1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

19 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 836,69 KB

Nội dung

Cũng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nắm bắt nhu cầu và khả năng của trẻ, nhất là sự phát triển ngôn ngữ, để từ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ

TRƯỜNG MẦM NON BẠCH LƯU

====***=====

Mã Số: 04/MN- BL/2020

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi.

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Nhung

Chức vụ: Giáo viên

Địa chỉ: Trường Mầm non Bạch Lưu – Sông Lô – Vĩnh Phúc

Hồ sơ bao gồm:

1 Đơn đề nghị

2 Bản cam kết

3 Tóm tắt SKKN

4 Biên bản đánh giá SKKN cấp trường

5 Báo cáo SKKN

Sông Lô, tháng 6 năm 2020

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu:

Trẻ nhỏ đã bắt đầu học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ, trong từng giai đoạn phát triển sẽ dần dần hình thành hệ thống ngôn ngữ đơn giản đến phức tạp Sự phát triển ngôn ngữ trong 6 năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tư duy của trẻ, giúp trẻ phát triển tòn diện về mọi mặt

Giáo dục Mầm non là điểm khởi đầu và đồng thời là nền móng của quá trình giáo dục Nói đến giáo dục Mầm non là nói đến việc hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu Vì thế chúng ta phải thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Mầm non, đó là: hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách, nhằm phát triển toàn diện mà đặc biệt chuẩn bị cho trẻ một tâm lý vững chắc để bước vào phổ thông

Như chúng ta đã biết một trong những tiềm năng của trẻ Mầm non là nói chuyện với nhau Quá trình đó diễn ra rất tự nhiên, bình thường với trẻ nhưng nó lại là một trong các yếu tố quyết định cả bước đường phát triển trẻ sau này và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, dạy trẻ phát triển ngôn ngữ chính là dạy người

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ Sự phát triển chậm trễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ Cho nên giáo dục ngôn ngữ cho lứa tuổi Mầm non là hết sức cần thiết, nó được thực hiện trong tất cả các thời điểm, trong mọi hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi

Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trong quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ do tôi phụ trách, qua từng năm học tôi thấy nhiều trẻ còn hạn chế nhiều về ngôn ngữ tiếng Việt Cũng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh

lý lứa tuổi, nắm bắt nhu cầu và khả năng của trẻ, nhất là sự phát triển ngôn ngữ,

để từ đó tôi đề ra cho mình nhiệm vụ là phải nghiên cứu làm sao giúp cho trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ tốt nhất Vì vậy tôi đã nghiên cứu, thực hành và thành công với đề tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” Thông qua sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bản thân tôi có thêm nhiều tư liệu

Trang 3

để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề để trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin

và đạt kết quả tốt

Từ thực tế, tôi nghiên cứu, tìm tòi và đề ra một số giải pháp cụ thể để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ với nhiều hình thức cụ thể, từ việc xây dựng môi trường giáo dục, đến việc tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi,… Trong tất cả các hoạt động đều lồng ghép việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách linh hoạt và hợp lý để đạt két quả tốt nhất

2 Tên sáng kiến:

“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Bạch Lưu

- Số điện thoại: 0972273815

- Email: nguyenthihongnhung.gvc0bachluu@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Nhung

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Sau khi kết thúc năm học 2018 – 2019 tôi áp dụng vào năm học 2019 –

2020 và áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Bạch Lưu - Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh phúc

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Ngày 6 tháng 9 năm 2019

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

* Về nội dung của sáng kiến:

Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ

Tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trẻ lớp 5 tuổi A1 trường Mầm non Bạch Lưu, các con đều rất nhanh nhẹn, vui vẻ và thích khám phá mọi điều mới

lạ Lớp tôi được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn từ ban giám hiệu nhà trường cùng các bậc phụ huynh, tạo điều kiện để trẻ được học tập và vui chơi một cách thoải mái nhất, tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất

Trang 4

Bên cạnh đó còn một số khó khăn như: phụ huynh làm nghề tự do, một số làm lao động phổ thông, làm nông nghiệp và một số ở tầng lớp trí thức nên nhận thức của một số phụ huynh về vấn đề giáo dục nhận thức cho trẻ là không đồng đều và còn hạn chế

Bố mẹ không có thời gian trò chuyện với con, cho con cơ hội được tự nói lên ý kiến của mình, trẻ thường bị áp đặt theo ý của người lớn

Một số trẻ còn nói ngọng, còn nhút nhát ngại tiếp xúc với bạn bè, một số trẻ lần đầu tiên được đến trường nên chưa hòa đồng được với bạn bè trong lớp Trên thực tế tôi nhận thấy sự chủ động của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú trong giao tiếp còn hạn chế nhiều Tôi đã rất lo lắng mình phải dạy trẻ như thế nào bằng biện pháp gì để để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất Qua quá trình học tập và bồi dưỡng, cũng dựa trên thực tế bản thân tôi cũng tìm ra một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn

Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc trang trí lớp

và xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động:

Môi trường trong lớp:

Trang trí môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một việc làm vô cùng quan trọng Bởi môi trường phòng học được chia ra nhiều mảng nhỏ để trang trí các góc chơi và bảng chủ đề cho trẻ, nơi trẻ hoạt động mỗi ngày Việc trang trí môi trường học tập cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những chữ cái đã học và những chữ cái mới, trẻ hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động

Qua mỗi chủ đề tôi thay đổi các mảng trang trí và tên cho các góc chơi, tạo nhiều góc mở cho trẻ hoạt động một cách tích cực Mỗi lần thay đổi trang trí môi trường lớp học tôi nhận thấy trẻ rất thích và quan sát xem cô đang làm gì mới cho lớp mình? Chính vì vậy mà việc trang trí lớp và tạo môi trường học tập

có ý nghĩa rất to lớn đối với việc học tập cũng như hoạt động của trẻ Nếu các góc được trang trí đẹp, mới lạ, môi trường học tập đa dạng, đồ dùng đồ chơi phong phú, có nhiều góc mở sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của trẻ Nắm được đặc điểm tâm lý đó của trẻ tôi thường xuyên thay đổi các hình ảnh trang trí ở các góc chơi theo chủ đề Để thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ khi hoạt động

ở các góc, tôi cùng trẻ trao đổi thảo luận để lựa chọn tên gọi cho các góc chơi và đặt tên cho chủ đề chơi của mỗi nhánh khác nhau khi chuyển sang một chủ đề mới Nhờ vậy mà mục đích cung cấp các từ mới, ôn luyện các chữ cái đã học đạt hiệu quả rất cao

Trang 5

Hình ảnh tranh chủ đề và góc chơi trong lớp

Ví dụ: Khi đến chủ đề “ Gia đình” tôi trang trí tranh chủ đề và các góc phù hợp

với chủ đề đó Tôi cùng trẻ trò chuyện những người thân trong gia đình trẻ, về nơi làm việc, và những công việc phải làm, sau đó gợi ý để trẻ đặt tên cho góc phân vai, cắt các chữ cái in thường với cỡ chữ và màu sắc phù hợp với tranh rồi dán phía dưới bức tranh Trong khi trò chuyện tôi hỏi trẻ các câu hỏi về chủ đề

để trẻ trả lời, trẻ có them kiến thúc về chủ đề và đồng thời giúp trẻ phát triển vón

từ, nói năng mạch lạc rõ ý khi giao tiếp

Đặc điểm của trẻ nhỏ là “Dễ nhớ, mau quên” vì vậy mà các kiến thức mới cung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác Ở dưới mỗi hình ảnh trang trí tại các góc tôi đều gắn các từ tương ứng để giúp trẻ ôn luyện các từ, các chữ cái đã học ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn các chữ cái, các từ đã học

Tạo môi trường ngoài lớp học.

Môi trường bên ngoài lớp học là nơi trẻ thường tiếp xúc khi đến lớp Trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ hoạt động với góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu vực cất đồ dùng cá nhân như: Tủ đồ dùng, giá dép, giá phơi khăn…

Ở khu vực cửa lớp tôi xây dựng góc tuyên truyền: tuyên truyền về dinh dưỡng,

về các dịch bênh, cách nuôi dạy trẻ, về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, về phòng tránh tai nạn gây thương tích cho trẻ, có bản danh sách lớp và bảng cân đo tại bảng tuyên truyền Ở đây tôi cũng đều sử dụng kiểu chữ in thường, kiểu chữ mà

Trang 6

trẻ được làm quen trong hoạt động có chủ đích Khi trẻ tham gia hoạt động ở môi trường bên ngoài lớp học trẻ cũng có rất nhiều cơ hội được trải nghiệm, được nêu ra cảm nhạn cảm nghĩ của bản thân, trẻ còn được tiếp xúc với các từ mới và ôn luyện các chữ cái đã được học Môi trường bên ngoài cũng rất quan trọng trong các hoạt động, giúp trẻ có thêm những kiến thức, trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động, đặc biệt trẻ được trao đổi, nêu cảm nhận của mình trẻ hoạt động nhiều hơn từ đó giúp phát triển vốn từ và ngôn ngữ

Hình ảnh: góc thiên nhiên bên ngoài lớp học

Việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học là vô cùng ý nghĩa đối với giáo viên và trẻ Môi trường phong phú đa dạng, thu hút sự chú ý tạo điều kiện cho cô có sự sáng tạo, say mê trong công việc Giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thúc một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn và sâu hơn Qua việc sử dụng môi trường chữ bên trong lớp học và bên ngoài lớp học

đã giúp trẻ nhớ các chữ cái đã học, được tiếp xúc với chữ cái mới , trẻ có thêm vốn từ ngữ mới cho bản thân giúp trẻ nhận biết và phát âm chuẩn góp phần phát triển ngôn ngữ mỗi ngày

Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động học:

Hoạt động chung ( hoạt động học) là hoạt động quan trọng trong một ngày sinh hoạt của trẻ khi ở trường Bản thân tôi cũng nhận thức được cần tạo ra

Trang 7

cho trẻ những hoạt động học mà chơi, chơi mà học và luôn đặt mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động Trong hoạt động này tôi đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ dễ nhận biết, hiểu và kích thích trẻ khám phá Từ đó giuýp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt và đặc biệt

là giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ một cách tốt hơn

* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:

Hoạt động cho trẻ “Làm quen với văn học” là một trong những hoạt động góp phần quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tổ chức hoạt động này tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau: Kể chuyện cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại chuyện, dạy trẻ đóng kịch ( kể chuyện theo trí nhớ, kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề, kể chuyện sáng tạo…) vì vậy trẻ rất hứng thú khi được tham gia vào hoạt động

Làm quen văn học là một phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Chúng ta biết rằng mục đích của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là nhằm phát triển nhận thức, mở rộng nhận thức, phát triển ngôn ngữ và đặc biệt là nhằm mở rộng vốn kinh nghiệm sống cho trẻ Trong khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi đã chú trọng không chỉ cho trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ mà còn chú trọng làm giàu vốn từ, mở mang vốn từ cả

về chiều rộng lẫn chiều sâu cgo trẻ, củng cố nghĩa của từ để trẻ nắm được, trên

cơ sở đó trẻ có vốn từ đa năng Ngoài ra còn tích cực hoá vốn từ cho trẻ, đây là vấn đề quan trọng để giúp trẻ tích cực trong giao tiếp

Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ, truyện Trẻ có chú ý mới nhớ được câu chuyện, bài thơ, mới kể, đọc lại Văn học giúp trẻ vốn kinh nghiệm, vốn sống Vốn sống càng phong phú thì vốn từ của trẻ càng phong phú

Một tác phẩm hay, có nội dung giáo dục tốt nhưng điều đó có đi vào trí nhớ vào tâm hồn trẻ hay không điều đó còn phụ thuộc vào nghệ thuật đọc kể của

cô giáo.Có thể nói trẻ cảm thụ như thế nào về nội dung tác phẩm, cảm nhận các nhân vật, các đức tính tốt xấu, tất cả các sự việc diễn ra trong tác phẩm đều nhờ vào giọng đọc kể của cô Và cũng chính từ giọng đọc kể của cô mà gợi lên cho trẻ những tình cảm và cảm xúc nhất định Do vậy việc sử dụng đúng giọng điệu,

Trang 8

ngữ điệu và ngắt giọng đúng nhịp điệu, cường độ của âm thanh, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ là vô cùng cần thiết

Hình ảnh: trẻ học giờ làm quen tác phẩm văn học

Ví dụ: “Trong truyện Bác gấu đen và hai chú thỏ” Khi kể chuyện cho trẻ nghe

tôi xác định giọng nhân vật như sau:

- Giọng của Gấu đen: Nhẹ nhàng, dụt dè

- Giọng của Thỏ nâu : Cáu gắt

- Giọng của Thỏ trắng: Hồn nhiên, tình cảm

Bên cạnh đó giọng của cô luôn đi đôi với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ, điều đó gây ấn tượng sâu sắc đối với trẻ và cũng chính từ đó tôi thấy trẻ cảm thụ và thể hiện lại tác phẩm văn học tốt hơn

Trong khi áp dụng tôi đã sử dụng hệ thống những câu hỏi có tính vừa sức

và cũng có nâng cao để trẻ vừa hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện, bài thơ vừa có thêm những kiến thức mở rộng

- Khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi đã sử dụng các loại câu hỏi vừa phù hợp với nguyên tắc vừa sức và tích cực của trẻ

Ví dụ: Trong câu chuyện “ Tích Chu" tôi đã sử dụng một số câu hỏi để trẻ hiểu

được nội dung câu chuyện như:

Trang 9

+ Tích Chu sống với ai?

+ Bà thương Tích Chu như thế nào?

Bên cạnh đó tôi cũng sử dụng một số câu hỏi nâng cao để trẻ tư duy, suy nghĩ trả lời

Ví dụ: + Tại sao bà lại hóa thành chim?

+ Vì sao con biết Tích Chu rất thương bà?

Trong quá trình giảng dạy tôi cũng đưa ra những câu hỏi tình huống để trẻ trả lời

và ghi nhớ để vận dụng vào cuộc sống cũng như hình thành nhân cách của trẻ

Ví dụ: + Nếu là con thì khi bà ốm con sẽ làm gì?

+ Con thử tưởng tượng con là Tích Chu khi đi tìm nước cho bà con gặp gì?

* Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động khám phá khoa học – xã hội:

Môi trường xung quanh đối với trẻ là vô cùng rộng lớn, khó hiểu và lạ lẫm Trẻ lại rất tò mò và hiếu động, trẻ luôn đặt ra các câu hỏi như : Đây là gì?

Nó như thế nào? Do đó việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần linh hoạt, khoa học, sinh động, có hình ảnh âm thanh thật sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn

Một trong những giờ học giúp phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ mà chúng ta không thể bỏ qua đó là giờ học khám phá khoa học – xã hội Trong các giờ học khám phá môi trường xung quanh cô và trẻ có nhiều cơ hội để trao đổi hơn, trẻ được tìm hiểu khám phá những thức gần gũi xung quanh mình, trẻ rât tò mò nên

sẽ đặt ra rát nhiều các câu hỏi, cô và trẻ sẽ trao đổi những thông tin, từ đó cung cấp cho trẻ những từ mới, giúp trẻ làm giàu vốn từ của mình từ đó trẻ phát triển ngôn ngữ của mình rất nhiều

Ví dụ: Trong hoạt động “ Tìm hiểu về một số loại quả” Cô giáo đưa ra một số

loại quả cho trẻ tri giác quan sát, cầm, sờ, ngửi, nếm rồi mời trẻ đưa ra những nhận xét của mình, trẻ tự nêu những cảm nhận của mình về loại quả đó Sau đó

cô cung cấp thêm những thông tin về các loại quả đó như: vỏ sần sùi, nhẵn mịn… Cho trẻ phát âm các từ khó và giải thích nghĩa của từ để trẻ hiểu

Trong tất cả các hoạt động học đều có mục đích chung là phát triển toàn diện cho trẻ, và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ được lồng ghép và thực hiện mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động một cách linh hoạt và sáng tạo

Trang 10

Hình ảnh: trẻ học trong giờ hoạt động chung

Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số hoạt động khác.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần thực hiện ở mọi hoạt động, mọi lúc mọi

nơi Trong tất cả các hoạt động chủ đích cần phải chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Ngoài hoạt động có chủ đích thì với trẻ mẫu giáo trẻ còn tiếp thu kiến thức ở mọi lúc mọi nơi vì vậy tôi đã tận dụng các khoảng thời gian khác trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ để cung cấp vốn từ, rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ Khi trẻ trò chuyện, trao đổi với nhau tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi sửa cho trẻ bằng nhiều hình thức như nói lại câu sai, từ sai của trẻ rõ ràng , chậm rãi và khuyến khích trẻ nói theo Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn, ngay trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường

tổ chức chơi trò chơi dân gian có lời như: Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba

ba, mèo đuổi chuột … hay trong khoảng thời gian ngắn chuyển tiếp giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng dao

Thông qua hoạt động ngoài trời.

Trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng: Cái lá này màu nâu; Nụ hoa này chưa nở; Lá cây huyết dụ lại màu tím…

Ngày đăng: 06/04/2022, 08:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh tranh chủ đề và góc chơi trong lớp - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
nh ảnh tranh chủ đề và góc chơi trong lớp (Trang 5)
Hình ảnh: góc thiên nhiên bên ngoài lớp học - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
nh ảnh: góc thiên nhiên bên ngoài lớp học (Trang 6)
Hình ảnh: trẻ học giờ làm quen tác phẩm văn học - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
nh ảnh: trẻ học giờ làm quen tác phẩm văn học (Trang 8)
Hình ảnh: trẻ học trong giờ hoạt động chung - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
nh ảnh: trẻ học trong giờ hoạt động chung (Trang 10)
Hình ảnh: trẻ hoạt động ngoài trời - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
nh ảnh: trẻ hoạt động ngoài trời (Trang 11)
Hình ảnh: trẻ hoạt động ở góc - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
nh ảnh: trẻ hoạt động ở góc (Trang 13)
Tôi sử dụng 1 mảng tường ở ngoài cửa lớp để làm bảng tuyên truyền với phụ huynh về chương trình dạy trẻ theo chủ đề và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm ở nhà. - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
i sử dụng 1 mảng tường ở ngoài cửa lớp để làm bảng tuyên truyền với phụ huynh về chương trình dạy trẻ theo chủ đề và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm ở nhà (Trang 14)
Thường xuyên thay đổi hình thức và phương pháp tổ chức. Luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với giáo viên - (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo       5 – 6 tuổi
h ường xuyên thay đổi hình thức và phương pháp tổ chức. Luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với giáo viên (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w