1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI tập NHÓM môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về HÌNH PHẠT và các BIỆN PHÁP tư PHÁP

43 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 298,84 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA LUẬT

- 

 -BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT VÀ CÁCBIỆN PHÁP TƯ PHÁP

Trang 2

Hà Nội, 2022

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT VÀ CÁCBIỆN PHÁP TƯ PHÁP

I.Khái niệm, đặc điểm hình phạt 1.Khái niệm

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của

Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa ánquyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mạiphạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người,pháp nhân thương mại đó (Điều 30, Bộ luật Hình sự 2015).

Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự là văn bản quy phạm pháp luật quy địnhtội phạm và hình phạt, trong đó quy định các loại hình phạt,nội dung, điều kiện áp dụng hình phạt.

Hệ thống hình phạt bao gồm nhiều loại hình phạt được quyđịnh trong phần chung và phần các tội phạm cụ thể Mức độnghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính chất và mứcđộ nghiêm trọng của tội phạm, tội phạm càng nghiêm trọngthì hình phạt càng nghiêm khắc Cá nhân hoặc pháp nhânphạm tội chỉ phải chịu những hình phạt được quy định trongBộ luật Hình sự.

Trang 3

Hình phạt do Tòa án áp dụng đối với cá nhân, pháp nhânthương mại phạm tội

Điều 30, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định Tòa án cóquyền quyết định áp dụng hình phạt Tòa án là cơ quan duynhất có quyền nhân danh nhà nước, quyết định cá nhân hoặcpháp nhân thương mại đã phạm tội có phải chịu hình phạt haykhông và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với họ là như thếnào thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa Hình phạt chỉđược áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân thương mại đã cóhành vi bị pháp luật hình sự coi là tội phạm, không áp dụngđối với người, pháp nhân khác.

II.Các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với ngườiphạm tội

+ Hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự,trong đó quy phạm các loại hình phạt, nội dung và điều kiệnáp dụng hình phạt, mức độ nghiêm khắc được áp dụng tùytheo hành vi phạm tội, người phạm tội chỉ cần chịu nhữnghình phạt được áp dụng trong Bộ luật hình sự.

+ Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh nhànước, quyết định người phạm tội có phải chịu hình phạt haykhông và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạmtội như thế nào thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa.Hình phạt chỉ được áp dụng đối với cá nhân người có hành vibị pháp luật hình sự coi là tội phạm, không áp dụng đối vớingười khác như người thân thích, ruột thịt của người phạm tộivà hình phạt cũng không thể áp dụng với cơ quan, tổ chức.

2.Hệ thống hình phạt

Trang 4

(2)Phạt tiền

Là hình phạt buộc người hoặc pháp nhân bị kết án phảinộp một khoản tiền nhất định xung công quỹ Nhà nước.

(3)Cải tạo không giam giữ

Là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏimôi trường sống bình thường mà buộc họ tự cải tạo dưới dựgiám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội hoặccơ sở giáo dục, đào tạo từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 36, Bộluật Hình sự 2015).

(6)Tù chung thân

Trang 5

Là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với ngườiphạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xửphạt tử hình.

Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18tuổi phạm tội (Điều 39, Bộ luật Hình sự 2015).

(7)Tử hình

Là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tộiđặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội xâmphạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, cáctội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệtnghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổikhi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khixét xử.

Ví dụ: Vụ án giết người, cướp của của Lê Văn Luyện là vụ

án đặc biệt nghiêm trọng, tội của Luyện có thể tuyên án tửhình, nhưng theo luật, mức án với bị cáo chưa đủ tuổi vị thànhniên tối đa là phạt tù 18 năm, bởi vậy, không thể tử hìnhLuyện vì khi thực hiện hành vi phạm tội, hắn chưa đủ 18 tuổi.

Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếuthuộc một trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc phụ nữđang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên,người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộmà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tàisản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chứcnăng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lậpcông lớn Trong những trường hợp này thì hình phạt tử hìnhđược chuyển thành tù chung thân (Điều 40, Bộ luật Hình sự2015).

b.Hình phạt bổ sung

Hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế của nhà nước

nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hìnhphạt Không được áp dụng độc lập Có thể áp dụng nhiều hìnhphạt bổ sung cho mỗi loại tội phạm

Trang 6

(1)Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định

Là hình phạt cấm người bị kết án không được tiếp tục đảmnhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhtrong một thời hạn nhất định kể từ khi chấp hành xong hìnhphạt tù hoặc từ khi bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật màngười bị kết án được hưởng án treo hoặc bị tuyên hình phạtkhác.

Thời hạn cấm từ 01 năm đến 05 năm tùy theo tính chất,mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và yêu cầu phòngngừa chung (Điều 41, Bộ luật Hình sự 2015).

Thời hạn cấm cư trú từ một năm đến năm năm kể từ chấp

hành xong hình phạt tù (Điều 42, Bộ luật Hình sự 2015).

(3)Quản chế

Là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinhsống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát,giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạman ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trongnhững trường hợp khác do Bộ luật này quy định Thời hạnquản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hànhxong hình phạt tù (Điều 43, Bộ luật Hình sự 2015).

(4)Tước một số quyền công dân

Là hình phạt cho công dân Việt Nam bị kết án được hưởngmột số quyền chính trị quan trọng của công dân Nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong một thời gian nhất định.

Trang 7

Các quyền có thể bị tước như: quyền ứng cử đại biểu cơquan quyền lực Nhà nước, quyền làm việc trong cơ quan Nhànước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn cấm từ 01 năm đến 05 năm kể từ khi chấp hànhxong hình phạt tù hoặc ngày bản án có hiệu lực pháp luậttrong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo (Điều 44,Bộ luật Hình sự 2015).

(5)Tịch thu tài sản

Là hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộcquyền sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhànước (Điều 45, Bộ luật Hình sự 2015).

Nguyên tắc áp dụng hình phạt là hình phạt chính được áp

dụng độc lập, đối với mỗi tội phạm thì người thực hiện tội

phạm đó chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, còn hình phạtbổ sung thì không được áp dụng độc lập, mà chỉ được áp dụng

kèm theo hình phạt chính nhưng đối với mỗi tội phạm lại cóthể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung Hình phạt bổ sung chỉáp dụng đối với một số tội phạm nhất định do Bộ luật Hình sựquy định.

Ví dụ: Nguyễn Văn A, 25 tuổi, giết cháu trai 15 tuổi Căn

cứ theo Điều 153 Bộ luật Hình sự thì có thể bị phạt tù từ 12đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Ta chỉ có thể ápdụng 1 hình phạt chính cho A, hoặc phạt tù có thời hạn, hoặctù chung thân, hoặc tử hình, nhưng còn có thể áp dụng mộthoặc nhiều hình phạt bổ sung đi kèm với hình phạt chính choA như: cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 nămđến 05 năm.

3.Biện pháp tư pháp

Biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự

được quy định trong Luật Hình sự do Viện kiểm sát hoặc Tòaán áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hoặc códấu hiệu của tội phạm trong các giai đoạn tố tụng hình sự.

Các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, nhưngcũng là những biện pháp quan trọng vì các biện pháp này khi

Trang 8

áp dụng có khả năng tác động hỗ trợ cho hình phạt hoặctrong nhiều trường hợp có thể thay thế cho hình phạt, giúpcho việc xử lý người phạm tội, bao gồm các biện pháp sau:

(1)Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Vật và tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm có thể bị tịchthu bao gồm: vật, tiền, công cụ, phương tiện được dùng vàoviệc phạm tội hoặc do phạm tội mà có, do mua bán, đổi chácnhững thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

Đối với vật, tiền là công cụ, phương tiện phạm tội mà tàisản đó thuộc quyền sở hữu của người phạm tội thì sẽ bị tịchthu Nếu tài sản đó thuộc sở hữu của người khác mà ngườiphạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì trả lại chochủ sở hữu hoặc người quản lý, trừ trường hợp người này cólỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạmtội (Điều 47, Bộ luật Hình sự 2015).

Ví dụ: A biết B mượn súng (loại súng tự chế) để đi cướp tài

sản nhưng A vẫn cho B mượn súng để đi cướp ngân hàng C.Khi thực hiện hành vi cướp ngân hàng C thì B bị bắt giữ.Trường hợp này ngoài việc khẩu súng A cho B mượn bị tịchthu, A còn bị xử lý trách nhiệm hình sự là đồng phạm với B vềtội Cướp tài sản với vai trò là người giúp sức.

(2)Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại;buộc công khai xin lỗi

Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biệnpháp tư pháp buộc người phạm tội phải trả lại tài sản hoặctiến hành hoạt động khắc phục những thiệt hại vật chất gâyra cho người bị hại (Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửađổi, bổ sung năm 2017).

Nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu như trước khi tộiphạm xảy ra, Bộ luật Hình sự quy định người phạm tội phải trảlại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp Trongtrường hợp người phạm tội đã làm cho tài sản này bị hư hỏngthì phải sửa chữa Nếu tài sản không hoàn trả lại được vìnhững lý do nhất định như đã mất, thất lạc hay không còn

Trang 9

nữa thì người phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho chủ sởhữu hoặc người quản lý hợp pháp.

(3)Buộc công khai xin lỗi

Buộc công khai xin lỗi là biện pháp tư pháp buộc ngườiphạm tội chính thức, công khai nhận lỗi của mình về hành viphạm tội và xin loi người bị hại (Điều 48 bộ luật hình sự năm2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần như gây thiệthại đến danh dự, nhân phẩm toà án buộc người phạm tộiphải công khai xin lỗi người bị hại và phải bồi thường về vậtchất những thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ.

(4)Bắt buộc chữa bệnh

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp, buộc người đãthực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chữa bệnh tâmthần hoặc bệnh khác tại cơ sở điều trị chuyên khoa (Điều 49Bộ luật Hình sự 2015).

Bắt buộc chữa bệnh có mục đích phòng ngừa người mắcbệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâmthần có hành vi gây thiệt hại cho xã hội Đồng thời, biện phápnày cũng là biểu hiện cụ thể của sự nhân đạo.

Bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với:

- Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắcbệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sựnhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh làm mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người đang chấp hành hình phạt tù đã mắc bệnh làm mấtkhả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấphành hình phạt tù.

4.Liên hệ thực tiễn

Trang 10

Về mặt lý luận, hiện nay trong khoa học Luật hình sự Việt

Nam xung quanh những vấn đề cần phải đánh giá thực trạngcủa các quy định của Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 1999 hiệnhành về hệ thống hình phạt ra sao và theo những chuẩn mựcnào (như: khái niệm, nội dung và các mục đích của hình phạttrong PLHS quốc gia là gì, để hệ thống hình phạt đó được coilà khả thi thì cần phải có các tiêu chí gì và, hiệu quả của hìnhphạt được bảo đảm bởi các yếu tố nào, v.v ), cũng vẫn đangcòn tồn tại nhiều ý kiến và cách hiểu khác nhau, mà vẫn chưacó một quan điểm chính thống.

Về mặt thực tiễn, hoạt động áp dụng PLHS (nói chung) và

áp dụng hình phạt (nói riêng) của các Tòa án ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúcđòi hỏi các nhà khoa học-luật gia và các cán bộ thực tiễntrong lĩnh vực tư pháp hình sự (TPHS) đang công tác tại các cơquan bảo vệ pháp luật (BVPL) và Tòa án của nước ta cần phảitiếp tục cùng nhau nghiên cứu để lý giải và phân tích, luậnchứng và đề xuất các ý kiến với nhà làm luật nhằm sớm khắcphục và loại trừ những bất cập-nhược điểm-hạn chế nhấtđịnh.

5.Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp lí trongquy định pháp luật về hình phạt và các biện pháptư pháp Việt Nam

Thứ nhất, kiên định, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo

toàn diện, thống nhất và trực tiếp đối với cơ quan tư pháp

Thứ hai, cải cách tư pháp vì sự phát triển của đất nước.

Xác định cải cách tư pháp là động lực quan trọng để nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp và công tác phòng,chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo

Thứ ba, xây dựng nền tư pháp vì nhân dân phục vụ Hoạt

động tư pháp phải đặt người dân vào vị trí trung tâm Tiếp tụcđổi mới tổ chức, phương thức hoạt động theo hướng đảm bảotrong sạch, tinh gọn, hiệu quả

Thứ tư, hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo vệ

quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân thông qua

Trang 11

hoạt động tư pháp Tiếp tục hoàn thiện chế định Hội thẩmnhân dân

Thứ năm, hoàn thiện cơ chế giám sát đặc thù của cơ quan

dân cử và nhân dân đối với hoạt động tư pháp Tận dụng sựphát triển của công nghệ thông tin hướng tới xây dựng Tòa ánthông minh, Tòa án điện tử

Thứ sáu, đề cao vị trí, vai trò của cơ quan thực hiện quyền

tư pháp trong hệ thống chính trị; xác định đây là thiết chế độclập; có cơ chế phù hợp đảm bảo độc lập tư pháp

Thứ bảy, kế thừa và phát huy kinh nghiệm cải cách tư

pháp đã đạt được; tập trung giải quyết những nhiệm vụ cảicách chưa hoàn thành; tiếp thu những thành tựu khoa họcpháp lý tiên tiến

Thứ tám, xây dựng cơ chế phù hợp, hạn chế tác động từ

những chủ thể khác đối với hoạt động tư pháp; thực hiệnnghiêm nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập vàchỉ tuân theo pháp luật”

III.Các hình phạt và các biện pháp tư pháp đối vớipháp nhân thương mại phạm tội.

1.Cơ sở pháp lýa.Hình phạt chính

(1)Phạt tiền

Phạt tiền đối với pháp nhân thương mại là hình phạt tước

một khoản tiền của pháp nhân thương mại phạm tội để nộpvào ngân sách Nhà nước.

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mứcđộ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chínhcủa pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cảnhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạtbổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 77, Bộluật Hình sự 2015).

Nếu Tòa án áp dụng hình phạt chính đối với pháp nhânthương mại là phạt tiền thì phải căn cứ vào khung hình phạt

Trang 12

tiền đối với tội phạm mà pháp nhân thương mại bị kết án đểxác định mức tiền phạt cụ thể.

Ví dụ: Công ty A bị kết án về tội trốn thuế quy định tại

Khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 có khung hìnhphạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng Căncứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội do pháp nhân thương mại gây ra, các tình tiết giảmnhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự Tòa án áp dụng hình phạtcho Công ty A là 700.000.000 đồng Nếu Công ty A có nhiềutình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì Tòa án cóthể áp dụng hình phạt dưới 500.000.000 đồng hoặc dưới100.000.000 đồng (mức tiền phạt thấp nhất của Khoản 1 Điều200 Bộ luật Hình sự năm 2015), nhưng không được dưới50.000.000 đồng.

Ví dụ: Vào ngày 11-7-2016, các đơn vị chức năng nhận

được tin báo của người dân về việc đã phát hiện nhiều xe ô tôchở chất thải từ nhà máy Formosa ở Khu kinh tế Vũng Áng(huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đem về chôn lấp tại phần đấtthuộc trang trại của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môitrường đô thị Kỳ Anh Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năngphát hiện có 276 tấn rác thải công nghiệp độc hại củaFormosa đã được chôn lấp tại đây.

Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Môi trường đô thị KỳAnh không đủ điều kiện và không được cơ quan chức năngcấp phép tiếp nhận, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệpthông thường, chất thải nguy hại nhưng đã tự ý ký vớiFormosa một hợp đồng vận chuyển, xử lý bùn bánh từ xưởngxử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp của dự án Formosa HàTĩnh Đối chiếu với quy định tại Khoản 2 Điều 85 của Luật Bảovệ Môi trường và Khoản 1 Điều 29 của Nghị định số38/2015/NĐ-CP ngày 24-04-2015 của Chính phủ về quản lýchất thải và phế liệu, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận:Bùn thải bị chôn lấp trái phép tại khu vực trang trại của ôngLê Quang Hòa đã được bốc xúc, lưu giữ với khối lượng là390,72 tấn (bao gồm cả đất đá bị lẫn) là chất thải côngnghiệp có lẫn chất thải nguy hại; phải được quản lý theo quy

Trang 13

định về chất thải nguy hại và phải được chuyển giao cho đơnvị có chức năng, được cấp phép xử lý theo quy định của phápluật,…

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 2016, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đãchính thức công bố quyết định khởi tố vụ án hành sự "Vi phạmquy định về quản lý chất thải nguy hại" theo Điều 182A củaBộ luật Hình sự.

02-08-Vào ngày 16-02-2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã raquyết định số 3744/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính đốivới Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng quản lý môi trường đôthị Kỳ Anh, với số tiền là 450.000.000 đồng vì đã thực hiệnhành vi vi phạm hành chính trong việc chôn lấp, đổ chất thảirắn sinh hoạt, chát thải rắn công nghiệp thông thường tráiquy định về bảo vệ môi trường trên 100.000 kg, quy định tạiĐiều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 củaChính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực bảo vệ môi trường.

(2)Đình chỉ hoạt động có thời hạn

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động từ

06 tháng đến 03 năm của pháp nhân thương mại trong mộthoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gâythiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặcan ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năngkhắc phục trên thực tế.

Căn cứ vào nội dung trên thì pháp nhân thương mại thì cóthể bị tòa án đình chỉ hoạt động một hoặc một số lĩnh vực chứkhông đình chỉ toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực này phápnhân thương mại có khả năng khắc phục.

Thế nhưng, khó có thể đánh giá một pháp nhân thươngmại có khả năng khắc phục Pháp nhân thương mại sẽ nêu ranhững lý do để khắc phục hậu quả để không bị tòa án ápdụng đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Vì thế, khi áp dụng loạihình phạt này cần có căn cứ, cơ quan chuyên môn giám định,đến tận nơi kiểm tra để xem có khả năng khắc phục không.

Trang 14

Ví dụ: Ngày 05-09-2021, UBND tỉnh Hải Dương đã ban

hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHHQuảng Phong Việt Nam có trụ sở tại Cụm công nghiệp NgũHùng – Thanh Giang, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnhHải Dương với tổng số tiền trên 700.000.000 đồng Đáng chúý, Công ty Quảng Phong Việt Nam hoạt động sản xuất chínhthức từ tháng 01/2019 nhưng không có giấy xác nhận hoànthành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vậnhành của dự án Đối với hành vi này, Công ty Quảng PhongViệt Nam đã bị xử phạt hành chính 220.000.000 đồng, cùngvới đó, tỉnh Hải Dương yêu cầu đình chỉ hoạt động sản xuấtcủa Công ty trong thời hạn 225 ngày (7,5 tháng) kể từ ngàyQuyết định này có hiệu lực thi hành Ngoài ra, tỉnh Hải Dươngcòn chỉ rõ thêm nhiều sai phạm của Công ty Quảng PhongViệt Nam trong quá trình hoạt động tại tỉnh Hải Dương, như:xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn; không tổ chứckhám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho 160người lao động;… Trong năm 2020, tại doanh nghiệp xảy ravụ hàng trăm công nhân ngộ độc thiếc, nhiều người bị hạ Kalimáu, có triệu chứng về thần kinh,…

(3)Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của

pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực màpháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khảnăng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người,gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninhtrật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậuquả gây ra.

Cũng như trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, Tòaán chỉ được đình chỉ một hoặc một số lĩnh vực nhất định chứkhông được đình chỉ tất cả các lĩnh vực nếu như pháp nhânthương mại chỉ phạm tội có liên quan đến một hoặc một sốlĩnh vực.

b.Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại

(1)Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnhvực nhất định

Trang 15

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vựcnhất định là hình phạt tước quyền kinh doanh, quyền hoạt

động của pháp nhân thương mại với một số lĩnh vực trong thờihạn từ 1 năm đến 3 năm (kể từ ngày bản án có hiệu lực phápluật chứ ko đc cấm vĩnh viễn vì đây là hình phạt bổ sung).

Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi xét thấy nếu đểpháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặchoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tínhmạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.

(2)Cấm huy động vốn

Cấm huy động vốn là hình phạt bổ sung tước quyền huy

động vốn từ 01 đến 03 năm của pháp nhân thương mại bị kếtán.

Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thất nếu để phápnhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếptục phạm tội Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một sốhình thức cấm huy động vốn sau:

- Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc quỹ đầutư.

- Cấm phát hành, chào bán chứng khoán.

- Cấm huy động vốn khách hàng.

- Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.

- Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

(3)Phạt tiền khi không áp dụng hình phạt chính

Toà án ko áp dụng hình phạt chính đối với pháp nhânthương mại là phạt tiền như đình chỉ hoạt động có thời hạnhay đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vựcnhất định thì mới được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổsung.

Ví dụ: Vụ án Huỳnh Công Thiện và đồng phạm phạm

tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy địnhvề cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Tây Sài Gòn

Trang 16

Huỳnh Công Thiện (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầutư thương mại Giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh), PhanMộng Hoàng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư PhiLong) và 5 chủ doanh nghiệp khác đã có hành vi phạm tội“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Với thủ đoạn sử dụng pháp nhân nhiều công ty, “vẽ” dự ánkinh doanh, lập khống hồ sơ vay vốn, Thiện đã ký 7 hợp đồngvới BIDV Tây Sài Gòn, vay gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu USD.Những dự án kinh doanh Thiện mang đến ngân hàng thế chấpđều là dự án ảo (dự án trên giấy) Nhóm Thiện dùng tiền vaytừ hợp đồng sau thanh toán cho hợp đồng trước Tính đếncuối năm 2015, Thiện còn nợ BIDV Tây Sài Gòn 157,8 tỉ đồngcùng 421.322 USD (tiền gốc) Trong khi tài sản thế chấp cáckhoản vay này chỉ được định giá là 84,5 tỉ đồng 6 bị cáo kháclà chủ doanh nghiệp đồng phạm với Thiện khi ký nhiều giấytờ, chứng từ hợp thức hóa hồ sơ vay tiền ngân hàng.

Về phía nhân viên ngân hàng, bị cáo Hoàng Thái Hà tưvấn, hướng dẫn Thiện sử dụng doanh nghiệp do người khácđứng tên làm thủ tục vay vốn Khi thẩm định, Hà vẫn đánh giánhững công ty trên độc lập và đồng ý ký hợp đồng tín dụng;ký xác nhận vào biên bản kiểm tra sử dụng vốn… Hoàng ThịBích Hồng và Tạ Minh Nguyệt sai phạm trong quá trình thụ lý,đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và kiểmtra sau giải ngân Hành vi trên khiến ngân hàng giải ngân choThiện gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu USD.

Tháng 10/2018, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơthẩm vụ án, HĐXX đã tuyên phạt Huỳnh Công Thiện tù chungthân; Phan Thị Thu Huệ (nguyên giám đốc Công ty Huệ Phát)12 năm tù cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Năm đồngphạm khác của Thiện lãnh từ 3 đến 4 năm tù về tội danh này.

Bị cáo Hoàng Thái Hà (nguyên trưởng Phòng Quan hệkhách hàng BIDV Tây Sài Gòn) bị phạt 8 năm tù; Hoàng ThịBích Hồng và Tạ Minh Nguyệt (nguyên nhân viên BIDV Tây SàiGòn) cùng bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “Vi phạm quy địnhcho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” Ngoài ra,

Trang 17

hai bị cáo Huỳnh Công Thiện và Phan Thị Thu Huệ còn buộcphải bồi thường cho BIDV Tây Sài Gòn hơn 350 tỉ đồng.

c.Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhânthương mại phạm tội

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thươngmại phạm tội là những biện pháp cưỡng chế tư pháp nhưngkhông phải hình phạt do toà án áp dụng có tác động hỗ trợhình phạt trong việc xử lý pháp nhân thương mại phạm tội.

Toà án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư phápnhư sau đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82, Bộluật Hình sự 2015):

(1)Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm(được quy định tại điều 47 của Bộ luật hình sự), như là:

- Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành.

- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội.

- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chácnhững thứ ấy mà có, khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội.Đối với vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này là cólỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thựchiện tội phạm thì có thể bị tịch thu Còn nếu vật, tiền bị ngườiphạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịchthu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

(2)Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại;buộc công khai xin lỗi

Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủsở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồithường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạmtội gây ra.

Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần, Toà án buộcngười phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗingười bị hại.

(3)Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

(4)Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Trang 18

Ví dụ: Toàn cảnh vụ án Formosa Hà Tĩnh

Trong tháng 4-2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung ViệtNam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế) xảyra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bấtthường, gây thiệt hại lớn về kinh tế-xã hội, môi trường biển;ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự antoàn xã hội.

Qua điều tra và rà soát, các bộ ngành, cơ quan chức năngđã đi đến kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thicông, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công tyFormosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườngbiển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh từHà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế trong tháng 4 vừa qua.

Ngày 28-6-2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận tráchnhiệm về việc gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàngloạt tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong thời gianvừa qua; đồng thời cam kết:

(1) công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đểxảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng;

(2) thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho ngườidân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ônhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung củaViệt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng(500 triệu USD);

(3) khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xửlý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảođảm xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môitrường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước củaTrung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môitrường như đã xảy ra;

(4) phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnhmiền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môitrường biển miền Trung, bảo đảm phòng, chống ô nhiễm,không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin vớingười dân Việt Nam và quốc tế;

Trang 19

(5) thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, khôngđể tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chếtài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.Định hướng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật vềcác hình phạt và các biện pháp tư pháp đối vớipháp nhân thương mại phạm tội

a.Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về trách nhiệmpháp lý của các pháp nhân thương mại

Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ

sung năm 2017 chính thức có hiệu lực Đây là lần đầu tiên cácquy định về “Pháp nhân thương mại phạm tội” được áp dụng.Theo quy định này, rất nhiều hành vi vi phạm phổ biến trướcđây như việc trốn thuế, vi phạm môi trường, sa thải lao độngtrái pháp luật, không đóng bảo hiểm xã hội, kinh doanh đacấp, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự Bêncạnh đó, các nhà điều hành có thể phải liên đới chịu tráchnhiệm về những sai phạm từ doanh nghiệp của mình gây ra.

b.Các định hướng hoàn thiện pháp luật về tráchnhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại

Thứ nhất, hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của pháp nhân

thương mại gắn với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường vàhội nhập quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của

pháp nhân thương mại đảm bảo vừa răn đe, vừa khắc phụcnhững tổn hại kinh tế do pháp nhân gây ra.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của

pháp nhân thương mại đảm bảo môi trường hoạt động kinhdoanh lành mạnh, thúc đẩy các pháp nhân thực hiện các hoạtđộng kinh doanh theo pháp luật.

c.Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thựchiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của phápnhân thương mại.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tráchnhiệm của pháp nhân thương mại.

Trang 20

(1)Thay đổi nhận thức về tài sản và trách nhiệm pháplý của pháp nhân thương mại

Quan niệm trách nhiệm pháp lý của pháp nhân hiện nayphải có sự thay đổi, theo đó trách nhiệm hữu hạn và tráchnhiệm vô hạn không phải là đặc trưng của pháp nhân, khôngthể coi đó là tiêu chí để xem xét tổ chức có tư cách pháp nhânhay không.

(2)Quy định hợp đồng thành lập pháp nhân trong Bộluật dân sự.

Xuất phát từ bản chất pháp lý của việc hình thành phápnhân là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằmtạo ra một thực thể cụ thể để đáp ứng hoạt động kinh doanhnhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giaokết hợp đồng.

(3)Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tráchnhiệm của pháp nhân thương mại.

Cần quy định rõ, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sựvề những giao ước, thỏa thuận (hợp đồng) tuy do người đạidiện ký kết hoặc những hành vi khác nhưng nhân danh phápnhân.

Bộ luật hình sự chỉ áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm quathời gian bị phạt tù nên cần có hướng dẫn riêng về thời hiệutruy cứu trách nhiệm hình sự cho pháp nhân.

(4)Giải pháp hoàn thiện pháp luật hành chính về tráchnhiệm của pháp nhân thương mại.

Cần xác định lại thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối vớipháp nhân theo hướng tăng thời gian lên gấp hai lần so với cánhân Điều này cũng phù hợp với mức độ xử phạt tiền tối tốiđa của pháp nhân là gấp hai lần so với cá nhân, xuất phát từtính chất nguy hiểm, mức độ gây hậu quả trong vi phạm củapháp nhân.

Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về tráchnhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại

Trang 21

Thứ nhất, có hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về

trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại.

Thứ hai, cần phải hiểu rõ hoạt động trong lĩnh vực của mình

với mối liên hệ trách nhiệm mà pháp luật hình sự quy định.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm

công tác đăng ký kinh doanh.

Thứ tư, tích cực đẩy mạnh công tác phối hợp trong việc xác

định trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại.

IV.Quyết định hình phạt1.Cơ sở pháp lý

Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt và

mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người hoặc phápnhân thương mại phạm tội.

a.Quyết định hình phạt đối với người phạm tội

Căn cứ quyết định hình phạt

Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ và quy định của Bộluật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tìnhtiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Việc tòa án quyết định hình phạt đối với người hoặc phápnhân phạm tội phải công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.Điều này có ý nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý rất quantrọng, đồng thời là cơ sở pháp lý để thực hiện mục đích củahình phạt.

Theo quy định tại Điều 50, Bộ luật Hình sự 2015, khi quyếtđịnh hình phạt, tòa án bắt buộc phải dựa vào căn cứ sau đểlựa chọn hình phạt phù hợp trong khung hình phạt mà tòa ánđã ra quyết định xét xử:

- Các quy định trong Phần chung và Phần các tội phạm cụthể của Bộ luật Hình sự;

- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi;

- Nhân thân người phạm tội;

- Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51,Bộ luật Hình sự 2015);

Ngày đăng: 22/06/2022, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP - BÀI tập NHÓM môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về HÌNH PHẠT và các BIỆN PHÁP tư PHÁP
ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP (Trang 1)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w