Đề tài lý luận về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động và thực trạng diễn ra tại việt nam trong thời kỳ đại dịch covid 19

28 5 0
Đề tài lý luận về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động và thực trạng diễn ra tại việt nam trong thời kỳ đại dịch covid 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Lý luận về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động và thực trạng diễn ra tại Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19 Nhóm 1: Đỗ Bình An, Nguyễn Thu Hà, Dương Khánh Linh, Doãn Thành Long, Bùi Bảo Minh, Hoàng Phương Nga, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Trung Quân 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lao động 1.1.1 Khái niệm Hợp đồng lao động là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của pháp luật lao động, chế định về hợp đồng lao động cũng là chế định trung tâm của pháp luật lao động Quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý là những thỏa thuận của hợp đồng lao động Yêu cầu của việc giao kết hợp đồng lao động là phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản mà pháp luật quy định, đồng thời thể hiện được cam kết với nội dung thỏa thuận riêng về công việc giữa người lao động và người sử dụng lao động Hợp đồng lao động có giá trị ràng buộc các bên, là căn cứ để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trước pháp luật vì vậy trước các cơ quan tài phán và khi đối chiếu với quy định của pháp luật lao động quốc gia, hợp đồng lao động còn được coi là “luật riêng” của các bên ký kết Lần đầu tiên khái niệm mang tính pháp lý về hợp đồng lao động đã được ghi nhận trong một văn bản pháp luật dưới hình thức pháp lệnh Khái niệm hợp đồng lao động được quy định tại Điều 1 Pháp lệnh: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng, thuê mướn lao động (gọi chung là người sử dụng lao động), về việc làm có trả công, mà hai bên cam kết với nhau về điều kiện sử dụng lao động và điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Đến khi được quy định trong một chương của Bộ luật Lao động năm 1994 (Chương IV) thì hợp đồng lao động thực sự là hình thức tuyển dụng lao động phổ biến để hình thành nên quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế Khái niệm hợp đồng được làm rõ trong điều 26 Bộ luật lao động năm 1994 và Điều 15 Bộ luật lao động 2012 Theo quy định pháp luật hiện hành:“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” (Điều 15 Bộ luật lao động 2019) 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng lao động Căn cứ vào các phân tích trên, hợp đồng lao động có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, hợp đồng lao động phải được thiết lập trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động Việc tuyển dụng lao động phát sinh ban đầu từ ý chí của người sử dụng lao động nhưng khi đã giao kết hợp đồng phải được cả hai bên chủ thể đồng ý, tự nguyện, không bên nào được ép buộc hay có hành vi lừa dối, không trung thực Thứ hai, mục đích của hợp đồng lao động phải hợp pháp Mục đích của hợp đồng lao động chính là công việc mà người lao động phải thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động cùng với các hình thức trả công Công việc không vi phạm những quy định cấm của pháp luật và các hình thức trả công cũng không vi phạm pháp luật cũng như đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Thứ ba, nội dung của hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật lao động và xác định rõ quyền và nghĩa vụ lao động của hai bên Thỏa thuận quan trọng nhất của hợp đồng đó là công việc, sự trả công, tiền lương (giá trả cho sức lao động), điều kiện làm việc và quyền và nghĩa vụ khác Ngoài những quy định về quyền và nghĩa cơ bản được ghi nhận trong hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên chủ thể còn có thể phát sinh những quyền và nghĩa vụ chưa thỏa thuận trước trong hợp đồng TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Thứ tư, hợp đồng lao động thể hiện sự phụ thuộc pháp lý nhất định của người lao động vào người sử dụng lao động Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có quyền chủ động điều hành hoạt động của người lao động, có quyền quản lý trực tiếp công việc của người lao động, phân công, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát công việc, v.v Ngược lại người lao động cũng không phải chịu những rủi ro tài chính về công việc mà mình phải thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động Đây cũng là một đặc điểm khác biệt giữa hợp đồng lao động và các loại hợp đồng có nội dung về những thỏa thuận công việc nhưng không mang tính lệ thuộc khác (hợp đồng gia công, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng phụ thầu, v.v ) Tuy nhiên, tính phụ thuộc của hợp đồng lao động không làm mất đi tính tự chủ và trách nhiệm thực hiện công việc của người lao động Thứ năm, hợp đồng lao động phải do người lao động trực tiếp ký kết và thực hiện (tính chính danh) trừ những trường hợp theo quy định của pháp luật Người lao động phải trực tiếp thực hiện công việc thỏa thuận, không được chuyển giao công việc và nghĩa vụ của mình cho người khác nếu chưa được sự đồng ý của người sử dụng lao động Ngoài ra, yêu cầu về việc trực tiếp phải thực hiện công việc này còn do tính chất công việc Người lao động phải làm một công việc nhất định thể hiện một trình độ chuyên môn nhất định mang tính liên tục, đều đặn nên rất khó có thể thay thế và việc thay thế gắn liền với việc thay đổi các yếu tố của hợp đồng Mỗi quốc gia có định nghĩa riêng về hợp đồng Tùy thuộc vào từng quốc gia mà thỏa thuận hợp đồng có sự khác nhau về các yếu tố như tiền lương, chế độ bình đẳng, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ khác Trong đó yếu tố trả thù lao và sự lệ thuộc được thừa nhận phổ biến nhất Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được xác định là hợp đồng lao động (Khoản 2 Điều 13 Bộ luật lao động 2019) Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý chủ yếu làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động trong nền kinh tế thị trường Hiện nay, việc tách quan hệ lao động khỏi quan hệ hành chính cùng với sự áp dụng rộng rãi chế độ ký kết hợp đồng lao động trong mọi TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com thành phần kinh tế là phù hợp với xu thế chung trên thị trường Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường trở thành hình thức tuyển dụng lao động phổ biến để hình thành nên quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế Hình thức hợp đồng lao động đã đáp ứng được những nguyên tắc tự do khế ước của nền kinh tế thị trường với đối tượng “hàng hóa” đặc biệt là sức lao động Trong cơ chế thị trường, người lao động và người sử dụng lao động bình đẳng với nhau, được quyền tự do giao kết, tự do ký kết hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp lao động đặc biệt là tranh chấp lao động cá nhân Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ mà các quyền và nghĩa vụ này được thể hiện trong những cam kết của hợp đồng (công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi v.v ) Chế độ hợp đồng lao động cũng góp phần làm tăng hiệu quả lao động So với hình thức tuyển dụng theo tiêu chí hành chính trước đây, việc ký kết hợp đồng lao động làm tăng quyền tự chủ về tuyển chọn của người sử dụng lao động; tăng cường kỷ luật lao động; tăng tính năng động sáng tạo trong công việc; thống nhất được quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động 1.2 Các loại hợp đồng lao động Có nhiều tiêu chí và cơ sở khác nhau để phân loại hợp đồng lao động nhưng vì việc ký kết các loại hợp đồng lao động có thời hạn khác nhau có liên quan đến quyền lợi của người lao động nên pháp luật lao động căn cứ vào thời hạn hợp đồng để phân loại hợp đồng lao động (Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng lao động mà khi giao kết hai bên chỉ ấn định thời điểm bắt đầu mà không cần ấn định thời điểm kết thúc hay chấm dứt công việc hợp đồng Loại hợp đồng này đảm bảo điều kiện cho người lao động được hưởng đầy đủ các chính sách về lao động, được áp dụng cho những doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng lao động làm những công việc không xác định được thời TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com điểm kết thúc, có tính ổn định, thường xuyên từ đủ 36 tháng trở lên Khi giao kết hợp đồng này hai bên thường đã có sự tin tưởng nhất định hoặc đã qua quá trình ký kết hợp đồng thử việc Hợp đồng không xác định thời hạn với tính chất là có “thời hạn không xác định” nhưng cả hai bên đều có thể chủ động chấm dứt hợp đồng theo những quy định của pháp luật Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là loại hợp đồng mà hai bên xác định cụ thể thời điểm bắt đầu và thời điểm, thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian không quá 36 tháng Hợp đồng được áp dụng với những công việc có tính chất ngắn hạn Đây là hình thức hợp đồng chủ yếu trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc áp dụng cho những doanh nghiệp, tổ chức mà sự tồn tại, giấy phép hoạt động hoặc công việc có thể xác định thời hạn Trước khi ký kết hợp đồng, cùng với yếu tố công việc, người lao động cần phải chú ý đến quyền và nghĩa vụ liên quan khi ký kết đối với mỗi loại hợp đồng Người sử dụng lao động có quyền quyết định trong việc tuyển dụng lao động và xác định loại hợp đồng ký kết nhưng phải đảm bảo tính xã hội và bảo vệ lợi ích của người lao động Pháp luật lao động cũng quy định những hạn chế đối với quyền này của người sử dụng lao động: Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết; Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com động 2019 2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 2.1 Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động Chấm dứt hợp đồng lao động là việc các bên chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời cũng là chấm dứt quan hệ pháp luật lao động Chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động và đây cũng là một vấn đề pháp lý phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động Chấm dứt hợp đồng nếu được các bên thỏa thuận và giải quyết đầy đủ các quyền lợi cho người lao động thì sẽ không gây ra hậu quả xấu, ngược lại nếu việc chấm dứt hợp đồng mà không giải quyết thỏa đáng những thỏa thuận và trách nhiệm giữa hai bên thì sẽ tác động tiêu cực không chỉ đối với các bên trực tiếp tham gia quan hệ hợp đồng mà còn gây ra những tác động tâm lý, xã hội và pháp lý Việc chấm dứt hợp đồng có thể do cả hai bên cùng đồng ý chấm dứt hoặc có thể phát sinh do ý chí từ phía một bên Chấm dứt hợp đồng lao động cần chú ý tới các căn cứ chấm dứt hợp đồng để giải quyết quyền lợi cho các bên theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật Sự chấm dứt hợp đồng có thể có nhiều lý do và nguyên nhân nhưng cần phải được xác định là hợp pháp hay không hợp pháp để từ đó xác định vấn đề trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thường Các bên khi chấm dứt hợp đồng trong từng trường hợp cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về nghĩa vụ báo trước, trình tự chấm dứt Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý 2.2 Phân loại chấm dứt hợp đồng lao động 2.2.1 Chấm dứt hợp đồng lao động do sự thỏa thuận của hai bên Các bên có thể đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp tại khoản 1,2,3,13 Điều 34 Bộ luật lao động 2019: Hết hạn hợp đồng: thời hạn chấm dứt hợp đồng đã được các bên thỏa thuận từ khi TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com giao kết (trường hợp người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đến hết nhiệm kỳ) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động: người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng mà không còn công việc khác để giao kết hợp đồng mới hoặc hai bên không thỏa thuận giao kết hợp đồng mới Hai bên cùng đồng ý chấm dứt hợp đồng: người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng kể cả trong trường hợp thời hạn hợp đồng chưa chấm dứt Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc 2.2.2 Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của bên thứ ba hoặc do sự kiện pháp lý khác Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của bên thứ ba hoặc sự kiện pháp lý khác là những trường hợp đặc biệt có thể liên quan đến quy định của các ngành luật khác Hợp đồng lao động là thỏa thuận riêng giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng cũng không được trái với những quy định của pháp luật Và trong những trường hợp này, quy định của pháp luật hoặc ý chí của nhà nước sẽ quyết định sự tồn tại của quan hệ hợp đồng lao động (Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12 Điều 34 Bộ luật lao động 2019): Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động 2019 Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động 2019 2.2.3 Chấm dứt hợp đồng lao động do một bên đơn phương chủ động Việc chấm dứt hợp đồng do một bên đơn phương chủ động được pháp luật lao động quy định khá đầy đủ Đây là nội dung pháp lý gắn liền với chế định kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động Việc đơn phương thể hiện ý chí bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của một bên chủ thể, không xem xét đến quyền lợi của bên kia vì vậy khó đạt tới sự nhất trí và nếu không được giải quyết hợp tình hợp lý sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp Chấm dứt hợp đồng lao động do một bên đơn phương chấm dứt phải đáp ứng điều kiện về căn cứ chấm dứt và điều kiện về thời hạn báo trước, nếu không sẽ trái pháp luật 2.2.3.1 Chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động chủ động Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019): “1 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ 2 Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này; b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này; c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này; e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.” 2.2.3.2 Chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động chủ động Việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thường gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống và thu nhập của người lao động vì vậy so với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì pháp luật quy định người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần phải tuân thủ những quy định chặt chẽ hơn về căn cứ, trình tự, thủ tục chấm dứt Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com định tại Điều 36 Bộ Luật Lao động 2019: “a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này; đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.” TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả như điểm trên người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả tại điểm đầu tiên và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động 3 THỰC TRẠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động trong thời kỳ đại dịch Covid bùng phát được coi là việc làm hoàn toàn hợp lý và được nhà nước cho phép Theo điểm C Khoản 1 Điều 36 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong Bộ luật lao động 2019 có nêu rõ: “ Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc” kèm theo đó là điều TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com kiện tại Khoản 2 Điều này : “ Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ Theo đó, Covid 19 được xếp vào dịch bệnh nguy hiểm được minh chứng qua số liệu người nhiễm tăng cao trong suốt các ngày trở lại đây Cụ thể, đỉnh điểm có nơi chạm mốc hàng chục nghìn ca nhiễm và hàng trăm ca tử vong Vậy nên trong tình hình hết sức nguy hiểm như vậy, không ít các doanh nghiệp bao gồm cả lớn và nhỏ đều rơi vào tình thế khó xử khi không tìm được đầu vào cũng như đầu ra cho mình Trong khi đó, nhân lực sản xuất và lao động không hoàn toàn đảm bảo để tiếp tục quá trình sản xuất lại chính là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp Điều này dẫn đến hệ lụy khi doanh nghiệp không có đủ kinh phí để duy trì hoạt động kinh doanh của mình Để tháo dỡ cho vấn đề cấp bách này, các doanh nghiệp đã buộc phải tìm đến phương pháp tối ưu nhất nhằm cứu vãn tình thế trượt dài trên sự thua lỗ, chính là chấm dứt hợp đồng với người lao động Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2021 (VBF 2021) diễn ra vào sáng 21/2, báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết qua khảo sát cho thấy có tới 93,9% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19 Hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề và các địa phương đều phải đương đầu với các vấn đề do dịch COVID-19 gây ra, như khó tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, thiếu hụt nhân công, đứt gãy chuỗi cung ứng… Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 cùng với các TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 chỉ đạt gần 160.000 doanh nghiệp, giảm 10,7%; và có tới 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8% so với năm 2020 Đại dịch bùng phát kéo theo sự suy yếu của nền kinh tế khi nước ta không thể đưa hàng hóa trong nước đi xuất khẩu nước ngoài Bởi sự hạn chế giao tiếp với các nước bạn hàng trên thế giới Vì thế, hàng hóa trở nên dồn ứ tại các cửa biên giới và các cảng biển, gây giảm chất lượng và hư hỏng hàng hóa Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn chọn cách thu hẹp quy mô sản xuất, giảm số lượng người làm và giảm vận hành của nhiều phần máy móc không cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất dư thừa, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp Còn đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc mới bắt đầu thành lập thường sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giải thể doanh nghiệp và tuyên bố phá sản Lúc này, người lao động sẽ buộc phải theo yêu cầu của doanh nghiệp Nhưng họ hoàn toàn sẽ phải được thông báo và nhận thù lao xứng đáng với công sức của họ trước khi hoàn tất thủ tục nghỉ việc theo quy định của pháp luật Chính việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này lại mang đến “ lợi bất cập hại” cho cả người lao động và người sử dụng lao động 3.2 Tình huống thực tế về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: 1 Nội dung vụ việc: BẢN ÁN 02/2021/LĐ-ST NGÀY 17/05/2021 VỀ TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Trong các ngày 10 và 17 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm công khai vụ án lao động thụ lý số 159/2020/TLST- LĐ ngày 22/12/2020 về việc: “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2021/QĐXXST–LĐ ngày 24 tháng 02 năm 2021, giữa các đương sự: Nguyên đơn: Bà Trương Cẩm M, sinh năm 1971; địa chỉ: Số 17 Xóm Chỉ, Phường 10, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Bị đơn: Công ty T; địa chỉ: Lô số 137-138-139, số 7, Vsip II-A, đường số 23, khu công nghiệp V, phường V, thị xã T, tỉnh B NỘI DUNG VỤ ÁN Theo đơn khởi kiện ngày 20/11/2020 của nguyên đơn bà Trương Cẩm M, quá trình giải quyết vụ án người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Ngày 22/7/2019, bà M bắt đầu làm việc tại Công ty T (Công ty) theo Hợp đồng thử việc có thời hạn 02 tháng kể từ ngày 22/7/2019 đến ngày 21/9/2019 Trong thời gian thử việc, bà M được cư trú tại một căn hộ được thuê bởi Ortholite Việt Nam theo Hợp đồng thuê căn hộ được ký kết với Công ty Cổ phần Vinhomes – Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh (Vinhomes) Ngày 22/9/2019, bà M và Công ty đã tiến hành ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn 02 năm, kể từ ngày 22/9/2019 đến ngày 21/9/2021 Theo nội dung các điều khoản của Hợp đồng lao động, bà M làm việc tại Công ty với chức danh chuyên môn là Giám đốc Sản xuất với mức lương gộp trong thời gian làm việc là 258.060.000 đồng/tháng; đồng thời bà M được Công ty chi trả toàn bộ các khoản phụ cấp cùng với tất cả các chi phí thuế thu nhập cá nhân (nếu có) phát sinh từ các khoản phụ cấp như: Nhà ở, điện, nước, visa, chi phí quản lý ký túc xá, giấy phép lao động (Điều 3.1 của Hợp đồng lao động) Ngày 25/9/2019, Công ty ký kết với Vinhomes hợp đồng cho thuê căn hộ số LP- 28.10/2019/VHCP/HĐT-01 với thời hạn cho thuê là 06 tháng, kể từ ngày 01/10/2019 đến ngày 31/3/2020 Trên cơ sở các chế độ tương ứng mà bà M được hưởng theo HĐLĐ, bà M đã chuyển sang cư trú tại căn hộ mới, giá thuê căn hộ là 28.050.000 đồng/tháng Quá trình làm việc tại Công ty, bà M luôn hoàn thành các nghĩa vụ được quy định trong HĐLĐ Hơn nữa, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 05/2020, bà M đã rất nỗ lực trong việc kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc theo như yêu cầu của cấp trên trực tiếp là ông M– là Quản lý điều hành của Công ty tại các cuộc họp nội bộ của Công ty cũng như thông qua các trao đổi giữa bà M và ông M qua các thư điện tử vào ngày 05/02/2020, cụ thể là: Từ tháng 12/2019, Phòng quản lý chất lượng của Công ty với hơn 25 nhân sự trở thành bộ phận trực thuộc dưới sự quản lý của bà M thông qua việc bà M kiêm nhiệm thêm vị trí Trưởng phòng quản lý chất lượng Tiếp TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com đó, từ sau dịp tết âm lịch năm 2020, trong vai trò của một Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng, bà M trở thành người gánh vác trách nhiệm liên hệ và giải quyết nhiều khiếu nại của khách hàng về việc đơn hàng bị trễ cũng như quản lý bộ phận này, nhằm hỗ trợ kịp thời cho sự vắng mặt của Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng và 02 chủ quản khác của bộ phận này do chính sách tạm dừng cấp thị thực cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam giữa dịch bệnh Covid - 19 Thêm vào đó, từ tháng 5/2019, việc Công ty thiếu nhân sự tại vị trí Trưởng phòng sản xuất do người đảm nhiệm vị trí này xin nghỉ đã dẫn đến việc bà M phải kiêm nhiệm thêm vị trí này theo chính sách của Công ty Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 5/2019 đến tháng 12/2019, bên cạnh chức danh chính của bà M là Giám đốc sản xuất, Công ty đã tin tưởng và giao cho bà M kiêm nhiệm đồng thời các vị trí như: Trưởng phòng quản lý chất lượng, Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng và Trưởng phòng sản xuất Những nỗ lực của bà M trong suốt thời gian làm việc tại Công ty đã được Công ty ghi nhận thông qua việc tăng lương cho bà M theo Phụ lục HĐLĐ số 01890 có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2020 với mức lương gộp được tăng lên là 265.801.800 đồng/tháng Ngày 01/4/2020, theo như thỏa thuận giữa bà M và Công ty, bà M được chuyển sang cư trú tại căn hộ cao cấp hơn như chính sách hỗ trợ thêm của Công ty dành cho bà M, cụ thể là căn hộ số 41.10 được thuê bởi Công ty thông qua Hợp đồng thuê căn hộ Số LP- 12A.10/2020/VHCP được ký kết vào ngày 18/3/2020 giữa Công ty và Vinhomes và Phụ lục của hợp đồng này có thời hạn 01 năm kể từ ngày 01/4/2020 đến ngày 31/3/2021 với giá thuê là 30.833.333 đồng/tháng Vào lúc 16 giờ ngày 26/5/2020, Công ty bất ngờ tổ chức cuộc họp về việc chấm dứt HĐLĐ đối với bà M, cuộc họp có sự tham dự của Trưởng phòng nhân sự của Công ty, Ông M và Luật sư đại diện của Công ty nhưng không có Biên bản cuộc họp Cùng ngày, Công ty đã ban hành Thông báo chấm dứt HĐLĐ đối với bà M đề ngày 26 tháng 5 năm 2020 với nội dung buộc bà M phải ngừng mọi công việc tại Công ty từ thời điểm thông báo mặc dù ngày chấm dứt HĐLĐ theo Thông báo chấm dứt là từ ngày 30 tháng 6 năm 2020 và Quyết định của Công ty về việc chấm dứt HĐLĐ đối với bà M cùng đề ngày 26 tháng 5 năm 2020 với lý do là do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 Công ty buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc và cắt TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com giảm nhân sự căn cứ theo Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ), khoản thanh toán cuối cùng với nội dung như sau: Công ty thanh toán tiền lương tính từ ngày 26/5/2020 đến ngày 30/6/2020, thanh toán số ngày phép còn lại của bà M và tiền hỗ trợ cho bà M Cùng ngày 26/5/2020, bà M đã tiến hành ký nhận một văn bản bàn giao tài liệu với Công ty, xác nhận đã nhận được Quyết định chấm dứt và Thông báo chấm dứt từ phía Công ty Đồng thời, bà M đã thể hiện quan điểm hoàn toàn không đồng ý với Quyết định chấm dứt và Thông báo chấm dứt từ phía Công ty nêu trên bằng việc ghi rõ trong Biên bản bàn giao tài liệu rằng “Tôi hoàn toàn không đồng ý với quyết định chấm dứt” Từ 16 giờ ngày 26/5/2020 cho đến cuối buổi chiều cùng ngày, Công ty liên tục gây sức ép, buộc bà M phải đồng ý và ký vào tất cả các biên bản thể hiện việc chấm dứt HĐLĐ giữa bà M với Công ty và yêu cầu bà M sắp xếp đồ đạc để rời khỏi Công ty ngay trong ngày hôm đó Vào ngày 01/7/2020, bà M và gia đình bị buộc phải dọn ra khỏi căn hộ số 41.10 theo như thông báo của Vinhomes, phát sinh bởi yêu cầu của Công ty Nhận thấy hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Công ty là trái với quy định của pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà M khởi kiện yêu cầu: 1/ Hủy bỏ Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động và Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động cùng ngày 26/5/2020 của Công ty về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Trương Cẩm M; 2/ Buộc Công ty nhận bà Trương Cẩm M trở lại làm việc theo HĐLĐ đã ký ngày 22/9/2019 và Phụ lục HĐLĐ số 01890 ngày 01/02/2020, khôi phục chức vụ hiện tại của bà Trương Cẩm M tại Công ty là Giám đốc sản xuất; 3/ Buộc Công ty thanh toán tiền lương cho bà Trương Cẩm M trong những ngày không được làm việc cho Công ty kể từ ngày 01/7/2020 cho đến khi được nhận trở lại làm việc theo mức lương được áp dụng tại Phụ lục HĐLĐ số 01890 là 265.801.800 đồng/tháng, được tạm tính đến ngày 01/12/2020, tương đương với 05 tháng lương là 1.284.009.000 đồng TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 4/ Buộc Công ty tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành cho bà Trương Cẩm M từ ngày 01/7/2020 đến ngày bà Trương Cẩm M được nhận trở lại làm việc với tổng mức đóng được yêu cầu là 21.5%/tháng, được tạm tính đến ngày 01 tháng 12 năm 2020, tương đương với số tiền 276.061.935 đồng; 5/ Buộc Công ty khôi phục gói bảo hiểm sức khỏe liên quan mà Công ty đã mua từ Công ty bảo hiểm Liberty cho bà Trương Cẩm M và gia đình; đồng thời bồi thường các khoản chi phí khám chữa bệnh liên quan mà bà Trương Cẩm M và gia đình phải gánh chịu từ ngày 01/7/2020 đến thời điểm gói bảo hiểm này được khôi phục do hành vi ngừng đóng gói bảo hiểm này một cách đột ngột của Công ty; 6/ Buộc Công ty tiếp tục cung cấp chỗ ở cho bà Trương Cẩm M theo nội dung đã thỏa thuận tại HĐLĐ tương ứng với chế độ phụ cấp bà Trương Cẩm M được nhận trước khi Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ Đồng thời, bồi thường cho bà Trương Cẩm M một khoản tiền tương đương với tiền thuê căn hộ theo hợp đồng thuê căn hộ Số 41.10 trong những ngày mà đáng lẽ bà Trương Cẩm M phải được cư trú tại căn hộ theo như quy định tại hợp đồng lao động, được tạm tính từ ngày 01/7/2020 đến ngày 01/12/2020 là 154.166.665 đồng; 7/ Buộc Công ty bồi thường cho bà Trương Cẩm M một khoản tiền tương đương hai tháng tiền lương do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, với số tiền là 531.603.600 đồng; 8/ Buộc Công ty đăng tin xin lỗi và cải chính công khai trong nội bộ Công ty về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của Công ty đối với bà Trương Cẩm M Cơ sở pháp lý chứng minh Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bà M là trái pháp luật: - Tại Quyết định chấm dứt HĐLĐ ngày 26/5/2020, Công ty xác định “do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, Công ty buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc và cắt giảm nhân sự” từ đó chấm dứt HĐLĐ với bà M và 28 người lao động TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com ... THỰC TRẠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID- 19 TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động thời kỳ đại dịch Covid bùng phát coi việc làm hoàn toàn hợp lý nhà nước cho... chấm dứt hợp đồng lao động Chấm dứt hợp đồng lao động việc bên chấm dứt việc thực quyền nghĩa vụ thỏa thuận hợp đồng, đồng thời chấm dứt quan hệ pháp luật lao động Chấm dứt hợp đồng lao động kiện... đồng lao động 2.3.1 Trách nhiệm quyền lợi bên chấm dứt hợp đồng lao động Người sử dụng lao động phải thông báo văn cho người lao động việc chấm dứt hợp đồng lao động hợp đồng lao động chấm dứt

Ngày đăng: 29/05/2022, 06:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan