1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hai mươi năm đổi mới quan hệ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam

10 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 730,08 KB

Nội dung

Trang 1

HAI MUO! NAM D6! MOI QUAN HE

RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ

K: từ năm 1981 đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đối mới về ruộng đất và nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam dã có những bước tiến đài và vững chắc, góp phần phát triển đất nước, ổn định tình hình chính trị - xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, Nhưng đâu là nguyên nhân đã tạo nên những thành công trong lĩnh vực nông nghiệp? Và sự biến đổi của nền nông nghiệp Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã diễn ra như thế nào? Đó là nội dung bài viết của chúng tôi

I NHUNG BIEN DOI CO BAN VE

RUONG DAT VA SAN XUAT NONG

NGHIEP VIET NAM TU NAM 1981 DEN NAY

1 Những biến đổi uề cơ cấu uà quan hệ ruộng đất

Các chính sách về ruộng đất của Đăng và Nhà nước ta từ 1988 trở lại

dây là một trong những yếu tố quan

trọng và quyết định đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua Trong đó

NGUYEN VAN KHANH’

chính sách mang tính "đòn xeo” đầu tiên là việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu đài và ổn định trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm cho các hộ nông dân Nhờ chính sách này, người nông dân dược làm chủ đối với ruộng đất và có thể phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong quá trình sẵn xuất kinh doanh và sử dụng nông phẩm làm ra Đây cũng là diều kiện cơ bản để khai thác và sử dụng hợp lý hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguôn lao động đổi dào ở các địa phương

Do tác động của các chính sách mới về kinh tế nên từ cuối thập kỹ 1980, tình hình ruộng dất của Việt Nam cũng có

những biến đổi nhất định, thể hiện rõ

trong bảng thống kê sau (Xem bảng 1)

Như vậy, trước và sau Khoán 10

(1988), diện tích đất tự nhiên của cả nước hầu như không tăng Nhưng nhờ thực hiện tốt các chính sách đổi mới trong

nông nghiệp, đặc biệt là giải quyết tương đối thoả đáng quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất, diện tích đất nông nghiệp đã - tăng lên đáng kể trong cơ cấu đất đai

Trang 2

RNghién ciru lịch sử, số 6.2004 Bằng 1: Tình hình sử dụng đất trước và sau Khoán 10 (1988) Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ STT Loại đất 1987 (ha) (%) 1990 (ha) (%) 2000 (ha) (%) 1 Dat tu nhién 34.082.204 100 34.187.812 100 32.924.060 100 2 Đất nông nghiệp 7.087.699 20,8 7.260.030 21,2 - 9.345.345 28,4 3 Dat lam nghiép 9.768.846 28,7 9.395.194 27,5 11.580.755 35,2 4 Đất chuyên dùng 1.659.084 4,9 1.789.942 5,2 1.532.843 4,7 5 Dat thé cu 871.796 2,5 817.752 2,4 443.178 1,3 6 Dat chua su dung 14.694.779 43,1 14.924.894 43,7 10,021.939 30,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê Vụ nông nghiệp Hiện trạng sử dụng đất năm: 1987, 1990, 2000

Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp chiếm gần 28.4% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 7.6% so với thời kỳ trước 1968

Tuy diện tích đất canh tác tăng lên, nhưng bình quân ruộng đất tính theo hộ và nhân khẩu ở nước ta có xu hướng giảm xuống và đạt mức thấp Theo điều tra của Tổng cục Thống bê năm 1994 thì đất nông nghiệp bình quân của một hộ nông dân chỉ còn 4.984m” (tương đương 0.5 ha), giảm so với năm 1989 là 1.000mẺ Nguyên nhân chủ yếu là do số nhân khẩu và số hộ tăng nhanh Từ năm 1989 đến năm 1994, bình quân mỗi năm nông thôn nước ta tăng thêm 314.000 hộ (tốc độ tăng dân số là 2,6%/năm) (1) Tình hình cũng tương tự như vậy khi tính theo nhân khẩu Nếu năm 1987, bình

quân diện tích đất canh tác trên một khẩu còn đạt ở mức 1.137m?/khẩu (2) thì chỉ 7 năm sau, mức bình quân này giảm 103m? chỉ còn là 1.034m”/khẩu (3)

Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, mức bình quân ruộng đất trên đầu người của cả nước lại đang có xu hướng tăng lên Hiện nay, với tổng dân số là 76.322.173 người (tính đến 1-1-1999), bình quân điện tích dất canh tác trên một khẩu của cả nước là 1.224m”, tăng 87m” so với năm 1987 và 190m” so với năm 1994 Đó là kết quả những nỗ lực của Nhà nước và nhân dân ta trong việc thực hiện chính sách Kế hoạch hoá gia đình, và chính sách Khai phá đất hoang kết hợp với quá trình không ngừng cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất nông nghiệp

Bang 2: Bình quân ruộng đất/khẩu ở các địa phương trong cả nước

(theo số liệu năm 2000) Đơn vị: m?/khẩu STT Khu vực Bình quân ruộng đất 1 Ca nước 1.224 2 Trung du mién nui phia Bac 1.184 3 Đồng bằng sông Hồng 507

4 Duyên hải Bắc Trung Bộ 724

5 Duyên hải Nam Trung Bộ 1.236

6 Tây Nguyên 3.038

7 Đông Nam Bộ 1.235

8 Đồng bằng sông Cửu Long 1.841

Tổng hợp và phân tích số liệu từ các nguồn sau:

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh 0à thành phố: Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001, tr 647

Trang 3

Bai mươi năm đổi mới quan hệ ruộng đất

So sánh giữa các khu vực và so với mức bình quân chung của cả nước, châu thổ sông Hồng là khu vực có bình quân ruộng đất/khẩu vào loại thấp nhất trong cả nước (chỉ đạt 41,4% so với mức bình quân chung) Thực tế này rất đáng lo ngại đối với vựa lúa lớn thứ hai của cả nước Trong khi diện tích đất nông nghiệp trong nước tăng lên thì ở khu vực này hầu như tình hình không thay đổi, quỹ đất nông nghiệp chỉ chiếm 9,5% đất nông nghiệp của cả nước, diện tích bình quân đầu người cũng giảm dần qua các năm Trong vòng 9 năm kể từ 1990 - 1998, mỗi năm diện tích đất canh tác bình quân giảm trung bình 32m?/khẩu (4) Đối với khu vực dồng bằng sông Cửu Long, mặc dù bình quân ruộng đất/khẩu thuộc vào loại cao (đứng thứ 2 trong cả nước) nhưng cũng có xu hướng giảm sút Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của khu vực này chiếm tới 73,1% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng Điều này cho thấy rất khó có khả năng tăng thêm quỹ đất nông nghiệp, trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng

Nhìn chung, bình quân ruộng đất ở nước ta rất thấp Hiện nay, diện tích đất canh tác bình quân ở nước ta chỉ ở mức 0,9 ha/hộ nông nghiệp và 0,25 ha/lao động nông nghiệp Trong khi đó, bình quân diện tích đất canh tác của một lao động nông nghiệp ở châu Âu là 17 ha, ở châu Mỹ khoảng 45 - 50 ha, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khoảng 4 - 4.5ha (5) Rõ ràng, bình quân diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới và có xu hướng giảm dần qua các năm, nhất là đối với các khu vực có đất đai màu mỡ Đây là một thực tế đáng lo ngại của nông nghiệp nước ta Để khắc phục tình trạng này, Việt Nam

cần phải có những chính sách nhằm khai

thác quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu

qua hơn diện tích ruộng đất canh tác, bởi nó không chỉ là điểu kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn là một vấn đề nhạy cảm, luôn có tác động trực tiếp đến

tình hình chính trị và xã hội của đất nước

Tuy nhiên, có một điểu không thể phủ nhận được là bằng các chính sách đổi mới trong nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách ruộng đất, Nhà nước Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu bức xúc của nông dân về quyền sở hữu ruộng đất, tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất Đó cũng chính là nguyên nhân đưa tới những thành tựu rực rỡ của kinh tế nông nghiệp trong hơn 20 năm qua

2 Những thanh tựu nổi bát của sản xuất nông nghiệp Việt Nam |

Trong bối cảnh công cuộc đổi mới kinh tế của cả nước được tiến hành khá đồng bộ thì việc thực hiện Khoán 10 và sau đó

là hàng loạt các chính sách đổi mới cơ chế

quản lý kinh tế nông nghiệp khác của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã mở đường giải phóng sức sản xuất, đưa sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triện tương đối ổn định về nhiều mặt, trọng đó sản xuất lương thực là thành tựu nổi bật nhất của nến nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Ngay sau khi Khodn 10 di vào thực tiễn đời sống, chỉ trong vòng 4 năm đầu (1989-1992), tổng sản lượng quy thóc trong cả nước đã tăng 4,6 triệu tấn

(26,1%) so với thời kì 1981-1988 Cũng

Trang 4

tghiên cứu ):jch sử, số 6.2004 Bảng 3: Năng suất, tổng sản lượng lúa (từ 1981 - 2002) Năm Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1981 23 12,4 1982 25,2 14,3 1983 26,3 14,7 1984 27,3 15,5 1985 27,8 15,8 1986 28,1 16 1987 27 15,1 1988 29,7 17 1989 32,3 18,9 1990 31,8 19,2 1991 31,1 19,6 1992 33,3 21,5 1993 34,8 228 1994 35,7 23,5 1995 36,9 24,4 1996 37,7 26,4 1997 38,8 27,5 1998 39,6 29,1 1999 41 31,4 2000 42,4 32,5 2001 42,9 32,1 2002 45,5 34,1

Nguồn: - Tổng cục Thống kê Số liệu nông nghiệp Việt Nam 35 năm (1956-1990) Nxb Thống kê, Hà

Nội, 1991, tr 89-90; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Số liệu thống kê Ngành Nông nghiệp uà Phái triển Nông thôn 1996-2000 Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2002, tr 118; - Tổng cục Thống kê Vụ Nông

nghiệp Một số chỉ tiêu chủ yếu uê trồng trọt năm 2009 Số liệu sơ bộ, tài liệu lưu hành nội bộ

Qua các số liệu trên có thể thấy được tác động mạnh mẽ của các chính sách đổi mới đối với tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta trong thời gian qua Từ khi có sự đổi mới về cơ chế quản lý nông nghiệp (ruộng đất không thuộc quyền sở hữu của các hợp tác xã), người nông dân Việt Nam đã trở thành chủ nhân thực sự đối với mảnh ruộng của mình Với tỉnh thần cần cù, hăng say lao động của người nông dân, sản xuất

lương thực đã có sự thay đổi vượt bậc cả

về năng suất lẫn sản lượng Từ năm 1981 đến nay, năng suất hàng năm đều đạt ở mức trung bình 33,5 tạ/ha, theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước Nếu so sánh với con số của 20 năm trước (trung bình 18,7 tạ/ha/ năm

thời kỳ 1961-1980) (7) - thời kỳ của cơ

chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp - thì quả thực đây là một sự chuyển biến kỳ diệu mà chính sách đổi mới đã mang "lại cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam

Năng suất lao động tăng nhanh khiến cho sản lượng lương thực (nhất là lúa gạo) cũng tăng lên đáng kể Đặc biệt là từ năm 1988 đến nay, sản lượng lúa hàng năm của Việt Nam đều đạt trung bình 25,3 triệu tấn Lương thực bình quân đầu người tăng dần qua các năm (1993: 359

kg, 1994: 361 kg, 1995: 372 kg, 1996:

387kg, 1997: 398kg) Mức độ gia tăng về năng suất và sản lượng lúa trong 2 thập

Trang 5

Tai mươi năm đổi mới quan hệ ruộng dat 7 50 + 45 + 40+ 35 + TT _ | l + + ' a 30 + Biểu I: Biến đổi về năng suất và tổng sản lượng lúa (1981 - 2002) — -— A ° Năng suat (ta/ha) —————- Sản lượng (triệu tấn) Ẹ : aw ? om, ⁄ a “ _ „ 25+ 7 _" ‡ —* =, 20 T P - | -# 15+ eo 10+ | 51 " LT+.1 —EL pe —L——L—| ' 4 4 1-1 —E 0 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 (Năm) af “ “a 9 a’ „ “ 4,* mh ° ae ae |

Dưới tác động của cơ chề quan lý mới, Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban nền nông nghiệp Việt Nam đã có sự chấp hành Trung ương Đẳng lần thứ IV chuyển biến mạnh mẽ, từ chỗ sản xuất tự (khóa VII) ngày 3-6-1993 về "Tiểp tục

cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng đổi mới uà phát triển hinh tế - xã hội hoá theo cơ chế thị trường Việt Nam từ nông thôn", quá trình chuyển dịch cơ chỗ thiếu, đói phải nhập khẩu lương thực cấu kinh tế nông thôn bắt đầu đi vào với khối lượng lớn (trước Đổi mới) đến thực tiễn "(heo hướng phát triển mạnh, chỗ đã đủ cung cấp cho nhu cầu trong ững chắc, có hiệu quả công nghiệp - nước (từ 1989) mà còn tích luỹ lượng dư dịch uụ ở nông thôn, tăng nhanh tỷ thừa để xuất khẩu Hiện nay, Việt Nan trong những ngành này trong cơ cấu là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên nông - công nghiệp - dịch uụ" (8) Kết

thế giới, chỉ sau Thái Lan (Xem bảng 4) quả lớn nhất của quá trình chuyển dịch Để khắc phục mâu thuẫn gay gắt giữa này là đã phá vỡ thể độc canh cây lúa, sự gia tăng về dân số và sự giảm sút về 8óp phần từng bước tạo ra sự thay doi diện tích ruộng dất, Nhà nước chủ trương trong cơ cấu kinh tế, làm đa dạng hóa thay đối cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo các loại hình ngành nghề, dịch vụ Có ‘ ` ` ~ | + hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật thể thấy rõ kết quả này qua sự thay doi

nuôi và đa dạng hoá ngành nghề phát về tỷ trọng giá trị sản phẩm nông triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nghiệp trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế |

Trang 6

Nghién ciru Lich sur, s6 6.2004 Bảng 4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (từ 1989 - 2002) Năm Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD) 1989 1.372 310,2 1990 1.478 275,4 1991 1.016 229,9 1992 1.953 405,1 1993 1.649 335,7 1994 1.962 420,9 1995 2.025 538,8 1996 3.047 868,4 1997 3.682 891,3 1998 3.793 1.006 1999 4.550 1.035 2000 3.477 668 2001 3.721 623 2002 3.241 725

Nguồn: - Số liệu 1989-1999: Kinh tế Việt Nam 1991-2000 qua các con số Thời báo Kinh tế Việt

Nam (Vietnam economic tìimes), 2000, tr 52 nhập khẩu lương thực Việt Nam qua các năm

Bảng 5: Cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước (trong những năm 1996 - 2000)

- Số liệu 2000-2002: Tổng cục Thống kê Vụ Thương mại Một số chỉ tiêu uê tình hình xuất, Đơn vị tính: % Năm STT | Các ngành kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 1 Nong nghiép 21,35 20,72 20,29 20,44 19,94 2 Lam nghiép 1,14 1,06 1,01 0,99 0,93 3 Thuy san 2,56 2.39 2,36 2,34 2,31 4 Cac nganh khac 74,95 75,83 76,34 76,23 76,82 Tổng công 100 100 100 100 100

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vụ Kế hoạch và Quy hoạch Số liệu thống bê

Ngành Nông nghiệp uà Phát triển Nnéng thôn 1996-9000 Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 2008, tr 84

Như vậy, hiện nay giá trị sản phẩm của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm dưới 25% GDP cả nước, giảm khoảng 17,5% so với 10 năm trước đây

(năm 1990 là 40,7%) (9) Trong đó, giá trị

sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm dưới 20%, giảm gần 2 lần so với năm 1990 Thực tế, đây là một xu hướng vận động

và thay đổi phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay và sắp tới

Trang 7

Bai mươi năm đổi mới quan hệ ruộng dat

Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới Đơn vị tính: % Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Tổng số 1990 79,3 17.9 28- 100 1991 79,6 17.9 2,5 100 , 1992 76,5 20,7 2,8 — 100 1993 75,7 21,4 2,9 100 | 1994 77 20,2 2,8 100 1995 78,1 18,9 3,0 100 1996 17,8 19,3 2,9 100 1997 77,8 19,5 2,7 100 | 1998 79,5 18 2,5 100 | 1999 78,9 18,7 2,4 100 2000 76,8 19,8 2,5 100 |

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Số liệu thống ké va phat trién Nganh Nông

nghiệp uà Phát triển Nông thôn 1996-2000 Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2002, tr 104

Từ các số liệu trên, có thể thấy trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể (2,5% trong vòng 11 năm), trong khi các ngành dịch vụ trong nông nghiệp lại tăng, giảm không ốn định và chiếm tỷ trọng rất thấp: Năm cao nhất (1995) là 3% nhưng đến năm 2000 đã giảm xuống còn 2,5% Điều đó cho thấy cho đến nay, nền nông nghiệp Việt Nam tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng về cơ bản vẫn là một nền nông nghiệp trồng lúa nước truyền thống mà vai trò chủ đạo là hai ngành trồng trọt và chăn nuôi Tốc độ chuyển đổi cơ cấu các ngành trong nông nghiệp thời gian qua diễn ra rất chậm chạp

Biểu đồ 2 dưới đây đã chứng tỏ điều đó:

II NHUNG THACH THUC DOI VOI VAN DE RUONG DAT VA KINH TE NONG NGHIEP VIET NAM HIEN NAY

Cùng với những thành tựu của kinh tế nông nghiệp Việt Nam do kết quả của chính sách đổi mới mang lại, thực trạng ruộng đất cũng như tình hình nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay không phải không còn những vấn để nan giải hoặc chưa được giải quyết thoả đáng Trước hết là vấn đề bình quân ruộng đất/khẩu ngày càng giảm Ở Việt Nam, quy mô diện tích bình quân đất canh tác trên đầu người và hộ nông nghiệp vốn đã thấp, lại do phương thức phân chia ruộng đất theo nguyên tắc bình quân nhân khẩu nên càng bị chia nhỏ và phân tan

Trang 8

10

hơn Tình hình này ngày càng trở nên bức xúc ở vùng châu thổ sông Hồng Sau Khoán 10, diện tích đất nông nghiệp ở khu vực này hầu như không tăng, trong khi dân số lai khong ngừng tăng nhanh (hiện nay châu thổ sông Hồng là nơi có mật độ dân số thuộc vào loại cao nhất trong cả nước) Theo số liệu thống kê trong những năm 1990-1998, hàng năm diện tích đất canh tác ở khu vực này giảm 150m/hộ Như vậy, cho đến năm 1998, trung bình mỗi hộ chỉ còn lại 2.716m” đất nông nghiệp, giảm 772m” so với năm 1985 (3.488m”) Hiện nay, có tới 96% dân số đồng bằng sông Hồng chỉ được sử dụng một điện tích canh

tác dưới 0,5 ha (10) Bình quân diện tích

đất nông nghiệp như vậy là quá thấp, nên rất khó chuyển sang nền sản xuất hàng hoá Đây cũng là bài toán đặt ra cho các vùng nông thôn có số dân đông nhưng đất canh tác lại ít -

Thêm vào đó, tình trạng manh mún về ruộng đất cũng đang là một trở ngại rất lớn dối với sản xuất nông nghiệp Theo số liệu của Tổng cục Địa chính thì từ sau năm 1988, trên cả nước có 12 triệu hộ nông dân được quyền canh tác trên 80 triệu mảnh tuộng với các diện tích to nhỏ khác nhau Trung bình mỗi hộ có từ 6 - 7 mảnh ruộng Có hộ dược giao 3.000m” thì phải nhận tới 10 dén 15 thửa ruộng, thậm chí có người còn nhận tới 20 - 30 mảnh ruộng (trong đó có mảnh chỉ rộng 30 - 50m”) cho phần diện tích được sử dụng (11)

Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ, tập trung ruộng đất dang có xu hướng gia tăng cùng với những điều kiện pháp lý thuận lợi Với Luật Đất đai (thắng 7- 1993), chế độ công hữu tư dụng (hay sở hữu tư nhân hạn chế) về ruộng đất đã dược thể chế hóa bằng văn bản luật pháp trong đó nêu rõ người nông dân được Nhà nước giao dất "có quyển

ch tuyển đối, chuyển nhượng, cho thuê,

tghiên cứu Lịch sử, số 6.2004 thừa bế, thế chấp quyền sử dụng đất" (12) Bằng các quyền được pháp luật công nhận này, người nông dân không còn bị trói buộc vào ruộng đất mà có thể chuyển nhượng quyền sử dụng dất của minh để chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp phù hợp và có thu nhập cao hơn Nhờ đó đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tuy nhiên, chính sách ruộng đất hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi để việc chuyển nhượng đất đai diễn ra một cách công khai và phổ biến hơn so với trước khi có Luật Đất đai sửa đối vào năm 1993 Hiện nay, hiện tượng tích tụ, tập trung ruộng đất ở nông thôn Việt Nam có xu hướng gia tăng với tốc độ cao Vì những lý do khác nhau, một bộ phận nông dân đã phải chuyển nhượng ruộng đất và trở thành những hộ không có ruộng Trong khi đó, một bộ phận khác đã bỏ vốn ra mua ruộng và tích tụ ngày càng nhiều ruộng để canh tác hoặc cho thuê Tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống ké, nim 1994 6 déng bằng sông Cửu Long có 3,65% số hộ có quy mô

ruộng đất từ 3 - õ ha và 0,75% số hộ có

trên õ ha Nhưng đến năm 1998, số hộ

có từ ä - 5 ha đã lên tới 30,32% và có tới

12,65% số hộ có diện tích ruộng dất trên 9 ha Cùng với quá trình tích tụ ruộng đất là sự tăng lên nhanh chóng tỷ lệ hộ nông nghiệp không có ruộng đất Ở đồng bằng sông Cửu Long nếu năm 1994, số hộ nông dân không có ruộng đất chiếm 0,7% (13) thì đến năm 1998, tỷ lệ đó là

5,69 (14)

Tình hình trên cùng với những tac

động của cơ chế thị trường đã góp phần

Trang 9

Bai mươi năm đổi mới quan hệ ruộng đất

dang diễn ra trong nông thôn Việt Nam hiện nay Theo qui luật vận động của nền kinh tế thị trường sự phân hoá này là một xu thế tất yếu không thể tránh khối, nhưng xét từ góc độ thực hiện công bằng xã hội thì thực trạng phân hóa trong nông thôn hiện nay đang có những dấu hiệu không thể xem thường Cùng với sự đi lên của nền kinh tế nói chung, mức thu nhập và đời sống của toàn dân đều tăng lên nhưng sự chênh lệch về mức sống giữa hộ giàu và hộ nghèo đang là một khoảng cách ngày càng tăng, nhất là giữa khu vực nông thôn và thành thị Sự phân hóa này cùng với mặt trái của cơ chế thị trường đã và dang JAm nay sinh không ít những hiện tượng tiêu cực trong văn hóa, đạo duc, lối sống ở nông thôn Việt Nam mà trước đây rất ít thấy trong cơ chế cũ

Một vấn để nữa cũng rất đáng quan

tâm là hiện tượng mất giá của các mặt

hàng nông sản trong những năm gần

đây Theo các số liệu thống kê có thể thấy trong năm 1996, mặt hàng lương thực mất giá liên tục trong 7 tháng với tốc độ 13.8% Con số tương ứng của năm 1997 trong 4 tháng là 9.2%, năm 1999 là 13,9% trong 8 tháng, năm 2000 các con số này cũng là 8 tháng với 12.2% (15) Trong khi đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới trong thời gian qua cũng góp phần tác động không nhỏ vào tình trạng mất giá lương thực trong nước Năm 2000, Việt Nam bị tổn đọng gần 1 triệu tấn gạo chưa xuất khẩu được phải chuyển sang năm 2001 Cùng với sự mất giá của các mặt hàng lương thực, các mặt hàng nông sản khác cũng nằm

trong tình trạng khó khăn trong việc giữ

giá Đặc biệt, trong thời gian gần dây, giá cà phê giảm ky luc, gay thiệt hại nặng nề cho nông dân trồng cà phê khu

11

vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Theo số liệu của Tổng cục Thống bê, năm 2000, sản lượng cà phê tăng gần 28% so với năm 1999 (đạt khoảng 690.000 tấn) kéo theo sản lượng xuất khẩu lên đến 680.000 tấn, tăng ở mức kỹ lục (gần 40%) so với năm 1999 Tuy nhiên, do giá xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2000 giảm tới 17% so với năm 1999, kéo theo giá cà phê trộng nước giảm liên tục với tốc độ nhanh chưa từng có Theo số liệu của Ban Vật giá Chính phủ, giá cà phê hiện nay! đã giam tới 80%, mức giá bán thấp hơn chi phí sản xuất từ 33 - 38% (16) |

Việc nông sản liên tục bị mất giá đã có anh hưởng rất lớn đến tình hình sản a nông nghiệp mà trước hết là tâm ly người nông dân - những người trực tiếp

sản xuất ra nông phẩm Mặc dù trong

thời gian qua, Nhà nước đã có những biện pháp tích cực như trợ giá, kích giá hàng nông nghiệp v.v nhằm bảo vệ lợi ích của nông dân song vấn để vẫn còn rất

nan giải không chỉ đối với các hộ nông

đân mà còn đối với cả các nhà hoạch định chính sách của Nhà nước và của Ngành Nông nghiệp Việt Nam hiện nay

ủa

*

Tóm lại, sau hai thập kỹ thực hiện chính sách mới về ruộng đất và nông nghiệp, diện tích đất canh tác nông nghiệp Việt Nam đã tăng từ 7 triệu hecta lên 9,4 triệu hecta (chiếm 28,4 tổng diện tích đất đai cả nước hiện nay): Hầu hết ruộng đất từ sở hữu tập thể của các hợp tác xã đã trở thành sở hữu tư nhân có giới hạn của các hệ nông dân Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp dần dần phát triển: Năng suất và sản lượng lúa

»

tăng nhanh Trong vòng 21 năm kệ từ năm 1981 đến 2009, năng suất lúa tăng

Trang 10

12

Sản lượng lúa tăng gấp 2,8 lần từ 12,4 triệu tấn năm 1981 lên 34,1 triệu tấn năm 2009 Việt Nam từ một nước thiếu, đói lương thực đã trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới Từ giữa những năm 1990 trở lại đây, hàng năm Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới khoảng 3 - 4 triệu tấn gạo Đó là một kỳ tích, thể hiện sự cố gắng phi thường của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong hai thập ký vừa qua

Tuy nhiên, thực trạng về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, nếu không được giải quyết thoả đáng sẽ có tác động tiêu cực đối với tình hình kinh tế, chính trị và xã hội

CHU THICH

(1) Hoàng Việt Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nên khinh tế hàng hoá nhiều thành phân ở

Việt Nam Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr 106

(2) Nguyễn Văn Khánh Biến đổi cơ cấu ruộng

đất va kinh tế nơng nghiệp ở úng châu thổ sông Hồng trong thời ky đổi mới (qua khảo sát một số làng xã) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001,

tr 46

(3) (5) Hoàng Việt Sđd, tr 76, 106

(4), (10) Nguyễn Văn Khánh Sđd, tr 23-24, 36 (6) Nguyễn Sinh Cúc Nông nghiệp Việt

Nam (1945-1995) Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995,

tr 34

(7) Tổng cục Thống kê Số liệu nông nghiệp Việt

Nam 35 năm (1956-1990) Hà Nội, 1991, tr 89 (8) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn biện Hội

nghị lần thứ V Ban chấp hành TW khóa VII, Hà Nội, 1993, tr, 63

Rghiên cứu Lich sử, số 6.2004

của đất nước Trong bối cảnh đó, Nhà

nước cần sớm tìm ra hướng di và các giải pháp mới thiết thực và có hiệu quả hơn trong việc quản lý, khai thác tiểm năng của đất, mạnh dạn trợ giá bán các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời nhanh chóng hiện đại hố nơng nghiệp theo hướng chuyên canh và mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp, dẩy mạnh xây dựng các thị tứ, thị trấn ở các vùng nông thôn trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và nâng cao điều kiện sinh hoạt cho nông dân Có như vậy, kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam mới có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững chắc, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ XXI

(9) Tổng cục Thống kê Số liệu thống kê nông

nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Việt Nam 1990-

1998 va dự báo 2000 Nxb Thống kê, Hà Nội,

1999, tr 5

(11) Cần mở rộng nhanh 0à uững chắc cuộc uận động đổi ruộng thành ô thửa lớn Tạp chí Địa chính, số 4, 1998, tr 1 Dẫn theo Trương Thị Tiến Một số uấn đề uề bình tế hộ nông dan

Việt Nam thời kỳ đổi mới, Mã số QX 99.01, Hà Nội, 2003, tr 72

(12) Luật Đất đai Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 1994, tr 7

(13) Tổng cục Thống kê Kế! quả điều tra nông

thôn uà nông nghiệp năm 1994, Tập 1, Hà Nội, tháng 9-1995, tr 4-5

(14) Theo Trương Thị Tiến Một số uấn đề uề

hinh tế hộ, Đã dẫn, tr 15

(15), (16) Thời báo Kinh tế Việt Nam (Vietnam

Ngày đăng: 30/05/2022, 23:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN