1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà Trần như là sự nghiệp dòng họ: khả năng so sánh Việt – Nhật về lịch sử trung đại

20 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 7,33 MB

Nội dung

Trang 1

NHÀ TRẦN NHƯ LÀ SỰ NGHIỆP DÒNG HỌ: KHẢ NĂNG SO SÁNH VIỆT - NHẬT VỀ LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI GS Momoki Shiro Đại học Osaka, Nhật Bản

Gần đây, Nhật Bản học ở Việt Nam cũng như Việt Nam học ở Nhật Bản phát triển

rất nhanh, có không ít đề tài lịch sử liên quan đến mối quan hệ Việt - Nhật với ý nghĩa hẹp (tức quan hệ trực tiếp như giao lưu, hợp tác, đối lập v.v ) được nghiên cứu một cách

công phu Song, hai bên có vẻ chưa nhận thức được đầy đủ về khả năng tìm hiểu quan

hệ với ý nghĩa rộng (như môi trường quốc tế trong đó hai nước cùng thuộc về, sự tương tự và khác nhau của hai xã hội v.v ) về hai nước cũng có văn minh lúa nước và văn

minh Đông Á Bài viết này nhằm mục dích tìm hiểu khả năng so sánh trung đại của hai

nước trong lĩnh vực gia đình và phụ nữ

1 Vương quyền thời Trần và nghiên cứu gia đình - phụ nữ

Từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980, vương quyền và thiết chế chính trị Việt Nam trong giai đoạn Lý - Trần đã được giới khoa học lịch sử quan tâm khá nhiều: Phía sau đó œ những lý luận mới như "sự phong kiến hóa của xã hội phương thức sản

xuất châu a” trong giới sử học Việt Nam (như Lê Kim Ngân, 1981), và sự "Đông Á hóa

của xã hội và quốc gia mang tính chất Đông Nam Á" trong giới sử học - khu vực học ở

My (Wolters, 1976 ) và Nhat (Sakurai, 1980; Momoki, 1982 ) Nói chung, các học giả nhất trí nghĩ rằng thiết chế trung ương tập quyềr#&iểu Trung Hoa cũng như chế độ phụ

hệ kiểu Nho giáo được xác lập trong các thế kỷ XIII - XIV -XV

Mặt khác, có quan niệm cho rằng phu nữ Việt Nam trong thời phong kiến, nhất là trước thế ky XV, œ địa vị tương đối cao và đóng vai trỏ tương đối lớn Quan niệm nay được phổ biến từ khá sớm thông qua các đề tài nghiên cứu như Quốc triều hinh luật (Makino Tatsumi 1950, 1954; Niida Noboru, 1954; Phan Huy Lê, 1959; Tạ Văn Tải, 1981; Yu Insun, 1990; ) hoặc đấu tranh chống ngoại xâm Nhưng quan niệm đó thường mơ

hồ, ít được nghiên cứu bằng phương pháp chính trị và vương quyền (Katâym, 1997) Các luận điểm của học giả Việt Nam về "tàn dư chế độ mẫu hệ" (Lê Thị Nhâm Thuyết, 1975),

"chế đô gia trưởng kiểu Nho giáo" cũng như luận điểm nhân học phương Tây về mô hinh

Trang 2

gia đình bilaferal hoặc cognaffc (Lưỡng hệ hoặc song phương - không phải phụ hệ, cũng không phải mẫu hệ - Makio, 1950, 1954; Wollers, 1976, 1982; Yu Inssun, 1990,2001)

đều quá đơn giản trước lý luận hiện đại về gia đình và phụ nữ (Suenari, 1995) Ngay cả các chuyên gia Mỹ nhấn mạnh tính bilateral của vương quyền Lý - Trần (Wolters, Taylor,

1995 v.v ) vẫn coi những người vợ của vua chỉ là tay sai của dong họ mình muốn nắm quyền lực (tức là tay sai của các đàn ông?) Điều đó tượng trưng cho sự kém phát triển

của lĩnh vực nghiên cứu này

Tinh hình nghiên cứu lịch sử oổ trung đại của các nước Đông Nam Á khác cũng

không phát triển lắm (Day, 2002) Nếu loại trừ một vài chuyên gia về giai đoạn sơ kỳ cận

dai (early modern) thi Nhật Bản chỉ ó Aoyama Toru (1992) nghiên cứu gia đình - phụ nữ

và vương quyền Majapahit ở Java

Trước cuối những năm 1970, nghiên cứu lịch sử gia đình và phụ nữ Nhật Bản trong

giai đoạn cổ trung đại cũng kém phát triển (Wakita, 1992; Momoki, 2000) Nhưng sau đó

nó thay đổi, ban đầu dưới ảnh hưởng của lý luận chế độ bilateral của xã hội học Đông Nam Á Thành tựu nổi bật đầu tiên là bộ Lịch sử phụ nữ Nhật Bản gồm năm quyển xuất bản năm 1982 Sau đó ngành lịch sử phụ nữ - gia đình Nhật Bản phát triển rất mạnh và toàn diện, đã bổ sung được nhiều luận điểm cho lý luận Angghen vốn thiếu kiến thức về châu Á Vì thế các nhà Đông Nam Á học cũng cần tham khảo một số công trình tiêu

biểu của lịch sử phụ nữ - gia đình Nhật Bản Và giới nghiên cứu Trung Quốc, Mông Cổ,

Mãn Châu v.v của Nhật Bản gần đây cũng cố gắng tìm hiểu về gia đình - phụ nữ và

vương quyền trong đó cũng có mấy công trình bổ ích để so sánh

Dựa vào các lý luận mới như trên, tác giả đã nghiên cứu về "vương triều phụ hệ"

lâu dài đầu tiên của Việt Nam tức nhà Lý (Momoki, 2000), chủ trương rằng, chế độ con

đích tôn kế thừa ngai vàng theo huyết thống phụ hệ được liên tục thực hiện trong thời Lý,

chủ yếu dựa vào sự cộng tác (đồng cai trị) tạm thời của các thành viên gắn bó (như mẹ, vợ, anh chị em, con trai, con gái) trong gia đình vua với điều kiện là tập đoàn dòng họ

phụ hệ chưa phát triển và mọi người trong hoàng tộc đều có những vị trí khá độc lập trên cơ sở tài sản riêng và bộ máy quản lý tài sản riêng của mình Vậy thì thiết chế hoàng tộc (dòng họ) nắm độc quyền của nhà Trần đã phát triển như thế nào và có cấu trúc ra sao? Bài này muốn tìm hiểu các vấn đề đó với quan điểm phụ nữ - gia đình và vương quyền", những quan điểm mà tác giả chưa có khi lần đầu tiên nghiên cứu thiết chế chính trị thời Trần vào năm 1982 (Momoki, 1982)

2 Phả hệ và hơn nhân của hồng tộc nhà Trần

Trang 3

đồ 1, 2} Xét về quan hệ hoàng đế - hoàng hậu thì Thái Tông đã thực hién cross cousin

marriage với phía bố (hôn nhân con cô - con cau) Nếu nhìn từ hai chị em hoàng hậu

(Thuận Thiên và Chiêu Thánh) thì hôn nhân với Thái Tông là eross cousin marriage phía bố (con của anh trai và con của em trai lấy nhau) Nếu Thiên Thánh trưởng công chúa, vợ của Trần Quốc Tuấn, là con gái của Thái Tông, thì cũng có thể nói rằng anh em Trần Liễu và Thái Tông đã trao đổi con gái mình cho nhau Trường hợp Nhân Tông lấy Khâm Từ (con gái Trần Quốc Tuấn) thì trở về cross cousin mariage phia me Nhung, néu me

đẻ của Khâm Từ là Thiên Thánh và Bảo Huệ (vợ của Quốc Tảng) la con gái Thánh Tông

thì có lẽ Thánh Tông và Quốc Tuấn (con của anh em Thái Tông - Liễu) cũng đã trao đổi con gái mình Anh Tông cũng đã lấy con gái thuộc ngành Trần Liễu làm hoàng hậu'

Đến đời Minh Tông thì hơn nhân giữa hồng đế và ngành Trần Liễu - Quốc Tuấn bị chấm dứt, có lẽ vì Quang Triều (con trai của Quốc Tảng) không có con, thì Minh Tông lại

thực hiện parallel cousin mariage phía bố với con gái của em trai bố là Quốc Chẩn Huệ Túc đại vương (bố của hoàng hậu Hiến Tơng và hồng hậu Dụ Tông) chưa rõ là con của

ai Trường hợp Dương Nhật Lệ (lấy con gái của Nghệ Tông) cũng thực hiện parallel cousin marriage phía bố“ Từ đời Duệ Tơng xuất hiện hồng hậu thuộc dỏng họ Hồ Quý

Ly (Duệ Tông đã thực hién cross cousin marriage phia me), nhung Phé dé lai thuc hiện

parallel cousin marriage phia bố Thuận Tông, lấy con gai cla Quy Ly) thuc cross cousin marriage phía bố vì me vợ (vợ cả của Quý Ly) là con gái của Minh Tông Nếu Hiến Gia hoàng hậu họ Trần của Hồ Hán Thương là con gái của Nghệ Tông thi Nghệ Tông và Hồ

Quý Ly cũng đã trao đổi con gái mình Nếu œó quan niệm ưu tiên parallel cousin marriage thi nó có thể giống mô hình dadia phổ biến trong vương tộc đảo Bali (Geertz, 1980:28-33), nhưng cũng có thể nghĩ rằng cái mà quan trọng hơn là việc hai đản ông

trao đổi con gái như dân tộc Mông Cổ (Uno, 1997)

Trước khi nhà Trần thành lập, họ Trần œ lạ chưa có thói quen hôn nhân củng họ,

vì vợ cả của Thái Tổ Thừa (bố Thái Tông) thuộc họ Lê và Thừa œ cậu là Tô Trung Tự”

Nhưng sau khi lập được vương triều thì khơng những các hồng đế và hoàng hậu mà con nhiều người trong hoàng tộc cũng thực hiện hôn nhân củng ho, như Trần Thủ Độ và Linh Từ quốc mẫu (vợ Lý Huệ Tông), Trần Quốc Tuấn và Thiên Trưởng công chúa (em gái của Thái Tông?) Chiêu Minh đại vương Quang Khải (em trai Thánh Tông) và Phụng Dương công chúa (con gái của Thủ Ðộ) lấy nhau và các con của họ cũng đã lấy con của

Quốc Khang (con thứ của Thái Tông) và Thánh Tông? Có lẽ thói quen hôn nhâu củng

họ xuất phát từ biên pháp dé phỏng sự xuất hiện của ngoại thích có khả năng đe dọa ngai vàng, như nhận xét của sử gia Nguyên Mông là Trần Cương Trung (Trần Cương

Trung thi tập)

Trang 4

Dù sao hoàng tộc thời Trần hình thành được một số ngành phụ quan trọng như ngành Thủ Độ, ngành Trần Liễu - Quốc Tuấn, ngành Quang Khải v.v Nói một cach khác, các ngành này đã tập hợp lại để tạo ra họ Trần là một dòng họ phụ hệ lớn

3 Vai trò hoàng tộc

Hoàng tộc thời Trần, cả đàn ông lẫn đàn bà, đã nắm trong tay hầu hết địa vị và quyền hạn quan trọng ở trung ương cũng như địa phương

3.1 Ban ông (rong hoàng tộc

Trước hết cần phải kể đến chế độ Thượng hoàng nhằm mục đích bảo vệ sự kế vị

của hoàng đế trẻ theo phụ hệ Thượng hoàng mới lên ngôi mấy năm sau khi vị thượng hoàng trước qua đời (giống như Nam Tống, khác với Nhật Bản) Khi mà thượng hoàng và hoàng đế cùng tồn tại thì quyền hạn quyết định cuối cùng thường nằm trong tay thượng

hoàng

Nhưng, vai trò của thượng hoàng đầu tiên là Thái Tổ Trần Thừa (bố Thái Tông)

chưa rõ Các sử gia hiện đại thường coi thường quyền lực của ông (có lẽ theo quan điểm

của Đại Việt sử ký tồn thư), nhưng Pơliacốp (1996) đã chủ trương rằng chính Trần Thừa là hoàng đế đầu tiên của nhà Trần Thực ra, An Nam chí lược (phần Trần Thị thế gia) viết: Trần Thừa là "đệ nhất thế" (đời thứ nhất) Bạch Hạc thông thánh quán chuông ky’ khắc năm 1323 gọi Thánh Tông là "đệ nhị đế" (hoàng đế thứ hai) và Thị Dức xã tự bi khắc năm 1331 gọi Hiến Tông là "đệ thất đế" (hoàng đế thứ bảy) Vấn đề người có quyền lực tối cao đầu tiên là ai thì œ lẽ ý kiến của Pôliacốp là đúng

Nhưng đồng thời có nhiều khả năng là: về hình thức chế độ nhị nguyên tức bố -

con đồng cai trị đã thành lập ngay khi nhà Trần cướp ngai vàng của nhà Lý cho nên

không thể nghĩ rằng Thái Tơng chưa lên ngơi hồng đế được khi Thái Tổ còn sống Từ năm 1230, cung Thánh Từ (còn gọi là Bắc Cung) của thượng hoàng nằm ở bên trái và cung Quan Triều của hoàng đế nằm ở bên phải được xây dựng trong kinh thành Thăng Long (Đại Việt sử ký toàn thư) Có chế độ cai trị nhị nguyên của bố con mới có chuyện

như vậy Cung Thánh Từ có cơ quan quản lý riêng là Thánh Từ cung hành khiển ty, có lẽ

song song với cơ quan hành khiển ty của hoàng đế, và hai cung điện (hành khiển ty) chắc đều có quyền lợi nhất định với cả các địa phương Mặc dù thái thượng hoàng sau

Thái Tông nhiều khi ở Thiên Trường (Nam Định) nhưng ngay trong kinh thành cũng có hai trung tâm

Khi thượng hoàng Thái Tổ mất năm 1234, anh trai của Thái Tông là Liễu đã “coi

Trang 5

nam 1236, Liễu có thể có địa vị gần thượng hoàng

Vì thực hiện chế độ hôn nhân cùng họ, nên không có người khác họ nắm quyền

lực triều đình như là ngoại thích hoặc phỏ mã trước sự nổi lên của Hồ Quý Ly Chỉ có điều là “ngoại thích Lý Cát (thuộc dỏng dõi nhà Lý?) bị phạt vì đã "ngồi trên ngai vàng"

(Đại Việt sử ký toàn thư, 1268)

Như là người có quyền kế thừa ngai vàng, Thánh Tông, Anh Tông và Minh Tông đều có thời kỳ được phong làm Đông cung Thái Tử, sau đó mới được phong làm hoàng

thái tử sau khi ông minh - thượng hoàng mất, và cuối cùng lên ngơi hồng đế sau khi bố minh trở thành thương hoàng Điều đó œ nghĩa là nhà Trần không bao giờ có ba vị thượng hoàng - hoàng đế - hoàng thái tử cùng một lúc Nhờ có hình thức kế thừa như thế, thời Trần ít thấy sự đối lập giữa con đích và con thứ như thời Lý, trừ trường hợp Quốc

Khang (con trai cả của Thái Tông nhưng là con thứ) và Thánh Tông (con trai thứ hai như con đích của Thái Tông), và nếu thật thì, trường hợp Dương Nhật Lệ Song, Minh Tông đã nhường ngôi cho Hiến Tông (con của vợ lẽ) trước khi sinh được con đích, có thể là vì

muốn trở thành thượng hoàng sớm sau khi thái thượng hồng Anh Tơng mất” Nghệ

Tơng, vị hồng đế muốn khơi phục lại các chế độ thời Minh Tông, cũng đã nhượng ngôi sớm (trước khi sinh oon trai đích?) cho em trai khác mẹ là Duệ Tông Không hiểu tại sao

em gái họ (hoàng hậu của Duệ Tông) và con gái (hoàng hậu của Thuận Tông) của Hồ

Quý Ly có thể trở thành hoàng hậu, dù Hồ Quý Ly có công lớn trong chiến dịch đánh Dương Nhật Lệ và đánh Champa

Về chính quyền trung ương, nhiều người giữ được địa vị cao, chẳng hạn chú (Thủ Độ) và em trai (Nhật Hạo) của Thái Tông, em trai Thánh Tông (Quang Khải), em trai Nhân Tông (Đực Việp), em trai Anh Tông (Quốc Chẩn) lần lượt giữ chức tể tướng Và

danh sách các quan chức cao cấp không thay đổi khi hoàng đế mất như thời Lý

(Fujwara 1987) Những người trong hoàng tộc nhưng không phải là con trai hoặc anh

trai, em trai của hoàng đế cũng œ thể có danh hiệu vương và đại vương như Hưng Đạo

vương Trần Quốc Tuấn và các con trai, cháu trai của ông, con trai của Quốc Kháng (anh

của Thánh Tông) la Nhân Quốc vương, con trai của Quang Khải (Văn Túc vương và Võ Túc vương) Có nguyên tắc binh thường như “chỉ có con trai của hoàng hậu mới được

làm đại vương và con thứ của hoàng đế và con trai của đại vương được làm vương” hay

không thì chưa rõ

Về thống trị địa phương, những người thuộc hoàng tộc có thái ấp (với phủ để) vả

điền trang, thường sống ở địa phương và chỉ lên kinh khi nào cần thiết Quy mô thái ấp

Trang 6

Hữu Quýnh, 1982; Nguyễn Thi Phuong Chi, 2002) Quy mô của điền trang cũng hẹp hơn

một huyện (Sakurai, 1992) Nhưng các hoàng tộc quan trọng như Thủ Độ, Quốc Tuấn và con cháu của ông, Quang Khải và con cháu của ông v.v có uy thế trong phạm vi rộng trong cả lộ mà thái ấp của họ nằm trong đó hoặc là lộ mà họ đã cai trị Họ hay kết thơng

gia với lớp thổ hào (ngồi phạm vi hơn nhân chính trong hồng tộc) như trường hợp

Quốc Kháng ở Diễn Châu và Nhật Duật ở Thanh Hoá Xung quanh gia nô trực thuộc của

mình, họ có thể điều động lực lượng vũ trang lớn ở địa phương mà mình có uy quyền khi đánh giặc Thời bình thì họ có thể thu hút nhân tài văn võ ở địa phương như “môn khách”

của mình cung cấp một phần xuất sắc cho trung ương

Về hoạt động Phật giáo, nhiều người trong hoàng tộc xây chùa, cúng ruộng, và làm nghỉ lễ Phật giáo Không những thế, một số người đã từng trở thành người lãnh đạo về giáo lý hoặc tổ chức giáo phái như Thái Tông, Nhân Tông và Huệ Trung thượng sĩ (Viện Triết học, 1988)

Nhưng vào nửa cuối thế kỷ XIV, cơ chế tập trung quyền lực về hoàng tộc (để cho ngai vàng của họ Trần vững chắc) lại gây sự suy thoái của chính quyền với những cuộc xung đột nội bộ của hoàng tộc, và œ lẽ với những sự xuống cấp di truyền do hôn nhân

củng họ gây ra

32 Phụ nữ trong triểu đình và hoàng tộc

Khi tìm hiểu chế độ thái thượng hoàng, chúng ta cần chú ý đến cả các danh hiệu

phụ nữ như hoàng thái hậu và quốc mẫu Danh hiệu hoàng thái hậu thường được tặng

cho vợ cả của thượng hoàng hoặc hoàng đế trước, tức là những phụ nữ đã từng được

phong làm hoàng hậu Nhưng trường hợp đời Anh Tông và Minh Tông, Tuyên Từ (khơng rõ họ) làm hồng thái hậu từ 1295 sau khi Khâm Từ hoàng thái hậu (hồng hậu của Nhân Tơng) mất năm 1293, œ lẽ vì Tuyên Từ có vị trí như vợ kế của Nhân Tơng thượng hồng (làm thái thượng hoàng từ 1293 đến 1308)

Khi Anh Tơng hồng đế và Minh Tơng hồng đế nhường ngơi thì hồng hậu của

các ông được gọi là thái thượng hoàng hậu, rồi khi hoàng đế sau (Minh Tông và Hiến

Tông) lên ngôi thì các bà được gọi là hoàng thái hậu Nếu thái thượng hoàng hậu (vợ của

Trang 7

Ý nghĩa của danh hiệu quốc mẫu không rõ Trường hợp Linh từ quốc mẫu (vợ của Thủ Độ, vốn là hoàng hậu của Lý Huệ Tông) thi Đại Việt sử ký toàn thư (năm 1259) chú thích rằng quốc mẫu là xưng hơ khác của hậu (hồng hậu) nhưng trường hợp Thiện Đạo quốc mẫu (vợ Trần Liễu), Nguyên Từ quốc mẫu (vợ Trần Hưng Đạo), và Bảo Huệ quốc mẫu (vợ Quốc Tảng) thì không thể là hoàng hậu Ba người được gọi là quốc mẫu có thể là vi mẹ của hoàng hậu, nhưng cũng có thể là vì phụ nữ thuộc thế hệ trên và có uy tín

bậc nhất trong dòng họ

Các bà hoàng thái hậu và quốc mẫu đóng vai trò quan trọng trong hoàng tộc thông

qua những việc đính hôn, điều hỏa quan hệ anh em v.v như Linh Từ quốc mẫu (và Trần Thủ Độ) làm Thái Tông ly dị hoàng hậu Chiêu Thánh chưa có con và lấy vợ anh

Liễu là Thuận Thiên đang œó thai làm hoàng hậu của mình, rồi anh em Liễu và Thái

Tông đánh nhau thì Linh Từ đã điều đình Không những thế, các bà ấy dám đón vai tro

chính trị và quân sự Linh Từ quốc mẫu đã bảo vệ vợ con hoàng tộc và gửi vũ khi cho tiến tuyến trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất Theo lời di chúc của chồng, Hiến Từ hoàng thái hậu (vợ cả của thượng hồng Minh Tơng) khơng xuất gia mà ở lại cung Thánh Từ khi chồng mất, tức là bà đóng vai trò như thượng hoảng Thực ra, khi Dụ Tông mất, chính bà Tuyên Từ chọn Dương Nhật Lệ để kế vị Trường hợp mẹ đẻ

của Minh Tông là Chiêu Từ thi bà đã làm luật “phép xắn chân bãi cát bồi” (bị xoá bỏ vào năm 1371- Đại Việt sử ký toàn thư) dù bà chỉ là “hoàng thái phi” và mới được truy tang danh hiệu thái hậu sau khi mất vào năm 1359 Chuyện mẹ Dương Nhật Lệ trốn đi Champa khi con minh bị giết và đã du được vua Champa là Chế Bồng Nga đánh Thăng

Long cũng tượng trưng cho sức mạnh lớn của mẹ hoàng thái hậu

Về vợ của hồng đế, khơng hoàng đế nào lập nhiều hoàng hậu củng một lúc như thế kỷ X- XI Chế độ một chồng - một vợ cả - nhiều vợ lẽ đã được xác lập Nhưng không biết được giữa vợ lẽ cũng có người thuộc hoàng tộc Trần hay khơng Các hồng đế từ Thái Tông đến Nhân Tông đều lập được hoảng hÑŸ khi minh lên ngôi hoặc vài năm sau

đó, nhưng Anh Tơng lập hồng hậu khi 34 tuổi sau khi thượng hồng Nhân Tơng mất, Minh Tơng lập hồng hậu khi 24 tuổi sau khi thượng hoảng Anh Tông mất Trưởng hợp Hiến Tông thì không lập được hoàng hậu trước khi ông mất ở lứa tuổi 23 Điều đó có thể giải thích rằng: thượng hoàng Thánh Tông và Nhân Tông hoàng đế hay được gọi là “nhi

đế” (hai vị vua) theo quan niệm bố con đồng cai trị, nhưng các thương hoảng Nhân Tông

- Anh Tông - Minh Tông có vẻ “quân chủ thực su’ va dia vị của hoàng đế được coi nhẹ

cho nên các hồng đế khơng dám lập hoàng hậu, œ lễ vi họ cỏn thơ ấu khi mới lên ngôi

Mặt khác, hầu hết các hoàng đế từ Minh Tông trở về sau có mẹ đẻ không phải là vợ cả

của cha Nhưng các bà mẹ đẻ không được phong làm hoàng hậu khi các hoàng đế đó

Trang 8

sinh ra hoặc được phong làm hoàng thái tử, tức là hồng hậu khơng phải được định nghĩa là mẹ đẻ của hoàng đế sau

Các hoàng đế thường trẻ tuổi (khi nhiều tuổi thì trở thành thượng hoàng) cho nên vai trỏ chính trị của các hoàng hậu và các vợ lẽ của hoàng đế ít được ghi chép trong sử sch",

Các con gái của vua Lý thường lấy chồng là thủ lĩnh dia phương, cho nên đón được vai trò trực tiếp và quan trọng trong việc chính quyền trung ương khống chế các địa

phương (Momoki, 2000) Trường hoàng tộc thời Trần đã thực hiện hôn nhân cùng họ,

các con gái không cỏn khả năng như thế, mặc dù họ cũng tham gia cai trị địa phương một cách gián tiếp khi quản lý thái ấp - điền trang của mình hoặc chồng mình Chỉ có các

con gái thứ trong hoàng tộc mới có thể lấy chồng ngoài hoàng tộc, như Huệ Chân công chúa (con thứ của Anh Tông) đã lấy chồng họ Vương (Đại Việt sử ký toàn thư, 1330) và Nguyệt Sơn công chúa của Minh Tông đã lấy Ngô Lai là trại chủ Đại Lại (Đại Việt sử ký

toàn thư, 1363)

Sự khác nhau giữa các danh hiệu công chúa, trưởng công chúa (chị em của hoàng đế hay là công chúa hàng đầu?), và đế cơ (con gái thật của hoàng đế???)'' không rõ

Dù sao, những người trong hoàng tộc nhưng không phải là con gái của hoàng đế hoặc thượng hoàng cũng œó thể là công chúa (như các con gái của vợ chồng Phụng Dirơng

công chúa - Trần Quang Khải) như các con trai không phải là con trai của hoàng đế cũng có thể làm vương và đại vương

Những người đàn bà trong hoàng tộc cũng œ quyền sở hữu (chẳng hạn sở hữu điền trang) Họ có quyền kế thừa tài sản vì Phụng Dương công chúa “không muốn nhận” tài sản mà bố mẹ để lại (Phụng Dương công chúa thần đạo bi) và Thiên Chân trường

cơng chúa là hồng trường cơ của Thánh Tông đã kế thừa quyền cai quản hương Bạch Hạc của Thiên Ninh trường cơng chúa là hồng cơ của Anh Tông sau khi Thiên Ninh mất

(Bạch Hạc thông thánh quán chuông ký) Vì hai trường công chúa này đều lấy chồng!2

nên chắc rằng tài sản của những người phụ nữ trong hồng tộc khơng được gộp vào tài

sản của chồng khi họ lấy chồng, mặc dù không có tài liệu nói về phủ đề riêng của phụ nữ lấy chồng như một số trường hợp thời Lý (Momoki, 2000:262) Đồng thời chúng ta cần

chú ý đến quan hệ họ hàng giữa Thiên Ninh và Thiên Chân Mẹ Thiên Chân œ lẽ là con

Trang 9

Có lẽ trên cơ sở tài sản riêng, những người phụ nữ trong hoàng tộc hoạt động rất

tích cực trong lĩnh vực Phật giáo như cúng ruộng, cúng tiền cho nhà chùa, tổ chức các nghỉ lễ” v.v Cưn Thiên Ninh cơng chúa đã tự minh kêu gọi đánh Dương Nhật Lệ khi

hai anh em trai là Nghệ Tông và Duệ Tông ngại chưa dám nổi dậy, và thực ra bà tự mình dẫn quân tham gia chiến dịch đánh Nhật Lệ

Đời Trần vẫn còn thói quen con nuôi phổ biến Cũng thỉnh thoảng xuất hiện tài liệu về vú ni“ Có lẽ trong hồn cảnh đó mà phụ nữ trong hồng tộc hay ni con như Thuỷ Bà công chúa (chị của Thái Tông) đã nhân Trần Quốc Tuấn làm con nuôi, và Thuy Bảo công chúa (cô của Nhân Tông) và tiếp đó là Trần Nhật Duật đã ni hồng tử Mạnh (Minh Tông)

Xét theo tư tưởng Nho giáo thi không thể hiểu được thói quen hôn nhân củng họ

đã trái với lễ như những lời phê binh của Ngô Sï Liên Việc những người phụ nữ trong

hoàng tộc hay tái hôn lại loạn luân hơn Nhưng, Linh Từ quốc mẫu dâm lấy Trần Thủ Độ sau khi chống cũ là Lý Huệ Tông mất Sau khi Thái Tông ly dị Chiêu Thánh thi bà đã lấy Lê Phụ Trần Thuy Bảo công chúa (con gái của Thái Tông) đầu tiên lấy Uy Van Vuong và sau đó lấy Trần Binh Trọng Huy Ninh công chúa (em gái của Nghệ Tông) lấy Trần Nhân Vinh, rồi lấy Hồ Quý Ly khi Nhân Vinh mất' Có lẽ việc tái hôn không bị giới hạn trong phạm vi hoảng tộc'° Tất nhiên có nhiều phụ nữ trong hoàng tộc hay là vợ lẽ của vua chúa quý tộc, hoặc vi goá chồng hoặc vi không sinh được con trai, xuất gia dưới ảnh hưởng của Phật giáo thịnh hành

Chuyện “tư thông" tức quan hệ tinh dục ngồi hơn nhân, rất phổ biến trong thế kỷ X-XII, vẫn hay xuất hiện trong tủ sách Chính Trấn Quốc Tuấn đã cướp Thiên Thanh trưởng công chúa khi công chúa sắp lấy Trung Thánh vương Trần Khánh Dư, con nuôi

vua, đã tư thông với vợ của Hưng Vũ vương là Thiên Thuy công chúa (Đại Việt sử ký

toàn thư, 1282) Trần Khắc Chung cũng tư thông với Huyền Trân công chúa sau khi cứu được công chúa ở Champa Sau khi Phế đế bị giếỂ hoang hậu (Thái Dương công chúa) tự minh chay về Trần Nguyên Uyên Thượng hoảng Nghệ Tông giân, đem bà gả cho Thai bảo Hãng để làm nhục (Đại Việt sử ký toản thư, 1393) Hai con gái của Trấn

Nguyên Đán đều thông dâm với gia sư (phụ nữ cũng được học gia sư!) trong đó con gái cả sinh ra Nguyễn Trãi Thậm chí có chuyện thông dâm giữa chị ruột là Thiên Ninh công

chúa và em trai ruột là Dụ Tông khi Dụ Tông cần “thí nghiệm” hiệu quả điều trị liệt dương

(Đại Việt sử ký toàn thư, 1351)

Trong các chuyên này, chỉ có đàn ông œ quyền “tự do tỉnh dục” hay sao? Cách

hiểu như thế có lẽ chịu ảnh hưởng của khuôn khổ Nho giáo sau thế ky XV của Đại Việt

Trang 10

sử ký toàn thư Phải chăng mô hình trước thời Lý rất giống giai đoạn cổ đại Nhật Bản,

vẫn cỏn sống, trong đó cả nam lẫn nữ có quyền lập quan hệ tỉnh dục với nhiều người và

quan hệ hôn nhân là quan hệ không suốt đời, chỉ được duy trì trong thời gian “sở thích tình dục” của cả hai vợ chồng nhất trí với nhau (Momoki, 2000)?

4 Quá trình hình thành dòng họ Việt Nam trong khu vực

Trong thời Trần, khác với các triều đại trước, hoàng tộc họ Trần đã là một tập đoàn

dòng họ bao gồm nhiều ngành phụ Tập đoàn đó đã tập trung được quyền lực và hôn

nhân trong nội bộ mình Xét về hôn nhân cùng họ, dong ho này chưa phải là dòng họ phụ hệ Nhưng về ngai vàng và chế độ một chồng - nhiều vợ lẽ thì dòng họ này đã là

dòng họ phụ hệ

Về phương pháp kế vị, tình trạng “bố - con hoặc mẹ - con đồng cai trị nhưng không quyết định trước cho ai kế vị" của các triều đại trước cũng thay đổi Chế độ bố - con đồng cai trị theo hình thức thượng hoàng - hoàng đế đã bảo đảm được sự kế vị của con trai đích theo huyết thống phụ hệ, dù có trường hợp xuất hiện quan niệm cho rằng chỉ có thượng hoàng (và hoàng thái hậu) là người nắm chủ quyền

Những người phụ nữ trong triều đình và hoàng tộc có quyền sở hữu, quyền kế thừa tài sản và quyền nhất định về tự do tình dục Hoạt động của họ về quân sự, lập pháp, tôn giáo v.v không chỉ nằm trong giới hạn của chế độ giả trưởng chỉ chấp nhận một chút quyền hạn của “vợ góa gia trưởng” hoặc “mẹ trưởng nam" Nhưng họ cũng góp phần đắc

lực cho thượng hoàng, các đàn ơng hồng tộc, và cả hoàng tộc

Tóm lại, nhà Trần bằng mọi biện pháp và sức mạnh, đã thực hiện phụ hệ hoá ngai

vàng và tạo ra tập đoàn dòng họ phụ hệ trong hoàn cảnh chưa xác lập chế độ kế thừa

tài sản theo trực hệ Xét về các biện pháp cực đoan như hôn nhân củng họ, có thể coi đây là một cuộc “cách mạng từ trên” Ï

Quá trình như thế có thể so sánh với nhà Thiên hoàng và các “đoàn võ sĩ” trong sơ

kỳ trung đại (thế kỷ XI-XIV) ở Nhật Bản, tức là giai đoạn hình thành “ie” kiểu Nhật Ban” Trong nhà Thiên hoàng, sau thời kỳ nhiếp chính Fujiwara Yorimichi cuối thế kỷ XI thì hôn nhân đồng tộc được thi hành (Nomura, 1996)'° Kết hợp với Insei (chế độ thượng hoàng) va vai trò của hoàng hậu, hoàng thái hậu và các bà œó uy quyền trong dỏng họ Thiên hoàng (họ đã tích luỹ biết bao shoen tức điền trang), hôn nhân đồng tộc đã loại trừ được ảnh hưởng của họ Fujiwara (đã từng có độc quyền trở thành ngoại thích trong vòng hai thế kỷ) khỏi le Thiên hoàng và tính phụ hệ của fe Thiên hoàng được xác lập

Trang 11

soryo trong thời Kamakura (1180-1330), trong dé con trai đích kế thừa địa vị đại diện và quyền chỉ huy quân sự của đoàn, nhưng về mặt kinh tế, các con (cả nam lẫn nữ) kế thừa một cách bình đẳng lãnh địa và các nguồn thu nhập khác'° của bố mẹ Nói một cách

khác, các anh chị em khi lớn lên không cùng ở một chỗ, œ kinh doanh riêng, nhiều khi tự mình khai phá vùng đất mới Trong từng gia đình có kinh doanh riêng, quyền sở hữu tài

sản của vợ (kể cả quyền chigyo tức quyền quản lý) không bị chồng can thiệp Nhưng hồi

đó, quyền chi phối của bố mẹ trên con cái khá mạnh, cho nên bố mẹ có quyền tịch thu tài sản mình đã nhượng cho con khi con đó bất hiếu, ngay cả sau khi con đã lập gia đình riêng (quyền kui-kaeshi) Vả lại, vì le phụ hệ đã thành lập (tức là vợ vào /e của chồng khi lập gia đình) nên nhiều người bố mẹ sợ rằng tài sản mình đã nhượng cho con gái sẽ trở

thành của họ khác (trong đời cháu), và lãnh địa con gái đó không cỏn chịu nghĩa vị gun-

eki (cử linh) cho đoàn võ sĩ của bố thuộc Để đối phó với nỗi lo như thế, đền hậu kỳ Kamakura hay xuất hiện biện pháp tài sản con gái kế thừa chỉ được hưởng một đời và sau khi con gái mất sẽ trở về le mà con gái sinh ra (tài sản ichigo-bun)” Tham chi cb

một số uji thực hiện hôn nhân cùng họ như họ Sagara ở Higo (nay la Kumamoto) va ho Shibuya ở Satsuma (nay là Kagoshima) (Gomi, 1982; Nagahara, 1982)

Như là vấn đề gia đình chung, tình hình như thế có phần giống những qui định trong Quốc Triều hinh luật thời Lê Theo các điều luật trong thời Lê Sơ này được bảo lồn trong bộ Quốc Triều hình luật, tài sản của vợ chồng có hai loại: tài sản mà vợ chồng đã œ trước khi lấy nhau (hai bên cứ giữ quyền sở hữu) và tài sản mới œ sau khi lấy nhau (vợ chồng đồng sở hữu) Các con cái, kể cả con, có quyền kế thừa tài sản của bố mẹ Nhưng quyền chỉ phối của bố mẹ trên con cái khá mạnh cho nên tài sản của con bất hiếu có thể bị bố mẹ lấy lại Khi vợ chồng không có con mà chồng (vợ) mất thì một nửa tài sản của người mất vốn có sẽ trở về tay của gia đình mà người mất đã sinh ra (ở đó khi ông bà, anh chị em không con thi một người tr@ng dong họ có thể thay cho) và một nửa cho vợ (chồng) goá hưởng suốt đời (nhất thế cấp dưỡng) nhưng sau khi vợ (chồng) cũng

mat thi tài sản đó cũng sẽ trở về tay của gia đỉnh (dỏng họ) mà vợ (chồng) sinh ra Chắc

ở dây có quyền của gia đỉnh dòng họ có thể can thiệp trên tài sản con cháu, mặc dù các quy định trên thể hiện tính lưỡng hệ, tức là xung quanh một cặp vợ chồng song song tồn

tại hai tập đoàn phía chồng và phía vợ Nhin toàn thể cấu trúc hôn nhân và dong ho thi

có thể nghĩ rằng fineage (huyết thống) vẫn không quan trọng bang kinship (quan hệ họ

hang của từng cá nhân) như ý kiến của Suenari (1995) Dú sao, tỉnh hinh như thế khác

hản với tỉnh hinh thời Lý và các thời kỳ trước, ở đó tổ chức dóng họ và quan niệm huyết thống rất mơ hồ cho nên vai trò của từng cá nhân rất quan trọng, như mô hinh phổ biến

Trang 12

của khu vực Đông Nam Á và cổ đại Nhật Ban

Có lẽ mô hình gia đình - dòng họ thời Lê Sơ cũng mang tính chất phụ hệ, như uji của võ sĩ Nhật Bản nhưng hai bên đều có quyền can thiệp của bố mẹ trên con cải đã lập gia đình Nói một cách khác, quyền chồng có phần thua quyền bố Mặt khác, quyền lợi của phụ nữ (không những của mẹ mà còn ,của vợ và con gái) cũng như quyền lợi cá nhân oỏn tồn tại Vị vậy tính độc lập của Je cũng như quyền gia trưởng hồn chỉnh (một người đàn ơng cùng một lúc có tất cả quyền lợi như quyền chồng, quyền bố, quyền thống trị gia đình, quyền chủ nhân của gia sản - Sataka, 1994.) chưa được thực hiện như thời Edo ở Nhật Bản hoặc một số nước phương Tây”!.'Song, gia đình - dong họ theo mô hình phụ hệ tiếp tục ổn định và phát triển tới sau thế kỷ XVI là nhờ có tiền đề “cách mạng từ trên" mà nhà Trần đã thực hiện bằng các biện pháp cực đoan

CHÚ THÍCH

1 Bài này khơng đề cập đến những đề tài quen thuộc như sự phát triển của bộ máy hành chính và hệ thống luật pháp, tinh thần dân tộc và ảnh hưởng của ý thức hệ Nho

giáo v.v để tập trung phân tích bản thân ngai vàng và gia đình

2 Các sơ đồ đăng trên VKHNVN-II (tr 94, 155, 255, 413, 465, 487, 625, 722 v.v ) cung cấp nhiều thông tin hơn, mặc dù có một số điểm không rõ căn cứ

3 Nếu Bảo Huệ quốc mẫu là mẹ đẻ của Thuận Thánh hoàng hậu và Trần Quang Triều (chồng của Thượng Trần Công chúa Có lẽ Thượng Trần là con gái của Nhân Tông) thì Thuận Thánh và Quang Triều đều thực hiện cross cousin marriage phía mẹ và Anh Tông thực hiện cross cousin marriage phía bố

4 Tác giả không tin chuyện Dương Nhật Lệ không phải là con thật của Cung Túc

đại vương

5 Tô Trung Tự xuất hiện trong Đại Việt sử lược từ tháng 11 năm 1210

6 Phả hệ của Quang Khải và Phụng Dương công chúa có thể khảo chứng theo

Phụng Dương công chúa thần đạo bi (Bản sập Viện Hán Nôm số 7804, VKHNVN- II, tr

79, 95)

7 Xem ban rap 4997-5000 của Viện Hán Nôm, VKNHNVN -II, tr 143-166 8 Xem bản rập 5114-5115 cla Vien Han Nom, VKNHNVN -ll, tr 225- 242

Trang 13

được phong làm hoàng thái tử vì hoàng hậu của Anh Tông không cỏn khả năng sinh con 10 Tinh đảm đang và dũng cảm của hoàng hậu được biểu hiện trong chuyện Khâm Từ hoàng hậu đã che cho chồng Nhân Tông bị con hổ nhảy lên lầu ngự (Đại Việt sử ký

toàn thư, 1293)

11 Thuật ngữ “đế cơ' thường được hiểu như cung tần, nhưng hoàng cơ và trường hoàng cơ (chẳng hạn xuất hiện trong Bạch Hạc thông thảnh quan chuông kỷ) chỉ con gai

hoàng đế Cho nên từ “đế cơ' cũng có khả năng chỉ con gái của hoàng đế

12 Thiên Ninh lấy Hưng Vũ vương là con trai của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc

Tuấn (Đại Việt sử ký toàn thư, 1282) Thiên Chân lấy Huệ Chính vương (Đại Việt sử ký

toàn thư, 1318)

13 Xem: Thanh mai viên thông tháp bi khac nam 1363 (VKNHNVN -ll, tr 419-468) và cuốn Tam Tổ thực lực

14 Chẳng hạn trong Thi tế bệnh điền bi ở núi Non nước (Ninh Bình) khắc thời cuối Trần có tên “hoàng bà Kim Trú Thị?" (bản rập Viện Hán Nôm số 19097)

15 Về Thuỷ Bảo công chúa, xem Đại Việt sử ký toàn thư, 1277 và 1285 Về Huy Ninh công chúa xem Đại Việt sử lý toàn thư, năm 1371

16 Hiến Từ hoàng thái hậu (vợ cả của Minh Tông, bố là Trần Quốc Chẩn) và Minh

Từ hoàng thái phi họ Lê (cô của Hồ Quý Ly, vợ lẽ của Minh Tông, mẹ đẻ của Hiến Tông và Nghệ Tông) là chị em củng mẹ khác bố Mẹ của họ là on gái của Nguyễn Thánh Huấn, œó lẽ lấy Quốc Chẩn rồi chú của Hồ (Lê) Quý Ly

17 le Nhật Bản, hoàn thành và phổ biến trong tất cả các lớp xã hội trong thời Edo (1600-1867) là một loại hình gia đỉnh phụ hệ theo mô hinh gia trưởng Nho giáo Nhưng

nó có một số đặc điểm riêng Thứ nhất, sau hậu kỷ trung đại (thế kỷ XV - XVI) con trai cả

thường kế thừa tất cả tài sản kèm theo quyền gia trưởng của bố (Việc các con khác

không kế thừa được tài sản đóng góp lớn cho việc hạn chế tốc độ phát triển dân số trong

các thế kỷ XVIII-XIX vi không có tài sản thì khó lập gia đình, nhưng hồi đó không cỏn đất đai để những người không có tài sản khai phá và lâp gia định riêng) Qua đó quyền gia

trưởng của con trai cả phát triển mạnh, nhiều khi bố vợ không có quyền can thiệp trên

con gái minh Thứ hai, con nuôi khác họ cũng như con rể có thể kế thừa quyền gia

trưởng và gia sản của le đó khi bố mệ không có con trai Con nuôi cũng con rể và cô dâu

binh thường đều có thể bỏ ho minh và dùng họ của bố nuôi hoặc chồng (Từ thời Minh Trị cho đến nay tất cả cặp vợ chồng phải dung chung một họ cho nên vợ thưởng phải bỏ họ

Trang 14

của le của minh sinh ra) Những điều đó có nghĩa là trong le của Nhật Bản huyết thống

phụ hệ không có ý nghĩa tuyệt đối, nói một cách khác, le Nhật mang tính chất tổ chức kinh doanh hơn là tổ chức huyết tộc

18 Họ thiên hoàng trước thế ky IX, cũng hay thực hiện hôn nhân đồng tộc trong giai đoạn xác lập quyền lực của họ, nhưng khi đó họ thiên hoàng chưa phải là dỏng họ phụ hệ nên nhiều thiên hoàng nữ đã lên ngôi

19 Hồi đó nhiều chức vụ nhà nước kèm theo nguồn thu nhập (shik/) thường được uỷ nhiệm cho tư nhân cho nên nhiều khi shiki đã biến thành một thứ vừa là nghề vừa là tài sản của le

20 Dân tộc Mèo (H mông) ở Quý Châu thời Mãn Thanh có chế độ ruộng con gái,

theo đó phụ nữ œ quyền sở hữu ruộng đất nhưng chỉ được hưởng trong đời mình và sau khi người đó mất thì ruộng đất do bác hoặc chú (anh em bố) lấy lại Qua biện pháp như

thế các dòng họ phụ hệ giữ ruộng đất cla minh trong khi thường xuyên có quan hệ với các dỏng họ khác thông qua thói quen cross cousin marriage (Takeuchi, 1993)

21 Thực ra, ngay ở Trung Quốc, mặc dù lineage phụ hệ phát triển rất mạnh, nhưng quyền gia trưởng thực sự không được xác lập vì không có quyền con trai cả thừa kế tất cả tài sản của bố và tính độc lập của gia đình không cao về mặt pháp lý (Yoshida, 1990) Nói cụ thể hơn thi, ở Trung Quốc (Triều Tiên và Việt Nam), bố của gia trưởng cũng như nhà nước có quyền pháp lý can thiệp vào mọi việc trong gia đình khi nào cần thiết, nhưng ở Nhật có một số quyền hạn pháp lý của gia trưởng mà ngay cả nhà nước cũng

không bao giờ can thiệp được

TAI LIEU THAM KHẢO

1 fil (1992) 14 Wee AE BS YN 7 ROPE 2 BEAR RRL [ltllj7 ý 7 ——RÉSF + {kt | 21 pp.65-87 [Aoyama Toru, “Giai thích lại chuyện Phân liệt Đông Tây của lava vào cuối thế kỷ XIV.” Southeast Asia: History and Culture (Tokyo) số 21]

2 TW fH/5(1997), 3Ñ 51 2 MMS BY (AC a ‡t 2 23/‡Ä49— — RZ:Hÿ {Ko iC CO] [142732 50 J4JEã0ãâ XI pp.193-208 [Uno Nobuhiro: “Iinh thite trao đổi phụ nữ trong quan hệ thông sia của hoàng tộc

nhà Liêu: từ thời Hưng Tông đến thời Đạo Tông”, trong Tặp luận văn kÝ niệm lấn thứ 5Ú ngày thành lập cia Toho Gakkai Institute of Asian Studies}

3 WALK Jˆ 1997 AE} ^, 7 y7 ÊE|REZ š z # v2 ^3f7

Trang 15

571 [Katayama Sumiko: “Viet Nam” trong Lich siz ple nit chau A ~ mot thi nghiệm số sánh, do Bạn Tổ chức Hội thảo quốc tế lịch sử phụ nữ châu Á biên soạn, Tokyo: NNB Akashi]

4 110 #⁄ (1982) ts ite ER HLA PAA GER

2 Pt Bat EMAAR pp.29-64 [Gomi Fumihiko: “Lanh dia cia phụ nữ và gia đình," trong Lich sử phụ nữ Nhật Bản, tap II, trung đại, đo Hội Nghiên cứu Tổng hợp Lịch sử Phụ nữ biên soạn, NNB Đại học Tokyo]

5.J4IH J@ê(1994) 'HIO 3+ &ÐE- [#?ð33WM‡IÌI4il ?ð 8 #dh

I2 pp.171-214 [Sakata Satoshi: *Gia đình và phụ nữ trong thời trung

đại.” trong † hỏng sử Nhật Bản tập 8, trung đại 2 Tokyo, NNH Ivanami] 6 FOE His HECL980) 10 áCếLimE Z # # B16ốtãÊ |hiqậ7 ý 7 0Ị

7Ý: 17) pp.597-632 [Sakurai Yumio: “Mot gia thuyét vé su phat triển

nông nghiệp trên đồng bang sông Hồng vào thế kỷ X” Southeast Asian Studies (Kyoto) so 17-4]

7992, PR HWS BO A ah SBT FF OT — —

M7 MOB eh AH DT 7 ORE

MAL pp 21-45 West ACP MNES [Sakurai Yumio: *Sự phát triển nông

nghiệp trên đồng bang sông llồng thời Trần: sự khai phá của khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều trong vùng phi sa méi,” trong Chiéu lich sứ của khu vực Đóng Nam Á, NNB Đại học Tokyo]

8 4/HVJĐ)(1995) ^€b+ 22 4N [hìÝ CIF

127 pp.1-42 [Suenari Michio: "Gia phả Việt Nam”, Thông báo khoa học của Viên Nghiên cứu Văn hóa phương Đóng (Đại học Tokyo) 137]

9, (1998) PS FFA OAR MNO FLAG] Bt

ERGY CUESTA [Suenari Michio®Viée the ciing 16 tién: sinh hoạt

xd hội của làng Triều Khúc Viện Nghiên cứu Van hóa phương Đông thuộc Đai học Tokyo]

10 2È 13 ñ](1993).- ii {C1 2 JH#Ê{T — — PUHI dt th ñD fì Đk ‡ 2: (-

+? 2 tả WÑ[HffẨ{T c 2 !:* € MIIHffỦ f®%*E hấu :2£@ã1k 6 1 2: 1993,

pp.-415-430 [Takeuchi Fusashi: '“Iập tục kế thừa tài sản của dân tộc ]Í'mơng thời Mãn Thanh”, trong Ban biến soạn Chúc mừng GS Yanagida 1993]

11.1122 4 (1987) [H4'IIE2 x†Eí #24, ñ [Tabata Yasuko:

Trang 16

12 /kl@U# (1982) HERE SEO BAM PHALEL 2_ !|!|I¿ pp.137-171 [Nagahara Keiji: “Thời Nanbokucho và Muromachi

trong lich sit phu nit’, trong Lich sit phu nit Nhat Ban, tap II, trung đại] 13, {:J†IIf#(1980) ' #IC#il 2 AE wT PTD aed Ved

ETE, ORT GOT WORE NZS pp.527-545 CH)

tị | tiÝ xXVU2Ø144: 5, 1954) [Niida Noboru: “Luật thừa kế tài sản của triểu Lê Việt Nam và luật Trung Quốc”, trong Nghiên cứu pháp chế sử Trung Quốc: luật nó lẻ và nóng nó, luật gia đình và làng xã, có bổ sung và sửa chữa, NNB Đại học Tokyo]

14 PUMP MAE 121997) FƑjí * WG —-— 9 Nee Pe Ll HILAL

KY LUGE Me LK aE Hh Ihe IH H34 xâm,

pp 140-160 [Nishino Yukiko: “Me vua va hoang hau: chi: yéu trong thé ky IX”, trong Gia dinh, phy nữ và vã hội: từ cổ đại đến trung đại, đo Hội Nghiên cứu Lịch sử Phụ nữ cổ trung đại biên soạn, Tokyo, NNBH Yoshinka Kobunkan]

l5 WƒRJfïIH(1996) EMO Oe ee PEGE A PTA 4

Tene 2 HE PEL APIS OCH pp.211-233 CHIH Pith & % À

% RUE th AFI HF 1992) [Nomura Ikuyo: “Phu ni trong

vương quyền”, trong 7 dp /udn van lich sit phu nit Nhat Ban, tap 11, Chinh trị và

Phụ nữ, đo Hội Nghiên cứu Tổng hợp Lịch sử Phụ nữ biên soạn, Tokyo, NXB

Yosshikawa Kobunkan]

16 46% 20K (1990) A EASE OS DRE Mead 99(2) pp 1-38, [Haruna Hiroaki: “Su thanh lap cia ché do Thai thuong hoang”, Tap chí Sử học (Tokyo) số 99(2)]

17 JUPÍ 7X (1985SA) #EX{Ei#ltl ? UP 2 RE 4H66) 2 LUả2

| 11 !ƒ 26 #r ÍE k4 pp.215-272, HMR OR CH Teh ee aka

1, 1950) [Makino Tatsumi: “Sự so sánh của chế độ kế thừa tài sản giữa các dân tộc Đông Á có van minh lúa nước”, trong Những tác phẩm của Makino Tatsumi, tap 4, tokyo, NXB Ochanomizu Shobo]

18 (1985B) ROKR eS i Piel bk

pp.309-342 CPt Tits HI 7646 rd Ai ac eae EL fí ERE] 1954) [Makino

Tatsumi: "Chế độ nô lệ giữa các dân tộc Đông Á có vàn minh lúa nước”, trong Những tác phẩm của Makino Tatsumi, tập 3]

19, HBA - (1987) ^š t † ^ eB TT Th — —2# MU 2 c C

Trang 17

về chế độ té tướng”, Shiso (Kyoto) s6 44)

20 HEAZEBH (1982) BRIMỊZ = t + ^ 2/if{ÊfMC M+* 5 3ÊÍW

0Ị2.— | HE WER] 4101) pp.84-121.[Momoki Shiro: **Tìm hiểu sơ bộ về thiết chế chính trị của Việt Nam thời Trin”, Journal of Oriental Research

(Kyoto) số 41(1)]

2I DEH fðf Ti Mão @ ie RRB A (1993) PP fA £ $e) Perl MPOe [*Xa hoi truyén thống và gia đình của Trung Quốc”, Tập

luân văn Chúc mừng 70 tuổi của GS Yanagida Setsuko, Tokyo, NXB Kyuko Shoin]

22, RHR (1990) ' FD AR SQ He i ae aT A SE PTS Se EE ay [Poy At eee) SCHERR] pp 55-115 [Yoshida Koichi: “Mo dầu phê bình những lý thuyết vẻ chế độ gia trưởng Trung Quốc", trong Nhà

nước chuyên chế Trung Hoa và thống nhất xã hội do Hội Nghiên cứu Lịch sử

‘Trung Quốc (Kyoto) biên soạn, NXB Bunrikaku]

23 IúHfW 71992) [H&*tH#x†Est 20127 †EJ{1482)4H > RHE 2401 †E#t) #lñÃK?⁄tHN&2 [Wakita Haruko: Nghiên cứu lịch sứ phụ nữ trung đại Nhát Bản: Sự phân công giới và người mẹ - quản lý gia đình - tình yêu sex, NXB Dai học Tokyo]

24 Day, Tony (1996): "Ties That (Un)Bind: Families and States in Pre- modern Southeast Asia, "Journal of Asian Studies 55-2, pp.384-409 |Day, Tony 2002 Fluid Iron, Honolulu: University of Hawaii Press]

25 Đỗ Đức Hùng (1997): Nữ chúa Việt Nam, Hà Nội, NXB Thanh niên

26 Geertz, Clifford (1980) Negara: The Theatre State in Nineteenth - Century Bali Princeton, Princeton University Press

27 Lê Kim Ngân (1981) “Một giả thiết về kết cấu kinh tế của xã hội Việt Nam từ thế kỷ X dén thé ky XIV”, trong Tim hiểu xã hội Việt Nam thời Ly-Trdn, Viện Sử học, tr 208-297 Hà Nội, NXB Thế giới

28 Lê Thị Nhâm Tuyết (1975) P„ nữ Việt Nai? qua các thời dai, in lan tht hai, Ha Noi, NXB Khoa học Xã hội

29 Momoki Shiro (2000) Gia đình của các vua nhà Lý và sự xuất hiện

Tướng Stee phụ hệ ở "“ Nam, trong (7¿/ New học, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội 15-17/7/1998, tập I, tr 255-272 Hịà Noi, NXB Thé giới

30 Ngo Ditc Tho (1997) Nghién cứu chữ hy Viet N

Trang 18

Ha Noi, NXB Van hóa

31 Nguyễn Đồng Chi (1957) “Quyền “trưởng nam” có từ bao gid”, Van Sit

Địa 32, tr 42-50

32,00 (1964) “Một vài điểm quan hệ đến chế độ gia đình của người Việt Nam thời cỗ đại”, Nghiẻn cứu Lịch sử 66, tr 46-58

33 Nguyên Đức Nghinh (1963) Tước đại vương và trưởng công chúa thời "Trần và chính sách hạn điển của Hồ Quý Ly, Nghiẻn cứu Lịch sử 57 tr 61-61

34 Nguyên Thị Phương Chỉ (2002) Thái ấp-điển trang thời Trần, Hà Nội

NXB Khoa học Xã hội

35 Phan Huy Lê (1959) Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lẻ sơ Hà Nội, NN Van Sử Địa

36 Poliacop A.B (1996) Sự phục lương của nước Đại Việt thé ky X-XIV Vii Minh Giang và Vũ Van Quân dịch Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

37 Ta Van ‘Tai (1981) “The Status of Women in Traditional Vietnam: A

Comparison of the Code of the Le Dynasty (1428-1788) with the Chinese Codes”,

Journal of Southeast Asian History 15(2), pp.97-141

38 Tavlor, Keith W (1995) “Voices Within and Without: Tales from Stone and Paper about Do Anh Vu", in Essays into Vietnamese Pasts, edited by K.W.Taylor and John K.Whitmore, pp.59-80 Ithaca, New York: Comell University Southeast Asia Program

39 Trần Quốc Vượng (1972) Truyền thống phụt nữ Việt Nam Hà Noi, NXB

Phụ nữ

40 Trương LIữu Quýnh (1982) Chế đó ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-XVTII,

tập I: thế kỷ XI-X\` Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội

41 Đại học Quốc gia Trung Chính - Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Văn khắc Han Nom Viet Nam tập lI, thời Trần (hai quyền) VKHNVN II

Trang 19

Voice in Early Modem Vietnam”, in Other Pasts: Nomen, Gender, and History in Early Modern Southeast Asia, edited by BarbaraWatson Andaya, pp.2 15-230 Honolulu: University of Hawaii at Manoa

45 Wolters, O W (1976) "Le Van Huu's Treatment of Ly Than ‘Ton's Reign (1127-1137),” in Southeast Asian History and Historiography: Essavs Presented

to D.G.E.Hall, edited by C.D Cowan and O.W.Wolters, pp.203-245 Ithaca and

London, Comell University Press

46 (1979A) “Historians and Emperors in Vietnam and China, Comments Arising out of Le Van Huu's History, Presented to the Tran Court in 1272," in Perceptions of the Past in Southeast Asia, edited by Anthony Reid and David Marr, pp.69-89 Singapore, Kuala Lumpur and Hong Kong,

Heineman Educational Books (Asia) Ltd

47 (1979B), (1980) “Assertions of Cultural Well-Being in Fourteenth Century Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies X(2), pp.435- 450: X11), pp.74- 90 (— Wolters 1988: 3-53)

48 1984 “Pham Su Manh's Poem Written While Patrolling the Vietnamese Northem Border in the Middle of the Fourteenth Century, 7he Vietnam Forum 4, pp.45-69

49 (1986A) “Narrating the Fall of the Ly and the Rise of the Tran Dynasties.” Asian Studies Associasion of Australia Review 10-2, pp.24-32 (“Su suy vong cia nha Ly va su hung khoi cita nhà Trần”, trong Những vấn đẻ

lịch sứ Viet Nam, do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam biên soạn và dịch, tr 105

116 Hà Nội NXB Trẻ, 2001.)

50 (1986B) “Possibilities for a Reading of the 1293-1357 Period in the Vietnamese Annales”, in SotMheast Asia in the 9” to 14" “entury, edited by David G Marr and A.C.Milner, pp.369-410 Singapore: Institute of Southeast Asian Studies: Canberra: Research School of Pacific Studies, Australian National University (+The Viemam Forum 11, 1988, pp.92-149) (“Su thinh trị về van hóa của Việt Nam thế kỷ XIV”, trong Những vấn đề lịch sử Vier Nam, do Hoi Khoa hoc Lich sit VN bién soan va dịch, tr 117-160)

St, (1988) “Minh Tén’s Poetry Sight, Light, and Country”, in

Two Essavs on Dai Viet in the Fourteenth Century, pp.54-164 New Haven,

Trang 20

32 (1999) History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives, revised edition Ithaca: Comell University Southeast Asia Program (First edition in 1982, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies)

53 Yu Insun (1990) Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam Seoul: Asiatic Research Center, Korea University (Insun Yu, 1994 Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Hà Nội, NXB Khoa hoc Xã hội)

54 (2001) Mô hình xã hội lưỡng hệ và địa vị phụ nữ trong truyền thống Việt Nam, trong \7¿t Nam học, kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất Hà Nội 15-I7/7/1998, tập [, tr 285-296 Hà Nội NXB Thế giới

FAMILY CAREER OF TRAN DYNASTY: A POSSIBILITY FOR THE VIETNAM - JAPAN

COMPARISON IN MEDIEVAL HISTORY Prof Momoki Shiro Osaka University, Japan

The article refers to the possibility for medieval history comparison between Vietnam and Japan in terms of family and women issues

The author concentrates on four main areas:

1 Royalty of Tran dynasty and research on family - women issues 2 Family tree and marriages of the Tran royal family

3 The role of royal family - The men in the royal family

Ngày đăng: 31/05/2022, 05:17

w