Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gần đây.doc

10 1.2K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gần đây.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gần đây

Trang 1

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂNKHOA KINH TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

1.LỜ NÓI ĐẦU 3

2.NỘI DUNG 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm, tác dụng của công tác hoạch định 4

2.1.2 Mục tiêu của công tác hoạch định 4

2.1.3 Vai trò của công tác hoạch định 4

2.1.4 Phân loại công tác hoạch định 5

2.2 Thực trạng của công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay 6

2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 6

2.2.2 Thực trạng của công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay 7

2.3. Đánh giá và giải pháp 8

2.3.1 Đánh giá 8

2.3.2 Giải pháp 8

3.KẾT LUẬN 9

Trang 3

1.LỜ NÓI ĐẦU.

Hiện nay vấn đề phát triển kinh tế nước ta là một vấn đề đang được nhà nước và toàn xãhội quan tâm, không chỉ riêng nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới dều chú trọng.Nhưng ở mỗi nước khác nhau thì đi bằng các con đường khác nhau, phụ thuộc vào các tiềmlực của mỗi quốc gia Đối với Việt Nam, từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấpsang kinh tế thị trường thì Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng: phát triển các doanh nghiệpvừa và nhỏ là một tất yếu để phát triển nền kinh tế Do nước ta có xuất phát thấp và đi lên từmột nước nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là nghề lúa nước, người dân có trình độ kĩ thuật thấpdo đó phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thực tiễn khách quan mà cần phải thực hiệnđể phát triển nền kinh tế đất nước.

Lí do chọn đề tài: đề tài được chọn bởi vì thông qua việc nghiên cứu đề tài chúng ta cóthể hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác hoạch định để phát triển trong hệ thống doanhnghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng Ở Việt Nam thì việc pháttriển kinh tế gắn liền với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó đề tài sẽ cho tathấy những thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó rút ra được đánh giá, giải pháp đểđưa ra các hướng đi đúng nhất, các giải pháp tối ưu nhất nhằm đưa hệ thống doanh nghiệpvừa và nhỏ nói riêng phát triển hơn và nền kinh tế nói chung.

Em là một sinh viên khoa kinh tế chuyên nghành kế toán thì việc nghiên cứu đề tài nàysẽ giúp e nhiều hơn trong công việc tương lai của mình và giúp em hiểu rõ hơn về hệ thốngdoanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta cũng như thực trạng công tác hoạch định và những tồnđọng khó khăn đang gặp phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để khắc phục những khókhăn đó để đưa nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển.

Đề tài sẽ giúp sinh viên như em nhận biết và có ý thức hơn tới sự phát triển kinh tế đất nước.Nó cũng là cầu nối giữa lý thuyết và thực tại, giữa sự phát triển kinh tế với nhiệm vụ của sinhviên.

Trang 4

2.NỘI DUNG.2.1.Cơ sở lý luận.

2.1.1 Khái niệm, tác dụng của công tác hoạch định.

Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất đểthực hiện những mục tiêu đó Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mụcđích Tất cả những người quản lý đều làm công việc hoạch định để lựa chọn sứ mạng và mụctiêu của tổ chức và những chiến lược để thực hiện mục tiêu đã đề ra cùng với việc xác địnhmục tiêu của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trên cơ sở mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hoạch định có thể được định nghĩa trên phương diện chính thức (viết ra giấy)hoặc phi chính thức (không viết ra giấy).

Tác dụng của hoạch định: một tổ chức ó thể tồn tại và phát triển được khi đồng thờithích nghi với sự thay đổi, duy trì được mức độ ổn định cần thiết tối thiểu hóa với sự hỗn loạnvà xây dựng được một ý thức về kỉ cương nội bộ Do đó, trong điều kiện môi trường kinhdoanh ngày nay thay đổi rất nhanh chóng, nếu thực hiện tốt quá trình hoạch định thì quá trìnhhoạch định có thể đem lại cho tổ chức các lợi ích quan trọng là:

- Nhận diện các thời cơ kinh doanh trong tương lai.

- Dự kiến trước và tránh khỏi những nguy cơ, khó khăn trong tương lai.

- Triển khai kịp thời các chương trình hành động của tổ chức để ứng phó kịp thời vớisự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Khi mà một tổ chức đã thực hiện và tận dụng được những lợi ích cơ bản này tổ chức sẽcó cơ hội tốt hơn để đạt được những mục tiêu đã định.

2.1.2 Mục tiêu của công tác hoạch định.

Mục tiêu là nền tảng của hoạch định: Mục tiêu là những mong đợi mà nhà quản trịmuốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình, là phương tiện để đạt tới sứ mạng củamình Mục tiêu phải được diễn đạt cả về định tính lẫn định lượng điều gì cần đạt được, đạtđược bao nhiêu, và khi nào đạt được

- Phân loại mục tiêu:

+ Mục tiêu thật và mục tiêu công bố + Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn + Mục tiêu định tính và định lượng.

- Vai trò của mục tiêu: mục tiêu thường là những mốc cụ thể, linh hoạt, phát triển từngbước hướng đến mục đích lâu dài của tổ chức Vì quản trị kinh doanh hoặc phi kinh doanhdược xem như là cơ cấu có tính cách tĩnh vừa là quá trình hoặc tiến trình có tính cách độngcính vì vậy vai trò của mục tiêu thể hiện trên hai mặt:

+ Mặt tĩnh tại, khi xác định cụ thể các mục tiêu mà tổ chức theo đuổi, đặt chúnglàm nền tảng của hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản trị.

+ Mặt động, khi hướng đến mục đích chiến lược lâu dài của tổ chức, theo ýnghĩa này, các mục tiêu quản trị không phải là những điểm mốc cố định, mà là linh hoạt pháttriển với những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiệncó và sẽ có của tổ chức Như vây, với tính cách động này các mục tiêu giữ vai trò hết sứcquan trọng đối với các tiến trình quản trị, quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình này.

2.1.3 Vai trò của công tác hoạch định.

- Cho biết hướng đi của tổ chức, tương lai của tổ chức Công tác hoạch định của nhà

quản trị vạch ra con đường đi cho tổ chức trong tương lai, định hướng cho tổ chức đi trên conđường đã vạch ra để tổ chức không đi lệch hướng và đi sai con đường đã lựa chọn, từ đó sẽthấy được tương lai của tổ chức sẽ ra sao nếu tổ chức đi đúng con đường mà nhà quản trị đãlựa chọn.

- Là công cụ phối hợp hoạt động của các thành viên trong tổ chức Nhờ có hoạch định

mà việc phối hợp nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức có hiệu quả hơn,bởi vì hoạch định chỉ

Trang 5

rõ hướng hoạt động cho cả nhà quản trị và các thành viên khác trong tổ chức thông qua việcấn định rõ các mục tiêu quản trị.

- Tập trung, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức Khi thực hiện

công tác hoạch định nhà quản trị sẽ tập trung, thống kê, tổng hợp và phân tích các nguồn lựcmà tổ chức có để từ đó phân bổ các nguồn lực cho phù hợp với mỗi loại nguồn lực, như vậyviệc sử dụng các nguồn lực sẽ thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn.

- Trong môi trường kinh doanh đầy biến động sẽ tạo ra các thời kì biến động khác nhau,

vì vậy nhà quản trị sẽ xác định được các nguồn lực trong các thời kì khác nhau để lập công táchoạch định cho mõi thời kì giúp việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực của tổ chức đạt đượchiệu quả.

- Chủ động thích nghi ứng phó với các yếu tố bất định trong tương lai Công tác hoạchđịnh giúp cho tổ chức đối phó kịp thời với sự bất ổn định trong nội bộ tổ chức cũng như môitrường bên ngoài.

- Là khâu nối và nền tảng cho các chức năng còn lại Hoạch định tốt là cơ sở cho việcthực hiện tốt các chức năng quản trị khác, giảm bớt các hoạt động trùng lặp và dư thừa Mộtdoanh nghiệp hoạch định tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạt động, việc dựliệu biến động của môi trường được đối phó tốt hơn và tất nhiên ngược lại nếu doanh nghiệphoạch định kém sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động của tổ chức.

- Công tác hoạch là thước đo nguồn lực của nhà quản trị Khi nhà quản trị thực hiện

công tác hoạch định cho tổ chức thì nhà quản trị phải nắm được trình độ, năng lực làm việccủa các cá nhân, nhân viên trong tổ chức để phân chia công việc cho phù hợp nhằm thực hiệnđược các mục tiêu đã đề ra Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các mục tiêu mà nhà quảntrị đã đề ra trong hoạch định thì dựa vào kết quả đạt được nhà quản trị sẽ đánh giá được cácnguồn lực của tổ chức hay nói cách khác “ công tác hoạch định là thước đo nguồn lực của nhàquản trị”.

2.1.4 Phân loại công tác hoạch định.

Dựa vào các đặc điểm khác nhau mà người ta có các cách phân chia các loại hoạchđịnh, người ta có thể phân loại hoạch định theo các cách phân loại sau:

2.1.4.1.1 Hoạch định chiến lược.

- Khái niệm: Là quá trình xác định nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức vàcác nguồn lực có thể huy động được.

- Chức năng:

+Định hướng cho hoạt động của tổ chức.

+Đảm bảo thế chủ động khi tiến công cũng như phòng thủ.

+Huy động, khai thác và tập trung sử dụng những thế mạnh trong tổ chức.+Đảm bảo thích nghi với mọi điều kiện và sự thay đổi cuả môi trường.+Phòng ngừa những rủi ro, nguy cơ và tận dụng cơ hội

+Xây dựng , phát triển thế và lực mọi nguồn tài nguyên trong tổ chức.- Nhiệm vụ:

+Xây dựng các kế hoạch dài hạn mang tính quan trọng và quyết định làm nềntảng để triển khai các hoạt động thường xuyên, lâu dài ở một tổ chức.

+Vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện các loại chiến lược và sách lược chứcnăng.

+Phối hợp hoạt động chiến lược giũa các bộ phận với nhau- Các công cụ hoạch định chiến lược:

Trang 6

+Ma trận phát triển_tham gia thị trường( BCG ).+Ma trận SWOT.

+Sử dụng các nguồn lực đã được phân bổ để hoàn thành nhiệm vụ đã đươc đề ra.

2.1.4.1.3 Hoạch định dài hạn và trung và ngắn hạn:

- Hoạch định dài hạn: Hoạch định dài hạn là những hoạch định kéo dài từ 1 đến 5 năm.Những kế hoạch này nhằm đáp ứng các điều kiện thị trường, mục tiêu tài chánh, và tàinguyên cần thiết để thi hành sứ mạng của tổ chức Hoạch định dài hạn mang tính chiến thuậtnhằm giải quyết những mục tiêu trên một địa bàn hoạt động nhưng mang tầm ảnh hưởng đếnhoạch định chiến lược.

- Hoạch định ngắn hạn: Hoạch định ngắn hạn là những kế hoạch cho từng ngày, từngtháng hay từng năm Quản trị viên lập kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành những bước đầu hoặcnhững khâu việc trong tiến trình dài hạn đã được dự trù Nói cách khác, kế hoạch ngắn hạnnhắm đến việc giải quyết những vấn đề trước mắt trong một phạm vi công tác giới hạn hoặcmột khâu việc trong một guồng máy điều hành.

Bảng so sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiêp.Hoạch định chiến lược Hoạch định tác nghiệp Khái niệm Là quá trình xác định nhằm

đạt được các mục tiêu dàihạn của tổ chức và cácnguồn lực có thể huy độngđược

Là những hoạch định liên quanđến việc triển khai các chiếnlược trong những tình huống cụthể trong thời gian ngắn.

Mục đích Đảm bảo hiệu quả và sự

tăng trưởng trong dài hạn Phương tiện để thực thi các kếhoạch chiến lượcĐặc tính Tồn tại và cạnh tranh Hoàn thành các mục tiêu cụ thểThới gian Dài hạn( thường 2 năm

Nhân viên và các nhà quản trịcấp trung gian

Mức độ chi tiết Thấp về mức độ chuẩn hóa.Cô đọng và tổng thể

Cụ thể và chi tiết

2.2 Thực trạng của công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện

2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Khái niệm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặtvốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứvào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có sốlượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chíriêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình Ở Việt Nam, theo Nghị định số

Trang 7

56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàngnăm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người laođộng được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanhnghiệp vừa(1).

- Vai trò: trong nền kinh tế nước ta loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ là một loại hình

mới xuất hiện nhưng lại phát triển rất mạnh mẽ Tính đến năm 2009 thì nước ta có 350.000(4)doanh nghiệp, nhưng trong số đó thì có đến 95%(4) trong tổng số là doanh nghiệp vừa và nhỏ,như vậy vai trò của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ là cực kỳ to lớn trong nền kinh tế nướcta.

2.2.2 Thực trạng của công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

Công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay chưa thực sựnhận được sự quan tâm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc thực hiện công tác hoạchđịnh để vạch ra các mục tiêu, phương pháp, phương hướng hay cách thức để thực hiện cácmục tiêu đề ra chưa được chú trọng Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện naycó rất ít doanh nghiệp thực hiện tốt việc hoạch định cho doanh nghiệp mình, mà nếu có thìcũng còn rất mơ hồ hoặc là chỉ chú trọng vào việc hoạch định cho doanh nghiệp trong thờigian ngắn tức là trong ngắn hạn, còn việc hoạch định vạch ra mục tiêu thực hiện và hướng đếntrong dài hạn thì hầu như là rất ít Các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu được tầm quan trọngcủa công tác hoạch định trong doanh nghiệp Chính vì việc chưa thực hiện tốt công tác hoạchđịnh trong doanh nghiệp nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta tuy phát triển nhanh nhưngchưa bền vững, còn có rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong cuộc chiến trên thị trường cạnhtranh khốc nhiệt như hiện nay.

Nguyên nhân mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn chưa thực hiên tốt công táchoạch định trong doanh nghiệp Việc đó sẽ được phân tích và làm rõ qua việc phân tích làmrõ các đặc điểm của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ ỏ nước ta như sau:

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kì sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp thường ngắn, dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiệncho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả(2) Đây là một tronh những điểm mạnh của hệ thốngDNVVN, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc hoạch định trongdoanh nghiệp chưa được chú trọng, do có vốn ít chu kì kinh doanh ngắn nên chủ các doanhnghiệp thường xem nhẹ việc hoạch định trong tương lại của doanh nghiệp, chính vì chu kìkinh doanh ngắn nên mục tiêu của doanh nghiệp thường không rõ ràng, chủ yếu là hoạch địnhtrong ngắn hạn tức là hoạch định tác nghiệp là phần lớn, còn việc hoạch định chiến lược trongdài hạn thì hầu như chưa được nhắc đến.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành

phần kinh tế Sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng phong phú nhưng số lượngkhông lớn nên chỉ cần sản phẩm không thích ứng với nhu cầu của thị trường, với loại hìnhkinh tế xã hội này thì nó sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn khác trong việc chuyển hướngsang loại hình khác cho phù hợp với thị trường(2) DNVVN có tính năng động cao trước

những thay đổi của thị trường, có khả năng chuyển hướng mặt hàng nhanh Đây cũng là mộtnhuyên nhân khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn còn chưa chú trọng nhiều tớiviệc xây dựng một thương hiệu cho riêng mình và một loại sản phẩm đặc trưng cho doanhnghiệp mình, các doanh nghiệp vẫn chưa xác định được lợi ích lâu dài của việc tạo mộtthương hiệu trong lòng người tiêu dùng Chính vì thế công tác hoạch định dài hạn trong cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tức là hoạch định chiến lược chưa thực sự được đánh giá và thựchiện tốt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xác định được mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệpmình từ đó chưa có phương pháp thực hiện đúng đắn để đạt được mục tiêu đề ra, các doanhnghiệp vừa và nhỏ mới chủ yếu hướng đến mục tiêu ngắn hạn là đạt được càng nhiều lợinhuận trước mắt càng tốt.

Trang 8

- Bên cạnh các nguyên nhân trên thì còn có một nguyên nhân được coi là rất quan trọngảnh hưởng tới thực trạng thực hiên công tác hoạch định trong các doang nghiệp vừa và nhỏ ở

nước ta là: Năng lực kinh doanh và năng kực quản lí của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ

còn thấp và rất nhiều hạn chế DNVVN là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ, kĩ năngcủa nhà quản trị, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như người lao động còn hạn chế.các chủdoanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh cá nhân hay giađình đứng lên thành lập với số vốn ít ỏi, quy mô vốn nhỏ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏkhông có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm trang thiết bịcông nghệ tiên tiến, hiện đại Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sảnphẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém(2) Dẫn đến nguy cơ thất bại trong thịtrường cạnh tranh tăng lên Doanh nghiệp từ đó cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìmkiếm thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác Marketingcòn kém hiệu quả Năng lực kinh doanh hạn chế nhận thức chưa đúng, chưa hiểu được điểmmạnh điểm yếu của doanh nghiệp chưa năm bắt được, chưa tận dụng và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực mà doanh nghiệp có Năng lực quản lí thấp, chưa phát huy được nguồn năng lực vàsự phấn đấu của các nhân viên Công nhân trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực chưa đượctận dụng và phát huy tối đa.

- Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi cótrình độ chuyên môn cao và kĩ năng quản lí tốt chưa nhiều phần lớn các chủ doanh nghiệp tưnhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lí còn thiếu kiến thức về kinh tế xãhội.

- Thực trạng việc thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tốtvà chưa thực sự quan tâm có thể giải thích thêm như sau:

+ Do không có thời gian: ở các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp

thường là người điều hành trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu đượcgiành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày và hầu nhưkhông còn thời gian để quan tâm tới việc hoạch định dài hạn.

+ Do không quen với việc hoạch định chiến lược : có nhiều chủ doanh nghiệpchưa nhận thức được công dụng của hoạch định chiến lược hoặc họ cho rằngchiến lược không có liên quan nhiều đến tình trạng kinh doanh của họ.

+Do thiếu kỹ năng: các chủ doanh nghiệp nhỏ, do hạn chế về trình độ nênthường thiếu những kỹ năng cần thiết để bắt đầu hoạch định một chiến lược,ngoài ra họ cũng không muốn tốn tiền để thuê tư vấn.

+Do thiếu niềm tin: có nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với nhữngthông tin quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của họ và họ thấykhông thoải mái khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình chonhân viên hoặc người ngoài(3).

2.3.Đánh giá và giải pháp.2.3.1 Đánh giá.

Từ những phân tích về thực trạng của công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa vànhỏ ở nước ta tôi rút ra đánh giá như sau:

- Việc thực hiện công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiệnnay đang còn rất là yếu, các chủ doanh nghiệp hay gọi cách khác là các nhà quản trị trong hệthống doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn chưa thực sự quan tâm và chú trọng vào công táchoạch định Họ chưa thực sự nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc lập công táchoạch định cho doanh nghiệp.

- Phần lớn các nhà quản trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do trình độ năng lực và kĩnăng quản lí chưa tốt dẫn đến việc thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp mìnhcòn chưa rõ ràng, chưa xác định được rõ ràng sứ mạng của doanh nghiệp, mục tiêu của doanhnghiệp, chưa vạch ra được cho doanh nghiệp một đường lối hoạt động và phương pháp hoạt

Trang 9

động để đạt được mục tiêu đã đề ra một cách cụ thể Các mục tiêu cũng như chiến lược kinhdoanh trong dài hạn vẫn còn ít được quan tâm và thực hiện, nếu có thực hiện thì cũng đangcòn rất nhiều thiếu sót, chưa đem lại hiêu quả cao.

- Chính vì các nguyên nhân và thực trạng trên đã góp một phần lớn dẫn đến hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự tốt, mặc dù các doanh nghiệpvừa và nhỏ phát triển rất nhanh nhưng vẫn còn chưa mạnh, chưa thể đủ sức để đối đầu với cáckhó khăn khi kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay Nhiều doanh nghiệpvừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong kinh doanh và cũng rất nhiều doanh nghiệp không thểchịu đựng được khó khăn đành phải phá sản Cụ thể là trong năm 2008 nhiều dự báo đã nói là

trong năm 2009 sẽ có 80%(4) doanh nhiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn có thể bị phá sản, trongkhi đó có đến 95% (4) trong tổng số 350.000(4) doanh nghiệp của nước ta, tức là có đến 266.000doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn và bị phá sản trong tổng số 332.500 doanh ngiệp vừavà nhỏ ở nước ta Đây là một con số không hế nhỏ cho thấy việc các doanh nghiệp vừa và nhỏở nước ta phát triển nhanh nhưng không mạnh.

Với thực trạng như hiện nay thì trong một vài năm tới đây thì việc công tác hoạc địnhtrong doanh nghiệp sẽ được các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến nhiều hơn, thực hiệntốt hơn hiện nay nhưng để đạt được như mong muốn thì vẫn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cácnhà quản trị nố lực nhiều, còn cho đến bây giờ thì việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khókhăn trong việc thực hiện công tác hoạch định vẫn là một vấn đề khó giải quyết.

2.3.2 Giải pháp.

Từ thực trạng côn tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta còn yếu, cònbộc lộ nhiều yếu kém và thiếu sót, chưa được thực hiện tốt và có hiệu qủa cao Trình độ nănglực quản lí còn thấp do việc tiếp cận với việc hoạch định chưa lâu thì việc tìm ra giải pháp đểcải thiện là một việc không dễ và không phải là việc một sớm một chiều Muốn làm được điềunày thì trước tiên phải nâng cao tầm nhận thức của các nhà quản trị, các chủ doanh nghiệp vềvai trò của việc lập hoạch định, thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp của mình.Phải nâng cao nhận thức cho các nhà quả trị về lợi ích của việc thực hiện hoạch định trongdoanh nghiệp của mình coi đó là một việc tất yếu được xác định đầu tiên khi nói đến kế hoạchphương châm, mục tiêu của doanh nghiệp làm cho các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏhiểu rằng việc hoạch định trong doanh nghiệp không phải chỉ danh cho các doanh nghiệp lớn,các công ty hàng đầu mà đây là một phần bắt buộc khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động cũngnhư trong việc điều hành hoạt động của mọi doanh nghiệp từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệpvừa và nhỏ cho đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hơn nữa là là các cở sở sản xuất kinhdoanh Như vậy phải tăng cường công tác giáo dục cho thế hệ trẻ, thế hệ là chủ nhân tương lạicủa đất nước về kinh doanh về vấn đề hoạch định trong các doanh nghiệp vào sâu thuộc cácbộ môn kinh tế và rộng hơn nữa Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về công tác hoạch địnhtrong doanh nghiêp nhiều mục tiêu hướng đến chủ yếu là các nhà quản trị các chủ doanhnghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.

3 KẾT LUẬN.

Qua việc nhiên cứu đề tài “thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa vànhỏ Việt Nam giai đoạn gần đây” tôi đã nắm được thực trạng của vấn đề hiện nay, từ đó hiểuđược xu hướng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nguyên nhân làm cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ viêt nam gặp khó khăn trong canh tranh trên thị trường hiện nay quađó tôi rút ra một só kết luận cơ bản là:

- Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đang cònchưa được quan tâm nhiều, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang coi việc hoạch định trongdoanh nghiệp là công việc chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, các công ty, tập đoàn lớn chứkhông phải và chư cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc hoạch định chưa đượcthực hiện nhiều trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải tăng cường đẩy mạnh việc nângco nhận thức của công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn nữa.

Trang 10

- Việc thực hiện chưa tốt công tác hoạch định trong doanh nghiêp đã khiến cho nhiềudoanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong thời kì hội nhập hiện nay vàkhi đối đầu với những khó khăn trong quá trình hoạt động và cạnh tranh.

- Trong thời gian tới việc thực hiện công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏsẽ được quan tâm nhiêu hơn nhưng để thu được hiệu quả cao như mong muốn thì phải thựchiện trong thời gian dài Cần nhiều hơn các nhà quản trị các chue doanh nghiệp vừa và nhỏgiỏi, trình độ năng lực cao hơn.

http://www.ceohcm.com/phat-trien/hoach-dinh-chien-luoc-trong-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-(4)_Phạm Dương NLĐ(2008),Năm 2009 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản,[

http://cafef.vn/20081221084337197CA36/nam-2009-nhieu-dn-nho-va-vua-se-pha-san.chn,21/12/2008].

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:48

Hình ảnh liên quan

Bảng so sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiêp. - Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gần đây.doc

Bảng so.

sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiêp Xem tại trang 6 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan