Luận án Phát triển giao thông Đường bộ đô thị theo hướng bền vững

242 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận án Phát triển giao thông Đường bộ đô thị theo hướng bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 8 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 8 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển đô thị bền vững 8 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến khái niệm 8 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến tiêu chí 9 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng 10 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đô thị theo hướng bền vững 11 1.2.1. Các nghiên cứu liên đến chỉ tiêu đánh giá 11 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng 13 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp áp dụng 15 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 17 1.3.1. Các nghiên cứu liên quan đến chỉ tiêu đánh giá 17 1.3.2. Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng 18 1.3.3. Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp áp dụng 20 1.4. Khoảng trống nghiên cứu của luận án 21 1.4.1. Đánh giá những nội dung kết quả đã đạt được của những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 21 1.4.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án 22 1.4.3. Định hướng nghiên cứu của luận án 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25 CHƯƠNG 2 26 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 26 2.1. Giao thông đường bộ và giao thông đường bộ đô thị 26 2.1.1. Giao thông đường bộ 26 2.1.2. Giao thông đường bộ đô thị 26 2.2. Phát triển và phát triển bền vững 33 2.2.1. Khái niệm và sự hoàn thiện nội hàm phát triển bền vững 33 2.2.2. Các yếu tố mới về nội hàm phát triển bền vững 36 2.3. Phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 38 2.3.1. Khái niệm phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 38 2.3.2. Nội hàm phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 41 2.4. Tiêu chí đánh giá về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 43 2.4.1. Quan điểm của các nghiên cứu trước 43 2.4.2. Phỏng vấn chuyên gia 44 2.4.3. Đề xuất tiêu chí đánh giá phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 46 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 59 2.6. Kinh nghiệm về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững của một số thành phố trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 66 2.6.1. Kinh nghiệm về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững của một số thành phố trên thế giới 66 2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 70 CHƯƠNG 3 71 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 71 3.1. Cách tiếp cận 71 3.2. Các phương pháp nghiên cứu 71 3.2.1.Phương pháp thu thập, xử lý thông tin 71 3.2.2.Phương pháp phân tích thông tin 72 3.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 72 3.3.1. Khung nghiên cứu (quy trình nghiên cứu) 72 3.3.2. Thang đo và giả thuyết nghiên cứu 75 3.3.3. Mô hình nghiên cứu 79 3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 80 3.4.1. Thiết kế bảng hỏi 80 3.4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 81 3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức 81 3.5.1. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu 82 3.5.2. Thu thập số liệu 82 3.5.3. Kết quả điều tra khảo sát thu thập dữ liệu 83 3.5.4. Phân tích dữ liệu 85 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 86 CHƯƠNG 4 87 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 87 4.1. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững 87 4.1.1. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá 87 4.1.2. Luận giải về các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững 88 4.2. Khái quát hệ thống giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội 93 4.2. Thực trạng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững 94 4.2.1. Thực trạng phát triển bền vững nội tại hệ thống giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội 94 4.2.2. Thực trạng phát triển lan tỏa của giao thông đường bộ đô thị đến phát triển thành phố Hà Nội theo hướng bền vững 105 4.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội 124 4.3.1. Kết quả đạt được 124 4.3.2. Hạn chế tồn tại 125 4.3.3. Nguyên nhân tồn tại các hạn chế 126 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 128 CHƯƠNG 5 129 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 129 5.1. Cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp về phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững 129 5.1.1. Định hướng phát triển Thành phố Hà Nội đến năm 2030 129 5.1.2. Định hướng về mục tiêu phát triển giao thông vận tải đô thị Thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 129 5.2. Định hướng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 130 5.2.1. Căn cứ định hướng. 130 5.2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển 130 5.3. Một số giải pháp về nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững giai đoạn 2030 - tầm nhìn 2050 131 5.3.1. Cải cách thể chế và chính sách pháp luật 131 5.3.2. Nâng cao năng lực quản lý về chất lượng nguồn nhân lực 133 5.3.3. Nâng cao năng lực quy hoạch và công tác GPMB 134 5.3.4. Nâng cao năng lực phát triển quỹ đất và phát huy hiệu quả khai thác quỹ đất sau đầu tư 136 5.3.5. Nâng cao năng lực quản lý, thu hút và phát huy hiệu quả vốn đầu tư 137 5.3.6. Nâng cao năng lực phát triển khoa học công nghệ 139 5.3.7. Nâng cao năng lực quản lý và cải thiện môi trường sinh thái 141 5.3.8. Nâng cao năng lực quản lý vận hành khai thác 143 5.3.9. Nâng cao năng lực quản lý an toàn giao thông đường bộ 144 5.4. Các kiến nghị 145 5.4.1. Kiến nghị Chính phủ 145 5.4.2. Kiến nghị thành phố Hà Nội 146 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 148 PHẦN KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 1

-NGUYỄN VĂN HIẾU

PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘITHEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Trang 3

-NGUYỄN VĂN HIẾU

PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘITHEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂNMã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THÀNH HƯỞNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 4

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng, nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Hiếu

Trang 5

Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Hội đồng nhà trường, Ban giám hiệu, Viện đàotạo Sau Đai học, Khoa Kế hoạch và phát triển, các Thầy cô giảng viên và cán bộ quảnlý của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã giúp đỡ tác giả rất tận tình trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Thành Hưởng là ngườiThầy đã hướng dẫn tận tình và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình học tậpnghiên cứu thực hiện luận án

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổchức cá nhân, các chuyên gia đã giúp đỡ tác giả tận tình trong quá trình thu thập dữliệu và nghiên cứu luận án.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân, đã độngviên giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án.

Một lần nữa, tác giả xin gửi đến toàn thể Quý Thầy /Cô, Gia đình cùng mọingười lời chúc sức khỏe và lời cám ơn chân thành nhất.

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Hiếu

MỤC LỤC

Trang 6

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển đô thị bền vững 8

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến khái niệm 8

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến tiêu chí 9

1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng 10

1.2 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đô thị theo hướngbền vững 11

1.2.1 Các nghiên cứu liên đến chỉ tiêu đánh giá 11

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng 13

1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp áp dụng 15

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đường bộ đô thịtheo hướng bền vững 17

1.3.1 Các nghiên cứu liên quan đến chỉ tiêu đánh giá 17

1.3.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng 18

1.3.3 Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp áp dụng 20

1.4 Khoảng trống nghiên cứu của luận án 21

1.4.1 Đánh giá những nội dung kết quả đã đạt được của những nghiên cứu liênquan đến đề tài luận án 21

1.4.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án 22

1.4.3 Định hướng nghiên cứu của luận án 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2 26

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊTHEO HƯỚNG BỀN VỮNG 26

2.1 Giao thông đường bộ và giao thông đường bộ đô thị 26

2.1.1 Giao thông đường bộ 26

2.1.2 Giao thông đường bộ đô thị 26

Trang 7

2.2.2 Các yếu tố mới về nội hàm phát triển bền vững 36

2.3 Phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 38

2.3.1 Khái niệm phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 382.3.2 Nội hàm phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 41

2.4 Tiêu chí đánh giá về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướngbền vững 43

2.4.1 Quan điểm của các nghiên cứu trước 43

3.2 Các phương pháp nghiên cứu 71

3.2.1.Phương pháp thu thập, xử lý thông tin 71

3.2.2.Phương pháp phân tích thông tin 72

3.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 72

3.3.1 Khung nghiên cứu (quy trình nghiên cứu) 72

3.3.2 Thang đo và giả thuyết nghiên cứu 75

3.3.3 Mô hình nghiên cứu 79

3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 80

3.4.1 Thiết kế bảng hỏi 80

3.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 81

3.5 Nghiên cứu định lượng chính thức 81

3.5.1 Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu 82

3.5.2 Thu thập số liệu 82

Trang 8

4.1.1 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá 87

4.1.2 Luận giải về các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông đường bộ đô thị thànhphố Hà Nội theo hướng bền vững 88

4.2 Khái quát hệ thống giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội 93

4.2 Thực trạng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nộitheo hướng bền vững 94

4.2.1 Thực trạng phát triển bền vững nội tại hệ thống giao thông đường bộ đôthị thành phố Hà Nội 94

4.2.2 Thực trạng phát triển lan tỏa của giao thông đường bộ đô thị đến pháttriển thành phố Hà Nội theo hướng bền vững 105

4.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển giao thông đường bộ đô thịthành phố Hà Nội 124

5.2 Định hướng phát triển giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nộiđến năm 2030, tầm nhìn 2050 130

5.2.1 Căn cứ định hướng 130

5.2.2 Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển 130

Trang 9

vững giai đoạn 2030 - tầm nhìn 2050 131

5.3.1 Cải cách thể chế và chính sách pháp luật 131

5.3.2 Nâng cao năng lực quản lý về chất lượng nguồn nhân lực 133

5.3.3 Nâng cao năng lực quy hoạch và công tác GPMB 134

5.3.4 Nâng cao năng lực phát triển quỹ đất và phát huy hiệu quả khai thác quỹđất sau đầu tư 136

5.3.5 Nâng cao năng lực quản lý, thu hút và phát huy hiệu quả vốn đầu tư .137

5.3.6 Nâng cao năng lực phát triển khoa học công nghệ 139

5.3.7 Nâng cao năng lực quản lý và cải thiện môi trường sinh thái 141

5.3.8 Nâng cao năng lực quản lý vận hành khai thác 143

5.3.9 Nâng cao năng lực quản lý an toàn giao thông đường bộ 144

Trang 10

Chữ viết tắtViết đầy đủTiếng việt

ATGT An toàn giao thông

GTĐB Giao thông đường bộGTVT Giao thông vận tải

UTGT Ùn tắc giao thông

VTHKCC Vận tải hành khách công cộng

Tiếng anhViết đầy đủNghĩa tiếng việt

ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á

BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - chuyển giao - hoạt động

BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - chuyển giao - vận hànhGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội

ODA Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP Sửa lại theo yk pb1 Đối tác - Công tư

Trang 11

CO Carbon monoxide

Trang 12

Bảng 2.1: Các tiêu chí đo lường kết quả phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững 43

Bảng 2.2: Bộ tiêu chí phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững 54

Bảng 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị theohướng bền vững 59

Bảng 3.1 Thang đo kết quả phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững 75

Bảng 3.2 Thang đo nhân tố tài nguyên thiên nhiên 76

Bảng 3.3 Thang đo nhân tố quy mô dân số 76

Bảng 3.4 Thang đo nhân tố tăng trưởng kinh tế 77

Bảng 3.5 Thang đo nhân tố nguồn lực tài chính 77

Bảng 3.6 Thang đo nhân tố khoa học công nghệ 77

Bảng 3.7 Thang đo nhân tố thể chế và chính sách 78

Bảng 3.8 Thang đo nhân tố quy hoạch đô thị 78

Bảng 3.9 Thang đo nhân tố quỹ đất cho phát triển GTĐBĐT 78

Bảng 3.10 Thang đo nhân tố nguồn nhân lực cho phát triển GTĐBĐT 78

Bảng 4.1 Reliability Statistics – Nhóm KQ 87

Bảng 4.2 Item-Total Statistics – Nhóm KQ 87

Bảng 4.3 Doanh thu vận chuyển hàng hóa, hành khách tại thành phố Hà Nội 99

Bảng 4.7 Thu - chi ngân sách Nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2021 108

Bảng 4.8 Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông 111

Bảng 4.9 Số lượng ô tô, xe máy đăng ký tại thành phố Hà Nội năm 2010-2021 117

Bảng 4.10 Các vấn đề gặp phải với cây xanh đường phố 123

Bộ chỉ tiêu phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững 201

Trang 13

Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành cơ sở GTĐB đô thị 27

Hình 2.2 Mô hình phát triển bền vững 36

Hình 2.3: Khung xây dựng mục tiêu và tiêu chí phát triển GTĐBĐT theo hướng bềnvững 39

Hình 2.4: Phát triển bền vững theo lãnh thổ 47

Hình 2.5: Tác động của giao thông vận tải đến phát triển bền vững 48

Hình 2.6: Căn cứ đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển GTĐBĐT theo hướng bềnvững 49

Hình 2.7: Nội dung bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển GTĐBĐT theo hướng bềnvững 51

Hình 3.2: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững 75

Hình 3.3: Quy trình điều tra khảo sát 80

Hình 3.4 Trình độ học vấn của người trả lời 83

Hình 3.5 Kinh nghiệm làm việc của người trả lời 83

Hình 3.6 Cơ quan công tác của người trả lời 84

Hình 3.7 Vị trí công tác của người trả lời 84

Hình 4.1 Tỷ lệ đất dành cho giao thông 95

Hình 4.2 Mật độ mạng lưới đường qua các năm 97

Hình 4.3 Cơ cấu đường bộ thành phố Hà Nội theo kết cấu mặt đường 100

Hình 4.4 Cơ cấu đường bộ thành phố Hà Nội theo theo chiều rộng mặt đường 100

Hình 4.5 Tổng chiều dài đường bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2021 100

Hình 4.6 Biểu đồ cơ cấu chi phí dịch vụ công ích tại thành phố Hà Nội năm 2016 .101Hình 4.7: Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội 105

giai đoạn 2010-2021 105

Hình 4.8 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế lớn của thành phố HàNội 107

Hình 4.9 Kết quả đánh giá của người dân về mức thuế phí, chi phí 110

Hình 4.10 Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông 112

Hình 4.11 Tỷ lệ số vụ tai nạn giao thông theo phương tiện giao thông 113

Trang 14

Hình 4.14 Số lượng xe máy, ô tô tại thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2010-2021 117

Hình 4.15 Cơ cấu sử dụng xăng dầu theo các ngành của Việt Nam 118

Hình 4.16 Nồng độ trung bình năm của PM2.5 tại một số thành phố lớn 118

của Việt Nam năm 2019 118

Hình 4.17 Lượng khí thải do hoạt động GTVT sinh ra năm 2019 120

Hình 4.18 Hiện trạng sở hữu phương tiện giao thông năm 2020 121

Hình 4.19 Cơ cấu sử dụng phương tiện chính tham gia giao thông năm 2020 121

Hình 5.1 Mô hình hoạt động của quỹ PPP cho các dự án đầu tư phát triển GTĐBĐT 139

Hộp 4.1 Quy hoạch đất giao thông 95

Hộp 4.2 Mức độ gây ô nhiễm của GTVT 119

Hộp 4.3 Nguyên nhân ô nhiễm không khí 119

Hộp 4.4 Ô nhiễm tiếng ồn từ các loại phương tiện giao thông 122

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Hiện nay, trên thế giới, phát triển bền vững (PTBV) đang là mục tiêu vô cùngquan trọng Mục tiêu PTBV luôn được coi trọng hàng đầu trong chiến lược phát triểncủa các quốc gia trên thế giới Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúngta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission onEnvironment and Development) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được địnhnghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thươngkhả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Trong Rio de Janero (Brazil), Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi trường vàphát triển (1992) cũng đã thông qua rất nhiều văn kiện quan trọng, trong đó nổi bậtnhất là tuyên bố về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung về PTBV vàChương trình nghị sự 21 toàn cầu (Agenda 21) về PTBV ( BS Phần nội dung của nóvào)

Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnhthế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý vàhài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinhtế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèovà giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phụchồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai tháchợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

Việt Nam là một trong những nước luôn coi trọng và xác định mục tiêu pháttriển bền vững, luôn là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong chiến lượcxây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã tích cực tham giavào các chương trình PTBV trên thế giới và đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, đặtnền móng cho PTBV như: Công ước MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển;Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại vàloại bỏ chúng; Tuyên ngôn quốc tế của Liên hợp quốc về sản xuất sạch hơn

Nền kinh tế nước ta đang dần chuyển mình với nhiều bước tiến lớn, nhiềukhu đô thị lớn rất khang trang hiện đại ở các thành phố đã ra đời và các đô thị cũcũng liên tục đươc chỉnh trang ngày một khang trang và hiện đại hơn Quá trìnhđô thị hóa mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trìnhphát triển đất nước, song với tốc độ đô thị hóa diễn ra trong thời gian qua quánóng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và hệ lụy, gây ra phát triển mất đi sự

Trang 16

cân đối hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường Các đô thị đang gặp nhiều khókhăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc trên mọi phương diện như: Phát triển đô thị mấtcân đối, sẽ gây ra mất an toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế thiếu ổn định, môitrường bị ô nhiễm… Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu trọng tâm trong chiếnlược phát triển thành phố của chính quyền đô thị trong kỷ nguyên mới.

Giao thông đường bộ đô thị (GTĐBĐT) luôn giữ một vai trò trọng yếu và làhuyết mạch của đô thị Phát triển GTĐBĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọngnhất của chính quyền đô thị Mạng lưới đường giao thông liên kết các chức năng đôthị, tạo lập cấu trúc và là hành lang vững chắc trong sự phát triển của đô thị, Trong bốicảnh hiện nay, sự phát triển này phải được xây dựng theo hướng bền vững để đảm bảohiệu quả lâu dài cho cả thế hệ hiện tại và tương lai Trong suốt những năm qua, các đôthị trên toàn quốc chú trọng tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vàocác công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển KTXH Chất lượng vậntải đường bộ ngày càng nâng cao, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu giao thôngvận tải đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phầnđảm bảo quốc phòng – an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thực tiễn, GTĐBĐT đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với PTBV củađô thị Nhất là đối với quốc gia đang phát triển, nơi có quá trình đô thị hóa và tăngtrưởng kinh tế nhanh như ở Việt Nam Trong đó thành phố Hà Nội có tốc độ ĐTH cao69,70% đứng thứ hai sau thành phố HCM 80,45% và cao hơn cả nước 34,75%, 2018(Trần Thị Lan Anh, 2022) Theo sở giao thông vận tải Hà Nội, số lượng phương tiệngiao thông lớn (tính đến quý I/2019, cảnh sát giao thông Hà Nội phải quản lý6.649.596 phương tiện gồm: 739.731 ôtô, 5.761.436 xe máy và 148.429 xe máy điện,chưa kể đến phương tiện ngoại tỉnh) chủ yếu là ô tô và xe máy sử dụng nhiên liệu xăngdầu là nguồn phát thải khí nhà kính và carbon đen tác động tiêu cực tới môi trường vàsức khỏe Tiếp đến, việc hoạch định chính sách đầu tư cho giao thông từ đường sá,điểm đỗ, quy hoạch hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng đô thị thiếutrầm trọng Trong bối cảnh nguồn lực còn nhiều hạn chế, tốc độ đầu tư để nâng cấpcho hạ tầng đô thị nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng không bắt kịpnhịp độ phát triển của đô thị Từ đó, đã làm nảy sinh ra nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nhiều rủiro cho phát triển đô thị bền vững.

Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố phải đối mặt với nhiều hệ lụyvà bất cập do sự gia tăng dân số cơ học nhanh chống do tốc độ đô thị hóa diễn ra trongthời gian qua quá nóng, kéo theo đó là sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, cơgiới thi công trong thành phố làm cho hạ tầng giao thông đô thị của thành phố bị quá

Trang 17

tải ùn tắc giao thông xẩy ra thường xuyên, tai nạn giao thông gia tăng, môi trườngsinh thái bị ô nhiễm nặng nề Trong thời gian qua, mặc dù được sự quan tâm của Đảngvà nhà nước, chính quyền thành phố luôn chú trọng đến công tác đầu tư vào hạ tầngthành phố nói chung và giao thông đường bộ đô thị nói riêng Tuy nhiên, mức độ đầutư như hiện nay là chưa thể đáp ứng được so với tốc độ phát triển của đô thị, bên cạnhđó là do còn thiếu kinh nghiệm quản lý đã bộc lộ nhiều hạn chế như: các dự án đầu tưdàn trải, quy hoạch treo nhiều, sự kết nối của giao thông đường bộ đô thị với các hệthống giao thông khác chưa có sự liên kết vững chắc, giao thông tĩnh của thành phốthiếu trầm trọng, công tác giải phóng mặt bằng cho dự án gặp nhiều khó khăn, hầu hếtcác dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thanh phố bị chậm tiến độ, nhiều dự án đầu tưbị lạm dụng chuyển giao công nghệ lạc hậu, chi phí đầu tư còn quá cao so với cácnước trong khu vực và trên thế giới…

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về CSHT GTĐB,nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về đối tượng GTĐBĐT theohướng bền vững Đặc điểm của các đô thị ở nước ta là có sự khác biệt về địa hình, vịtrí địa lý, điều kiện văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội và môi trường Chính vì thế, sựphát triển GTĐBĐT có sự khác nhau giữa các đô thị của các vùng miền trên pham vilãnh thổ của quốc gia Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về thựctrạng phát triển GTĐBĐT và cụ thể về tác động phát triển GTĐBĐT đến sự phát triểnKT-XH của từng đô thị Đặc biệt, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá thựctrạng phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững Trên cơ sở thựctrạng đã được nghiên cứu và phân tích cần đưa ra những đánh giá chung về thực trạngphát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững thời gian qua tại Hà Nội và tìm ra nhữnggiải pháp thiết thực nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển GTĐBĐT thành phố HàNội theo hướng bền vững.

Từ thực tiễn và lý luận như trên, Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển

giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Hoàn thiện cơ sở lý luận cho phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững, luậnán đánh giá, làm rõ thực trạng PTBV GTĐBĐT thành phố Hà Nội Từ đó đề xuấtnhững giải pháp khả thi nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển giao thông đường bộ đôthị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững.

Trang 18

- Xây dựng mô hình nghiên cứu của các nhân tố ảnh hưởng lớn đến phát triểnGTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả phát triển GTĐBĐTthành phố Hà Nội theo hướng bền vững.

- Xây dựng quan điểm, về chiến lược, định hướng chủ yếu về phát triểnGTĐBĐT tại thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển vềkinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Đề xuất các giải pháp phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bềnvững đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm góp phần cải thiện về phát triển phát triểnGTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bền vững.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án phải trả lời các câu hỏinghiên cứu sau:

- Phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững là gì? Phát triển GTĐBĐT theohướng bền vững bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào trong quá trình phát triển?

- Phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững được đánh giá bởi những tiêu chí nào?- Thực trạng phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững của thành phố Hà Nộihiện nay như thế nào? Có những hạn chế gì?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nộitheo hướng bền vững trong thời gian qua như thế nào?

- Các giải pháp phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội là gì?

- Những khuyến nghị nào cần được đưa ra để góp phần cải thiện kết quả phát triểnGTĐBĐT theo hướng bền vững của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển GTĐBĐTtheo hướng bền vững.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông đô thị thành

phố Hà Nội theo các khía cạnh của ngành Kinh tế phát triển: quy mô, cơ cấu, chấtlượng hệ thống giao thông đảm bảo tính bền vững nội tại của hệ thống giao thông,trong mối quan hệ với mục tiêu phát triển đô thị đã được quy hoạch đến năm 2030 tầmnhìn 2050 Phương thức giao thông trọng tâm là GTĐBĐT.

- Về không gian: Luận án nghiên cứu phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội.

Trang 19

Tuy nhiên để có cơ sở đánh giá tương quan phát triển đô thị bền vững, ở một số tiêuchí Luận án tiếp cận nghiên cứu phạm vi cả nước Điều tra khảo sát được tiến hành tạithành phố Hà Nội

- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển GTĐBĐT từ

năm 2010-2021 Đề xuất các giải pháp phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theohướng bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tác giả lựa chọn thành phố Hà Nội là phạm vi nghiên cứu cho đề tài Vì thành

phố Hà nội là đô thị được xếp loại đô thi đặc biệt, thành phố Hà Nội có đủ các loạihình đô thị từ đô thị loại1 cho đến đô thị loại5 Thành phố Hà Nội là trung tâm Vănhóa, Kinh tế - Chính trị lớn nhất của cả nước, là đầu tàu kinh tế của cả nước, là mộttrong những thành phố có tốc độ phát triển ĐTH nhanh nhất cả nước Dân số cơ họcgia tăng đột biến, kéo theo đó là sự gia tang chóng mặt của phương tiện giao thông cánhân Điều này đãgây áp lực mạnh mẽ lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thanh phố vàđặt biệt là hệ thống GTĐBĐT, gây nên hàng loạt những bất cập và hệ lụy cho xã hội.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, Luận án tiếp cận vấn đề theo cácphương pháp nghiên cứu sau:

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháptổng hợp, so sánh, phân tích, diễn dịch Đó là phương pháp tư duy theo khuynhhướng từ tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ giả thuyết, tiền đề đến dẫnchứng và lập luận Bằng phương pháp diễn dịch, tác giả sẽ dựa trên các kết quảnghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước đã công bố trước đây về phát triểnGTĐBĐT theo hướng bền vững để xác định rõ những nội dung có thể kế thừa, pháttriển; cũng như những "khoảng trống tri thức" cần phải nghiên cứu, hình thành đượckhung lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất.

Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia cũng được tác giả sử dụng cho việcnghiên cứu Thông qua việc điều tra khảo sát, phỏng vấn và thảo luận với các chuyêngia, các cán bộ trong lĩnh vực xây dựng để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu, bướcđầu xác định cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển GTĐBĐT trên địabàn thành phố Hà Nội theo hướng bền vững.

Kết quả của nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và đề xuất được mô hìnhnghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theohướng bền vững.

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và

Trang 20

các giả thuyết nghiên cứu Dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát sẽ được phân tíchthông qua các kỹ thuật phân tích định lượng theo các bước: phân tích thống kê mô tả;đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồiquy tuyến tính nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình, là cơsở khoa học để luận án xây dựng các giải pháp phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nộitheo hướng bền vững.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Thông qua phân tích quá trình hoàn thiện khái niệm, nội hàm phát triển bềnvững trên các phương diện quốc gia, quốc tế cũng như lĩnh vực giao thông, luận án đềxuất được bộ tiêu chí đánh giá phát triển hệ thống GTĐBĐT theo hướng bền vững Bộtiêu chí được đề xuất trong luận án có tính khái quát hóa cao, bao hàm đánh giá mứcđộ PTBV GTĐBĐT trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường Đây là cơ sở để đolường, đánh giá thực trạng và định hướng phát triển của hệ thống GTĐBĐT.

(2) Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đề xuấtđược mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững,gồm 09 Nhân tố, cụ thể: Tài nguyên thiên nhiên; Quy mô dân số; Tăng trưởng kinh tế;Nguồn lực tài chính; Khoa học công nghệ; Thể chế, chính sách của nhà nước; Quyhoạch đô thị; Quỹ đất cho phát triển giao thông đường bộ đô thị; Nguồn nhân lực.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát củaluận án.

(1) Luận án đã đánh giá, làm nổi bật thực trạng phát triển giao thông đường bộđô thị thành phố Hà Nội theo hướng bền vững Chỉ ra những kết quả đạt được cũngnhư những hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong phát triển GTĐBĐT thànhphố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn 2010 - 2021.

(2) Luận án đã đề xuất hoàn thiện định hướng phát triển hệ thống giao thôngđường bộ đô thị thành phố Hà Nội năm 2030, tầm nhìn 2050

(3) Đưa ra những khuyến nghị, đề xuất các giải pháp khả thi dựa trên đặc thùGTĐBĐT của thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy phát triển giao thông đường bộ đô thịtheo hướng bền vững, cụ thể là các nhóm giải pháp về quy hoạch, đầu tư GTĐBĐT vàquản lý vận hành.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liênquan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận

Trang 21

án gồm 5 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án

- Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướngbền vững

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu luận án- Chương 4:

chương 5: Đ

Trang 22

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN1.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển đô thị bền vững

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến khái niệm

Ngô Thắng Lợi &Vũ Thành Hưởng (2015), PTBV ở Việt Nam trong bối cảnhmới của toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và BĐKH đã tiếp cận PTBV trong giai đoạn

mới của Việt Nam khá đầy đủ Nhóm tác giả xây dựng lý thuyết về PTBV, bao gồmquan niệm về PTBV; vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và BĐKH với PTBV;quan niệm về nội hàm và tiêu chí đánh giá PTBV tại một số quốc gia trên thế giới.Đồng thời tác giả còn đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về mô hình PTBV ở HànQuốc, Nhật Bản, Nam Phi và đề xuất quan niệm, nội hàm, tiêu chí đánh giá PTBV ởViệt Nam.

Lê Hồng Kế (2021), Phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững đã đưa ra

khái niệm về phát triển đô thị bền vững Trên cơ sở nguyên lý PTBV, với đặc điểmcủa một đô thị, khái niệm phát triển đô thị bền vững được hiểu là “mối quan hệ hữucơ, mật thiết giữa: a) Kinh tế đô thị; b) Văn hóa xã hội đô thị; c) Môi trường - Sinhthái đô thị; d) Cơ sở hạ tầng đô thị và e) Quản lý đô thị” Bên cạnh đó, nghiên cứu củatác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững đô thị Ngoài ra trongnghiên cứu tác giả còn đi sâu vào đánh giá sự phát triển bền vững tại một số đô thị ởnước ta như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế

Yosef Rafeq Jabareen (2006), Sustainable Urban Forms đã xác định các dạng

đô thị bền vững và các khái niệm thiết kế của chúng Ngoài ra, tác giả đề cập đến câuhỏi liệu các hình thức đô thị nhất định có đóng góp nhiều hơn những hình thức khác đểphát triển bền vững hay không Một phân tích chuyên đề đã được sử dụng đánh giámối quan hệ giữa phát triển bền vững và văn hóa, quy hoạch môi trường Phân tích xácđịnh bảy khái niệm thiết kế liên quan đến các hình thức đô thị bền vững: nhỏ gọn, vậnchuyển bền vững, mật độ, sử dụng đất hỗn hợp, đa dạng, thiết kế năng lượng mặt trờithụ động và xanh lá cây Hơn nữa, nó xác định bốn loại hình đô thị bền vững: sự pháttriển văn hóa, ngăn chặn đô thị, thành phố nhỏ gọn và thành phố sinh thái Cuối cùng,bài viết này đề xuất một Ma trận hình thức đô thị bền vững để giúp các nhà lập kếhoạch đánh giá sự đóng góp của các hình thức đô thị khác nhau để phát triển bền vững.

Fiona Woo (2018), Sustainable urban development: it's time cities give back,The guardian đã chỉ ra rằng “phát triển đô thị bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu

Trang 23

cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đápứng nhu cầu riêng của họ.” Tuy nhiên, thực tế sự phát triển đô thị đang thiên về pháttriển về mặt kinh tế, xã hội chứ chưa chú trọng tới phát triển về môi trường, gìn giữ tàinguyên thiên nhiên Với sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên để nuôi sống các thànhphố, quy hoạch đô thị cần phải được tái sinh ngay từ đầu Chúng ta có thể theo dõicường độ tài nguyên ngày càng tăng của quá trình đô thị hóa trở lại cuộc cách mạngcông nghiệp Kể từ đó, không quan tâm đến việc tạo và sử dụng tài nguyên đã gópphần đáng kể vào biến đổi khí hậu và mất carbon đất, khả năng sinh sản tự nhiên củađất nông nghiệp và đa dạng sinh học trên toàn thế giới Do đó, phát triển bền vững đôthị cần phải dựa trên ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến tiêu chí

Phạm Sỹ Liêm (2016), Đô thị hóa ở Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm pháttriển bền vững cho Việt Nam đã đi sâu đánh giá quá trình đô thị hóa của Trung Quốc.

Quá trình này bao gồm 4 giai đoạn “Trong những năm 1978~2012, tỷ lệ đô thị hóaTrung Quốc bình quân tăng 1,01% mỗi năm Từ đó đến nay, trước sau có khoảng 500triệu nông dân đã nhập cư đô thị Đến cuối năm 2014, tỷ lệ đô thị hóa Trung Quốc đạt54,7% và nếu mỗi năm tăng thêm 1% thì đến năm 2020 tỷ lệ đó sẽ vượt mức 60%.Trong quá trình này, Trung Quốc đã gặp phải không ít những thách thức Nghiên cứunhững thành công và thách thức của Trung Quốc, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệmvề đô thị hóa bền vững cho Việt Nam trên cả 3 khía cạnh phát triển bền vững là kinhtế, xã hội và môi trường.

Đỗ Hoài Nam (2015), Phát triển đô thị bền vững Các cách tiếp cận phươngpháp luận, liên ngành và thực tiễn cuốn sách tập hợp các bài tham luận của các tác giả

về phát triển đô thị bền vững dưới nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau như lịch sử, kinhtế, văn hóa, xã hội, môi trường Ngoài ra, các tác giả còn trình bày một số các thamluận về xây dựng, quy hoạch đô thị bền vững.

- Christopher Tweed & Margaret Sutherland (2007), Built cultural heritage andsustainable urban development, nhóm tác giả đã đề cập tới PTĐTBV dưới góc độ xem

xét các nội dung của PTBV đô thị Các tác giả chỉ ra rằng PTĐTBV không chỉ tậptrung vào các vấn đề kỹ thuật, như phát thải carbon, tiêu thụ năng lượng và quản lýchất thải, hoặc về các khía cạnh kinh tế của tái sinh và tăng trưởng đô thị Ngày càngcó nhiều chính phủ nhận ra sự đóng góp xây dựng di sản văn hóa làm cho xã hội hạnhphúc của các nhóm khác nhau sống trong các thành phố và đô thị ngày càng quốc tế.

David Thorpe (1018), The World's Most Successful Model for SustainableUrban Development? Smart cities drive lại nghiên cứu về quận Vauban của Freiburg ở

Trang 24

miền nam nước Đức - ví dụ tốt nhất về cuộc sống đô thị bền vững của thế giới "QuậnVauban được tạo ra thông qua việc ra quyết định hợp tác, trở thành một mô hình lập kếhoạch môi trường toàn diện và sinh thái thân thiện với môi trường", Louise Abellardviết Quận đã được lên kế hoạch về giao thông xanh (như với một thành phố khácđược gọi là đèn hiệu toàn cầu về quy hoạch đô thị xanh, Curitiba ở miền nam Brazil),bởi vì ngoài tiêu thụ, vận chuyển là tác động sinh thái khó khăn nhất của phát triển đểgiảm thiểu Trong khi quận bao gồm đường phố, xe hơi hầu như không bao giờ đi qua,và bãi đỗ xe không được phục vụ Cư dân làm xe riêng có thể đậu trong một lô cộngđồng ở rìa của quận, không được trợ cấp bởi các hộ không có xe hơi Đường dành chongười đi bộ và xe đạp tạo thành mạng lưới giao thông xanh, kết nối hiệu quả cao vớimọi nhà trong khoảng cách đi bộ từ trạm dừng xe điện và tất cả các trường học, doanhnghiệp và trung tâm mua sắm nằm trong khoảng cách đi bộ Như vậy, nội dung củanghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá sự phát triển bền vững đô thị dưới góc độđánh giá sự phát triển của hệ thống giao thông.

Kenworthy J, (2018), The eco-city: ten key transport and planning dimensionsfor sustainable city development, Article lại khẳng định rằng phát triển đô thị mới sinh

thái hơn và sống tốt hơn là một ưu tiên cấp bách trong việc thúc đẩy tính bền vữngtoàn cầu Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả thấy rằng các công nghệ môitrường cần phải được áp dụng rộng rãi Tăng trưởng kinh tế cần nhấn mạnh sự sángtạo và đổi mới và tăng cường các tiện nghi về môi trường, xã hội và văn hóa của thànhphố Các lĩnh vực công cộng trên toàn thành phố cần phải có chất lượng cao, và cácnguyên tắc thiết kế đô thị bền vững cần phải được áp dụng trong tất cả các phát triểnđô thị

1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng

Ngô Thắng Lợi (2010) Tác giả chỉ ra rằng Đô thị hóa Hà Nội đã góp phần thúcđẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.Đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá ở thủ đô hà Nội Tuy nhiên,tốc độ ĐTH Hà Nội trong những năm gần đây xẩy ra với tốc độ quá nhanh, trong khinguồn lực về con người, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứngđược nhu cầu bức thiết xẩy ra Đã nảy sinh ra nhiều mặt tiêu cực, gây ô nhiễm môitrường, tài nguyên đất đai bị khai thác bừa bãi, giao thông thành phố tắc nghẽn, phá vỡcảnh quan thiên nhiên.

Trịnh Văn Chính (2018) đã đi sâu phân tích phát triển đô thị bền vững cần chútrọng phát triển GTCC, chống ùn tắc, đảm bảo diện tích đất cần thiết cho giao thông,áp dụng các loại hình giao thông hiện đại, văn minh để giảm thiểu ô nhiễm trong đô

Trang 25

thị Đảm bảo quỹ đất dành cho GTĐT đến 2020 phải đạt 15 - 25% tổng diện tích đôthị bao gồm cả giao thông tĩnh và động, xây dựng hệ thống vận tải khối lượng lớncho Thành phố Hà Nội và thành phố HCM, bao gồm tàu điện mặt đất, đường sắt trêncao, tàu điện ngầm.

Graham Haughton (1997), Developing sustainable urban development models

lại tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng mô hình đô thị bền vững.Bốn nhóm nhân tố được đưa ra bao gồm: sự tự chủ của chính quyền địa phương,quy hoạch thành phố, sự phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự cân bằng cácnguồn lực Mỗi nhân tố này đều tác động tới các chính sách xây dựng mô hình đôthị bền vững.

AnneShepherd và LeonardOrtolano (1996), Strategic environmental assessmentfor sustainable urban developmentnt tập trung đánh giá sự tác động của môi trường

chiến lược bao gồm các chính sách, kế hoạch và chương trình để PTĐTBV Đầu tiêncác tác giả tìm hiểu cơ hội để môi trường chiến lược thúc đẩy các nguyên tắc bềnvững Sau đó, các tác giả phân tích các nghiên cứu điển hình đã áp dụng môi trườngchiến lược cho quy hoạch toàn diện Kết quả cho thấy rằng môi trường chiến lược cóthể dệt các nguyên tắc bền vững hiệu quả vào vải của các kế hoạch đô thị Cuối cùng,bài nghiên cứu nhấn mạnh cả tiềm năng của môi trường chiến lược lẫn những tháchthức của nó đối với sự PTĐTBV.

1.2 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đô thị theo hướngbền vững

1.2.1 Các nghiên cứu liên đến chỉ tiêu đánh giá

- Viện Chiến lược và phát triển GTVT (2012), Nghiên cứu phát triển bền vữnghạ tầng giao thông vận tải Việt Nam trong bài viết đã nêu lên để PTBV KCHT giao

thông ở Việt Nam cần: phát triển GTVT đi đôi với BVMT; phát triển KT - XH phảiluôn song hành trong việc BVMT Bên cạnh đó cần phải có giải pháp để bảo vệ chấtlượng môi trường nước, không khí cũng như đưa ra các chính sách hợp lý trong giaiđoạn GPMB Ngoài ra, trong đề tài còn nêu ra “việc thành lập quỹ đường bộ qua cácnguồn thu thuế nhiên liệu sử dụng đối với PTGT”; “phí và tiền phạt đối với xe quá khổquá tải”.

- Trịnh Văn Chính (2010), tiếp cận Phát triển Đô thị bền vững cần phát triểngiao thông công cộng, chống ùn tắc bằng việc chú trọng giải pháp phát triển đô thị bềnvững từ hệ thống giao thông công cộng Tác giả khẳng định phát triển giao thông côngcộng là quá trình phát triển nhiều năm, gắn với phát triển đô thị bền vững, gắn với quátrình phát triển đô thị theo định hướng giao thông Do đó, cần thực thi nhiều giải pháp,

Trang 26

quy hoạch phát triển giao thông công cộng.

- Tác giả Phạm Hoài Chung (2016) đã đưa ra một số lý luận về PTBV CSHTGTĐBĐT như nguyên tắc PTBV CSHT GTĐBĐT, các đặc điểm đầu tư và các nguồnvốn đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT… Kết quả luận án đã xây dựng được bộ chỉtiêu đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐBĐT, cùng với các giải pháp về quyhoạch, vốn đầu tư, nhân lực đầu tư cho sự PTBV của CSHT GTĐBĐT

- Đặng Trung Thành (2012) đã đưa ra các điều kiện để PTBV cơ sở HTGTvùng, điển hình là “Quy hoạch cơ sở HTGT vùng” Bên cạnh đó tác giả còn nêu ra mộtsố biện pháp trong giai đoạn GPMB; Thành lập quỹ đường bộ; Hoàn thiện công tácquy hoạch trong đó quy hoạch “liên ngành” cần được ưu tiên thực hiện.

- Đỗ Đức Tú (2012) trong luận án, tác giả đề cập muốn phát triển kết cấuHTGT theo hướng hiện đại cần phải tuân thủ một số nguyên tắc như: sự đồng bộ; ưutiên phát triển và có định hướng lâu dài Ngoài ra tác giả cũng đưa ra các giải phápnhằm phát triển kết cấu HTGT đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiệnđại Đặc biệt chú ý đến sự phối hợp quản lý giữa các cấp/ban/ngành nhằm tăng hiệuquả quy hoạch

- Tác giả Phạm Đức Thanh (2016) với nghiên cứu “Phát triển hệ thống GTVTbền vững với BĐKH”, Trường Đại học Thủy lợi, đã đưa ra quan điểm phát triển hệthống GTVT BV là sự logic giữa bốn hệ thống: hệ thống quản lý; hệ thống KCHT; hệthống PTGT và môi trường Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các nhóm giải pháp thíchhợp để phát triển GTVT BV và giảm thiểu các tác động từ BĐKH như nhóm giải phápvề chính sách, tổ chức; nhóm giải pháp về quy hoạch đô thị và nhóm giải pháp về quyhoạch phương tiện.

- Trương Thị Mỹ Thanh (2019) đã đưa ra tầm nhìn trong phát triển giao thông.Theo tác giả, cần phát triển hệ thống đường sắt làm trục xương sống GTĐT, về ngắnhạn, GTCC giữ vai trò trọng yếu, hạn chế phương tiện cá nhân Bên cạnh đó, nghiêncứu và lựa chọn công nghệ để phát triển GTVT và xây dựng mạng lưới giao thôngthông minh cần thời gian dài và nhiều nguồn lực Cần kêu gọi nguồn vốn từ nhiềunguồn, đặc biệt là từ tư nhân như ĐTXD bãi đỗ xe P+R, xe đạp công cộng

- Scholz A & Telepak G (2018), Making Vienna smarter and more digitallyconnected, Intelligent transport đã mô tả sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng

và cơ sở hạ tầng đi kèm của Vienna theo mô hình 'thành phố thông minh' Khi du khách nóivề kinh nghiệm của họ ở Vienna, họ thường làm nổi bật mạng lưới tàu điện ngầm, xe điệnvà xe buýt cho phép hành trình nhanh chóng từ hoạt động này đến hoạt động khác Truy cậpdễ dàng là nguyên tắc hướng dẫn trong việc tạo và quản lý hệ thống giao thông của

Trang 27

Viennam và hiện được phản ánh ở mọi nơi, từ hệ thống đường dây đến tùy chọn đặt vé.Một ví dụ là vé hàng năm 365 Euro, đã nhận được những đánh giá phổ biến với ngườiVienna Bởi vì các dịch vụ chạy trong khoảng thời gian gần - hầu hết thời gian và gần nhưtất cả các địa điểm - thời gian biểu chi tiết không phải lúc nào cũng được yêu cầu và vìvậy các phương thức truyền thống các dịch vụ thường vẫn đủ, chẳng hạn như hệ thốngbản đồ.

- Dorina Pojani & Dominic Stead (2015), Sustainable Urban Transport in theDeveloping World: Beyond Megacities, ISSN 2071-1050 www.mdpi.com/journal/sustainability Trong bài báo này, dựa vào kinh nghiệm của sự phát triển giao thôngbền vững của các nước phát triển và các nước đang phát triển, tác giả nêu ra 9 sự lựachọn về phát triển GTĐT bền vững: (1) cơ sở hạ tầng đường bộ; (2) Giao thông côngcộng dựa trên đường sắt; (3) Giao thông công cộng dựa trên đường bộ; (4) Sự hỗ trợcho các phương tiện thô sơ; (5) các giải pháp công nghệ; (6) Chiến dịch tăng cường ýthức; (7) Cơ chế giá; (8) Hạn chế sử dụng xe; và (9) Quản lý việc sử dụng đất.

- Trong những thập kỷ sau Thế chiến thứ hai, việc tăng quy mô và số lượngđường bộ (bao gồm cả cầu vượt và đường hầm) là cách tiếp cận thường được sử dụngđể giải quyết tắc nghẽn và các vấn đề đi lại trong đô thị khác Những năm gần đây,mọi người đã nhận ra rằng việc tăng công suất có thể dẫn đến nhu cầu lớn hơn do kếtquả cả nhu cầu tự phát Nhu cầu tự phát là do sự chuyển đổi từ: (1) Khung giờ từ thấpđiểm tới cao điểm; (2) các tuyến đường đi lại song song; và (3) giao thông công Kếtquả là mức độ tắc nghẽn được giảm bớt và tiết kiệm được ít thời gian đi lại Nhưng đầutư cơ sở hạ tầng đường bộ cũng có tác động dài hạn bất lợi cho vấn đề tắc đường Doviệc mở rộng đường làm cho việc sử dụng xe dễ hơn nên sẽ tạo ra những chuyến hànhtrình mới Hơn nữa, việc xây dựng đường bộ gây ảnh hưởng cho các khu vực đô thịđược xây dựng dày đặc Trong nhiều trường hợp, việc phá hủy các tòa nhà và / hoặckhông gian mở là cần thiết.

- Preston L Schiller & cộng sự (2010), “An Introduction to SustainableTransportation: Policy, Planning and Implementation” (Giới thiệu về giao thông bền

vững: Chính sách, quy hoạch và áp dụng) Trên cơ sở phân tích các loại hình phươngtiện giao thông, theo các chức năng: sức chứa, tính thuận tiện, yêu cầu hạ tầng, hao tốntài nguyên, ô nhiễm và chi phí,…Nhóm tác giả đề xuất chính sách phát triển GTĐTbền vững, các quy tắc hoạch định giao thông thích ứng với đặc điểm đô thị, trong đóGTCC vẫn là nền tảng chủ đạo nhằm hướng đến hệ thống GTĐT thông minh vàPTBV.

Trang 28

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng

- Hoàng Quốc Long (2016) đã trình bày nội dung một trong những nhân tốquyết định đến PTBV của vùng Tây Bắc là sự PT của hệ thống HTGT, đặc biệt là hệthống GTĐB; thực trạng công tác quy hoạch và xây dựng GTĐB vùng Tây Bắc; cáckết quả đạt được trong việc xây dựng hệ thống GTĐB vùng Tây Bắc; đưa ra mộtchính sách đặc biệt để xây dựng hệ thống đường đảm bảo tính kết nối giữa các hệthống giao thông theo quy hoạch để phát triển đồng đều các loại hình vận tải và pháttriển kinh tế BV.

- Lý Huy Tuấn & Cao Thị Thu (2010) Bài báo đã đưa ra vấn đề giữa triểnGTVT BV và môi trường Đó là hàng loạt các hệ luỵ của GTVT ảnh hưởng không nhỏđến môi trường và hệ sinh thái Ngoài ra, chất lượng GTVT còn là một tác nhân gâynên hiện tượng UTGT trong đô thị Để PTBV GTVT, cần có sự liên kết giữa quyhoạch GTVT và quy hoạch môi trường.

- Nguyễn Tuấn Anh (2018), bài tham luận trong Hội thảo chiến lược và giảipháp quy hoạch phát triển GTĐT BV cũng đã vạch ra những thách thức về hệ thốngGTĐT ở Việt Nam thời gian tới Cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ lệ ĐTH của ViệtNam sẽ nâng cao dần và dân số đô thị sẽ tăng theo cấp số nhân trong các thập kỷ tới,đuổi kịp mức ĐTH của Trung Quốc vào năm 2020, khi đó dân số đô thị sẽ chiếmkhoảng 45%, đến năm 2030 khoảng 60 – 70% Tốc độ tăng nhanh dân số đô thị sẽ gâyáp lực lớn lên năng lực kết cấu hạ tầng hiện tại, bộc lộ sự ùn tắc chủ yếu trong cungcấp dịch vụ của nó Chiến lược phát triển GTĐT cũng đã được tác giả trình bày cụ thểvà chi tiết trong nội dung bài nghiên cứu

- Bộ KH và GD (2011), Tương lai của các siêu đô thị (dự án do Bộ KH và GD

Đức tài trợ) đã khảo sát, nghiên cứu 6 thành phố lớn, gồm: Gauteng (Nam Phi),Tehran-Karaji (Iran), TP HCM (Việt Nam), Hyderabad (Ấn Độ), Heifei và Shenyang(Trung Quốc) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Để đạt được một hệ thống GTVT BV, cầnhạn chế sử dụng ô tô, phát triển các chuyến đi cự ly ngắn Thiết kế đường phố cầnhướng đến các phương thức giao thông chậm là xe đạp và đi bộ Các thành phố cầnphải cung cấp đầy đủ các hệ thống GTCC với năng lực vận chuyển lớn, giá cả phù hợpvà mạng lưới đủ dày để khoảng cách giữa các trạm hoặc các nhà ga dưới 500m Để đạtđược điều đó cần thực hiện bằng sự kết hợp giữa xe buýt, xe buýt nhanh và hệ thốngtàu điện Song song với đó, các thành phố cần xem xét bổ sung các loại hình giaothông phi chính thống, phương tiện vận tải bán công cộng có tính linh hoạt cao Cácchính sách mềm như các chiến dịch cung cấp thông tin, khuyến khích sử dụng cácphương tiện chạy bằng năng lượng điện, pin…, hạn chế ô tô cá nhân cũng cần đượccác thành phố quan tâm, xem như một phần tích hợp của các giải pháp vận chuyển

Trang 29

trong tương lai.

- E Babalik-Sutcliffe (2015), “Urban Planning for Sustainability: Ankara'sPlanning Experience in Creating Sustainable Urban Form and Transport” (Quy

hoạch đô thị bền vững: Kinh nghiệm lập kế hoạch của Ankara trong việc tạo ra hìnhthức đô thị bền vững và giao thông) cho rằng hình thái đô thị, mô hình phát triển vàmật độ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ô tô, và do đó quy hoạch đô thị là một công cụchính trong việc giải quyết các vấn đề GTVT Các cuộc tranh luận về PTBV ủng hộluồng tư tưởng này, nhấn mạnh hình thức đô thị thích hợp nhất để tạo ra các hệ thốngGTĐT bền vững.

- Dr Harish M (2013), “Urban Transport and Traffic Management – ForSustainable Transport Development in Mysore City” (Quản lý giao thông đô thị - Vì

sự phát triển giao thông bền vững ở thành phố Mysore), Tạp chí Quốc tế kỹ thuật vàứng dụng công nghệ thông tin - Ấn Độ, tháng 3/2013 Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễntrong bối cảnh giao thông tệ hại ở thành phố Mysore Tác giả khẳng định việc QHĐTkhông hợp lý đã gây ra các hệ lụy như ùn tắc, thiếu bến bãi đỗ xe và chức năng giaothông khác, Cần có khung kế hoạch về công tác tổ chức giao thông nhằm giải quyếttình trạng trên Do vậy, tác giả đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hệ thống GTĐT củaThành phố Mysore là xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đặc biệt về giao thôngnhằm thay đổi văn hóa giao thông trong đô thị: Sử dụng phương tiện GTCC thay chophương tiện cá nhân đắt đỏ; Chuyển các trạm xe buýt ra khu vực ngoại ô; Xã hội hóacác bãi đỗ xe.

1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp áp dụng

- Phạm Ngọc Đăng (2022), Bàn về các giải pháp phát triển GTVT bền vững –GTVT xanh ở nước ta” đã thống kê số liệu về mức độ ô nhiễm ở Việt Nam từ quá

trình phát triển GTVT Một số lý do được đưa ra đó là do tốc độ gia tăng nhanh củaPTGT cá nhân trong đô thị Để giảm thiểu việc này cần thiết phải khuyến khíchngười dân sử dụng GTCC, hoặc các phương tiện thân thiện với môi trường hơn nhưđi xe đạp, xe điện, đi bộ

- Sở GTVT Đà Nẵng (2018), Phát triển hệ thống GTĐT bền vững trong Tạp

chí Đô thị và Phát triển số 74-75/2018, tập trung nghiên cứu về các giải pháp quyhoạch CSHT GTĐT và quy hoạch, quản lý không gian đô thị và không gian ngầm Tácgiả đã nhấn mạnh việc dành quỹ đất để phát triển KCHT giao thông và hành lang antoàn giao thông, tiêu chí đạt 15-20% đất đô thị Song song với việc phối hợp đồng bộquy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị (Metro, Tramway… ), kết nối hữu cơgiữa các công trình trên mặt đất và dưới mặt đất để đô thị PTBV.

Trang 30

- Todd Goldman & Roger Gorham (2006, 273), Sustainable urban transport:Four innovative directions, Technology in Society 28 Bài báo đưa ra khái niệm và tính

ứng dụng của cụm từ giao thông bền vững trong đô thị Để thành công, chính sáchphát triển giao thông bền vững phải tránh những lỗi trong hoạch định chính sách giaothông nói chung Có bốn lĩnh vực cần được cải thiện đó là: tính di động, cải tiếnLogistics trong nội đô, quản lý hệ thống thông minh và tính có thể ứng dụng được Tácgiải đưa ra khái niệm về phát triển giao thông bền vững: PTBV chính là vẫn đáp ứngđược nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai Nhu cầu baogồm có sự phát triển về KTXH, môi trường và hệ sinh thái Do nguồn tài nguyên đangdần cạn kiệt nên sự bền vững đồng nghĩa với việc hạn chế sử dụng các nguồn tàinguyên hoặc sử dụng các biện pháp thay thế, cụ thể:

+ Cải tiến về phong cách đi lại kiểu mới: Chiến lược đầu tiên đó chính là ápdụng công nghệ và mô hình kinh doanh kiểu mới nhằm cung cấp các giải pháp thaythế cho các phương tiện cá nhân Chiến lược mang tên “phong cách đi lại kiểu mới” làcách hiệu quả cho việc đi lại và giao thương giữa các thành phố thông qua việc cungcấp cho khách sự lựa chọn mang tính tích hợp và thuận tiện Nếu thành công, nó sẽgiúp giảm sử dụng nguồn tài nguyên và từng bước hướng tới sự bền vững.

+ Cải tiến dịch vụ Logistics trong thành phố: GTVT đang phát triển nhanh tạicác đô thị Nền kinh tế thương mại tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh của ngànhvận tải Số lượng xe tải di chuyển trên đường không hoạt động đúng công suất hoặckhông chở hàng đang tăng lên do áp lực của chuỗi cung ứng yêu cầu giao hàngnhanh và kịp thời Chính sách vận tải nội đô bền vững sẽ nỗ lực để giảm số xe tảikhông chở hàng di chuyển trên đường thông qua mang lưới và trung tâm kiểm soáttắc đường, cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường trong các hoạt động vận chuyển.Thiết kế quy hoạch cụ thể mạng kho bãi để điều tiết hàng hóa nội đô và nơi cung ứnggiảm thiểu đi qua trung tâm thành phố.

+ Khả năng có thể áp dụng được: Bất cứ sự thay đổi nào cũng phải dựa trên mốiquan hệ giữa hệ thống giao thông với nhu cầu của xã hội Khả năng có thể áp dụngđược nghĩa là hệ thống đó phải quan tâm đến tính có thể tiếp cận, sự phân bố và thiếtkế không gian chung, tạo không gian cho các hoạt động giải trí, sức khỏe và các phúclợi về kinh tế cho người dân Nó thúc đẩy sự tích hợp giữa kế hoạch phát triển hệthống giao thông với nhu cầu của xã hội.

- Jeff Tyson (2018), 5 ways to help mayors build sustainable urbantransportation đã khẳng định xây dựng các hệ thống giao thông bền vững và thân thiện

với khí hậu ở các thành phố trên thế giới sẽ là nền tảng để đạt được các mục tiêu khí

Trang 31

hậu Đặc biệt, tác giả đã đưa ra cách thức để xây dựng hệ thống giao thông thân thiệnvới môi trường Trong khi mỗi thành phố khác nhau và phải đối mặt với những tháchthức độc đáo của riêng mình, các thành phố có thể học hỏi lẫn nhau và được truyềncảm hứng từ nhau Chính quyền cần tiếp cận kiến thức về các phương pháp vậnchuyển thông minh và khí hậu thông minh mà họ có thể đưa vào thực tiễn Chuyển từđầu tư đơn lẻ sang đầu tư quy hoạch tổng hợp Giao thông, năng lượng, đất đai và cơsở hạ tầng là tất cả các lĩnh vực liên quan và nuôi dưỡng lẫn nhau.

- Bernhard O Herzog (2004), “Sustainable transport: A textbook for policymakers in developing cities”, (Giao thông bền vững: Giáo trình dành cho các nhà

hoạch định chính sách tại các đô thị đang phát triển) Tác giả đề cập và phân tíchnhững mảng đề tài chủ chốt trong việc xây dựng hệ thống chính sách giao thông bềnvững nhằm phát triển đô thị như: Định hướng về các ứng dụng tốt nhất trong việc lậpkế hoạch quản lý GTĐT và xây dựng hệ thống quy chuẩn; Kinh nghiệm phát triển đôthị đã thành công trước đó Nội dung chủ yếu bàn luận cách giải quyết hợp lý đối vớihàng loạt các ứng dụng phát triển đô thị khác nhau.

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển giao thông đường bộ đô thịtheo hướng bền vững

1.3.1 Các nghiên cứu liên quan đến chỉ tiêu đánh giá

Bài phát biểu của tác giả Vũ Thị Vinh, 2015 về “Giao thông đô thị PTBV - mụctiêu hướng tới của các đô thị Việt Nam” trong Hội thảo Giao thông Đô thị bền vững.

Trong bài phát biểu của mình, tác giả đã khẳng định PTBV giao thông đô thị dựa trêncác trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường Đặc biệt, tác giả đã đi sâu đánh giáhiện trạng phát triển giao thông đô thị ở thành phố Hà Nội hiện nay cụ thể là phát triểnhệ thống giao thông công cộng Tác giả nhận định rằng để PTBV giao thông đô thị ởthành phố Hà Nội thì chính quyền thành phố phải phát triển hệ thống giao thông côngcộng tiên tiến như các quốc gia khác đã thực hiện

Hội thảo quốc tế, 2010 tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long– Hà Nội, do Hội khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam phối hợp với Sở Giao thôngVận tải Hà Nội Hội Cầu đường Hà Nội tổ chức Trong hội thảo 10 tham luận của các:Đại diện Liên đoàn đường bộ quốc tế (IRF); Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Kếhoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng; WB; ADB; JICA; TEDI; Hiệp hội Cầu đường TứXuyên; Ban QLDA đầu tư phát triển GTĐT Hà Nội; Ban QLDA đường sắt đô thị HàNội… đều nói về việc PTBV GTĐT Hà Nội trên các lĩnh vực quy hoạch giao thôngđồng bộ gắn với bảo vệ MT và bảo đảm an toàn giao thông; phát triển kết cấu hạ tầng

Trang 32

GTĐT và các loại hình dịch vụ vận tải, trong đó vận tải công cộng đặc biệt được coitrọng nhưng trước mắt do điều kiện nguồn vốn có hạn, cần phát triển loại hình vận tảikhách bằng xe buýt có sức chở lớn, tốc độ nhanh chạy trên các đường dành riêng(BRT); xúc tiến việc phát triển phương tiện vận tải bánh sắt đô thị; cần huy động tưnhân tham gia phát triển GTĐT theo hình thức hợp tác công – tư (PPP)…

- Joseph Chow (2018), “Classic and Emerging Mobility Methods toward SmartCities” (Các phương pháp cổ điển và mới hướng đến đô thị thông minh) Trên cơ sở

tổng quan các phương pháp cổ điển trong quản lý và vận hành hệ thống GTĐT, phântích ưu và nhược điểm của từng phương pháp, đánh giá khả năng vận dụng của cácphương pháp trong quản lý và điều hành hệ thống GTĐT, tác giả khẳng định để hướngđến đô thị thông minh, cần phân tích và thiết kế hệ thống GTĐT trên cơ sở tích hợpcác dữ liệu, thông tin đa chiều, điều phối xử lý, dự báo, hoạch định chiến lược cho hệthống GTĐT Từng bước tiến tới xây dựng đô thị thông minh trên nền tảng quản lý vàđiều hành hệ thống GTĐT hoàn toàn ứng dụng công nghệ hiện đại như GTCC, dịch vụgiao thông chia sẻ như đi chung taxi,…hạn chế ùn tắc, rút ngắn thời gian đi lại, đảmbảo an toàn cho người tham gia giao thông.

- Megha Kumar (2014), “Sustainable Urban Transport Indicators”, chỉ ra rằng

khi đánh giá mức độ phát triển bệ vững GTĐBĐT của một thành phố, điều quan trọnglà phải đánh giá sự bền vững của 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường”

- Christy MihyeonJeon & Cộng sự (2012), “Transport Policy” mặc dù định

nghĩa về hệ thống giao thông bền vững còn khác nhau, nhưng ngày càng có sự đồngthuận rằng tính bền vững của hệ thống giao thông vận tải cần nắm bắt được các thuộctính về hiệu quả của hệ thống và tác động của hệ thống đối với sự phát triển kinh tế,tính toàn vẹn của môi trường và chất lượng cuộc sống xã hội Đánh giá tính bền vữngcó thể được kết hợp ở cấp quy hoạch để tác động đến việc ra quyết định và hỗ trợ cácchính sách có ảnh hưởng đến tính bền vững của khu vực Nghiên cứu đánh giá và thảoluận một số biện pháp hoạt động và tổng hợp chúng thành các chỉ số đại diện cho bốnthông số về tính bền vững: hiệu quả của hệ thống, tác động môi trường, kinh tế và xãhội, để cho phép hình dung và đánh giá sự cân bằng và ưu thế đối với các lựa chọnthay thế cạnh tranh Điểm nổi bật các tác giả đưa ra là:

+ Tính bền vững ghi nhận hiệu quả của hệ thống và các tác động kinh tế, môitrường, xã hội của nó

+ Tính bền vững có thể được kết hợp ở cấp độ lập kế hoạch để ảnh hưởng đếnviệc ra quyết định

Trang 33

+ Nghiên cứu trình bày hướng dẫn mới về các yếu tố quan trọng của đánh giátính bền vững.

+ Các biện pháp thực hiện tính bền vững có thể được đánh giá một cách hiệuquả trong khuôn khổ đa tiêu chí.

1.3.2 Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng

- Todd Litman & David Burwell (2006), “Issues in sustainable transportation,International Journal of Global Environmental Issues”, đã chỉ ra nhiều nhân tố ảnh

hưởng tới tính bền vững của hệ thống giao thông, các nhân tố này sẽ làm thay đổi mụctiêu và quyết định phát triển tới hệ thống giao thông Phát triển bền vững ban đầu tậptrung vào một số vấn đề tiêu thụ tài nguyên, nhưng ngày càng được định nghĩa rộnghơn bao gồm phúc lợi KTXH, công bằng, sức khỏe con người và tính toàn vẹn sinhthái Định nghĩa hẹp về giao thông bền vững có xu hướng ưu tiên các giải pháp côngnghệ riêng lẻ, trong khi định nghĩa rộng hơn có xu hướng ưu tiên các giải pháp tíchhợp hơn, bao gồm cải thiện lựa chọn đi lại, khuyến khích kinh tế, cải cách thể chế,thay đổi sử dụng đất cũng như đổi mới công nghệ Lập kế hoạch bền vững có thể yêucầu thay đổi cách mọi người nghĩ về và giải quyết các vấn đề GTVT.

- Phil Sayeg & Phil Charles (2010), “Intelligent Transport Systems”, đã đề cao

vai trò của công nghệ trong GTVT Mô hình quản lý phương tiện bằng công nghệ ITS(Intelligent Transports Systems) được áp dụng ở khá nhiều quốc gia trên thế giới Tuynhiên, để có thể ứng dụng tốt công nghệ này, cần có sự kết hợp ba bộ phận: con người,phương tiện và CSHT Công nghệ này giúp cho việc quản lý GTĐB một cách tiện ích,xây dựng một hệ thống giao thông an toàn và ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu đến môitrường

M A Mosaberpanah, & S Darban Khales (2012), “International Conferenceon Sustainable Design, Engineering, and Construction 2012, American Society ofCivil Engineers” cho rằng xu hướng hiện nay trong hệ thống giao thông thế giới là

không bền vững Cần có những thay đổi cơ bản về công nghệ, vận hành, thiết kế và tàichính Công nghệ mới sẽ có những hậu quả tiêu cực khác nhau về lâu dài Mối quantâm về chất lượng môi trường, công bằng xã hội, sức sống kinh tế và xử lý biến đổi khíhậu do lượng CO2 ngày càng tăng đã hội tụ để tạo ra mối quan tâm ngày càng tăng đốivới cách tiếp cận thay thế để phát triển bền vững Phát triển bền vững là rất quan trọngtrong mọi mô hình đặc biệt là trong thế kỷ này Phát triển bền vững trong lĩnh vực giaothông vận tải có thể được chia thành ba mảng chính: xã hội, kinh tế và môi trường.Phát triển bền vững giao thông vận tải đòi hỏi phải cân đối để đạt được những kỳ vọng

Trang 34

tối thiểu trong ba lĩnh vực này Để tăng vai trò của giao thông vận tải trong phát triểnbền vững, chúng ta cần sử dụng một số chiến lược để tăng tính bền vững Các chiếnlược này bao gồm thúc đẩy giao thông công cộng, quản lý nhu cầu, cải thiện quản lýđường bộ, chính sách giá cả, cải tiến công nghệ phương tiện, sử dụng nhiên liệu sạch,nâng cao văn hóa và quy hoạch giao thông

Wang & Cộng sự (2018), “International Journal of Environmental Researchand Public Health” Cơ sở hạ tầng giao thông có tác động to lớn đến sự phát triển bền

vững Phát triển bền vững phải quan tâm tới đến kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thểlà quan tâm tới chi phí vượt mức trong đầu tư hệ thống giao thông, kinh tế không gian,cơ cấu ưu tiên, phát triển địa phương và giá trị đất đai Ngoài ra, các nhân tố tác độngkhác nhau và phân tích cấu trúc của mạng lưới giao thông, được các tác giả khuyếnnghị nghiên cứu ở các nước Những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp cho cácnhà nghiên cứu và các nhà thực hành hiểu biết sâu sắc về tác động của cơ sở hạ tầnggiao thông vận tải đối với sự phát triển bền vững bằng cách thể hiện trực quan.

1.3.3 Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp áp dụng

- Dalkmann, H & cộng sự (2010), “GTVT và BĐKH”, đã đưa ra 5 công cụ vận

+ Công cụ kinh tế: giá đường; đánh thuế nhiên liệu; thuế xe; định giá đỗ xe.+ Công cụ thông tin: chiến dịch nâng cao ý thức người dân và quản lý sự dichuyển của người dân.

+ Cải tiến công nghệ và công cụ: cải tiến động cơ, nhiên liệu, sử dụng thông tintruyền thông…

- Hiroaki Suzuki, Robert Cervero và Kanako Iuchi đã nghiên cứu quá trình tíchhợp giữa vận tải và sử dụng đất tại các thành phố có sự đô thị hóa nhanh ở các nướcđang phát triển Đầu tiên xác định rào cản và cơ hội để phối hợp có hiệu quả cơ sở hạtầng GTCC và phát triển đô thị Sau đó đề nghị một loạt những chính sách và biệnpháp thực hiện để khắc phục và khai thác những cơ hội này Tích hợp sử dụng đất và

Trang 35

vận tải tạo ra cấu trúc đô thị, không gian sống làm giảm nhu cầu đi lại bằng phươngtiện cơ giới cá nhân, giảm thiểu ô nhiễm, tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế và thúcđẩy phát triển toàn diện Phát triển đô thị theo định hướng GTCC (TOD), một dạngcủa phát triển đô thị đang thành xu hướng phát triển đô thị bền vững

- J.A.Blac & cộng sự (2002), “Sustainable Urban Transportation PerformanceIndicators and Some Analytical Approaches” Khung phân tích cho GTĐT bền vững

bao gồm thống kê mô tả - các phương pháp khám phá và đồ thị, lập bản đồ khônggian, thống kê không gian, phân tích hồi quy, các hàm ưu tiên du lịch dựa trên mô hìnhcơ hội can thiệp của Stouffer và lập trình tuyến tính Từ đó đưa ra các giải pháp về quyhoạch, đầu tư GTĐBĐT theo hướng bền vững

Sun Ye (2012), “International Conference on Applied Physics and IndustrialEngineering, physics Procedia”, cho rằngùn tắc giao thông là một vấn đề lớn làm ảnhhưởng đến sự phát triển bền vững giao thông đô thị Thu phí chống ùn tắc là một biệnpháp hữu hiệu để giảm bớt ùn tắc giao thông đô thị Bài báo khảo sát một số vấn đềchính như mục tiêu, giá cả, phạm vi, phương pháp và sự phân bổ lại phí tắc nghẽn từgóc độ lý thuyết Sau đó, nó giới thiệu thực hành thu phí ùn tắc ở Singapore vàLondon, đưa ra kết luận và đề xuất rằng việc thu phí ùn tắc giao thông cần lấy kếhoạch khoa học, lấy sự hỗ trợ của phát triển giao thông công cộng làm tiền đề.

1.4 Khoảng trống nghiên cứu của luận án

1.4.1 Đánh giá những nội dung kết quả đã đạt được của những nghiên cứuliên quan đến đề tài luận án

Đánh giá chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tuy ở những mứcđộ khác nhau, trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều có liên quan đến đề tài nghiên

cứu của luận án (Bảng tổng hợp tổng quan các nghiên cứu: phụ lục 1, phụ lục 2)

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đếnPTBV, PTĐTBV và phát triển GTĐBĐT bền vững đã cung cấp những luận cứ khoahọc giúp tác giả đưa ra các phương hướng và giải pháp về phát triển GTVT nói chungvà GTĐBĐT nói riêng theo hướng bền vững; để nâng cao năng lực xây dựng và pháttriển GTĐBĐT hiệu quả, góp phần nâng cao phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, bảo vệmôi trường sinh thái và củng cố an ninh quốc phòng.

Thứ nhất, các nghiên cứu đã chỉ ra nội hàm của phát triển đô thị bền vững là

dựa trên các trụ cột: Kinh tế đô thị; Văn hóa xã hội đô thị; Môi trường đô thị ; Cơ sởhạ tầng đô thị và Quản lý đô thị Nhiều nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển đô thịbền vững tại các quốc gia cũng như các địa phương trong nước, đưa ra những bài học

Trang 36

kinh nghiệm quý báu trong phát triển đô thị bền vững.

Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Quá trình phát triển và mở rộng ồ ạt các

đô thị gắn liền với hiện tượng gia tăng ô nhiễm môi trường và các loại xe cơ giới nhưôtô, xe tải, xe máy ngày càng gia tăng Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thứckhông nhỏ cho sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị sao cho đủ mạnh và hiệuquả để ngăn chặn tình trạng trên.

Thứ ba, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong lĩnh vực phát triển GTĐT nói

chung và GTĐBĐT nói riêng theo hướng bến vững cần có những giải pháp cụ thể như:đổi mới, cải cách thể chế chính sách nhà nước cho phù hợp với xu thế của xã hội vàhội nhập quốc tế; tuyên truyền nâng cao ý thức về tham gia giao thông của người dân;nâng cao năng lực quản lý và tăng cường đầu tư vào vận tải công cộng cho các thànhphố lớn; tiếp tục đổi mới và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý,xây dựng và vận hành giao thông; nâng cao năng lực quy hoạch và khai thác hợp lý tàinguyên để sử dụng phù hợp cho xây dựng và phát triển giao thông; nâng cao năng lựckhai thác nguồn nhân lực; nâng cao năng lực khai thác nguồn lực tài chính để đẩynhanh tốc độ xây dựng và hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị, cụ thể như: tranhthủ vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài, sử dụng nhiều nguồn lực trong nước, xã hội hóanguồn vốn kết hợp công tư trong lĩnh vực đầu tư như các hình thức PPP…

Thứ tư, các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ thực trạng về giao thông đô thị tại các đô

thị lớn đang có nhiều bất cập: quản lý về tài nguyên thiên nhiên, quản lý về quyhoạch, quản lý xây dựng, quản lý vận hành khai thác còn rất nhiều yếu kém, gây thấtthoát lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước và nhân dân; Hạ tầng giao thông còn yếukém, gây ùn tắc giao thông kéo dài nhiều năm ngày một tăng, môi trường bị ô nhiễmtrầm trọng do khí thải của phương tiện giao thông gây ra; năng lực vận tải công cộngcòn thấp.

Thứ năm, một số nghiên cứu trong nước đã chỉ rõ ở hầu hết các đô thị cũ của

Việt Nam, hệ thống giao thông vận tải (GTVT) có chất lượng thấp, đường phố nộiđô chật hẹp, hệ thống đường đối nội, đối ngoại và công tác đấu nối còn nhiều bấtcập, gây khó khăn cho vận tải, thường xuyên tạo ùn tắc cục bộ Hệ thống vỉa hè đãhẹp lại bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích mà chính quyền đô thị thiếu các giảipháp quản lý hữu hiệu.

Như vậy, các vấn đề về phát triển đô thị bền vững và phát triển GTĐT nói

chung cũng như GTĐBĐT nói riêng theo hướng bền vững đã được nhiều tác giảnghiên cứu Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp Tác giả thực hiện được các vấn đề

Trang 37

sau: làm rõ khái niệm và hiểu được nội dung của phát triển GTĐBĐT theo hướng bềnvững; đồng thời cho Tác giả thấy các khoảng trống mà các nghiên cứu còn chưanghiên cứu đến, từ đó đưa ra các vấn đề cần tập trung nghiên cứu trong phát triểnGTĐBĐT nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.

1.4.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, Tác giả nhận thấy trong các nghiên cứu trướcđây vẫn còn có một số khoảng trống nghiên cứu mà có thể tiếp tục khai thác:

- Các nghiên cứu và các tác giả (cả trong và ngoài nước) chưa đi sâu nghiên cứu

trực tiếp các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của GTĐBĐT theo hướng bền vững.Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nhân tố liên quan đến GTĐBĐT theohướng bền vững mặc dù ở mỗi nghiên cứu đề cập đến một hoặc một số nhân tố nhưngchưa nghiên cứu chi tiết cụ thể.

- Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động GTĐB nóichung và GTĐBĐT nói riêng Tuy nhiên, sự khả thi rất thấp nếu áp dụng toàn bộ vàođiều kiện nước ta hoặc sao chép nguyên văn áp dụng vào đầu tư phát triển GTĐBĐTViệt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng mà không có điều chỉnh, sửa đổisẽ không phù hợp

- Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khám phá và xếp hạng ảnhhưởng các nhân tố đến phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững trong cùng tổng thểvới nhiều nhóm nhân tố khác.

- Các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu đếnmột số vấn đề sau:

+ Các đô thị tại Việt Nam đa phần đều là đô thị chỉnh trang mở rộng hay đượcnâng cấp từ thị trấn đã có từ trước Do đó, hệ thống hạ tầng đô thị không đồng bộ,thiếu vắng các đô thị hiện đại và bền vững Nhiều đô thị chưa đạt được tầm vóc vị thếđể trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Các dịch vụxã hội thiết yếu về nhà ở, y tế, giáo dục, điện, nước còn nhiều hạn chế; tình trạngngập úng, sạt lỡ, nước thải, ô nhiễm môi trường, xây dựng trái phép, lấn chiếm đấtcông, mất an ninh trật tự xã hội có xu hướng gia tăng.

+ Việc đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) khu vực nội đô không được nghiêncứu thấu đáo, thậm chí còn làm sai quy định đã phá vỡ cảnh quan, kiến trúc đô thị,tăng mật độ phương tiện lưu thông nội đô, khiến GTĐBĐT quá tải, nhanh hư hỏng,xuống cấp, đặc biệt tình trạng ùn tắc, úng ngập cục bộ thường xuyên xảy ra

+ Thực tế cho thấy việc quy hoạch phát triển đô thị không có sự gắn kết với quy

Trang 38

hoạch phát triển giao thông Có sự khác biệt cơ bản về tỷ lệ phân bố các tuyến đườnggiữa các vùng không gian cũ và không gian mở rộng.

- Các công trình nghiên cứu, chưa xác định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch sửdụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành Trong khiđó hiện nay, chất lượng quy hoạch đô thị thành phố Hà Nội chưa cao, công tác quản lývà tổ chức thực hiện quy hoạch có mặt chưa tốt.

1.4.3 Định hướng nghiên cứu của luận án

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu chi tiết và cụ thể toàndiện nào về mối quan hệ giữa phát triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theo hướng bềnvững với các chỉ tiêu phát triển KT-XH - MT của đô thị Do đó, Tác giả tập trungnghiên cứu các nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phát triển

đô thị bền vững và GTĐBĐT theo hướng bền vững Chỉ ra được các nhân tố ảnhhưởng đến sự phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững cũng như các bài học kinhnghiệm cho Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng

Thứ hai, nghiên cứu phân tích đánh giá một cách khác quan thực trạng

GTĐBĐT thành phố Hà Nội với điều kiện phát triển bền vững Chỉ ra được nhữngthành công, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó Đặc biệt, đô thị HàNội có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế chính trị, xã hội thì phát triển bềnvững về GTĐBĐT không chỉ dựa trên các trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường màcòn phải xem xét trong cả tác động tới văn hóa, chính trị và an ninh, quốc phòng.

Thứ ba, xây dựng bộ tiêu chí phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững

Thứ tư, Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận trong và ngoài nước, kinh nghiệm phát

triển GTĐBĐT của các nước trên thế gới cùng với thực trạng GTĐBĐT thành phố HàNội trong giai đoạn qua đề xuất các giải pháp triển GTĐBĐT thành phố Hà Nội theohướng bền vững

Trang 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoàinước có liên quan đến phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững Trên cơ sở xem xét,phân tích các nghiên cứu đã được công bố trước đây, Tác giả tìm ra những khoảngtrống tri thức cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án đó là: có rất nhiều vấn đề liênquan đến hoạt động GTĐB nói chung và GTĐBĐT nói riêng Tuy nhiên, sự khả thi rấtthấp nếu áp dụng toàn bộ vào điều kiện nước ta hoặc sao chép nguyên văn áp dụng vàođầu tư phát triển GTĐBĐT Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng màkhông có điều chỉnh, sửa đổi sẽ không phù hợp Cũng như ảnh hưởng của các nhân tốđến sự phát triển GTDĐT theo hướng bền vững cần phải được xem xét tách biệt vớicác nhóm nhân tố ảnh hưởng khác, đồng thời, phải đánh giá được mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố đến sự phát triển GTĐBĐT tại Việt Nam nói chung và thành phố HàNội nói riêng.

Trang 40

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊTHEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.1 Giao thông đường bộ và giao thông đường bộ đô thị

2.1.1 Giao thông đường bộ

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kết cấu GTĐB, trong phạm vi và cáchtiếp cận của luận án xác định: kết cấu GTĐB là hệ thống những công trình đường bộ,bến xe, bãi đỗ xe trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phụcvụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ được xây dựng, nhằm bảo đảm choviệc di chuyển, đón trả khách, xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ củacác loại phương tiện tham gia giao thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiệnvà an toàn.

Luật Giao thông đường bộ, 2008 quy định: kết cấu GTĐB bao gồm công trìnhđường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ Trong đó, công trình đường bộ gồm đườngbộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ; đèn tín hiệu; biển báo hiệu; vạch kẻ đường; cọctiêu; rào chắn; đảo giao thông; dải phân cách; cột cây số; tường, kè; hệ thống thoátnước; trạm kiểm tra tải trọng xe; trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đườngbộ khác.

Kết cấu GTĐB bao gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừngnghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang antoàn đường bộ (Quốc hội, 2008).

Trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu GTĐB là bộ phận cấuthành cơ bản và quan trọng nhất kết cấu GTĐB có mặt khắp mọi nơi và có mối quanhệ gắn kết, song hành với các loại kết cấu hạ tầng khác như hệ thống cấp điện, hệthống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc

Kết cấu GTĐB có đặc trưng là tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận cósự kết nối, liên kết hài hòa với nhau tạo thành một thể vững chắc, do đó phát huy đượcsức mạnh tổng hợp của cả hệ thống Ngoài ra, kết cấu GTĐB còn có đặc trưng thườngcó quy mô lớn, chủ yếu là ở ngoài trời và được xây dựng rải rác trên phạm vi địa bànrộng lớn, do đó chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên.

2.1.2 Giao thông đường bộ đô thị

2.1.2.1 Khái niệm và vai trò của giao thông đường bộ đô thị(1) Khái niệm

GTĐBĐT là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được bố trí tại các đôthị nhằm mục đích phục vụ cho việc đi lại của người dân, đồng thời, phục vụ cho việcgiao lưu kinh tế bằng đường bộ tại đô thị đó

Hệ thống GTĐBĐT bao gồm:

- Mạng lưới đường trục chính của đô thị (quốc lộ, cao tốc, đường vành đai…);

Ngày đăng: 13/05/2024, 14:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan