1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cần phân loại và quản lý văn bản đi, đến như thế nào để hình thành các hồ sơ việc

2 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 109,39 KB

Nội dung

Trang 1

Nghién ctru — Trao déi $6 1/2006 CAN PHAN LOAI VA QUAN LY

VAN BAN DI, DEN NHU’ THE NAO ĐỀ HÌNH THÀNH CÁC HÒ SƠ VIỆC lện nay, tại nhiều cơ

H quan địa phương, văn

bản đang tồn tại ở hai

dạng tập lưu tại Văn thư, đó là

tập lưu văn bản đến và tập lưu hồ sơ trình ký Người ta lý

giải rằng, làm như vậy để

quản lý được tài liệu không bị

mất mát, thất lạc ở chuyên viên, khi cần có thể lấy được

ngay, thuận tiện giao nộp vào

Lưu trữ Về hồ sơ trình ký thì có quan niệm cho rằng đó chính là hồ sơ việc

Thực tế trên dẫn đến kết

quả là: Tài liệu thì quản lý tốt, nhưng Văn thư vốn đã rất bận

rộn, nay lại vừa phải quản lý

toàn bộ văn bản, hồ sơ đi - đến của cơ quan, vừa phải

phục vụ các chuyên viên tra tìm, sử dụng tài liệu trong quá

trình giải quyết công việc Đó là chưa kê, thường thì phòng

văn thư không rộng rãi, là nơi

cần hạn chế người không có

nhiệm vụ ra, vào Quan trọng hơn cả là các tập lưu nói trên

không phải là các hồ sơ việc

như người ta tưởng, mà chỉ là

các văn bản đến rời lẻ, các hồ

sơ trình ký của từng văn bản

rời lẻ, được sắp xếp theo thứ

tự đăng ký Khi cần nghiên cứu các vấn đề, các vụ việc một cách hệ thống thì các tập lưu này không đáp ứng được ThS Lã Thị Hồng Cục Văn thư và Ltru trữ nhà nước Các tập lưu chỉ có thể đáp ứng việc tra tìm khi người cần tìm đã biết số đăng ký hoặc

ngày thang đăng ký, ngày tháng ban hành văn bản mà

thôi Hậu quả tiếp theo là khi

giao nộp các tập lưu nói trên vào lưu trữ thì việc tra tìm

theo ngày tháng và theo số đăng ký sẽ ít dần đi, thay vào

đó là các nhu cầu nghiên cứu

một cách hệ thống theo vấn

đề, theo chuyên đề Muốn

vậy, Lưu trữ buộc phải phân

loại, chỉnh lý và lập hồ sơ theo vấn đề để phục vụ nghiên

cứu Đây là hậu quả của việc

không có sự kế thừa giữa văn thư và lưu trữ, dẫn đến việc để lại gánh nặng cho lưu trữ

mà phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức đê

giải quyết

Vậy làm thế nào hình thành được các hồ sơ việc để

quản lý đối với văn bản đi và

văn bản đến?

Trước hết, đối với văn bản đến, cần nắm vững quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản

Văn bản đến phải qua Lãnh

đạo cơ quan hoặc người được Lãnh đạo cơ quan ủy

quyền phân loại, sau đó văn

bản thuộc lĩnh vực của đơn vị

nào sẽ được chuyển về đơn vị đó để quản lý, theo dõi

hoặc giải quyết Như vậy là không thê có tập lưu văn bản đến ở Văn thư Đối với những văn bản phải sao gửi nhiều đơn vị để biết, để phối hợp xử lý thì bản chính văn bản vẫn

phải được giao cho đơn vị

nào quản lý chính về lĩnh vực

đó Khi văn bản (bản chính)

đã được chuyên về đơn vị,

hoặc được đơn vị giao cho chuyên viên phụ trách lĩnh

vực rồi, thì cần phân biệt các văn bản đến như sau:

- Văn bản đến là văn bản

quy phạm pháp luật và mang -

tính nguyên tắc của cơ quan

cấp trên gửi chung cho tất cả

các cơ quan khác thì đưa vào

hồ sơ nguyên tắc Hồ sơ

nguyên tắc không cần lập

theo năm mà theo lĩnh vực được giao phụ trách, cũng không phải nộp vào Lưu trữ mà đặt ở đơn vị hoặc chuyên

viên dé st dụng thường xuyên trong giải quyết công

việc hàng ngày Các văn bản

trong hồ sơ nguyên tắc khi có văn bản khác thay thế hoặc

văn bản hết hiệu lực thì có thê

loại bỏ tại chỗ

- Văn bản đến của cơ quan cấp trên mang tính chỉ đạo trực tiếp (gửi đích danh)

mà cơ quan, địa phương phải

Trang 2

Nghiên cứu - Trao đôi Số 1/2006

họach, kinh phí, biên chế, chỉ đạo kiểm tra ) thì đưa vào

hồ sơ việc để theo dõi việc

thực hiện văn bản đó của cấp

trên

- Văn bản đến của cơ quan cấp dưới gửi để báo cáo, để thông báo tình hình mà không cần phải phúc đáp thì đưa vào hồ sơ quản lý, theo dõi các đối tượng thuộc phạm vi quản lý Nếu loại hồ

sơ này có quá nhiều văn bản thì có thể lập một số hồ sơ như: “Tập văn bản quy phạm phap luat cua .”; “Tap bao cao nam cua .; “Tập bao

cao chuyén dé cla .”:

“Tập công van, bao cao thang, quy cua .” v.v Cac

tập văn bản này khi chuyển

vào Lưu trữ sẽ khác nhau ở giá trị sử dụng vĩnh viễn hoặc có thời hạn

- Văn bản đến cần phúc đáp (có thể của cơ quan cấp trên hoặc cấp dưới, hoặc cùng cáp}-nếu đối với những

vân đề (hoặc vụ việc) đã hoặc

sẽ phải phúc đáp nhiều lân, hoặc chỉ phúc đáp một lần nhưng có nhiều văn bản đến về cùng vấn đề (hoặc vụ việc) đó (ví dụ về quản lý xây dựng công trình về thanh tra vụ

việc, về giải quyết khiếu nại ) thi phải lập hồ sơ riêng về vấn đề (hoặc vụ việc) đó; nếu

đối với những vấn đề (hoặc

vụ việc) mà chỉ phúc đáp một

lần thì tập hợp chung vào một

(hoặc một sO) hồ sơ gọi là “Hồ sơ giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý (ghi tên

cụ thê lĩnh vực, phạm vi quan

lý của đơn vị hoặc của chuyên viên) Đây mới chính là một trong các dạng hồ sơ việc, chúng giúp theo dõi, nghiên

n

cứu vấn đề một cach hệ

thống và được chuyển giao vào Lưu trữ như là sự kế thừa

của giai đoạn Văn thư

- Văn bản được chuyên đến đơn vị mà chỉ đề biết (gửi chung cho tat ca các đơn vị trong cơ quan), hoặc phối hợp thực hiện (tham gia đề án, tham gia giải quyết vụ việc do

đơn vị khác chủ trì ) thì cũng

tùy theo số lượng văn bản hoặc theo yêu cầu theo dõi

vấn đề để mà lập hồ sơ Tuy

nhiên loại hồ sơ này thuộc

dạng trùng thừa, được loại hủy giản đơn vì bản chính văn bản đã có ở đơn vị có chức năng quản lý lĩnh vực, cũng như hồ sơ chính đã có ở đơn vị chủ trì giải quyết vấn đề đó Đối với văn bản di cé thé lập một số dạng hồ sơ như sau:

- Hồ sơ về xây dựng văn

bản đối với văn bản quy phạm

pháp luật, hoặc văn bản

hướng dẫn (mỗi văn bản một

hỗ sơ) Bên trong dạng hô sơ: này thường có các bản dự thảo, biên bản các cuộc hội

thảo, các ý kiến đóng góp của

các chuyên gia và các cơ

quan có liên quan HỒ sơ

này khác với hồ sơ soạn thảo

văn bản phúc đáp Hồ sơ

soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hướng dẫn là phản ánh trí tuệ tập thê về việc quản lý vĩ mô

đối với một vân đề ở phạm vi

rộng Còn những văn bản

phúc đáp chỉ là những vấn đề

giải quyết cu thé, theo yeu cầu của một đối tượng cụ thê Việc biên soạn những văn

bản phúc đáp không cần lập

hỒ sơ riêng cho từng văn bản, mà nên tập hợp theo đặc

trưng phù hợp như năm ban

hành, lĩnh vực, địa danh, đối

tượng quản lý

- Dạng hồ sơ việc mà năm nào cũng được lập là về các

lĩnh vực như kế hoạch có các

hồ sơ lập kế hoạch, giao kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch ; về kế toán có các hồ

sơ lập dự toán, giao kinh phí,

kiểm tra thực hiện kinh phí ;

về cán bộ có các hồ sơ tuyển dụng, bổ nhiệm, lên lương,

khen thưởng, ký luật [rong mỗi hồ sơ như vậy cũng gồm rất nhiều văn bản trao đổi qua

lại giữa các đơn vị Không thể

cứ mỗi lần ban hành văn bản về các vấn đề nói trên lại lập một hồ sơ và giữ luôn tại Văn

thư Và như vậy các văn bản về cùng một vân đề đã bị xé lẻ ở nhiều nơi theo số đăng ký ở tập lưu

Trên đây là một số dạng

hồ sơ việc chủ yêu được lập nên tử các văn bản đi và văn

bản đến ở các cơ quan quản

ly Đây chỉ là những ví dụ, những kinh nghiệm dé chung tôi muốn lý giải vệ sự không khoa học của việc lưu văn

bản đến và lưu hỗ sơ trình ký ở Văn thư, mà nên làm thế nào để vừa quản lý tốt được

tài liệu, vừa tra tìm sử dụng tài liệu được tiện lợi không chỉ ở giai đoạn văn thư, mà còn

đáp ứng các nhu cầu nghiên

Cứu của các cơ quan khác và của toàn xã hội sau này khi

chuyển giao vào Lưu trữ Để giải quyết được một cách toàn diện và đầy đủ hơn về công tác lập hồ sơ việc cũng như lập hồ sơ hiện hành ở các cơ

quan, chúng tôi sẽ trao đổi

thêm với các bạn đồng nghiệp

Ngày đăng: 29/05/2022, 07:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w