1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

document

89 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 21 MB

Nội dung

Trang 3

DIEM SANG

Trang 7

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan

trọng để triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bây

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đây là một chương trình

tổng thể mang tính dài hạn về phát triển kinh tế - xã

hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn Việc thực hiện Chương trình có liên quan trực tiếp đến hoạt

động và đời sống của hơn 70% dân số trong cả nước

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, kết cấu hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao

“Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phương đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình

tốt, những gương nông dân sản xuất giỏi Đó là những

điểm sáng góp phần làm nên thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đang được tiếp tục

Trang 8

thực hiện Để tuyên truyền và nhân rộng điển hình trong

Phong trào xây dựng nông thôn mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản bộ sách Điểm sáng xây dựng nông thôn mới Độ sách gồm nhiều tập, mỗi tập có chủ đề riêng, bám sát Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn

mới Trong từng tập sách, đồng thời với việc giới thiệu

một số “điểm sáng” trong Phong trào xây dựng nông thôn

mới là việc cung cấp một cách nhìn khái quát về chủ đề

tập sách đề cập

Tập I của bộ sách giới thiệu một cách tổng thể về

Chương trình xây dựng nông thôn mới; một số điểm sáng trong việc thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

Hy vọng qua tập sách này bạn đọc có thể tham khảo những điều bổ ích để áp dụng cho địa phương và gia đình mình

Tháng 11 năm 2014

Trang 9

XÂY DUNG NONG THON MOI

NHUNG DIEU CAN BIET

1 Xây dựng nông thôn mới - chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước

Xây dựng nông thôn mới vừa là chủ trương mang tính chiến lược, vừa là mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của

toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị

nhằm vận động cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã gia đình khang trang, sạch đẹp: phát triển sản xuất nông

nghiệp, dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hóa,

có hiệu quả kinh tế cao; có nếp sống văn hóa,

môi trường và an ninh được bảo đảm; thu nhập,

đời sống vật chất, tỉnh thần của người đân được

nâng cao; giữ gìn và phát huy được những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam

Trang 10

có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết

giúp đỡ nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, dân

chu, van minh

Xây dung nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn Tạo môi trường

thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn

Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dan cu địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,

xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng

dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện Cấp ủy Đảng chính quyền đóng vai trò chỉ đạo điều hành quá trình

xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện: Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân

dan phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu

dài, vì vậy phải tránh tư tưởng nóng vội, chạy

theo thành tích, phải phát huy tỉnh thần dân

Trang 11

“dan biét, dan ban, dan lam, dan kiém tra va dân hưởng lợi”

3 Một số nội dung cơ bản của Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Triển khai nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 9010- 9090 Có thể nói đây là một chương trình nhằm cụ thể hóa một nội dung rất cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nông nghiệp,

nông dân và xây dựng nông thôn mới

* Mục tiêu chương trình: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện dai; co cau kinh tế và các hình

thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp

với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ: gắn

phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;

xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản

sắc văn hóa đân : môi trường sinh thái được

bảo vệ: an ninh trật tự được giữ vững Đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân ngày càng

được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ

Trang 12

và năm 2020 có 50% số xã trên toàn quốc đạt

tiêu chuẩn nông thôn mới

* Kế hoạch thực hiện chương trình: Theo

kế hoạch, việc xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020, và chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 2011-2015;

+ Giai đoạn 2: 2016-2020

+ Nội dung chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung:

1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông

nghiệp hàng hóa công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;

- Nội dung 9: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường: phát triển các khu

dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã

3) Phát triển hạ tầng bình tế - xã hội

- Nội dung 1: Hồn thiện đường giao thơng

Trang 13

xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa

hoặc bê tông hóa) và đến năm 2020 có 70% số xã

đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa);

- Nội dung 9: Hoàn thiện hệ thống các công

trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Đến năm 201ã có

8ã% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm

9090 là 95% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể

thao trên địa bàn xã Đến nam 2015 cé 30% sé xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến năm

2020 có 75% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến năm 2090 có 759% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 45% số xã đạt tiêu

chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ Đến năm 2015 có 6ã% số xã

đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;

Trang 14

cố hóa) Đến năm 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng

theo quy hoạch)

3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển bình tế,

nâng cao thu nhập

- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ

cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao;

- Nội dung 9: Tăng cường công tác khuyến nông: đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm -

ngư nghiệp:

- Nội dung 3: Cơ giới hóa nông nghiệp giảm

tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp;

- Nội dung 4: Bảo tổn và phát triển làng

nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng

một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;

- Nội dung ð: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho

lao động nông thôn thúc đẩy đưa công nghiệp

vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển

dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn

4) Giảm nghèo uà an sinh xã hội

Trang 15

huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết số 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về

nông thôn mới;

- Nội dung 9: Tiếp tục triển khai Chương trình

mục tiêu quốc gia về giảm nghèo;

- Nội dung 3: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội

ð) Đổi mới uà phát triển các hình thức tổ

chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:

- Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang

trại, hợp tác xã;

- Nội dung 9: Phát triển doanh nghiệp vừa

và nhỏ ở nông thôn;

- Nội dung 3: Xây dựng cơ chế chính sách

thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn

6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và dao tao, dap ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

7) Phát triển y té, cham sóc sức khỏe cư dân

nông thôn

Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình

mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng

yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Trang 16

8) Xây dựng đời sống van hóa, thông tin va

truyền thông nông thôn

- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Độ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;

- Nội dung 9: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí

quếe gia nông thôn mới

9) Cấp nước sạch uà uệ sinh môi trường nông

thôn

- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Nội dung 92: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm;

xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở

các xã: chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang: cải

tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng,

10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyên, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn

Trang 17

theo quy định của Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;

- Nội dung 9: Ban hành chính sách khuyến

khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ

tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các

vùng này;

- Nội dung 3: Bổ sung chức năng nhiệm vụ

và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới

11) Giữ uững an nình, trật tự xã hội nông thôn - Nội dung 1: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các

tệ nạn xã hội và hủ tục;

- Nội dung 9: Điều chỉnh và bổ sung chức

năng nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thơn, xóm hồn

thành nhiệm vụ bảo đảm an nỉnh, trật tự xã

hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới

* Nguồn uốn thực hiện chương trình

Trang 18

* Co chéN6 tro v6n thuc hién Chương trình

Cơ chế hỗ trợ được thực hiện theo nguyên tắc: - Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho công tác quy hoạch; đường giao thông tới trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã, trường học đạt chuẩn, trạm y tế xã, nhà văn hóa xã: kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây đựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã

- Hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông nông thôn, xóm, kênh mương nội đồng

3 Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng,

chính quyền cấp xã và người dân trong xây dựng nông thơn mới

® Vai trị, trách nhiệm của cấp ủy Đảng,

chính quyền cấp xã uà người dân trong xây dựng nông thôn mới

Sự lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện của

cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính

trị - xã hội cấp xã có vai trò hết sức quan trọng

trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Thực tiễn cho thấy, địa phương nào

cấp ủy Đảng chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo

Trang 19

tham gia, cán bộ, đảng viên nêu cao tỉnh than trách nhiệm, gương mâu, thì ở đó, phong trào

xây dựng nông thôn thu được kết quả tốt Ở đâu cấp ủy, chính quyền không tích cực “vào cuộc”,

nơi nào các đoàn thể chính trị - xã chưa

“mặn mà” với xây dựng nông thôn mới, ở đó

hoặc là kết quả hạn chế hoặc là làm cho có hình thức Để phát huy tốt vai trò lãnh đạo chi dao,

tổ chức thực hiện của cấp ủy chính quyền và

các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương cần: - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đẳng viên và nhân dan về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới trong suốt quá trình thực hiện

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

xã: phát huy dân chủ, khơi đậy các nguồn lực

của nhân dân, của các đơn vị, tổ chức, các tầng lớp đân cư để thực hiện Chương trình

- Chi dao lồng ghép có hiệu quả các Chương

trình, dự án trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt thực hiện Chương trình

Trang 20

đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng gần dân, sát cơ sở để hướng dẫn nông

dân thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà

nước về xây dựng nông thôn mới: tham gia xây

dựng các chủ trương về kinh tế hợp tác, các dự

án, chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương

- Vận động nhân dân tham gia phong trào

thi đua, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

® Vai trò, trách nhiệm của người dân

Vai trò chủ thể của người dân trong xây

dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại được thể hiện là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch xây

dựng, trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ

chức sản xuất, tích cực sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn, góp phần xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an nỉnh trật tự ở cơ sở Khi được xác định là chủ thể trong xây

dựng nông thôn mới, sự tự giác, tích cực tham

gia của người dân là nhân tố quyết định sự

thành công của chương trình này Mỗi người dan nông thôn cần phải:

Trang 21

- Tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt trong xây dựng các công trình của hộ gia đình, các công trình phúc lợi công cộng cũng như

trong quy hoạch phát triển sản xuất

- Tham gia cùng với Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp trong việc xây dựng, bảo vệ các

công trình giao thông của xã, ấp, tích cực chủ động và tự nguyện tham gia vào các hoạt động, các công việc khi các cấp chính quyền và đoàn

thể vận động

- Tham gia cùng chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng Đảng xây dựng chính quyền Tích cực tham gia sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng góp phần nâng cao thu nhập cho chính bản thân, gia đình và vận động, giúp đố mọi người cùng tham gia

- Đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tham gia các phong trào trong cuộc vận động cách mạng lớn hiện nay là Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đặc biệt là phong trào xây dựng làng văn hóa Bảo

dam cho trẻ em đến trường học mầm non, mẫu

giáo, tiểu học, trung học, phối hợp tốt với nhà

trường và xã hội trong việc giáo dục con em

Thực hiện tốt quy ước nếp sống văn mỉnh và Quy chế dân chủ ở cơ sở

Trang 22

sản xuất, liên kết sản xuất nhằm nâng cao thu

nhập cho chính mình Vận động mọi người cùng

tham gia, đóng góp ý kiến, hiến công, hiến kế,

vật chất vào công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

- Tham gia các hoạt động văn hoá thể thao,

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của

địa phương, dân tộc Thực hiện tốt các quy định

của địa phương về thực hiện nếp sống văn minh

trong tổ chức ma chay, cưới xin, sinh hoạt tâm linh, lễ hội tích cực đổi mới theo quy ước, hương ước về việc xây dựng đời sống văn hóa mới

4 Những điểm cần lưu ý trong thực hiện

Chương trình xây dựng nông thôn mới

- Về nhận thức: Cần nhận thức rõ "Chương

trình xây dựng nông thôn mới” không phải là

một dự án đầu tư xây dựng hạ tầng mà là một chương trình phát triển tổng hợp cả về phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng - an nỉnh, trật tự

an toàn xã hội trên địa bàn Từ đó, Đảng và

Nhà nước cùng chăm lo phát triển đời sống của

nhân dân trên địa bàn nông thôn Nông dân

chính là chủ thể cơ bản thực hiện xây dựng

Trang 23

- Về cách làm: Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tất cả các khâu đều tôn trọng

dân chủ, lấy ý kiến từ dân Cộng đồng dân cư phải đóng vai trò chủ thể trong xây dựng, phải

được bàn và quyết định, tổ chức thực hiện, giám

sát và quản lý, sử dụng

- Các tiêu chí cần tuân thủ: Các địa phương thực hiện Chương trình xây dựng nông mới phải tuân thủ theo Bộ tiêu chí gồm ð nhóm nội dung

(quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường và hệ thống chính trị) với 19 tiêu chí (Quy định

tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ

tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20-02-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới), bao

gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao

thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất

văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dần cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ

thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội

Trang 24

một xã thuộc đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt 100% đường trục thôn, xóm

được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, tiêu chí này đối với xã

vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là 70%, còn đối với xã vùng trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông

Cửu Long chỉ là 50% Về hộ nghèo xã vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt

tiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo <3%, Bắc Trung Bộ và

duyên hải Nam Trung Bộ <ð%, Tây Nguyên và

đồng bằng sông Cửu Long <7% và trung du miền núi phía Bắc <10%

Bộ tiêu chí cũng quy định, tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệ thống thủy lợi eơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và đân sinh; có

nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, có internet đến thôn; có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và không có nhà tạm, đột nát

Để được công nhận là huyện nông thôn mới,

phải có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới Nếu tỉnh có 80% số huyện nông thôn mới

thì sẽ đạt tỉnh nông thôn mới

- Về quy trình tự thực hiện Chương trình: + Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý thực hiện;

Trang 25

thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển

khai thực hiện Chương trình);

+ Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng

nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành;

+ Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn

mới của xã ;

+ Bước 5ð: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã; + Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án; + Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình - Vé vai trò chủ thể của nông dân trong thực hiện chương trình:

+ Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông thôn mới cấp xã: tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương

trình (thôn, xã)

+ Tham gia và lựa chọn những công việc gì

cần làm trước và việc gì làm sau thật thiết thực

với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp

với khả năng điều kiện của địa phương

+ Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã

+ Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã

Trang 26

+ Cử đại điện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của

xã, thôn

+ Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng

các công trình sau khi hoàn thành

5 Phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới

Nội lực là sức mạnh, ý chí, sự cương quyết, tính tự chủ, sức chịu đựng và lòng kiên trì mà

mỗi con người, mỗi cộng đồng có được để xây dựng cuộc sống của mình và cống hiến cho xã

hội thành công

Nội lực xây dựng nông thôn mới nằm trong sức dân, trong sự đoàn kết nhất trí, trong sự đồng lòng chung sức phát huy tiềm lực thế mạnh ở mỗi địa phương

Nội lực cộng đồng thể hiện ở trí tuệ tâm

huyết cũng như công sức, tiền của do mỗi người

dân và cả cộng đồng tự bỏ ra để góp sức cùng

Nhà nước xây dựng các công trình phát triển

nông thôn mới

Trong xây dựng nông thôn mới, nội lực được thể hiện cụ thể ở sự đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng xã như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, khu thể

thao, trạm y tế, chợ, kiên cố hóa kênh mương

Trang 27

xóa nhà tạm, xây dựng nhà đạt chuẩn; chỉnh trang nơi ở của chính gia đình mình (xây dựng,

nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ

khu chăn nuôi hợp vệ sinh)

Nội lực còn thể hiện bằng hoạt động tích cực

sản xuất, đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, soi bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cải tạo lại vườn ao, để tạo ra thu nhập cao, phát triển kinh tế gia đình; tự giác góp công, đóng góp kinh phí, hiến đất để làm đường giao thông kênh mương nội đồng, vệ sinh công cộng

Một chủ trương lớn luôn đòi hỏi sự đóng

góp của quần chúng nhân dân Phát huy nội lực sẽ tạo nên phong trào xây dựng nông thôn mới sâu rộng, đi vào hiện thực cuộc sống, phục

vụ đời sống của người dân Điều này được thể

hiện ở hầu hết các địa phương qua hành động hiến đất phục vụ quy hoạch chung tự nguyện tháo đỡ tường rào cổng ngõ chặt phá cây cối để mở đường hay góp ngày công lao động để giải

phóng mặt bằng nạo vét kênh mương thủy lợi Với mỗi người dân, đây là những hình thức

đóng góp cống hiến cụ thể rõ ràng thiết thực và phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia

Trang 28

trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm, nội lực được thể hiện bằng việc đóng góp tự nguyện hoặc sự tài trợ

Trang 29

DIEM SANG XAY DUNG NONG THÔN Mi

KHI LONG DAN DA THUAN KHONG CO VIEC Gi KHO

Là một xã nằm ven biển thuộc huyện Kỳ

Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nên đường đi lối lại của xã Kỳ Hà thường ngập sâu trong cát, đặc biệt là mỗi khi vào mùa mưa bão Vì vậy, ước nguyện bao đời nay của ba con noi đây là những tuyến đường trong xã được “bê tông hóa” Mặc dù đời

sống của bà con còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng thời gian vừa qua, khi Đảng ủy xã Kỳ Hà

phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, bà con đã hăng hái tham gia góp công góp của để xây dựng đường làng ngõ xóm sạch đẹp Một thời gian sau cuộc phát động, ước nguyện chính đáng ấy đã trở thành hiện thực nhờ chính sự đóng góp của nhân dân và một phần sự hỗ trợ của Nhà nước Trước khi cả xã cùng đồng lòng góp sức chung tay xây dựng con đường liên thôn, liên xóm thông thoáng, đẹp đẽ như ngày nay, toàn

Trang 30

trong xã không những nhỏ hẹp mà còn bị xuống

cấp nghiêm trọng, việc đi lại của người dân trong xã rất khó khăn Vì vậy, việc mở rộng và

nắn thẳng đường là một việc làm cần phải thực hiện ngay Tuy nhiên để mở rộng trục đường

không phải là điều dé dang bởi việc làm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình phụ của các hộ đân sống ven trục đường như tường bao,

chuồng chăn nuôi, bếp và đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của họ Nhận thức được điều đó,

đi đôi với việc tuyên truyền, vận động chính quyền xã Kỳ Hà đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và phát động các tổ chức đoàn thể cùng chung sức với bà con thực hiện tiêu chí giao thông theo phương châm “bê tông hóa” Mặc dù biết khi mở rộng đường điện tích

đất của gia đình mình sẽ bị thu hẹp ít nhiều,

nhưng đo đã thấm nhuần đường lối chính sách

của Đảng và Nhà nước, đồng thời thấy được ý

nghĩa lớn của việc mở rộng tuyến đường nên

đông đảo bà con xã Kỳ Hà đã nhiệt tình hưởng

ứng, ủng hộ Nhiều hộ gia đình đã tự nguyện

hiến đất, phá đỡ các công trình xây dựng để mở rộng đường mà không cần đến sự đền bù của

Nhà nước, tiêu biểu như các thôn Tây Hà, Nam Hà 1, Nam Hà 2 và Đông Hà

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân,

Trang 31

liên thôn, liên xóm của xã Kỳ Hà đều đã được mở rộng bê tông hóa, không còn cảnh đường trơn, lầy lội mỗi khi mưa về giúp cho bà con đi lại thuận lợi Diện mạo làng quê Kỳ Hà ngày

càng thêm khởi sắc Trưởng thôn Nam Hà 1 -

ông Nguyễn Đình Tuyển cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự đóng góp tích cực

của bà con nên đường làng, ngõ xóm giờ đã khang trang sạch đẹp việc đi lại đỡ vất vả hơn

nên ai nấy đều phấn khởi”

Trong đợt phát động phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới đầu năm 2013, xã Kỳ Hà đã làm mới được 2,1 km đường giao thông với tổng kinh phí hơn 900 triệu

đồng Trong đó huyện hỗ trợ toàn bộ về xi

măng, còn sỏi, cát, công sức do nhân dân đóng góp và một phần từ nguồn ngân sách của địa

phương Ông Lê Thanh Nghị - Bí thư Đảng ủy

xã Kỳ Hà, cho biết: “Sau khi thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí giao thông nông thôn đã làm cho diện mạo

nông thôn nói chung và xã miền biển như Kỳ Hà nói riêng đang từng ngày đổi thay Đường giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho bà con

nhân dân phát huy hết tiềm năng lợi thế của

địa phương góp phần thúc đẩy công tác xóa đói

giảm nghèo của xã được thực hiện nhanh và

Trang 32

Là một trong những xã ven biển khó khăn của huyện Kỳ Anh, nhưng bằng tỉnh thần đồn

kết sự quyết đốn và khéo léo trong công tác

dan van, Ky Ha đã phát huy được nguồn lực và

lòng quyết tâm của người dân trong công cuộc

xây dựng nông thôn mới Đạt được hiệu quả đáng khích lệ đó là nhờ sự tuyên truyền, vận

động kiên trì và tích cực của chính quyền xã

Đồng thời cũng thể hiện tỉnh thần đoàn kết, ý

chí quyết tâm vươn lên cùng chung tay xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu đẹp của

bà con nơi đây Thực tế ở xã Kỳ Hà đã chứng

mỉnh rằng, khi lòng dân đã thuận thì không có

việc gì khó

Người dân xã Kỳ Hà đông thuận làm đường giao thông nông thôn

Trang 33

TIEN PHONG TRONG PHONG TRAO

HIEN DAT LAM DUONG

“Làm xong 1.080 m đường trục xã bảo đảm

đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đạt thêm

ba tiêu chí: Giáo dục, Y tế và Giao thông, nâng tổng số 10/19 tiêu chí đạt chuẩn Trong đó, tập trung quyết liệt thực hiện tiêu chí về đường giao thông nông thôn ” Đó là những thông tin về xã Tiên Phong được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong phong trào xây dựng nông thôn mới từ giữa năm 2012

Có thể nói, trong mỗi phong trào, mỗi cuộc

vận động, người đi đầu định hướng chỉ đạo là quan trọng nhất Bởi khi có sự dẫn đường,

phong trào hoạt động sẽ hiệu quả hơn, đúng hướng hơn Sự thành công của xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong phong trào

hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới là

một mỉnh chứng cho điều đó

Tháng 3-2012, thực hiện chỉ đạo của Huyện

Trang 34

Ban Chi đạo xây dựng nông thôn mới huyện Duy Tiên, sau khi được phê duyệt để án và quy hoạch, Ủy ban nhân dân xã Tiên Phong đã chính thức phát động phong trào xây dựng nông thôn

mới đến mọi hộ dân trong toàn xã Trong số 19

tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhận thấy ý

nghĩa quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, xã Tiên Phong đã huy động toàn dân trong xã đóng góp tiển của và ngày công để từng bước xây dựng đường giao thông nông thôn theo quy chuẩn mới Đường làng, ngõ xóm được quy hoạch rộng rãi,

sạch đẹp vốn là niềm mơ ước của biết bao người

dân trong xã Tiên Phong Vì thế phong trào ngay lập tức nhận được sự đồng thuận rộng khắp của mọi tầng lóp nhân dân và qua đó

nhiều tấm gương điển hình đã xuất hiện

Đầu tiên phải kể đến xóm 6 thôn Dưỡng Thọ Mặc dù chỉ có 6 hộ dân với tổng số 9ð nhân khẩu nhưng các thành viên trong xóm đã rất tích cực tham gia Các hộ đã tự nguyện đóng góp kinh phí để bảo dưỡng sửa chữa và làm lại

đường Gia đình ông Nguyễn Văn Phương và ông Nguyễn Sóng Hồng là hai hộ đi đầu Được

biết, cả hai ông đều là cựu chiến binh luôn hăng

Trang 35

tình Bên cạnh số tiền đóng góp, gia đình hai ông đã tự nguyện đố bỏ 3ã m tường bao khuôn

viên xây kiên cố và hiến khoảng 27 m đất vườn

của gia đình để mỏ rộng đường xóm Do vậy con đường đã được mở rộng từ 2,8 m ra 3,ð m, được bê tông hóa sạch đẹp, ô tô có thể đi vào

Noi gương thôn Dưỡng Thọ, thôn An Mông 1

cũng kêu gọi nhân dân trong thôn góp công, góp của “cứng hóa” đường liên thôn, liên xóm Sau khi Đảng bộ và chính quyền thôn phát động phong trào, nhân dân trong thôn đã tham gia hưởng ứng tích cực, tiêu biểu là xóm 2 thôn An

Mông 1 Theo như báo cáo của lãnh đạo thôn An

Mông 1, xóm 9, có 18 hộ dân với tổng số 48 nhân khẩu Theo kế hoạch, xóm sẽ mở rộng 150 m đường rộng từ 2,5 m ra 3 m Tuy nhiên kinh phí hỗ trợ cho mở rộng đường khơng nhiều, vì vậy ngồi sự hỗ trợ xi măng của Nhà nước, mỗi khẩu trong xóm tự nguyện đóng góp 400.000 đồng để hoàn tất con đường như kế hoạch đã đặt ra Sau

nhiều lần tổ chức các cuộc họp, nhận thấy khó

khăn, vướng mắc của việc mở rộng đường trong

xóm là do thiếu đất, 5 hộ dân trong xóm đã tự

nguyện chặt cây, dịch chuyển 2ð m tường rào và

hiến 20 m? đất để mở rộng trục đường Trong số đó phải kể đến sự đóng góp của gia đình ông Trần

Van Vi Gia đình ông Vĩ đã tự nguyện chặt 2 cây

Trang 36

Sau hai thôn kể trên, tất cả các thôn còn lại

trong xã cũng lần lượt “bê tông hóa” đường làng ngõ xóm theo chuẩn nông thôn mới Hiện nay

tất cả các thôn, xóm trong xã Tiên Phong đều đã

thực hiện thành công tiêu chí giao thông trong phong trào xây dựng nông thôn mới Để đạt được những thành tích kể trên, phải ghỉ nhận

sự đóng góp công sức không nhỏ của đội ngũ cán

bộ xã Tiên Phong và đội ngũ cán bộ tại các thôn,

Trang 37

GIA TRI CUA CON DUONG DOI VOI

SU PHAT TRIEN CUA MOI VUNG QUE

Luôn mang trong mình mơ ước về một làng quê sớm thay da đổi thịt, điện, đường, trường,

trạm đầy đủ, bà con yên tâm tăng gia sản xuất,

làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà nên khi

Đảng và Chính phủ phát động chương trình

xây dựng nông thôn mới, ơng Hồng Ngọc Quynh ở thôn Khuổi Lè xã Giáo Hiệu, huyện

Pac Nam, tinh Bac Kan đã tham gia, hưởng

ứng nhiệt tình Xác định vai trò đầu tàu của người đảng viên trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông đã vận động gia đình tự nguyện hiến hơn 3.000 m° đất để làm đường

giao thơng liên thơn

Ơng Hồng Ngọc Quỳnh từng làm Bí thư

Đảng ủy xã Dù ở bất cứ cương vị nào, ông vần luôn giữ vững vai trò của người đảng viên, luôn

đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương, thực

Trang 38

Theo lời ông kể thì đầu năm 2013, thon Khuổi Lè được địa phương đầu tư để mở đường

giao thông vào tận khu sản xuất Khuổi Khoang

có tổng chiều đài hơn 1 km với sự hỗ trợ của Dự án 3PAD (Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo

hướng tới cải thiện sinh kế góp phần xóa đói

giảm nghèo tạo công bằng và phát triển bền

vững cho người nghèo tại tỉnh Bắc Kạn) Đây là

dự án không chỉ bản thân ông Quỳnh mà tất cả

bà con trong xã đều đang mong đợi bấy lâu nay,

bởi lẽ khi con đường hoàn thành, khu kinh tế

Khuổi Khoang không những được khai thông mà việc đi lại của bà con cũng sẽ thuận lợi hơn

rất nhiều Khi được biết dự án cần có sự góp đất của người dân nhưng không được đền bù tiền mặt bằng, gia đình ông Quỳnh là hộ đầu tiên

xin hiến hơn 3.000 mỶ đất đi qua nhà để làm

đường Đây là diện tích đất trồng củ mỡ đã ba

năm của gia đình ông Tuy các thành viên trong gia đình rất tiếc nhưng đều nhất trí hiến cho

“dự án của Nhà nước bởi nó có lợi cho cả xã, cả

tỉnh”, như ông tâm sự Ông Quỳnh còn nói: “Hiện nay nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết

được giá trị của việc mở rộng hệ thống đường

giao thông Riêng tôi, là một dang viên, cũng đã

từng là Bí thư Đảng ủy xã nên tôi hiểu rất rõ giá trị của đường giao thông đối với sự phát

Trang 39

trước đây, việc đi lại và giao thương của người dân xã Giáo Hiệu nói riêng và người dân trong toàn huyện Pác Nặm nói chung gặp rất nhiều

khó khăn, ấy là khi tỉnh lộ 258B chưa được xây

dựng Khoảng 9 - 10 năm về trước, nhận thức được sự bất tiện khi chưa có con đường giao thông với mong muốn có một con đường để bà con cũng như gia đình mình đi lại được thuận

tiện, gia đình ông cũng đã từng bỏ khá nhiều công sức, tiền của để làm đường mòn vào khu

Khuổi Khoang nhưng kết quả chỉ có hạn Do vậy khi địa phương sử dụng nguồn vốn từ Dự án 3PAD để mở đường vào khu sản xuất Khuổi

Khoang, ông và bà con rất vui mừng vi mấy lẽ:

Một là khu sản xuất Khuổi Khoang có nhiều tiềm nang, mang lai hiệu quả kinh tế cao cho

người dân Hai là khu Khuổi Khoang có nhiều điện tích đất lâm nghiệp với độ đốc vừa phải, nếu được khai phá thì mô hình kinh tế trang

trại sẽ được phát triển ở nơi đây Điều thiết thực

nhất là khi con đường được mở ra thì việc đi 1: của các hộ dân sống quanh vùng sẽ được cải

thiện, thuận lợi hơn rất nhiều Họ sẽ không còn

phải chịu cảnh bị biệt lập như trước

Khong chi hang hai tham gia ơng Hồng Ngọc Quỳnh cịn vận động thêm 6 hộ dân nữa trong thôn Khuổi Lè có tuyến đường đi qua nhà

Trang 40

Nhờ sự đồng thuận của người dân, đến nay con

đường co bản đã hoàn thành Đường được khai

thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho người đân trong thôn vận chuyển hang hố, nơng sản và

đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

trên khu Khuổi Khoang Đồng thời 6 ha ruộng

lúa 2 vụ ở khu sản xuất Khuổi Khoang sẽ được tăng năng suất khi bà con có thể đưa máy móc

nông nghiệp hiện đại vào để thay thế cách làm

thủ công như trước đây Từ nay, các hộ đân thuộc đồng bào Mông ở thôn Côc Lào xã Giáo

Hiệu và bà con ở Khuổi Lè sẽ không còn phải men theo những lối mòn để vào khu sản xuất

nữa mà đã có thể sử dụng các phương tiện cơ giới để đi lại vận chuyển hàng hóa, nông sản Đặc

biệt dự án mở đường này cũng giải quyết bài

tốn giao thơng từ nhiều năm nay cho các hộ dan sống trong thôn Khuổi Lè và các xã lân cận

Pác Nặm là huyện vùng cao đang trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới Bên cạnh nguồn

lực đầu tư của Nhà nước, Pác Nặm cũng rất cần

sự chung tay, góp sức của người dân trong huyện và toàn xã hội Những điển hình như ơng Hồng Ngọc Quỳnh cần được nhân rộng, biểu dương để tạo thành phong trào rộng khắp Nếu

ở đâu cũng có được những người biết nghĩ và lo

cho lợi ich chung của cộng đồng như ơng Hồng

Ngày đăng: 12/04/2022, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN