1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BỘ ĐỀ ÔN TỐT NGHIỆP HYB

1,2K 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1.164
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

931 trang BỘ ĐỀ PHÂN TÍCH/ CẢM NHẬN ĐOẠN THƠ, ĐOẠN VĂN (BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2021) Bộ đề được tuyển chọn bởi GV Thu Trang Email Duongthutrang11@gmail com Các đoạn trích đáng lưu ý 1 Tây tiến ( đoạn 1 2[.]

931 trang BỘ ĐỀ PHÂN TÍCH/ CẢM NHẬN ĐOẠN THƠ, ĐOẠN VĂN (BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2021) Bộ đề được tuyển chọn bởi GV Thu Trang Email: Duongthutrang11@gmail.com Các đoạn trích đáng lưu ý : 1 Tây tiến ( đoạn 1-2-3) (2019 đã thi đề dự phòng, đoạn 3 ) 2 Việt Bắc Tám câu đầu ( đã thi đề dự phòng 2020) Đoạn :Mình đi có nhớ những ngày…mái đình cây đa Đoạn : ta với mình mình với ta…đều đều suối xa Đoạn bức tranh tứ bình : ta về mình có nhớ ta… thủy chung Đoạn Việt Bắc ra quân: Những đường VB của ta…Đèo De núi hồng 2020 HS vùng dịch Cô vit ( Đà Nẵng ) thi đoạn : Nhớ khi giặc đến giặc lùng… đèo De núi Hồng ( trừ 2 đoạn thơ cuối ) 3 Đất nước Năm2017đã thi đoạn “Đất là nơi anh đến trường…giỗ tổ”) Năm 2020 đã thi: Em ơi em hãy nhìn rất xa… ca dao thần thoại Đoạn : khi ta lớn lên đất nước đã có rồi…từ ngày đó Đoạn : đất là nơi anh đến trường… nhớ ngày giỗ tổ Đoạn : trong anh và em hôm nay…làm nên đất nước muôn đời Đoạn : những người vợ nhớ chồng…đã hóa núi sông ta Đoạn : Em ơi em hãy nhìn rất xa… đất nước của ca dao thần thoại 4 Sóng ( đoạn nào cũng quan trọng) 5 Người lái đò sông Đà Đoạn miêu tả con sông Đà hung bạo: Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá….gậy đánh phèn Còn xa lắm mới đến cái thác dưới…lúc ngừng chèo Đoạn miêu tả con sông Đà thơ mộng trữ tình: Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài… nối lại chiêm bao đứt quãng Thuyền tôi trôi trên sông Đà…hết Đoạn miêu tả cảnh vượt thác sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận 6 Ai đã đặt tên cho dòng sông :( đoạn nào cũng quan trọng) ( Năm 2019 đã thi đoạn mở đầu->> chân núi Kim Phụng) Đoạn sông Hương ở thượng nguồn : Trong những dòng sông đẹp ở nước ta… Kim Phụng Sông Hương ở đồng bằng : Phải nhiều thế kỉ qua đi…bát ngát tiếng gà 1 Sông Hương khi chảy vào thành phố : Từ đây, như đã tìm đúng đường về…vấn vương của một nỗi lòng Sông Hương khi rời khỏi kinh thành : rời khỏi kinh thành ….quê hương xứ sở Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ góc độ văn hóa, lịch sử 7 Vợ chồng A Phủ Đoạn đầu : Ai ở xa về… Đoạn miêu tả sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân ( có thể chia thành nhiều đề) Đoạn Mị cắt dây trói cứu A phủ 8 Vợ nhặt ( 2016 đã thi tình huống truyện) Lưu ý đoạn miêu tả sự thay đổi của Tràng trong buổi sáng hôm sau Tâm trạng bà cụ Tứ : Bà lão cúi đầu nín lặng…nước mắt chảy xuống ròng ròng ( có thể chia thành nhiều đề) Đoạn : bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại… 9 Rừng xà nu: Đoạn đầu miêu tả Rừng xà nu Đoạn T nú bị giặc tra tấn 10.Chiếc thuyền ngoài xa ( 2015 thi hình tượng người đàn bà hàng chài, năm 2018 thi vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa, liên hệ bài Hai đứa trẻ ) Hai phát hiệncủa nghệ sĩ Phùng Người đàn bà ở tòa án huyện Đoạn cuối : Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy 11.Hồn Trương Ba da hàng thịt Đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác Hàng thịt Đối thoại giữa Hồn Trương Ba và người thân Đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác Đế Thích * Khái quát nội dung truyện - Truyện Những đứa con trong gia đình được kết cấu theo những đợt hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc đồng đội trong mấy ngày đêm Diễn biến truyện hết sức linh hoạt xáo động không gian lẫn thời gian, đan chéo quá khứ với hiện tại, trong đó nhân vật Việt hiện lên với đầy đủ các nét về tính tình, tình cảm và tinh thần chiến đấu * Phân tích nhân vật Việt a) Luận điểm 1: Việt là cậu bé có tính tình ngây thơ, hồn nhiên, thú vị 2 - Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, - Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun, - Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết - “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội - Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ -> Việt là một chiến sĩ trẻ, chưa qua tuổi mười tám, vẫn còn giữ những nét hồn nhiên của một chàng trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con b) Luận điểm 2: Việt có tình thương yêu gia đình sâu đậm - Tình cảm đối với chị: + Mẹ mất, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần của Việt + Việt yêu thương chị hết lòng vì chị đã chăm sóc mình và còn vì “chị giống in như má” + Lúc hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, “Việt thấy thương chị lạ” -> Thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai - Tình cảm dành cho chú Năm: + Việt rất thương chú Năm từ khi còn nhỏ vì: ● Chú hay bênh Việt ● Chú thường hay hò mỗi khi kể về gia đình hay chiến công của mảnh đất này Qua tiếng hò chú thường gửi gắm ý nghĩa câu hò vào trí tưởng tượng, tâm hồn của Việt bằng tất cả tình yêu thương đứa cháu của chú - Tình cảm đối với mẹ: + Trong kí ức của Việt, hình ảnh mẹ luôn hiện hữu ● Trong cái đêm thiêng liêng, hai chị em bàn tính thu xếp chuyện gia đình, Việt thấy “hình như má cũng đã về đâu đây…” Trong lúc bị thương trơ trọi giữa chiến trường, hình ảnh người mẹ thương yêu mãi chập chờn ẩn hiện trong Việt 3 -> Việt hồi tưởng về mẹ với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào + Việt thương má, bởi cả cuộc đời má đã vất vả, thầm lặng hi sinh, lặng lẽ chịu đựng mọi gian lao, đau khổ để đấu tranh, che chở cho đàn con + Việt yêu quý má vô hạn, bởi má bao giờ cũng chăm chút ân tình đối với gia đình và đối với Việt Nghĩ đến điều đó, Việt thèm muốn ước ao “ước gì bây giờ mình được gặp má” c) Luận điểm 3: Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm, tính cách anh hùng - Việt sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng -> Thừa hưởng truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình nên ý thức chiến đấu bất khuất trong Việt đã được hình thành từ rất sớm + Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình - Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi - Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm: + Dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc - Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: + “Tao sẽ chờ mày mày là thằng chạy” + Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa, Việt cố gắng bò về hướng đó + Khi đồng đội đã tìm được Việt, dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù -> Tính cách anh hùng của Việt => Chính mối thù nhà và tình thương những con người ruột thịt là động lực tinh thần mạnh mẽ thôi thúc Việt chiến đấu ngoan cường và dũng cảm * Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật - Miêu tả nhân vật sắc nét qua hàng loạt hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động - Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ - Lời độc thoại, độc thoại nội tâm khi đứt khi nối theo mạch hồi tưởng của nhân vật 4 - Khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí sắc sảo, 3 KẾT BÀI - Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Việt trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" - Cảm nhận của cá nhân em về nhân vật BỘ ĐỀ TÂY TIẾN KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2021 Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I.ĐỌC HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực 5 Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả (Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên Câu 2 Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải làm gì? Câu 3 Tác giả cho rằng: “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa” Anh/chị hiểu như thế nào là ước mơ phù hợp? Câu 4 Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II.LÀM VĂN(7,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Từ đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi người Câu 2.(7,0 điểm) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, gồm:02 Sông MãĐề gầm lêntrang khúc độc hành (Trích:Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.) Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn trích trên Từ đó, nhận xét tính chất bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ -HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2021 ĐỀ THI THỬ ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN (Đáp án-Thang điểm gồm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm 6 I 1 2 3 4 II 1 2 ĐỌC-HIỂU 3,0 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải: -Học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối 0,5 -Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể… Thí sinh có thể trả lời : -Ước mơ phù hợp là những ước mơ nằm trong khả năng, điều kiện, 1,0 năng lực của bản thân… - Ước mơ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật Thí sinh trình bày ý kiến cá nhân về sự lựa chọn thông điệp của 1,0 mình và có cách lí giải hợp lý,thuyết phục LÀM VĂN 7,0 Viết một đoạn văn về vai trò ước mơ trong sự thành công của mỗi 2,0 con người a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,quy nạp, 0,25 tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành b Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi con người c Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải làm rõ vai trò của ước mơ trong sự thành côngcủa mỗi con người Ước mơ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi con người, nó là động lực để con người phấn đấu, nỗ lực, vượt qua những khó khăn, thử thách để đi đến thành công, từ đó đóng góp cho sự phát triển của xã hội d.Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện trong 7 0,25 0,25 5,0 đoạn trích a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,25 khái quát được vấn đề b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn trích 0,5 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và 0,5 đoạn trích *Hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện qua 1,5 đoạn trích - Ngoại hình: + “Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: diện mạo độc đáo, lạ thường đồng thời phản ánh được hiện thực tàn khốc nơi rừng núi Tây Bắc -Tâm hồn, tính cách: +“Dữ oai hùm” tinh thần của họ cho thấy sự mạnh mẽ đối lập với vẻ ngoài vàng vọt xanh xao do bệnh sốt rét rừng mang lại +“Mắt trừng” khí thế quyết tâm trong từng người lính - “Gửi mộng qua biên giới”: Quyết tâm giết giặc lập công - “Mơ dáng kiều thơm”: Giấc mơ hào hoa lãng mạn về quê hương Hà Nội mà mỗi người lính mang theo, chính là động lực giúp họ kiên cường hơn khi thực tế quá khắc nghiệt - Lí tưởng cao đẹp: - Các từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào ” làm cho không khí trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn - Bút pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” mang ý nghĩa nhân văn và rất hào hùng, không mang lại cảm giác bi lụy - Các anh hy sinh cả tuổi trẻ, cuộc đời mình cho đất nước“chẳng tiếc đời xanh” - “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” –nhân hóa hình ảnh con sông Mã lời tiễn biệt , để nói lên sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến Giải thích tính bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ 8 “Bi”: Buồn, đau thương “Tráng”: Mạnh mẽ, hùng tráng Người lính Tây Tiến có sự hi sinh, mất mát nhưng không làm giảm đi tinh thần mạnh mẽ,quyết tâm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước *Đánh giá -Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung người lính với ngoại hình và tâm hồn bằng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng -Người chiến sĩ Tây Tiến đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho người đọc, tạo nên một tượng đài bất tử về anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp d Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn dạt mới mẻ ĐỀ THI THAM KHẢO 1,0 0,5 0,25 0,5 KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề SST 02 Tên tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng) Đơn vị thực hiện: THPT Nguyễn An Ninh I ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó.Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ.Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày 9 Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn.Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ” (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2 Căn cứ vào đoạn trích, hãy cho biết đâu là sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại? Câu 3 Anh / chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng” ? Câu 4 Anh / chị có đồng tình với quan điểm“Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người” không ? Vì sao ? II LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để từ bỏ thói đố kị ? Câu 2 (5,0 điểm) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây,súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 10 - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó ? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được ! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ? – Tôi hỏi - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh… - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được !– Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên - là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chat, - trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắng man rợ, tàn bạo ? - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động song gió chứ chú ? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hang chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa Ôngtrời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rôi nuôi con cho đến khi khôn lớncho nên phải gánh lấy cái khổ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được !Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu Các chú đừng bắt tôi bỏ nó ! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sang lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ?– Đột nhiên tôi hỏi? - Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” (Trích“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu – Sách Ngữ văn 12, tập hai , NXB giáo dục Việt Nam, trang 75-76) Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chàitrong đoạn trích trên.Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu I 1 Đ 2 II L Nội dung Điểm Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm 0,5 Các tác phẩm tự sự dân gian được nhắc đến: Con 0,75 Rồng, cháu Tiên; Sự tích quả dưa hấu; Thánh Gióng; Sự tích Hòn vọng phu 3 Tác dụng của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm”: 0,75 – Khẳng định lịch sử và truyền thống ngàn đời của dân tộc chưa bao giờ đứt gãy – Khẳng định sức mạnh dân tộc và khao khát giữ gìn độc lập từ ngàn xưa vẫn cuộn chảy mạnh mẽ – Nhấn mạnh nỗi đau chiến tranh 4 1 ( 2 đ) Nội dung câu trả lời cần hợp lí, phù hợp với bài thơ a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c Triển khai vấn đề cần nghị luận Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: – Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước – Xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình – Cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế – Cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng d Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt e Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 1,0 0,25 0,25 1,0 0,25 2 ( 5đ) Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giớithiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và đoạn trích * Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích - Sơ lược về ngoại hình người đàn bà hàng chài: xấu xí -Tính cách, phẩm chất: + Cam chịu, giàu đức hy sinh, bao dung Bị chồng đánh vẫn cam chịu vì sống cho con; Nhận lỗi hết về mình, không kể tội chồng ở toà án + Yêu thương con vô bờ bến Không bỏ chồng vì cần chồng phụ bà nuôi đàn con Bị chồng đánh bà không khóc, nhưng nhìn thằng Phác bị bố nó đánh thì bà khóc Vui nhất là bà nhìn đàn con được ăn no + Thấu hiểu lẽ đời, chắt chiu hạnh phúc Người đàn bà phải cần có người đàn ông để chèo chống thuyền lúc phong ba… Gia đình bà có lúc cũng vui vẻ, hạnh phúc -Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích với nghệ thuật đặc sắc: + Khắc hoạ nhân vật tiêu biểu + Cách kể chuyện tự nhiên, cảm xúc + Ngôn ngữ đậm tính tiết lý, phù hợp với tính cách nhân vật *Đánh giá Nhân vật người đàn bà hàng chài mang vẻ đẹp tuyệt 5,0 0,25 0,5 0,5 1,5 0,25 0,5 vời của người phụ nữ, tuy xấu xí, nghèo khổ nhưng có phẩm chất tốt đẹp Qua đó, nêu lên cách nhìn nhận, đánh giá con người phải có cái nhìn toàn diện, không nhìn vào hiện tượng, vẻ bên ngoài * Nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ 0,75 được thể hiện trong văn học Thí sinh nêu được những ý sau: - Người phụ nữ trong văn học được khắc hoạvới những phẩm chất cao đẹp, tiêu biểu cho người mẹ, người vợ Việt Nam - Họ là những con người chịu nhiều khổ cực nhưng luôn toả sáng với vẻ đẹp tâm hồn cao quý d Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ ĐỀ THI KHẢO HẾT THAM KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Tên tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa Đơn vị thực hiện: Trường THPT Trịnh Hoài Đức I ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: Điều cô chưa nói Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa Sau sân trường này sẽ là những ngã ba Các em phải đi và tự mình chọn lựa Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa Cám dỗ em, em phải biết giữ mình Đời người tránh sao được những phút “chùng chình” Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước Mong em bình tâm trước những điều mất được Và bền gan đi đến cuối hành trình Trái tim em thao thức một mối tình Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em ( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Câu 2: Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào? Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ: Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “Sau sân trường này sẽ là những ngã ba/ Các em phải đi và tự mình chọn lựa” không? Vì sao? II LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vai trò của sự kiên trì đối với thành công của mỗi người Câu 2 (5,0 điểm) “Trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà đầy lúng túng, đầy sợ sệt nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn Mụ bắt đầu kể: - Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này Cũng vì xấu xí, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới Lão chồng tôi khi ấy là anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… - Lão ta hồi bảy lăm có đi lính ngụy không? Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề - Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính-bỗng mụ đỏ mặt nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có được cái nghề lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ?- Tôi hỏi - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lôi tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh… - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! Đẩu và tôi cùng lúc thốt lên.”… ( Trích Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu- Ngữ Văn, tập hai, NXBGD 2017) Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích trên Từ đó bình luận ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Phầ n Câu Nội dung Điể m ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5 I 2 Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình 0.5 ảnh: em cầm sen tạo dáng, thướt tha áo dài điệu múa 3 Qua hai câu thơ: Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ/Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em: + Người cô bộc lộ tình cảm yêu mến, xúc động, niềm tin, niềm 1.0 hi vọng vào các em học sinh cuối cấp- thế hệ trẻ của đất nước + Lời nhắn nhủ, động viên các em về con đường rộng mở, tương lai tươi sáng phía trước 4 Học sinh trả lời ngắn gọn rõ ý theo quan điểm cá nhân và giải 1.0 thích hợp lí, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng LÀM VĂN 1 II 7.0 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về: Vai trò của nghị lực, sự kiên trì, biết chấp nhận thất bại trên con đường vươn đến 2.0 mục tiêu trong cuộc sống a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy 0.25 nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trên con đường vươn đến thành công, mỗi cá nhân cần có sự 0.25 kiên trì c Triển khai vấn đề cần nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của lòng kiên trì trên con đường dẫn đến thành công Có thể theo hướng sau: I ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản dưới đây: Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh” Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh” Đó là một tư tưởng rất sâu sắc Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la” Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không? Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực! (Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2 Việc tác giả trích dẫn câu nói của nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn và người thầy cách mạng vô sản thế giới Lê-nin có tác dụng gì? Câu 3 Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì? Câu 4 Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao? II LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh” Câu 2 (5,0 điểm) : Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hang tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… - Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề - Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão …đưa tôi lên bờ mà đánh… - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chat, - trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắn man rợ, tàn bạo? - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi hòa thuận, vui vẻ - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.75-76) Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên Từ đó, nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam HẾT ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Phần Câ u I Nội dung Điể m ĐỌC HIỂU 3.0 1 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5 2 Việc tác giả trích dẫn câu nói của nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn và người thầy cách mạng vô sản thế giới Lê-nin có tác dụng gì: khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tri thức đối với con người 0,5 3 Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng định: sức mạnh của tri thức Nó chứng minh cho chân lí: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi 1.0 4 Thí sinh có thể đồng tình, hoặc không đồng tình với nhận xét Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức của tác giả song phải lí giải được nguyên nhân một cách hợp lí và có sức thuyết phục 1.0 II LÀM VĂN 1 Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần 2.0 Đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh” a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tồng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0,25 b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Tri thức là sức mạnh c.Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhứng phải làm rõ quan điểm Tri thức là sức mạnh Có thể theo hướng: - Tri thức là sức mạnh: + Đối với cá nhân: Tri thức góp phần khẳng định vị thế xã hội của bản thân đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người + Đối với cộng đồng, xã hội: Tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển của xã hội - Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần nhận thức được sức mạnh của tri thức, từ đó thường xuyên trau dồi, bồi đắp tri thức cho bản thân d Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 2 Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài 5.0 trong đoạn trích trên Từ đó, nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam a Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích; nhận xét về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam c Triến khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự 2.5 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật người đàn bà hàng chài 0.5 - Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn 1.25 trích: cuộc đời, số phận (nghèo khổ, bất hạnh…); tính cách, phẩm chất (cam chịu, giàu đức hi sinh, thấu trải lẽ đời…); nghệ thuật xây dựng nhân vật… - Nhận xét về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Nhân vật người đàn bà hàng chài hội tụ nhiều những phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung: thương chồng 0.75 con, vị tha, giàu đức hi sinh, từng trải hiểu đời, biết chắt chiu những niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống, kiên cường trước hoàn cảnh khó khăn, khoan dung độ lượng, nhân hâu… d Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ šõš 0.25 0.2 5 ĐỀ MINH HỌA 2021 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 CHUẨN CẤU TRÚC Môn thi thành phần: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I Đọc hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau: Từ trong tay mẹ con đi Ba lô, khẩu súng có gì nữa đâu Đạn bom táp bạc mái đầu Bao năm mẹ ngóng giàn trầu héo cong Bảy chìm, ba nổi long đong Dòng đời gió bụi đục trong khôn lường Tan trong băng giá, tuyết sương Đơn côi muôn vạn nẻo đường - Khát yêu! Giữa thị thành, vẫn cô liêu Bát cơm, manh áo sớm chiều bon chen Rớt mình trong cảnh sang hèn Rủi may, vinh nhục, đỏ đen khóc cười Xót xa quăng quật nửa đời Về ngôi nhà mẹ tìm nơi yên bình! (Nguồn https://baohaiduong.vn, Bình yên bên mẹ, Vũ Thành Chung) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1(NB).Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (TH) Nêu tác dụng việc vận dụng sáng tạo thành ngữ trong dòng thơ Bảy chìm, ba nổi long đong Câu 3 (TH) Anh/chị hiểu các dòng thơ sau như thế nào? Giữa thị thành, vẫn cô liêu Bát cơm, manh áo sớm chiều bon chen Rớt mình trong cảnh sang hèn Rủi may, vinh nhục, đỏ đen khóc cười Câu 4 (VD) Hai dòng thơ cuối của bài thơ gợi anh/chị suy nghĩ gì? II LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của những khát khao yêu thương trong cuộc sống con người Câu 2 (5,0 điểm) Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng Hai người đi qua trước mặt tôi Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!” Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy Tất cả mọi việc xẩy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác – thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế! Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát

Ngày đăng: 16/04/2022, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w