Phát triển các nguồn nhân lực với việc phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên.doc

20 1.6K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phát triển các nguồn nhân lực với việc phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển các nguồn nhân lực với việc phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

   

Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tếlấy kinh tế tri thức, công nghệ thông tin làm động lực như hiện nay, vai trò củanhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Conngười với khả năng nắm giữ kiến thức, kinh nghiệm đã trở thành mũi nhọn cho cáccông ty, vùng lãnh thổ và các quốc gia Việc làm rõ vấn đề con người có tác độngnhư thế nào, đóng góp những gì cho quá trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội,làm sao để những đóng góp của họ hiệu quả hơn, tức xem xét con người từ góc độphát triển nguồn nhân lực đang là một vấn đề bức xúc và đòi hỏi nhiều nghiên cứutừ nhiều khía cạnh khác nhau.

Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinhtế và phát triển xã hội, là một trong những nhân tố phát triển nguồn nhân lực, làmtăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động Đối với ViệtNam cũng như các tỉnh Miền Trung-Tây Nguyên chịu tác động rất lớn của xu thếđó tới các vấn đề về lao động, tác động đến mở rộng việc làm, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động, tăng thu nhập của người lao độngtrong nhiều khu vực, ngành nghề Năng suất lao động trong nhiều khu vực, ngànhđã đạt mức cao hơn nhiều so với trước kia.

Để hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới sự phát triển kinh tế

xã hội như thế nào, em quyết định chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực vớiviệc phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên”

NỘI DUNG

Trang 2

1 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.1 Nguồn nhân lực1.1.1 Khái niệm

Khái niệm về Nguồn nhân lực (NNL) khá đa dạng và được đề cập đến từnhiều góc độ khác nhau:

Theo “Tập Bài giảng nguồn nhân lực “ của Trường Cao đẳng LĐ-XH cũngnhư giáo trình Quản lý nguồn nhân lực của Học viện Hành Chính Quốc Gia.Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động của một quốc gia trong một thời kì xácđịnh, suy rộng ra có thể đựơc xác định trên phạm vi một địa phương, một ngànhhay một vùng.

Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con ngườitích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai.(Beng, Fischer&Dornnhusch, 1995).

Nguồn nhân lực theo GS.Phạm Minh Hạc (2001) là tổng thể các tiềm nănglao động của một nước hoặc một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nàođó.

Theo Tổng cục thống kê, Nguồn nhân lực bao gồm những người trong độtuổi lao động, có khả năng lao động có tính thêm cả lao động trẻ em và lao độngcao tuổi.

Liên Hợp Quốc cho rằng, Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹnăng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước, chủ yếuxem xét nguồn nhân lực ở phương diện chất lượng con người và vai trò, sức mạnhcủa nó tới sự phát triển xã hội.

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về Nguồn nhân lực nhưng nhìn chungthì NNL được hiểu là nguồn lực về con người và theo cách nào đi nữa khi nói vềNNL đều thể hiện: khả năng lao động của một xã hội, là nguồn cung cấp sức laođộng cho xã hội, là chủ thể và là động lực của quá trình phát triển, có chu kì sốngvà chịu sự khống chế của phương thức sản xuất nhất định

Nói đến NNL phải xem xét con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của cácquá trình kinh tế, xã hội Là chủ thể, con người khai thác, sử dụng các nguồn lựckhác hiện có, đồng thời góp phần tạo ra các nguồn lực mới, để duy trì sự tồn tại vàphát triển xã hội Là khách thể, con người trở thành đối tượng được khai thác cả vềtrí lực và thể lực cho mục tiêu phát triển xã hội Hai tư cách này tồn tại không táchrời nhau, bởi lẽ khi khai thác các nguồn lực khác con người phải sử dụng trí lực vàthể lực của mình Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình quyết định mụctiêu, cách thức, nội dung và hiệu quả khai thác các nguồn lực khác Ngược lại, quátrình khai thác trí lực và thể lực ở con người đều có quan hệ với các nguồn lựckhác ở các mức độ khác nhau Với ý nghĩa đó, con người là chủ thể, vừa là khách

Trang 3

thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các quá trình kinh tế- xã hội Như vậy,NNL giữ vị trí trung tâm không chỉ trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triểnmà còn của chính sự phát triển xã hội.

Mặt khác, NNL phải được xem xét trên 2 góc độ là số lượng và chất lượng:

1.1.2 Số lượng NNL

Được xác định bởi các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng của NNL Ví dụ nhưNNL tại một thời điểm xác định là bao nhiêu, chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trămtrong tổng dân số, tăng trưởng là bao nhiêu phần trăm một năm ,các chỉ tiêu ảnhhưởng trực tiếp của quy mô và tốc độ phát triển Ở Việt Nam, độ tuổi lao độngđược quy định: Nam từ 15 đến 60 tuổi, Nữ từ 15 đến 55 tuổi

1.1.3 Chất lượng NNL

Được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiếnthức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu NNL về tuổi tác, giới tính, nghềnghiệp, phân bố theo khu vực lãnh thổ, khu vực thành thị, nông thôn…Nó khôngchỉ là chỉ tiêu trình độ phát triển kinh tế mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ pháttriển về mặt đời sống xã hội Bởi lẽ, chất lượng NNL cao sẽ tạo ra động lực mạnhmẽ hơn với tư cách không chỉ là NNL của sự phát triển mà còn thể hiện mức độvăn minh của một xã hội nhất định.

Chất lượng NNL được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Trang 4

- Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của dân cư.

Sức khoẻ là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần về xã hội chứ khôngphải chỉ đơn thuần là không có bệnh tật Nó là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữabên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần Nó được thể hiện qua thể lực, tỷlệ sinh thô, chết thô,tỷ lệ tăng tự nhiên, cơ cấu giới tính,tuổi tác…

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của người lao động.

Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đốivới những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội Trong chừng mực nhất địnhtrình độ văn hoá biểu hiện mặt bằng dân trí của quốc gia đó Trình độ văn hoá thểhiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: Số lượng người biết chữ và chưa biết chữ, sốngười có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và trênđại học Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng của NNL vàcó tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế- xã hội Trình độ văn hoá caotạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa họckỹ thuật vào thực tiễn.

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nàođó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, caođẳng, đại học và sau đại học có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc hay mộtchuyên môn nhất định Do đó trình độ chuyên môn NNL được đo bằng: tỷ lệ cánbộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại hoc, tỷ lệ cán bộ trên đại học.

- Chất lượng NNL còn được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI)Chỉ số này được tính bởi 3 chỉ tiêu chủ yếu: tuổi thọ bình quân, thu nhập bìnhquân đầu người, trình độ học vấn.

Như vậy chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển con người về mặt kinhtế, mà còn nhấn mạnh chất lượng cuộc sống và sự công bằng, tiến bộ xã hội.

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực.1.2.1 Các nhân tố liên quan đến trình độ thể chất.

Các nhân tố này có ảnh hưởng lớn tới NNL như: yếu tố di truyền, y tế, thểdục thể thao, môi trường sống của mỗi quốc gia Chẳng hạn như y tế có tác độngtới sức khỏe, sức khỏe có tác động tới chất lượng NNL cả hiện tại và tương lai.Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặcgián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao khi làmviệc Sức khỏe có thể được đánh giá ở thể lực(chiều cao, cân nặng) Điều này lạiphụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đối với người đang làmviệc thể lực của họ một mặt phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng mặt khác còn phụthuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên (đặc biệt đối với những ngànhnghề độc hại) và chính sách bảo hiểm y tế đối với người lao động.

Trên thực tế hầu hết các nước đều quan tâm đến NNL trong tương lai Thểhiện ở việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em Đây là cách thức để

Trang 5

giúp cho thế hệ tương lai phát triển tốt thể lực, lành mạnh về tinh thần do đó cũngcó đủ năng lực để nhanh chóng tiếp thu những kiến thức, kỹ năng để phát triển.Như vậy có thể nói hoạt động giáo dục và hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cótác động hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong việc cải thiện chất lượng NNL.Hay là yếu tố môi trường sống cũng vậy nếu có một môi trường sống lành mạnh,sạch sẽ thì con người cũng sẽ có điều kiện tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

1.2.2 Các nhân tố liên quan đến trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của NNL nó lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đàotạo; chính sách và biện pháp sử dụng; tập quán…

Hệ thống giáo dục đào tạo có ảnh hưởng rất quan trọng, dường như là nhân tốquyết định Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con ngườinhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời.

Giáo dục phổ thông (giáo dục cơ bản) nhằm cung cấp những kiến thức cơbản để phát triển năng lực cá nhân Giáo dục nghề và giáo dục đại học (đào tạo)vừa giúp người học có kiến thức đồng thời còn cung cấp tay nghề, kỹ năng vàchuyên môn.Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người học có thể biết được họ sẽphải đảm nhận những công việc gì? Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghềnghiệp phải như thế nào?

Giáo dục tốt là cách thức để tăng tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thứcvà sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới Nó còn tạora một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao là cơsở thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững Không những thế giáo dục cung cấpkiến thức và những kỹ năng để người dân đặc biệt là phụ nữ có thể sử dụng nhữngcông nghệ nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng Chẳng hạn tỷ lệ tử vong ở trẻem giảm xuống, tỷ lệ dinh dưỡng trẻ em tăng lên cùng với học vấn của cha mẹ,đặc biệt là người mẹ biết cách sử dụng những thức ăn giàu dinh dưỡng hơn…Vớinhững ý nghĩa trên giáo dục còn giúp bổ sung cho các dịch vụ y tế như đã nói ởtrên Một vấn đề cũng không kém quan trọng là chính sách quản lý và sử dụngnhân lực nhằm phát huy khả năng của nó Nó là các yếu tố để kích thích sản xuấtvà tạo ra động cơ mới cho người lao động Thông thường các chính sách đó đượclồng ghép vào các chính sách xã hội như: chính sách việc làm, chính sách tiềnlương, các chính sách liên quan đến phúc lợi xã hội.

1.2.3 Các nhân tố liên quan đến năng lực phẩm chất

NNL cũng chịu tác động rất lớn của các nhân tố như: Truyền thống văn hóa,tính cộng đồng và trình độ phát triển kinh tế- xã hội.

Mức sống của dân cư chỉ có thể được nâng cao một khi có nền kinh tế tăngtrưởng nhanh với năng suất lao động ngày càng nâng cao, tạo được phúc lợi xã hộilớn, mọi người lao động đều có cơ hội việc làm, có thu nhập Nếu một nước cótrình độ phát triển kinh tế xã hội cao thì chắc chắn đời sống của người dân cũngnhư người lao động sẽ được cải thiện rất đáng kể Một khi kinh tế đã ổn định thì sẽ

Trang 6

là nền tảng vững chắc cho người lao động để họ làm việc thoải mái và tập trungvào công việc.

2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Theo UNESCO: PTNNL là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luônphù hợp với sự phát triển của đất nước.Và chỉ nên giới hạnn trong phạm vi kỹnăng lao động và thích ứng với nhu cầu việc làm.

Theo tổ chức lao động thế giới: PTNNL không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độlành nghề hay gay cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn phát triển năng lực, pháttriển năng lực đó của con người đêr tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thoảmãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO): Phát triểncon người một cách hệ thống vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng của sự phát triểnmột quốc gia Nó bao gồm mội khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội như khảnăng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năngchỉ đạo thông qua giáo dục, đào tao và hoạt động thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy PTNNL là quá trình biến đổi cả về số lượng và chấtlượng, cơ cấu NNL Đó là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đónggóp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu củasản xuất Kiến thức có được nhờ quá trình đà tạo và tiếp thu kinh nghiệm, còn thểlực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế Là tổngthể các cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng NNL ( trítuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý xã hội) và điều chỉnh hợp lý số lượng NNL nhằmđáp ứng yêu cầu đòi hỏi về NNL cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giaiđoạn phát triển.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới PTNNL

Các yếu tố tác động tới PTNNL (biến đổi số lượng, chất lượng và cơ cấu củanguồn nhân lực) khá đa dạng và có thể phân theo các nhóm chính sau:Sức khỏe(dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe); Giáo dục và đào tạo; Vănhóa và truyền thống dân tộc, mối quan hệ xã hội và gia đình; Việc làm, trả công

Trang 7

thu nhập và mức sống; Sự phát triển kinh tế và biến đổi kinh tế xã hội; Lối sống vàphong cách sống; Điều tiết sinh đẻ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Hơn nữa PTNNL là những tiến bộ về chất lượng NNL của mỗi quốc gia,ngoài yếu tố chất lượng sức lao động của mỗi cá nhân sống và làm việc ở đó, cònphụ thuộc vào cơ cấu của đội ngũ lao động về ngành nghề, trình độ kỹ thuật, nănglực tổ chức, quản lý, khả năng phối hợp hành động để đạt được mục tiêu đề ra.Một cơ cấu nhân lực hợp lý, và tổ chức hoạt động tốt sẽ có tác dụng cộng hưởnglàm tăng sức mạnh của tổ chức và của từng cá nhân Ngược lại, một cơ cấu khônghợp lý, không đồng bộ và tổ chức hoạt động không tốt sẽ không phát huy được tácdụng cộng hưởng mà có khi còn làm giảm sức mạnh cả tổ chức đó và triệt tiêuđộng lực hoạt động của từng cá nhân.

Do vậy, nội dung PTNNL phải bao gồm đồng bộ cả ba mặt chủ yếu sau:Tăng cường thể lực; Phát triển trí lực và kỹ năng; Tạo môi trường việc làm và đãingộ thỏa đáng cho con người Cả ba mặt này có quan hệ mật thiết với nhau và xâmnhập lẫn nhau cho nên phải giải quyết một cách đồng bộ.

Trang 8

- Tăng cường thể lực: Đó là những chính sách chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sứckhỏe cho mọi người, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người Không chỉtập trung vào thế hệ hiện tại mà cần chú ý chăm lo cho thế hệ tương lai cải thiệnthể chất và thể lực.

- Phát triển kỹ năng và trí lực:

Trước hết cần giáo dục cơ bản, nó là nền móng, tiền đề cần thiết cho đào tạonguồn nhân lực và là một nhân tố cơ bản của phát triển nguồn nhân lực Vì vậy,trong việc đánh giá phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, trước hết người ta dựavào trình độ giáo dục phổ thông (tỷ lệ biết chữ, trình độ giáo dục phổ cập- số nămgiáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học).Tiếp theo là phải phát triển đào tạo nguồn nhân lực (phát triển kỹ năng ) Điều tiếtquy mô đào tạo chung và của từng cấp độ đào tạo khác nhau Chính sách tài chínhtrong PTNNL có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong chính sách phát triển nguồnnhân lực Đa dạng hóa các nguồn tài chính nhằm huy động ngày càng nhiều và đadạng các nguồn tài chính cho phát triển đào tạo Ưu tiên chi ngân sách nhà nướccho phát triển đào tạo nguồn nhân lực Lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để phân bổcác nguồn tài chính cho đào tạo nguồn nhân lực.

Tạo môi trường việc làm và đãi ngộ cho con người: Cần có các chính sáchthu hút và sử dụng lao động Nó sẽ tác động trực tiếp đến quá trình quản lý nguồnnhân lực Kích thích điều tiết phát triển thị trường lao động phục vụ lợi ích chungvà lợi ích của người lao động Cần có các chính sách riêng để quản lý và thúc đẩysự phát triển của các loại thị trường đặc biệt.

2.3 Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục- đào tạo.

2.3.1 Nguyên nhân phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục vàđào tạo

Đóng góp chính của PTNNL cho quá trình công nghiệp hoá chính là đào tạovà cung cấp đủ NNL đáp ứng kỹ năng và sức khoẻ Giáo dục - đào tạo là cơ sở vàlà một phương thức cho phát triển nguồn nhân lực, không chỉ góp phần nâng caotrình độ nhân lực mà còn đóng góp vào việc nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng, kếhoạch hoá dân số, tăng nguồn vốn cho xã hội Có vai trò quyết định đối với việchình thành quy mô và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Giáo dục nhìn từ góc độ PTNNL hẹp hơn so với giáo dục như một quá trìnhtồn tại trong xã hội Không phải tất cả những gì thu được trong giáo dục đào tạođều nằm trong khuôn khổ PTNNL Những kiến thức và kinh nghiệm thu nhậnđược trong quá trình giáo dục đào tạo và làm việc không sử dụng cho quá trình sảnxuất thì không nằm trong phạm vi của PTNNL Giáo dục và đào tạo chuẩn bị chocon người sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực cho lợi ích hiện tại và lợiích tương lai của đất nước Lịch sử đã chứng minh rằng trong tất cả các yếu tố tạonên sự thành công của một quốc gia, nền giáo dục của quốc gia đó là yếu tố cơbản Nhật bản là một ví dụ điển hình Coi giáo dục là cái gốc để dựng nước, Nhậtbản đặc biệt quan tâm đến giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người, khai

Trang 9

thác và sử dụng triệt để nguồn tiềm lực trí tuệ và đã rất thành công Hiện naykhông chỉ Nhật bản mà tất cả các nước đều coi trọng vấn đề giáo dục đào tạo nhưlà yếu tố then chốt để phát triển nguồn nhân lực cho xã hội Trong cuốn sách “Vềvấn đề giáp dục đào tạo” đồng chí Phạm Văn Đồng đã khẳng định “…Giáo dục làmột nhân tố có tầm quan trọng bậc nhất, góp phần làm nên không chỉ sự nghiệpcủa một con người, mà còn là động lực làm nên lịch sử của một dân tộc…”.

Giáo dục đào tạo đóng một vai trò quyết định trong việc gây dựng nguồnnhân lực- nguồn lực quý giá nhất trong các nguồn lực Nguồn lực quý giá nhất đólại do chúng ta gây dựng nên chứ không phải chuyển giao từ bên ngoài nhưchuyển giao công nghệ, không thể thu hút từ các nước phát triển như thu hút vốnđầu tư Bởi thế cần phải coi trọng giáo dục và đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”,giáo dục đào tạo phải được đi trước một bước, thậm chí đi trước nhiều bước Điềuquan trọng là phải làm sao cho giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu thấm vàomáu thịt của các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân lao động, biến nó thànhhành động thực tiễn trong cuộc sống Ngoài ra giáo dục và đào tạo còn có tác dụngthúc đẩy hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới quanh ta, về bản sắc từng dân tộc, cũngnhư sự tương đồng và khác biệt giữa nền văn hoá văn học- văn minh, các giai cấp,các quốc gia- dân tộc…nghĩa là giáo dục có vai trò mở rộng tầm nhìn, nâng caotrình độ tri thức cho người lao động, để họ có thể tiếp thu, chọn lọc tinh hoa vănhoá của nhân loại trong khi vẫn bảo tồn được tinh hoa văn hoá dân tộc.

Giáo dục- Đào tạo có vai trò quyết định đối với việc hình thành quy mô vàchất lượng nguồn nhân lực của đất nước Giáo dục là sự nghiệp chung, Nhà nướcchăm lo xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và ban hành những chính sách phùhợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; các doanh nghiệp, mọitầng lớp nhân dân có trách nhiệm tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển giáodục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục và mọi người đượctạo cơ hội tiếp cận với học vấn phổ thông và nghề nghiệp

2.3.2 Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo

Các cơ sở giáo dục, đào tạo là nơi thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho xã hộinhững con người có đủ phẩm chất, trình độ nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu củacông việc cụ thể Trong đó các trường đại học, cao đẳng nắm vai trò đào tạo conngười ở trình độ cao có thể hoàn thành một công việc theo yêu cầu, đồng thờinghiên cứu đề ra phương án tối ưu để thực hiện công việc hiệu quả hơn Như vậyvấn đề đặt ra là nhà trường trong một thời gian, một giai đoạn cụ thể phải đào tạonhững ngành nghề gì? Trình độ nào? Số lượng bao nhiêu là phù hợp? Một vấn đềcũng không kém phần quan trọng là đào tạo những chuyên ngành hẹp nào để đápứng đúng với nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, chuyên môn sâu nào để đivào nền kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Để xác địnhnhiệm vụ đào tạo cơ sở giáo dục, đào tạo tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phương, củavùng và rộng hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực Vì rằng học sinh, sinhviên tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ nơi nào có nhu cầu chứ không phải chỉ

Trang 10

ở địa phương nơi được đào tạo và khi hội nhập kinh tế thế giới thì việc làm có thểđến với người lao động bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu- khu vực nhà nước, liêndoanh, tư nhân,…Như vậy đào tạo phải đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội, đápứng đúng với yêu cầu cụ thể của nguồn nhân lực, nghĩa là liên quan đến số lượngvà chất lượng.

Việc đào tạo nguồn nhân lực nhất thiết phải nhắm vào nhu cầu về nhân lực.Người học sau khi tốt nghiệp phải được sử dụng đúng chỗ và người sử dụng phảiđược đáp ứng theo yêu cầu sử dụng Mục tiêu đào tạo phải được xác định đúng,chương trình đào tạo phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực, dođó cần có sự góp ý rộng rãi Thời gian qua chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành chưathực sự dựa trên các kết quả thăm dò nhu cầu của xã hội, việc xây dựng chươngtrình chưa đạt đến mức phù hợp với thực tiễn xã hội Tuyển sinh ngành nào có tínhthuận lợi cho công tác đào tạo, ít tốn kém, dễ thực hiện hoặc đáp ứng theo nguyệnvọng của người học chứ không phải theo nhu cầu nhân lực của xã hội, theo mụctiêu phát triển kinh tế lâu dài Do không có sự phù hợp giữa đào tạo với nhu cầunên việc bố trí việc làm có khó khăn và phần nào người lao động phải chịu làmviệc trái với ngành nghề.

Những năm gần đây, các trường đại học trên địa bàn Miền Trung-TâyNguyên đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng, chất lượng và quymô đào tạo Hầu hết các tỉnh, thành phố trên địa bàn đều có trường đại học Sựphân tầng về chất lượng đào tạo trong khu vực ngày càng rõ nét, những trường đạihọc lớn đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao bậc đại học và sau đạihọc, một số trường mới thành lập, tập trung đào tạo nghề cho số đông Các trườngđã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong khuvực.

Tuy nhiên hệ thống giáo dục đào tạo ở các tỉnh này vẫn còn nhiều bất cập cầnđược giả quyết như:

Việc phân luồng đào tạo như hiện nay còn nhiều bất cập Xuất phát từ tâm lýxã hội, ai cũng mong muốn con em vào đại học, vì vậy áp lực xã hội đối với cáctrường đại học khá nặng nề, trong khi nhu cầu nhân lực ở các bậc thấp hơn như:Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân lành nghề… lại lớn hơn nhiều Sựbất cập trong phân luồng dẫn đến tình trạng lãng phí quá lớn cả về thời gian, vậtchất của người học Tình trạng những người có bằng đại học đang làm công việccủa những người công nhân hiện nay khá phổ biến Do chưa có sự phối hợp chặtchẽ giữa nhà trường và cơ sở sản xuất trong đào tạo nhân lực, nên hiện tại các đơnvị sản xuất, các doanh nghiệp gần như sử dụng “miễn phí” nguồn nhân lực từ cáctrường đào tạo ra Chính vì không có sự hỗ trợ từ phía các đơn vị sử dụng laođộng, nên nội dung, chương trình và chất lượng đào tạo chưa thật sự gắn kết vớinhu cầu doanh nghiệp Ở bậc sau đại học, chương trình đào tạo thạc sĩ chủ yếudành cho những người nghiên cứu, trong khi đại bộ phận học xong bậc thạc sĩ lạitiếp tục gắn bó với công việc thực tiễn

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan