Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Tăng cường năng lực về xây dựng kế hoạch đối với viên chức quản lý; về kiến thức, kỹ năng và thái độ để xây dựng, quản lý, thực hiện, các chương trình kế hoạ
Trang 1SỞ Y TẾ KON TUM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
TẬP HUẤN
Nâng cao kỹ năng lập kế hoạch cho viên chức quản lý
thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum
Trần Minh Tuấn
Trang 2Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường năng lực về xây dựng kế hoạch đối với viên chức quản lý; về kiến thức, kỹ năng và thái độ để xây dựng, quản lý,
thực hiện, các chương trình kế hoạch
được đề ra một cách hiệu quả tại khoa,
phòng do mình phụ trách
Trang 3Mục tiêu cụ thể
Kiến thức: Sau đợt tập huấn các viên chức quản
lý có thể;
1 Hiểu rõ về khái niệm kế hoạch, lợi ích của việc
xây dựng kế hoạch trong công tác quản lý
2 Hiểu được cách xây dựng một kế hoạch
3 Hiểu được cách quản lý một chương trình kế
hoạch
4 Hiểu được cách đánh giá khoa học, khách
quan một chương trình kế hoạch
Trang 4Mục tiêu cụ thể
Kỹ năng: Sau đợt tập huấn các viên chức
quản lý có thể;
Xây dựng kế hoạch của khoa, phòng do
mình phụ trách một cách tổng thể và chi tiết
Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch, sử dụng các nguồn lực hợp lý và hiệu quả
Trang 5Mục tiêu cụ thể
Thái độ: Sau đợt tập huấn các viên chức
quản lý được trang bị thái độ;
Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý
Xây dựng kế hoạch công tác của khoa,
phòng sát thực tiễn,
Tổ chức triển khai thực hiện khoa học và có hiệu quả
Trang 6KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH
• Kế hoạch là: “Toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc
dự định làm trong một thời gian nhất định với những mực tiêu,cách thức, trình tự,
thời điểm tiến hành”
• Lập kế hoạch là quá trình ra QĐ về làm gì, bao giờ làm và làm như thế nào ?
Trang 7CÁC LOẠI KẾ HOẠCH
1 Theo thời gian: Dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
2 Theo cấp độ: Vĩ mô, vi mô
3 Theo phạm vi: Tổng thể, bộ phận
4 Theo phương pháp xây dựng kế hoạch:
- Theo mục tiêu
- Theo nhu cầu
Nên phối hợp cả hai loại
Trang 8Lợi ích của việc lập kế hoạch
1 Cho phép các nhà quản lý và cơ quan
quản lý có cái nhìn tổng quan về hệ
thống
2 Hình thành các nỗ lực có tính phối hợp
3 Giảm thiểu hoạt động trùng lặp, chồng
chéo, tạo khả năng hoạt động và sử
dụng nguồn lực một cách có hiệu quả
4 Làm giảm thiểu sự bất trắc
5 Làm cơ sở cho sự kiểm tra, đánh giá
Trang 9Lợi ích của việc lập kế hoạch
• Kế hoạch giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định, xác định các mối quan hệ về quyền hạn và trách nhiệm, tập hợp các nguồn lực và hoạt động một cách hợp lý, bao gồm việc phân công mô tả công việc, các phương pháp
và quá trình lao động…theo dõi và kiểm soát công việc.
• Lưu ý: Trong công tác QL trên cơ sở kế hoạch đặt ra
Nhà quản lý nếu động viên được mọi khả năng tiềm tàng của người lao động sẽ tạo ra sức mạnh cho việc đạt
mục tiêu quản lý: (quan tâm đến năng lực và quyền lợi của người lao động – giao việc phù hợp với năng lực
từng người – làm cho nhân viên hãnh diện trong việc
hàn thành tốt nhiệm vụ - Khen thưởng thích đáng và phù hợp …
Trang 10Lợi ích của việc lập kế hoạch
• Trên cơ sở kê hoạch: Nhà quản lý phải thực hiện chức năng kiểm tra (kiểm tra có nghĩa là xem xét toàn bộ diễn biến của quá trình có đúng như đã
đề ra hay không từ đó tìm ra sai sót, tìm nguyên nhân và biện pháp sử chữa)
• Giám sát: Về bản chất giám sát là một hình thức quản lý trực tiếp, thu nhận thông tin liên tục, phân tích để đưa ra những quyết định, những giải
pháp hợp lý để giải quyết vấn đề “như vậy giám sát là một quá trình hỗ trợ liên tục trong quá trình triển khai các hoạt động nhằm hoàn thành và
nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ
Trang 11Lợi ích của lập kế hoạch
• Đánh giá: Là đo lường các kết quả đạt
được của một kế hoạch hoạt động trong một giai đoạn nhất định nào đó nhằm mực đích:
• - Đối chiếu kết quả với mục tiêu
• - Xem xét các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện
• - Ra quyết định điều chỉnh
Trang 122 Một số nguyên tắc xây dựng kế
hoạch
2.1 Tính mục tiêu: Giúp đảm bảo được hiệu quả hoạt động
2.2 Tính khoa học: Là yếu tố đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của các kế hoạch
được thảo ra
2.3 Tính cân đối
2.4 Tính chấp nhận: Giúp đảm bảo các kế hoạch thảo ra là hiệu quả, khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị
Trang 133 Phương pháp lập kế hoạch
3.1 Xác định mục tiêu:
- Cụ thể, dễ hiểu
- Đo lường được
- Vừa sức
- Thực tế
- Có thời hạn
3.2 Phân tích tình hình:
3.3 Chẩn bị nguồn lực:
3.4 Lên kế hoạch:
3.5 Kiểm soát thực hiện:
Trang 144 Các bước lập kế hoạch
4.1 Xác định mục tiêu, yêu cầu:
4.2 Xác định nội dung công việc
4.3 Xác định: Địa điểm, thời gian, ai thực hiện
4.4 Xác định cách thức thực hiện
4.5 Xác định phương pháp kiểm soát
4.6 Xác định phương pháp kiểm tra
4.7 Xác định nguồn lực: Con người, kinh phí, vật
tư thiết bị …
Trang 15Công thức lập kế hoạch: 5 W như
sau:
What (cái gì): Mục đích, mục tiêu, chủng loại thính chất, nội dung, đặc trưng, số lượng
Why (tại sao): Giaỉ quyết vấn đề gì, nhằm vào cái gì, tính cần thiết
trong bối cảnh nào
Where (ở đâu): Địa điểm, vị trí
Who (ai): Ai phụ trách, một hay nhiều người, trong hay ngoài cơ quan,
ai hợp tác, phối hợp.
How (thế nào): Phương pháp, kỹ thuật, số lượng, tiêu chuẩn cần đạt, giá trị mục tiêu, mức độ mong đợi
Đánh giá: là đo lường và xem xét các kết quả đạt được của kế hoạch
đã đưa ra của một giai đoạn hay tổng thể nhằm mục đích:
1 Đối chiếu kết quả với mục tiêu
2 Xem xét các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện
3 Ra quyết định điều chỉnh
4 Chuẩn bị việc lập kế hoạch
Trang 16BÀI TẬP THỰC HÀNG
• Căn cứ cào chỉ tiêu nhiệm vụ của đơn vị giao cho khoa, phòng;
• Anh chị xây dựng kế hoạch công tác năm; quí; tháng của khoa phòng mình
Trang 17Giáo trình được sử dụng
1 Tài liệu tập huấn Quản lý bệnh viện – Do
Ngân hàng tái thiết Đức KFW và Bộ Y tế Việt Nam phát hành
2 Dự án tăng cường chất lượng nguồn
nhân lực trong hệ thống khám chữa
bệnh do JICA và Bộ Y tế Việt Nam triển khai - Cố vấn Trưởng: Minoru Akiyama
Trang 18CHÚC ANH CHỊ MỘT NĂM MỚI 2017 SỨC KHỎE, AN KHANG THỊNH VƯỢNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN