1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Từ điển chứng khoán Chủ đề S doc

8 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 127,99 KB

Nội dung

Chủ đề S SECOND-PREFERRED STOCK: Chứng khoán ưu đãi hạng nhì. Chứng khoán ưu đãi dưới mức chứng khoán ưu đãi khác liên quan đến quyền ưu tiên được cổ tức và tài sản khi thanh lý. Cổ phần ưu đãi hạng nhì thường được phát hành kèm đặc tính khả hoán hay chứng chỉ đặc quyền mua chứng khoán warrant để thêm phần hấp dẫn nhà đầu tư. Xem : Junior Security, Preferred Stock, Prior- Preferred Stock, Subscription Warrant. SECOND ROUND: Vòng nhì. Giai đoạn trung gian của tài trợ vố n mạo hiểm venture capital - vốn đầu tư liều lĩnh tiếp theo sau tiền đầu tư gốc ( seed money, hay tiền đầu tư ban đầu start - up) và các giai đoạn vòng đầu trước giai đoạn lưng chừng (mezzanine level), khi công ty đã đến điểm chín mùi để thành một công ty tiếm quyền (mua đứt một công ty khác bằng tiền vay - leveraged buyout - mua đứt có đòn bẩy tài chánh) bằng ban quản lý hay bằng việc cung ứng đầu tiên cổ phần ra công chúng ( IPO ) - Initial Public Offering. SECONDARY DISTRIBUTION: Phân phối cấp hai. Bán ra công chúng số chứng khoán trái phiếu đã phát hành trước đây do các nhà đầu tư lớn thường là các công ty, tổ chức hay những công ty được sát nhập đang giữ, nó khác với chứng khoán trái phiếu mới phát hành hay phân phối đầu tiên, lúc này người bán là công ty phát hành. Giống như cung ứng đầu tiên, việc cung ứng lần thứ nhì cũng do Ngân Hàng Đầu Tư xử lý, hoặc là một mình hay cùng nhóm bao tiêu nghĩa là họ mua của người bán với giá thoả thuận sau đó bán lại số chứng khoán trái phiếu đó, thỉnh thoảng với sự giúp đỡ của nhóm bán, với giá cung ứng ra công chúng cao hơn để kiếm lợi nhuận chênh lệch gọi là spread. Bởi vì việc cung ứng phải đăng ký với nhà nước, nên nhà quản lý nhóm bao tiêu củng cố hay giữ giá thị trường một cách hợp pháp bằng cách đặt mua ( đấu thầu ) cổ phần trong thị trường tự do (thị trường mở rộ ng). Người mua chứng khoán cung ứng theo cách này không phải trả hoa hồng vì tất cả giá phí do người bán chịu. Nếu loại chứng khoán có liên quan này được liệt kê thì bảng tổng hợp sẽ thông báo việc phát hành suốt ngày mua bán, mặc dù lúc đó việc cung ứng chưa được thực hiện cho đến khi thị trường đóng cửa. Trong lịch sử phân phối lần thứ hai cấp độ thật lớn có trường hợp cung ứng của Ford Foundation về chứng khoán công ty Ford Motor năm l956( khoảng $658 triệu ) do 7 công ty xử lý theo thoả hiệp liên kết quản lý và số bán cổ phần của Howard Hughes ($566 triệu) thông qua Merrill Lynch, Pierce, Fenner & Smith năm 1966. Một hình thức tương tự với phân phối lần thứ 2 được gọi là cung ứng đặc biệt (special offering), nó giới hạn số thành viên của NYSE và hoàn tất trong ngày mua bán. Xem: Exchange Distribution, Registered Secondary Offering, Securities and Exchange Commission Rules 144 and 237. SECONDARY EXCHANGE MARKET(SEM) : Thị trường hối đoái cấp hai(thứ cấp). Thị trường không chính thức của h ối đoái trong quốc gia có hệ thống tỷ giá hối đoái kép (dual - exchange - rate system). SEM là thị trường hợp pháp nhưng có tỷ giá dành cho loại giao dịch không được ưu tiên, không thuận lợi bằng tỷ giá hối đoái chính thức dành cho các giao dịch mua bán được ưu đãi. Trong quốc gia đang phát triển tiền của công nhân từ nước ngoài gởi về thường thường được chuyển đổi theo SEM. SECONDARY LIABILITY: Nợ thứ cấp( cấp hai). Nợ hợp pháp phụ thuộc, thí dụ nợ của người bối th ự khi hối phiếu không được chi trả hay khi người viết hối phiếu không trả được nợ. Xem Contingent Liability. SECONDARY MARKET: Thị trường Cấp II. l. Thị trường chứng khoán và thị trường ngoài danh mục nơi chứng khoán được mua và bán tiếp theo sau lần phát hành đầu tiên(phát hành gốc) tức là lần thực hiện ở Thị Trường Cấp I. Số tiền thu được ở Thị Trường cấp II thuộc về người mua bán và nhà đầu tư chứ không thuộc về công ty đầu ty đầu tiên phát hành chứng khoán trái phiếu. 2.Thị trường nơi mua bán các công cụ thị trường tiền tệ ngắn hạn giữa các nhà đầu tư. SECONDARY MORTGAGE MARKET: Thị Trường Thế Chấp Cấp II. Mua bán, trao đổi số tiền vay có thế chấp đang hiện hành và chứng khoán trái phiếu có thế chấp bảo đảm. Như thế người cho vay gốc (đầu tiên) có thể bán số cho vay trong danh mục đầu tư của mình để có tiền mặt cho vay thêm. Tiền vay có thế chấp của người cho vay được cơ quan nhà nước (ở Hoa Kỳ như Federal Home Loan Morgage Corporation và Federal National Mortgage Association) và các ngân hàng đầu tư mua. Các cơ quan và ngân hàng này đến lượt họ lập ra một thế chấp chung để gói gọn thành chứng khoán có thế chấp bảo đảm sau đó bán cho nhà đầu tư, nó được gọi là Chứng khoán qua trung gian bảo đảm (Pass- Through Securities hay Chứng Chỉ Dự Phần (Partcipation certificates). Vì thế Thị Trườ ng Thế Chấp Cấp II bao gồm tất cả các hoạt động bên ngoài Thị Trường Cấp I, nó đứng giữa người mua nhà và người cho vay có thế chấp đầu tiên. SECONDARY OFFERING: Cung ứng cấp hai. Xem Secondary Distribution. SECONDARY RESERVES: Số dự trữ cấp hai( thứ yếu). Tài sản đầu tư trong trái phiếu ngắn hạn dễ mua bán thường là công phiếu ngắn hạn hay trái phiếu nhà nước ngắn hạn. Số dự trữ theo luật định trong ngân hàng nhà nước không sinh l ợi, nhưng số dự trữ cấp hai là nguồn bổ sung để thanh toán (dễ, chuyển ra tiền mặt). Tiền lãi của dự trữ này có thể dùng để điều chỉnh vị thế dự trữ của ngân hàng. Nếu số cầu tiền vay thấp, ngân quỹ ký thác thường được đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn và dễ đổi ra tiền mặt. Số dự trữ cấp hai không đượ c liệt kê thành hạng mục trong bàn cân đối tài khoản riêng lẻ. SECONDARY STOCKS: Chứng khoán cấp II. Dùng theo cách thông thường để chỉ chứng khoán có số tư bản hoá thị trường nhỏ (market capitalization), chất lượng kém, có nhiều rủi ro hơn chứng khoán cấp cao (blue chip) theo chỉ số Dow Jones. Chứng khoán cấp II thường có hoạt động khác hơn chứng khoán cấp cao, nó được theo dõi bằng chỉ số trị giá thị trường Amex (Amex Market Value Index), chỉ số tổng hợp NASDAQ, các chỉ số được sử dụng rộng rãi như S&P. Chứng khoán cấp II còn được gọi là second - tier stocks (chứng khoán lớp thứ hai) . SECTOR: Khu vực (chứng khoán ) chuyên ngành. Một nhóm cá biệt chứng khoán làm nền tảng cho một ngành. Nhà phân tích chứng khoán thường theo dõi một khu vực cá biệt trong thị trường chứng khoán như chứng khoán ngành hàng không hay hoá chất. SECTOR FUND: Quỹ đầu tư theo khu vực chuyên ngành. Quỹ hỗ tương đầu tư chuyên đầu tư vào một ngành. SECULAR : Dài hạn thông th ường. Dài hạn (10-50 năm hay lâu hơn), khác với khung thời gian theo vụ mùa hay chu kỳ. SECURED BOND: Trái phiếu có bảo đảm. Trái phiếu được bảo đảm bằng thế chấp tài sản, công cụ nợ hay quyền giữ thế chấp. Tính chất xác thực của chứng khoán phải được nói rõ trong giao kèo. Trái phiếu có bảo đảm khác với trái phiếu không bảo đảm gọi là giấy nợ (debenture - giấy chứng nhận nợ) . SECURED CREDIT: Tín dụng đượ c bảo đảm. Xem Secured Loan. SECURED CREDIT CARD: Thẻ tín dụng được bảo đảm. Thẻ tín dụng ngân hàng được bảo đảm bằng tài khoản tiết kiệm. Nhà phát hành sẽ giữ thẻ tín dụng tương đương với mức tín dụng của người có thẻ và được quyền dùng tài khoản ký thác để trả hoá đơn tính tiền thẻ tín dụng nếu người có thẻ không thể chi trả. Thẻ tín dụng có bảo đảm chỉ đượ c phát hành cho những người có khả năng chi trả dựa trên quá trình tín dụng của ông ta không có gì trục trặc. SECURED CREDITOR: Chủ nợ được bảo đảm. Một bên có giữ thế chấp hay có quyền đòi chi trả trên tài sản. Người cho vay có thế chấp được giữ một quyền lợi an toàn trong thế chấp nơi cư trú của người vay. Ngân hàng nào có quyền lợi an toàn trong tài sản của người vay được xem là chủ nợ được bảo đảm . SECURED DEBT: Nợ có bảo đảm. Nợ được bảo đảm bằng thế chấp tài sản hay vật thế chấp. Xem : Assign, Hypothecation . SECURED LOAN: Tiền cho vay được bảo đảm. Tiền cho vay được bảo đảm bằng việc chuyển nhượng quyền giữ tài sản và một quyền lợi an toàn trong tài sản cá nhân hay tài sản thực. Người vay có thế chấp giao cho người cho vay một thế chấp trong tài sản đã được tài trợ. Ti ền cho vay kinh doanh có thể được bảo đảm bằng tiền mặt, hàng kho. Tài khoản thu, trái phiếu dễ mua bán, và các thế chấp có thể chấp nhận. Trong trường hợp người vay không thể chi trả theo các điều khoản tín dụng ban đầu, người cho vay có thể được quyền hợp pháp đòi chi trả và bán thế chấp. Ngược lại với tiền vay không bảo đảm, nó chỉ được bảo đảm bằng lời hứa chi trả b ằng giấy hứa trả nợ. Xem : Asset- Based Lendir. ,Finacing Statement, Security Agreement, Side Collateral. SECURITIES ANALYST: Nhà phân tích chứng khoán. Cá nhân thường do công ty môi giới, ngân hàng hay tổ chức đầu tư thuê mướn, người này thực hiện nghiên cứu đầu tư và khảo sát điều kiện tài chánh của công ty hay một nhóm công ty trong một ngành và khảo sát bối cảnh các thị trường chứng khoán. Nhiều nhà phân tích chuyên về một ngành độc nhất hay một khu vực và đề xuất mua, bán, giữ lại đầu tư trong lãnh vực đó. Trong số các biểu thị tài chánh của công ty, các nhà phân tích theo dõi chặt chẽ doanh số và phát triển lợi nhuận, cơ cấu vốn, khuynh hướng của chứng khoán, tỷ lệ P/E (giá/lợi nhuận), s ố chi trả cổ tức, lợi nhuận từ đầu tư vốn. Nhà phân tích chứng khoán đẩy mạnh việc phổ biến tài chánh công ty bằng các cuộc hội thảo có hỗ trợ thông qua các hiệp hội địa phương. Xem Forcasting, Fundamental Analysis. SECURITIES LOAN: Cho vay chứng khoán. 1. Broker cho một người khác vay chứng khoán thường là để trang trải ( bảo kê ) bán khống (short sale - bán chứng khoán vay mượn) của khách hàng. Broker cho vay được bảo đảm bằng tiền thu được do việc bán chứng khoán đ ó. 2. Theo ý nghĩa tổng quát, tiền cho vay được thế chấp bằng số chứng khoán có tính thị trường (dễ mua bán) số vay này bao gồm số tiền khách hàng vay của Broker- Dealers để mua hay giữ chứng khoán. Số tiền vay phải theo luật lệ của nhà nước về tài khoản Margin (tài khoản vay tiền để mua chứng khoán), cũng như số tiền cho vay của ngân hàng và của người cho vay khác phải theo luật nhà nước. Số tiền do ngân hàng cho Brokers vay để bảo kê v ị trí khách hàng cũng được thế chấp bằng chứng khoán nhưng số tiền vay như thế được gọi là tiền vay của Broker hay tiền vay theo lệnh gọi (call loans). Xem : Hypothecation, SECURITlZATION: Trái phiếu hoá (chuyển ra trái phiếu). Chuyển đổi tiền cho vay ngân hàng và tài sản khác ra trái phiếu dễ mua bán để bán cho nhà đầu tư. Tổ chức tồn trữ ký thác hay nhà đầu tư ngoài ngân hàng có thể mua loại trái phiếu này. ở mức độ rộng hơn, tài trợ cho công ty bằng gi ấy nợ có lãi suất thả nổi và chứng từ nợ thương mại Châu Âu thay thế tiền vay của ngân hàng như là phương tiện cho vay, là một hình thức trái phiếu hóa. Bằng cách hàng phiếu hoá tiền cho vay ngân hàng và tài khoản thu tín dụng, tổ chức tài chánh thay thế tài sản ngân hàng trong bảng cân đối tài khoản nếu hội đủ một số điều kiện nào đó - làm tăng tỷ lệ vốn và lập ra tiền cho vay mới bằng số ti ền thu được do bán trái phiếu cho nhà đầu tư. Tiến trình này nối kết có hiệu quả thị trường tín dụng (thị trường thế chấp trong đó người cho vay lập ra tiền cho vay mới) và thị trường vốn bởi vì tài khoản thu của ngân hàng gom lại thành trái phiếu được bảo đảm bằng tập hợp các thế chấp, tiền vay mua ô tô, tài khoản thu của thẻ tín dụng, cho thuê, và các loại nợ tín dụng khác khi ngân hàng mong nhà đầu tư v ới tư cách người giữ nợ sau cùng thì ngân hàng có khuynh hướng nghiêng về hoạt động với tư cách người bán tài sản hơn hơn là người cho vay theo danh mục đầu tư (nghĩa là tất cả tiền cho vay của họ đều nằm trong danh mục đầu tư của riêng họ). Trái phiếu hoá (chứng khoán hoá) cũng định nghĩa lại ý nghĩa chất lượng tài sản về phương diện ngân hàng, tiêu chuẩn bảo kê tiền vay vì người cho vay s ẽ xem chất lượng tiền cho vay trong ý nghĩa khả năng dễ mua bán của nó trong thị trường vốn chứ không phải theo khả năng có thể chi trả lại của người vay. Với mục đích báo cáo theo luật định, tiền cho vay được chuyển sang một loại trái phiếu và được bán như trái phiếu có tài sản bảo đảm thì có đủ tiêu chuẩn để xem đó là thương vụ bán tài sản. Người bán không còn chịu rủi ro thua lỗ t ừ số tài sản đã chuyển đổi và không phải chịu trách nhiệm với người mua vì người vay bị vỡ nợ hay có sự thay đổi trị giá thị trường của trái phiếu đã bán. Sự chuyển đổi tài sản trong đó người mua có nguồn hỗ trợ (recourse) dựa vào tổ chức bên bán thì được xem là số vay mượn hay tài trợ được tài sản bảo đảm. SECURITY: Bảo đảm thế chấp - Chứng khoán (c ổ phần thường, ưu đãi, trái phiếu). Tài Chánh : vật thế chấp do người nợ giao cho người cho vay để đảm bảo số nợ, nó được gọi là thế chấp bảo đảm Collateral Security. Thí dụ, vật bảo đảm cho số tiền vay có thế chấp là bất động sản đang được mua bằng số tiền vay. Nếu không trả được nợ, người cho vay có thể giữ bất động sả n bảo đảm đó và bán đi. Cá nhân bảo đảm (personal security) ám chỉ một người hay một công ty bảo đảm cho số nợ cam kết đầu tiên của một người khác. Đầu tư : công cụ cho biết có một vị thế sở hữu trong công ty (chứng khoán ), một chủ nợ có liên hệ với một công ty hay một bộ phận nhà nước (trái phiếu ), hay có quyền về sở hữu trong các công cụ tiêu biểu bằng hợp đồ ng option, quyền đăng ký mua, chứng chỉ đặc quyền đăng ký mua. SECURITY AGREEMENT: Thoả thuận về sự an toàn. Chứng từ cho người cho vay có một quyền lợi an toàn trên số tài sản được thế chấp. Thoả thuận này do người vay ký, nó cho biết đầy đủ chi tiết về tài sản thế chấp và địa điểm để người cho vay có thể nhận diện nó và người vay ký chuyển nhượng cho người cho vay quyền được bán hay phát mãi tài s ản thế chấp nếu người vay không thể trả nợ. Thoả thuận an toàn có thể bao gồm giao kèo cho vay để điều hành việc ứng trước ngân quỹ và có một thời biểu chi trả lại vốn và lãi hoặc yêu cầu người vay phải bảo hiểm tài sản thế chấp. Thỏa thuận an toàn có thể bao gồm quyền giữ thế chấp nhưng không sở hữu đối với tài sản vô hình như kho ản thu của tài khoản hay quyền giữ thế chấp có quyền sở hữu (possessory lien ) trong đó người cho vay giữ tài sản thế chấp thí dụ như chứng chỉ chứng khoán cho đến khi tiền cho vay được trả đầy đủ. Trong vài loại tiền vay, thoả thuận an toàn cũng là hồ sơ tài trợ để nạp cho cơ quan có thẩm quyền nếu như có chữ ký của hai bên, người vay và người cho vay. SECURITY INTEREST: Quyền lợ i an toàn. Quyền đòi chi trả đối với tài sản được người vay thế chấp để bảo đảm cho số chi trả món nợ. Quyền lợi của người cho vay được gọi là quyền giữ thế chấp, nó gắn liền với tài sản của người vay và bao gồm 2 quyền : quyền tịch biên và quyền ưu tiên hàng đầu. Người cho vay đệ trình hồ sơ tài trợ, thường giống như chứng t ừ thoả thuận an toàn sẽ được cơ quan thẩm quyền thông báo cho các chủ nợ khác biết. Tiến trình này được gọi là hoàn thiện quyền giữ thế chấp, thông thường được thực hiện trong loại tiền vay thương mại có quyền giữ thế chấp nghĩa là có quyền hợp lệ hơn các chủ nợ khác và hơn bên thứ ba. Xem Perfected Lien . SECURITY MARKET LINE: Giới tuyến an toàn thị trường. Mối liên hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận theo quy định trong đầu tư và các rủi ro thông thường của chứng khoán cùng loại (systematic risk trong đầu tư đó. SECURITY RATINGS: Đánh giá chứng khoán. Ước tính về rủi ro tín dụng và đầu tư của việc phát hành chứng khoán do các cơ quan ước tính thương mại thực hiện. SEED MONEY : Tiền gốc. Số đóng góp đầu tiên của nhà tư bản mạo hiểm vào số tài chánh hay vốn theo yêu cầu để bắt đầu kinh doanh (start -up business). Số tiền này thường dưới hình thức vay nhưng thường được xem là không quan trọng hay dưới hình thức đầu tư bằng trái phiếu khả hoán hay chứng khoán ưu đãi. Số tiền gốc làm căn bản cho việc tư bản hoá thêm (đầu tư thêm vốn) nhằm đi ều chỉnh sự phát triển được ăn khớp. Xem : Mezzanine Level, SEEK A MARKET: Tìm kiếm thị trường. Tìm người mua (nếu là người bán) hay tìm người bán chứng khoán (nếu là người mua). SEGMENTATION: Sự phân thành từng mảng. Phân chia tập hợp thế chấp thành các nhóm có lãi suất và các đặc tính chi trả giống nhau như cam kết nợ có thế chấp được bảo đảm, tiền cho vay của ngân hàng được trái phiếu hoá hay tài sản ngân hàng được chuyển thành trái phiếu dễ mua bán để bán trên thị trường cấp hai. Điều này làm nâng cao trị giá trái phiếu đối với nhà đầu tư khi trái phiếu được bán để nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn hơn loại chứng chỉ qua trung gian bảo đảm bằng thế chấp SELLING, GENERAL, AND ADMINISTRATIVE (SG&A) EXPENSES: Chi phí bán, tổng quát và quản lý. Nhóm chi phí báo cáo trong bản báo cáo lời lỗ của công ty giữa giá phí hàng bán (cost of goods sold) và khấu trừ lợi tức (income deduction). Chi phí này bao gồm các mục như : lương và hoa hồng cho nhân viên bán hàng, quả ng cáo và cổ động, du lịch và giải trí, lương và chi phí khối văn phòng, lương ban điều hành . Chi phí SG&A không bao gồm các mục như tiền lãi hay khấu trừ dần tài sản vô hình, những phần này được liệt kê trong phần khấu trừ lợi tức. Xem Operating Profit (or Loss). SELLING GROUP: Nhóm bán. Nhóm người mua bán (dealers) do viên chức quản lý (giám đốc) nhóm bao tiêu chỉ định, hoạt động như một bộ phận hay nhân viên làm việc cho các nhà bao tiêu khác để bán chứng khoán mới phát hành hay phát hành lần thứ hai ra công chúng. Nhóm bán thông thường bao gồ m các thành viên của nhóm bao tiêu nhưng khác nhau về tầm vóc số người và mức độ phát hành, đôi khi nhóm bán bao gồm hàng trăm Dealers . Nhóm bán làm việc theo chỉ đạo của thoả thuận nhóm bán còn gọi là thoả thuận của Dealer được chọn lựa (selected dealer agreement. Thoả thuận công bố các mục và mối quan hệ, thiết lập hoa hồng thường gọi là hoa hồng cho nhóm bán - selling concession - giảm giá bán cho nhóm bán và thời hạn hoạt động của nhóm, thường là 30 ngày. Nhóm bán có thể hay không thể bị buộc ph ải mua cổ phần không bán được. SELLING OFF: Bán tống bán tháo. Bán chứng khoán hay hàng hoá vì áp lực phải tránh giá càng giảm xuống nữa. Nhà phân tích kỹ thuật gọi đó là sell-off bán tống bán tháo . Xem Dumping. SELLING ON THE GOOD NEWS: Bán theo thời điểm có tin tốt. Bán chứng khoán ngay sau khi có thông báo tin tức lạc quan về việc phát triển. Hầu hết các nhà đầu tư vui mừng vì có tin sản phẩm mới được thành công hay có lợi nhuận cao, họ sẽ mua chứng khoán vì nghĩ rằng nó sẽ lên cao hơn, do đó làm cho giá chứng khoán tăng. Một vài người nào đ ó bán chứng khoán theo thời điểm có tin tốt tin tưởng rằng chứng khoán sẽ lên đến giá tột đỉnh khi người ta được khích lệ vì kinh tế phát triển nên sẵn sàng mua chứng khoán. Do đó, tốt hơn hết là bán ngay vào thời điểm này hơn là chờ có thêm tin tốt hay giữ chứng khoán, vì có thể thông báo kế tiếp sẽ là thông báo đầy thất vọng. So sánh với Buying On The Bad News (mua theo thời điểm có tin xấu). SELLING SHORT: Bán khống. Bán hợp đồng futures chứng khoán hay hàng hoá mà bản thân người bán không có chứng khoán, hàng hoá. Kỹ thuật này dùng để: 1. Kiếm lợi nhuận khi đoán giá sẽ hạ. 2. Bảo vệ lợi nhuận trong vị thế mua xem (Selling Short Against The Box). Nhà đầu tư mượn chứng chỉ chứng khoán để giao vào thời điểm bán khống. Nếu sau đó người bán có thể mua loại chứng khoán đó với giá thấp hơn thì người bán được lợi nhuận, tuy nhiên nếu giá tăng người bán sẽ lỗ. Hàng hoá được bán khống có nghĩa là người bán hứa sẽ giao hàng hoá theo giá đã ấn định vào một thời điểm trong tương lai. Hầu hết hàng hoá bán khống đều có bảo kê trước khi giao. Thí dụ về việc bán khống chứng khoán: Nhà đầu tư tiên đoán giá cổ phần công ty XYZ sẽ giảm, ông ta chỉ thị cho broker của ông ta bán khống 100 cổ phần XYZ khi đang có giá $50/cổ phần. Sau đó broker cho nhà đầu tư vay 100 cổ phần XYZ bằng số chứ ng khoán tồn kho của riêng ông ta hoặc cổ phần trong tài khoản Margin của chủ hàng khác hoặc cổ phần mượn của broker khác. Các cổ phần này dùng để thanh lý với broker mua trong vòng 5 ngày của giao dịch bán khống, và tiền thu được sẽ đảm bảo cho số tiền vay. Bây giờ nhà đầu tư ở vào vị thế gọi là vị thế bán (short position) nghĩa là nhà đầu tư vẫn không sở hữu 100 cổ phần XYZ và lúc nào đó phải mua cổ phầ n trả lại cho broker đã cho mượn. Nếu giá thị trường cổ phần XYZ rớt xuống còn $40/cổ phần, nhà đầu tư có thể mua 100 cổ phần với giá $4.000 trả lại cho broker đã cho mượn như thế đã trang trải được việc bán và được lợi nhuận $1.000 hay $10/cổ phần. ở Hoa Kỳ, luật T của Federal Reserve Board quy định luật lệ về việc bán khống. Xem : Lending at a Rate, Short Sale Rule. SELLING SHORT AGAINST THE BOX: Bán khống dựa trên hộp an toàn. Bán kh ống ,chứng khoán mà người bán thực sự có chứng khoán nhưng được giữ trong hầm an toàn (safe keeping) gọi là Box trong hầm của Phố Wall . SETTLEMENT DATE: Thời điểm thanh lý. Thời điểm lệnh thực hiện phải được thanh lý hoặc là người mua chi trả chứng khoán bằng tiền mặt, hoặc là người bán giao chứng khoán và nhận tiền bán chứng khoán này. Trong cách cung ứng thông thường chứng khoán và trái phiếu, thời điểm thanh lý là 5 ngày hành chánh sau khi việc mua bán đã được thực hiện . Đối với hợp đồng option có liệt kê và chứng khoán nhà nước, việc thanh lý được quy định là ngày hành chánh kế tiếp. Xem : Seller's Option . SETTLEMENT OPTION : Lựa chọn thanh lý. 1. Thị trường hối đoái: hợp đồng trong đó người bán có lựa chọn để thanh lý một hợp đồng tương lai (forward contract vào bất cứ thời đ iểm nào trong một khoảng thời gian ấn định . 2. Chứng khoán, trái phiếu : sự lựa chọn của người bán nhằm cung cấp trái phiếu, chứng khoán vào bất cứ lúc nào từ 5 ngày sau thời điểm giao dịch (theo cách thanh lý thông thường của công ty đến trễ nhất là 60 ngày sau thời điểm giao dịch . SETTLEMENT PRICE: Giá thanh toán. Trong hợp đồng futures, con số được xác định bằng khung giá kết thúc và được dùng để tính lời, lỗ mua bán . Giá thanh toán dùng để xác định lờ i lỗ lệnh gọi margin (lệnh yêu cầu đóng thêm tiền vào tài khoản vay tiền để mua chứng khoán, giá hoá đơn hàng hoá cung ứng. Ngoài ra, đây là giá một công cụ tài chánh làm cơ sở cho hợp đồng option khi hợp đồng được thi hành giá điểm, giá thực thi. SETTLOR : Người tặng, uỷ thác. Người lập ra uỷ thác giữa những người còn sống (Inter Vivos Trust) khác với uỷ thác theo di chúc (testamentary Trust - uỷ thác chỉ có hiệu lực khi người uỷ thác mất). Người biếu t ặng (người uỷ thác) còn được gọi là Donor, G rantor, SEVERALLY BUT NOT JOINTLY: Riêng rẽ, không liên đới, phần nào ra phần đó. Hình thức thoả thuận dùng để thiết lập trách nhiệm về việc bán một phần chứng khoán được bao tiêu . Thàn h viên nhóm bao tiêu đồng ý mua một phần chứng khoán phát hành (riêng ra) nhưng không đồng ý chịu trách nhiệm pháp lý chung (jointly) đối với các cổ phần không được các thành viên khác của nhóm bao tiêu bán. Một hình thức ít thông dụng hơn về thoả thuận bao tiêu được gọi là thoả hiệ p riêng rẽ và chịu trách nhiệm chung, thành viên nhóm bao tiêu không những đồng ý bán số cổ phần đã phân bổ, cho họ mà còn chịu trách nhiệm về số cổ phần không được số thành viên còn lại bán . chấp đầu tiên. SECONDARY OFFERING: Cung ứng cấp hai. Xem Secondary Distribution. SECONDARY RESERVES: S dự trữ cấp hai( thứ yếu). Tài s n đầu tư trong. b ằng giấy hứa trả nợ. Xem : Asset- Based Lendir. ,Finacing Statement, Security Agreement, Side Collateral. SECURITIES ANALYST: Nhà phân tích chứng khoán.

Ngày đăng: 26/01/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN