ScanGate document
Trang 1AI ĐƯỢC THỜ TRONG CÁC “AM”
(MỘT LOẠI ĐẾN THỜ NHỎ NGOÀI TRỜI) Ở VIỆT NAM?
Michio Suenari*
I HINH DANG BAN THO TRONG DEN THO
1 Các loại hình dạng: Có hai loại ban thờ là loại bệ mở và loại hình hộp Loại bệ mở được chia thành ba loại:
a Chỉ là một tấm det;
b Tấm dẹt với tường bao quanh; c Tấm dẹt có mái che
Loại hình hộp cũng được chia thành ba loại:
a Hộp có mái che nhưng không có tường bao quanh; b Hộp có tường bao quanh nhưng không có mái che; c Hộp có tường bao quanh và có mái che
Dạng hộp có thể là một dạng của ngôi nhà hay một hộp đơn giản Chúng có thể được trang hoàng lộng lẫy hoặc bài trí đơn giản
2 Đồ bày trên ban thờ
Các đồ được đặt trên ban thờ gồm bát hương, giá đỡ nến, cốc đựng rượu,
gương, lược, tượng một con ngựa (thường thì hiếm khi có) Chỉ cần một bát
hương, còn những đồ dùng khác có thể tuỳ số lượng Chúng ta không thể thấy một chiếc ghế được trang hoàng lộng lẫy như thường thấy trên ban thờ của gia đình hoặc điện thờ dòng họ Điều đó chứng tỏ trong “am” người ta
không thờ theo địa vị cao thấp
3 Đồ cúng lễ
Thông thường, chỉ có hương và nến là bắt buộc phải có Hoa quả cũng
nên có vào những ngày lễ Trên một số ban thờ, thịt và gà luộc cũng có
thể được dâng lên, tương tự như những đồ cúng lễ mà ta hay đặt lên ban thờ tại nhà riêng trong những ngày giỗ, Tết
Trang 2AI ĐƯỢC TRONG CÁC “AM” (MỘT LOẠI ĐỀN THỜ NHỎ NGOÀI TRỜI) Ở VIỆT NAM?
4 Trang trí ban thờ
Ban thờ thường được trang trí bằng những đồ rất tỉnh xảo, trau chuốt Mái, cột và các tường bao quanh bên trong và bên ngoài thường được sơn với những mẫu thiết kế hoa mỹ, những vòng tròn phong phú Trong một chừng mực nào đó, nó phản ánh sự giàu có và nhiệt huyết của người chủ điện Những ban thờ mới được xây thường có xu hướng được trang trí sặc
sỡ hơn Trong khi các nhà mộ đạo ở những vùng dân tộc truyền thống
thường có xu hướng dựng ban thờ với những đồ trang hoàng rực rỡ, các chuyên gia về nghỉ lễ ở làng hoặc chủ các đền thờ ở làng thường dựng ban
thờ nghiêm trang hơn, màu sắc nhã nhặn hơn theo phong cách cổ điển
Đôi khi, người ta còn viết chữ lên những cột trụ ở cổng đền hoặc trên bức tường chính giữa của ban thờ Trong một số trường hợp, từ “Thần thánh” hoặc “Mong cầu hạnh phúc” được viết bằng chữ Hán ở giữa bức tường và một loạt bài thơ có ý nghĩa tốt lành được đề trên cả hai mặt của bức trướng (bình phong) treo đằng trước ban thờ Tuy nhiên, thông thường
thì người ta thường sơn những bức tranh hình con rồng (tượng trưng cho vị thần nam) và chim phượng hoàng (tượng trưng cho vị thần nữ) trên bức
tường đằng sau Chữ quốc ngữ hiếm khi được dùng trong các “am”
H CÁCH THỜ CÚNG
Trong gia đình, ban thờ thường được đặt trong đền thờ tổ tiên do người đứng đầu dòng tộc thờ cúng Đền thờ của làng xã sẽ do một người tình
nguyện ở gần đó đứng ra trông coi Những người này thường thắp hương hàng
ngày, hoặc vào các ngày mồng 1, 15 hoặc 30 (Âm lịch) hàng tháng Khi thờ cúng những hồn ma lang thang, rất nhiều đồ cúng, thường là thịt, được đặt lên ban thờ vào ngày Rằm tháng Bảy (lễ Xá tội vong nhân), khi cửa địa ngục mở ra và linh hồn lang thang ra ngoài Trong trường hợp này, các đĩa thịt đầy đặn được bày lên, nhưng tuyệt đối không dùng đồ lễ này cho những linh hồn ăn chay hoặc các Thân linh Khi gia đình hay dòng họ có một lễ thờ cúng tại ban thờ chính trong nhà, họ cũng sẽ chia lộc sau khi buổi lễ kết thúc
II CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỜ TRONG CÁC ĐỀN THỜ NHỎ 1 Linh hồn của tổ tiên gồm:
a) Bà Cô (con gái chưa chồng): 21 trường hợp b) Con trai chết từ khi còn nhỏ: 19 trường hợp
c) Các thành viên nam của dòng họ (ông tổ): 10 trường hợp
Trang 3VIET NAM HOC - KY YEU HỘI THẢO QUỒC TỀ LẦN THỨ HAI
3 Các thần linh:
g) Khoan canh (thần trông coi đất nhà hoặc làng xóm): 13 trường hợp h) Năm yếu tố (Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ): 3 trường hợp
i) Than đất: 3 trường hợp
j Ngựa: 1 trường hợp
k) Nữ thần bất khả xâm phạm, vua của các thế lực siêu phàm: 3 trường hợp D Thân nước: 1 trường hợp
m) Những người vô danh: 7 trường hợp
Cả linh hồn của con người và của Thần linh đều được thờ trong các đền thờ nhỏ
4 Linh hồn của những thành viên trong dòng họ
Sử sách ghi lại rằng có bốn loại linh hồn có quan hệ họ hàng được thờ ở ngoài trời, trong khi phần lớn những thành viên trong dòng họ sau khi chết được thờ trên ban thờ đặt trong nhà Chúng ta có thể có một số đầu mối để hiểu bản chất của các linh hồn này bằng cách kiểm tra xem cách thức và tại sao những linh hồn này lại được đối xử khác so với các linh hồn được thờ trong nhà
a) Bà Cô là các linh hồn nữ của những người chết từ khi còn nhỏ và thường “thông tin” cho họ hàng mình (những người còn sống) bằng một số biện pháp như xuất hiện trong giấc mơ, báo mộng những điềm không lành cho một thành viên nào đó trong gia đình Người ta tin rằng Bà Cô có sức mạnh tâm linh thậm chí còn mạnh hơn cả những người trong tổ tiên phụ
hệ chết một cách bình thường Vì vậy, họ được coi là người che chở đáng
tin cậy trong một thời điểm cụ thể Mặc dù cái chết yểu của họ được coi là nguồn gốc tạo nên sức mạnh trên của họ, nhưng đôi khi những Bà Cô đã kết hôn cũng có thể có khả năng này
Ở miền Bắc Việt Nam, Bà Cô được thờ trên ban thờ được đặt trong các đền, miếu Có thể nói cách “đối đãi” bên ngồi ngơi nhà đối với các đối tượng con gái chưa chồng này sẽ trung thành hơn với các nguyên tắc của Khổng tử phản đối việc thờ cúng những thành viên nữ tại ngôi nhà nơi họ
đã sinh ra
b) Linh hồn của những bé trai chết từ khi còn nhỏ và hiện ra báo mộng cho những người còn sống cũng được thờ trong đền nhỏ ở ngoài sân Mặc dù các trường hợp này không phổ biến như trường hợp của
Bà Có, do họ có sức mạnh tâm linh kém hơn các Bà Cô, nhưng số trường
hợp (đã thống kê) gần như ngang bằng Điều này cho thấy việc thờ cúng không chỉ đơn thuần dựa trên những hy vọng của người còn sống
là được những linh hồn này bảo vệ mà còn dựa trên các yếu tố khác,
Trang 4AI ĐƯỢC TRONG CÁC “AM” (MỘT LOẠI ĐẾN THỜ NHỎ NGOÀI TRỜI) Ở VIỆT NAM?
c) Theo thuyết Khổng tử, một vấn đề không như dự đoán là những nam nhân trong họ hàng cũng được thờ cúng trong các đền thờ ngoài trời Lý lẽ đưa ra rất khác nhau: đó là linh hồn của những người chết đột tử hoặc chết trong chiến tranh, linh hồn của một thành viên không chính thức trong dòng họ (con riêng của vợ hai), linh hồn của một nam nhân để lại một
chúc thư khi ông ta chuẩn bị đi tới một nơi xa xôi, linh hồn của một người
lính chết tại chiến trường nhưng xuất hiện trong giấc mơ của một gia đình và đề nghị được thờ cúng
d) Những người không có con nối dõi thường để lại tài sản cho các thành viên bàng hệ, các nhà thờ tổ hay các đền thờ để được thờ cúng sau khi chết Đó được gọi là Hầu Họ không được thờ tại các ban thờ đặt ở giữa đến, chỉ được đặt ở ban bên cạnh (thường là ở phía Bắc) hoặc trong các đền nhỏ ngoài trời Trong sân của đền thờ ở làng, có thể thấy các đền như vậy và một đền thờ linh hồn của người đã đóng góp nhiều cho ngôi đền
5 Linh hồn của những người không phải họ hàng
a) Đàn ông tử trận: phần lớn những người này chết tại ngôi làng, nơi đặt “đền” thờ, trong chiến tranh Việt Nam
b) Linh hồn của những người chủ cũ của ngôi nhà Ở miền Bắc, người ta gọi đó là Tiền chủ (người chủ trước) Chúng ta chỉ phát hiện một trường hợp: Cần nghiên cứu thêm về điều kiện chi tiết để được thờ cúng
6 Các vị Thần: Phần lớn Thần là những người có đất và sở hữu chúng
a) Khoan canh được giải thích là một vị Thân sở hữu đất nhà, nhưng hình ảnh hoặc đặc điểm của vị Thần này lại không được rõ
^
b) Năm yếu tố (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ) và “Sáu cung điện”: Hai
trong ba trường hợp được thờ cúng bởi những người qua đường hoặc người
dân vùng lân cận Người dân giải thích Năm yếu tố là những vị Thần có trọng trách canh giữ vàng, nước, đất, cây và lửa, và nâng cao chức năng của họ như các vị Thần bảo vệ họ tránh hoả hoạn và lũ lụt Chỉ có một trường hợp, “Sáu cung điện” được đề cập đến trong sử sách Trung Quốc Theo quan niệm chung, đền thờ Thánh mẫu ở Việt Nam bao gồm Ba cung điện (Thiên đường, Đất và Nước) hoặc Bốn cung điện (cộng thêm Núi) Vẫn chưa rõ về số cung điện có phải là Sáu như sử sách Trung Quốc ghi hay không
c) Thần đất trong phạm trù này không phải là Thổ Công thường được thờ bên trong phòng chính, nhưng có liên quan tới linh hồn của những người chết không bình thường
d) Những tượng Ngựa thường được đặt lên ban thờ như một đồ trang
Trang 5VIET NAM HOC - KY YEU HO! THAO QUOC TE LẦN THỨ HAI
đôi khi còn được coi như một linh hồn được thờ cúng Trong một trường
hợp, chỉ các tượng của một số con ngựa đã được đặt đằng sau một lư hương
trong đền thờ (Một bà cụ đã trả lời rằng bà đang thờ ngựa)
e) Các vị Thánh và Hội đồng các quan được thờ cúng trong các đền thờ nhỏ trong sân của một pháp sư, vì vậy nên phân biệt các đối tượng này với các trường hợp trong các gia đình bình thường
ø) Một bức tượng thần nước được đặt trong một đền thờ nhỏ bên bờ
giếng của làng với ý nghĩa để vị thần này được uống nước
I MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC ĐỀN THỜ VỚI CÁC DẠNG ĐƯỢC THỜ CUNG 1 Có một xu hướng chung cho linh hồn của một người họ hàng được “sinh sống” trong một dạng đền thờ kiểu nhà ở, và cho các Thân sinh sống trên một ban thờ kiểu bàn dẹt Linh hồn con người cũng có thể
được đặt lên kiểu ban thờ bàn dẹt đơn giản, khi họ không có mối liên
hệ gần gũi lắm với người chủ nhà, hoặc gia đình đó quá nghèo để có thể xây điện thờ dạng nhà ở hoặc không cảm thấy cân thiết phải làm vậy Thần có thể được xây nhà khi họ được thờ cúng bởi các gia đình trong xóm, hoặc bởi dân làng (như thần nước ở gần giếng làng) Tôi
chưa phát hiện nguyên nhân rõ ràng tại sao các vị Thần khác được đặt
trên một ban thờ dạng đơn giản hơn Đó có thể là do thứ hạng của họ thấp hơn hoặc chức năng của họ kém hơn để được sống trong một “lãnh địa” nhỏ
2 Có thể thấy trật tự các bát hương trong các đền thờ được đặt theo quy luật tương tự như các bát hương trên một ban thờ chính trong gia đình Khi có hơn hai Bà Cô hoặc những ông tổ được đặt trong một đền thờ, mức độ quan trọng của mỗi bát hương được phân biệt bởi chiều cao của bệ để bát hương hoặc bởi vị trí ở giữa, phải và trái, theo thế hệ và tuổi tác
3 Trong làng, có thể thấy những đền thờ như vậy là một dạng tương tự như “am”, để thờ linh hồn của một chú cá voi với cơ thể hướng về phía bờ biển, cho linh hồn của những người lính chết trận trong cuộc chiến chống xâm lược, cho Quan Công (một vị quan võ của Trung Quốc ở thời đại Tam Quốc) Chúng có kích cỡ và hình dạng tương tự như “am”, nhưng có thể phân biệt bằng sự hiện diện của một bệ cột (đôn) chắc chắn thay vì một cột trụ để đỡ ban thờ hoặc “am”
V KẾT LUẬN
Từ các số liệu và phân tích trên, chúng ta thấy có rất nhiều đối
tượng được thờ cúng trong các “am” Nó phản ánh sự khác biệt lớn
trong các đền thờ ở miền Trung Việt Nam: Nó bao gồm nhiều vị Thần
khác nhau từ các đạo lớn như đạo Lão, đạo Phật, hoặc Thánh nữ, tới
Trang 6AI ĐƯỢC TRONG CÁC “AM” (MỘT LOẠI ĐỀN THỜ NHỎ NGOÀI TRỜI) Ở VIỆT NAM?
cua những người đã chết, từ những cái chết bình thường tới những cái chết vô danh Ban thờ trong đền thờ, đền hoặc nhà thờ họ, tổ tiên chỉ phù hợp với những Thần, những linh hồn của những thành viên ngoại
biên bình thường Tuy nhiên, phần lớn những người ngoại biên này
phải đi xa để tìm một chỗ có thể được thờ cúng sau khi chết
“Am” là nhà cho những trường hợp như vậy Tuy nhiên, chúng ta nên
nhớ rằng những “ngôi nhà” kiểu này không phải được xây cho tất cả những người ngoại biên mà chỉ những linh hồn may mắn mới thu hút được sự chú
ý của những người đang sống và được thờ cúng Nguyên nhân tạo ra sự chú ý này có thể là một giấc mơ, hoặc một lời tiên tri để cảnh báo cho
những người đang sống phải lập đền thờ Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của cá nhân, tôi thấy người Việt Nam thường có cảm giác sợ hãi những thế lực siêu nhiên này hơn so với người dân miền Nam Trung Quốc, và điều này
nên được nghiên cứu thêm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Suenari, Michio 2002