Tài liệu Thanh Cao pdf

5 179 0
Tài liệu Thanh Cao pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thanh Cao Công dụng: Theo kinh nghiệm dân gian, thanh cao được dùng chữa sốt, sốt rét, ra mồ hôi trộm, kém ăn. Liều dùng hàng ngày: 8 - 16 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột uống. Thành phần chính trong lá và ngọn non của cây thanh cao là artemisinin. Đây là hoạt chất có tác đụng tiêu diệt các loại ký sinh trùng (Plasmodium vivax và P. falciparum) gây ra bệnh sốt rét. Vào năm 1981, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chiết xuất được artemisinin từ cây thanh cao và đến năm 1987 là ở Việt Nam. Bên cạnh dạng thuốc sốt rét làm từ artemisinin, người ta đã bán tổng hợp thành công artemether, artesunat, arteether có tác dụng chữa sốt rét công hiệu hơn, đặc biệt trong trường hợp ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng thuốc chloroquin. Tất cả các loại thuốc này đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Hình thái: Cây thảo, sống 1 năm, cao 0,5 - 2,0 m hoặc hơn, phân cành nhiều. Thân hoá gỗ ít, dễ gãy, thường có các rãnh dọc; màu lục nhạt hay hơi tím. Lá kép, gần như không cuống, mọc so le; những lá ở giữa thân thường xẻ 3 lần lông chim thành những thuỳ nhỏ và sâu; lá ở ngọn khi cây sắp ra hoa thường hẹp, xẻ 1 - 2 lần; hai mặt lá có lông mịn, mặt trên màu lục nhạt. cụm hoa là dạng chuỳ rộng, mọc ở đầu cành, gồm nhiều cụm hoa đầu, đường kính thường dưới 1 cm, cuống ngắn. Tổng bao gồm các lá bắc dạng vảy nhỏ không lông, xếp thành 2 - 3 hàng. Hoa hình ống, màu vàng, dài không quá 1 mm; hoa cái gồm 1 hàng xếp ở vòng ngoài, ống hẹp, đầu hơi loe, chia thành 4 thục bên trong có tuyến, vòi nhuỵ xẻ; hoa lưỡng tính nhiều, xếp ờ các vòng trong, đầu ống hoa rộng, xẻ 5 thuỳ, nhị 5, bao phấn ngắn; bầu nhẵn. Quả bế, hình trái xoan hay hình trứng, có vân dọc; dài 0,4 – 0,5 mm. Toàn cây vò nát có mùi thơm đặc biệt. Phân bố: Việt Nam: Các tỉnh miền núi giáp biên giới phía Bắc, bao gồm: Lạng Sơn (huyện Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình); Bắc Kạn (Ngân Sơn); Cao Bằng (Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hoà An, Quảng Hoà, Hạ Lang, Thạch An); Quảng Ninh (Bình Liêu). Các địa phương khác hiện có thanh cao là do trồng hoặc từ cây trồng phát tán hạt giống ra xung quanh trở nên hoang dại hoá. Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Viễn Đông Liên Bang Nga, Bắc Mỹ và Đông - Bắc Ấn Độ. Đặc điềm sinh học: Thanh cao có nguồn gốc từ vùng ôn đới ấm Đông Bắc Á, sau phát triển ra các nơi khác, bao gồm cả vùng á nhiệt đới Bắc bán cầu. Ở Việt Nam, cây chỉ thấy mọc tự nhiên ở một số tỉnh biên giới vùng Đông Bắc. Vùng phân bố này có liên quan đến trung tâm phân bố lớn của thanh cao phía đông nam Trung Quốc. Có thể coi, Bắc Việt Nam là điểm phân bố cuối cùng của thanh cao trên bản đồ thế giới. Ở Việt Nam, thanh cao phân bố trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm, nhiệt độ không khí trung bình năm từ 19,8 đến gần 22 0 C, tối cao tuyệt đối 41 0 C và tối thấp tuyệt đối khoảng 3 - 4 0 C (ở Trùng Khánh - Cao Bằng). Lượng mưa trung bình năm khoảng trên dưới 2.000 mm, trong năm không có tháng khô hạn. Tại các điểm có thanh cao mọc tự nhiên nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng, đã xác định thuộc loại đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ có mùn trên núi, pH hơi chua: 4,5 - 5,0 (thậm chí có nơi là 4). Thanh cao là loại cây ưa sáng và ẩm và có thể hơi chịu bóng khi còn là cây con. Cây thường mọc lẫn với một số loài cỏ và cây bụi thấp, trên đất ẩm ở dưới chân núi đá vôi, nương rẫy, gần bờ suối hay ven đường đi. Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi thời tiết ấm dần (18 - 20 0 C), hạt giống nảy mầm. Trong thời gian từ tháng 3 đến gần giữa tháng 4, cây con sinh trưởng chậm; từ tháng 5 - 7 là thời kỳ sinh trưởng mạnh; cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 bắt đầu có nụ, mùa hoa quả kéo dài từ tháng 6 - 11 . Đến tháng 11 , khi quả đã già, toàn cây vàng úa và tàn lụi. Hạt giống phát tán ra xung quanh và sẽ nảy mầm vào mùa xuân năm sau. Lưu ý rằng, ánh sáng là một nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây thanh cao. Trong tự nhiên, những cây được chiếu sáng đầy đủ có hoa quả nhiều hơn hẳn cây bị che bóng bởi các loài cỏ dại và cây bụi khác. Thông tin từ Tạp chí "Trung dược thông báo", Tập 11, số 7, năm 1986 cũng cho biết, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp tới hàm lượng artemisinin trong lá. Nghĩa là độ che bóng càng cao thì hàm lượng hoạt chất này càng giảm.

Ngày đăng: 12/02/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...