nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê vh6 tại vùng núi phía bắc

210 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê vh6 tại vùng núi phía bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa quả đến năng suất, chất lượng của giống lê VH6 .... Ảnh hưởng của tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà t

Trang 1

-

NGUYỄN THỊ CẨM MỸ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG LÊ VH6 TẠI VÙNG NÚI PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

-

NGUYỄN THỊ CẨM MỸ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG LÊ VH6 TẠI VÙNG NÚI PHÍA BẮC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Lưu Ngọc Quyến PGS.TS Đào Thế Anh

HÀ NỘI, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trong thời gian từ năm 2018 đến 2023 Những số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Cẩm Mỹ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, Nghiên cứu sinh (NCS) đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, cấp lãnh đạo và cá nhân NCS xin bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trước hết, NCS xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Thông tin và Đào tạo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Ban Giám đốc Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trung tâm Cây ôn đới, Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho NCS hoàn thành luận án

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy: TS Lưu Ngọc Quyến và PGS TS Đào Thế Anh đã hướng dẫn NCS trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án

NCS xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Trường Đại học Hùng Vương, Khoa Nông Lâm Ngư đã tạo điều kiện về kinh phí, thời gian giúp NCS hoàn thành các nội dung nghiên cứu của luận án

Cuối cùng, NCS cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn đồng hành với NCS suốt thời gian thực hiện đề tài, cảm ơn Quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ, động viên NCS có động lực để hoàn thành luận án này

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Cẩm Mỹ

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Những đóng góp mới của luận án 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Nguồn gốc và phân loại các giống lê 5

1.1.1 Nguồn gốc 5

1.1.2 Phân loại 6

1.2 Yêu cầu sinh thái 8

1.2.1 Yêu cầu về độ cao 8

1.2.2 Yêu cầu về nhiệt độ 8

Trang 7

1.3.1 Tình hình sản xuất cây lê trên thế giới 10

1.3.2 Tình hình sản xuất cây lê ở Việt Nam 13

1.4 Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt trên cây lê 19

1.4.1 Kết quả nghiên cứu về phân bón trên cây lê 19

1.4.2 Kết quả nghiên cứu về bao quả trên cây lê 27

1.4.3 Kết quả nghiên cứu về vít cành tạo tán trên cây lê 33

1.4.4 Kết quả nghiên cứu về tỉa quả trên cây lê 35

1.5 Một số kết luận rút ra từ tổng quan 43

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

2.1 Vật liệu nghiên cứu 45

2.2 Nội dung nghiên cứu 45

2.3 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 46

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 46

2.3.2 Phương pháp thí nghiệm 46

2.3.3 Kỹ thuật áp dụng 51

2.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đồng ruộng 51

2.3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 53

2.4 Phương pháp xử lý số liệu 54

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57

3.1 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng thích ứng của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái 57

3.1.1 Điều kiện cơ bản của các tiểu vùng sinh thái miền núi phía Bắc trong mối quan hệ với giống lê VH6 57

3.1.2 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái 61

Trang 8

3.1.3 Đánh giá khả năng thích ứng và độ ổn định năng suất giống lê VH6 ở các tuổi thu hoạch khác nhau tại một số tỉnh phía Bắc 75 3.2 Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất, chất lượng của giống lê VH6 79 3.2.1 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến sinh trưởng của lê

VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 79 3.2.2 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến năng suất và các

yếu tố cấu thành năng suất của giống lê VH6 81 3.2.3 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến chất lượng quả của

giống lê VH6 82 3.2.4 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến tỷ lệ nhiễm sâu

bệnh hại của giống lê VH6 84 3.2.5 Tương quan giữa lượng kali bón bổ sung với năng suất và một số chỉ

tiêu chất lượng giống lê VH6 85 3.2.6 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến hiệu quả kinh tế

của giống lê VH6 87 3.3 Nghiên cứu biện pháp vít cành, cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển của

giống lê VH6 89 3.3.1 Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến sinh trưởng của giống

lê VH6 89 3.3.2 Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến năng suất và các yếu

tố cấu thành năng suất giống lê VH6 92 3.3.3 Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến chất lượng của giống

Trang 9

3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa quả đến năng suất, chất lượng của giống

lê VH6 103

3.4.1 Ảnh hưởng của tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của giống lê VH6 103

3.4.2 Ảnh hưởng của tỉa quả đến chỉ tiêu cơ giới và mẫu mã quả của giống lê VH6 trồng tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 108

3.4.3 Ảnh hưởng của tỉa quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 109

3.4.4 Ảnh hưởng của tỉa quả đến sâu, bệnh hại quả của giống lê VH6 111

3.4.5 Hiệu quả kinh tế 113

3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất, chất lượng của giống lê VH6 115

3.5.1 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chỉ tiêu cơ giới quả của giống lê VH6 115

3.5.2 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến mầu sắc vỏ quả và tỷ lệ bị hư hại quả của giống lê VH6 117

3.5.3 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chất lượng quả của giống lê

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

1.1: Tình hình sản xuất cây lê năm 2018 - 2020 trên thế giới 12 1.2: Tình hình sản xuất lê tại một số tỉnh phía Bắc năm 2020-2022 14 3.1 Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống lê VH6 năm 2018 – 2019 62 3.2 Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến phát triển của giống lê VH6 năm 2018 - 2019 66 3.3 Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lê VH6 năm 2018 – 2019 67 3.4 Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến chất lượng quả của giống lê VH6 năm 2018 – 2019 70 3.5 Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại giống lê VH6 74 3.6 Năng suất quả trung bình của giống lê VH6 ở các tuổi thu hoạch khác nhau tại các địa điểm thí nghiệm 75 3.7 Ước lượng năng suất của giống lê VH6 ở các tuổi thu hoạch khác nhau theo hồi quy với chỉ số môi trường 76 3.8 Tóm tắt các tham số để kết luận về khả năng thích nghi và ổn định năng suất của giống lê VH6 tại các tỉnh phía Bắc 78 3.9 Ảnh hưởng của phân bón kali đến sinh trưởng của lê VH6 năm 2019 – 2020 tại Bắc Hà - Lào Cai 79 3.10 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lê VH6 năm 2019 – 2020 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 81

Trang 11

3.11 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến chất lượng quả của giống lê VH6 năm 2019 – 2020 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 82 3.12 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại của lê giống VH6 năm 2019 – 2020 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 84 3.13 Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến hiệu quả kinh tế giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 88 3.14 Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến sinh trưởng của giống lê VH6 89 3.15 Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lê VH6 92 3.16 Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến chất lượng giống lê 3.19 Ảnh hưởng của tỉa quả đến kích thước quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 103 3.20 Ảnh hưởng của tỉa quả đến kích thước quả lê VH6 tại Bắc Hà, Lào Cai, năm 2021 104 3.21 Ảnh hưởng của tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 106 3.22 Ảnh hưởng của tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 107

Trang 12

3.24 Ảnh hưởng của tỉa quả đến chỉ tiêu cơ giới và mẫu mã quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 109 3.25 Ảnh hưởng của tỉa quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 110 3.26 Ảnh hưởng của tỉa quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 111 3.27 Ảnh hưởng của tỉa quả đến sâu, bệnh hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 112 3.28 Ảnh hưởng của tỉa quả đến sâu, bệnh hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 113 3.29 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi tỉa quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 - 2021 114 3.30 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chỉ tiêu cơ giới quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai năm 2020 116 3.31 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chỉ tiêu cơ giới quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai năm 2021 117 3.32 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến mầu sắc vỏ quả và tỷ lệ bị hư hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 118 3.33 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến mầu sắc vỏ quả và tỷ lệ bị hư hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 119 3.34 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 120 3.35 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 121

Trang 13

3.36 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi bao quả cho giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 123

Trang 14

3.8 Ảnh hưởng của tỉa quả đến năng suất quả của giống lê VH6 tại

huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai 108

Trang 15

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây Lê (Pyrus spp.) là cây ăn quả được trồng ở hầu hết các vùng ôn đới

trên toàn thế giới (Sally A Bound, 2021) [100]; là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có chu kì kinh doanh kéo dài

Với lợi thế độ cao lớn, miền núi phía bắc Việt Nam có nhiều vùng có khí hậu lạnh thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ôn đới như: Sa Pa (độ lạnh CU 616), Bắc Hà (CU 323) của tỉnh Lào Cai; Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu (CU 522); Đồng Văn của Hà Giang (CU 568), [10] Phần lớn các địa điểm này đều là những khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam, tuy nhiên đây lại là những vùng kém phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, cuộc sống của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2015 Sa Pa là 25,3%; Bắc Hà 28,5% [7] Một trong những hạn chế cho việc phát triển kinh tế nơi đây là chưa đẩy mạnh việc khai thác nguồn tài nguyên khí hậu ôn đới thông qua các loại cây trồng ôn đới, đặc biệt là cây ăn quả, sản xuất vẫn chủ yếu với các cây trồng hàng năm truyền thống hiệu quả quả thấp

Giống lê VH6 có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức là giống cây trồng mới theo Quyết định 298/QĐ-TT-CLT ngày 12 tháng 7 năm 2012 tại vùng núi Phía Bắc nơi có độ lạnh trên 200CU, có độ cao từ 500 m so với mực nước biển trở lên [2]

Hiện nay, giống lê VH6 được trồng phổ biến ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Cạn, Sơn La, cây lê sinh trưởng tốt và cho quả có chất lượng khá Tuy nhiên, đến nay chưa có những đánh giá khả năng thích ứng, ổn định năng suất, chất lượng quả sau một thời gian trồng và phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật canh tác cho cây lê vẫn còn hạn chế Do vậy rất cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá khả năng thích ứng của giống, kĩ thuật canh tác phù

Trang 16

hợp cho cây lê VH6 nhằm khuyến cáo, mở rộng sản xuất cây lê tại các vùng khí hậu ôn đới phía Bắc, thúc đẩy phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, tạo sinh kế, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc nơi đây

Xuất phát từ vấn đề trên đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc” được

tiến hành nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất chất lượng và tính ổn định của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc

- Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm

sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần bổ sung dữ liệu khoa học mới về khả năng thức ứng và ổn định và một số biện pháp kỹ thuật canh tác

cho giống lê VH6

3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thiết thực cho công tác phát triển giống lê VH6 tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) cho giống lê VH6 tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng

dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất giống lê VH6

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất chất lượng và tính ổn định

Trang 17

của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Bắc Cạn)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6

4 Những đóng góp mới của luận án

- Đã đánh giá được tính thích ứng của lê VH6 với một số tiểu vùng sinh thái: Sa Pa, Bắc Hà, Ngân Sơn, Sìn Hồ có các điều kiện nằm trong khoảng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây lê

- Đánh giá được cây lê VH6 2 năm, 5 năm và 10 năm tuổi có khả năng thích ứng tốt ở cả 3 tiểu vùng sinh thái Sa Pa, Bắc Hà và Ngân Sơn: sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm các loại sâu bệnh hại; năng suất ở cây lê 5 và 10 năm tuổi đạt lần lượt từ 1,63 - 2,75 kg/cây và 29,6 – 41,32 kg/cây, cao nhất ở Bắc Hà (2,75 kg/cây ở lê 5 năm tuổi và 41,32 kg/cây ở lê 10 năm tuổi) - Đánh giá được tính ổn định của năng suất quả của cây lê VH6 qua các tuổi thu hoạch (5, 6, 7, 8 năm tuổi và 10, 11, 12, 13 năm tuổi) với chỉ số môi trường (I) tại 4 điểm Sa Pa, Bắc Hà, Ngân Sơn, Sìn Hồ lần lượt là -0,52; - 5,14; -4,21 và -0,42; Bắc Hà có điều kiện thuận lợi nhất cho giống lê VH6 sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất;

- Đã xác định được lượng phân bón kali bổ sung cho cây lê VH6 10 năm tuổi, trên nền phân bón 40 kg phân chuồng hoai mục + 300g N + 200g P2O5 + 420g K2O/cây là 80 g K2O/cây cho kết quả tốt nhất, các chỉ tiêu năng suất, hàm lượng chất khô, đường tổng số, vitamin C và độ Brix đều đạt giá trị cao nhất (tương ứng là 51,3 kg/cây; 14,2%; 11,5%; 34,41 mg/100g và11,8%) và hàm lượng axit hữu cơ giảm thấp (0,12%)

- Đã xác định được thời gian cắt tỉa và góc vít cành thích hợp với cây lê VH6 5 năm tuổi là cắt tỉa 2 lần khi đợt lộc xuân thành thục và sau thu hoạch (vào tháng 5 và tháng 10) kết hợp vít cành nghiêng 65 - 700 về các hướng giúp

Trang 18

cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại; năng suất đạt 14,37 kg/cây, mang lại lãi thuần 232,69 triệu đồng/ha

- Đã xác định được số quả để lại trên chùm sau khi tỉa thưa thích hợp cho giống lê VH6 là 2 quả/chùm đạt năng suất cao 45,2 kg/cây, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 448,09 - 451,33 triệu đồng/ha so với việc không thực hiện kỹ thuật tỉa quả

- Đã xác định được thời điểm bao quả thích hợp cho cây lê VH6 là sau khi ra hoa 60 ngày đã giảm tỷ lệ rụng quả, nứt quả, mầu sắc vỏ quả vàng xanh; có hàm lượng Vitamin C, đường tổng số và độ Brix cao; năng suất đạt ổn định (39,8 kg/cây - 45,2 kg/cây); hiệu quả kinh tế cao 253,8 triệu đồng/ha - 451,33 triệu đồng/ha

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc và phân loại các giống lê

1.1.1 Nguồn gốc

Có rất nhiều tác giả đề cập đến nguồn gốc của cây lê và có nhiều ý kiến khác nhau

Cây lê được trồng ở các vùng khí hậu ôn hòa, mát mẻ Thời cổ đại xa xôi đã có bằng chứng về việc lê được sử dụng như một loại thực phẩm từ thời tiền sử Nhiều dấu vết đã được tìm thấy trong những ngôi nhà thời tiền sử xung

quanh Hồ Zurich Theo tác giả Campbell et al., 2001, lê được trồng ở Trung

Quốc từ năm 2000 trước Công nguyên [30] Một bài báo về việc trồng cây lê ở Tây Ban Nha được đăng trong tác phẩm nông nghiệp thế kỷ 12 (Ibn al-'Awwam và Yaḥyá, 1864) [58]

Theo các tác giả Safdar et al (2020) [97], Teng et al (2001) [119] nghiên

cứu về nguồn gốc cây lê cho rằng lê có nguồn gốc từ vùng núi phía Tây Nam của Trung Quốc thời kỳ Đệ tam cách đây khoảng 65 - 55 triệu năm, lê được trồng ở hầu hết các tỉnh, chỉ trừ những vùng quá lạnh giá và quá khô hạn Lê được trồng tập trung và nhiều nhất ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông

Cây lê dại ở Hy Lạp đã có cách đây 1000 năm trước công nguyên, cụ thể

giống lê dại Pyrus nivalis được thuần hóa và trồng ở vườn trong nhà tại vùng

Địa Trung Hải, đồng thời đã chỉ ra các trung tâm khởi nguyên về loài lê bao gồm: trung tâm Đông Á, cầu nối giữa vùng Đông Á và Trung Á là các loài Pyrus ở Himalaya, Caucuse và các vùng gần đó là Iran, các nước vùng Tiểu Á là vùng khởi nguyên quan trọng có nhiều thành phần loài Trung tâm khởi nguyên thứ 2 là Krưm và vùng phía đông bán đảo Balkan, Châu Âu là trung

tâm của giống lê dại P communis Các giống lê trồng nổi tiếng trên thế giới được tạo ra từ các giống lai giữa P communis và P nivalis Cây lê được trồng

ở Liên Xô (cũ) từ rất sớm, trong đó Trung tâm cây ăn quả trên đất Châu Âu là

Trang 20

Ycrain Theo Bolotova A.T (cuối thế kỷ 18) đã mô tả 39 giống lê và nửa cuối thế kỷ 19 vườn thực vật Nikitxki ở Krưm đã có 1 tập đoàn các giống lê rất lớn

đến 550 giống (Silva et al., 2014) [116]

Theo Hancock và Lobos (2008) [52], lê là một trong những cây được trồng lâu đời nhất trên thế giới và có nguồn gốc từ vùng Kavkaz (biên giới giữa Châu Âu và Châu Á), từ đó việc trồng trọt cây lê lan rộng ra khắp thế giới Tiêu thụ lê ở châu Á đã có lịch sử lâu đời từ 3000 năm trước

Nguồn gốc của cây lê ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào công bố Theo số liệu điều tra của một số tác giả Bùi Sỹ Tiếu (2014) [13] cho thấy cây lên được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các giống lê ở Cao Bằng đều

thuộc dòng họ Salê (Pyrus pyrifolia Nakai) và đều có nguyên sản từ vùng Tây

Nam Trung Quốc

1.1.2 Phân loại

Theo Muriel Quinet và Jean-Pierre Wesel (2019) [84] đã tổng kết, lê

thuộc họ Rosaceae, chi Pyrus L

Nhóm Pyrus gồm có: lê châu Âu, Pyrus Communis, và lê châu Á P pyrifolia, P bretschneideri, P ussuriensis và P chìmiangensis Lê châu Âu thon dài và có kết cấu căng mọng Lê châu Âu P communis gồm các giống

như: Clapps favorite, Comise, Harraw delight,… yêu cầu đơn vị lạnh CU từ 600 – 1.400

Lê châu Á quả tròn và có vân cát Chi Pyrus thuộc phân họ Amygdaloideae và bộ tộc Malinae và bao gồm khoảng 75 - 80 loài và các loài

lai tạp giữa các loài Lê châu Á P pyrifolia bao gồm:

Lê Nhật Bản có những giống như: Chojuro, Hosui, Kikusui, Shinko, Shinsui Yêu cầu đơn vị lạnh CU từ 400 - 900

Lê Trung Quốc có các giống như: Tsuli, Yali , yêu cầu đơn vị lạnh CU từ 300 - 450

Trang 21

Cả giống lê Trung Quốc và Nhật Bản đều có khả năng chống chịu tốt đối với bệnh đốm lá Dựa vào một số đặc điểm của quả như số tử phòng (ô) đài quả còn dính lại hoặc đã rụng, màu sắc vỏ quả và răng cưa ở lá đã phân loại các giống lê Trung Quốc thành 3 nhóm giống:

Một là nhóm đại diện chính (Eupyrus Kikuchi) bao gồm:

- Thu tự lê P ussuriensis maxim, mọc dại ở Đông Bắc, Hoa Bắc, Nội

Mông Cổ, Tây Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên

- Bạch lê P bretschneideri Rehd, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Bắc,

Sơn Đông, Liễu Ninh, Sơn Tây; ngoài ra các tỉnh Hoa Bắc, Tây Bắc và một số

địa phương khác vùng lưu vực sông Hoàng Hà đều có trồng Sa lê P pyrifolia

Nakai phân bố chủ yếu ở vùng lưu vực phía nam sông Trường Giang, ngoài ra

Hai là nhóm Đổ đường lê (Micropyrus Kikuchi) gồm:

- Lê hạt đậu P callryana Done, mọc dại ở các tỉnh Hoa Trung, Hoa Đông,

Hoa Nam, Tây Nam, Nhật Bản, Triều Tiên Là cây làm gốc ghép chủ yếu cho Salê ở Hoa Trung

- Đổ lê P betulaefolia Bge, dùng làm gốc ghép cho lê ở các tỉnh phía

Bắc Trung Quốc

- Lê châu Âu: Trong những giống lê châu Âu có các giống điển hình như:

P calleryana Decne, P betulaefolia Bunge, P phacocarpa Rehd, P sesrulata

Rehd Các giống này thường gặp ở độ cao 500 - 1.400m so với mặt nước biển, độ lớn của cây vừa phải, các chồi non có lông tơ mịn, lá nhỏ hơn lá lê châu Á, có hình trứng ngược, thuôn dài và mép lá chỉ lượn sóng, cuống lá dài 3 - 4 cm,

Trang 22

quả tròn nhỏ, vỏ mịn màu nâu, loại này dùng làm gốc ghép rất tốt cho các giống được trồng ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc

1.2 Yêu cầu sinh thái

1.2.1 Yêu cầu về độ cao

Theo Parle và Arzoo, (2015) [90], cây lê có thể sinh trưởng tốt ở độ cao so với mặt nước biển từ 1.700 m đến 2.400 m Tuy nhiên, ở những nơi có độ cao so với mặt nước biển quá cao thì sẽ gặp hiện tượng vận tốc gió ở trên cao mạnh, làm cho sự hoạt động của ong mật sẽ kém và ảnh hưởng trực tiếp tới sự thụ phấn cho hoa lê, vì vậy nên tránh trồng lê ở những nơi quá cao so với mặt nước biển

Ở Việt Nam, cây lê có thể trồng được ở nơi có độ cao so với mặt nước biển từ 400 – 900 m trở lên Vùng phân bố chính là từ vĩ tuyến 300 Vĩ Bắc trở lên, tuy nhiên với khí hậu của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta ở những nơi có độ cao 600 m cũng có thể trồng lê tốt, cá biệt như ở Lạng Sơn có độ cao 400 m so với mặt nước biển nhưng việc trồng lê vẫn rất thuận tiện, Đỗ Sỹ An và cs (2017) [1]

1.2.2 Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng khá lớn đến cây lê, đặc biệt sự hình thành và phân hóa mầm hoa sẽ không xảy ra được trong điều kiện nhiệt độ quá ấm Tổng giờ lạnh tối thiểu yêu cầu cho lê phân hóa mầm hoa là 1.000 giờ Các giống lê Châu Âu trồng ở phía Tây nước Mỹ cây phát triển bình thường, độ lạnh đòi hỏi nhiệt độ từ 70 – 800 F (21,1 - 29,40C) trung bình cho một ngày trong suốt thời kỳ hoa nở, nhưng tốt nhất là ở nhiệt độ 550 F (12,80C) Parle và Arzoo, (2015) [90] Có thể chia yêu cầu độ lạnh của cây lê thành các cấp bậc như sau:

+ Yêu cầu độ lạnh rất thấp: 50 – 200 CU + Yêu cầu độ lạnh thấp: 200 – 400 CU

+ Yêu cầu độ lạnh trung bình: 400 – 600 CU

Trang 23

+ Yêu cầu độ lạnh cao: > 600 CU

1.2.3 Yêu cầu về ánh sáng

Lê là thuộc loại cây thích ánh sáng, yêu cầu từ 1.600 – 1.700 giờ trong 1 năm, cường độ ánh sáng mạnh quang hợp càng có hiệu quả tốt, trong toàn bộ tán cây thì phần trên tán quang hợp sẽ chiếm tới 70%, còn bên trong tán và nửa cuối tán trở xuống quang hợp chỉ chiếm 30% Do đó những lá ở phía ngoài tán và ở phía trên tán luôn đủ ánh sáng nên có màu đậm hơn, cành sung sức và khoẻ, quả có hàm lượng đường cao nên có phẩm chất ngon (Lục Thu Nông, 1999) [12] Theo (Trần Kiết Trung, 2003) [15] thì cường độ quang hợp của lê tương đối lớn, từ 30.000 - 50.000 lux, tuy nhiên nếu lớn hơn 100.000 lux thì cường độ quang hợp lại giảm Nếu ánh sáng quá yếu không đủ cho cây quang hợp thì sẽ có hiện tượng cây mọc vống, thân cây không chắc, ảnh hưởng đến phân hoá mầm hoa và phát dục kém, ảnh hưởng đến màu sắc quả vì sắc tố quả sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, nếu quá thiếu thì dẫn đến cây bị chết

1.2.4 Yêu cầu về độ ẩm, lượng mưa

Cây lê yêu cầu về lượng mưa bình quân cả năm là 1.500 – 1.700 mm Độ ẩm không khí phù hợp cho cây lê sinh trưởng, phát triển là 75 - 80 % Cây lê chủ yếu là cây ghép phù hợp nhất trên gốc mắc coọc nên chịu hạn rất tốt, cây lê rất cần độ ẩm nhưng không chịu được úng, khi bị ngập úng hoặc trồng vùng đất trũng cây lê sinh trưởng kém hoặc bị chết (Trần Thế Tục, 2000) [17], (Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc Thuận, 1995) [16]

Tại Trung Quốc là nơi có diện tích và sản lượng lê rất cao, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ có 600 mm Các loại cây ăn quả ở đây bao gồm: lê, táo, mận, do thiếu nước nên năng suất thấp và chất lượng quả rất kém Những người dân nơi đây đào những hố xung quanh cây để giữ nước, hoặc trực tiếp tưới nước cho cây, nhờ đó mà năng suất của các loại quả được tăng lên một

Trang 24

cách đáng kể, đặc biệt là có khả năng duy trì và cải thiện chất lượng quả, ngoài ra khi nghiên cứu về chất lượng của nước mưa, cụ thể là đo độ pH trong nước mưa, nếu nước có độ pH là 3,0 - 4,0 thì sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của quả lê (Willett, 1994) [128]

1.2.4 Yêu cầu về đất trồng

Đối với đất trồng lê yêu cầu độ phì cao, kết cấu tốt, độ sâu 1m trở lên, ít sỏi đá, thoát nước tốt, mạch nước ngầm ở độ sâu 1,2 m so với mặt đất Độ pH thích hợp cho cây lê 5,5 - 6 (Parle và Arzoo (2015) [90] Chính vì vậy có thể trồng lê vùng đất đồi, đất dốc, song muốn có năng suất cao thì ngoài việc chọn đất có độ phì cao cần phải bón phân chuồng, đạm, lân, kali, vi lượng khác

1.3 Tình hình sản xuất cây lê trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình sản xuất cây lê trên thế giới

Lê được coi là loại cây ăn quả ôn đới lớn thứ ba sau nho và táo, sản lượng lê toàn cầu hàng năm cao tới 23,7 triệu tấn trong những năm gần đây, với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ý đóng góp gần 75% sản lượng lê toàn cầu Trên thế giới có khoảng 78 nước trồng lê (FAOSTAT, 2022) [138], được trồng nhiều nhất ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương Cây lê rất được coi trọng ở một số nước như Nga, Braxin, Đức, Pháp, Trung Quốc và một số nước vùng Địa Trung Hải, đây là những nơi có các giống lê ngon và có giá trị kinh tế cao Hiện nay, Nga và các vùng lân cận đã có tới 127 giống lê ngon, trong đó có 34 giống lê nổi tiếng được phát triển ở nhiều vùng trên thế giới Diện tích trồng lê trên thế giới trong những năm gần đây khá ổn định đạt 1.292.709 ha (2020), năng suất trung bình đạt 17,8 tấn/ha với sản lượng đạt 23.109.219 tấn trong năm 2020; trong đó khu vực Châu Á dẫn đầu về sản lượng lê 17.917.735 tấn năm 2020, đúng thứ hai là Châu Âu

Trung Quốc là một trong những trung tâm đa dạng quan trọng nhất đối

Trang 25

với lê trồng, có khoảng 2000 giống lê được phân bố khắp cả nước và có sản

lượng lê lớn nhất thế giới (Zong et al., 2014) [136] Có 13 loài lê được biết là có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là Pyrus bretschneideri (P bretschneideri), Pyrus ussuriensis (P ussuriensis) và Pyrus pyrifolia (P pyrifolia) (Zong et al., 2014) [136] Trong số đó, P bretschneideri và P ussuriensis là những loài được trồng chính ở các vùng sản xuất lê phía bắc Trung

Quốc, đây cũng là loài lê chính được sản xuất và xuất khẩu ở Trung Quốc (Shen

et al., 2018) [111] Nhìn chung, quả của P bretschneideri có đặc điểm là vỏ

mỏng, bóng như sáp, hương vị ngọt ngào, thịt quả giòn và mọng nước Mặt khác,

quả P ussuriensis có các đặc tính như hàm lượng axit cao, khả năng bảo quản dài, cùng với thịt quả thô và nhỏ gọn P pyrifolia được trồng ở nhiệt độ cao và

các khu vực ẩm ướt của miền nam Trung Quốc, đặc trưng bởi lớn, mọng nước

và không thích hợp để lưu trữ lâu dài Sanchez et al., (1992) [101]

Lê được trồng rộng rãi ở tất các vùng với diện tích khá lớn, trong năm 2020 diện tích, năng suất, sản lượng lê của Trung Quốc có diện tích 869.958 ha, năng suất đạt 185.083 tạ/ha với tổng sản lượng là 16.101.450 tấn, chiếm khoảng 71% sản lượng lê của toàn thế giới và gấp 2 lần sản lượng lê của các nước khác cộng lại Diện tích tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà Bắc, Tân Cương, Hà Nam, Sơn Đông,… Sản phẩm lê của nước này chủ yếu dùng để ăn tươi (chiếm khoảng 87 - 89%), phần còn lại sử dụng làm nguyên liệu chế biến Sản lượng lê của Trung Quốc tương đối ổn định và tăng nhẹ trong những năm gần đây từ 16.078.000 tấn (2018) lên 17.815.000 tấn (2020)

Trang 26

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cây lê năm 2018 - 2020 trên thế giới

Trang 27

1.3.2 Tình hình sản xuất và đặc điểm một số giống lê ở Việt Nam

1.3.2.1 Tình hính sản xuất cây lê ở Việt Nam

Ở Việt Nam lê được trồng ở vùng núi cao nơi có mùa đông lạnh, đặc điểm chung về cây lê là loại cây thân gỗ, sống lâu năm có thể cao tới 9 - 11 m, tán hình mâm xôi, đường kính tán từ 7 - 13 m, đường kính thân có thể đạt tới 30 - 40cm, độ cao phân cành từ 37 - 102 cm, cành cấp 1 có góc phân cành 30 - 700 Lá lê hình mai rùa, có 90 đến 140 răng cưa và rụng vào mùa đông Lê ra hoa vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, màu hoa trắng và khi nở rộ tạo cảnh rất đẹp cho vườn lê Lộc phát vào mùa xuân, quả hình thành sau khi hoa tàn và phát triển tới cuối tháng 8 thì chín Quả lê hình tròn hơi dẹt (lê nâu) song đa phần hình bóng điện với khối lượng bình quân 350 - 500 g/quả Khi chín vỏ quả chuyển nâu hoặc xanh vàng, vỏ nhẵn

Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Trà Lĩnh, Thạch An (Cao Bằng) Xín Mần, Đồng Văn (Hà Giang) Mường Khương, Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) Ngân Sơn, Ba Bể (Bắc Kạn) tập trung ở những nơi có độ cao 500 - 1500 m so với mực nước biển Một số giống lê trồng phổ biến ở nước ta như: Lê xanh, Lê nâu, Mắc coọt và một số giống được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan: Tứ Xuyên, Tai Nung

Cây lê được trồng ở Việt nam từ rất lâu đời nay tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có mùa đông lạnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn… với các giống lê phổ biến là lê Nâu quả tròn, lê Xanh quả tròn… có năng suất, chất lượng khá tốt Lê chủ yếu được dùng để ăn tươi trên thị trường tiêu thụ nội địa, chưa có cơ sở chế biến nào đối với lê, bởi sản lượng chưa cao và còn phân tán Ngoài ra, ở một số địa phương còn chế biến bằng cách ngâm rượu lê, muối lê, sử dụng làm thực phẩm thay rau xanh lúc giáp vụ

Trang 28

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lê tại một số tỉnh phía Bắc năm 2020 - 2022

Trang 29

Ngoài giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng của quả lê đã được các nhà khoa học khẳng định thì bên cạnh đó giá trị kinh tế mà cây lê đem lại là rất lớn, chính vì vậy tại một số hộ gia đình ở một số tỉnh đã trồng lê và cho thu nhập rất khá

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê các tỉnh năm 2023, Lào Cai là tỉnh có diện tích trồng lê lớn nhất trong cả nước với tổng diện tích năm 2022 đạt 1.138,0 ha, sản lượng vươn lên đứng đầu cả nước đạt 3.993,8 tấn Đây là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lê; diện tích trồng lê của tỉnh từ năm 2020 - 2022 có sự gia tăng nhẹ từ 995,6 ha ở năm 2020 (diện tích cho sản phẩm 416,3 ha) lên đến 1.138,0 ha ở năm 2022 (diện tích cho sản phẩm 612,9 ha); năng suất trung bình đạt 29,4 - 65,2 tạ/ha, cá biệt có năm 2020 năng suất (29,4 tạ/ha và sản lượng (1.216 tấn) giảm mạnh do hiện tượng mưa đá làm mất mùa

Trong những năm qua, tại một số địa phương, công tác tuyển chọn và đánh giá một số giống lê mới đã được tiến hành và có những kết quả nhất định Giống lê Tai Nung 6 (Đài Loan) đã được đưa vào trồng khảo nghiệm tại huyện Bắc Hà, Lào Cai từ tháng 8/2002 và tỏ ra phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương Lê Tai Nung có ưu điểm là ra hoa muộn hơn đào và mận nên có thể tránh được thời điểm rét đậm trong mùa đông; thời gian thu hoạch vào tháng 7 (sau mùa thu hoạch đào và mận) và chín trước lê Trung Quốc khoảng 1 tháng nên rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm Hiện nay những cây lê Tai Nung 6 trồng tại Bắc Hà đã cho quả với năng suất khá cao, khối lượng quả khoảng 300 - 330g, có vị ngọt đậm đà và hương thơm quyến rũ Bên cạnh đó tỉnh còn nhập thêm một số giống trồng thử nghiệm như: Giống Phong Thuỷ, Thương Khê, Kim Hoa chín trong tháng 8 Tại Hà Giang từ năm 2001 - 2006, Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang) đã nhập nội và khảo nghiệm 5 giống lê Đài Loan, trong đó có 2 giống ký hiệu

Trang 30

là ĐV1 và ĐV2 tỏ ra rất thích hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả như: ra hoa muộn hơn nhưng lại chín trước các giống lê của địa phương, nên có quả bán sớm ra thị trường Đến nay có thể nói lê Đài Loan đang dần khẳng định được tính ưu việt, hy vọng nó sẽ trở thành cây có thế mạnh để phát triển thành vùng chuyên canh hàng hóa và được khuyến cáo rộng rãi ra sản xuất, các giống này khi gọt vỏ không bị thâm đen nên được bà con rất ưa chuộng Ngoài ra một số nơi như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ cũng đã nhập nội một số giống như: Hoàng Hoa, Thương Khê để trồng thử nghiệm, nhưng kết quả thu được chưa như mong muốn, có thể tại những nơi này chưa đủ độ lạnh cho sự phát triển của lê, sau đó tập đoàn các giống lê này đã được chuyển lên Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây ôn đới để tiếp tục theo dõi đánh giá, kết quả cho thấy các giống lê này phù hợp với điều kiện thời tiết trên khu vực khí hậu lạnh như Sa Pa

Hà Giang là một trong hai tỉnh có diện tích trồng lê lớn nhất cả nước với tổng diện tích năm 2020 đạt 995,6 ha (trong đó diện tích cho thu hoạch là 416,3 ha), năng suất trung bình đạt 53,1 tạ/ha, sản lượng đạt 2.211,4 tấn; sang đến năm 2021 - 2022 diện tích, năng suất và sản lượng lê của tỉnh khá ổn định

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, có địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh, có núi đá xen với núi đất, độ dốc lớn bình quân: 26 - 30 độ, một số vùng có độ cao từ 700 đến trên 1.000 m so với mặt biển nên mang đặc điểm khí hậu ôn đới, những khu vực này có thể trồng được một số loại cây ăn quả ôn đới như lê, hồng, mận, đào… Ở địa bàn vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nguồn thu nhập chính của các hộ dân nơi đây là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn Do vậy, để nâng cao đời sống kinh tế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, thì việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế về lĩnh nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực

Trang 31

trồng trọt là rất quan trọng Theo các nghiên cứu thì cây lê cần thiết hàng

năm phải tích luỹ được 300 - 400 CU (Chilling Unit- Đơn vị lạnh) Chính vì

vậy tại Bắc Kạn, cây lê đã được trồng ở một số vùng cao có mùa đông lạnh kéo dài như xã Yến Dương, Khang Ninh của huyện Ba Bể, xã Vân Tùng, Cốc Đán huyện Ngân Sơn Theo số liệu của thống kê của tỉnh Bắc Kạn, tính đến năm 2022 diện tích trồng lê của toàn tỉnh 39,8 ha giảm mạnh so với năm 2021 (là 42,9 ha)

1.3.2.1 Đặc điểm một số giống lê ở Việt Nam

Các tác giả Hoàng Ngọc Đường và cs (1996) [9] nghiên cứu cây ăn

quả đặc sản ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam, đã nghiên cứu và mô tả quả lê và mác cọt của một số tỉnh phía Bắc:

Mắc coọt nâu vàng (Sìn Hồ - Lai Châu): Quả có hình tròn, vỏ quả màu vàng, chiều cao quả 3,3 cm, đường kính quả 3,4 cm Khối lượng 50 g/quả, thịt quả màu trắng độ sạn ít, ăn có vị chua chát, tâm bì 5 chứa từ 8-10 hạt, màu sắc hạt nâu sáng

Lê xanh quả tròn dẹt (Sìn Hồ - Lai Châu): Quả có hình tròn dẹt, vỏ quả màu xanh sáng, chiều cao quả 3,1cm, đường kính quả 4,3cm Khối lượng 75 g/quả

Lê xanh quả tròn (Sìn Hồ - Lai Châu): Quả có hình tròn, vỏ quả màu xanh vàng, chiều cao quả 5,2 cm, đường kính quả 5,3 cm Khối lượng 149 g/quả, cuống dài 1,2 cm, thịt quả màu trắng, độ sạn trung bình, ăn có vị ngọt nhạt, tâm bì 5 chứa từ 8 - 10 hạt, màu sắc hạt nâu sáng

Lê xanh quả bầu dục (Sìn Hồ - Lai Châu): Quả có hình bầu dục, vỏ quả màu xanh, chiều cao quả 5,9 cm, đường kính quả 5,8 cm Khối lượng 200 g/quả

Lê nâu (Văn Chấn - Yên Bái): Quả có hình tròn, vỏ quả màu nâu, chiều cao quả 5,4 cm, đường kính quả 5,0 cm Khối lượng 150 g/quả, cuống dài 3,0 cm, thịt quả màu trắng, độ sạn rất ít, ăn có vị ngọt, nhạt, nhiều nước, tâm

Trang 32

bì 5 chứa khoảng 2 hạt, hạt màu nâu

Lê nâu (Ngân Sơn- Bắc Kạn): Quả có dạng hình tròn, vỏ quả màu nâu, chiều cao quả 5,0 cm, đường kính quả 5,2 cm Khối lượng 210 g/quả, cuống dài 4,4 cm, thịt quả màu trắn vàng, độ sạn rất ít, ăn có vị ngọt, thơm mát, tâm bì 5 chứa từ 3 - 8 hạt

Lê xanh má đào (Hà Giang): Quả có hình tròn, vỏ quả màu xanh vàngxen lẫn chút đỏ, chiều cao quả 5,2 cm, đường kính quả 6,0 cm Khối lượng 175 g/quả, thịt quả màu trắng, độ sạn rất ít, ăn nhạt và nhiều nước, tâm bì 5 chứa từ 5 - 6 hạt, màu sắc hạt nâu sáng

Giống lê Đại Hồng: Giống này có nhiều ở Lạng Sơn Cây mọc khoẻ, phân cành thưa, sai quả và có chất lượng cao được thị trường ưa chuộng Quả dài, đỉnh hơi nhọn và chính giữa lõm xuống, vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả mịn nhiều nước, cát nhỏ, vị ngọt, mùi thơm giống lê Vân Nam (Trung Quốc) Lê đen Cao Bằng: Giống này được trồng phổ biến ở các địa phương tỉnh Cao Bằng Đây là giống lai tự nhiên giữa lê và táo dại Quả nhỏ giống Mắc coọc nhưng hương vị thơm ngon hơn

Lê Sali Hà Giang: Giống được trồng nhiều ở các huyện của tỉnh Hà Giang Cây sinh trưởng phát triển tương đối khoẻ, phân cành mạnh, chống chịu điều kiện bất thuận khá; thịt quả cứng, mùi vị thơm ngon, được thị trường ưa chuộng

Giống lê xanh: Giống thường trồng những vùng có độ cao từ 600 m trở lên Cây sinh trưởng khoẻ, năng suất khá cao, tính chống chịu lạnh tốt Ra hoa vào tháng 4, chín cuối tháng 7, đầu tháng 8; khối lượng quả tương đối lớn từ 300 - 400 gram, màu sắc vỏ quả khi chín xanh mịn, dám màu hồng, vỏ nhẵn, cuống ngắn Quả có dạng bầu hoặc hình trứng Thịt quả màu trắng xốp, nhiều nước, lõi to, khi bổ ra rễ bị thâm đen Độ ngọt vừa, vị chát, khá chua

Giống lê Ngân Sơn: Giống lê nâu, chín cuối tháng 7 đầu tháng 8; Khối

Trang 33

lượng quả trung bình 180 - 340 gram, vỏ quả màu nâu, thịt quả màu trắng, cát, lõi to, tỷ lệ phần ăn được 75% khi chín quả cứng vị chát, hơi chua

Giống lê nâu: Trồng được nhiều vùng hơn so với lê xanh Ra hoa giữa tháng 3 đầu tháng 4, thu hoạch trong tháng 8 Quả nhỏ khối lượng trung bình 200 - 240 gram, vỏ quả màu nâu thô giáp, thịt quả màu trắng, nhiều cát, lõi to, bổ ra rễ bị thâm đen, ngọt vừa phải, vị chát, hơi chua Quả tròn, tròn dẹt, hình trứng ngược

Đặc điểm sinh học lê VH6: Giống lê VH6 có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống cây trồng mới từ năm 2012 [2] Lê VH6 là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu Bắc Hà, Sa Pa và một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh Lào Cai nơi có độ cao từ 500 m so với mực nước biển trở lên Thân cây non có màu xanh thân già màu nâu đâm vỏ nhẵn Lá hình elip, mép lá có răng cưa nhỏ, lá màu xanh đạm, bóng, dày và cứng Hoa ra thành chùm, mỗi chùm có 7 - 9 hoa, mỗi hoa có 5 cánh, hoa màu trắng Quả hình tròn dẹt, vỏ màu vàng nhạt, mịn và mỏng Thịt quả có vị ngọt mát, tỷ lệ phần ăn được cao, mùi thơm đặc trưng Khối lượng quả TB từ 300 - 400 gram/quả (quả to nhất đạt 700 gram/quả)

Quả chín vào cuối tháng 6 đầu tháng 7

1.4 Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt trên cây lê

1.4.1 Kết quả nghiên cứu về phân bón trên cây lê

1.4.1.1 Tình hình nghiên cứu về Nitơ (N) trên cây lê trên thế giới

Nitơ (N) từ chất hữu cơ và tàn dư phân hủy trong hầu hết các loại đất không phải lúc nào cũng sẵn có và được sử dụng Bón N cho cây lê có thể làm tăng năng suất và chất lượng quả mà không làm tăng nguy cơ thất thoát N ra môi trường Tuy nhiên những cống bố cho việc tính toán liều lượng chính xác này còn rất hạn chế

Kết quả nghiên cứu của Sete et al., (2019) [108] cho thấy: Việc bón

Trang 34

liều lượng N cao trên vườn giống Rocha đã ảnh hưởng đến số lượng quả và các chỉ tiêu năng suất Tuy nhiên, nó không làm tăng nồng độ N, K và P trong lá Nồng độ N cao nhất trong đất được quan sát thấy ở vụ mùa 2014/2015 và 2015/2016 với liều lượng N cao nhất được áp dụng là 120 và 160kg N/ha Liều lượng N bón vào đất tiết kiệm nhất là 122,0 ở vụ 2011/2012, 66,4 ở vụ 2012/2013, 22,5 ở vụ 2013/2014 và 96,0 ở vụ 2015/2016

Ảnh hưởng của việc bón phân đạm và phốt pho đến năng suất và chất lượng quả của cây lê xương rồng Opuntia ficus-indica (L.) Mill Kết quả cho thấy: để tối ưu hóa việc bón phân đạm (N) và phốt pho (P) cho cây lê xương rồng ở các vùng khô hạn, tác giả quyết định xác định ảnh hưởng của nó đến năng suất và chất lượng quả cũng như đối với môi trường thực vật Vật liệu và phương pháp: Năm băng N-P được so sánh trên cv không có gai Moussa ở khu vực Agadir: 0-0, 0-80, 40-40, 60-0 và 60-80 (tính bằng kg N/ha - kg P2O5 /ha) trong hai mùa trồng liên tiếp (2011 và 2012) Các thành phần năng suất và các đặc điểm lý hóa của quả được ghi lại khi thu hoạch Kết quả cho thấy: Mặc dù trong năm 2011 việc bón N và P không ảnh hưởng đến năng suất quả, nhưng trong năm 2012, việc bón 60N hoặc 80P một mình đã làm tăng năng suất tương ứng là +3,0 và 6,1 kg/cây so với đối chứng Kết hợp cả N và P với tỷ lệ như nhau thì thu được sản lượng tối đa là 14,9 kg/cây Bón phân có tác động tích cực đến tỷ lệ ra hoa, kích thước quả và số lượng quả, đồng thời không làm thay đổi hàm lượng cùi, hàm lượng nước quả, độ dày vỏ, chất khô của nước quả, độ pH, độ chua có thể chuẩn độ, tổng lượng đường và chất rắn hòa tan Nó cũng không thay đổi ngày ra hoa và ngày chín Băng nitơ làm tăng đáng kể số lượng chồi phát ra và chồi phát ra trên lớp phủ một năm lên gấp bốn lần Kết luận: Việc bón phân N-P có liên quan đã cải thiện đáng kể năng suất quả, số quả trên mỗi cây và kích thước quả nói

riêng (Arba et al., 2017) [24]

Trang 35

Bón phân N trước khi thu hoạch 3 tuần để cung cấp cho cây dự trữ và cho hoa vào mùa xuân năm sau mà không làm tăng quả N theo David Sugar

et al (1992) [36]

Nitơ (N) là một nguyên tố quan trọng đối với sự phát triển của thực vật, và việc cung cấp N thích hợp là rất quan trọng để đảm bảo năng suất tối ưu của cây ăn quả Việc bón phân N cho cây ăn quả thường xuyên quá mức không chỉ dẫn đến ô nhiễm môi trường mà còn làm giảm sản lượng từ cây ăn quả do độc N Để đánh giá ảnh hưởng của các nồng độ nitrat khác nhau đối với sự phát triển của thực vật, các đặc điểm hình thái của rễ và phản ứng

của các nguyên tố dinh dưỡng khác ở lê, cây giống lê (Pyrus betulifolia

Bunge) được xử lý với năm mức N Cả thiếu N và thừa N kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của gốc ghép lê Tuy nhiên, các triệu chứng khác nhau có thể nhìn thấy được đã được quan sát thấy giữa các lá và rễ được điều trị Vàng lá, kích thích kéo dài rễ, giảm hoạt động nitrat reductase và hàm lượng diệp lục được quan sát thấy trong điều kiện thiếu N Mặt khác, lá xanh đậm kèm theo hiện tượng đóng cục, ngăn cản sự kéo dài của rễ, và giảm hoạt động của nitrat reductase và hàm lượng diệp lục được hiển thị dưới chế độ thừa N Ngoài ra, không chỉ hàm lượng N mà còn cả hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng khác bị ảnh hưởng bởi phương pháp xử lý nitrat Tổng hợp lại, những kết quả này cho thấy rằng việc lựa chọn cẩn thận nguồn cung cấp phân bón N là rất quan trọng để đảm bảo cây lê sinh trưởng và phát triển

bình thường, theo Chen Guodong et al (2018) [31]

1.4.1.2 Tình hình nghiên cứu về phân kali trên cây lê trên thế giới

Nghiên cứu trên đất trồng lê ở miền Nam Brazil, kết quả cho thấy đất trồng lê tại đây là đất chua, có hàm lượng P dễ tiêu thấp và hàm lượng K trao đổi rất thấp Điều này có thể gây ra năng suất lê thấp, và vì lý do đó, bón phân lân và kali được khuyến cáo như một biện pháp an toàn để đảm bảo

Trang 36

năng suất cao hơn; theo Nava et al (2008) [88]; Nava G and Dechen A.R., (2009) [87]; Souza et al (2013) [117]

Việc sử dụng các nguồn P trong đất thúc đẩy quá trình hấp thụ photphat trong các nhóm chức của các hạt phản ứng vô cơ của đất, nhưng khi các ứng dụng liên tiếp xảy ra, năng lượng liên kết giữa photphat và các nhóm chức giảm, và cũng có thể có sự di chuyển của P trong đất (Schmidt

et al., 2013) [112] Theo cách tương tự, nhưng theo cách dễ dàng hơn, sự di

chuyển K xảy ra, miễn là lượng được thêm vào lớn hơn lượng được sử dụng bởi cây trồng, vì sự hấp phụ của nó vào các nhóm chức của các hạt phản ứng vô cơ và hữu cơ diễn ra với năng lượng liên kết thấp, tạo điều kiện thuận lợi

cho sự di cư của nó trong địa hình đất (Aminski et al., 2007) [21] Với sự

tích tụ của P có sẵn và K có thể trao đổi trong các lớp bề mặt đất và thậm chí ở các lớp sâu hơn, người ta cho rằng một phần của các chất dinh dưỡng này sẽ đến gần bề mặt bên ngoài của rễ, đặc biệt là thông qua sự khuếch tán và nếu được hấp thụ, hàm lượng của các chất dinh dưỡng sẽ tăng trong cây, và điều này có thể được chẩn đoán bằng tổng hàm lượng trong toàn bộ lá (Melo

et al., 2012) [79]

Theo Gustavo (2015) [51], trong thí nghiệm 1, hàng năm cây được bón theo tỷ lệ phân lân tăng dần (0, 40, 80, 120 và 160 kg P2O5 /ha), trong khi ở thí nghiệm 2, tăng tỷ lệ phân kali (0, 40, 80, 120 và 160 kg K2O/ha) được bón hàng năm Trong hai thí nghiệm, đất được thu thập hàng năm từ các lớp 0-10, 10-20 và 0-20 cm, đồng thời phân tích hàm lượng P sẵn có (thí nghiệm 1) và K trao đổi (thí nghiệm 2) Toàn bộ lá được thu thập hàng năm và phân tích hàm lượng P tổng số (thí nghiệm 1) và K tổng số (thí nghiệm 2) Số lượng và khối lượng quả/cây và năng suất quả được đánh giá Bón phân P trên đất trồng cây lê làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất và ở hầu hết các vụ là toàn bộ lá nhưng không ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và sản lượng quả Việc bón K trên đất đối với cây lê làm tăng hàm

Trang 37

lượng dinh dưỡng trong đất và ở hầu hết các vụ mùa là ở toàn bộ lá, nhưng hàm lượng kali trong lá lại giảm ở vụ mùa có năng suất quả lớn hơn Các yếu

tố cấu thành năng suất và sản lượng quả không bị ảnh hưởng bởi bón kali

Kali (K) trong đất không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu của

cây lê (Pyrus communis), nên việc sử dụng phân bón gốc kali là cần thiết Sete et al., (2020) [109] đã đánh giá tác động của việc bón phân kali đến

năng suất và chất lượng quả lê nhằm thiết lập mức K thích hợp trong đất và lá Các công thức bao gồm tỷ lệ bón K đối chứng, 40, 80, 120 và 160 kg K2O/ha/năm trong bốn vụ (2013 đến 2017) Số lượng quả, khối lượng và sản lượng được đánh giá, và lá được thu thập để phân tích chất dinh dưỡng Trong hai vụ trước, màu vỏ, sản sinh ethylene và tốc độ hô hấp cũng được đánh giá sau 90 ngày trong buồng chứa khí quyển có kiểm soát Sau khi bảo quản, lê được đưa vào thời hạn sử dụng là 7 ngày để đánh giá màu sắc biểu bì, sản xuất ethylene, tốc độ hô hấp, tổng độ axit có thể chuẩn độ (TTA), chất rắn hòa tan (SS) và độ cứng của bột giấy Việc bón K làm tăng hàm lượng K trao đổi trong đất, nhưng không phải lúc nào nó cũng tương quan với sự gia tăng nồng độ K trong lá và quả Liều lượng kinh tế nhất là 45,40 Kg K2O/ha trong vụ mùa 2016/2017 Không thể ước tính mức K tới hạn trong đất và lá Trái cây được sử dụng với liều lượng K cao hơn cho thấy giá trị sản xuất ethylene và tốc độ hô hấp thấp nhất, dẫn đến tăng tuổi thọ bảo quản trong phòng lạnh và trên giá, theo

Dbara et al., (2019) [37], nghiên cứu hiệu quả hấp thu kali của hai

giống lê và nồng độ của lá khi các triệu chứng thiếu hụt xuất hiện Hai giống lê (Meski Ahrech và Alexandrine) được trồng trong chậu trong điều kiện ánh sáng ban ngày bình thường trong nhà kính đã được đưa vào các biện pháp xử lý thiếu kali Xử lý không có kali làm giảm nồng độ K trong lá, hàm lượng nước tương đối, SPAD (là đại lượng đặc trưng cho diệp lục) và trao đổi khí so với đối chứng “Alexandrine” tỏ ra nhạy cảm hơn với sự thiếu hụt kali do

Trang 38

sự giảm độ dẫn chính của khí khổng (gs), quá trình quang hợp (A) và thoát hơi nước (E) so với “Meski Ahrech” chỉ làm giảm sự đồng hóa carbon (A) Sau 42 ngày xử lý, nồng độ K trên lá ở “Alexandrine” là 0,75% DM so với 1,15% DM ở “Meski Ahrech”, có vẻ như hấp thu kali hiệu quả hơn

Một thí nghiệm được tiến hành nhằm cải thiện kích thước và chất lượng của quả lê Patharnakh thông qua việc phun phân bón kali qua lá tại Đại học Nông nghiệp Punjab, Ludhiana Cây 16 năm tuổi được phun KNO3

và K2SO4 1,0; 1,5 và 2,0% trong ba lần, tức là một lần, hai và ba lần phun Lần phun đầu tiên được thực hiện vào 15 ngày sau khi nở rộ (DAFB), lần thứ hai với 30 DAFB và lần thứ ba được áp dụng ở 45 DAFB Kết quả cho thấy bón kali qua lá cải thiện đáng kể kích thước quả so với đối chứng Tương tự, số lần phun K có ảnh hưởng tích cực đến kích thước quả cuối cùng Kích thước quả tối đa được ghi nhận với ba lần phun KNO3 với tỷ lệ 1,5% Màu quả được đo bằng các giá trị 'l', 'a' & 'b', được cải thiện với các nghiệm thức K khác nhau, tuy nhiên, nghiệm thức K2SO4 cho thấy hiệu quả hơn so với nghiệm thức KNO3 Độ cứng của quả tăng lên cả về liều lượng K cũng như số lần phun cao hơn và những cây được phun K2SO4 ba lần cho quả có độ cứng cao nhất Chất rắn hòa tan được tăng lên với các phương pháp xử lý kali K khác nhau và số lượng ứng dụng và giá trị cao nhất được ghi nhận với K2SO4 ở mức 2,0% Điều trị tương tự cũng cải thiện đáng kể tổng lượng đường của trái cây Hàm lượng axit trong nước trái cây giảm không đáng kể

khi số lần phun phân K tăng lên, theo Gill Pps et al., (2012) [47]

Shen et al., (2018) [111], nghiên cứu ảnh hưởng của Kali biểu hiện

của các gen chính liên quan đến quá trình trao đổi chất và đồng hóa Sorbitol trong lá và quả lê Springer cho thấy: Kali (K +) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quả Bốn mức K2O là 0 (K0), 150 (K1), 300 (K2) và 450 (K3) kg/ha đã được áp dụng cho cây lê (Pyrus bretschneideri Rehd) ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau Kết quả cho thấy K làm tăng khối

Trang 39

lượng và năng suất cá thể quả, dẫn đến năng suất cao hơn (trung bình là 16,7%) so với K0 Nồng độ K ở lá và nồng độ sorbitol trong lá và quả đều tăng đáng kể ở cả 4 mức K2O Ở tất cả các giai đoạn phát triển, sự biểu hiện của gen sorbitol-6-phosphate dehydrogenase (PbS6PDH1), sorbitol dehydrogenase (PbSDH4 và PbSDH14), và gen vận chuyển sorbitol (PbSOT9) trong lá được điều chỉnh bởi K, trong khi PbS6PDH3, PbSDH2, và PbSOT22 được điều chỉnh thấp hơn Trong giai đoạn trái non, sự biểu hiện của PbSDH2 và PbSDH4 trong trái được điều hòa bởi K, trong khi ở giai đoạn chín thì ngược lại Trong khi đó, sự điều chỉnh tăng của PbS6PDH3, PbSDH12, PbSDH13, PbSDH14 và PbSOT22 trong quả được thúc đẩy bởi K từ giai đoạn nở to II đến giai đoạn chín, cho thấy rằng sự đồng hóa và vận chuyển sorbitol giữa nguồn (lá) và phần chìm (quả) là được điều chỉnh bởi K Kết luận, K điều chỉnh sự biểu hiện của các gen quan trọng liên quan đến chuyển hóa sorbitol ở cả nguồn và chìm, dẫn đến tích lũy đường để cải thiện chất lượng quả

Yang Han et al., (2023) [131], tái chế kali (K) hiệu quả và chuyển hóa

carbon (C) rễ cải thiện hiệu quả sử dụng K trong kiểu gen gốc ghép lê Mặc dù nitơ (N), phốt pho (P) và K là những nguyên tố dinh dưỡng chính trong thực vật, nhưng sự điều hòa cân bằng nội môi của K khác với N và P, vì nó không phải là thành phần không thể thiếu của các phân tử hữu cơ mà có mặt ở dạng tự do trạng thái (hòa tan K+) Trước đây, nhiều nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả sử dụng K và phân tích phiên mã các cơ chế phân tử của cây trồng khi phản ứng thiếu K, từ đó xác định được nhiều gen liên quan đến K

và các quá trình trao đổi chất ở thực vật (Deng et al., 2021) [38]

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng K có thể thúc đẩy quá trình quang hợp, tải và vận chuyển đường từ nguồn đến nơi tích lũy Thiếu kali có thể dẫn đến những hạn chế về khí khổng và không khí khổng đối với quá trình quang hợp

và do đó sinh trưởng của cây trồng (Gao et al., 2021) [46] Thông lượng kali

Trang 40

cũng phục vụ để điều chỉnh độ dốc điện xuyên màng, do đó điều chỉnh sự

vận chuyển Suc và chuyển vị đường dài (Dreyer et al., 2017) [41]

Nghiên cứu của Ahmed et al (2022) [18] được thực hiện trên vườn lê

xương rồng trồng trên đất đá vôi ở vùng El-Hammam, tỉnh Matrouh, trong hai vụ liên tiếp vào năm 2020 và 2021 Kết quả cho thấy: Tăng lượng đạm, lân và tỷ lệ bón kali đã cải thiện sự phát triển sinh dưỡng, số lượng quả và các đặc điểm chất lượng so với đối chứng Cao nhất tỷ lệ bón (120 g N + 60 g P + 90 g K/cây) ghi nhận rõ rệt các đặc tính vật lý tốt nhất (khối lượng quả, chiều dài, chiều rộng quả, thể tích quả, trọng lượng nước quả, trọng lượng vỏ, độ dày vỏ, khối lượng cùi/quả, số hạt/quả và hạt trọng lượng/quả) Hơn nữa, quả có các chỉ tiêu hóa học phù hợp (tổng chất rắn hòa tan, hàm lượng axit tổng số, hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số tỷ lệ chất rắn/axit, và hàm lượng axit ascorbic) Lượng bón phân hóa học kinh tế nhất nhất là bón lót 120 g N, 60 g P và 90 g K/cây ở vùng này

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân kali nitrat và đồng sunfat qua lá đến năng suất và chất lượng lê Pakistan, năm 2018–2019 cho thấy: Việc bón 2% kali nitrat cho cây lê đã cho quả nặng nhất (188,30 g), thể tích quả tối đa (203,80 cm3), năng suất quả/cây (60,13 kg) với tỷ lệ rụng quả tối thiểu (8,52 %) và tỷ lệ mắc bệnh (5,28 %), trong khi độ cứng quả tối đa (7,66 kg/cm), tổng chất rắn hòa tan (12,40o Brix), pH nước quả (5,38), hàm lượng axit ascorbic (5,56 mg/100g) trong khi độ axit chuẩn độ tối thiểu (0,41 %) đã được ghi nhận trong quả của cây được phun dung dịch kali nitrat 3% Tuy nhiên, trọng lượng quả tối đa (192,04 g), năng suất quả/ cây (59,06 kg), tỷ lệ rụng quả tối thiểu (6,75 %) và tỷ lệ mắc bệnh (3,54 %) đã được ghi nhận ở cây lê được bón dung dịch đồng sunfat 0,6% qua lá Tuy nhiên, độ cứng quả tối đa (7,53 kg/cm), tổng chất rắn hòa tan (12,38o Brix), pH nước quả (5,31), hàm lượng axit ascorbic (5,22 mg/100g) với độ axit chuẩn độ tối thiểu (0,42%) được ghi nhận ở những cây được phun dung dịch đồng sunfat 0,8%,

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan