pH thay đổi theo ngày đêm

11 4.4K 2
pH thay đổi theo ngày đêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

các ảnh hưởng của pH trong ao nuôi tôm. cách sử lý pH cao, pH thấp, pH thay đổi theo ngày đêm, một số diều kiện gây ảnh hưởng đến sự biến động của pH, ổn định ph trong ngày đêm, pH không giao động quá một trong một ngày đêm

SỰ BIẾN ĐỘNG PH TRONG AO NUÔI THỦY SẢN . NÊU CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ pH THẤP TRONG AO NUÔI THỦY SẢN A. SỰ BIẾN ĐỘNG pH TRONG AO NUÔI Câu 1 . Người hỏi: Cho biết cách quản lý pH trong ao nuôi tôm? Người trả lời: Các yếu tố chất lượng nước thường được giám sát trong các ao nuôi thường xuyên là độ pH, độ mặn DO, sự phong phú của sinh Các yếu tố chất lượng nước thường được giám sát trong các ao nuôi thường xuyên là độ pH, độ mặn DO, sự phong phú của sinh pH trong nước ao rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới tôm nuôi, pH trong ao nuôi tôm tốt nhất là từ 7,8 - 8,2. Trong ao nuôi tôm giá trị pH được đo vào buổi sáng (6 - 7 giờ) và chiều (16 - 17 giờ), Theo qui luật pH buổi sáng thường thấp hơn buổi chiều. Sự dao động pH trong ngày cho phép nhỏ hơn 0,5 đơn vị, nếu dao động trong ngày lớn hơn 0,5 đơn vị/ngày phải can thiệp bằng hóa chất hoặc thay nước, giảm khoảng cách dao động xuống. Nguyên nhân làm pH giao động lớn trong ngày chủ yếu là: - Do độ kiềm trong ao qúa thấp, nhỏ hơn 80mg/lít - Do tảo phát triển qúa nhiều, độ trong nhỏ hơn 25cm. - Vùng đất phèn pH < 4 khi cải tạo ao không bón đủ lượng vôi CaCO3, thời gian nuôi pH hay biến động lớn, dù có bổ sung Dolmite. Cần xác định rõ nguyên nhân dao động để khắc phục hiện tượng pH biến động lớn trong ngày. - Khi độ kiền thấp hơn 80mg/l, độ trong > 25cm, cần bón Dolomite nâng độ kiềm > 80mg/l, bón 7 - 12kg/1.000m2/ngày cho đến khi kiểm tra độ kiềm đạt tiêu chuẩn. - Khi màu nước đậm, độ trong đo được < 25cm, cần diệt bớt tảo bằng hóa chất và thay nước giảm bớt lượng tảo trong ao. Khi pH cao quá trên 9, bón các hóa chất có nguồn gốc từ axít hữu cơ như Axít Acetic, hay đường pH sẽ giảm nhanh Nhưng sau đó phải giải quyết bản chất của việc tăng pH như đã nêu ở trên. - Ao nuôi xây dựng trên vùng đất nhiễm phèn do mưa lớn kéo dài, phèn trên bờ ao trôi xuống làm pH có khi giảm xuống nhỏ hơn 7, có lúc xuống nhỏ hơn 5. Ao nuôi xây dựng trên vùng trung triều, các tháng triều cường nước ao nuôi thấp, phèn trong bờ ao bị đẩy vào ao. Sử dụng vôi Ca(OH)2 hòa tan trong nước rải đều trên mặt ao, lượng sử dụng 4 kg/1.000m2/lần, cách 3 giờ/lần cho cho đến lúc kiểm tra pH > 6,5 (trường hợp nguy cấp), ngày hôm sau kiểm tra lại pH nếu còn thấp tiếp tục bón vôi nâng dần pH lên cho tới khi đạt giá trị > 7. Phòng ngừa pH xuống thấp cần rải vôi trên bờ ao, sau 1 trận mưa tiếp tục rải tiếp, vôi có tác dụng trung hòa phèn trước khi nước mưa chảy xuống ao nuôi. Lưu ý: pH thấp dễ dàng nâng lên, pH cao rất khó hơn trong việc hạ xuống thấp. - Vùng đất có pH > 6,5 cải tạo ao ban đầu không nên sử dụng vôi, nếu sử dụng khi gây màu nước pH sẽ tăng cao không có lợi, chỉ sử dụng Dolmite khi độ kiềm trong nước < 80mg/l. Câu 2. pH ao nuôi quá cao kéo dài phải làm sao để giải quyết tình trạng này ? Người hỏi : Ao Tôi nuôi tôm thẻ chân trắng được 50 ngày tôm hiện tại rất nhiều cỡ, TB khoản 250 con/kg, trước đây màu nước tốt, cách đây khoản 9 ngày màu nước trở đục và chuyển sang màu nâu đỏ cho đến nay, nước rất đục, buổi trưa có rất nhiều bọt không tan và màng nhầy nổi mặt, pH chiều rất cao, đã xử lý nhiều cách, thay nước, tạt zeolite, đánh mật đường, tạt giấm ăn nhưng không hết.? Người trả lời nói: Mực nước của ao nhà bạn như thế nào. pH chiều rất cao là cao bao nhiêu. Mật độ thả của bạn là bao nhiêu. Người hỏi nói : Ao tôi 1800m2. Mực nước 1m -> 1.2m. mật độ thả 100 con/m2; Độ mặn 13 o/oo; độ kiềm 180, oxy >4mg/l; pH sáng 8.2 chiều 8.7 đến 9.0. Xin được tư vấn có cách nào hạ pH và tình trạng tôm tôi thế nào? Người Trả lời: câu này có 2 ý - Về pH như vậy là quá cao cần phải hạ xuống  Anh thử dùng giấm 4 lit/1000 m3. Cộng với đường cát trăng 2kg/1000m3, kết hợp tạt vào buổi trưa 2kg c tat/1000m3, tôm ăn yếu anh nên trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn với liều 5g/1kg thức ăn.  Theo a diễn tả, thì ao tôm a có biến động lớn về môi trường. Để giảm pH nước thì thay nước, đánh mật đường, tạt vôi sunfatcanxi (CaSO4 chứ không pải CaCO3) hay đánh vi sinh liều cao (zeo không làm hạ pH, còn dùng giấm thì tốn tiền quá).Có thể a làm không đạt yêu cầu nên pH không hạ như ý được. A nên đánh vi sinh liều cao + đường mật như sau: Dùng nửa gói (khoảng 100g) vi sinh Epicin pond pha với 30 lít nước trộn chung với 5 kg đường mật, khuấy cho mật tan hết. Dùng máy sục khí mini, sục hỗn hợp này 2 giờ liên tiếp rồi tạt xuống ao tôm, mở máy chạy quạt. Nên đánh sau cử ăn chiều, vì lúc này oxy trong ao cao nhất, hiệu quả cao nhất Khi pH giảm, tiếp tục tạt vôi CaCO3 15kg/1000m2 + 10 kg dolomit/1000m2 vào lúc 9 giờ sáng, cho đến khi ao lên màu tảo lục trở lai. Khi đó pH sẽ ổn định, và chênh lệch sáng chiều không cao Tăng cường sức khỏe tôm bằng các sản phẩm nâng cao sức khỏe, định kì 5 ngày lần (tạt trực tiếp xuống ao). Nhất là các vitamin tổng hợp - Về nước ao rất đục nguyên nhân là do tảo phát triển quá mứcvà chất hữu cơ trong ao quá nhiều cần phải cắt tảo . • Dùng Formol hoặc đường cát hoặc Acid acetic với nồng độ như sau: + Formol 6-10 lít/ha, liên tục mỗi ngày từ 9-10h sáng. Dùng ở 1/3 ao cuối gió cho đến khi pH < 8.5. + Đường cát: 2-5 kg/1000 m3, lúc 9-10h liên tục đến khi pH <8.5. + Acid acetic 0.5-2.0 lít/1000 m3 lúc 10-12h • Sau đó vớt xác tảo, Zeolite (100-200 kg/ha) để hấp thụ NH3, H2S ở đáy. • Định kỳ sử dụng BRF2 và bón đường cát 0.5-1 kg/1000m3 để gây lại màu. Nếu pH vẫn cao hơn 8.5 thì không cần bón vôi, nếu thấp hơn dùng CaCO3 hoặc Dolomite 20-30kg/ha/lần. • Nếu tảo dày, pH <8, dùng BKC 0.4-0.6 mg/m3 ( 0.4-0.6 lít/1000 m3) ở 1/3 ao cuối gió, sau đó vớt hết xác tảo. Câu 3. pH nước ao nên cao hay thấp trong tháng nuôi đầu? Người hỏi : pH có liên quan gì đến tình trạng bệnh hoại tử gan tụy? Trong tháng nuôi đầu thì cần giữ pH cao hay thấp? Người trả lời : Trước tiên, chúng ta cùng xem xét pH sáng sớm cao và thấp có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe tôm nuôi trong tháng đầu. pH sáng sớm cao (7,8 - 8,0) pH sáng sớm thấp (7,3 - 7,7) Tôm lột xác bình thường Nếu có bệnh thì lượng tôm chết sau lột xác giảm đáng kể Tôm bị ép lột xác nhiều lần à tôm yếu dễ nhiễm bệnh Giảm độ độc H2S Tăng độ độc H2S Độ độc H2S tăng ở ao đất cũ, ao vùng phèn, rừng ngập mặn (vùng ĐBSCL) Thuận lợi cho Vibrio phát triển à kiểm soát bằng thuốc sát trung và vi sinh (PondPlus®, PondDtox®, Virkon® A) Gây bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước Nâng và giữ độ kiềm tốt hơn Khó nâng và giữ độ kiềm Lưu ý: Do pH sáng sớm thường là pH thấp trong ngày nên giá trị của nó được xem là pH tối thiểu trong ao. Trong tháng đầu (hoặc 45 ngày đầu), tôm lột xác nhiều lần vì thời gian giữa 2 lần lột xác ngắn, chỉ từ 1,5-5 ngày/lần. Nếu pH thấp (7,3-7,7), tôm có xu hướng bị ép lột, tôm chưa tích lũy đủ vật chất và năng lượng mà phải lột xác nên trở nên yếu và rất dễ nhiễm bệnh, nếu vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tấn công sẽ gây hoại tử gan tụy. Như vậy, người nuôi nên giữ pH tối thiểu hay pH sáng sớm từ 7,8-8,0 trong suốt tháng nuôi đầu sẽ hỗ trợ cho việc phòng bệnh hoại tử gan tụy tốt hơn. Câu 4. Người hỏi : Làm thế nào để duy trì pH sáng sớm cao (7,8 - 8,0) trong tháng nuôi đầu ? Người trả lời: Trong suốt tháng nuôi đầu độ kiềm tối thiểu phải đạt 100 ppm (trước đây chỉ yêu cầu 80 ppm, nhưng từ khi bệnh hoại tử gan tụy, các chuyên gia cho rằng mức tối thiểu là 100 ppm). Trước tiên, muốn pH ổn định thì phải có độ kiềm tốt và có hệ đệm vững chắc. Muốn được như vậy nên bổ sung khoáng cao cấp Stomi® 3 kg/1.000 m3, và trong tháng nuôi đầu, định kỳ 2- 3 ngày dùng Stomi® 0,5-1 kg/1.000 m3 (nếu chỉ dùng vôi/dolomite thì độ kiềm sẽ không ổn định và kéo theo pH biến động). Sau đó, tùy từng vùng mà người nuôi cần kiểm soát pH như sau: - Đối với ao đất ở vùng phèn, vùng rừng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long: đất phèn độ kiềm thường thấp nên khó kéo pH lên cao ở tháng đầu, người nuôi cố gắng giữ pH tối thiểu hay pH sáng sớm là 7,8. - Đối với ao lót bạt vùng miền Trung: nước bơm từ giếng khoan gần biển có độ kiềm khá tốt, người nuôi cần giữ pH tối thiểu hay pH sáng sớm là 8,0. Cách thông thường để kéo pH lên nhanh là sử dụng vôi nung (CaO) hay vôi tôi (Ca(OH)2).Trường hợp mưa nhiều ngày liên tục, pH nước ao giảm mạnh và kèm theo hiện tượng tôm chết mềm vỏ. Nguyên nhân là pH nước mưa thấp (6-7) kéo pH nước ao cũng xuống thấp, khí H2S tăng độc tính; lượng nước mưa lớn cũng kéo theo độ mặn và độ kiềm giảm mạnh. Giải pháp là người nuôi thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết địa phương để có bước chuẩn bị phòng chống trước; đắp gờ bờ ao cao ngăn chặn nước mưa chảy xuống ao; rải vôi quanh bờ ao ngay trước cơn mưa để tránh pH rớt thấp; nếu biết được dự báo thời tiết sắp có mưa lớn kéo dài, nên bổ sung vôi, khoáng Stomi® trước đó. Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long, người nuôi cố gắng lót bạt bờ để hạn chế việc xì phèn. pH nước còn phụ thuộc vào tảo trong ao. Ao không có tảo hoặc có tảo chết hàng loạt thì pH thấp. Ngược lai, ao có tảo quá đậm, pH dao động mạnh trong ngày, đặc biệt pH chiều lên cao làm gia tăng độ độc của NH3. Người nuôi cần gây màu ổn định trước khi thả tôm, quản lý chặt chẽ thức ăn tháng đầu (không quá 200 - 250 kg/100.000 tôm) và định kỳ sử dụng vi sinh PondPlus®. pH sáng sớm trong nước ao tương đối cao (7,8-8,0) trong 45 ngày nuôi đầu pH trong ruột tôm cần phải thấp, bằng cách bổ sung axit hữu cơ (Megabic) trong suốt vụ nuôi Câu 5. Người hỏi : Làm thế nào để ổn định PH trong nước ? Người trả lời : 1. Cung cấp khoáng sinh học 2. Kiểm soát tỷ lệ N:P thong qua khiểm soát cân bằng dinh dưỡng và cân bằng tảo, kiểm soát tốt mật độ tảo, ngăn ngừa tảo bị chết, ngăn ngừa sự phát triển tảo lam . 3. Kiểm soát vi sinh thông qua vi sinh có lợi ( probiotics ) để phân giải hợp chất hữu cơ trong ao đất pH nền đáy, kiểm soát nền đáy, kiểm soát sự tang trưởng của tảo . 4. Duy trì kiềm cao vừa phải ( 100-120 mg/l CaCO3 ) Một số biện pháp đơn giản để ổn định pH nước trong ao nuôi thủy sản: 1. Xử lý đáy ao: Sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi cải tạo đáy ao. Kiểm tra pH đất đáy ao, tùy pH đất mà sử dụng lượng vôi thích hợp, nếu pH càng thấp thì càng phải dùng nhiều vôi để tăng pH. pH>6 bón 300-600kg/ha pH<5 bón 1.500-2.000kg/ha. 2. Xử lý nước trong ao: Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi, với liều lượng 0,5- 10kg/1.000m2 vào thời điểm trời mát. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng 10kg/1.000m2. pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3, nước trong, vôi đolomit 30-50kg/ 1.600m2 (180-300kg/ha) vào buổi chiều trong vòng 2-3 ngày liên tiếp. pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình thường, dùng vôi CaCO3 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH trong ngày không biến động nhiều và cao hơn chút ít. Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát với liều lượng 1-3 kg / 1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao. Có thể giảm pH bằng cách thay bớt nước. Trường hợp pH tăng cao đột ngột >9,0 vào những buổi chiều nắng to, có thể sử dụng formol phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao, nếu pH biến động lớn trong một ngày đêm (>0,5) chứng tỏ độ cứng (hàm lượng CaCO3 trong nước ao thấp). Tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trường hợp này nên xử lý như sau: bón đolimit hoặc vôi với liều lượng 100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo. Câu 6. Người hỏi : .Quản lý pH như thế nào cho tốt ? Người trả lời : - Cải tạo ao thật tốt từ ban đầu. Chú ý dọn sạch các chất hữu cơ và bón đủ vôi để cải thiện pH, lượng vôi bón tuỳ theo pH đất ở bảng sau: Bảng 2: Bảng tương quan giữa lượng vôi bón để cải tạo ao và pH đất pH đất Vôi nung CaO Vôi tôi Ca(OH)2 D Vôi nông nghiệp CaCO3 7.0 - - 500 6.0 500 700 1000 5.0 750 1000 1500 4.0 1000 1200 - - Bón CaCO3 hoặc Dolomite định kỳ 7-10 ngày một lần, mỗi lần bón 15-20kg/ha. Bón liên tục 2-3 ngày để ổn định pH trong khoảng từ 7.5-8.5 và độ kiềm trong khoảng 80-150 mgCaCO3/l. - Duy trì màu nước ổn định, bằng bón phân hợp lý kết hợp sử dụng đường cát, men vi sinh để ổn định màu nước. Nếu mất màu phải gây lại màu (xem phương pháp gây màu). - Có ao chứa để chủ động thay nước khi có tình huống gấp xảy ra. - Ở những vùng ao nuôi bị xì phèn, cần phủ cát dày 30-40cm trên đáy ao để hạn chế xì phèn. Đồng thời bên ngoài ao phải đào mương tiêu phèn rộng 40-50cm, sâu hơn đáy 40-50cm để ép phèn từ đáy ao ra ngoài, không để phèn lưu lại trong ao gây ảnh hưởng đến hô hấp của tôm và giảm lượng ô xy trong ao. Câu 7 Người hỏi: Trong quá trình nuôi, gặp trời mưa, ph giảm thấp cần làm gì? Trả lời: - Trước khi trời mưa, cần bón vôi nung (CaO) bờ ao liều lượng 20kg/1000m2, bón Ca(OH)2 20kg/1000m3 nước ao. - Sau mưa rút nước tầng mặt ao. Sau đó bón vôi CaCO3 hoặc Dolomite 15-20 kg /lần để ổn định lại pH và độ kiềm. Bón liên tục 2-3 ngày kết hợp quạt khí cho đến khi pH và độ kiềm ổn định. Có thể bổ xung đường cát để giúp tảo phát triển trở lại, lượng bón 0.5-1 kg/1000m3 => Giải pháp tốt nhất để quản lí pH là cải tạo ao thật kĩ, bón vôi định kì. Quản lí thật tốt màu nước và có ao chứa để xử lí khi ph biến động. Câu 8: Người hỏi: Khi trời mưa nước ao đục, pH thấp, nhiệt độ giảm mạnh cần làm gì ? Người trả lời: • Bón vôi Ca(OH)2 hoặc CaCO3 quanh bờ trước khi trời mưa. • Rút nước tầng mặt sau đó bơm nước ao chứa sang (nếu có). • Chạy máy quạt khí đều đặn tránh phân tầng nhiệt độ và độ mặn, pH • Bón vôi, tạo cân bằng pH và độ kiềm, gây màu, bón bổ sung men vi sinh, • Kiểm tra vó, giảm 30-50% lượng thức ăn nếu tôm ăn không hết. Câu 9: Người hỏi: Sau mỗi trận mưa rào vài ngày, thường thấy tôm nổi đầu. Nguyên nhân là gì? Cách giải quyết? Trả lời: • Mưa lớn thường liên quan đến sự giảm pH trong ao • pH giảm làm tăng tính độc của H2S, khiến tôm nổi đầu. Nếu pH giảm, trong nước không có H2S thì tôm sẽ không nổi đầu. • pH trong nước ao rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới tôm nuôi, pH trong ao nuôi tôm tốt nhất là từ 7,8 - 8,2. Trong ao nuôi tôm giá trị pH được đo vào buổi sáng (6 - 7 giờ) và chiều (16 - 17 giờ), • Theo qui luật pH buổi sáng thường thấp hơn buổi chiều. Sự dao động pH trong ngày cho phép nhỏ hơn 0,5 đơn vị, nếu dao động trong ngày lớn hơn 0,5 đơn vị/ngày phải can thiệp bằng hóa chất hoặc thay nước, giảm khoảng cách dao động xuống. • Nguyên nhân làm pH giao động lớn trong ngày chủ yếu là: • - Do độ kiềm trong ao qúa thấp, nhỏ hơn 80mg/lít • - Do tảo phát triển qúa nhiều, độ trong nhỏ hơn 25cm. • - Vùng đất phèn pH < 4 khi cải tạo ao không bón đủ lượng vôi CaCO3, thời gian nuôi pH hay biến động lớn, dù có bổ sung Dolmite. • Cần xác định rõ nguyên nhân dao động để khắc phục hiện tượng pH biến động lớn trong ngày. • - Khi độ kiền thấp hơn 80mg/l, độ trong > 25cm, cần bón Dolomite nâng độ kiềm > 80mg/l, bón 7 - 12kg/1.000m2/ngày cho đến khi kiểm tra độ kiềm đạt tiêu chuẩn. • - Khi màu nước đậm, độ trong đo được < 25cm, cần diệt bớt tảo bằng hóa chất và thay nước giảm bớt lượng tảo trong ao. • Khi pH cao quá trên 9, bón các hóa chất có nguồn gốc từ axít hữu cơ như Axít Acetic, hay đường pH sẽ giảm nhanh Nhưng sau đó phải giải quyết bản chất của việc tăng pH như đã nêu ở trên. • Ao nuôi xây dựng trên vùng đất nhiễm phèn do mưa lớn kéo dài, phèn trên bờ ao trôi xuống làm pH có khi giảm xuống nhỏ hơn 7, có lúc xuống nhỏ hơn 5. Ao nuôi xây dựng trên vùng trung triều, các tháng triều cường nước ao nuôi thấp, phèn trong bờ ao bị đẩy vào ao. Sử dụng vôi Ca(OH)2 hòa tan trong nước rải đều trên mặt ao, lượng sử dụng 4 kg/1.000m2/lần, cách 3 giờ/lần cho cho đến lúc kiểm tra pH > 6,5 (trường hợp nguy cấp), ngày hôm sau kiểm tra lại pH nếu còn thấp tiếp tục bón vôi nâng dần pH lên cho tới khi đạt giá trị > 7. Phòng ngừa pH xuống thấp cần rải vôi trên bờ ao, sau 1 trận mưa tiếp tục rải tiếp, vôi có tác dụng trung hòa phèn trước khi nước mưa chảy xuống ao nuôi. Lưu ý: pH thấp dễ dàng nâng lên, pH cao rất khó hơn trong việc hạ xuống thấp. • - Vùng đất có pH > 6,5 cải tạo ao ban đầu không nên sử dụng vôi, nếu sử dụng khi gây màu nước pH sẽ tăng cao không có lợi, chỉ sử dụng Dolmite khi độ kiềm trong nước < 80mg/l. Câu 10. Người hỏi: Tôi nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ( 8 con/m2), không có ao chứa, sau khi nuôi 30 ngày màu nước bình thường pH dao động từ 7.1-7.5 (không quá 0.5 ngày đêm). Như vậy có bình thường không? Có cách gì cải thiện tốt hơn không? Người trả lời: • Nuôi tôm sú pH 7.1-7.5 là hơi thấp, tuy nhiên không đáng ngại lắm. • Màu nước sẽ hơi trong, chưa đủ mật độ tảo cần thiết cho tôm. • Nên hoà tan 15-20kg vôi nung CaO vào nước, bón cho 1000m3 hoặc 30-40 kg vôi tôi Ca(OH)2 cho 1000m3 hoặc bón 100-300kg CaCO3/ha, bón lúc 21h. Sau đó bón CaCO3 định kỳ 10 ngày lần, mỗi lần 15-20kg/ha kết hợp gây màu ổn đinh pH. • Tham khảo thêm phần này : Độ pH Share Facebook Giá trị pH biểu diễn cho sự hiện diện của ion H+ trong môi trường (nước hoặc đất). pH của môi trường nước Trong nuôi trồng thủy sản, pH môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản. pH thích hợp cho nước trong ao hồ nuôi tôm sú là pH = 7,2 - 8,8. Tốt nhất là trong khoảng 7,8 - 8,5 động quá 0.5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt. pH của nước phụ thuộc các yếu tố: -Tính chất nền đất: đất phèn (đất chua phèn, đất chua) làm pH của nước thấp, pH dễ biến động. Nếu trời mưa nhiều làm phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao, nước ngấm trong bờ ao hoặc nước ngoài mương bao cao hơn nước trong ao làm xì phèn vào ao, giảm pH. Nếu cày bừa sâu nền đất phèn, làm phèn xì từ dưới tầng đất đáy lên. -Tảo và vi sinh vật trong ao nuôi thủy sản: tảo thực vật (màu nước) thích hợp với pH từ 8.0-8.2. Tảo và vi sinh vật sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Tảo nhiều làm pH biến động lớn trong ngày. Tảo quá nhiều sẽ làm pH rất cao (8,8-9,1) vào buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn lại làm giảm pH trong ao. Vùng nuôi tôm độ mặn thấp, hoặc nuôi tôm mùa mưa, rong tảo thường phát triển mạnh. Cần duy trì sự cân bằng giữa tảo và vi sinh vật để ổn định pH. pH của ao thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm, vì vậy cần đo pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để theo dõi, nhận biết nguyên nhân biến động và xử lý kịp thời. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG pH THẤP TRONG AO Biện pháp khắc phục pH thấp ? - Ở vùng đất phèn không phơi đáy ao nứt nẻ  Tránh trường hợp đát phèn tiếp súc với không khí ( đát đào ao bị phơi khô )  Trước những cơn mưa đầu mùa cần bón vôi xung quanh bờ ao  Ao mới đào nên trao đổi nước nhiều ( bón vôi CaCO3 hay Dolomite ) và bón phân .  Thay nước, cấp nước khi pH giảm thấp Hhạn chế việc tích lũy vật chất hữu cơ từ phân bón và thức ăn thừa trong ao  Nếu mật độ nuôi trong ao cao thì cần tăng cường sục khí .  Ngoài ra có thể dùng các hạt trao đổi Ion để nâng pH lên, tuy nhiên trong ao nuôi tôm, do diện tích quá lớn, nếu dùng loại này, chi phí rất lớn, đội giá thành sản xuất lên cao, mô hình nuôi sẽ không thu được kết quả tốt về mặt kinh tế. Câu 11: Người hỏi : Tôi rất muốn được mọi người chỉ giúp, dùng chế phẩm nào mà nâng được pH từ thấp lên cao nhanh mà không phải dùng các loại vôi. ? Người Trả lời: Muốn nâng pH mà không dùng các loại vôi theo tôi có hai cách: _Bón sôda ( NaHCO3 ) khoảng 5kg/1000 khối nước. Hoá chất trên sẽ giải phóng ( OH-) làm cho pH tăng,bón đến chừng nào đạt yêu cầu thì thôi. _Bón phân vô cơ vào lúc trời nắng gắt : phân Urê hay phân DAP khoảng 5kg/1000 khối nước ( nhớ hoà tan rồi hãy tạt xuống ao ). Tảo sẽ phát triển làm cho pH tăng. Bón nhiều lần đến khi nào đạt đến pH yêu cầu thì thôi. Lời Khuyên: cái gì nhanh được thì cũng nhanh mất pH cũng vậy Tài liệu tham khảo CÁCH LÀM GIẢM Ph pH của nước tăng khi thực vật hấp thu khí CO2 trong nước cho quá trình quang hợp. Mức độ tăng pH của nước phụ thuộc vào “tính đệm” của nước, tức là phụ thuộc vào độ kiềm. Độ kiềm càng lớn thì sự thay đổi pH càng ít. Ví dụ pH của phần lớn các nguồn nước ít khi vượt quá 10 vào buổi chiều hôm, vì khi đó xảy ra quá trình kết tủa của CaCO3 (đá vôi) do sự hình thành của CO3- ở pH cao và sự có mặt của ion Ca2+ trong nguồn nước. Hiện tượng trên xảy ra trong các nguồn nước có hàm lượng kiềm và độ lớn Canxi cao. Với các nguồn nước có nồng độ Ca thấp và độ kiềm cao (nước chứa nhiều Na, K, Mg), quá trình kết tủa của đá vôi (CaCO3) kém khi pH tăng do quá trình quang hợp của tảo, mức độ tăng mạnh hơn, có thể lên trên 10. Ví dụ một số nguồn nước có độ kiềm 50 – 60 mg/l nhưng nồng độ canxi chỉ 5 – 6 mg/l. Nguồn nước trên rất thích hợp cho tảo phát triển, nhưng pH của nước đôi khi tăng đến mức đầu độc tôm cá trong ao. Để làm giảm pH người ta có thể sử dụng phèn nhôm. Phèn nhôm đơn Al2(SO4)3.14H2O khi hòa tan vào nước sẽ bị thủy phân: Al2(SO4)3 + 6 H2O > Al(OH)3 + 6 H+ Để giảm pH đến một giá trị nào đó khi sử dụng phèn nhôm cần phải thử chứ rất khó tính toán chính xác. Lượng acid do phèn nhôm sinh ra là khoảng 9mol/kg phèn, tương đương với 0.75 lít acid HCl đặc. Keo tụ dạng PAC cũng là dạng muối nhôm (dạng polymer) có tính acid rất thấp không thể sử dụng cho mục đích trên. Sử dụng phèn nhôm có thể giảm ngay pH của nước nhưng không làm ảnh hưởng gì tới điều kiện môi trường, chỉ làm cho nước nuôi trong hơn và tảo lại có điều kiện để phát triển tốt. Không chỉ có tảo gây ra pH cao mà cả các loại thực vật thân lớn, có rễ cũng làm tăng pH của nước, vì vậy đôi khi để hạn chế pH tăng cũng cần phải diệt cỏ dại và hạn chế tảo phát triển. Có thể sử dụng thạch cao thô (CaSO4) để hạn chế sự tăng pH đột ngột của nước. Khi bón thạch cao cho ao, làm tăng hàm lượng Ca và vì có độ cứng cao nên pH sẽ tăng chậm khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh. Sự có mặt của Ca cũng làm giảm lượng Phospho trong nước dẫn đến sự kiềm hãm tỏa phát triển, tức là hãm pH của môi trường nước. pH tăng là do quá trình quang hợp của tảo, giảm mật độ tảo sẽ hạ thấp pH của nước. Sử dụng chất diệt tảo clarosan với liều lượng 0.02 mg/l theo chu kì 2 tuần/lần sẽ hạ thấp pH xuống từ 0.5 [...]...đến 1 đơn vị sau đó vài giờ Tất nhiên khi đó nồng độ Oxy trong nước cũng giảm theo, tuy vậy clarosan nồng độ thấp không độc đối với tôm Có thể sử dụng các chất diệt tảo khác, tuy vậy cần hết sức thận trọng để tránh làm cạn kiệt Oxy trong nước và gây độc trực tiếp cho thủy động vật DANH SÁCH NHÓM 18 Họ và Tên Phan Thị Mỹ Tiên Hồ Thị Bảo Trang Hồ Thị Kiều Trang Trần Mai Lệ Trâm Lê Minh Triều Trương . BIỆN PH P KHẮC PH C TÌNH TRẠNG pH THẤP TRONG AO Biện ph p khắc ph c pH thấp ? - Ở vùng đất ph n không ph i đáy ao nứt nẻ  Tránh trường hợp đát ph n tiếp súc với không khí ( đát đào ao bị ph i. lượng vôi thích hợp, nếu pH càng thấp thì càng ph i dùng nhiều vôi để tăng pH. pH& gt;6 bón 300-600kg/ha pH& lt;5 bón 1.500 -2. 000kg/ha. 2. Xử lý nước trong ao: Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình. xì ph n, cần ph cát dày 30-40cm trên đáy ao để hạn chế xì ph n. Đồng thời bên ngoài ao ph i đào mương tiêu ph n rộng 40-50cm, sâu hơn đáy 40-50cm để ép ph n từ đáy ao ra ngoài, không để ph n

Ngày đăng: 11/04/2015, 22:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan