuất cao nhất của một

nền kinh tế Nền kinh tế không thể sản xuất nhiều hơn các mức đó được Các điểm này được coi là đạt hiệu quá về mặt kỹ thuật hay sản xuất Các điểm năm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm K là những

điểm không khả thi, nền kinh tế không thể đạt được Còn các điểm nằm

trong đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm H cho thấy việc sản xuất chưa hiệu quả - chưa tận dụng hết nguồn lực cũng như công nghệ hiện có

Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa chi phí cơ hội như thé

nào? Quan sát 2 diém A va B ta thấy như sau: để thu được 4 nghìn mét vải,

nên kinh tế bây giờ chỉ có thể sân xuất tối đa là 20 tấn ngô, có nghĩa là giảm bớt đi 5 tấn (bằng 25 tấn — 20 tấn) Chúng ta coi 5 tấn ngộ mắt đi này là chỉ

phí cơ hội của việc sản xuất 4 nghìn mét vải đầu tiên Tưởng tự như vậy, ta có thể tính toán chỉ phí cơ hội của việc sản xuất vải của nền kinh tế này thông qua Bảng 1-2 sau đây:

19

Trang 20

Bảng 1-2 Chỉ phí cơ hội của việc sản xuất vai

Chỉ phí cơ hội của 1 nghìn mét vải (tân ngô)

4 nghìn mét vải đầu tiên đòi hỏi phải bỏ 5/4

qua 5 tân ngô

3 nghìn mét vải tiếp theo đòi hỏi phải bỏ 3⁄3

qua 5 tân ngô

2 nghìn mét vải tiếp theo đòi hỏi phải bỏ 3 qua 6 tân ngô

1 nghìn mét vải cuối cùng đòi hỏi phải bỏ 9 qua 9 tân ngô

Có thế nhận thấy rằng để thu thêm được cùng một số lượng vải (1

nghìn mét) số lượng ngô bị mắt ngày càng tăng Điều này minh họa quy luật chỉ phí cơ hội tăng dần

1.4.2 Quy luật khan hiểm và hiệu quá kinh tế

Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thực tế là sự khan hiểm Các quốc gia, các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất

định Trong kinh tế các nguồn lực đó được hiểu theo nghĩa chung nhất đó là

lao động, đất đai và vốn Việc sử dụng các nguồn lực đó làm sao phải đạt

được hiệu quả cao nhất để tránh các sự lãng phí và tổn thất Hiệu quả kinh tế

là tiêu chuân cao nhất của mọi sự lựa chọn Nếu như đường giới hạn khả

năng sản xuất cho chúng ta biết các khả năng tối đa về mặt kỹ thuật (hiệu

quả kỹ thuật) thì hiệu quả kinh tế còn đòi hỏi các hàng hóa được sản xuất ra

phải được nền kinh tế ưa thích nhất

1.4.3, Phân tích cận biên - phương pháp lựa chọn tối ưu

Phân tích cận biên cầu thành cách tiếp cận phân tích của chúng ta đối với vẫn để lựa chọn Phương pháp này cho phép chúng ta hiểu được bản

chất tối ưu của các quyết định kinh tế Khi đưa ra các quyết định kinh tế, các

thành viên kinh tế theo đuổi các mục tiêu kinh tế khác nhau Cụ thể người tiêu dùng muốn tìm cách để tối đa hoá lợi ích, doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận còn chính phủ muốn tơi đa hố phúc lợi công cộng Dù các

20

mục tiêu có khác nhau song các thành viên kinh tế đều có chung một giới hạn đó là ràng buộc về ngân sách

Phép phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa

chọn của các thành viên kinh tế, BẤt cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên

quan đến hai vấn đề cơ bản là: chỉ phí và lợi ích của sự lựa chọn Cả hai

biến số này đều thay đổi khi các thành viên kinh tế đưa ra các sự lựa chọn

với quy mô khác nhau Mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá

lợi ích ròng (hiệu sé gitta loi ich va chi phi)

* Lợi ích ròng = Tổng lợi Ích — Tổng chỉ phí

Gia sir ham tổng lợi ích là TB = f{Q), hàm tổng chỉ phí là TC = g(©)

Điều đó có nghĩa là tổng lợi ích thu được cũng như tổng chỉ phí bỏ ra cho một sự lựa chọn phụ thuộc vào qui mô của sự lựa chọn đó (Q) Khi đó lợi ich rong la NB =TB- TC = f(Q) - g(Q) NB dat gia tri cực đại khi (N B) 9) = 0, ta cd: (NB) (g) = TB (q)- TC) = 0 => MB-MC =0 => MB=MC Vậy lợi ích ròng đạt giá trị cực đại khi MB =MC

Bản chất của phương pháp phân tích cận biên được hiểu như sau: - Nếu MB > MC thì mớ rộng quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích rong;

- Nếu MB =MC quy mô hoạt động là tối ưu;

- Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ich rong Trong đó:

- MB là lợi ích cận biên: sự thay đổi của tổng lợi ích khi sản xuất hoặc

tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá

- MC là chỉ phí cận biên: sự thay đổi của tổng chỉ phí bỏ ra để sản

xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm

Như vậy, khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành viên kinh tế luôn phải so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phan ting

thêm về chỉ phí nhằm mục đích xác định một mức sản lượng tối ưu

21

Trang 21

TOM TAT

Sự khan hiểm các nguồn lực là một đặc trưng vốn có của mợi kinh tế

Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn

tất cả mọi nhu câu vô hạn và ngày càng tăng của con người Kinh tế học gitp chung ta hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiểm đó trong các cơ chế

kinh tế khác nhau

Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng

Nền kinh tế là một cơ chế phân bỗ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau Cơ chế này nhằm giải quyết ba vẫn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ Các thành viên này tương tác với nhau theo

các cơ chế phối hợp khác nhau Mỗi thành viên có những mục tiêu và hạn ˆ

chế của mình

Kinh tế học bao gồm hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vĩ mô và kinh

tế học vi mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vẫn đề kinh tế tổng thé của nền kinh tế như các tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các cân thương mại,

Kinh tế học thực chứng trả lời câu hỏi “Là cái gì” — tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tượng quan sát được, xác định các nguồn lực trong nền kinh tế thực tế được phân bổ như thế nào Kinh tế học chuẩn tắc

trả lời câu hỏi “Nên như thể nào ” - đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế -

phát biểu về cách các nguồn lực của nền kinh tế cần phái được phân bổ như thế nào

Phương pháp nghiên cứu kinh tế học bao gồm: ï) quan sát và đo lường

(số liệu theo thời gian và số liệu chéo, chỉ số, biến danh nghĩa và biến thực

tế, sự thay đổi của các biến số), ii) xây dựng mô hình (xác định vấn để nghiên cứu, xây dựng các mối quan hệ dựa trên những giả định đơn giản

hoá so với thực tế, xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn để nghiên cứu), iii) kiểm định mô hình,

22

Chỉ phí cơ hội được hiểu là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi

thực hiện một sự lựa chọn về kinh tế Chỉ phí cơ hội tuân theo quy luật chỉ

phí cơ hội tăng dần

Đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) được hiểu là đường mô tả tất

cả các kết hợp hàng hoá tối đa mà nền kinh tế có thê sản xuất với ràng buộc

về các nguồn lực sản xuất và công nghệ hiện có Đường giới hạn khả năng

sản xuất thể hiện sự khan hiểm của các nguồn lực và quy luật chỉ phí cơ hội tăng dẫn,

Phương pháp phân tích cận biên chỉ ra rằng các thành viên kinh tế sẽ lựa chọn tại mức mà lợi ích cận biên bằng với chỉ phí cận biên (MB = MC)

để tối đa hóa lợi ích ròng

Trang 22

Sự khan hiểm Sự lựa chọn Kinh tế học Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô Nền kinh tế Cơ chế kinh tế Hộ gia đình Doanh nghiệp, hãng Chính phủ Kinh tế học thực chứng Kinh tế học chuẩn tac Ly thuyét kinh té Mô hình kính tế Số liệu theo thời gian Số liệu chéo Biến danh nghĩa Biến thực tế Chỉ số kinh tế Giả thuyết kinh tế Kiểm định mô hình

Chi phí cơ hội

Quy luật chỉ phí cơ hội tăng dần

Hiệu quả kinh tế Hiệu quả sản xuất

Đường giới hạn năng lực sản xuất Tăng trưởng kinh tế Phân tích cận biên Lợi ích cận biên Chi phí cận biên 24 CAC THUAT NGU THEN CHOT Scarcity Choice Economics Microeconomics Macroeconomics Economy Economic Mechanism Household Firm Government Positive Economics Normative Economics Economic Theory Economic Model Time Series data Cross-section Data Nominal Variable Real Variable Economic Index Economic Hypothesis Model Testing Opportunity Cost The Law of Increasing Opportunity Cost Economic Efficiency Production Efficiency Production Possibility Frontier (PPF) Economic Growth Marginal Analysis Marginal Benefit Marginal Cost

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày khái niệm kinh tế học Phân biệt kinh tế học vi mô và

kinh tê học vĩ mô

2 Thế nào là nền kinh tế? Kẻ tên các thành viên kinh tế, họ có mục

tiêu và hạn chế gì?

3: Hãy trình bày ba vấn đề kinh tế cơ bản của các nền kinh tế Các cơ

chế kinh tế giải quyết ba vấn dé này như thế nào?

„ — 4, Phân biệt kinh tế thực chứng và kinh tế chuẩn tắc Cho ví dụ?

5 Phuong pháp nghiên cứu kinh tế học gồm những bước nào Nêu nội dung cu thé ting bước nghiên cứu

6 Phân biệt biến số danh nghĩa và biến số thực tế Cho vi du?

7 Khái niệm mô hình kinh tế? Các mô hình kinh tế có ưu và nhược điểm gì?

8 Chi phi co héi 1a gi? Cho vi du minh hoa

9, Trình bảy quy luật chỉ phí cơ hội tăng dần và minh họa bằng đường

giới hạn khả năng sản xuât,

10 Trình bày nguyên tắc phân tích cận biên trong lựa chọn kinh tế

Trang 23

BAI TAP Bài tập 1.1:

Minh, Lan và Hồng dự kiến đi Đà Lạt Nếu đi tầu hoả thì mất 12 giờ và đi máy bay thì mất 1 giờ Vé máy bay là 75% và vé tầu hoá 31% Tất cả ba người đều phải nghí làm khi đi Minh kiếm được 3$ một giờ, Lan kiếm

được 4$ một giờ và Hồng kiếm được 5$ một giờ Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi máy bay va tau hoa cho mỗi người Giả sử rằng cả ba người đều

có hành vị tối ưu, họ sẽ lựa chọn phương tiện giao thông nào?

Bai tap 1.2:

Bạn dự định đi học thêm vào mùa hè này Nếu đi học bạn sẽ không thé đi làm với thu nhập là 6000 USD và bạn không thể ở nhà nghỉ ngơi Học phí

là 2000 USD, tiền mua giáo trình 200 USD, sinh hoạt phí là 1400 USD Hãy'

xác định chi phí cơ hội của việc đi học thêm Vào mùa hè này

Bài tận 1.3:

Quân là một sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp, quyết định đầu tư 200

triệu đồng để mở và điều hành một cửa hàng Caf Cửa hàng này tạo ra lợi

nhuận 5 triệu đồng mỗi tháng Giả sử lãi suất tiền gửi ngân hàng là 1%/thang

Nêu Quân đi làm cho các cơng ty nước ngồi sẽ có được thu nhập 4 triệu đồng mỗi tháng

a Hãy xác định chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng cafe b Hãy đánh giá quyết định mở cửa hàng cafe của sinh viên nảy

Bài tập 1.4: Hình sau minh hoạ đường giới hạn khả năng sản xuất

đối với một nên kinh tế: A Hàng tư liệu b> +> Hàng tiêu dùng 26

Mỗi điểm A, B, C, D trên hình tương ứng với nhận định nào dưới đây:

a Kết hợp hàng hoá mà xã hội không thể sản xuất với công nghệ và nguôn lực sẵn có

b Kết hợp hàng hoá mà xã hội sản xuất được do sử dụng tất cá các nguồn lực sẵn có mà chủ yêu phân bồ cho hàng hoá tư liệu

c Kéthop hang hoa được sản xuất trong thời kỳ khủng hoảng

Kết hợp hàng hoá mà xã hội sản xuất được do sử dụng tất cả các

„nguôn lực săn có mà chủ yêu phân bơ cho hàng hố tiêu dùng

Bai tap 1.5:

Giả định một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất xe đạp và

xe máy Bảng sau thê hiện các khả năng có thê đạt được của nên kinh tê khi

các nguôn lực được sử dụng một cách tôi ưu nhật:

Các khả năng Sản lượng xe đạp Sản lượng xe máy

(van chiéc) (van chiéc) A 40 0 B 35 4 Cc 30 6 D 20 8 E 0 10

a Hay vé duong giới hạn khá năng sản xuất của nền kinh tế này b Nền kinh tế có khả năng sản xuất 27 vạn chiếc xe đạp và 8 vạn chiếc xe máy hay không?

c Banco nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại điểm G (25 vạn xe

đạp và 6 vạn xe máy)

d Hay tinh chi phi co hội của việc sản xuất xe đạp và xe máy

Bài tâp 1.6:

Quốc gia Leisureland chỉ sản xuất hai hàng hoá là thức ăn và quần

áo Bảng dưới đây đựa ra khả năng sản xuất của quốc gia đó:

27

Trang 24

Kha nang Thức ăn (Kg một tháng) Quan áo (bộ một tháng) A 300 0 B 200 50 Cc 100 100 D 0 150

Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của Leisureland

b Xác định chỉ phí cơ hội của việc sản xuất thức ăn và quần áo ở Leisureland ở mỗi mức sản lượng đã cho tại bảng

c Cho biết xu hướng thay đổi của chỉ phí cơ hội trong bảng trên Bài tập 1.7: Có các hàm tổng lợi ích (TB) và hàm tổng chỉ phí (TC) của một hoại động như sau: TB = 200Q - Q” TC = 200 + 20Q + 0,5Q”

a Hay xac dinh quy mô hoạt động tối đa hoá lợi ích

b Ap dung nguyén tắc phân tích cận biên để xác định quy mô tối đa hoá lợi ích ròng

c Hãy xác định hướng điều tiết khi Q = 50

d Hãy xác định hướng điều tiết khi Q = 80

Bài tập 1.8:

Công ty Trung Thành có hàm cầu là P = 100 ~ Q và hàm tông chỉ phí

là TC = 200 — 20Q + QŸ, trong đó, P đo bằng triệu đồng và Q đo bằng chiếc

a Xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của công ty Hãy xác

định lợi nhuận tôi đa đó?

b Xác định giá và sản lượng tối đa hoá tổng doanh thu? Hãy tính lợi

nhuận trong trường hợp này?

c Xác định giá và sản lượng tối đa hoá doanh thu nếu như lợi nhuận mục tiêu của công ty phải kiếm được là 1400 triệu đông 28 Bai tap 1.9:

Cho hàm lợi nhuận (z) của công ty Thu Phương phụ thuộc sản lượng

của hai hàng hố do cơng ty sản xuất Q¡ và Q; như sau: 2 = #Q.,Q) =

50Q; - 2Q¡7 - QiQ; - 4Q¿ˆ + 80Q;

a Xác định mức sản lượng Q¡,Q; để tối đa hố lợi nhuận của cơng ty

b Nếu công ty phải đối mặt với ràng buộc là Q, + Q; = 20 Hãy xác định sản lượng và lợi nhuận trong trường hợp này

Bài tập 1.10:

Một hoạt động có các giá trị tổng lợi ích (TB) và tổng chỉ phí (TC) được cho trong bảng sau: FQ TB TC 0 0 0 10 1000 900 20 1900 1600 30 2700 2100 40 3400 2800 50 4000 3700 60 4500 4800 70 4900 6100

a Hãy xác định các giá trị lợi ích cận biên và chỉ phí cận biên tương ứng tại mỗi mức sản lượng

b._ Hãy xác định quy mô hoạt động tối ưu

29

Trang 25

PHU LUC 1- DO THI TRONG KINH TE HOC

Phần phụ lục này sẽ giới thiệu một số những nội dung cơ bản về cách minh họa và xây dựng dé thi - một trong những cách thức rất phổ dụng để mô tả các mô hình trong kinh tế học

1 Các loại đồ thị trong các mô hình kinh tế

Các đồ thị được sử dụng trong các mô hình kinh tế không những được dùng để thê hiện số liệu mà mục đích chính là để biểu điễn mối quan hệ

giữa các biến số trong một mô hình kinh tế Có thể có rất nhiều loại đồ thị

khác nhau trong kinh tế học nhưng phần lớn chúng có những hình đạng chính để biểu diễn các mối quan hệ của các biến số sau:

e Các biến số cùng tăng và cùng giảm

s Các biến số thay đổi ngược chiều nhau

e Mối quan hệ có điểm cực đại hoặc điểm cực tiểu e Các biến số không có mối quan hệ với nhau

Các biến số có mỗi quan hé dong bién

Hình PI-I biểu điễn mối quan hệ đồng biến giữa hai biến số Nếu hai biến thay đổi cùng chiều, mối quan hệ được gọi là mỗi quan hệ đương hay tý lệ thuận Một mỗi quan hệ này được biểu diễn bởi một đường dốc lên Hình P1-1 thé hiện ba dang dé thị - một đường thắng và hai đường cong Y Y Y (a) (b) (c) Hình P1-1: Mỗi quan hệ cùng chiều giữa các biến số 30 TT X

Hình Pi-1 (a) biểu diễn mối quan hệ tuyến tính — khi hai biến cùng

tăng lên điểm biểu diễn sẽ đi chuyển dọc theo một đường thắng Hình P1-I

(b) biểu điễn mối quan hệ đương khi mà hai biến cùng tăng lên thì điểm

biểu diễn sẽ di chuyển dọc theo một đường cong có độ đốc ngày cảng lớn Hình P1-1 (c) minh họa mối quan hệ đương - khi hai biến cùng tăng lên thì điểm biểu diễn sẽ di chuyển dọc theo đường cong có độ đốc giảm dân

Các biến số có mỗi quan hệ nghịch biễn

Hình P1-2 biểu diễn mỗi quan hệ giữa các biến số biến thiên ngược chiều rhau Mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ âm hay mỗi quan hệ

tý lệ nghịch Hình P1-2 (a) biểu diễn mối quan hệ tuyến tính - khi một biến tăng lên và biến khác giảm xuống thì điểm biểu diễn di chuyển dọc theo một đường thắng Hình P1-2 (b) biểu diễn mỗi quan hệ âm, khi X tăng lên thì

đường cong trở nên thoải hơn Hình PI-2 (c) cho minh họa mối quan hệ tỷ lệ nghịch - khi X tăng lên thì đường cong trở nên dốc hơn

Y Y Y

(a) (b) (c) Hình P1-2: Mối quan hệ nghịch biến giữa các biến số

Các mỗi quan hệ có điểm cực đại và điểm cực tiểu

Có rất nhiều mối quan hệ trong các mô hình kinh tế có điểm cực tiêu

hoặc điểm cực đại Ví dụ, người tiêu dùng cố găng tối đa hóa lợi ích (với ràng buộc ngân sách) hoặc các hãng tối thiểu hóa chỉ phí với ràng buộc về

sản lượng Hình P1-3 biểu diễn các mối quan hệ này Hình P1-3 (a) biểu

diễn mối quan hệ có điểm cực đại A: đường cong đốc lên đến khi đạt được

điểm cực đại và sau đó đốc xuống Hình P1-3 ( b) biểu diễn mối quan hệ có

Trang 26

al điểm cực tiểu B: đường cong đi xuống đến khi đạt được điểm cực tiểu và 2 Độ dốc của một đường biểu diễn mối quan hệ

Ị sau đó đi lên Bên cạnh các hình dạng đồ thị trên, chúng ta có thê đánh giá được tác

Y Y : động của một biến số này đến các biến số khác bằng xác định và phân tích độ dốc của đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa các biến số Độ dốc được tính Điểm cực s Re od Lf L a băng sự thay đối về giá trị của biên sô được do trén truc Y (AY) chia cho sw đại thay đổi về giả trị của biến số được đo trên trục X (AX) Vì vậy, độ dốc được tính bằng AY/AX : Néu như một sự thay đổi lớn về giá trị của biến Y (AY) đi cùng với Điểm cực tiểu một sự thay đổi nhỏ trong giá trị của biến X (AX) thì độ dốc là lớn và đường

biểu điễn đốc Nếu một sự thay đổi nhỏ về giá trị của biến Y (AY) đi cùng X X với một sự thay đổi lớn trong giá trị cha bién X (AX) thi độ dốc là nhỏ và (a) (b) đường biểu diễn thoái + h

Hình-P1-3: Mối quan hệ có điểm cực đại và điểm cực tiểu Độ dắc của một đường thẳng Độ đốc = 3/4 Các biễn số không có mỗi quan hệ với nhau Độ dốc = 3/4 Có một số trường hợp một biến số không có liên hệ với biến số còn lại

- cho đủ biến này có thay đổi như thé nào thì biến kia vẫn không thay đổi Hình P1-4 biểu diễn mối quan hệ độc lập giữa hai biến số Trong hình này,

mối quan hệ có thể được mỉnh họa bằng đường thắng nằm ngang (biển Y không thay đổi) hoặc đường thẳng đứng (biến X không thay đổi) Y Y (a) (b Hình P1-5: Độ dốc của một đường thắng

Độ đốc tại mọi điểm trên của một đường thang là như nhau Độ đốc

của đường tuyến tính ở hình PI-5 (a) là đương còn độ dốc của đường tuyến

Trang 27

thuộc vào điểm tính độ dốc trên đường cong đó Có hai cách để tính độ đốc

của một đường cong là tại một điểm trên đường cong hoặc thông qua hai điểm của một phần đường cong

Độ đc tại một điểm: Đề tính được độ dốc tại một điểm trên đường

cong, cần vẽ một đường thẳng có cùng độ dốc với đường cong tại điểm cần

tính Hình P1-6 (a) thể hiện cách tính này Giá định chúng ta cần tính độ đốc của đường cong tại điểm A, chúng ta đặt thước kẻ trên đề thị chỉ chạm điểm

A và không chạm điểm nào khác trên đường cong, sau đó kẻ một đường thẳng đọc theo thước kẻ, Đường thẳng trên hình PI-6 (a) là đường tiếp tuyến của đường cong tại điểm A Nếu như thước kẻ cắt đường cong tại duy nhất điểm A thì độ dốc của đường cong sẽ chính là độ dốc của đường tiếp tuyến đó Y Y Độ dốc = 3/4 Độ dốc = -3/4 5 mm 3 2 0 4 X X (a)

Hình P1-6 Độ dốc của một đường cong

Khi đã tìm được đường thắng có cùng độ dốc với đường cong tại điểm A, chúng ta có thể xác định độ dốc của đường cong tại điểm A bằng cách

tính độ đốc của đường thắng này Dọc theo đường thẳng, khi X tăng lên từ 0

đến 4 (AX=4) thì Y tăng từ 2 đến 5 (AY =.3) Do dé, độ dốc của đường

thẳng là: AY/AX = 3/4 và đây cũng chính là độ đốc của đường cong tại điểm A

Độ dắc qua hai đâu của một cảnh cung: Việc tính độ đốc qua hai đầu

của một cánh cung (hai điểm trên một phần đường cong) cũng giống như tỉnh độ dốc trung bình Trong hình P]-6 (b), thay vì tính độ dốc tại điểm A,

34

chúng ta tính độ dốc qua hai đầu của cánh cung từ B đến C Di chuyển dọc

từ B đến C, X tăng lên từ 3 đến 5 và Y tăng từ 4 lên 5,5 Sự thay đổi của x là

2 (AX =2) và sự thay đổi của Y là 1,5 (AY = 1,5) Vì vậy, độ dốc của đường

cong qua hai đầu của cánh cung BC là AY/AX = 3/4

Cách tính nay giúp chúng ta tính được độ dốc của đường cong giữa

hai điểm B và C Cần lưu ý, độ dốc tính được thực tế là độ đốc của đường

thắng từ điểm B tới điểm C Độ dốc này được coi là xấp xỉ với độ dốc của

đường cong dọc theo cánh cung BC Trong ví dụ này, độ dốc của cánh cung

Trang 28

PHỤ LỤC 2 ~ GIẢI CÁC BÀI TOÁN TỎI ƯU HÓA BẰNG ĐẠI so

Việc diễn tả, giải thích và kiểm định các mối quan hệ của các biến số

có thế thông qua việc đặt ra và giải các bài toán tối ưu hóa trong mô hình kinh tế Phần phụ lục này sẽ trình bày một số kỹ thuật cơ bản để giải các bài toán tối ưu hóa bằng đại số

1 Xác định giá trị cực đại và cực tiểu

Tối ưu hoá thường đòi hỏi việc tìm giá trị cực đại hoặc cực tiêu của

một hàm số Ví đụ, một hãng có thể muốn tối đa hoá doanh thu, tối thiểu

hoá chỉ phí sản xuất hay thông thường hơn là tối đa hoá lợi nhuận Để một

hàm số đạt cực đại hoặc cực tiểu thì đạo hàm của nó phải bằng 0

Ví dụ, chúng ta có hằm tổng doanh thu ~ TR (số tiền thu được do bán hàng hóa dịch vụ của hãng và được tính bằng tích số của P (giá) và Q, (sản lượng)) như sau: TR = 100Q - 10Q? d(TR)/dQ = 100 - 20Q Dat d(TR)/dQ = 0, ta cd: 100 - 20Q = 0 Vay: Q=5 ‘ Như vậy, có thé kết luận tổng đoanh thu đạt cực đại tại mức sản lượng bằng 5,

2 Phân biệt giữa cực đại và cực tiểu: Đạo hàm bậc 2

Đạo hàm của một hàm số bằng 0 ở cả điểm cực đại và điểm cực tiêu, vì vậy, để phân biệt giữa điểm cực đại và điểm cực tiểu, chúng ta cần sử dụng thêm đạo hàm bậc 2 Đối với hàm tổng quát Y = f(X), đạo hàm bậc 2

được viết là đ?Y/dX”, và được tính nhờ áp dụng tiếp quy tắc vi phân đối với

đạo hàm bậc nhất Giá trị của đạo hàm bậc 2 có thể được sử dụng để xác

định xem hàm đạt cực đại hay cực tiểu tại điểm mà đạo hàm bậc nhất bằng 9 Quy tắc là: Nếu đạo hàm bậc 2 đương, hàm số đạt cực tiểu, nếu đạo hàm

bậc 2 âm, hàm số đạt cực đại

Ví dụ, một hãng tỗôi đa hoá lợi nhuận có hàm tống doanh thu và tổng chi phi — TC (chi phi ma hang bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh đoanh) là hàm số của sản lượng như sau:

TR = 45Q - 0,5Q7

_TC=Q - 8Q” + 57Q +2

Ta có hàm lợi nhuận của hãng (chênh lệch giữa tổng doanh thu và

tổng chỉ phí) được xác định như sau:

7 = TR - TC

=45Q - 0,5Q? - (Q” - 8Q” + 57Q + 2)

= 45Q - 0,5Q’ - Q' + 8QỶ - 57Q - 2

, =-Q°+7,5Q' - I2Q -2

Để xác định mức sản lượng mà tại đó hãng tối đa hoá lợi nhuận m, chúng ta tiên hành như sau :

dr/dQ = -3Q? + 15Q- 12 =0 = (-3Q + 3)(Q-4)=0

Vay:Q=1vaQ=4

đ”x/dQ? = - 6Q + 15

Tai O =I, (d’n/dQ’) = -6(1) + 15 = 9 và œ là cực tiểu Tại Q =4,

(d”r/dQ? = -6(4) + 15 = -9 và œ là cực đại Như vậy, r đạt giá trị cực đại tại

Q =4 và từ hàm lợi nhuận ban đâu, lợi nhuận tính được là: m= - (4)3 + 7,5(4)2 - 12(4) - 2

=- 64 + 120 - 48 - 2 =6

3 Tối ưu hoá nhiều biến

Trong phần này, chứng ta xem xét tối ưu hoá nhiều biến hay quá trình

xác định điểm cực đại hoặc cực tiểu của một hàm nhiêu hơn 2 biển số, Để

Trang 29

HF) yi Ler hi tlre My) =F Oe Mirren y) : a re, ho h

Đôi khi ta còn dùng một số ký hiệu khác để chi dao hàm riêng, trong đó thông dụng nhất là ôy/ôxi hay fj (x)

Lưu ý một số điểm quan trọng về đạo hàm riêng Trước hết, có tất cả n đạo hàm riêng, mỗi đạo hàm theo từng biến xị Thứ hai, mỗi đạo hàm riêng cũng là một hàm Cuối cùng, các đạo hàm riêng được xác định tại mỗi điểm

thuộc miền xác định cho biết sự thay đổi giá trị hàm theo sự thay đổi của

một biến x¡ khi giữ nguyên giá trị các biến khác Xét ví dụ sau đây về hâm

hai biến

Cho f(x1, x2) = x)? + 3x)x2 — x¿” Đây là hàm của hai biến, vi thé có

hai đạo hàm riêng Lấy đạo hàm theo biến x; ta duge Of (XX, SPO) = 2x, +3x, Ox, : Lay đạo hàm theo biến x; ta được: 9 ⁄Œ\,x;) =â3x,T—2%, 3 Ox, `

Nhận xét là mỗi đạo hàm riêng trong ví dụ này lại là hàm của xị, X

Các đạo hàm riêng này có giá trị khác nhau tại các giá trị xị, xạ khác nhau

Với hàm nhiều biến y = f(x), để xét xem giá trị y thay đối thé nào khi

các biến x¡ đồng thời thay đổi, ta dùng vi phân toàn phần cấp một của hàm

a ộ :

dy= FO ax, 4 + LO ax, =fidxy + + fides = YA,

* xy i=l

Ví dụ, hàm lợi nhuận (7) cửa một hãng phụ thuộc vào doanh số của

các hàng hoá Q¡ và Q¿ như sau: 7 = f(Q¡,Q:) = 80Q1 - 2Q)” - QiQ: - 3Q2” + 100Q2 Đề tìm đạo hàm riêng của z theo Q;, 2x/9Q¡, chúng ta giữ Q; cổ định : On/OQ\ = 80 - 4Q, -Q) 38

Điều này chỉ nói lên ảnh hướng cận biên đến m từ những thay đổi

trong lượng bán của hàng hoá Q1 (tức là giữ cố định lượng bán hàng hoá Q2), ta có :

ôr/2Q; = -Q1 - 6Q; + 100

3.2 Toi uu hoá hàm nhiều biến

Để tối đa hoá hoặc tối thiểu hoá một hàm nhiều biến, chúng ta phải đặt

từng đạo hàm riêng bằng 0 và giải các hệ phương trình để tìm giá trị tối ưu

của các biến độc lập (giả sử điều kiện bậc 2 thoả mãn)

Vi du, để tối đa hoá hàm lợi nhuận trên m= 80Q) = 2Q1? - QiQ2 - 3Q2" + 100Q Chúng ta đặt ôm/ôQ; và ôn/0Q› bằng 0 và giải ra Qị và Q› : ôn/ôQ¡ = 80 - 4Q; - Q=0 ôm/3Y = - Q¡ - 6Q; + 100 =0 Giải ra ta có: Qị¡= 16,52 Q; = 13,92

Như vậy hãng tối đa hoá r khi bán 16,52 đơn vị hàng hoá Q¡ và 13,92

đơn vị hàng hoá Q¿ Thay các giá trị này vào hàm lợi nhuận ta có lợi nhuận tối đa của hãng là:

n= 80 (16,52) - 2 (16,52Ÿ - (16,52) (13,92)~ 3(13,92?+ 100 (13,92) = 1356,52

3.3 Téi wu hod bị ràng buộc

Cho đến đây, chúng ta đã xem xét việc tối ưu hoá không bị ràng buộc hay tối đa hoá hoặc tối thiểu hoá một hàm mục tiêu không có các ràng buộc

Tuy nhiên, các mô hình kinh tế có thể phải đối mặt với việc giải bài toán tối ưu nhưng có những ràng buộc đi kèm Ví dụ, một hãng có thể đối diện với

khả năng sản xuất hạn chế đo thiếu các lao động có kỹ năng hay các nguyên

vật liệu thiết yếu Hãng cũng có thể phải đối đầu với các ràng buộc về môi

trường và luật pháp Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải giải

bài toán tdi wu hod bi rang buộc, tức là việc tối đa hoá hay tơi thiểu hố một

hàm mục tiêu liên quan đến một số ràng buộc: Các bài toán loại này có thê

Trang 30

được giải quyết bằng phương pháp thế hoặc bằng phương pháp r nhân tử Lagrange

Tốt ru hoá bị ràng buộc bằng phương pháp thé

Để giải một bài toán tối ưu hoá bị ràng buộc, trước hết cần phải giải phương trình rang buộc để tìm ra I biến quyết định, sau đó thế vào hàm mục tiêu cần tối đa hoá hay tối thiêu hoá Thao tác này nhằm chuyển một bài

toán tối ưu hoá bị ràng buộc thành một bài toán không bị rằng buộc

Vị dụ, giả sử hãng tối đa hoá hàm lợi nhuận như ở phần trước

7 = 80Q - 2Q¡” - QiQ; - 3Q; + 100Q;

Nhưng phải đổi mặt với ràng buộc là lượng hàng hoá Q; cộng với

hàng hoa Q2 bang 12:

Q¡.Q¿ =12

Để giải bài toán tối ưu hoá này bằng phương pháp thể, chúng ta giải

ham rang buộc đối với biến Q, sau đó thay giá trị Q¡ vào hàm mục tiêu (m)

mà đoanh nghiệp cân tôi đa hoá Ta có: Q = 12- Thay biêu thức ràng buộc trên vào hàm lợi nhuận ta được: œ =80(12 - Q) - 2(12 - Q2Ÿ - (12 - Q;)Qa - 3Q¿” + 100Q; = 960 - 80Q¿ - 2(144 - 24Q; + Q¿2) - 12Q; + Q¿ˆ - 3Q;” + 100Q; = 960 - 80Q; - 288 + 48Q¿ - 2Q¿Ÿ - 12Q¿ + Qn? - 3Q + 100Q; =- 4Q;”+ 56Q; + 672

Để tối đa hố hàm lợi nhuận (khơng bị ràng buộc) trên, trước hết

chúng ta tìm đạo hàm của 7 theo Q›, đặt bằng 0 và giải ra Q; : dư/dQ; = -

8Q; + 56=0

Vậy Qạ=7

Thay Q; =7 vào hàm ràng buộc, ta có Q¡= 12 - Q› = 12 - 7= § Như vậy, hãng tơi đa hố lợi nhuận khi sản xuất 5 don vi hang hoa Q; va 7 don vi hang hoa Q› (so sánh với trường hợp không có ràng buộc về sản lượng, hãng sản xuất 16,52 đơn vị hàng hoá Q; và 13,92 đơn vị hàng hố Q¿ đê tơi đa hoá lợi nhuận) Với Qị = 5 và Q› = 7, ta có :

x = 80(5) - 2(5} - (5)() - 3 “+ 100(7) = 868

40

Téi wu hod bi rang buéc bằng phượng pháp nhân tử Lagrange

Phương pháp Lagtange là một phương pháp mạnh và hay được sử

dụng để giải các bài toán tối ưu có ràng buộc trong kinh tế Xét bài toán tối

ưu hai biến:

max f(x;, x2) với điều kiện g(x1, x2) = 0 Xp X2

Thêm biến mới 2 và lập hàm Lagrange theo ba biến xị, X; và À

+ ; L(X1, X2,A) = f(X1, X2) + AS(KI, X2)-

Tìm cực đại không ràng buộc của hàm /(x, xạ,À) bằng cách lấy đạo

hàm của hàm theo các biến xị, xa, À và cho các đạo hàm đó bằng 0: Cách

làm này cho ta: OL _ Ôf(XI.X2) ÔB(XI.X2) _ ox, Ôu Ox, OL _ Øf(xi,x;) 4 O82) =0 OX» Ox» OX, OL A BRD = 0

Có ba phương trình theo ba biến x), x2 va A Phuong pháp Lagrange

khăng định rằng nghiệm x} > Xã, ^ của hệ ba phương trình này là một điểm đừng của hàm f(x), x;) với ràng buộc gŒ, X2) = Ú:

Tuy nhiên, chỉ với điều kiện cấp một ta chưa thể biết các điểm đừng (cực tr) này là điểm cực đại hay cực tiểu có ràng buộc Vì vậy, chúng cần

xét thêm điều kiện bậc 2

Trang 31

Sau đó †a nhân hàm ràng buộc này với A va cong vdi ham loi nhudn ban

đầu mà ta cần tối đa hoá (tức là x = 80Q( - 2Q¡7 - QQ; - 3Q¿” + 100Q;) để hình

thành hàm Lagrange (Lz):

L„ = 80Q¡ - 2Q¡7 - QiQ; - 3Q2” + 100Q; + A(Q¡ + Qạ - 12)

Hàm Lagrange trên (L„) có thể xem như một hàm không bị ràng buộc

với 3 biến số: Q¡, Q và A Bây giờ, giải pháp tối đa hoá Lạ thì cũng tối đa

hoá r Để tối đa hoá L„, ta đặt đạo hàm riêng của L, theo Qi, Q: va A bằng

0 và giải hệ phương trình để tìm Q}, Qo va A Tim dao ham riêng của L„

theo Q¡, Q¿ và À sau đó cho chúng bằng 0, ta có: ôL„/2Q) = 80 - 4Q) - Q+^ =0

OL 7 /6Q2 = - Qi - 6Q2 + 100 +A =0 OL, /OX = Q1 + Q.-12=0

Để tìm giá trị của Q¡, Q¿ và À tối đa hoá Lạ„ và m chúng ta giải hệ

phương trình trên, và thu được:

Q=5 „ #868

Q;=7 Àu=-53

Giá trị 1 có một ý nghĩa kinh tế quan trọng Nó chính là ảnh hưởng cận biên của mỗi đơn vị thay đổi trong ràng buộc đến kết quả của hàm mục tiêu Trong bài toán trên, điều này có nghĩa là 1 đơn vị giảm của ràng buộc khả năng sản xuất từ 12 xuống 11 đơn vị hay | don vi tang tir 12 lên 13 thì lợi nhuận của doanh nghiệp (x) sẽ giảm hoặc tăng tương ứng 53 Tuy nhiên ở đây chúng ta giả định điều kiện bậc 2 nghiễm nhiên thoả mãn

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

e Bộ môn Kinh tế vi mô (ĐH KTQD) (2010), Nguyên lý Kinh tế vi mó, NXB LD-XH

s Bộ môn Kinh tế vi mô (ĐH KTQD) (2010), #ướng đến thực hành

Kinh tê vi mô, NXB LĐ-XH

e Bộ môn Kinh tế vi mô (ĐH KTQD) (2010), Giáo trình Kinh tế vi mô

HU, NXB Dai hoc KTQD

ˆ e Bộ môn Kinh tế vi mô (ĐH KTQD) (2010), Hudng ddn the hanh Kinh tế vi mô II, NXB LĐ-XH, 2010

e Begg, D (2007), Kinh té hoc, NXK Thơng kê

® Nichonson, W (1995), Microeconomic Theory, The Dryden Press e Mankiw, N Gregory, (2009), Principles of Economics — Fifth

, Edition, South-Western

e Koutsoyiannis, A (1979), Modern Microeconomics, ELBS

© Pindyck, R va Rubinfeld, D (1999), Kinh té hoc vi mo, NXB Thông kê

@ Parkin, M (2010), Economics — Tenth Edition, Prentice Hall

e Stiglitz, J and Walsh, C (2002), Principles of Economics — Third

Edition, W W Norton and Company Inc

Trang 32

44 Chuong 2 CUNG - CÂU

Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng với rất nhiều ứng dụng để phục vụ cuộc sống của con người Các sản phẩm công nghệ thông tin như internet, điện thoại di động và dịch vụ điện thoại di động đã trở thành phổ biến với tất cả mọi người tiêu dùng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Giá của các sản phẩm trên đã thay đối rất nhiều trong hơn mười năm qua Từ chỗ là nước có cước

phí điện thoại thuộc loại đắt nhất thé giới đến nay giá dịch vụ điện thoại của

Việt Nam cũng đã rẻ nhiều và mang tính cạnh tranh cao Một chiếc máy điện thoại đi động có giá bán tới hàng nghìn đô la vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thì nay giá của nó đã rất rẻ và phù hợp với tất cả mọi người cho dù thu

nhập bình quân của Việt Nam vẫn thuộc loại thấp nhất thế giới Đó chính là kết quả của kinh tế thị trường khi cả người mua và người bán đều tìm cách

để đạt được mục tiêu của họ Chương này giới thiệu nội dung cơ bản của kinh tế thị trường đó là quan hệ cung cầu Các vẫn để cơ bản về cung cầu như khái niệm, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu sẽ được xem xét để thấy rõ cơ chế hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường và sự điều chỉnh của thị trường Ngoài ra, chương này xem xét các chính sách can thiệp của chính phủ và phân tích tác động của các chính sách đó tới thị trường như chính sách giá trần, giá sàn và chính sách thuế, chính sách thương mại,

2.1.CÂU

Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ căn

cứ vào rất nhiều yếu tố như giá của hàng hoá hoặc địch vụ đó, thị hiếu của

họ, giá của các hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin, và các

chính sách của chính phủ Để hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng chúng ta

sử dụng một khái niệm cơ bản của kinh tế học đó là cầu

\

45

Trang 33

2.1.1, Khái niệm

Cầu là số lượng hàng hố Hưặc dịch vụ mà người tiêu ding muốn mua

và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất dinh, ceteris paribus! /

Như vậy cầu bao gồm hai yếu tế hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua Nếu bạn rất muốn mua một chiếc máy tính xách tay SonyVaio đời mới rất đẹp và sang trọng nhưng vì giá nó rất cao và bạn không có đủ tiền thì cầu của bạn đối với máy tính xách tay đó bằng không Tương tự, nếu bạn có rất nhiều tiền nhưng bạn không muốn mua chiếc máy tính Acer cũ thì cầu của bạn cũng không tồn tại Như vậy cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vu chi ton tại khi người tiêu dùng vừa mong muốn mua hàng hoá đó và sẵn sàng chi trả tiền cho hàng hoá đó

Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sảng mua tại một mức giá nhất định gọi là lượng cầu (ceteris paribus)

Lượng cầu đối với một hàng hoá nào đó có thê lớn hơn lượng hàng

hoá thực tế bán ra Ví dụ, để thu hút khách hàng, mỗi tháng cửa hàng đĩa hát

CD bán khuyến mại một lần vào ngày đầu tháng 20 đĩa ca nhạc với giá 10.000 đồng I chiếc Tại mức giá thấp đó, người tiêu dùng muốn và sẵn sàng mua 30 chiếc CD, nhưng vì cửa hàng chỉ bán 20 chiếc đĩa hát nên người tiêu dùng chỉ mua được 20 chiếc CD Vậy lượng cầu là 30 — là lượng người tiêu dùng muốn mua nhưng lượng thực tế bán ra chỉ là 20 chiếc

Như vậy có thể thấy là cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và gid, ceteris paribus

Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị Hình 2.1 mỉnh hoạ đường cầu ước lượng đối với thịt lợn tại Canada (Moschini va Meilke, 1992)

Trên đồ thị 2.1 trục tung biểu diễn giá tính bằng đôla/kg còn trục

hoành biểu diễn sản lượng đo bằng nghìn tắn/năm Trong trường hợp này thì đường cầu là một đường thẳng tuyến tính còn nhìn chung đường cầu là đường nghiêng xuống về phía bên phải

' Ceteris paribus — Tiếng La Tỉnh có nghĩa là các điều kiện khác không đổi 46 P $/kg 14.30 3.30 2.30 > 220 240 286 Q nghìn tấn/năm

Hình 2.1: Đường cầu (D)) đối với thịt lợn của Canada

Tại mức giá là 14.30 đôla/kg hoặc cao hơn thì lượng cầu sẽ bằng không Còn 286 nghìn tấn cho biết lượng thịt lợn mà người tiêu dùng muốn nêu giá bang không Tại mức giá là 3,30đôla/kg thì lượng cầu sẽ là 220 nghìn tân một năm

Như vậy, một điều đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ ở đây là dé thi đường cầu chỉ minh hoạ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá Các yếu tế khác

ảnh hưởng đến cầu như thu nhập, thị hiếu, giá của hàng hoá liên quan như giá thịt bò, thịt gà được coi như không đổi bằng giả dinh ceteris paribus 2.1.2 Luật cầu

Các nhà kinh tế coi luật cầu là một trong những phát minh quan trọng của kinh tế học: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ hớn nếu như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó giảm xuống, ceteris paribus

Theo như luật cầu thì đường cầu là đường nghiêng xuống về phía bên phải như minh hoạ trên hình 2.1

Đường cầu cũng minh hoạ tác động của giá tới lượng cầu Khi giá của

thịt lợn giảm xuống từ 3.308 tới 2.30 § thì lượng cầu đối với thịt lợn tăng

lên từ 220 nghìn tắn đến 240 nghìn tấn Phản ứng của lượng) cầu đôi với sự

41

Trang 34

thay đổi của giá được minh hoạ trên đường cầu Dị và các nhà kinh tế gọi đó

là sự vận động dọc theo đường câu

Tóm lại, có thể nói rằng đường cầu giúp cho chúng ta trả lời câu hỏi

“Điều gì xảy ra với lượng cầu nếu giá thay đổi còn các yếu tố khác cố định?” 2.1.3 Các nhân tố khác của cầu

Trước hết chúng ta khẳng định rằng có rất nhiều nhân tố khác, ngoài giá bản thân hàng hoá tác động đến cầu hàng hóa và dịch vụ Đó lả thu nhập, thị hiểu, giá của các hàng hố liên quan, thơng tin, số lượng người tiêu dùng, quy định của chính phú, lãi suất, tín dụng, quảng cáo Chúng ta sẽ

xem xét một số nhân tố đó có ảnh hưởng thế nào đến cầu và đặc biệt chúng

ta xem xét cách minh họa tác động của các nhân tố đó tới cầu qua dé thi a Thu nhập: Thu nhập là một trong những yếu tế quan trọng nhất quyết định mua' gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng Một nhà thống kê học người Đức tên là Ernst Engel đã nghiên cứu cơ cấu chỉ tiêu của các hộ gia đình và phát biểu mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá thành quy luật Engel Quy luật này được các nhà kinh tế khác thừa nhận và là một trong những quy luật kinh tế quan trọng Nội dung của quy luật này có thể được

thể hiện ở các nội dung chủ yêu sau đây:

- Đếi với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối

với chúng tăng lên và ngược lại Các hàng hoá đó được gọi là các hàng hoá bình thường Trong hàng hóa bình thường lại có hàng hoá thiết yếu và hàng

hoa xa xi Hang hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn khi thu

nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập Ví dụ các hàng hoá như lương thực, thực phẩm thường được

coi là hàng hoá thiết yếu Khi thu nhập của bạn tăng lên 10 lần chẳng hạn,

có lẽ chỉ tiêu cho lương thực sẽ nhiều lên nhưng không nhiều lần đến như vậy Các hàng hoá xa xỉ là các hàng hoá được cầu tương đối nhiều khi thu

nhập của bạn tăng lên Đi du lịch, mua bảo hiểm, chỉ tiêu cho giáo dục tư

nhân thường là các ví đụ kinh điển về hàng hoá xa xi,

- Đối với một số hàng hoá và địch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu

dùng mua ít đi và ngược lại Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá cấp 48

thập Ví dụ trong thời bao cấp chúng ta thường phải ăn độn gao và ngô hoặc khoai, Ngày nay khi thu nhập (mức sống) cao lên việc tiêu dùng ngô, khoai giảm xuống Hoặc như, ngày nay khi đời sống nang cao, hau hết mọi n ười nhất là thanh niên thường chỉ rất nhiều tiền mua sắm quan ao dep có thươn hiệu mà giảm mua các quân áo cũ hoặc không có nhãn mác " °

- Vậy chúng ta sé minh hoa su tăng lên của thu nhập đối với cầu thịt lợn trên đô thị như thê nào đây? Một giải đáp thực thi nhờ toán học đó là vẽ đường câu trên không gian ba chiều, một trục biểu diễn giá thịt lợn một trục

bien điễn thu nhập và một trục biểu diễn lượng cầu đối với thịt lợn Tu

nhiên, làm điều đó rất phức tạp và các nhà kinh tế sử dụng một cách đơn

giản hơn đó là minh hoạ sự dịch chuyển của đường cầu

Gia sử răng thịt lợn là một loại hàng hóa bình thường hình 2.2 sẽ minh

họa răng khi thu nhập tăng lên, thì lượng câu thịt lợn đều tăng lên tại mọi mức giá Trước đây khi giá là 3.38/kg thì thị trường mua 220 nghìn tấn một nam Do thu nhập tăng nên tại mức giá đó thị trường mua 232 tấn một năm Toàn bộ moi quan hệ giữa giá và lượng thay đổi- cầu thay đổi Đường cầu dịch chuyên từ Dị sang Dạ, > Qnghìn 220 232 286 tấn/năm

Hình 2.2: Cầu thịt lợn tăng khỉ thu nhập tăng)

+b Thi hiểu: Thị hiếu là ý thích của con người Thị hiếu cho biết

Trang 35

khó quan sát và các nhà kinh tế thường giá định là thị hiểu không phụ thuộc

vào giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng Thị hiểu phụ thuộc

vào các nhân tố như tập quán tiêu đùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo Thị hiếu cũng có thể thay đối theo thời gián và chịu ảnh hưởng lớn của

quảng cáo Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiêu tiền để mua các hàng hoá có nhãn mác nỗi tiếng và được quảng cáo nhiều Quay trở lại ví dụ về thị trường thịt lợn và đặt một câu hỏi “Điều gì xảy ra với cầu thịt lợn khi

dịch cúm gia cầm xuất hiện?” That dé dàng nhận thấy là người tiêu dùng sẽ

mua nhiều thịt lợn hơn để thay thế cho thịt gia cằm Trên đồ thị, điều đó sẽ

được mình họa bằng sự dịch chuyên của đường cầu sang bên phải từ D¡ đến Dạ Chúng ta gọi đây là cầu tăng Thế điều gì xay ra nếu chúng ta xem xét

một tình huống khác Ví dụ “Nếu các phương tiện thông tin đại chúng đều

quảng cáo là ăn cá tốt hơn ăn thịt lợn” Câu trả lời cũng rất rõ ràng là cầu

đối với thịt lợn sẽ giảm

c Giá của hàng hoá liên quan: Khi mua sắm hàng hóa người tiêu dùng còn rất quan tâm đến giá của các hàng hóa liên quan Vậy các hàng hóa liên quan là gì? Mỗi hàng hoá có hai loại hàng hoá liên quan là hàng

hoá thay thé và hàng hoá bổ sung

Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu ví dụ như chè va ca phê, rau muỗng và rau cải, nước chanh và nước cam

Hãy trở lại ví dụ về thịt lợn ta sẽ thấy thịt lợn và thịt bò là hai hàng hóa thay thế Tại mức giá thịt lợn đã cho nếu giá thịt bò lại tăng lên từ 4$/kg

lên 4.60%/kg thì một số người tiêu dùng sẽ thay thế thịt bò băng thịt lợn Cụ thể, trước đây khi giá thịt bò là 4$/kg thì thị trường tiêu thụ 220 tấn thịt lợn mỗi năm, sau khi giá thịt bò tăng lên 4.60%/kg, lượng cầu đối với thịt bò sẽ

tăng lên 232 tắn/năm /

Tại tất cả mọi mức giá, lượng cầu thịt lợn đều tăng lên Trên đồ thị

hình 2.3 đường cầu mới là đường D; Đường D; cho biết tại mọi mức giá thì

người tiêu dùng đều mua nhiều thịt lợn hơn so với đường cầu Dị

>

220 232 286 Q nghìn

tấn/năm

Hình 2.3: Cầu đấi với thịt lợn khi giá thịt bò tăng

Hàng hố bơ sung là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau ví dụ như che Lipton va chanh, giày trái và giày phải, xăng và xe máy Khi giá chè Lipton giảm xuống người tiêu dùng sẽ mua nhiều chè hơn và do vậy sẽ cầu nhiều chanh hơn — câu với chanh tăng lên và ngược lại khi giá chè tăng lên

cầu với chanh sẽ giảm xuống Hình 2.4 minh họa sự thay đổi của cầu đối với

Trang 36

d Đân số: Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một

trong những nhân tố quan trọng xác dinh lugng tiêu dùng tiềm năng Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ cảng lớn Ví dụ, nêu chúng ta so sánh thị trường gạo của Trung Quốc với Việt Nam Rõ ràng với hon 1,35 ty dan Trung Quốc sẽ cầu nhiều gạo hơn Việt Nam với chỉ hơn 85 triệu dân Trên hình 2.5 đường cầu Dị là đường cầu đối với gạo của Việt Nam và đường cầu D; là đường cầu của Trung Quốc

P

Hình 2.5: Đường cầu đối với gạo của Việt Nam và Trung Quốc

e Các kỳ vọng: Khi mua sắm hàng hóa, người tiêu đùng không chỉ quan tâm đến các yếu tố như trình bày ở phần trên Các kỳ vọng cũng chi phối rất nhiều quyết định mua sắm của họ Ví dụ, nếu bạn kỳ vọng rằng giá hàng hóa bạn định mua sẽ giảm mạnh trong thời gian tdi, tất nhiên bạn sẽ cân nhắc việc dùng mua tại thời điểm hiện tại — có nghĩa là cầu giảm Hoặc nếu bạn kỳ vọng rằng thu nhập của bạn sẽ tăng cao trong thời gian tới (do ký được hợp đồng, do được thăng tiến ) bạn có thể tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại - cầu của bạn tăng Thực tiễn thời gian qua khi chính phủ dự định cho nhập khẩu xe ô tô cũ cho thấy là rất nhiều người tiêu dùng kỳ vọng và “chờ đợi” để mua ô tô với giá rẻ và cầu đối với ô tô sản xuất trong nước tạm thời giảm xuống

52

Như vậy, có thể kết luận rằng sự thay đối của bất cứ yếu tố nào khác giá bản thân hàng hoá sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu chứ không

phải là sự vận động đọc theo đường cầu Khi đường cầu địch chuyển sang

bén phải, chúng ta gọi là cầu tăng và khi cầu dịch sang bên trái, chúng ta gọi

là cầu giảm

2.1.4 Hàm cầu

Cầu đối với hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, Chúng ta cé thé biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu đối với hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng dưới đạng hàm số tổng quát sau:

ax= Px,Py,Pz,LN ) (2.1)

Trong đó

- Quy lượng cầu đối với hàng hoá X, - Px giá của hàng hoá X,

- Py giá của hàng hoá Y,

-Pz giá của hàng hoá Z,

-lthu nhập của người tiêu dùng, -N số lượng người tiêu dùng

Trở lại ví dụ về thị trường thịt lợn ở Canada, Moschimi và Meilke

(1992) đã xác định hàm câu đỗi với thịt lợn như sau:

QpL=171-20PL + 20Pg + 3Po + 21 (2.2)

Trong đó PL - giá của thịt lợn;

Pạ - giá của thịt bò (hàng hoá thay thé cho thịt lợn);

Pg - giá của thịt gà (hàng hoá thay thé cho thịt lợn); L_- thu nhập của người tiêu dùng

Để có được đường cầu như hình 2.1 chúng ta cố định các yếu tố Pạ,

P@, I theo các giá trị của chúng tại thời điểm nghiên cứu: Pg=4t$/kg,

Pa=10/35/kg và thu nhập I=12.500§ Nêu chúng ta thay các giá trị đó vào phương trình 2.2 chúng ta sẽ có hàm cầu đối với thịt lợn nhu sau:

Qpi = 286 ~20P., (2.3)

53

Trang 37

Phuong trinh 2.3 nay minh hoa su thay đổi của giá tác động như thế

nào tới sự thay đối của lượng cầu Cu thể là nếu giá tăng lên 1$/kg thì lượng cầu đối với thịt lợn sẽ giảm xuống 20 nghìn tân/năm

Chúng ta cũng có thể sử dụng đường cầu để trả lời câu hỏi về tác động của lượng cầu tới giá Để làm được điều đó chúng ta biến đổi lại phương trình 2.3 theo đó giá là hàm số của lượng cầu Dễ dang chung ta thu được hàm mới là:

P,= 14.3 - 0.05QpL (2.4)

Phuong trinh 2.4 cho biết rằng để người tiêu dùng mua thêm Í nghìn tấn thịt lợn mỗi năm, giá thịt lợn phải giảm đi khoảng 5 centkg

2.1.5 Tổng hợp các đường cầu

Nếu chúng ta biết được đường cầu của các cá nhân tiêu dùng riêng biệt thì làm cách nào để xác định tổng cầu của họ? Tổng lượng cầu tại một mức giá đã cho bằng tổng lượng cầu của tất cả người tiêu dùng tại mức giá đó Giả sử một trường hợp đơn giản nhất là một thị trường chỉ có hai người tiêu dùng với các hàm cầu tương ứng của họ là Qi=fi(p) và Q;=E(p) Tại mức giá p người tiêu dùng 1 mua Q; còn người tiểu dùng 2 mua Q; thì lượng tong cầu của cả hai (thị trường) sẽ là tổng các lượng cầu riêng biệt

của mỗi người tiêu ding

Q=Q + Q;=fñ0) + fp)

Lưu ý rằng việc cộng các lượng cầu lại với nhau chí có nghĩa khi cả hai người tiêu dùng cùng gặp một mức giá

Như vậy, cầu cho chúng ta biết được ý muốn và khả năng chỉ trả của người mua, cầu phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố và có thể biểu diễn dưới đạng phương trình Đường cầu thị trường là tổng của tất cả đường cầu cá

nhân theo chiều ngang

2.2, CUNG

Hiểu được người tiêu dùng muốn mua bao nhiêu hàng hoá là một điêu rất quan trọng nhưng vẫn chưa đủ để biết được giá và sản lượng hàng hoá

đó trên thị trường là bao nhiêu Để trả lời được vấn đề đó, chúng ta còn cần

54

phải hiểu người sản xuất hay các hãng muốn bán bao nhiêu hàng hoá Hành vi của các hãng được giải thích qua khái niệm kinh tế là cung

2.2.1 Khái niệm

Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán

và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất

định, ceteris paribus

Cũng giống như trong khái niệm cầu, cung bao gồm cả hai yếu tế đó

là sự “muốn bán và khả năng bán của nhà sản xuất Ý muốn bán thường gắn

với lợi nhuận có thể thu được còn khả năng bán lại phụ thuộc vào năng lực

sản xuất của hãng

Lượng cung là số lượng hàng hoá mà hãng muốn bán và có thê bán tại một mức giá đã cho với các yếu tổ khác không đi (ceteris paribus)

