Doanh nhân và văn hoá
Tô Phán
Báo Lao Động
05:53' PM -
Thứ hai,
09/07/2007
Chuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai
xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam
Airlines (VNA) ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn
nộ trong dư luận.
Hành vi đó vừa tự hạ thấp bản thân họ vừa làm xấu đi hình ảnh VN đối với
khách nước ngoài (nên nhớ máy bay của quốc gia nào ). Tóm lại, đó là một
hành vi rất thiếu văn hoá!
Họ là doanh nhân. Mà doanh nhân ngày nay đang được xã hội tôn vinh.
Nhưng chính trong số những người đang được tôn vinh đó lại thể hiện tầng
văn hoá thấp của mình, và họ còn xúc phạm đến thái độ trân trọng của toàn
xã hội.
Doanh nhân ngày nay là những người đang dùng trí tuệ, tài sản của mình để
làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao
động Có nghĩa là họ đang làm cho bản thân họ giàu lên và cũng làm cho
xã hội giàu lên, góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của đồng loại tăng
lên. Có những doanh nhân mà đóng góp của họ được cả thế giới trân trọng
hơn cả những tổng thống nổi tiếng nhất. Vì thế doanh nhân là một lực lượng
rất quan trọng của bất cứ quốc gia nào.
Ngày nay, kinh tế được hiểu không đơn giản chỉ là làm của cải vật chất mà
quan trọng hơn là chất văn hoá trong kinh tế đã được coi trọng như một
thành tố không thể thiếu được của bất cứ nền kinh tế nào.
Mục tiêu của văn hoá là hướng con người tới chân - thiện - mỹ, tức là hướng
con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Kinh tế hiện đại và doanh nhân hiện đại cũng phải hướng tới chân - thiện -
mỹ ngay trong chiến lược kinh doanh, trong quan niệm sống thì mới có sự
bền vững. Văn hoá là động lực, là mục tiêu của xã hội thì doanh nhân - lớp
người tiên tiến - phải là người của văn hoá, thuộc về văn hoá.
Nhưng thành đạt, giàu có, làm ra của cải cho xã hội thì anh có văn hoá.
Hoàn toàn nhầm. Mặc dù doanh nhân làm ra của cải cho xã hội, giúp xã hội
giàu lên nhưng giữa việc có nhiều tiền với văn hoá là khoảng cách rất xa
nhau trong một con người.
Doanh nhân có văn hoá phải từ trong cách thức kinh doanh, triết lý kinh
doanh, thực tế kinh doanh. Và văn hoá trong cuộc sống hàng ngày, lối sống,
đối nhân xử thế, đối với gia đình, cha mẹ, bạn bè
Anh sống không ra gì với chính bản thân anh, với người thân, sống không ra
gì với người làm trong doanh nghiệp, với người tiêu dùng, với đối tác thì
đừng nói gì đến việc sống có văn hoá với xã hội. Đó là điều không tưởng.
Một doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp thiếu văn hoá thì không có môi
trường văn hoá doanh nghiệp và ở đó người lao động sẽ không bao giờ được
tôn trọng. Nước tương chứa 3-MCPD, nước mắm bẩn, sản phẩm độc hại mà
các chủ doanh nghiệp tung ra thị trường, xem phim đồi trụy công khai trước
mặt mọi người và có tính chất quấy rối tình dục như hai doanh nhân vừa nói
trên đây - đó là hành vi thiếu văn hoá, coi thường mạng sống của người
dân để kiếm lợi nhuận. Hành vi đó là phi văn hoá - phi nhân.
Chính ra những con người tiên tiến có điều kiện thì phải tiếp cận, tiếp biến
phù sa văn hoá mới để mảnh đất văn hoá của dân tộc màu mỡ hơn. Thế
nhưng bây giờ lại có những người nhân danh "người tiên tiến" mà làm
những điều thiếu văn hoá như vậy trước mọi người, kể cả khách nước ngoài,
thì là không thể chấp nhận được.
Dẫu biết rằng hai vị doanh nhân kia không thể là đại diện cho giới doanh
nhân Việt Nam, không thể đại diện cho hình ảnh Việt Nam, nhưng họ cũng
đã làm cho hình ảnh Việt Nam và hình ảnh giới doanh nhân Việt Nam bị mờ
đi. Thế mới biết, có nhiều tiền không có nghĩa là có văn hoá
Doanh nghiệp Việt Nam: Những “căn bệnh” cần khắc
phục
Đăng Khoa - Công Lý
Doanh nhân Sài Gòn
02:38' PM -
Thứ ba,
29/05/2007
Tiếp cận đời sống thương trường khá sớm, chiêm nghiệm kiến thức kinh
doanh qua sách vở, trải nghiệm thực tế qua nhiều Công ty, rồi trở thành nhà
tư vấn cho doanh nghiệp và viết sách về cẩm nang quản lý, kinh doanh, thạc
sĩ Đỗ Thanh Năm đã có nhiều cơ hội quan sat đời sống kinh tế và các doanh
nghiệp Việt Nam. Vì vậy, do những ý kiến của anh khá sâu sát và chắc hẳn
sẽ rất bổ ích để doanh nghiệp tự đánh giá lại những điều kiện hiện có của
mình. DNSG đã có cuộc trò chuyện với anh về những "căn bệnh” của doanh
nghiệp trước ngưỡng cửa WTO.
Trong quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp, anh nhận thấy doanh nghiệp
Việt Nam thường mắc phải những “căn bệnh” nào?
"Bệnh" thì nhiều lắm, nhưng tôi chỉ kể ra một số "căn bệnh" phổ biến nhất,
ảnh hưởng đến "sức khoẻ” của doanh nghiệp nhiều nhất, mà các doanh
nghiệp cần phải chữa trị khi Việt Nam gia nhập WTO.
Thứ nhất, doanh nghiệp hay có thói quen làm việc tới đâu, xả rác tới đó. Khi
doanh nghiệp phát triển lên một qui mô nhất định nào đó, chính những
“đống rác" này kìm hãm sự phát triển và còn phải tốn thêm chi phí "đổ rác".
Có một số doanh nghiệp đã xây dựng định hướng phát triển đúng, nhưng kế
hoạch thực hiện chưa rõ ràng, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và
chưa có sự hỗ trợ tích cực giữa các bộ phận, nhất là chỉ tập trung xây dựng
quy trình kiểm soát mà chưa tập trung vào hệ thống kiểm soát và cơ cấu
trách nhiệm.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp vẫn còn nặng "thưa", "bẩm",
"báo", "trình", tập trung vào chức vụ, quyền hạn nhiều hơn là trách nhiệm,
chưa thật sự dựa trên giá trị gia tăng mang đến cho thị trường và khách
hàng. Điều này hạn chế sự năng động, sáng tạo, khả năng nắm bắt và thỏa
mãn nhu cầu của thị trường. Bản mô tả công việc của mỗi nhân viên trong
Công ty không rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chồng chéo lên
nhau.
Thứ ba, phần lớn doanh nghiệp chọn cách lãnh đạo theo mô hình "đầu tàu”,
chỉ dựa vào khả năng của một số ít người. Theo mô hình này, một khi người
chủ doanh nghiệp đi công tác xa, hay có việc gì bất ngờ thì mọi hoạt động bị
đình trệ. Chức năng của lãnh đạo rất quan trọng không phải vì bản thân
người lãnh đạo quan trọng mà chính là vì người lãnh đạo ấy biết nâng tầm
quan trọng về vị thế của mỗi người trong doanh nghiệp để đóng góp của họ
càng ngày càng nhiều hơn.
Thứ tư, một điều đáng mừng là phần lớn doanh nghiệp đều xem con người
là tài sản, luôn tìm cách thu hút và gia chân người giỏi, nhưng lại chưa đánh
giá chính xác năng lực của người giỏi (việc đánh giá chưa dựa trên giá trị
gia tăng mang đến cho thị trường, khách hàng, đồng nghiệp và cấp dưới).
Hơn nữa, doanh nghiệp chưa tạo ra "chất keo" kết nối nhân viên thành một
khối đoàn kết, hiệp lực, cùng khát vọng vươn đến mục tiêu chung.
Với những “căn bệnh” chính vừa nêu, các nhà tư vấn như anh đã và đang
giúp doanh nghiệp “chữa trị” như thế nào?
"Bệnh" có thể giống nhau nhưng nguyên nhân sinh "bệnh" lại khác nhau ở
từng doanh nghiệp. Muốn “chữa trị” hiệu quả, phải tìm ra nguyên nhân đích
thực. Khi "chữa trị", tôi luôn hướng dẫn doanh nghiệp từng bước đĩ vào
chuyên nghiệp hóa, giảm thiều tối đa những chi phí không tạo ra giá trị gia
tăng, giúp doanh nghiệp sử dụng "la bàn" để xác định hướng đi đúng nhất.
Sau khi "chần bệnh", tôi thường tổ chức các khóa đào tạo - tư vấn cho doanh
nghiệp, như nâng cao năng lực cạnh tranh bằng bản sắc văn hóa doanh
nghiệp, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình "con cua", kiểm
soát hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc - tổ chức doanh nghiệp, hoàn thiện
quá trình truyền thông trong doanh nghiệp Tùy thuộc vào từng doanh
nghiệp mà tôi đưa ra giải pháp cụ thể.
. trọng của toàn
xã hội.
Doanh nhân ngày nay là những người đang dùng trí tuệ, tài sản của mình để
làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc. hơn.
Thứ tư, một điều đáng mừng là phần lớn doanh nghiệp đều xem con người
là tài sản, luôn tìm cách thu hút và gia chân người giỏi, nhưng lại chưa đánh
giá