thực trạng tuân thủ sử dụng dụng cụ xịt hít trên người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng tuân thủ sử dụng dụng cụ xịt hít trên người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đãnhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo,các đồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An , gia đình và bạnbè Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành.

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trânthành tới: là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốtthời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, cácphòng ban và các thầy cô giáo đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báuvà tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, cácđồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An đã tận tình giúp đỡ vàtạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp,bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 10 những người đã giành cho tôitình cảm và nguồn động viên khích lệ.

Nam Định, ngày thángnăm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOANTên tôi là:

Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 10, chuyên ngành Nội ngườilớn, trường

Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sựhướng dẫn củ Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưacông bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu được trích dẫn nhằmphục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từnhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmvề nội dung chuyên đề của mình không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền,tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Nam Định, ngày thángnăm 2023

Học viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

CHƯƠNG II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 13

2.1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An 13

2.2 Thực trạng sử dụng bình xịt, hít của người bệnh 13

3.2 Kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít xịt trên bệnh nhân hen 17

3.3 Đánh giá mức độ tuân thủ sử dụng thuốc 19

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTHPQ: Hen phế quản

PEF: Lưu lượng đỉnh

FEV1: Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầutiên (Forced Expiratory Volume after 1s )

MDI: Bình xịt định liều(Metered Dose inhaler )

DPI: Bình hít bột khô( Dry Powder Inhaler )

WHO: Tổ chức y tế thế giới(World Health Organization )

GINA: Global Initiative for Asthma

ICS: Inhaled corticosteroid ( corticoid dạng hít)

LABA: Long acting beta 2 Agonist ( thuốc đồng vận beta giao cảm tác dụngkéo dài)

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 15

Bảng 3.2 Mức độ bệnh ( dựa vào hồ sơ quản lý của bệnh nhân ) 16

Bảng 3.3 Một số đặc điểm về thuốc bệnh nhân sử dụng 17

Bảng 3.4 Tỷ lệ các bước bệnh nhân có thực hiện khi sử dụng MDI 17

Bảng 3.5 Đánh giá kĩ thuật sử dụng MDI 18

Bảng 3.6 Tỷ lệ các bước bệnh nhân có thực hiện khi sử dụng DPI 18

Bảng 3.7 Đánh giá kĩ thuật sử dụng DPI 19

Bảng 3.8 Bảng kiểm Morisky 19

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý viêm đường thở mãn tính, hen có liênquan tới một phản ứng phức tạp gây tắc nghẽn đường thở, tăng phản ứng phếquản và tạo ra các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiềulần thường xảy ra ban đêm và sáng sớm có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùngthuốc.

HPQ là bệnh lý toàn cầu và tác động trên tất cả các nhóm tuổi Trước đâyhen có tỷ lệ mắc cao ở các nước đã phát triển nhưng hiện nay sự khác biệt dịch tễnày đang thu hẹp lại và cho ra một hình ảnh dịch tễ gia tăng ở các nước thu nhậpthấp, trung bình và không thay đổi ở các nước thu nhập cao Trên toàn cầukhoảng 300 triệu người mắc bệnh HPQ ( tỷ lệ khoảng trên 4% ) với 250000trường hợp tử vong hàng năm mà hầu hết trong số họ có thể phòng bệnh được.Mặc dù tỷ lệ tử vong không hoàn toàn tương quan với tỷ lệ mắc nhưng vẫn cao,nhất là ở các nước nơi mà điều kiện tiếp cận thuốc điều trị thích hợp còn thiếu,đặc biệt thuốc kiểm soát Tác động trên sức khỏe cộng đồng của hen được xếphàng thứ 22, tương đương với bệnh mạn tính khác như đái tháo đường vàAlzheimer Theo WHO ước tính năm 2025 số người mắc HPQ tăng thêm 100triệu [12].

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tình hình mắc hen ở trong nước còn rấthạn chế Năm 2012 một công bố tinh hình hen người lớn điều tra cắt ngang ởnước ta cho thấy tỷ lệ mắc hen ở người lớn là 4.1% cao nhất ở nhóm tuổi trên 80(11,9%) và thấp nhất nhóm tuổi 21- 30 (1,5%) điều đáng lưu ý là có khoảng trênhai phần ba chưa được điều trị kiểm soát bệnh Trong đó độ lưu hành hen caonhất ở Nghệ An (7,65%)[8].

Các tiến bộ khoa học kĩ thuật và thành tựu y học trong những năm qua đã giúpcải thiện đáng kể chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh Tuy nhiên với sự gia tăng liêntục số lượng người mắc, HPQ vẫn là một gánh nặng kinh tế đối với nhiều nước trên thếgiới trong đó có Việt Nam Đó là gánh nặng từ chi phí điều

Trang 7

trị ( viện phí, thuốc, các xét nghiệm chẩn đoán ) và các tổn thất gián tiếp ( nghỉ học,nghỉ việc, hạn chế sinh hoạt, mất việc, nghỉ hưu sớm, tàn phế, tử vong… ).

HPQ hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được phát hiện sớm và điều trịđúng phác đồ Trong đó sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đóng một vai trò quantrọng Ngoài việc dùng thuốc điều trị hen đúng cách, thực hiện tốt biện phápphòng ngừa và xử lý cơn hen cấp thì việc sử dụng dụng cụ hít, xịt đúng kĩ thuật làbiện pháp kiểm soát hen hiệu quả Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân có kỹ thuậtkhông đúng hoặc không biết rằng mình có vấn đề trong sử dụng dụng cụ xịt, hít.Điều này góp phần làm kiểm soát triệu chứng kém và tăng số đợt kịch phát.Trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện do cơnkịch phát hen tăng cao tại phòng khám nội dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh việnHữu Nghị đa khoa Nghệ An Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “ Thực trạng tuân thủ sử dụng dụng cụ xịt hít trên bệnh nhânhen phế quản tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An” với các mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng tuân thủ sử dụng dụng cụ xịt, hít trên bệnh nhân hen phếquản được quản lý tại phòng khám nội dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh việnHữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.

2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tuân thủ sử dụng dụng cụ xịt, hít của bệnh nhân hen phế quản tại đây.

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về hen phế quản1.1.1.1 Định nghĩa hen phế quản

Hen phế quản là một bệnh lý không đồng nhất, thường đặc trưng bởi viêmđường hô hấp mạn tính Hen được xác định bởi tiền sử các triệu chứng hô hấp nhưkhò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và vềcường độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra dao động [1].

1.1.1.2 Phân loại hen phế quản

Phân loại theo căn nguyên: Phân loại theo nguyên nhân dựa trên các tác nhângây nhạy cảm có trong môi trường Hen ngoại lai hay hen dị ứng: bệnh thường khởiphát từ tuổi trẻ <30 tuổi, hay gặp ở trẻ em có cơ địa dị ứng bản thân và gia đình, yếutố gây triệu chứng là các dị nguyên, test da với dị nguyên dương tính Hen nội sinhhay hen không dị ứng bệnh khởi phát muộn (trên 30 tuổi), gặp nhiều ở nữ, hay kempolyp mũi, viêm xoang, không có cơ địa dị ứng bản thân hay gia đình, test da với dịnguyên âm tính Hen vận động: thường ở trẻ em, các triệu chứng xuất hiện ngay sauvận động Hen nghề nghiệp: bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm trong nghề nghiệp( hóa chất, bụi ) Triệu chứng khó thở xuất hiện sau khi làm việc vài phút hoặc vàigiờ và cải thiện ngay khi rời công việc Hen và nấm Aspergillus phổi phế quản dịứng: thường gặp ở bệnh nhân hen nặng Hen mẫn cảm với khí lạnh và khô: các triệuchứng xuất hiện khi hít phải khí lạnh và khô Bệnh nhân không có cơ địa dị ứng.

Phân loại theo kiểu hình: Sự không đồng nhất giữa biểu hiện bệnh và đáp ứngđiều trị đã tạo nên các kiểu hình hen phế quản Kiểu hình là kết quả của tương tácgiữa yếu tố di truyền của bệnh nhân và yếu tố môi trường.

- Kiểu hình theo dấu hiệu lâm sàng: Hen mẫn cảm aspirin, Hen kết hợp trào

Trang 9

ngược dạ dày thực quản, hen kháng corticosteroid, hen khởi phát muộn, hen và béo phì, hen và thiếu vitamin D.

- Hen và một số thói quen sinh hoạt (hút thuốc , tâm thần, không tuân thủđiều trị): kiểu hình theo các dấu hiệu viêm, hen phế quản tăng bạch cầu ái toantrong đờm và máu, hen phế quản không tăng bạch cầu ái toan trong đờm và máu,hen kết hợp với tăng các cytokine Th2, hen tăng FeNO

Phân loại theo mức độ kiểm soát bệnh: Mục tiêu điều trị hen phế quản gồmđạt duy trì kiểm soát trong thời gian dài với an toàn điều trị, ít tác dụng khôngmong muốn của thuốc và chi phí điều trị thấp Đánh giá kiểm soát HPQ nên dựavào biểu hiện lâm sàng và khả năng kiểm soát nguy cơ diễn biến xấu Biểu hiệnlâm sàng bao gồm các triệu chứng, triệu chứng về đêm, nhu cầu sử dụng thuốccắt cơn, hạn chế hoạt động thể lực, giảm chức năng phổi Kiểm soát nguy cơ diễnbiến xấu bao gồm số lần cơn cấp, giảm chức năng phổi, tác dụng không mongmuốn của thuốc.

Phân loại theo mức độ bệnh.

Bảng 1.1: Mức độ bệnh được phân thành 4 nhóm theo bảng sau.

HPQ bậc l ( hen ngắt <= 1 lần / Ngắn <= 2 lần / PEF, FEV1

động của PEFvà FEV1 <20%

HPQ bậc II ( hen dai > 1 lần / Có thể > 2 lần / PEF, FEV1

Trang 10

dẳng nhẹ ) tuần hưởng tháng động của PEF

lực vàgiấc ngủ

HPQ bậc III ( hen dai Hằng Sử dụng > 1 lần / PEF, FEV1dẳng trung bình ) ngày thuốc beta tuần 60-80% Giao

agonis hít động của PEF

>30%HPQ bậc IV ( hen dai Hàng Thường Thường PEF, FEV1

1.1.1.3 Triệu chứng của hen phế quản [2]a) Triệu chứng lâm sàng

- Khó thở, khò khè, thở rít, đặc biệt thì thở ra;

- Thời điểm xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích

Trang 11

thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi);

- Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực,nghe phổi có ran rít, ran ngáy;

- Tiền sử bản thân: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, …- Tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản và/ hoặc các bệnh dị ứng;- Cần lưu ý loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng giống hen phế quản nhưbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản, viêm phế quản co thắt ;

- Khẳng định chẩn đoán nếu thấy cơn hen phế quản với các dấu hiệu đặc trưng:Tiền triệu: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ ; cơn khó thở: lúc bắt đầukhó thở chậm, ở thì thở ra, có tiếng cò cứ người khác cũng nghe được, khó thở tăngdần, sau có thể khó thở nhiều, vã mồ hôi, nói từng từ hoặc ngắt quãng Cơn khó thởkéo dài 5- 15 phút, có khi hàng giờ, hàng ngày Cơn khó thở giảm dần và kết thúcvới ho và khạc đờm Đờm thường trong, quánh, dính Khám trong cơn hen thấy córan rít, ran ngáy lan toả 2 phổi.

b) Cận lâm sàng

Đo chức năng thông khí phổi: Khi đo với hô hấp ký ngoài cơn kết quả chức năngthông khí (CNTK) phổi bình thường Trường hợp đo trong cơn: rối loạn thông khí(RLTK) tắc nghẽn phục hồi hoàn toàn với thuốc giãn phế quản: chỉ số FEV1/FVC ≥75% sau hít 400¦g salbutamol Sự biến đổi thông khí đo bằng lưu lượng đỉnh kế: lưulượng đỉnh (LLĐ) tăng >15% sau 30 phút hít 400¦g salbutamol LLĐ biến thiên hơn20% giữa lần đo buổi sáng và chiều cách nhau 12 giờ ở người bệnh dùng thuốc giãn phếquản (hoặc hơn 10% khi không dùng thuốc giãn phế quản), hoặc LLĐ giảm hơn 15%sau 6 phút đi bộ hoặc gắng sức.

1.1.1.4 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của hen phế quản.

Trang 12

Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân phát sinh chính xác của bệnh Hen phếquản Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và yếutố môi trường gây ra bệnh:

Yếu tố di truyền: 50% - 60% liên quan đến yếu tố này Theo một số nghiêncứu bố hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ con mắc bệnh hen 25% và nếu bố và mẹ đềubị HPQ thì tỷ lệ tăng gấp đôi.

Yếu tố môi trường: Dị nguyên trong nhà do mạt bụi nhà hay gặp nhiều nhất,nấm mốc, lông thú (chó, mèo…) Dị nguyên ngoài nhà như bụi đường phố, phấnhoa, hương khói hóa chất, ô nhiễm môi trường Nhiễm khuẩn đường hô hấp(Virus, vi khuẩn…) Nghề nghiệp: May, sơn, hóa chất Thức ăn: Trứng, hải sảnvà phụ gia thực phẩm Thuốc: Aspirin Khói thuốc lá

Cơ địa dị ứng: có thể thấy ở 75% bệnh nhân Hen phế quản Cơ địa dị ứng là yếu tốnguy cơ mạnh nhất trong bệnh Hen phế quản Béo phì, suy dinh dưỡng, sanh non Cácyếu tố khác: Nội tiết, Stress, gắng sức, thay đổi thời tiết …

1.1.1.5 Nguy cơ và hậu quả do hen phế quản.

Gánh nặng hen phế quản mang lại không chỉ đối với bản thân người bệnh màcòn ảnh hưởng tới kinh tế hạnh phúc gia đình và gánh nặng chung cho toàn xã hội.Đối với người bệnh nó gây ảnh hưởng tới học tập, lao đông và công tác, ảnh hưởngtới chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, kinh tế nhiều trường hợp còn gây tửvong hoặc tàn tật Đối với gia đình nó tác động xấu đến tâm lý gia đình, kinh tế cũngnhư hạnh phúc Đối với xã hội: thiệt hại do hen gây ra bao gồm chi phí trực tiếp nhưkhám bệnh chữa bệnh, thuốc men và gián tiếp như nghỉ học nghỉ làm, giảm năngsuất lao động, giảm chất lượng cuộc sống.

1.1.1.6 Điều trị dự phòng và kiểm soát hen.

Mục tiêu của kiểm soát hen phế quản, theo GINA 2023 xác định: Kiểm soát tốttriệu chứng và duy trì hoạt động mức độ bình thường; giảm thiểu các nguy cơ tửvong liên quan đến hen, đợt kích phát, giới hạn luồng khí thở dai

Trang 13

dẳng và tác dụng phụ của thuốc; điều trị kiểm soát hen phế quản Điều trị dựphòng và điều trị cắt cơn trong đó điều trị dự phòng là chủ yếu, theo quan điểmcủa GINA là ổn định và lâu dài, ngăn ngừa cơn hen phế quản bằng cách phát hiệnvà điều trị sớm.

Điều trị hen phế quản thể nhẹ và và vừa ở cộng đồng, thể nặng và nguy kịchđiều trị tại bệnh viện.Các thuốc điều trị hàng ngày là thuốc dự phòng kiểm soáthen thông qua tác dụng kháng viêm của thuốc Glucocorticoid đường hít là thuốcdự phòng hàng đầu hiện nay.

1.1.2 Tổng quan dụng cụ dạng xịt, hít hỗ trợ điều trị1.1.2.1 Các dạng dụng cụ xịt, hít.

MDI dạng bình xịt định liều: chứa đầy khí và mỗi liều được giải phóng bằngthao tác bấm vào phần trên ống hít Do vậy để thuốc vào phổi cần phải thao tácđộng tác hít và xịt cùng lúc Thông thường chỉ 10-20% thuốc vào phổi còn lạilắng đọng ở hầu họng.

DPI dạng hít bột khô: có nhiều loại ống hít bột khô trên thị trường phổ biến làtubuhaler, accuhaler và handihaler Loại turbuhaler có loại ống hít mà tất cả bột khôđược chứa trong 1 buồng hít, accuhaler thì liều bột được đóng gói riêng lẻ theo từng liềuvà cũng được bỏ trong dụng cụ hít, còn handihaler không chứa thuốc mà đóng gói theotừng liều dạng viên để ở ngoài khi dùng bệnh nhân phải bỏ thuốc vào dụng cụ hít Ưuđiểm của dụng cụ này là không cần phối hợp bấm và hít thuốc, tuy nhiên vì thuốc đượcđưa ra phụ thuộc lực hít của bệnh nhân nên một số bệnh nhân không hít được thuốc hayhít thuốc không đúng kĩ thuật.

1.1.2.2 Vai trò của thuốc xịt hít trong điều trị, kiểm soát hen phế quản:

Hen phế quản là một bệnh mạn tính phải điều trị lâu dài nên các thuốc xịt, hítđược khuyên sử dụng nhiều hơn loại thuốc uống hay tiêm do có hiệu quả cao và ít tácdụng phụ Thuốc hít, xịt tác dụng trực tiếp lên niêm niêm mạc đường thở nên chỉ cầnliều thấp nhưng mang lại hiệu quả cao Ngoài ra thuốc

Trang 14

xịt, hít còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị kiểm soát hen ở bệnh nhânngoại trú vì tính thuận tiện gọn nhẹ, ít gây ảnh hưởng toàn thân của dạng thuốcnày.

Trang 15

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình hen phế quản trên thế giới và Việt Nam

Hen phế quản là một bệnh lý toàn cầu và tác động trên tất cả nhóm tuổi.Trên toàn cầu có khoảng 339 triệu người mắc hen trên thế giới, 420.000 người tửvong do hen/ năm tương ứng 1000 người tử vong do hen/ ngày trên thế giới.Đứng thứ 16 trong nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ( GINA 2019) Hen làbệnh hô hấp mạn tính đứng hàng đầu trong mô hình bệnh tật và đang là gánhnặng cho y tế và xã hội Chăm sóc y tế đã được cải thiện nhiều trong những nămgần đây do các tiến bộ về chẩn đoán, thuốc điều trị và các biện pháp điều trịkhông dùng thuốc Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cộng đồng (real-worldpopulation) đều cho thấy còn nhiều yêu cầu điều trị trong bệnh lý này chưa đạtđược Có một nhận định chung rằng tình trạng kiểm soát hen trên phạm vi toàncầu hiện nay thấp hơn nhiều so với các mục tiêu quản lý mà các tài liệu hướngdẫn đặt ra [18] Chỉ một tỷ lệ thấp bệnh nhân sử dụng thuốc kiểm soát, kể cả trênnhóm bệnh nhân hen nặng dai dẳng, với tỷ lệ thay đổi từ 9% ở Nhật tới 26% ởTây Âu [18].

Ở Việt Nam tỷ lệ mắc hen người lớn vào khoảng 5% [11], trong đó đáng lưu ýlà tỷ lệ bệnh nhân chưa được chẩn đoán và điều trị kiểm soát khá cao 29,2

% , tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán hen lâm sàng vẫn đang có các triệu chứng hô hấpchiếm 57,9% Điều này được cho là do không được tiếp cận với các điều trị chuyênkhoa và tỉ lệ hút thuốc lá còn cao [17] Bệnh lấy đi sinh mạng của 3000-4000 người mỗinăm Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý và điều trị ở cộng đồng không nhiều.Theo nghiên cứu của Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự năm 2010 độ lưuhành hen ở người trưởng thành là 4,1%, trong đó nam giới là 4,6% và nữ giới là 3.62%.Độ lưu hành cao nhất ở Nghệ An 7,65% và thấp nhất ở Bình Dương 1,51% Tỷ lệ bệnhnhân hen có dung thuốc dự phòng và theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà lần lượt là 29,1%và 4,5% Chỉ có

Trang 16

1.2.2 Thực trạng tuân thủ sử dụng bình xịt, hít của người hen phế quản.

ICS là nền tảng của điều trị dự phòng hen phế quản Tuy nhiên việc tuân thủ sửdụng ICS còn thấp Tuân thủ ICS khoảng từ 22% đến 63% liên quan đến tuổi tác, trìnhđộ văn hóa, và mức độ bệnh Nhìn chung 24% các đợt kịch phát và 60% ca nhập việnliên quan đến hen phế quản có thể do tuân thủ kém [24].

Theo nghiên cứu của Capanoglu Murat năm 2015 trên 171 bệnh nhi và giađình họ được phỏng vấn, chỉ ra rằng việc kiểm soát hen tốt hơn ở những ngườidung đúng cách và việc đào tạo lặp đi lặp lại góp phần cải thiện kĩ thuật dungthuốc [20].

Theo nghiên cứu của Cakmakli S năm 2023 trên 300 bệnh nhân Hen vàCOPD tại bệnh viện cấp 3 Ankara, Thổ Nhĩ Kì chỉ ra rằng 70,2% bệnh nhân sửdụng thuốc không đúng cách, tỷ lệ sử dụng sai ở người sử dụng MDI cao hơnđáng kể so với DPI [21].

Theo nghiên cứu của O'Conor R năm 2015 ở bệnh nhân trên 60 tuổi tại phòngkhám ngoại trú ở New York chỉ ra rằng 38% tuân thủ thuốc kiểm soát của họ, 53% thểhiện kĩ thuật DPI phù hợp và 38% thể hiện kĩ thuật MDI đúng [22].

Theo nghiên cứu của Asnakew Achaw Ayele và Henok Getachew Tegegnnăm 2017 tại Ethiopia chỉ có 49,4% bệnh nhân được hỏi tuân thủ thuốc hít, 32,3% trong số họ tuân thủ mức trung bình [23]

Theo nghiên cứu của Dương Đức Hòa và Phạm Thị Thúy Vũ năm 2021 tạikhoa Nội tổng hợp – nôi tiết bệnh viện trường đại học Y Dược Huế chỉ có 36,8%người bệnh dùng thuốc dự phòng hàng ngày, tỷ lệ người bệnh hen phế quản kiểmsoát cơn hơn tôt chiếm 27,6 % [14]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành và CS năm 2012 ghi nhận tỷ lệbệnh nhân nói “không biết cách sử dụng” khi được giới thiệu trực quan dụng cụphân phối thuốc hít định liều ở bệnh nhân Hen là 30.3% và bệnh nhân COPD là50.5% [12].

Trang 17

Theo nghiên cứu của Phan Thu Phương và CS năm 2012 trên 96 bệnh nhântại Trung tâm Miễn dịch dị ứng lâm sàng bệnh viện Bạch Mai có kết quả như sau:76,5% bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng thuốc, trong đó chỉ có 38,5% thựchành đúng [9].

Theo nghiên cứu của Thị Huy và CS năm 2020 tại bệnh viện đa khoa tỉnh KiênGiang ghi nhận các yếu tố liên quan đến kiểm soát hen là khám sức khỏe định kỳ, khámkhi có dấu hiệu bất thường, ngừng hút thuốc, tránh thức ăn dị ứng, tránh môi trườngkích thích, dung thuốc đúng giờ, đúng loại, đúng phương

Trang 18

CHƯƠNG II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.

Bệnh viện HNĐK Nghệ An là Bệnh viện trực thuộc tỉnh với nhiệm vụ đượcgiao là Bệnh viện tuyến cuối khu vực Bắc Trung bộ có quy mô rộng lớn vớigiường bệnh được giao 1800 giường; phương tiện, kỹ thuật hiện đại, với đội ngũCBCNV, người lao động đông đảo, tri thức y học vững (1723 người) Đáp ứngđược nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của không chỉ nhân dân trong tỉnhmà cả các tỉnh trong khu vực và nước bạn Lào Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025,Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An sẽ là Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt.

Phòng khám Nội Dị ứng – Hô hấp là phòng khám có trụ sở đặt tại tầng 2,khối nhà chính Bệnh viện HNĐK Nghệ An Phòng khám được thành lập chínhthức năm 2015 Năm 2022 phòng khám chuyển số lượng người bệnh hen phếquản đang quản lý sang phòng khám Nội dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Hiện tạiphòng khám Nội dị ứng – Miễn dịch lâm sàng tiếp nhân quản lý 350 người bệnhHen phế quản.

2.2 Thực trạng sử dụng bình xịt, hít của người bệnh

2.2.1 Phương pháp tiến hành2.2.1.1 Đối tượng

Gồm tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán hen phế quản được quản lý tạiphòng khám Nội dị ứng - miễn dịch lâm sàng bệnh viện HNĐK Nghệ An từtháng 9/2023 đến tháng 11/2023 trên tổng số 70 người bệnh.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng: Các bệnh nhân > 18 tuổi, đã được chẩn đoán xácđịnh hen phế quản, đã tham gia quản lý bệnh trên 1 tháng; bệnh nhân có khả năngnghe đọc hiểu bộ câu hỏi; bệnh nhân đã sử dụng thuốc xịt, hít.

Trang 19

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân mới tham gia quản lý dưới 1 tháng; khôngcó khả năng nghe đọc hiểu bộ câu hỏi; không có thiện chí hợp tác hoặc khôngmuốn tham gia nghiên cứu.

2.2.1.2 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

Bảng kiểm cách sử dụng dụng cụ hít, xịt (phụ lục 2) và bảng kiểm Morisky (phụ lục 3).

Quan sát trực tiếp 03 lần/ bệnh nhân thực hiện sử dụng dụng cụ hít, xịt vàchọn lần thực hiện tốt nhất để đánh giá theo bảng kiểm thực hành sử dụng bảngkiểm hít, xịt (phụ lục 2).

Phỏng vấn người bệnh về tuân thủ sử dụng thuốc bằng bảng kiểm Morisky,với bộ câu hỏi (phụ lục 3).

2.2.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật dùng thuốc xịt, hít trên bệnh nhân henphế quản.

Chấm điểm dựa trên bảng kiểm thực hành kỹ thuật dùng thuốc hít, xịt.Người có tổng điểm càng cao thì thực hành kỹ thuật càng tốt Tổng điểm là 09điểm.

- Mức A : kĩ thuật tối ưu ( 9 điểm tối đa ).- Mức B : kĩ thuật vừa đủ ( 7-8 điểm ).- Mức C : kĩ thuật kém ( 5 -6 điểm ).

- Mức D : không biết sử dụng ( dưới 5 điểm ).

Tiêu chuẩn đánh giá sự tuân thủ sử dụng thuốc: Theo thang điểm Morisky tổng số điểm 8 điểm Số điểm càng cao tuân thủ càng cao.

- Mức A tuân thủ tốt 8 điểm.- Mức B tuân thủ kém 6-7 điểm.- Mức C không tuân thủ 6 điểm.

Trang 20

2.2.2 Kết quả thực trạng tuân thủ sử dụng bình xịt, hít và dùng thuốc

Bảng 3.1 đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuối : 100 % đối tượng nghiên cứu trên 60 tuổi.

Giới tính

Dân tộc

Trình độ học vấn

Tình hình kinh tế

Trang 21

hiện tại

Ông/ bà được chẩn đoán mắc bệnh hen khi nào?

Ông/ bà tham giaguản lý tại phòngkhám khi nào?Ông bà có bệnh kèm theo nào khác không?

3.1.2 Đặc điểm giai đoạn bệnh của bệnh nhân tham gia nghiên cứu :Bảng 3.2 Mức độ bệnh ( dựa vào hồ sơ quản lý của bệnh nhân )

Thông tin Tần số Tỷ lệ %

Trang 22

Bảng 3.3 Một số đặc điểm về thuốc bệnh nhân sử dụng

Dạng thuốc Đặc điểm mẫu nghiên Dụng cụ Số lượng Tỷ lệ %cứu

3.2 Kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít xịt trên bệnh nhân hen :

3.2.1 Tỷ lệ các bước bệnh nhân có thực hiện trong từng bước sử dụng thuốcdạng hít, xịt:

Bảng 3.4 Tỷ lệ các bước bệnh nhân có thực hiện khi sử dụng MDI

Trang 23

Bước 6 ngậm kín ống sau đó dùng ngón trỏ ấn nút để giải 64 96.9phóng thuốc đồng thời hít vào từ từ và sâu

Bước 7 nín thở trong vòng 10s sau đó thở ra nhẹ nhàng qua 62 93.9miệng hoặc mũi

Bước 8 lặp lại từ bước 4-7 nếu cần dùng thêm liều 38 57.5

Bảng 3.6 tỷ lệ các bước bệnh nhân có thực hiện khi sử dụng DPI

Bước 7 ngậm kín ống ngậm sau đó hít vào nhanh và sâu 27 100Bước 8 nín thở trong vòng 10 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng 26 96.3

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan