1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giáo dục học mầm non (Tập 3 - Tái bản lần thứ 2): Phần 1

120 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Hình Thức Tổ Chức Giáo Dục Ở Trường Mầm Non
Tác giả Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoa, Đinh Văn Vang
Người hướng dẫn PTS. Đào Thanh Âm
Trường học Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục học mầm non
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 7,91 MB

Nội dung

Phần 1 cuốn sách Nghiên cứu giáo dục học mầm non - Tập 3 giới thiệu tới người đọc các kiến thức 2 chương đầu bao gồm: Dạy học ở mẫu giáo, hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

ĐÀO THANH AM (CHU BIEN)

TRINH DAN - NGUYEN THI HOA - DINH VAN VANG

Trang 3

MUC LUC

Lời nói đầu

Chương 15 Dạy học ở mau giáo

Chương 16 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Chương 17 Tổ chức ngày hội ngày lễ ở trường mẫu giáo Chương 18 Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp một

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây trong tủ sách sư phạm của Việt Nam đã xuất hiện một số cuốn sách "Giáo dục học" do các tác giả Việt Nam

biên soạn Song chưa có một cuốn sách nào viết riêng cho hệ đại học sư phạm mâm non

Bộ sách "Giáo dục học mâm non" do tập thể tác giả của khoa

Giáo dục mâm non trường Đại học Sứ phạm Hà Nội biên soạn

Bộ sách này nhằm phục vụ đào tạo biáo viên mâm non và các chuyên gia giáo dục Mâm non có trình độ đạt học

Bộ sách được viết theo tỉnh thân đổi mới của giáo dục học hiện

nay dựa trên các thành tựu hiện đại nghiên cứu về trẻ em của nhiều

ngành khoa học khác nhau và theo chương trình đào tạo hệ chính

quy 4 năm của khoa Giáo dục mắm non trường Đại học Sư phạm

Hà Nội

Bộ sách này được chia làm ba tập

Tập 1: Những vấn dé lý luận chung của "Giáo dục học mắm

non” do PTS Đào Thanh Âm biên soạn

Táp 2: Giáo dục học trẻ em tuổi mâm non do Trịnh Dân và

Nguyễn Thị Hoà biên soạn

Tập 3: Những hình thức tổ chức giáo dục ở trường mâm non đo Trịnh Dân và Nguyễn Thị Hoà và Định Văn Vang biên soạn

Lân đâu tiên giáo trình được biên soạn nên không tránh khỏi

những thiếu sót Tác giả mong nhận được những ý kiển đóng góp

quý báu của bạn đọc

Chúng tôi hy vọng giáo trình này sẽ có nhiêu bổ ích cho việc

đào tạo giáo viên mâm non và làm tài liệu tham khảo cho cán bộ

nghiên cứu ngành Giáo dục mắm non

Trang 5

G HÌNH THUC TO CHUC GIAO DUC

Ở TRƯỜNG MẦM NON

Chương 1Š

DẠY HỌC Ở MẪU GIÁO

Sự phát triển trí tuệ ở trẻ em điển ra trong đời sống hàng ngày của chúng, trong quá trình giao tiếp với người lớn, chơi với các bạn

cùng tuổi, trong lao động trong các buổi đi dạo cũng như trong quá trình dạy học có hệ thống trong các tiết học ở trường mẫu giáo Dạy học là hoạt động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục trí

tuệ cho trẻ mẫu giáo Chương này để cập đến các vấn để về quá

trình đạy học, nội dung dạy học, các nguyên tắc dạy học các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học trong trường

mẫu giáo

1- QUA TRINH DAY HOC 6 MAU GIAO

1 Day học ở trường mẫu giáo và ý nghĩa của nó

- Dạy học ở trường mẫu giáo là quá trình phát triển có hệ

thống, có kế hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ,

trang bị cho trẻ hệ thống trí thức sơ đẳng, hình thành các kỹ năng,

kỹ xảu tương ứng và trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách

cho trẻ mâu giáo

- Có nhiều phương tiện trí dục cho trẻ mẫu giáo như tìm hiểu môi trường xung quanh, trò chơi, lao động và đạy học trên các tiết

Trang 6

việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo Song dạy học luôn giữ vai trò quan trọng nhất Dạy học giải quyết tập trung và tổng hợp mọi nhiệm vụ của trí dục: Dạy học cung cấp cho trẻ mẫu giáo một khối

lượng tri thức văn hoá chung nhất đã được lựa chọn và hệ thống hoá

cho phù hợp với trình độ phát triển của trẻ Dạy học góp phần rất `

quan trọng trong việc phát triển các quá trình nhận thức và đặc biệt là hoạt động tư duy Dạy học phát triển tính ham hiểu biết, óc quan

sát và những phẩm chất hoạt động trí tuệ như sự nhanh trí, tính phê

phán v.v Dạy học là phương tiện thực hiện có kết quả các mặt giáo dục khác như thể dục, đức dục, giáo dục lao động và giáo dục

thẩm mỹ Ở trường mẫu giáo trẻ được học các vận động cơ bản, các

kỹ năng, kỹ xảo văn hoá - vệ sinh, trẻ lĩnh hội các quy tắc hành vị

văn hoá và phẩm chất đạo đức, các kỹ năng kỹ xảo lao động, tạo

hình, thiết kế xây dựng và âm nhạc Dạy học ở trường mẫu giáo là

điểu kiện quan trọng để trẻ học tập có kết quả ở trường phổ thông

Day học ở mau giáo không những cung cấp cho trẻ một khối lượng

trí thức sơ đẳng cần thiết, góp phẩn phát triển năng lực nhận thức

và tư duy của trẻ, mà còn hình thành ở trẻ những kỹ năng hoạt động

học tập cần thiết Trên cơ sở những tác động nhiều mặt trên đây,

day hoe là phương tiện rất quan trọng để hình thành và phát triển toàn điện nhân cách cho trẻ mẫu giáo

2 Đặc điểm của quá trình dạy học ở trường mâu giáo

~ Trên cơ sở đặc điểm phát triển của trẻ ở tuổi mẫu giáo, quá

trình day hoe ở mẫu giáo mang đặc điểm khác với quá trình dạy học

ở trường phổ thông về các nội dung, phương pháp và các hình thức

Trang 7

- Về nội dung, ở trường phổ thông học sinh đã được trang bi

những cơ sở của trị, thức khoa học Trường mẫu giáo có nhiệm vụ

cung cấp cho trẻ tri thức xác thực về khoa học, nhưng rất sơ đẳng về

các sự vật và hiện tượng xung quanh Đó là những tri thức văn hoá

chung nhất biểu hiện dưới dạng những biểu tượng gần gũi, dễ hiểu

đối với trẻ em những mối liên hệ, quan hệ đơn giản những nguyên nhân gần gữi giữa các sự vật và hiện tượng của môi trường xung

quanh Khối lượng trí thức và kỹ năng cung cấp cho trẻ mẫu giáo không đáng kể sơ với phổ thông Song khổi lượng trì thức đó có ý

nghĩa quan trọng để phát triển trí tuệ Bởi vậy việc lựa chọn nội

dung phải dựa trên những nguyên tác nhất định (ưình bày Ở phần

sau) nhằm mục đích không chỉ cung cấp một khối lượng trí thức, kỹ

năng cho trẻ mà còn phát triển hoạt động trí tuệ của trẻ

- Các hình thức tổ chức dạy học ở mẫu giáo và phổ thông cũng khác nhau Hình thức cơ bản của đạy học ở mẫu giáo là "tiết học”

Song tiết học khác với phổ thông về thời gian, cấu trúc, mức độ yêu

cầu để ra cho trẻ Thời gian mỗi tiết học rất ngắn (từ 10 - 25 phút

theo độ tuổi), số tiết trong mỗi ngày rất ít (từ một đến hai tiết) Cấu trúc các bước ít được chia nhỏ, không tách biệt nhau và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất, liên tục, trong tiết học không có

kiểm tra riêng, không cho điểm và cũng giao nhiệm vụ về nhà Việc

kiểm tra các tri thức đã lĩnh hội được tiến hành ngay trong quá trình

Tĩnh hội tri thức mới

~ Dạy học ở mẫu giáo cũng, cân một hệ phương pháp khác với

phổ thông Tương ứng với trình độ phát triển tâm lý và tư duy của trẻ mẫu giáo, các phương pháp trực quan và tổ chức chơi được sử

dụng rộng rãi Việc lĩnh hội tài liệu mới phải được diễn ra trong

quá trình hoạt động của trẻ: Trong thao tác thực hành với đỏ vật,

Trang 8

trong các trò chơi khác nhau, trong các hoạt động tạo ra sản phẩm::

Yẽ, nặn, cát, dán hoặc thiết kế xây dựng Phải sử dụng nhiều biện pháp dạy học khác nhau, luôn thay đổi, sinh động, hấp dẫn và phù hợp với tâm lý của trẻ

Tuy nhiên, đạy học ở mẫu giáo phải đảm bảo một chương trình

có hệ thống với những yêu cầu chung về trì thức và kỹ năng mà trẻ phải lĩnh hội Chương trình không phải là những trí thức riêng biệt mà phải là một hệ thống tri thức nhất định phản ánh những mối liên

hệ cơ bản của các lĩnh vực hiện thực khác nhau và những hình thức chung của hoạt động tư duy làm cơ sở cho việc lĩnh hội hệ thống những tri thức ấy,

3 Bản chất của quá trình dạy học

~ Quá trình dạy học bao gồm những nhân tố cơ bản: mục dich,”

nhiệm vụ dạy học; thầy và hoạt dong day; trd va hoạt động học; các

phương pháp và các phương tiện đạy học; kết quả dạy học theo

quan điểm hệ thống, các nhân tố cấu trúc của quá trình day hoe tồn

tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất với nhau trong chu trình vận động của nó Mặt khác toàn bộ hệ thống quá trình dạy học lại có mối quan hệ qua lại và thống nhất với môi trường xã hội - chính

trị và môi trường cách mạng khoa học - kỹ thuật

~ Để xác định bản chất quá trình day học cẩn phân tích những mối quan hệ như sau:

~ Mối quan hệ giữa quá trình nhận thức và quá trình dạy học

Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng nhận thức thế giới khách quan xung quanh mình nhằm tích luỹ, hệ thống hoá và khái

quát hoá những trí thức thu lượm được Hệ thống tri thức này được

Trang 9

hon, phong phú hơn Quá trình truyền thụ tri thức cho thế hệ trẻ

được thực hiện trong quá trình dạy học Như vậy có hai hoạt động cùng diễn ra trong xã hội: hoạt động nhận thức của loài người và

hoạt động dạy học cho thế hệ trẻ, trong đó hoạt động nhận thức của loài người đi trước hoạt động đạy học Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học diễn ra trong điều kiện tổ chức suv

phạm đặc biệt Nó không lập lại quá trình nhận thức của loài người Nó tránh được những bước đi sai lâm, quanh co, khúc khuỷu của

loài người

~ Mối quan hệ giữa dậy và học, thầy và trò, những nhân 16 trung tâm của quá trình dạy học Các hoạt động đạy của thầy và của

trò thống nhất với nhau và phản ánh tính chất hai mặt của quá trình day hoc Day va học nằm trong một hệ thống Song nếu tách riêng,

hoạt động học như một hệ thống, có thể coi hệ thống này là hệ

thống con giữa học sinh và tài liệu học tập (HS <> TLHT) Hoạt

động dạy của thầy trong hệ thống D <> H (dạy - học) Xét cho cùng là nhằm mục đích thúc đẩy sự hoạt động trong hệ thống con HS <>

TLHT, nham thúc đẩy hoạt động nhận thức mà học sinh là chủ thể

~ Cô giáo và hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo trong quá trình

day hoc cho trẻ mẫu giáo Có giáo phải bảo đảm chức nãng hướng

dẫn, tổ chức hoạt động học tập của trẻ Giáo viên không chỉ truyền

thụ trì thức, mà chủ y

u là tổ chức quá trình hoạt động của trẻ thông qua đó trẻ lĩnh hội được trí thức, kỹ năng, kỹ xảo Cũng có

thể nói giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ Muốn thực

hiện chức năng tổ chức các hoạt động cho trẻ cô mẫu giáo phải nắm được các kỹ năng về vẽ, hát, múa, tổ chức trò chơi thiết kể xây

Trang 10

mẫu giáo chưa được đọc sách, nên day hoc & mẫu giáo mang tính

chất "truyền khẩu" Điều đó yêu cầu cao đối với ngôn ngữ của cô giáo Hoạt động dạy của cô giáo nhằm chủ yếu là tổ chức hoạt động

nhận thức của học sinh Bởi vậy, quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức của trẻ

~ Học tập ở trẻ mẫu giáo là một hoạt động đặc biệt (khác với

hoạt động chơi và lao động) được hình thành trong mối quan hệ qua

lại giữa trẻ và người lớn, dưới ảnh hưởng của những giờ học có tổ

chức Học tập là hoạt dộng độc lập của trẻ nhằm lĩnh hội trí thức,

kỹ năng, Kỹ

io và phương thức hành động, diễn ra dưới sit hiténg dân của giáo viên

~ Quá trình học tập của trẻ mẫu giáo bao gồm các thành phần:

+ Trẻ hiểu nhiệm vụ nhận thức đặt ra cho mình ở khâu này, trẻ

phải có kỹ năng "biết nghe" và "lắng nghe" cô giáo, xem xét va nhận biết được điều giáo viên trình bày, theo dõi sự chỉ dẫn của giáo viên trong việc nắm nội dung nhận thức, kỹ xảo và cách thức hành động

+ Trẻ lựa chọn các biện pháp và phương tiện cần thiết để thực

hiện nhiệm vụ cần nhận thức Muốn vậy, trẻ cần nắm được các biện pháp và phương tiện có thể có, biết để ra kế hoạch làm việc và hoạt

động theo kế hoạch đó

+ Trẻ tự kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả công

việc của mình Trẻ biết so sánh hành động ý kiến của mình với cái

đã học

Hoạt động học tập với các thành phần ở trên được hình thành dan dân từng bước ở trẻ Trên cơ sở những công trình nghiên cứu trên

Trang 11

~ Mức độ đầu tiên, cao nhất có đặc điểm là trẻ nghe lời dân của giáo viên, dựa vào đó để làm việc, đánh giá đúng việc làm và hồi về

điều chưa biết, đạt được kết quả cần thiết Ở mức độ này trẻ hành động tự giác không bắt chước máy móc Hoạt động học tập của trẻ

mẫu giáo cơ bản đã hình thành

- Mức độ thứ hai thấp hơn Các đặc điểm đã có của hoạt động học tập không bền vững Tuy nhiên, trẻ đã có thể học tập, nghe

hướng dẫn dựa vào đó để làm việc, khi thực hiện có xu hướng bắt

chước nhau, tự kiểm tra bằng cách so sánh kết quả của mình với

kết quả của bạn khác

- Mức độ thứ ba thấp nhất, ở mức độ này trẻ chưa thể học tập

được, kỷ luật trong giờ học chỉ hời hợt bên ngoài Trẻ có nghe lời chỉ dẫn nhưng không chú ý, chưa dựa vào lời chỉ dẫn để làm việc,

không đạt được kết quả, không biết đánh giá

- Các công trình nghiên cứu cho thấy trẻ nắm được hoạt động học tập có kết quả hơn trong quá trình đạy học trong các tiết học

Song cần tính đến đặc điểm lứa tuổi và khả năng của trẻ

- Đối với trẻ mẫu giáo nhỏ, cần dựa trên động cơ chơi trong

dạy học và hình thành hoạt động học tập Cô giáo nói: "Chú mèo con muốn uống sữa, chúng ta hãy nặn cho chú một cai bat", “Chúng ta hãy làm một ngôi nhà cho búp bê” - Song trẻ càng lớn thì

phải dân dần hình thành ở trẻ những động cơ nhận thức của hoạt động học tập Hướng trẻ quan tâm không chỉ ở kết quả sau cùng mà còn quan tam đến chính quá trình tiếp thu tr thức, đến các phương

thức thực hiện hành động và trẻ thấy hài lòng có được các tri thức

Trang 12

II- NHỮNG NGUYÊN TÁC DẠY HỌC

1 Khái niệm chung về nguyên tắc dạy học

- Cũng như bất kỳ một quá trình nào của thế giới khách quan,

quá trình đạy học với tư cách là một hệ thống tồn vẹn ln ln

van động và phát triển, nhằm mang lại kết quả tối ưu con người phải

tổ chức và điểu khiển được quá trình dạy học Muốn vậy, việc tổ

chức và điều khiển không chỉ đựa trên tính tự phát và kinh nghiệm

mà phải được thực hiện dưới ánh sáng của những luận điểm cơ bản mang tính quy luật

~ Các nguyên tắc dạy học là các luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ day học đề ra

~ Các nguyên tắc dạy học được Xây dựng trên cơ sở mục đích giáo dục, nhận thức luận Mác - xít Lênin nít, bản chất của quá trình day học, quá trình nhận thức của học sinh và kinh nghiệm của các nhà giáo dục trong sự phát triển lịch sử của giáo dục học Sự kế

thừa những kinh nghiệm theo hướng bỏ đi những nguyên tắc đến nay không còn ý nghĩa, giữ lại những nguyên tắc còn có ý nghĩa đối

với hoạt động dạy học song phải xây dựng khoa học và phát triển

nội dung của chúng Những nguyên tắc đạy học đầu tiên do nhà

giáo dục học nổi tiếng Tiệp Khắc LA Kômenxki trình bay trong

cuốn sách "Lý luận dạy học vĩ đại, hay cách dạy mọi thứ cho mọi người” được viết vào thế kỷ XVIII Ông đã đưa các nguyên tắc vừa

Sức tính hệ thống và tính liên tue cla day hoc, tính tập trung tinh

Trang 13

nguyên tắc dạy học đã được phat triển dựa trên cơ sở các khoa học

đó một cách vững chắc

2 Hệ thống các nguyên tác dạy học:

~ Trong lý luận dạy học mẫu giáo, trong các sách giáo khoa về giáo dục học mẫu giáo, trên cơ sở thực tiễn vận dụng vào quá trình day hoc cho trẻ mẫu giáo, hệ thống các nguyên tc day học sau đây

đã được lựa chọn

a Nguyên tắc bảo đảm tính giáo dục:

Nhiệm vụ của dạy học không chỉ là cung cấp hệ thống tri thức mà phải thông qua đó hình thành thái độ đúng đắn đối với cuộc

sống, đối với lao động và đối với thực tiễn xung quanh Dạy học phải là phương tiện để hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa, dạy học và giáo dục là hai quá trình thống nhất Dạy học ở mẫu giáo phải thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường mẫu giáo

~ Thực hiện nguyên tắc này khi xác định nội dung học tập, giáo

viên phải vạch ra những nhiệm vụ giáo dục cần giải quyết Ví dụ:

Khi dat kế hoạch day về lao động và nghề nghiệp của các bác công

nhân, bác cấp dưỡng, bác sĩ, thuỷ thủ v.v Cùng với những tr thức

về lao động xã hội phải giáo dục trẻ tôn trọng với lao động, yêu quý

lao động

b, Nguyên tắc dạy học vữa sức

- Dạy học chỉ đạt kết quả khi nó vừa sức, dễ hiểu đối với trẻ

“Tính vừa sức phải được thể hiện trong nội dung và phương pháp day học Nguyên tắc tính vừa sức lần đầu tiên được I.A Kômenxki trình bày như sau "từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết

đến cái chưa biết" Chương trình học tập cho trẻ mẫu giáo trước hết

phải bảo đảm tính vừa sức Ví như việc tìm hiểu môi trường xung

Trang 14

quanh của trẻ phải đi từ các sự vật, hiện tượng gần nhất đối với trẻ

(các đồ dùng sinh hoạt, các đồ dùng học tập, trong phòng v.v ) rồi

mới mở rộng ra các sự vật hiện tượng ở xung quanh tường, ở vườn

hoa, ở thành phố, quê hương v.v Trí thức phải đi từ các sự kiện hiện tượng tới mối liên hệ đơn giản giữa chúng và nguyên nhân của

các sự vật và hiện tượng đó (từ dễ đến khó) Khi cho trẻ lĩnh hội tri

thức mới phải dựa trên cơ sở những cái trẻ được quan sát, đã biết, đã

có trong kinh nghiệm của chúng

c Nguyên tắc để dạy học mang tính phát triển

Dạy học muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra cho nó thì day học phải bảo đảm sự phát triển Tư tưởng dạy học mang tính phát

triển do nhà tâm lý học nổi tiếng L.S.Vưgôtxki để ra 'Thực chất của tư tưởng này là dạy học không phải nhằm vào mức độ đã đạt được,

mà luôn luôn vượt quá mức độ đó, đi trước một bước, luôn đòi hỏi

trẻ sự nỗ lực khi nắm tài liệu mới L.S Vưgôtxki đưa ra hai mức độ phát triển trí tuệ: Mức độ thứ nhất là mức độ hiện có trẻ có thể thực

hiện nhiệm vụ dựa trên chính những cái trẻ đã có Mức độ thứ hai là

“vùng phát triển gần" trẻ thực hiện được nhiệm vụ với sự giúp đỡ ít

nhiều của người lớn

- Theo nguyên tắc này, khi dạy học không chỉ đưa ra cho trẻ những nhiệm vu dé dang, quen thuộc, mà phải đưa ra cho trẻ những

nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động trí tuệ

4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính liên tục:

- Nguyên tắc này đòi hỏi việc sắp xếp tài liệu học, chương trình học và cả trong việc tổ chức dạy học trong thực tiễn phải đảm

bảo một trình tự lôgic, liên tục Các tài liệu mới phải dựa trên cái đã

học, các giờ học theo mức độ khó dần, các tài liệu sau có mối liên

Trang 15

hệ với các tài liệu học từ trước; tri thức được hệ thống hoá trên cơ sở

các mối liên hệ cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh

vực tri thức nhất định Trên cơ sở tích luỹ dần kiến thức về các hiện

tượng xung quanh, đến cuối năm mới đi đến những biểu tượng, khái

niệm khái quát về các mùa trong năm Cũng như vậy, biểu tượng khái quát về ý nghĩa xã hội của lao động cũng phải dựa trên một hệ thống các sự kiện: Những hình thức lao động của người lớn gần gũi và dễ hiểu với các em (lao động của cô cấp dưỡng, của bác công

nhân của cô giáo v.v ), lợi ích của lao động, sự cần thiết của lao

động (bắc cầu để đi qua sông, trồng lúa để có gạo ăn v.v ) những,

lao động xuất sắc được xã hội đánh giá cao, được quý trọng (thưởng

huân chương)

đ Nguyên tắc phát huy tính tích cực tính tự giác của trẻ

- Nguyên tắc này đòi hỏi trong việc dạy học phải làm cho trẻ

hứng thú, ham thích, hãng say học tập; làm cho học sinh tự mình ra

sức hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tự mình khắc phục khó khăn để nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng tri thức; dạy học phải

thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ

- Thực hiện nguyên tắc này trường mẫu giáo cần sử dụng các

phương pháp và các biện pháp dạy học khác nhau:

+ Giao cho trẻ các nhiệm vụ trí tuệ thông qua tổ chức hoạt

động Có hai kiểu hướng dẫn cho trẻ: Kiểu thứ nhất là đưa ra cho trẻ

thứ tự từng hành động để đi đến giải quyết một nhiệm vụ (gọi là

kiểu chính tả) Kiểu thứ hai được quy ước gọi là kiểu "toàn bộ” Đưa

ra cho trẻ toàn bộ nhiệm vụ, gợi ý cho trẻ có thể sử dụng nhiều

phương thức hành động khác nhau; khuyến khích sáng kiến của trẻ Giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý cho trẻ, song phải để trẻ tự mình

Trang 16

vụ làm một chiếc xe tải bằng bia, hay đóng một đồ dùng gia đình,

một chiếc xe bằng những mảnh gỗ có hình dạng khác nhau (hình

vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác v Thực tiễn cho

thấy cách hướng dẫn thứ nhất có thể giúp trẻ hoàn thành công việc

tương đối phức tạp, song trẻ thực hiện máy móc các thao tác do đó

không phát triển trí tuệ Cách hướng dẫn thứ hai có thể gọi là cách

tạo ra tình huống có vấn đề, đưa ra những nhiệm vụ khó khăn về trí tuệ, tạo điều kiện cho trẻ tự do hành động theo cách suy nghĩ của

mình Bởi vậy, cách này thúc đẩy tính tích cực hoạt động trí tuệ và tính độc lập của trẻ mẫu giáo

- Cũng có thể dùng các biện pháp trao đổi, đật câu hỏi hay so

sánh để giúp trẻ tìm ra các thuộc tính của sự vật và hiện tượng, tìm ra mối liên hệ giữa chúng

~ Đưa trẻ vào các hoạt động tìm tòi đơn giản và đẻ ra cho trẻ

những nhiệm vụ nhận thức vừa sức Ví dụ: Thiết kế một chiếc cầu

qua sông sao cho trên mặt cầu có hai luồng xe đi lại được và ở đưới

sông tẩu bè đi lại được Để giải quyết nhiệm vụ này trẻ phải đo được các thông số: bể rộng mặt cầu, bề Tộng con sông, chiều cao cần thiết của chân cầu

- Giúp trẻ vận dụng tri thức vào các hoạt động tích cực (trò chơi xếp sắp phòng ngủ cho búp bê, tưới hoa v.v )

Trong các tiết học, cô giáo phải tổ chức hợp lý các hoạt động

su phạm nhằm thu hút toàn bộ trẻ tham gia tích cực vào quá trình học tập

h Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan

~ Ñguyên tắc này đòi hỏi quá trình dạy học trẻ mẫu giáo phải

xuất phát từ tri giác, sự vật, hiện tượng cụ thể cảm tính (thông qua

trực quan hay hành động trực tiếp với đối tượng) hay từ những biểu

Trang 17

tượng đã có vẻ sự vật và hiện tượng để nhận thức cái trừu tượng,

khái quát Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng dạy trẻ mẫu giáo vì

tư duy của trẻ mang tính trực quan hình tượng I.A.Kômenxki là người để xướng ra nguyên tắc trực quan Ông cho rằng kiến thức càng dựa vào cảm giác thì nó càng xác thực Nghiên cứu sự vật

không chỉ dựa vào cái mà người ta quan sát, chứng minh mà phải

căn cứ vào những cái chính mắt mình nhìn, chính tai mình nghe,

chính mũi mình ngửi, chính lưỡi mình nếm, chính tay mình sờ

- G.G.Rutxô (1712 - 1778) kịch liệt phê phán nhà trường đương thời lạm dụng lời nói Ông đã lớn tiếng: "Đồ vật, đồ vật - hãy

đưa ra đồ vật Tôi không ngừng nhắc đi nhấc lại rằng, chúng ta lạm

dụng quá mức lời nói - Bằng cách giảng ba hoa, chúng ta chỉ tạo nên con người ba hoa”

~ Thực hiện nguyên tắc này trong việc dạy trẻ mẫu giáo phải dùng nhiều hình thức trực quan khác nhau Quan sát các sinh vật, xem xét các sự vật, tranh ảnh, hình mẫu, vận dụng các phương tiện

dạy học mới (máy ghi âm, ghi hình, máy chiếu v.v ) sử dụng các

sơ đỏ, mô hình

¡ Nguyên tắc đối xử cá biệt

Nguyên tắc đối xử cá biệt trong dạy học đồi hỏi trong quá trình

đạy học chung cho tập thể trẻ phải chú ý đến đặc điểm cá nhân của

mỗi trẻ Trong quá trình nhận thức, trẻ em bộc lộ sự khác biệt về

nhiều mặt Trẻ khác nhau về mức độ linh hoạt của tư duy Một số

em tìm ra lời giải đáp nhanh, số khác lại suy nghĩ cẩn thận đi đến

kết luận đúng đắn

~ Trẻ cũng khác nhau ở tốc độ tiếp thu tri thức Có em hiểu và

nhớ nhanh, có em lại phải mất nhiều thời gian ôn tập để lĩnh hội tài

Tí ‘pe

Trang 18

liệu mới Các kỹ xảo cũng như vậy, sự hình thành ở các em khác

nhau về thời gian Số lần lặp lại các thao tác để thành kỹ xảo là khác nhau Bởi vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải có phương pháp, biện pháp đối xử cá biệt linh hoạt Ví dụ với các em

khá có thể giao bài tập phức tạp hơn Có như vậy mới duy trì hứng thú và thúc đẩy tính tích cực trí tuệ của mỗi trẻ Với các em học yếu giáo viên cần quan tâm giúp đỡ nhiều hơn, kịp thời hơn, đưa các câu

hỏi vừa sức, các nhiệm vụ vừa sức để cho các em thấy được mình

cũng có thể tiếp thu bài, nâng dần trình độ từng bước

3 Trong sự phát triển của lý luận day hoc:

Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc dạy học luôn luôn

được phát triển Một trong những định hướng xây dựng được đề cập

tới và đã được sử dụng trong các sách giáo khoa Giáo dục học là

việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc dạy học dựa trên những cập

nguyên tắc khi vận dụng thực tiễn đã nảy sinh sự đối lập, mâu

thuẫn Hệ thống này rất cần được tham khảo để từng bước van dung

vào quá trình dạy học ở mẫu giáo Sau đây là hệ thống do tác giả Đặng Vũ Hoạt trình bày trong Giáo trình giáo dục học ở trường đại

học sư phạm

~ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính

giáo dục trong dạy học

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

trong dạy học

- Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong đạy học

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của trí thức, kỹ năng, kỹ xảo va tính mềm dẻo của tư duy

Trang 19

~ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung

với tính vừa sức riêng trong dạy học

~ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tập thể và cá nhân

trong dạy học

Các nguyên tắc dạy học hợp thành một hệ thống thống nhất

Trong đó chúng có liên quan mật thiết với nhau, thâm nhập vào nhau và quy định lẫn nhau

II NOI DUNG DAY HOC

1 Khái niệm về nội dung dạy học

- Noi dung dạy học là một bộ phận của kính nghiệm xã hội loài người, là bộ phận được chọn lọc trong nền văn hoá của dân tộc và của loài người về nhiều lĩnh vực khác nhau (Hệ tư tưởng, đạo

đức, khoa học kỹ thuật nghệ thuật ) nó quy định hệ thống những

tri thức kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh cân nắm vững để bảo đảm việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện, đồng thời góp phần

vào việc bảo tồn và phát triển nền văn hoá vật chất và tỉnh thần của loài người

~ Kinh nghiệm xã hội loài người do các hệ tích luỹ được bảo

tồn dưới hình thức đặc biệt chỉ có trong xã hội loài người, đó là nền

văn hoá vật chất và văn hoá tỉnh thần Nhà trường với tác dụng chủ đạo của các nhà sư phạm tổ chức học sinh tiến hành các hình thức hoạt động đa dạng chứa đựng các yếu tố văn hoá vật chất và tỉnh

thần, qua đó chúng lĩnh hội và kế thừa những di sản văn hoá phong

phú có giá trị đồng thời chúng được phát triển những năng lực đặc trưng của con người đã được thể hiện và kết tỉnh trong văn hoá

~ Những kinh nghiệm mà xã hội loài người tích luỹ được bao gồm bốn thành phần:

Trang 20

+ Những tri thức vẻ tự nhiên, vẻ xã hội, về tư duy, về kỹ thuật và về cách thức hoạt động mà xã hội đã thu lượm được Tri thức bao

gồm hệ thống các khái niệm, các quy luật, các lý thuyết khoa học

(học thuyết) Sự lĩnh hội yếu tố này giúp cho hợc sinh hình dung được bức tranh về thế giới, nấm được cách tiếp cận phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Như vậy, có thể nói rằng, tri thức là công cụ của mọi hoạt động

+ Kinh nghiệm thực hiện những cách thức hoạt động đặc biệt

Sự lĩnh hội yếu tố này giúp cho học sinh nắm được những kỹ năng

kỹ xảo phục vụ cho việc tái tạo và bảo tồn đi sản văn hoá

+ Kinh nghiệm tìm kiếm sáng tạo yếu tố này giúp cho học sinh

có năng lực giải quyết những vấn đề mới trên cơ sở tiến hành hoạt

động sáng tạo nhằm góp phần đi sản văn hoá

+ Kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới, đối với con người Sự lĩnh hội yếu tố này giúp cho học sinh điều chỉnh được sự phù

hợp giữa hoạt động và các nhu cầu bản thân; đồng thời lại mở rộng

phạm ví các nhu cầu đó, mở rộng hệ thống các giá trị, các động cơ

hoạt động, nghĩa là mọi biểu hiện của thái độ xúc cảm đối với hoạt động, đối với các sản phẩm hoạt động và đối với con người

Mỗi thành phần trên đây đều có những chức năng riêng trong

sự hình thành nhân cách, song chúng có liên quan mật thiết với nhau Do đó thế hệ trẻ ngay từ tuổi mau giáo phải lĩnh hội đầy đủ cả

bốn thành phần trong hệ thống kinh nghiệm xã hội ở các trình độ

khác nhau phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Đó là cơ sở lý luận cẩn

được chú trọng đặc biệt trong việc soạn thảo nội dung dạy học trong

các trường mẫu giáo

Trang 21

2 Nội dung dạy học ở trường, mẫu giáo

- Nội dung dạy học cho trẻ mẫu giáo được quy định trong

"Chương trình giáo dục mẫu giáo" do bộ giáo dục và đào tạo ban hành Nó bao gồm chương trình phát triển ngôn ngữ, tìm hiểu môi

trường xung quanh, làm quen với văn học và phát triển ngôn ngữ,

hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng, dạy trẻ hoạt động tạo hình giáo dục âm nhạc giáo dục thể chất và phát triển vận động

- Vấn đề lựa chọn nội dung dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo song đảm bảo sự phát triển chung của trẻ

được đặt ra cấp bách Các công trình nghiên cứu gần day da di đến

những thành công giúp cho việc xây dựng nội dung dạy học cho trẻ

mẫu giáo có những định hướng đúng đắn Sau đây là những cơ sở

của việc lựa chọn nội dung tri thức:

+ Nội dung trí thức phải bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục mẫu giáo là hình thành cho trẻ nền tang nhan cách con người xã hội

chủ nghĩa

+ Trí thức trong chương trình là những trí thức sơ đẳng, cụ thể, để hiểu đối với trẻ mẫu giáo song phải bảo đảm tính khoa học chuẩn xác (tri thức biểu thị dưới dạng những hình ảnh biểu tượng

sự kiện mà trẻ tri giác trực tiếp hay trực tiếp tác động)

+ Tri thức được lựa chọn phải làm cơ sở cho sự phát triển

những hình thức chung của hoạt động tư duy, phát triển tối đa các năng lực trí tuệ của trẻ

+ Tri thức phải mang tính hệ thống Thiếu sót cơ bản trong tử duy của trẻ em là ở tính hỗn độn, tính đứt đoạn, rời rạc của những

trí thức, ở việc trẻ em không biết thống nhất những kết quả riêng

biệt của hành động tư duy thành một sản phẩm boàn chỉnh Việc hệ

Trang 22

thống hoá tri thức giúp trẻ loại bỏ những khuyết điểm cơ bản trên đây của hoạt động tư duy Song hệ thống hoá tri thức ở mẫu giáo không phải là hệ thống trỉ thức của một bộ môn khoa học như ở phổ thông Những mối

én hệ dễ hiểu đổi với trẻ mẫu giáo trong quá

trình hoạt động đối tượng - cảm tính được lấy làm khâu trung tâm của việc hệ thống hoá tri thức cho trẻ mẫu giáo thuộc lĩnh vực hiện

thực nào đó Những biểu tượng nào của trẻ mẫu giáo phẩn ánh

những quan hệ chung giữa các hiện tượng được lấy làm hạt nhán thống nhất những tri thức cụ thể khác và một hệ thống rõ ràng Ví dụ: Việc hệ thống hóa tri thức về giới tự nhiên hữu sinh đã dựa trên mối liên hệ phụ thuộc của cẩu tạo động vật và những điều kiện tồn

tại của nó Trong hoạt động tạo hình và xây dựng của trẻ mẫu giáo

đã lấy mối liên hệ giữa hình thức tạo hình hay xây dựng với công dụng của nó làm khâu trung tâm Khi cho trẻ làm quen với những

hiện tượng vật lý đơn giản, đã lấy biểu tượng vẻ các thuộc tính vận

động cơ bảo của chất hữu cơ bản của các đối tượng trong không gian (đoạn đường, vận tốc, thời gian) làm cơ sở cho việc hệ thống hóa trí thức vật lý

- Trong công trình nghiên cứu của SN Nicôlaeva cũng tiến hành với K.E Fabri (1972) đã xây dựng được hệ thống trí thức mau giáo vẻ những sự thích nghi bảo vệ của động vật Hệ thống này

được chú ý vì nó biểu hiện mối liên hệ cụ thể của mối liên hệ phụ

thuộc chung của cấu tạo và hành vì động vật vào môi trường ở

Những sự thích nghỉ bảo vệ thể hiện ra ngoài và trẻ dé quan sat Mat

khác, trong kinh nghiệm của trẻ đã có những biểu tượng khác nhau

về những sự thích nghí bảo vệ của động vật

Hệ thống trí thức là phương tiện giúp trẻ phân tích các hiện

Trang 23

tư duy phức tạp Nội dung dạy học có được hệ thống hoá mới đáp ứng nguyên tắc dạy học mang tính phát triển

1V PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1 Khái niệm vẻ phương pháp và biện pháp dạy học

- Những công trình nghiên cứu sư phạm và tâm lý học thu được

những giữ kiện chứng tỏ việc trẻ năm được những nội dung trí thức

khác nhau là kết quả hoạt động tư duy của chúng do giáo viên tổ

chức một cách phù hợp với những đặc điểm của tài liệu được tiếp

thu, Tri thức bao gồm cũng là sản phẩm hành động nhận thức nhất

định của trẻ

- Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc của giáo

viên và của trẻ em được giáo viễn hướng dẫn những trí thức, kỹ

năng và thói quen mới hình thành thế giới quan và phát triển nang lực Dạy học cho trẻ mẫu giáo bao gồm hoạt động nhận thức và hoạt

động thực tiên có liên quan với hoạt động đó của trẻ em, một hoạt động mang ý nghĩa giáo dục

- Phuong pháp dạy học không chỉ ở chỗ giáo viên đem lại cho

trẻ trí thức mới bằng cách nào, còn là hoạt động nhận thức của trẻ

như thế nào; nó không những chỉ có hoạt động nhận thức thuần thỷ ma con bao gồm những hành động thực tiển, mà quá trình ấy trẻ

khám phá ra những thuộc tính mới bị che dấu của đối tượng nghiên cứu Việc nắm trí thức là sản phẩm hoạt động của trẻ mà không

phải của giáo viên, giáo viên tổ chức hoạt động của trẻ em bằng cách đó mà làm cho chúng nắm được trỉ thức mới Hoạt động của

bản thân trẻ em, những đặc điểm và tính chất của hoạt động ấy có ý nghĩa quyết định trong việc nắm trị thức, tuy rằng hoạt động do

người lớn tổ chức ra

Trang 24

~ Các phương pháp dạy trước hết là công cụ dùng để tổ chức hoạt động của trễ em, tạo ra những hứng thú nhận thức của chúng, và được quyết định bởi mục đích và nội dung giáo dục ở trường

mẫu giáo Các phương pháp dạy phụ thuộc những đặc điểm lứa tuổi của trẻ và trước hết vào tính chất và trình độ phát triển tư duy của

chúng cũng như vào đặc điểm động cơ của chúng Bởi vậy khi xác định phương pháp cân xuất phát từ tính chất hoạt động nhận thức và thực tiền của trẻ em hơn là tính chất hoạt động của giáo viên

Những cơ sở lý luận đây chỉ đạo quan niệm mới về phương pháp

đạy học cho trẻ mẫu giáo, quan niệm vẻ một hệ thống dạy học lấy

trẻ em làm trung tâm

~ Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp Ví như

trong khi sử dụng phương pháp trao đổi vé hệ thống hoá các kiến

thức của trẻ về các mùa trong năm có thể dùng các biện pháp khác

nhau như đoán câu đố, đọc thơ xem tranh ảnh v.v Ở lứa tuổi mẫu giáo, các biện pháp dạy học đặc biệt quan trọng làm cho quá trình dạy học hấp dẫn trẻ em là cho phương pháp tác động phù hợp với sự

phát triển tâm lý của trẻ, do đó nâng cao hiệu quả dạy học và làm

cho hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động

2 Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường mẫu giáo Trong sự phát triển chung về lý luận day học, có nhiều hệ thống phương pháp dạy học được xây dựng trên những cơ sở phân

loại khác nhau

Hệ thống các phương pháp được phân loại trên cơ sở căn cứ vào

nguồn thông báo về tính chất tiếp nhận thông tin được sử dụng rộng rãi

trong các sách giáo dục học cũng như trong thực tiền dạy học hiện nay Hệ thống này bao gồm các nhóm phương pháp sau đây:

Trang 25

1 Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời:

- Căn cứ vào lời nói chữ viết với tư cách là một nguồn trì thức

phong phú người ta Xây dựng nhóm các phương pháp day học dùng

lời Ở trường mẫu giáo, nhóm này gồm các phương pháp trao đổi

(hay trò chuyện) kể và đọc Ở tuổi mẫu giáo, nếu chỉ sử dụng các

phương pháp dùng lời một cách độc lập thì không, thích hợp Song

các phương pháp dùng lời được gắn liền với phương pháp trực quan

có những ưu điểm của nó Các phương pháp dùng lời hướng cho tri

giác trực tiếp của trẻ sáng tỏ hơn, tập trung hơn Các phương pháp dùng lời cho phép phát triển ở trễ kỹ năng hiểu được tài liệu học tập được trình bày dưới dạng lời lẽ Tất nhiên đây, là một quá trình lâu đài Lúc đầu trẻ mẫu giáo nhỏ và trẻ mẫu giáo nhỡ chỉ nắm được lời

giải thích của giáo viên có kèm theo trình bầy các đối tượng tương

ứng Từng bước một, làm cho khối lượng tài liệu trực quan giảm bớt

và tiến tới chỗ trẻ có thể nắm được nội dung phức tạp chỉ dựa trên cơ sở các phương pháp dùng lời Điều đó là bước phát triển cao của

trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo '

~ Kể là hình thức tri thức có hiệu quả và dễ hiểu đối với trẻ mẫu

giáo Trong lời kể, tri thức được truyền thụ cho trẻ dưới hình thức hình ảnh hay một câu chuyện sinh động, hấp dẫn Bằng lời kể, có thể truyền thụ cho trẻ những trì thức khác nhau, những trí thức cu

thể, riêng biệt phản ánh các hiện tượng đơn nhất cũng như những trì

thức chung, phản ánh những mối liện hệ và quan hệ của hiện thực

Lời kể hay chuyện kể phải có bố cục rõ ràng, súc tích, hấp dan,

mang tinh nghé thuat cao, phải có cấu trúc logic ranh mach và chứa

đựng thông tin mới Như vậy, lời kể không những có tác động tới SỰ

phát triển trí tuệ, mà còn tác động giáo dục sâu sắc

Trang 26

- Trao đổi (hay trò chuyện) là một hình thức khác của các

phương pháp dùng lời nói Trong phương pháp trò chuyện, trao đổi,

giáo viên giao tiếp với trẻ bằng những câu hỏi đã được lựa chọn

nhằm kích thích trẻ hoạt động nhận thức theo hướng cần thiết Giáo

viên giúp trẻ phát hiện tri thức mới, uốn nắn và phát triển những câu

trả lời của trẻ, tập cho trẻ suy luận đơn giản, giúp cho trẻ tự để ra

câu hỏi và tự mình thử trả lời Như Vậy sẽ phát triển tư duy và hứng thú nhận thức của trẻ,

~ Các câu hỏi phải được chuẩn bị sao cho dễ hiểu đối với trẻ

Cau hỏi đặt ra cho trẻ đòi hỏi chúng phải suy luận (phải so sánh các

Sự vật và các hiện tượng, phải xác định được những mối liên hệ

nhân quả) câu hỏi chỉ yêu cầu trẻ trả lời bằng một từ hay một câu

không giúp trẻ suy nghĩ mà còn #iúp trẻ đoán ra câu trả lời

~ Đọc - Đọc nghệ thuật và kế chuyện có vị tri quan trong trong

việc dạy trẻ Cô giáo đọc chuyện, ngâm thơ để giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật, truyền đạt tr thức mới, gây ra trạng thái cảm xúc cần thiết: hân hoan, vui sướng, tự hào, xúc cảm v.v Bởi Vậy giáo viên phải nắm vững nghệ thuật đọc chuyện để nâng cao hiệu quả phương pháp này

2 Nhóm các phương pháp dạy học trực quan

- Phương pháp đạy học vào việc sử dụng những đối tượng và

hiện tượng hiện thực (hay những vật mô tả chúng) gọi là các

phương pháp trực quan Hoạt động nhận thức của trẻ trong quá trình nắm những tri thức và kỹ năng mới trong các buổi học có thể được tổ chức trên cơ sở trình bày trực quan những đối tượng và hiện tượng thích hợp Việc để cho trẻ trực tiếp quan sát các đối tượng có

ý nghĩa quan-trong đối với sự hình thành những biểu tượng hoàn

Trang 27

chỉnh và phát triển các quá trình nhận thức - trì giác, trí nhớ tư duy Nhóm này bao gồm phương pháp quan sát và phương pháp trình

bày trực quan

- Quan sát là trì giác các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh một cách có mục đích, có kế hoạch và tương đổi lâu dài Quan

sát không chỉ giúp trẻ nhận biết các thuộc tính bên ngoài của các sự

vật và hiện tượng mà còn giúp trẻ nhận xét những sự biến đổi của

hoàn cảnh xung quanh trong một quá trình Ví như có thể tổ chức cho trẻ quan sát lao động của người lớn, hoạt động giao thông, hành vi và

tập tính của động vật, sự tăng trưởng và phát triển của động vật và thực vật v.v Để cho trẻ có thể nhận xét những sự biến đổi ấy cần

phải tổ chức những quan sát có hệ thống trong thời gian dài (thông

qua các cuộc đi dạo trong các mùa ở công viên, rừng cây)

~ Để trẻ quan sát có hiệu quả, giáo viên phải tổ chức hoạt động,

quan sát Giúp trẻ nấm hoạt động quan sát, đặt ra nhiệm vụ nhận

thức, tập làm theo kế hoạch, hình thành kỹ năng chọn các dấu hiệu đặc trưng, cơ bản theo nhiệm vu dat ra

'Khi tổ chức quan sát cần chú ý chọn cho trẻ vị trí và thời điểm thích hợp để trẻ nhìn thấy những đặc điểm nổi bật của đối tượng Giáo viên chỉ dẫn, đặt ra những câu hỏi để hướng trẻ vào những dấu

hiệu khác nhau của đối tượng, tránh cho trẻ phân tán chú ý vào

những sự kiện khác

~ Nội dung quan sát qua các tiết học phải theo hướng phức tạp dân: chọn đối tượng quan sát khó hơn, xem xét các khía cạnh mới của đối tượng, chuyển sang nhận thức những mối liên hệ giữa các

thuộc tính, các sự vật và hiện tượng

Trang 28

~ Quan sát được sử dụng trong giờ học và cả trong cuộc sống

hàng ngày nó có thể tiến hành trong thời gian ngắn (quan sát hành vi của các động vật, hiện tượng cầu vồng), và trong thời gian đài

(quan sát phát triển của cây, quan sát các hiện tượng theo mùa)

- Trình bày trực quan : là phương pháp sử dụng các phương

tiện trực quan trong dạy học Nó được biểu hiện ở các phương pháp

trình bày các đồ vật, trình bày tranh ảnh, trình bày vật mẫu sử dụng

phim ảnh và các phương tiện kỹ thuật

- Cần chú ý rằng, chỉ việc trưng bày một đối tượng hay một

hiện tượng (hay những vật mô tả chúng) văn chưa bảo đảm để tách

ra được những khía cạnh và thuộc tính cần thiết của các đối tượng Trí giác diễn ra một cách tự phát của trẻ em không dẫn đến sự hình

thành những biểu tượng đứng đắn vẻ các đối tượng Cân phải có vai

trò của giáo viên trong việc tổ chức quá trình tự giác của trẻ Giáo

viên hướng trẻ vào những khía cạnh và những thuộc tính nổi bật của đối tượng theo một trình tự chặt chẽ, liên kết những tri thức riêng, biệt đã hình thành ở trẻ em thành một biểu tượng hoàn chỉnh về nó

- Để tính trực quan có hiệu quả cao, cần phải chú ý khi lựa

chọn các hình thức trực quan Các thuộc tính được học phải biểu

hiện rõ rằng, tạo điều kiện cho trẻ quan sát được thuận lợi nhất các

thuộc tính ấy (cho trẻ quan sát động vật khi chúng ăn, khi giao tiếp với các con thú khác, tranh vẽ mô tả thú vật trong những điều kiện

sống tự nhiên v.v )

- Cn làm phức tạp từng bước các tài liệu trực quan: bằng cách

chuyển từ loại hiện vật trực quan sang tài liệu hoá bằng các bảng ký hiệu, các hình mẫu, các sơ đồ, chuyển dần từ sự vật có chủ đề sang không có chủ để; từ mối tương quan giữa các trì thức cụ thể sang

các trí thức trừu tượng

Trang 29

3 Nhóm các phương pháp dạy học thực tiên

Dựa trên các thành tựu của tâm lý học, đặc biệt là học thuyết

tâm lý về hoạt động lý luận day học đưa ra một luận đểm cơ bản là:

với một sự tổ chức đặc biệt đối với hoạt động thực tiễn của trẻ em,

chúng nắm được trí thức thành công hơn và sâu sắc hơn

Bởi vậy bên cạnh các phương pháp dùng lời phương, pháp trực quan, trong lý luận dạy học đã để ra các phương pháp thực tiến với

mục đích tổ chức hoạt động thực tiễn của trẻ em, trong đó điễn ra việc nắm những trí thức và Kỹ năng mới

Khác với phương pháp trực quan, các phương pháp thực tiến

trong dạy học là những phương pháp trong đó hoạt động của trẻ em

được cô giáo hướng dẫn trong quá trình nắm tri thức mới mang tính

chất thực

Hoạt động ấy mang hình thức biển đổi sự vật một

cách thực tế và tạo ra khả năng tách ra những thuộc tính và những

mốt liên hệ không thể trỉ giác trực tiếp được

Các phương pháp thực tiễn được áp dụng rộng rãi khi day trẻ em trong nhiều lĩnh vực khác nhau Ví như trong hoạt động xây

dựng, khi lắp ghép các chỉ tiết thành một ngôi nhà trẻ mới nhận

thức được độ vững chắc của ngôi nhà phụ thuộc vào cách sắp xếp các chỉ tiết khi tưới cây trẻ phát hiện trạng thái của cây phụ thuộc vào cách chăm sóc, vào lượng nước tưới, những biểu tượng toán học đầu tiên hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiến với các tập hợp

(bằng nhau), lớn hơn nhỏ hơn v.v các thao tác tính toán hình

thành ở trẻ trên cơ sở xác định trong thực tiễn mối tương ứng một -

một giữa các tập hợp Trong quá trình đó, trẻ thực hiện những hành động thực tiễn sau đây: Sau khi đặt một tập hợp vào một trật tự nhất

định trẻ sắp xếp các yếu tố của một tập hợp khác sao cho mỗi yếu

Trang 30

tố của nó tương ứng với một yếu tố của tập hợp đầu tiên Trẻ thực sự

thấy rõ ràng các tập hợp có thể bằng nhau và khóng bằng nhau, một

tập hợp có thể hợp nhất với một tập hợp khác v.v những biến đổi

thực tiễn của đối tượng giúp trẻ nắm được khái niệm bằng nhau và không bằng nhau của các tập hợp Ví như cô phát phiếu bé ngoan trẻ thấy số phiếu nhiều hơn số bạn ngoan và cô để số thừu ra một

bên Khi cho thỏ ăn cà rối trẻ thấy số củ cà rốt ít hơn số thỏ Các

phương pháp thực tiễn cũng được sử dụng có hiệu quả khi tổ chức

các hoạt động xây dựng, hoạt động tạo hình lao động trong thiên

nhiên Các hình thức hoạt động này khác với các hình thức hoạt động khác ở chỗ khi thực hiện các hoạt động ấy, trẻ không chỉ quan sát và nghe mà còn biến đổi các đối tượng, do đó mà nhận được một sản phẩm hiện thực (một ngôi nhà, một bức tranh, hạt nảy mam Y.V ) và những thuộc tính, những mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng sẽ bộc lộ ra trước trẻ Như Vậy các phương thức hoạt động của

trẻ đều mang tính thực tiên, do đó phương pháp này được gọi là

phương pháp thực tiễn Các phương pháp luyện tập làm các thí nghiệm đơn giản

Trong phương pháp luyện tập trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ thực tiễn nào đó (xây một ngôi nhà, làm một ô tô vận tải, lắp một Cây cầu v.v ), có hai cách giao nhiệm vụ cho trẻ:

Cách thứ nhất giao nhiệm vụ theo "mẫu có sẵn" Trẻ được giới thiệu một mẫu có sẵn (cần làm cái gi) va được giải thích, được trong

thấy cách làm (cần làm như thế nào)

Cách thứ hai giao nhiệm vụ "theo điều kiện" Trẻ chỉ được giới

thiệu những điều kiện để thực hiện nhiệm vụ (ví như xây dựng một

cầu qua sông sao cho có hai luồng xe cùng đi được và thuyền đi được bằng cách lắp ghép những thanh gỗ, những vật liệu, ốc vít có

Trang 31

sẵn) Cách thứ hai có tác dụng kích thích hoạt động tư duy của trẻ em và đồng thời phát huy tính độc lập của chúng

Việc thực hiện nhiệm vụ theo mẫu có sẵn đòi hỏi trẻ em phải trì giác và phân tích vật mẫu Phần lớn trẻ em gặp khó khăn chúng

chưa biết độc lập xem xét các đối tượng để rồi sau đó tái hiện lại

Khi được giao nhiệm vụ, trẻ thường vội vàng bắt tay vào thực hiện mà chưa trì giác và phân tích vat mau day đủ, điều đó dẫn đến

nhiều lắm lẫn và thậm chí không làm được Bởi vậy, việc thực hiện

thành công những hành động thực tiễn phụ thuộc vào việc cho tre tri giác và phân tích vật mẫu một cách đúng đần

Trong các phương pháp dạy học thực tiên, việc trình bày với

một vật mẫu có sẩn và trình bày cách phân tích những điều kiện khi

giao nhiệm vụ "theo điều kiện” đồng một vai trò quan trọng đặc biệt Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần giúp trẻ đối chiếu kết

quả thu được với nhiệm vụ được giao để có thể sửa chữa uốn nắn những sai sót và phát triển ở trẻ kỹ năng tự kiểm tra

Trong phương pháp luyện tập điều quan trọng là vạch ra hệ

thống các nhiệm vụ thực tiễn dần dần phức tạp lên Tính phức tạp thể hiện trong các yếu cẩu về kỹ năng đối với trẻ ngày càng tăng

lên, trong việc quan sát vật mẫu, trong việc phản tích các điều kiện

được giao, trong trình tự thực hiện hành động và kiểm tra kết quả

Một phương pháp khác trong nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn là phương pháp làm các thí nghiệm đơn giản Ví dụ: Đặt

gương trong một chậu nước để tạo ra một phổ cầu vồng: cho các

thanh nam châm tác dụng với nhau để làm xuất hiện lực hút, lực đẩy: gió thổi làm quay chong chóng: gieo hạt cho nảy mầm mọc rẻ

v.v Cho trẻ tự mình làm các thí nghiệm đơn giản giúp trẻ tự mình

Trang 32

phát hiện ra các thuộc tính của sự vật hiện tượng các thuộc tính bên

trong mà không thể nhận thức bằng cảm giác được

Khác với các phương pháp trực quan chỉ sử dụng các hoạt động

trí giác, các phương pháp thực tiễn tạo điều kiện cho trẻ tham gia

trực tiếp vào các hoạt động,-biến đổi và tác động vào các sự vật hiện tượng và từ đó mà nhận thức được tri thức mới Như vậy trẻ sẽ nhận thức sâu sắc hơn độc lập hơn, phát huy được tính tích cực tư duy hon và còn rèn luyện được các kỹ năng kỹ xảo

+ Các phương pháp trò chơi:

Thực tiễn giáo dục trẻ mẫu giáo chỉ rõ việc giáo dục trí tuệ cho trẻ được thực hiện không chỉ trong các giờ học Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học và những kinh nghiệm của các

cö mẫu giáo trong quá trình dạy trẻ nắm vững và vận dụng kiến

thức cho ta thấy trò chơi học tập giữ một vai trò quan trọng trong

Việc giáo dục trí tuệ và đạy học Trong thời gian dài, trò chơi học tập chỉ được coi là thủ thuật, biện pháp của việc dạy học trong tiết học Những nghiên cứu khoa học gần đây cho phép mở rộng việc sử

dụng trò chơi học tập như một hình thức đạy học như một phương,

pháp dạy học và như một biện pháp dạy trong dạy học tuỳ theo phạm vi sử dụng cụ thể của nó trong các tiết học Nếu trò chơi học tập được sử dụng để thay thế toàn bộ các hình thức hoạt động của cô và trẻ trong tiết học thì trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học

Khi trò chơi học tập được sử dụng như một cách thức làm việc của giáo viên và trẻ em thì trò chơi học tập đóng vai trò như một phương pháp dạy học trong hệ thống các phương pháp dạy học khác

Cũng có khi trò chơi học tập chỉ được sử dụng như một bộ phận của

Trang 33

Hình thức cơ bản của phương, pháp dạy học bằng trò chơi là trò

chơi học tập cho phép trẻ tiếp thu những trí thức và kỹ năng khác

nhau mà không có chủ định trước Trong những trò chơi ấy, yếu tố

chủ yếu đối với bản thân trẻ là những hành động chơi và việc đạt tới mục đích chơi Đồng thời trẻ cũng thực hiện những nhiệm vụ học tập

nắm được những trí thức và kỹ năng, mới mà tự mình không biết

Ưu điểm của các phương pháp trò chơi là gây hứng thú tích

cực cho trẻ em, chúng tham gia vào hoạt động với một cao trào xtic

cảm do đó ít mệt mỏi hơn các buổi học khác-

Các cuộc nghiên cứu được tiến hành dưới sự chỉ dẫn của A.P-

Usova da néu rõ hai chức nãng của các trò chơi học tập Chức năng,

thứ nhất là hoàn thiện và củng cố những trì thức và kỹ năng mà trẻ

nắm được trong các tiết học khác Trong quá trình chơi, trẻ không chỉ tái hiện những tri thức mà trẻ đã nắm được trong các tiết học

những điều kiện chơi đòi hỏi phải cải biến những trì thức ấy Vì thế,

Khi tái hiện những trí thức và kỹ năng trò chơi hoạt động sáng tạo

của trẻ được kích thích, Chúng không chỉ làm cho những trì thức đã nắm được thành sốt đẻo, mà còn học được cách vận dụng và cải

biển những trí thức ấy phù hợp với những hoàn cảnh mới

Để mở rộng trò chơi một cách thành công: ở trẻ có thể nảy sự cân thiết phải có những tri thức mới Trong điều kiện ấy trẻ nắm được trì thức một cách đặc biệt có hiệu quả và sử dụng chúng ngay

vào những hành động trò chơi như vậy, chức năng thứ hai của trò

chơi học tập là trẻ nắm được những tri thức mới Tuy nhiên để thực hiện chức năng thứ hãi trò chơi cần được tổ chức theo một hệ thống

chặt chẽ, hệ thống trò chơi cho phép thực hiện việc đưa nhiệm Vụ

day hoc dần dần phức tạp lên và dẫn trẻ tới chỗ nắm được những trí

thức phức tạp hơn

3- GDHMN ~ TIH

Trang 34

Có nhiều loại trò chơi có thể sử dụng làm trò chơi học tập Có

thể phân loại các trò chơi theo nội dung theo nhiệm vụ trí tuệ và

theo tính chất của hoạt động chơi và luật chơi

Công trình của V.N -Avanhexôva đã nêu ra một số nhóm như

Sau:

a Trò chơi giao nhiệm vụ dựa trên hứng thú của trẻ đối.với các hoạt động cùng với các đồ chơi và đồ thu nhặt, sắp xếp, rải ra, lắp vào, luồn vào v.v Các hành động chơi ở đây mang tính chất đơn giản mà các thao tác thường trùng với các hành động với các đồ vật

b Trò chơi dấu và tìm dựa trên hứng thú của trẻ đối với sự xuất hiện và mất đi một cách bất ngờ của đồ vật

© Trò chơi với câu đổ giải đáp, lôi cuổn trẻ tìm hiểu những

điều kiện chưa biết: “Hãy nhận biết đi", "Hãy đoán đi", "cái gì ở

đây" "cái gì đã thay đổi"

d Trò chơi phân vai theo chủ đẻ, hành động chơi hướng vào sự

mô tả những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, trong sự đóng vai người lớn: người bán hàng, người mua hàng, người đưa thư, người bác sĩ hoặc đóng giả một con Vật: con sdi, con vit v.v

€ Trò chơi thi dua, dựa trên sự mong muốn đạt kết quả chơi một cách tốt và nhanh: "Ai trước tiên", "Ai nhanh nhất", "Ai lớn

nhất"

£ Trò chơi tưởng tượng và đối tượng bị cấm hay một thuộc tính

của nó (ví dụ về mầu sắc), những trò chơi ấy liên quan đến yếu tố

chơi thú vị như: loại bỏ các yếu tố chơi võ ích, hoặc ném một con

bài đi hay số tranh còn lại, không được nói từ bị cấm

Trang 35

dẫn trò chơi đòi hỏi một nghệ thuật sư phạm cao thích hợp với mỗi

độ tuổi của trẻ mẫu giáo Để giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua

trò chơi và trong trò chơi, cô giáo phải hướng dẫn sao cho trò chơi trở thành một hoạt động thích thú, gần gũi với trẻ, tạo ra sự hấp dẫn hứng

thú đối với trẻ và đồng thời tổ chức được hoạt động tập thể với những

mối giao tiếp giữa chúng làm xuất hiện và củng cố tình bạn, tình thân ái giữa trẻ với nhau Việc hướng dẫn trò chơi học tập bao gồm:

a Lựa chọn trò chơi: Trước tiên, cô giáo phải lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung chương trình, xác định chính xác nhiệm vụ

học tập, xác định vị trí và vai tro của trò chơi trong hệ thống dạy học và giáo dục, sự liên quan và tác động qua lại của trò chơi với

các hình thức dạy học khác

b Hình thành một cách chính xác về dự án của trò chơi và quy định nhiệm vụ chơi hành động chơi luật chơi và kết quả chơi

c Hướng dẫn tiến trình chơi và 16 chức, tạo điều kiện cho trẻ

tham gia chơi một cách tích cực, hứng thú Có biện pháp giúp đỡ

các em còn nhút nhát, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo, suy nghĩ thông minh, có quan hệ tốt với các bạn

d Cô giáo cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong khi

hướng dẫn trò chơi để tác động đến trẻ và tự mình thực hiện các vai trong trò chơi Cô giáo có thể trực tiếp tham gia trò chơi như một

thành viên của tập thể trẻ để thực hiện các nhiệm vụ hành động và

luật chơi là những cái mà trẻ khó thực hiện được cũng có khi cô không trực tiếp tham gia trò chơi, nhưng cô giữ vai trò như người

đạo diễn, hướng dẫn sự phát triển của hành động chơi, luật chơi,

phat hiện ra khó khăn để dẫn dắt trẻ đến kết quả

Cô là người giữ nhịp điệu hợp lý của trò chơi, không cho phép

lẻ mẻ dư thừa, cũng như sự vội vã không cần thiết để tạo ra sự hấp

Trang 36

dan, hứng thú lôi cuốn trẻ tham gia Sự lựa chọn đồ chơi, đồ dùng

day hoc thích hợp và hấp dẫn cũng là điều kiện rất quan trọng của việc tổ chức thành công các trò chơi học tập

3 Phương hướng phát triển của phương pháp dạy học

Những biến đổi lớn lao của thời đại ngày nay, đặc biệt sự phát

triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đang thâm nhập mạnh mẽ

vào thực tiễn giáo dục trong các nhà trường và đồi hỏi sự cải tạo cơ bản việc dạy học Nhà trường phải đảm bảo sự phát triển nhiều mat

cho học sinh ngay từ lứa tuổi mẫu giáo để có thể đáp ứng những yêu cầu bức thiết của đời sống xã hội

Riêng trong hoạt động dạy học, nhiều vấn đề quan trọng vẻ tất

cả các mặt nội dung hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học được đặt ra Trong số các vấn đẻ đó, thì việc nang cao hiệu

quả của quá trình dạy học bằng cách hoàn thiện và phát triển hệ thống các phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt

Trong nhiều công trình nghiên cứu về sư phạm và tâm lý học

đã thu được những dữ kiện chứng tỏ rằng việc trẻ nắm được những

nội dung tri thức khác nhau là kết quả hoạt động tư duy của chúng

do giáo viên tổ chức một cách phù hợp với những đặc điểm của tài

liệu được tiếp thu Tỉ thức bao giờ cũng là sản phẩm cúa những hành động nhất định của trẻ Việc nắm trì thúc là sản phẩm hoạt động của trẻ mà không phải của giáo viên Hoạt động của bản thân

trẻ em, những đặc điểm và tính chất của hoạt động ấy, có ý nghĩa

quyết định trong việc nắm tri thức, tuy rằng hoạt động ấy do giáo

viên tổ chức ra Những luận điểm trên đây xác định hệ thống dạy

học hiện đại phải lấy người học làm trung tâm

Trang 37

Xuất phát từ những đặc điểm ấy, các nhà lý luận dạy học Xô Viết nổi tiếng M.N Skatlin va L Ia - Lecner đã đưa ra một dinh

nghĩa về phương pháp dạy học: "Phương pháp dạy học là cách thức

tổ chức hoạt động, nhận thức của trẻ nhằm đảm bảo cho trẻ nắm

được trì thức và các phương, thức hoạt động tư duy và thực tiên” Phát triển quan niệm trên đây của mình, các tác giả đã đưa ra một

thang phan loại mới về hệ thống các phương pháp dạy học dựa trên mức độ đội

này bao gồm:

lập trong hoạt động của nhận thức của trẻ Hệ thống

a Phuong pháp giải thích - minh hoa lay phương pháp sao lại

Đặc trưng của phương pháp này là trẻ tiếp thu những trì thức có sẵn

do giáo viên đem lại-

Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện khác nhau như lời

nói, trực quan, thực hành để trình bày những thông tin có sẵn, xác định mối liên hệ giữa thông tin mới và cũ, đưa cái cụ thể vào cái chung đã biết và ngược lại cụ thể hoá cái chung, cái mới học sinh

chú ý lắng nghe, xem xét, thực hành với đồ vật, sau đó hiểu và ghi

nhớ thông tin đã nhận được Thông qua các hoạt động (như nghe, quan sát, hiểu những điều nghe thấy ghi nhớ ) học sinh cũng trải

qua các quá trình tâm ly trong d6 ý chí, sự ghi nhớ, sự chý ý, các thao tác tư duy của học sinh được phát triển và như vậy họ nhận

thức được thông tin có sẵn do giáo viên trình bày Học sinh trì giác

có ý thức và ghi nhớ thông tin (cho nên phương pháp này còn được gọi là phương pháp thông tin - tiếp nhận)

b Phương pháp tái hiện

“Trong phương pháp này giáo viên có nhiệm vụ xây dựng một

hệ thống các bài luyện tập để giúp cho học sinh nhớ lại các tri thức,

Trang 38

các hành động mà các em đã biết và hiểu rõ bằng phương pháp

thông tin - tiếp nhận, học sinh trong khi làm bài tập phải tái hiện lại,

phải thực hành một cách thành thạo và qua đó đảm bảo việc lĩnh hội

kiến thức một cách vững chắc

Phương pháp này được thực hiện thông qua hệ thống các bài luyện tập Các bài luyện tập này dưới hình thức các bài tập nhớ lại

kiến thức bằng miệng, đọc, viết giải các bài tập mẫu nhớ lại các mô hình ngôn ngữ, vẽ sơ đồ, luyện tập về kỹ thuật v.v những bài

tập làm thay đổi điểu kiện thực hiện phương thức hành động đã được lĩnh hội là những bài tập cho kết quả cao nhất

Phương pháp tái hiện đã nâng việc lĩnh hội tri thức lên độ cao mới, cấp độ vận dụng trí thức theo mẫu và trong những tình huống

có thay đổi nhưng dễ nhận thức

€ Phương pháp nên vấn để

Khác với các phương pháp ở trên, dạy học nêu vấn để không

đưa đến cho trẻ những trỉ thức có sẵn một cách trực tiếp mà tổ chức

nên các tình huống có vấn dé trong đó sẽ xuất hiện các nhiệm vụ nhận thức (hay các vẫn dé) giúp trẻ tự mình tìm ra phương thức giải

quyết các nhiệm vụ đó và kết quả là tìm ra được tri thức mới

Dạy học nêu các vấn đẻ giúp cho trẻ em phát triển tư duy sáng

tạo và hoạt động sáng tạo là các phẩm chất quan trọng nhất của người lao động trong thời đại ngày nay

d Phuong pháp tìm tòi từng phẩn

Phương pháp này giúp trẻ độc lập giải quyết từng phần của

nhiệm vụ nhận thức, độc lập tiến hành từng giai đoạn, từng khâu trong phương pháp nghiên cứu

Trang 39

e Phitong phdp nghién cứu

Đặc trưng của phương pháp này là trẻ độc lập giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra, giáo viên chỉ đưa ra các vấn để cần m cách

giải quyết cho trẻ và theo đối giúp trẻ trong quá trình giải Học sinh phải trì giác được vấn đề, cần tìm cách giải quyết cho trẻ và theo đối

giúp trẻ trong quá trình giải Hiểu các điều kiện đặt ra, đặt kế hoạch

cho các giai đoạn nghiên cứu và tự kiểm tra trong quá trình nắm và

hoàn thiện tri thức

Các luận điểm mới của lý luận day hoc lấy trẻ em làm trung

tam của hệ thống day hoc va sự phân loại mới về hệ thống phương,

pháp dạy học có ý nghĩa lớn lao đối với dạy học và phát triển phương pháp dạy học truyền thống được vận dụng phổ biến hiện

nay đã có nhiều cải tiến cho sự phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo Tuy nhiên phải nhìn nhận các phương pháp đó vẫn chỉ

nằm trong hai bậc thang đầu tiên của bằng phân loại ở trên (phương

pháp giải thích - minh hoạ và tái hiện) "Trong hai bac thang đầu tiên đó, tính độc lập trong hoạt động nhận thức hoạt động tư duy của trẻ

là thấp nhất Thực chất của dạy học hiện nay là cô giáo sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như lời nói, trực quan (phù hợp với tâm lý của trẻ mẫu giáo) để giảng giải mình hoa nhằm truyền thy tri

thức đến cho trẻ một cách dễ hiểu Hoạt động chủ yếu của trẻ là tiếp nhận những tri thức có săn do cô giáo truyền thụ Việc dạy học chưa

phải là việc tổ chức hoạt động nhận thức, tổ chức hoạt động đa dạng để qua đó trẻ trực tiếp lĩnh hội được tri thức

Sự phân tích của nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đều chứng tỏ rằng lý luận day học nêu vấn đề nhận được sự công nhận rộng rãi của nhiều nhà khoa học giáo dục Việc đặt ra trước trẻ mẫu

Trang 40

động tìm tồi sơ đẳng là một trong các điều kiện quan trọng của dạy học và phát triển tăng cường tính vấn đẻ trong dạy học, bảo đảm

hoạt động chủ động, tự lập của trẻ sẽ mang lại tính hiệu quả cao

trong đạy học, đồng thời nâng cao tính tích cực trí tuệ và phát triển

hứng thú nhận thức

Dạy học nêu vấn đề:

Trong một thời gian dài của lịch sử do chịu ảnh hưởng của tư tưởng coi nhiệm vụ chủ yếu của dạy học là vũ trang cho học sinh

các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và coi nhẹ nhiệm vụ phát triển năng

lực hoạt động trí tuệ và năng lực nhận thức của học sinh, quá trình day hoc ở nhà trường được tổ chức theo hướng cung cấp cho học

sinh những tri thức có sẵn và đo đó hệ phương pháp giảng giải - minh hoạ là hệ phương pháp chủ yếu sử dụng trong nhà trường Bởi

vậy việc dạy học chưa mang lại hiệu quả cao, chưa phát triển mạnh

mẽ hoạt động trí tuệ và tư duy Sáng tạo của trẻ,

Dạy học nêu vấn đề là một trong những phương hướng chủ yếu

xuất hiện khá sớm trong quá trình tìm tòi cách khắc phục tính chất

tái hiện phiến diện và thụ động của hệ phương pháp giảng giải -

minh hoạ và tim con đường phát triển tính tự lực nhận thức và phát triển tính tư duy sáng tạo của học sinh Một đội ngũ đông đảo các

nhà nghiên cứu về dạy học nêu vấn đẻ xuất hiện như: M.N Skatkin,

A.M Matiuskin, M.1.Macmutép, I Ia Lecner, & Lien XO trước day

Còn ở Ba Lan tập thể nghiên cứu do Ơkơn, Cupixêvit lãnh đạo đã có

những đóng góp tích cực Thời kỳ trước đây khoảng giữa hai cuộc đại chiến, năm 1933 đã có trường thực nghiệm "Dạy học nêu vấn dé" theo nhóm ở Lodze (Ba Lan) do Petricốpxki lãnh đạo

Ngày đăng: 08/07/2022, 16:29