Chúng ta có thé thấy là cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung, ceteris paribus Khi chúng ta biểu diễn mối quan hệ này trên đồ thị, chúng ta sẽ có đường cung Hình 2.6 minh hoa đường cung Šị ước lượng đối với thịt lợn ở Canada (Moschini và Meilke 1992) Đường cung ước lượng này là một đường thắng nhưng các đường cung khác có thể có hình

dạng khác Cũng như đối với đường cầu, trục tung biểu diễn giá còn trục

hoành biểu điễn sản lượng Như vậy đường cung giúp chúng ta trả lời câu hỏi các hãng sẽ bán bao nhiêu hàng hoá ở các mức giá khác nhau

2.2.2 Tác động của giá tới lượng cung

Chúng ta minh hoạ tác động của giá tới lượng cung trên đồ thị đường cung hình 2.6 Như đã trình bày ở trên, đường cung thịt lợn tại Canada là một đường thẳng đốc lên trên Khi giá thịt lợn tăng lên, các hãng cung cấp nhiều thịt lợn hơn Nếu giá là 3,30§%/kg lượng cung trên thị trường là 220 nghìn tấn Nếu giá tăng lên 5,30%/kg lượng cung sẽ tăng lên 300 nghìn tấn Sự thay đối của giá thịt lợn gây ra sự vận động đọc theo đường cung,

Trang 38

Trong ngắn hạn, hầu hết đường cung dốc lên như đường cung thịt lợn trong ví dụ của ching ta Đối với các đường cung này, khi giá cao hơn các hãng muốn bán nhiều hơn, ceteris paribus P S, 5.30 + 3.30 + > Q nghin 220 300 tấn/năm

Hình 2.6: Đường cung thit lon S, tai Canada

2.2.3 Các nhân tổ khác của cung

Cũng giếng như đối với cầu, có nhiều nhân tố khác giá của hàng hoá tác động tới cung Sự thay đổi các nhân tố đó sẽ làm cho đường cung dịch chuyển Trước khi xem xét một tác động cụ thể, chúng ta điểm qua các nhân tố có ảnh hướng đến cung Đó là công nghệ sản xuất, giá của các yếu tố đầu

vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất, các kỳ vọng

a Công nghệ sản xuất: Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất

và do đó nhiều hàng hoá hơn được sản xuất ra Hãy xem xét một ví dụ cụ

thể về sản xuất rượu theo phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại Đề sản xuất rượu theo công nghệ truyền thống, ta thấy giai đoạn lên

men rất dài vì phụ thuộc vào nhân tố khách quan như nhiệt độ môi trường,

do đó hạn chế số lượng rượu sản xuất ra chưa kể là chất lượng không én định Theo phương pháp hiện đại sử dụng công nghệ vi sinh tiên tiễn, một

môi trường thuận lợi nhất được tạo ra đối với quá trình lên men đảm bảo

không chỉ tính én định về chất lượng mà còn tăng sản lượng trong thời gian

56

ngăn hơn, Chúng ta mình họa điều này qua hình 2.7 Với công nghệ hiện

đại, đường cung sẽ là S; so với S; céng nghệ truyền thống, thủ công |

P

0 > Q Hình 2.7: Cung rượu với hai công nghệ sản xuất

b, Số lượng người sản xuất: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến SỐ lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường Cảng nhiều ngà vn xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải Ngược lại, nếu ít người sản xuất due ị é sana ben tat at duong cung dich chuyén

c Gia của các yếu tố đầu vào: Giá yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chỉ phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà các hãng muôn bán Nếu như giá của các yếu tố đầu vào giảm, chỉ phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn Khi giá dau vào tăng lên, chỉ phí sản xuất tăng, khả năng thu lợi nhuận giảm do đó hãng cung ft sản phâm hơn Trong ví dụ của chúng ta về thị trường của Canada khi giá của thức ăn cho lợn tăng lên từ I 50§/kg đến › ø thì đường cung sẽ dịch chuyến sang bên trái từ Ị t án S t i

hon trên hình 25 8 1 từ S¡ đên Š› như minh

57

Trang 39

$/kg 3.30 Ỹ Q nghìn tấn/năm 205 220

Hình 2.8: Cung giảm khi giá đầu vào tăng

d Chính sách thuế: Nhà nước sử dụng thuế như công cụ điều tiết sản

xuất, Đối với các hãng thì thuế là chỉ phí do vậy khi chính phủ giảm thuế,

miễn thuế hoặc trợ cấp có thé khuyén khích sản xuat lam tang cung, Ngược lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung Hình 2.9 minh họa tác động của thuế làm dịch chuyển đường cưng về bên trái từ S¡

đến So,

Hinh 2.9: Thué lam dich chuyén cung vé bén trai

58

e Các kỳ vọng: Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng Ví dụ, nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới giá hàng hóa sẽ giám vì chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài ~ các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gang sản xuất để tăng cung hiện tại

Như vậy khi phân tích tác động của một yếu tố nào đó đến lượng cung, chúng ta phải phân biệt sự vận động dọc theo đường cung vả sự dịch chuyển của đường cung Sự thay đổi giả của một hàng hóa gây ra sự vận động đọc theo đường cung đối với hàng hóa đó, còn sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào ngồi giá của hàng hố đó như công nghệ, giá yếu tố đầu vào, chi phí; chính sách thuế sẽ gây ra sự dịch chuyên của đường cung

2.2.4 Hàm cung

Chúng ta có thể biểu điễn mỗi quan hệ giữa lượng cung và yếu tố khác dưới dạng tổng quát sau: Qsx = f(Px, Py, Pz, Nsx, ) (2.5) Trong đó ~ Qsx là lượng cung hàng hoá X; ~ Px là giá của X; - Py là giá của Y; ~ Pz là giá của Z;

- Nsx là số lượng người sản xuất

Trang 40

Nếu chúng ta cố định giá của thức ăn P=1,50$/kg thì chúng ta có thé

biểu diễn phương trình cung dưới đạng sau:

Qsị = 88 + 40PI, (2.7)

Phương trình 2.7 cho ta biết sự thay đổi của giá tác động như thế nào đến lượng cung Cụ thể chúng ta thấy là khi giá tăng lên I$/kg thì lượng cung tăng lên 40 nghìn tấn mỗi năm Sự thay đổi đó như chúng ta đã nhấn

mạnh là sự vận động dọc theo đường cung

2.2.5 Tổng hợp các đường cung

Đường cung thị trường cho biết tổng số hàng hoá được cung bởi tất cả các hãng tại các mức giá khác nhau Tương tự như phần xác định đường cầu của thị trường, đường cung thị trường là tổng số của tất cả các đường cung cá nhân Trong phần này chúng ta sẽ mỉnh hoạ sự tổng hợp đường cung

bằng đề thị

Giả sử có hai hãng cung cấp hàng hoá với hai đường cung tương ứng là Sg va Sp Đường tổng cung St là tổng theo chiều ngang của hai đường Sa va Sp Dé tính lượng tong cung, chúng ta cộng lượng cung cá nhân theo mỗi mức giá Ví dụ, tại mức giá P; lượng tông cung bằng Qạ¡ + Qạnị Tại mức giá Po, lượng tong cung sẽ là QaztQø Hình 2.10 minh họa rất rõ cách xác định đường tổng cung Qn Qe Qn Qn Quit Qn QutQe Hình 2.10: Tổng cộng các đường cung 2.3 CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Thị trường theo một nghĩa chung nhất là nơi gap gỡ của cung và cầu Sự tác động qua lại tự do giữa hai lực lượng cung và cầu sẽ hình thành nên giá và lượng cân bằng đối với hàng hóa Vậy cân bằng thị trường là gì? 2.3.1 Khái niệm

Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay

đổi giá và sản lượng

Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng

hoa, dịch vụ được mua và bán trên thị trường Đường cầu cho biết lượng

hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường cung cho biết số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại các mức giá khác nhau Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng: đó là trang thai ma ca người mua và người ban đều không thích thay đổi hành vi của họ Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng Điều này được minh họa rõ qua hình 2 1

2.3.2 Xác định trạng thái cân bằng

a Xác định trạng thái cân bằng theo đồ thị

Để xác định trạng thái cân bằng của thị trường bằng đỗ thị cung cầu, chúng ta quay trở lại ví dụ về thị trường thịt lợn tại Canada Hình 2.11 minh hoạ các đường cung và cầu thịt lợn tại Canada, Các đường này cắt nhau tại điểm E, đó là trạng thái cân bằng thị trường với giá cân bằng là 3 30$/kg va lượng cân bằng là 220 nghìn tắn/năm Đây chính là lượng mà người tiêu dùng muốn mua và các hãng muốn bán

6]

Ngày đăng: 12/07/2022, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN