Sáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lực

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lựcSáng kiến kinh nghiệm môn toán 4 sách kết nối tri thức 2023 theo hướng phát triển năng lực

Trang 1

PHÒNG GIÁÓ DỤC & ĐÀO TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Người thực hiện: Nguyễn Viết Long Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 2 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán

NĂM HỌC: 2022- 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 32.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Giáo dục Tiểu học ở nước ta đang thực hiện đồng bộ những đổi mới mangtính toàn diện, góp phần phổ cập giáo dục có chất lượng Trong những đổi mớivề giáo dục và đào tạo thì đổi mới về phương pháp dạy học có vị trí đặc biệtquan trọng, vì hoạt động dạy học là hoạt động chủ yếu ở trường học, góp phầnđào tạo những con người “ Lao động tự chủ và sáng tạo” có khả năng thích ứngvới những đổi mới diễn ra hàng ngày

Trang 3

Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng.Toán là bộ môn khoa học đòi hỏi sự chính xác cao Đặc biệt người học toán cầncó kĩ năng làm toán thì mới đem lại kết quả cao trong học tập Mặt khác, họcgiỏi toán cũng là công cụ cần thiết để học các môn học khác cũng như nhận thứcthế giới xung quanh và thực tiễn một cách hiệu quả.

Ở Tiểu học, với mỗi khối lớp, môn Toán có một vị trí, yêu cầu nhiệm vụkhác nhau Riêng lớp 4 có một vị trí quan trọng vì chương trình của nó mangtính khái quát, hệ thống và phát triển ở mức độ cao hơn nội dung môn Toán ởcác lớp trước Nó giúp cho học sinh có những cơ sở ban đầu về số học, các số tựnhiên, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học đơn giản giúphọc sinh học tập tiếp trên cá lớp trên, hình thành kĩ năng thực hành tính toán, đolường và giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống.

Vậy đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 4 như thế nào để đạt hiệu quảcao? Và học sinh học toán cảm thấy sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn; làmcho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở nên có hồn Và trên hếtlà giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và nănglực Toán học của các em.

Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng sáng kiến: “

Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển nănglực”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, tôi nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy họcmôn Toán lớp 4 theo hướng dạy học phát triển năng lực cho học sinh từ đó nângcao hiệu quả dạy học các môn học cho học sinh lớp 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Với sáng kiến “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo

hướng phát triển năng lực” tôi tập trung nghiên cứu các nội dung Toán học

trong chương trình Toán lớp 4, cụ thể là các ứng dụng trong môn Toán, các tròchơi, các hình thức dạy học áp dụng công nghệ thông tin theo hướng phát triểnnăng lực để từ đó tìm ra biện pháp rèn luyện cho học sinh cách học một cáchnhanh nhất, hiệu quả nhất.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.- Phương pháp điều tra, khảo sát.- Phương pháp luyện tập, thực hành.- Phương pháp thống kê.

Trang 4

Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà cácphương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Chương trình tổng thể Ban hành theo thông tư 32/2018/TT - BGDĐTngày 26 tháng 12 năm 2018 nêu rõ “ Giáo dục Toán học hình thành và phát triểncho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực Toán họcvới các thành tố cốt lõi: Năng lực tư duy và lập luận Toán học; năng lực mô hìnhhọc toán học; năng lực giao tiếp Toán học; năng lực sử dụng các công cụ vàphương tiện; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinhđược trải nghiệm, áp dụng Toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục Toán họctạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng Toán học, giữa Toán học với các môn họckhác và giữa Toán học với đời sống thực tiễn”.

Thế nào là dạy học phát triển năng lực?

Mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự khác biệt về trình độ, năng lực,nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân Dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợpnhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh thay vì giáodục trang bị kiến như ở mô hình dạy học truyền thống Theo đó, dạy học theohướng phát triển năng lực, mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đaphẩm chất và năng lưc của người học thông qua cách tổ chức các hoạt động họctập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợhợp lý của giáo viên Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộbằng cách chứng minh năng lực của mình Điều đó có nghĩa là người học phảichứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kĩ năng (được gọi lànăng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng,hứng thú, niềm tin, ý chí) trong mỗi môn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độcủa riêng mình

Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng

lực” của học sinh là thời gian học tập Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng cáchchứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mứcđộ làm chủ nắm vững kiến thức và kĩ năng (được gọi là năng lực) trong mộtmôn học cụ thể, cho dù phải trải qua một thời gian

Để phát triển năng lực toán cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh Tiểuhọc nói chung cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học theo định hướng pháttriển năng lực.

Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học?

Trang 5

Phát huy những ưu điểm của của phương pháp dạy học truyền thống vàvận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực,chủ động sáng tạo của người học Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mớiphương pháp dạy học là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động,tự giác, sôi nổi và hào hứng trong từng tiết học.

Đổi mới phương pháp dạy học là để giúp học sinh phát triển năng lực, trítuệ và khả năng sáng tạo của riêng mình Ngoài ra, còn giúp thực hiện nhữngbước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cậnnăng lực của người học Đổi mới phương pháp dạy học giúp người giáo viênquan tâm đến học sinh nhiều hơn và định hướng cho học sinh trở nên dễ dànghơn Đổi mới chính là để hoàn thiện hơn nền giáo dục và đào tạo trong bối cảnhthay đổi mạnh mẽ của xã hội, nó như một phương pháp căn bản và quan trọngnhất như ngày nay.

Trong giờ học toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phương pháp, cáchtổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu của bài học và đối tượng học sinh, ngườigiáo viên cần phải giúp học sinh có phương pháp lĩnh hội tri thức toán học, làmcho học sinh chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức toán học Học sinh cóphương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài thì kết quả học toán cũng sẽcao và hiểu bài sâu hơn Từ đó kích thích tinh thần học tập của học sinh và cácem cảm thấy yêu thích khi học môn Toán.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Đối với giáo viên

Thực tế công tác đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 nói riêngvà phương pháp dạy học toán ở Tiểu học nói chung còn mang tính hình thứcchưa có kế hoạch cụ thể chi tiết, chưa có biện pháp hữu hiệu, công tác kiểm trađánh giá chưa thường xuyên dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao Thực tế ởtrường một số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trongkhi dạy học toán, ngại thay đổi bài giảng nặng nề về thuyết trình, làm mẫu

Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến kĩ năng thực hành, kĩ năng tính toán,suy luận của học sinh Một số giáo viên đã vận dụng đổi mới phương phápnhưng chưa linh hoạt sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.Phương pháp dạy học lạc hậu dẫn đến hiệu quả chất lượng môn Toán nói riêng,chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu, mụctiêu giáo dục đào tạo hiện nay.

2.2.2 Đối với học sinh

Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, rất nhiều các em chưacó

Trang 6

hứng thú học toán, ngại học toán Các em chưa chịu khó, tích cực tư duy, suynghĩ, tìm tòi khám phá trong quá trình học Do điều kiện đời sống gia đình cònnhiều khó khăn nên thời gian các em dành cho học tập rất ít, tài liệu học thêmkhông có đã làm cho chất lượng học tập của các em chưa cao Học sinh còn thụđộng trong học tập, chưa có ý thức tìm tòi, khám phá, khả năng tư duy sáng tạocòn hạn chế.

Hoạt động chính của học sinh là nghe giáo viên giảng và chỉ nắm lượngkiến thức theo kiểu ghi nhớ máy móc, làm bài theo các bước, không thể giảithích được các bước giải hoặc rất nhanh quên nên tư duy sáng tạo còn hạn chế,không có điều kiện để tự bộc lộ mình, môi trường rèn luyện ít.

2.2.3.Thực trạng học Toán của học sinh lớp 4B trường Tiểu họcNguyệt

Ấn 2, huyện Ngọc Lặc

Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảngdạy lớp 4B với sĩ số 20 học sinh Đây là một lớp mà phần lớn các em nhận thứcvề kiến thức toán học còn rất chậm, kĩ năng tính toán chưa nhanh thậm chí chưathành thạo và kĩ năng diễn đạt chưa có Điều đó được thể hiện qua kết quả khảosát sau 2 tuần nhận lớp (ngày 16 tháng 9 năm 2022) như sau:

Từ kết quả thu được, để việc “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán

lớp 4 theo hướng phát triển năng lực” đạt hiệu quả tôi đã mạnh dạn nghiên

cứu và vận dụng phương án dạy học mới vào quá trình dạy học của mình trongnăm học 2022 - 2023.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấnđề.

Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh theo hướng phát triển nănglực tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:

2.3.1 Biện pháp 1: Tạo hứng thú học toán cho học sinh.

Muốn đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được năng lực toán chohọc sinh thì trước hết giáo viên cần tạo được động cơ, hứng thú học tập cho họcsinh.

Trang 7

Hứng thú học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tậpcủa học sinh Học sinh có nhu cầu học tập đúng đắn sẽ kích thích, thúc đẩy tínhtích cức, tự giác chiếm lĩnh kiến thức Đối với học sinh lớp 4 thì hứng thú họctập không phải lúc nào cũng có sẵn Đa số các em đều chưa ý thức được mụcđích của việc học toán vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên phảilà người dẫn dắt hình thành hứng thú cho các các em.

Để tạo ra được hứng thú học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp họcsinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của Toán học trong cuộc sốnghàng ngày Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sáchgiáo khoa Toán lớp 4 Sau đó, giới thiệu về những nội dung trong chương trìnhnhằm kích thích tính tò mò, khám phá của các em Ngoài ra, cho các em xemcác video giới thiệu những ứng dụng của toán học vào thực tiễn cuộc sống đểcác em nhận thức được sự cần thiết phải học tốt môn Toán

Ứng dụng Toán học trong cuộc sống ( Đo chiều cao kim tự tháp )

Ví dụ: Tôi giới thiệu về ứng dụng kì diệu và ý nghĩa của phép tính nhân,chia gắn với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày Hoặc khi giới thiệu vềhình học, tôi hướng dẫn các em tìm những đồ vật có dạng các hình chữ nhật,hình vuông, các hình hộp chữ nhật, hình lập phương… mà các em nhìn thấy vàđã sử dụng chúng Hoạt động này giúp các em nhận ra toán học rất gần gũi vàgắn liền với cuộc sống Tôi giới thiệu thêm: Ở lớp dưới, ta đã nhận diện và gọiđược tên các hình, đồ vật đó Chương trình toán lớp 4 sẽ giúp các em khám pháthêm những đặc điểm thú vị của chúng như cách tính diện tích hình tam giác,hình bình hành, hình thoi… Những đặc điểm thú vị đang chờ các em khám phá.

Trang 8

Qua lời giới thiệu đó, tôi thấy sự tò mò, hào hứng thể hiện trong ánh mắt và tháiđộ của các em

Việc tạo động cơ học toán cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà liêntục

trong mỗi tiết học toán, tôi còn thiết kế thêm một số bài tập tình huống liên quanđến thực tế.

Ví dụ: khi học bài “ Giới thiệu tỉ số” ở phần khởi động thay vì cho họcsinh hát hay chơi một trò chơi vận động thì tôi tạo động cơ học tập bằng mộttình huống thực tế về số học sinh nam và nữ của lớp, hoặc số học sinh nam, nữvói số học sinh cả lớp Tôi đưa ra bài toán thực tế “Trên bãi có 6 con bò và 8 contrâu Hãy tìm tỉ số của số con bò với số con trâu” và ngược lại Sau đó tôi dẫndắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: Thế nào là tỉ số ? Để hiểu hơn vềtỉ số và những ứng dụng về tỉ số trong thực tế thầy cùng các em cùng tìm hiểubài “ Giới thiệu tỉ số”.

Ngoài ra, Tôi luôn luôn tìm những cách giới thiệu để tạo hứng thú cho cácem mỗi khi bắt đầu một tiết học mới Chẳng hạn khi dạy bài “ Yến, tạ, tấn” Tôicho các em xem video về thí nghiệm đổi đơn vị đo.

Bên cạnh đó, tôi thận trọng trong việc giao nhiệm vụ học tập cho các emkhi ở trên lớp hoặc ở nhà để đảm bảo cho các em có đủ thời gian hoàn thành cácbài tập được giao ( chia nhỏ các nhiệm vụ học tập để các em dễ dàng giảiquyết ).

Từ những việc làm cẩn thận, chi tiết đó Tôi đã giúp học sinh dần hìnhthành động cơ học tập trong mỗi tiết học toán Các em đã tích cực, chủ động hơntrong việc chiếm lĩnh kiến thức Đây không chỉ là một việc làm thiết thực để tạohứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mangcuộc sống vào toán học.

2.3.2 Biện pháp 2: Kết hợp đa dạng, linh hoạt các phương pháp dạyhọc.

Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học trong toàn bộ quá trình dạyhọc là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chấtlượng dạy học Trong quá trình dạy Toán tôi đã kết hợp linh hoạt các phươngpháp dạy học như:

Phương pháp trực quan: Là phương pháp dạy học mà ở đó người giáo

viên làm cho học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng Toán học dựa trên hoạtđộng quan sát trực tiếp của học sinh đối với các hiện trượng, sự vật cụ thể có ởđời sống xung quanh trẻ Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý đồ dùng

trực quan phải đẹp, sặc sỡ, phong phú và đa dạng

Trang 9

Phương pháp gợi mở - vấn đáp: Là phương pháp sử dụng nhiều trong dạy

Toán mà ở đó người giáo viên không đưa ra kiến thức trực tiếp mà giáo viêndùng

hệ thống câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả lời.

Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Dạy học đặt vấn đề và giải

quyết vấn đề là phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên tạo ra cáctình huống có vấn đề, rồi điều khiển học sinh tự phát hiện vấn đề Hoạt động tựgiác và tích cực để giải quyết vấn đề, thông qua đó đạt được mục tiêu đã đề ra.

Phương pháp trò chơi học tập môn Toán: Trò chơi học tập là trò chơi gắn

liền với hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinhnghiệm vốn có của bản thân để chơi, thông qua việc tham gia chơi học sinh tíchlũy kiến thức và kĩ năng Toán học Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộclộ nhiều cảm xúc như: vui vẻ khi chiến thắng; buồn bã khi thua; bản thân cảmthấy tự hào khi đóng góp vào chiến thằng; cảm thấy có lỗi khi không hoàn thànhtốt nhiệm vụ của mình để đồng đội mình thua Vì tập thể cố gắng hết mình đểmang lại chiến thắng cho tổ, nhóm Đây là đặc tính thi đua rất cao của trò chơihọc tập Đặc biệt, đối với môn Toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quantrọng trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh.

Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củngcố kiến thức, kĩ năng Toán Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các tròchơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới cần thiết để tạo hứng thú học tập chohọc sinh ngay khi bắt đầu bài học mới.

Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từngmạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi saocho phù hợp Trò chơi học tập học tập có thể tổ chức ở cả bốn bước lên lớp.

Ví dụ 1: Khi dạy cộng, trừ các số tự nhiên (Chương 2 Toán 4) Theo cácphương pháp dạy học thông thường, giáo viên sẽ cho học sinh giải quyết bài tậptheo hình thức: Làm việc cá nhân vào vở nháp, hoạt động nhóm, phiếu học tập,….nhưng tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức như sau:

- Tên trò chơi: Nói đúng mật khẩu

Trang 10

- Mục tiêu: Luyện nhẩm nhanh kết quả một số phép tính cộng, trừ các sốtự nhiên.

- Chuẩn bị: Giáo viên soạn trước một số phép tính, chắng hạn:

4682 + 2536; 2764 + 4755; 6482 - 3568; 8263 - 4058; …… có kèm theo các đáp án Số phép tính bằng số học sinh tham gia chơi và đượcsao thành hai hoặc bốn bản, chỉ giao cho các học sinh được chọn làm “lính gác”.- Tổ chức trò chơi: Tùy theo lớp có một hay hai cửa ra vào mà giáo viênchon hai hoặc bốn học sinh làm “lính gác” ( mỗi lính gác được phát một bản đềcùng đáp án đồng thời giữ bí mật) Số học sinh còn lại ra khỏi lớp và xếp thànhhàng dọc trước cửa lớp, chuẩn bị vào lớp Ở mỗi cửa có hai lính gác: Một línhgác đọc phép tính, lính gác hai căn cứ câu trả lời và đáp án có sẵn để quyết địnhhô: “Đúng mật khẩu, được vào” hay “ Sai mật khẩu, không được vào”.

Chẳng hạn, đến lượt bạn Sáng tiến đến cửa trước Lính gác một hô: 4682+ 2536 bạn Lan đáp “7218” Lính gác hai hô “đúng mật khẩu, được vào” Nếu aiđọc sai kết quả lính gác hai sẽ hô “sai mật khẩu, không được vào” và bạn đó sẽtrở về cuối hàng tính lại và chờ đến lượt trả lời Cứ tiếp tục như vậy cho đến khicác bạn được vào lớp

- Phát triển trò chơi: Có thể thay thế các phép tính cộng, trừ bằng các dạngToán đổi đơn vị đo, toán về phân số….

Đây là một trò chơi tương đối đơn giản, dễ chơi lại có tác dụng củng cốkiến thức cho học sinh, phù hợp với nhiều nội dung bài học Tuy nhiên, trongkhi chơi học sinh dễ lộn xộn, mất trật tự Giáo viên cần có khả năng tổ chức, baoquát lớp để ổn định lớp học và để trò chơi đạt hiệu quả cao như mong muốn

Ngày đăng: 13/05/2024, 10:16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan