Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc việt nam (1954 1975) sinh viên cần làm gì để đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

22 33 1
Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc việt nam (1954 1975)  sinh viên cần làm gì để đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG

-TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG

Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam(1954-1975) Sinh viên cần làm gì để đóng góp cho công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Sinh viên:

Mã số sinh viên:Lớp:

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Trang 2

1.1 Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử 5

1.2 Điều kiện của đất nước 6

2.2 Quá trình hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa 10

2.2.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam 10

2.2.2 Thành tựu và hạn chế của cách mạng 13

2.3 Ý nghĩa lịch sử của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với Việt Nam 14

3 TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNGCUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 16

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do nghiên cứu đề tài

“Ngay khi mới ra đời và xuyên suốt quá trình đấu tranh cách mạng đến thời nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam” (1) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định trong một bài viết sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV Như vậy, chúng ta đã kế thừa những thành quả cách mạng vẻ vang của cha ông và luôn đặt mục tiêu, xây dựng những chính sách phát triển theo định hướng, theo nguyện vọng của dân tộc Việt Nam: tiến lên xã hội chủ nghĩa Trong quá trình quá độ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với điều kiện Việt Nam hiện nay, bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức, khó khăn cần đối mặt, giải quyết Cơ hội và thách thức đan xen, tác động, chuyển hóa lẫn nhau Việc nhận rõ cơ hội và thách thức trong quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Là một sinh viên, nhận thức được ý nghĩa của con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975); sinh viên cần làm gì để đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay” là thiết yếu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa Từ đó, đưa ra những quan điểm mang tính bổ sung, phát triển nhận thức và bên cạnh đó là nhiệm vụ của một sinh viên trong thời kỳ quá

Trang 5

- Nắm được những kiến thức cơ bản và nghiên cứu sâu hơn về thời kỳ cách mạng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong giai đoạn từ 1954-1975.

- Phân tích trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, đặc biệt là sinh viên về xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ

- Trình bày những nội dung, đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975.

- Làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của sinh viên trong sự nghiệp xấy dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.

- Làm rõ ý nghĩa nghiên cứu của đề tài, cũng như nâng cao hiểu biết, nhận thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về những yếu tố lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản trong thời kỳ cách mạng lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Bài tiểu luận nghiên cứu dựa trên lịch sử đất nước, đặc biệt là miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc Việt Nam.

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975) và phân tích đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc.

- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần xây dựng và nâng cao kiến thức, hiểu biết của mọi người về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời, củng cố quan

Trang 6

điểm đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là nghĩa vụ của sinh viên trong thời nay.

Trang 7

NỘI DUNG

1.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (1954)

1.1 Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử

Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp sâu của Mĩ, Đảng và nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng mốc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) Cách mạng Việt Nam từ đó đã chuyển bước sang giai đoạn mới với nhiệm vụ to lớn là thực hiện thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập và dân chủ.

Sau thời gian 300 ngày đấu tranh thực hiện các điều khoản ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực của Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng Như vậy, sau hơn 80 năm nô lệ, cả miền Bắc đã là của nhân dân Việt Nam, dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà do nhân dân Việt Nam làm chủ Thắng lợi to lớn ấy là do từ Nam đến Bắc, đồng bào ta đoàn kết, bộ đội ta anh dũng, Đảng và Chính phủ ta lãnh đạo đúng đắn Miền Bắc hoàn toàn giải phóng cũng có nghĩa là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành Tuy nhiên, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai Điều đó cũng tạo nên khó khăn lớn nhất cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, chính là tiền lệ chưa từng có trong lịch sử: đất nước bị chia cắt hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau: “miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam do chính quyền đối phương quản lý, trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ”(2).

Trước sự thay đổi của tình hình đất nước, Đảng ta kịp thời xác định nhiệm vụ cách mạng cho phù hợp Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ chung của Đảng là đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện

Trang 8

đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định để củng cố hoà bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc.

Như vậy, tuy chưa nêu cụ thể, nhưng Nghị quyết Bộ Chính trị đã xác định mỗi miền có một nhiệm vụ khác nhau Miền Bắc phải được củng cố vững chắc để làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam Muốn vậy, không thể để miền Bắc trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu và càng không thể đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa Yêu cầu của cách mạng miền Bắc cũng như của cách mạng cả nước và nguyện vọng của toàn dân: miền Bắc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Mặt khác, ở nước ta, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai cấp công nhân và nông dân đóng vai trò quyết định; đội tiên phong của giai cấp công nhân nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng Trong điều kiện đó, thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không những là thắng lợi của nhân dân lao động đối với chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến, mà còn là thắng lợi về chính trị của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản trong nước Chính vì thế, "sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng có nghĩa là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa"(3)

1.2 Điều kiện của đất nước1.2.1 Giai đoạn 1954-1964

Sau Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn khỏi thực dân Pháp và làm hậu phương vững chắc cho miền Nam tiếp tục sự nghiệp kháng chiến giành độc lập dân tộc Nhờ những điều kiện thuận lợi, Đảng ta thực hiện chính sách phát triển kinh tế, quân sự, biến miền Bắc thành căn cứ địa chung cho cả nước và bắt đầu thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của dân tộc Việt Nam, các phong trào giải

Trang 9

phóng dân tộc ngày một mạnh mẽ, bùng nổ Cùng với đó, hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày một lớn mạnh với nhiều thành tựu đáng kể về mọi mặt như kinh tế, quân sự, đặc biệt là về khoa học-kĩ thuật.

Bên cạnh những mặt thuận lợi ấy, lúc này, kẻ thù trực tiếp lớn nhất của dân tộc là đế quốc Mĩ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh và đang ấp ủ âm mưu bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ngày một gay gắt, thế giới bắt đầu bước vào cuộc chạy đua vũ trang và thời kỳ chiến tranh lạnh nổ ra.

1.2.2 Giai đoạn 1965-1975

Đến giai đoạn 1965-1975, miền Bắc lúc này đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và đạt được một số mục tiêu nhất định về mặt kinh tế, văn hóa Nhờ những thành tựu ấy, miền Bắc đã trở thành hậu phương vững chãi cho miền Nam cùng với sự chi viện về người và của cho cách mạng dân chủ đạt được nhiều chiến thắng trước kẻ thù xâm lược, đế quốc Mĩ.

Tuy nhiên, tương quan lực lượng giữa quân ta và địch có sự chênh lệch lớn, cộng với Mĩ liên tiếp đưa quân viễn chinh và các nước chư hầu vào tiếp viện càng làm cho quân ta gặp nhiều bất lợi, khó khăn Cùng lúc ấy, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Trung Quốc liên tục xảy ra bất đồng, gây ra những mâu thuẫn nội bộ, điều này đã tạo thuận lợi cho phe đối lập trong chiến tranh lạnh có thêm cơ hội để thực hiện mục tiêu lớn nhất: xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

NAM (1954-1975)

2.1 Bối cảnh lịch sử2.1.1 Thế giới

Từ sau Chiến tranh thế giới II, chủ nghĩa xã hô zi trở thành một xu hết phát triển trên thế giới mà trong đó Liên Xô đứng đầu, làm trụ cột của hệ thống Miền Bắc nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa khi tình hình thế

Trang 10

giới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn cần đối mặt Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ngày càng mạnh mẽ Đặc biệt, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của dân tộc Việt Nam đã thúc đẩy, cổ vũ mạnh mẽ những phong trào cách mạng dân tộc, phong trào đấu tranh giai cấp trên toàn thế giới Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã “trở thành một khối thống nhất và hùng mạnh bao gồm 12 nước, với 1 tỷ dân số thế giới, tức là hơn một phần ba dân số, chiếm gần một phần tư đất đai toàn thế giới” (4)

Chủ nghĩa xã hội liên tục phát triển và lớn mạnh về mọi mặt như kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật với nhiều thành tựu nổi bật:

Từ năm 1950, Liên Xô đã đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới về sản lượng điện; trong khoa học-kĩ thuật, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất điện nguyên tử và sau đó phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ Thu nhập quốc dân từ năm 1940 đến năm 1950 tăng 64% Sự lớn mạnh của Liên Xô về kinh tế và quốc phòng đã làm tăng vị thế của các nước xã hô zi chủ nghĩa trên thế giới Các nước xã hội chủ nghĩa được sự giúp đỡ của Liên Xô tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội Năm 1955, công nghiệp Ba Lan tăng gấp 4 lần trước chiến tranh, trong đó, có nhiều ngành công nghiệp mới ra đời Năm 1956, Cộng hoà Dân chủ Đức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, trở thành nước đứng đầu châu Âu về sản lượng điện, đứng thứ hai thế giới về sản lượng hóa chất theo đầu người Đồng thời, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đều hoàn thành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy mô lớn Ở châu Á, năm 1957, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch 5 năm (1953-1957) với nhiều kết quả mới trong phát triển kinh tế-xã hội Thành tựu đó chứng minh tính ưu viêtzcủa mô hình tế-xã hội chủ nghĩa và cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô cùng các nước phát triển xã hội chủ nghĩa đi trước thực hiện, là mẫu hình để các nước xã hội chủ nghĩa đi sau, trong đó có Việt Nam, tin tưởng, học tập.

Trang 11

Tháng 11-1957, Hội nghị đại biểu 64 đảng cộng sản và công nhân được tổ chức tại Matxcơva Hội nghị đã tổng kết công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thừa nhận sự đa dạng các hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, khả năng thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng con đường hòa bình và giành chính quyền không cần nội chiến Tuy nhiên, Hội nghị nhấn mạnh cho dù hình thức cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước khác nhau nhưng đều tuân theo quy luật chung trên cơ sở kinh nghiệm của cách mạng Liên Xô, đó là: “Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà hạt nhân là Đảng mác-xít đối với quần chúng lao động trong sự tiến hành cuộc cách mạng vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác và trong sự kiến lập nền chuyên chính vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác; sự liên minh của giai cấp công nhân với quần chúng cơ bản trong nông dân và các tầng lớp lao động khác; sự thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và kiến lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất cơ bản; sự cải tạo dần dần nền nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội; sự phát triển nền kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch, hướng vào chỗ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nâng cao mức sống của những người lao động, thực hiện cách mạng xã hội trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa và đào tạo tầng lớp trí thức đông đảo trung thành với giai cấp công nhân; xóa bỏ sự áp bức dân tộc và xây dựng bình đẳng và tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc; bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội, chống sự phá hoại của kẻ thù bên ngoài và bên trong; sự đoàn kết của giai cấp công nhân nước này với giai cấp công nhân của tất cả các nước khác tức là chủ nghĩa quốc tế vô sản” (5).

Đối nghịch với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa đế quốc đang dần có dấu hiệu suy yếu Điều đó trước hết thể hiện ở sự tan rã của hệ thống thuộc địa khi các phong trào giải phóng dân tộc liên tiếp nổ ra mạnh mẽ và giành thắng lợi lớn Bên cạnh đó, nền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc cũng đang đà suy thoái cùng với những mâu thuẫn nội bộ đã có mầm mống từ lâu, làm cho chủ nghĩa tư bản bị đẩy dần về bờ vực khủng hoảng Có thể nói, đây là cơ hội lớn cho chủ nghĩa xã hội vươn lên và cách mạng dân tộc ngày một phát triển mạnh mẽ, bùng nổ hơn, trong đó

Trang 12

có cả Việt Nam, một nước nhỏ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đang phải đối mặt với những chính sách, chiến lược tàn bạo của đế quốc Mĩ.

2.1.2 Việt Nam

Đất nước lâm vào cảnh chia cắt hai miền Nam – Bắc, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là sau chiến thắng Điên Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tin của nhân dân Việt Nam vào Đảng ngày một được củng cố vững chắc Sau ngày giải phóng, nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, hăng say lao động, xây dựng chế độ mới, tạo tiền đề cơ bản để miền Bắc tiến vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Tuy rằng đã trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh trường kỳ để bảo vệ độc lập dân tộc, nền kinh tế của đất nước vô cùng lạc hậu, đặc biệt kém phát triển về lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, nhưng miền Bắc lúc này có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

2.2 Quá trình hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa2.2.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đầu năm 1950, sau khi được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Việt Nam là nước đứng vào hệ thống xã hội chủ nghĩa muộn hơn, đặc biệt, bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ trên một nửa đất nước Từ xuất phát điểm đó, Đảng Lao động Vỉệt Nam đã

Ngày đăng: 24/05/2022, 19:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan