ĐỊA DANH CÓ NGUON GỐC NGÔN NGỮ CƠ-HO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA (NGHIỀN CỨU TRƯỜNG HỘP TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG VÀ DI LINH, TỈNH LAM ĐỒNG)

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐỊA DANH CÓ NGUON GỐC NGÔN NGỮ CƠ-HO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA (NGHIỀN CỨU TRƯỜNG HỘP TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG VÀ DI LINH, TỈNH LAM ĐỒNG)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Cơ khí - Vật liệu ĐỊA DANH CÓ NGUON GỐC NGÔN NGỪ CƠ-HO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA (NGHIỀN CỨU TRƯỜNG Hộp TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG VÀ DI LINH, TỈNH LAM ĐỒNG) LÊ THỊ NHUẤN TS. Lê Thị Nhuấn, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam TS. Pisit Amnuayngemtra, Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan KNhôi, Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam Đoàn Thị Thanh Nga, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam PISIT AMNUAYNGERNTRA K’NHÔI ĐOÀN THỊ THANH NGA Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở các huyện Lạc Dương và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ văn hóa. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã để thu thập địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho tại các huyện Lạc Dương và huyện Di Linh. Bằng phương pháp này, chúng tôi có thể quan sát, nghe kể, ghi chép, chụp ảnh để thu thập các địa danh liên quan đến địa lý, văn hóa của tộc người Cơ-ho. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho gồm địa danh tự nhiên và địa danh phi tự nhiên. Địa danh sẽ là những chứng cứ quan trọng chỉ ra quả trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa tộc người Cơ-ho và các tộc người khác trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: Địa danh, ngôn ngữ Cơ-ho, góc độ văn hóa, Lạc Dương, Di Linh. Mở đầu Lâm Đồng là nơi cư trú lâu đời của các tộc người tại chỗ Cơ-ho, Mạ, Churu. Văn hoá của các tộc người này ở Lâm Đồng khá đa dạng và phong phú. Trải qua quá trình phát triển và tiếp biến mang tính tất yếu, tài sản văn hoá đó rất cần thiết trong công cuộc kiến thiết một nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong số các tộc người tại chỗ ở Lâm Đồng, Cơ-ho là tộc người chiếm số lượng đông nhất với khoảng 175.477 người (2019)(1). Người Cơ-ho ở Lâm Đồng gồm nhiều nhóm địa phương như: Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil (Cil), Lat (Lạch, Làc), Tơ Ring (T’ring). Trong đó, các nhóm Chil, Làc có địa bàn cư trú truyền thống tập trung chủ yếu ở cao nguyên Langbian; nhóm Srê, Nộp, Cơ-dòn tập trung nhiều nhất ở huyện Di Linh. Trên thực tế, cộng đồng các nhóm tộc Cơ-ho ở Lâm Đồng đều tự nhận mình là kòn cau Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngemtra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc... 65 (hoặc kòn cô, hay kòn croỴ, cộng đồng địa phương này (tương ứng với một bòn hoặc buôl) phân biệt với cộng đồng địa phương khác bằng tên bòn (buôn). ơ Lâm Đồng, hầu hết các địa danh thường gắn liền với ngôn ngữ của các tộc người thiểu số tại chỗ, trong đó có tộc người Cơ-ho. Tuy nhiên, việc nghiên cứu địa danh có nguồn gốc tiếng Cơ-ho chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Trong khi đó, “ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu lại rõ ràng nhất”. Về mặt nhân học, yếu tố thiêng liêng huyền bí của các địa danh gắn liền với hệ thống tri thức dân gian, những kinh nghiệm trong đấu tranh sinh tồn đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ cần tiếp tục được bảo tồn và gìn giữ trong cộng đồng tộc người Cơ-ho. Với mong muốn khỏa lấp những khoảng trống bằng việc nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ thiểu số ở đây; việc nghiên cứu một số địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng nhìn từ góc độ văn hóa (trường hợp huyện Lạc Dương và Di Linh) là quan trọng và cần thiết. Cùng với đó, việc triển khai vấn đề nghiên cứu này sẽ góp phần gìn giữ đặc trưng văn hóa tộc người, chỉ ra quá trình giao thoa, tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn Lâm Đồng. 1. Phân loại địa danh có nguồn gốc tiếng Cơ-ho ở Lạc Dương và Di Lỉnh Địa danh dùng để chỉ mỗi vùng đất, mỗi miền quê, tên nơi cư trú, tên hành chính, tên người đặt ra... Bên cạnh đó, địa danh còn chứa đựng những thông tin về văn hóa, xã hội và thể hiện một phần ngôn ngữ của mỗi tộc người. Địa danh sinh ra và phát triển cùng với văn hóa, nên nó cũng là một hiện tượng văn hóa. Do đó, địa danh biểu hiện đặc điểm văn hóa ngôn ngữ của chủ thể tạo ra nó. Tác giả Lê Trung Hoa (2006) đã dựa vào đốì tượng và căn cứ vào tiêu chí tự nhiên, không tự nhiên để phân chia địa danh(3). Dựa trên cách phân loại của tác giả Lê Trung Hoa, nhóm tác giả cũng chia địa danh gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lạc Dương và Di Linh thành hai loại lớn - địa danh tự nhiên và địa danh phi tự nhiên. 1.1. Địa danh tự nhiên Địa danh tự nhiên gồm sơn danh (đèo, đồi, núi), thủy danh (sông, suối, ao, hồ, khe, thác...), các vùng đất nhỏ phi dân cư (ruộng, rẫy...). Sơn danh Sơn danh - tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên như đèo, đồi, núi, động... Các địa danh ở huyện Lạc Dương và Di Linh chủ yếu là địa danh chỉ các ngọn núi như Bìdoup, Jù Hang bor, Brăh Yàng... Bidoup là tên ngọn núi trên cao nguyên Langbian. Bidoup được các nhà thám hiểm phương Tây ký âm theo từ bik đúp của người Cil, Làc. Nguyên bản, bik đúp nghĩa là nằm sấp, tên gọi của địa danh này liên quan đến huyền thoại của người Làc và người Cil. Truyện kể rằng, xưa kia trong vùng có hai dòng tộc lớn là Langbian và K’Rè (có người cho rằng K’Rè còn có tên gọi khác là K’Ròng). Bà Langbian và vợ ông K’Rè là hai chị em ruột. Một năm vài ba lần ông K’Rè sang buôn của vợ chồng bà Langbian thăm viếng. Bất cứ lúc nào ông KRè đến, nhà ông bà Langbian cũng đều 66 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 122022 thiết đãi rất chu đáo; khi thì gà, lúc thì vịt, ngày cúng lễ thì heo, dê, ngày ăn lớn thì trâu và rượu cần không bao giờ thiếu. Ăn uống ở nhà ông bà Langbian nhiều lần, ông KRè rất vui và cũng mời vợ chồng bà Langbian sang nhà mình chơi. Một ngày kia, vợ chồng bà Langbian sang nhà ông K’Rè chơi, những tưởng khi mình sang thì cũng được tiếp đón như khi ông KRè đến nhà mình nhưng thực ra nhà ông K’Rè chẳng lấy gì ra tiếp đón. Bực quá, chồng bà Langbian mắng cho ông K’Rè một trận và tát ông K’Rè một cái. Cái tát nặng đến nỗi ông K’Rè bị té sấp xuống đất rồi thành núi như ngày nay. Từ đó trở về sau, dân trong vùng gọi là KRè bik đúp (K’Rè ngã sấp). Jù Hang bor: Núi thác nước (trong tiếng Cil, jù là núi có rừng rậm, Hang là thác nước, bor hoặc bong là dòng chảy sâu, mương nước) nằm ở huyện Lạc Dương. Ngày nay, núi Jù Hang bor còn có tên Việt là Hòn Giao và có cách lý giải khác - Hòn Giao là khoảng giữa hai khe núi rộng giao nhau. Người ta đặt tên Hòn Giao, bởi vì đây là khu rừng duy nhất ở phía Nam có loài cây Kim giao Nam. Loài cây này rất quý, khi gặp độc tố, gỗ của nó sẽ chuyển thành màu đen, vì thế thời vua chúa, nó được dùng làm đũa gắp thức ăn. Kim giao Nam chỉ xuất hiện ở vùng rừng lùn, khác với Kim giao Bắc lại mọc trên vùng núi đá phía Bắc Việt Nam. Jù B’nàng\ Núi B’nàng, ngọn núi ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương ngày nay. Trước năm 1960, ở khu vực chân núi Bidoup không có làng nào sinh sống. Sau năm 1962-1964 có vài buôn ở vùng Đăng briêng - Đâng Rhòng (trong đó có buôn R’hàng K’Ré) chuyển cư ra ở và lấy tên núi đặt cho tên buôn Jù B’nàng. Núi Brăh Yàng: Nguyên nghĩa Brăh là tên người, Yàng là các vị thần. Núi Brăh Yàng có liên quan đến câu chuyện chàng trai Brăh người Cơ-ho sinh sống ở buôn Krọt dờng thuộc xã Bảo Thuận, huyện Di Linh ngày nay. Truyện kể rằng, hàng ngày, vào buổi chiều tối anh ta lấy cái đơm đi bắt cá và bắt được rất nhiều cá về cho gia đình. Một thời gian sau, tuy vẫn đi đặt đơm như ngày thường nhưng trong đơm của anh ta chẳng có con cá nào. Vào một ngày kia, Brăh quyết định đi từ sáng sớm tinh mơ để xem có ai lấy cá ở trong đơm hay không. Sáng sớm hôm sau anh ta đi từ rất sớm mai phục thì thấy có hai nàng tiên tắm ngay chỗ anh đặt đơm rồi lấy luôn cá của anh ta. Brăh bắt được hai nàng lấy cá của mình, nên bảo hai nàng tiên phải đền cá. Tuy hai nàng xin đền bằng chiêng chóe(4), nhưng anh ta không chấp nhận mà yêu cầu một trong hai người phải làm vợ anh. Sau đó, cô chị Yai đã đồng ý lấy anh ta làm chồng. Hai người về nhà nàng Yai để báo tin với mẹ cô. Khi đến buôn của nàng Yai, Brăh phải lấy nước thần rửa mặt mới thấy được buôn làng của các nàng tiên. Về đến nhà mình, nàng Yai kể cho mẹ nàng biết sự việc, mẹ cô cũng đồng ý cho con gái lấy Brăh. Một thời gian sau, nàng Yai theo chồng về buôn Krọt để ra mắt mẹ chồng. Cô mang theo một số lễ vật đến gia đình của Brăh để hỏi cưới(5), trong đó có trầm hương, vòng đồng, củi... Theo phong tục của người Cơ-ho, chàng trai sẽ phải ở rể bên nhà gái. Khi đã già, Brăh không thể về thăm gia đình mình được nữa, Brăh có nhắn nhủ, hễ trong gia đình có việc gì lớn hoặc các lễ có nhô rơpu (ăn trâu) thì chỉ cần hòi yàng (huýt ba hồi sáo) hồn Brăh sẽ về dự cùng gia đình. Từ đó, người Cơ-ho ở Di Linh gọi núi đó là núi Brăh Yàng. Cũng từ đó đến nay, mỗi khi tổ chức lễ hội, người Srê chỉ cần thực hiện nghi thức huýt ba hồi sáo để mời thần về dự lễ mà không phải tới núi để mời thần. Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngerntra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc... 67 Núi Bơ nơm mac mài - tên một ngọn núi ở huyện Di Linh. Trong dân gian, người Srê vẫn còn truyền lại câu chuyện về hai người con gái của nữ thần mặt trời xuống trần gian, nhưng vì mải chơi nên quên mất đường về. Vì vậy, núi đó gọi là Bơ nơm mac mài. Núi Bơ nơm Gùng reh có liên quan đến câu chuyên con trai thần núi Gùng reh ngày nay. Tương truyền, thần núi Gùng reh làm một dây mây có một cái đầu rải đi khắp nơi, tới nơi ở của người Chăm rồi đến nơi ở của vua Chăm sinh sống. Công chúa người Chăm thấy dây mây chạy qua nên mang quần áo đi phơi. Vào buổi chiều, khi quần áo đã khô, cô ra lấy quần áo thì bị dây mây cuốn lại về trên núi. Khi tìm con mãi không thấy, vua Chăm đã dẫn quân lính đi tìm, sau một thời gian tìm kiếm thì lên các vùng núi thấy khăn của con gái đánh rơi ở suối và tìm mãi cũng thấy con gái ở trên núi. Lúc này, công chúa nằm trong một cái hình tròn giống như cái gương. Vua Chăm đã ra lệnh cho quân lính đào từ trên đỉnh núi xuống, nhưng dù đào thế nào cũng không chạm được vào công chúa, nên núi chẻ thành đôi, những nơi quân lính đi qua thì thành đường. Khi đào núi mãi thức ăn nước uống không còn khiến nhiều người chết đói, quân lính triều đình Chăm pa đã tìm cây dơn để ăn nhưng bị trúng độc chết hết, lúc đó vua Chăm mới ra lệnh rút quân. Sau đó, con trai của núi Gùng reh lấy công chúa người Chăm làm vợ. Về sau, từ một quả núi rất cao biến thành nhiều núi như Gùng reh, Gùng ràng, Gùng Klơ, Gùng òng, những nơi đào sâu thì thành ruộng, những chỗ cao thành núi nhỏ. Núi Bơ nơm bồ bơs dà lềng (núi mộ rắn biển) ở xã Tân Lâm, huyện Di Linh. Theo lời kể của những người lớn tuổi ở đây, ngày xưa nước biển dâng lên ngập hết núi mang theo nhiều loại rắn, rết, cá... Vào một ngày kia, rắn biển hẹn thách đấu với rắn ở suối nước lớn Dà Dơng (Dạ Dâng) - đầu nguồn sông Đồng Nai. Theo lời thề, nếu thắng rắn biển sẽ chiếm hết lãnh thổ của rắn suối nước lớn, còn nếu thua thì các loài sẽ trở về vùng biển. Vào một ngày kia, khi đã tới ngày thách đấu, rắn biển đeo lục lạc vào cổ, rắn suối nước lớn đeo lục lạc ở đuôi. Rắn biển không hề hay biết rắn suối nước lớn đeo lục lạc ở đuôi nên cứ nghĩ nó đang còn ở xa và chủ quan. Chẳng mấy chốc rắn suối nước lớn bất ngờ xuất hiện và cắn chết rắn biển. Từ đó trở về sau, con cái rắn biển và các loài khác bỏ về lại biển, còn nơi rắn biển chết biến thành núi nên gọi là núi Bơ nơm bồ bơs dà lềng. Thủy danh Thủy danh - tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên như sông, suối, ao, hồ, khe... được thể hiện qua các thành tố chung trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số như dạ (suối), Hang (thác)... Liang đơm I Liang Đăm là tên gọi của một dòng thác ở huyện Di Linh. Theo kể lại, Liang đơm liên quan đến câu chuyện vị anh hùng người Cơ-ho có tài năng gọi cá về. Khi mọi người đi bắt cá thì sẽ để đơm dưới nước cho cá chui vào, nhưng anh ta để trên cạn và bao nhiêu con cá cũng tự nhảy vào đơm của anh ta. Thác Boblaliang bồ bla: Trong ngôn ngữ của người Cơ-ho ở Di Linh, Bobla do đọc chệch từ hai âm “Pố” có nghĩa là đầu và uTla” nghĩa là ngà voi. Người Cơ-ho ở Di Linh luôn tự hào về lịch sử của cha ông họ với những chiến công oanh liệt trước nạn ngoại xâm, đặc biệt là câu chuyện về chàng dũng sĩ Liang Đăm đã gắn liền với ngọn thác này. 68 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô'''' 122022 Thác Liang Mpông Yang (Cửa Thần) ở huyện Di Linh: Trong huyền thoại của người Cơ-ho Srê: Vùng đất này xưa kia được nhóm Srê chọn làm nơi sinh sống. Cả buôn đói nghèo, già làng trong bòn một mình lặn lội khắp núi rừng để săn bắt, tìm kiếm thức ăn để cứu sống dân làng. Ông được một vị thần hiện lên chỉ chỗ cho bắt cá. Sau đó, vị thần biến mất vào trong hang đá. Để tưởng nhớ vị thần đã cứu giúp, nhóm Srê gọi dòng thác này là Liang Mpông Yàng - thác Cửa Thần. Thác Liang Mur: Theo tiếng Cơ-ho, lỉang là thác, mur là ngầm. Thác ngầm là một thác nước chảy ngầm ở dưới các tảng đá. Dà Rơ yàm và Rờ Yồng - tên gọi hai con suối ở Di Linh có liên quan đến câu chuyện hai anh em người đi săn. Họ đi từ quả đồi này sang quả đồi khác vẫn không thấy chim, thú. Sau đó, họ đi tới một thung lũng xa xôi thì thấy có vòng tròn nhưng ở trên giống như quả bóng. Họ nhìn ở hang đá có rất nhiều loại cá, ếch, nòng nọc sống ở trong đó. Thấy vậy, họ lấy ná bắn thì nước trong đó vỡ ra chảy theo hai anh em, hoảng quá mỗi người chạy theo một hướng và tạo thành hai con suối chảy từ dãy núi Brăh Yàng là Dà Rờ Yàm và Dà Rờ Yồng thuộc xã Bảo Thuận ngày nay. Klong Yàng thuộc huyện Di Linh - vũng nước mà hai nàng tiên Yum, Yai xuống tắm vào mỗi buổi sáng cho đến ngày Brăh bắt nàng Yai làm vợ thì không xuống tắm ở nơi đó nữa. Tơ lung dà ông iah (Brăh) - giếng nước nằm gần trên đỉnh núi Brãh Yàng. Xưa kia, nơi đây là giếng nước của hai chị em nàng Mac, Mài (con của thần mặt trời), sau khi xuống trần gian tắm và mải mê chơi, hai nàng không thể trở lại trời. Sau này, Mac, Mài không ở đó nữa mà về dưới núi ở Liên Đầm. Theo lời kể của người Cơ-ho, đây là giếng nước (nguồn nước) duy nhất trên núi Brăh Yàng có nước vào mùa khô. Các vùng đất nhỏ phỉ dân cư Srè boh (ruộng muối); Trước kia, trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, người Cơ-ho nói riêng thường không có muối để ăn, họ phải dùng cỏ tranh để thay muối. Srê boh liên quan đến câu chuyện người phụ nữ Cơ-ho có khả năng tạo ra muối. Theo lời kể của những người lớn tuổi ở Di Linh, người phụ nữ này đi vần côngđổi công trong cộng đồng, mỗi khi nấu canh ai cũng nấu nhạt vì thiếu muối, tới ngày người phụ nữ đó nấu thì cơm canh ngày nào cũng đậm đà. Mọi người không biết bà lấy muối từ đâu ra, sau này người ta theo dõi mới biết bà có khả năng tạo ra muối; vì thế, người ta toan tính sát hại bà để lấy muối. Bà cầu xin tha chết cho mình và bà bỏ chạy tới đâu thì có muối ở đó. Bà chạy về Srê boh (xã Gùng Ré), từ đó ở Di Linh có nhiều muối, bà tiếp tục tới biển, do đó biển nhiều muối. Trong yal yau - hơ ri (hát - kể), Kơ Plom kòn Yồi và Kơ Tòng kòn Tăc cũng đã có nói tới cả rẫy (mìr) và ruộng (srê): ơ dròng gơn hơt lờ jì bó Hờt lờ hờt dròng gơn pó sreHờt lờ hờt dròng gơn có tơng Hờt lơ hờt dròng gơn pơng kut Hờt lờ hờt dròng gơn cut bơ gàr (ơi hỡi những người buôn Dròng đang làm ở đầm lầyơi người Dròng lom khom đang cuốc ruộngơi người Dròng đang lom khom làm cỏ rẫyhỡi ơi những người buôn Dròng đang chăm chỉ làm chòiơi hỡi những người Dròng đang làm hàng rào). Trong yal yau - hơ ri (hát - kể) về anh chàng thủ lĩnh Kơ Tồng kòn Tăc cùng với con gái của thần núi Kế Nhoanh cùng nhau dẫn dân làng mở đường đi xuống với người Chăm ở Pơ ri (Phan Rí ngày nay) cũng đã nói tới sre - ruộng. Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngerntra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc... 69 Lủ tam là một loại đá được chọn chôn vào đất mỗi khi người Cơ-ho trao đổi đất đai. Họ lấy đá chôn xuống đất để làm ranh giới. Khi bỏ đá xuống, người Cơ-ho ở Di Linh sẽ uống rượu cần và lấy gà để cúng thần linh v...

Trang 1

ĐỊA DANH CÓ NGUON GỐC NGÔN NGỪ CƠ-HO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA(NGHIỀN CỨU TRƯỜNG Hộp TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG

VÀ DI LINH, TỈNH LAM ĐỒNG)

* TS Lê Thị Nhuấn, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam** TS Pisit Amnuayngemtra, Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan*** KNhôi, Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam

**** Đoàn Thị Thanh Nga, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

PISIT AMNUAYNGERNTRA**K’NHÔI***

ĐOÀN THỊTHANHNGA****

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở các huyện Lạc Dương và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ văn hóa Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã để thu thập địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho tại các huyện Lạc Dương và huyện Di Linh Bằng phương pháp này, chúng tôi có thể quan sát, nghe kể, ghi chép, chụp ảnh để thu thập các địa danh liên quan đến địa lý, văn hóa của tộc người Cơ-ho Kết quả nghiên cứu cho thấy, các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho gồm địa danh tự nhiên và địa danh phi tự nhiên Địa danh sẽ là những chứng cứ quan trọng chỉ ra quả trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa tộc người Cơ-ho và các tộc người khác trên địa bàn nghiên cứu.

Từ khóa: Địa danh, ngôn ngữ Cơ-ho, góc độ văn hóa, Lạc Dương, Di Linh.

Lâm Đồng là nơi cư trú lâu đời của các tộc người tại chỗ Cơ-ho, Mạ, Churu Văn hoá của các tộc người này ở Lâm Đồng khá đa dạng và phong phú Trải qua quá trình phát triển và tiếp biến mang tính tất yếu, tài sản văn hoá đó rất cần thiết trong công cuộc kiến thiết một nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Trong số các tộc người tại chỗ ở Lâm Đồng, Cơ-ho là tộc

người chiếm số lượng đông nhất với khoảng 175.477 người (2019)(1) Người Cơ-ho ở Lâm Đồng gồm nhiều nhóm địa phương như: Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil (Cil), Lat (Lạch, Làc), Tơ Ring (T’ring) Trong đó, các nhóm Chil, Làc có địa bàn cư trú truyền thống tập trung chủ yếu ở cao nguyên Langbian; nhóm Srê, Nộp, Cơ-dòn tập trung nhiều nhất ở huyện Di Linh Trên thực tế, cộng đồng các nhóm tộc Cơ-ho ở Lâm Đồng đều tự nhận mình là kòn cau

Trang 2

Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngemtra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc 65

(hoặc kòn cô, hay kòn croỴ, cộng đồng địa

phương này (tương ứng với một bòn hoặc

buôl) phân biệt với cộng đồng địa phương khác bằng tên bòn (buôn).

ơ Lâm Đồng, hầu hết các địa danh thường gắn liền với ngôn ngữ của các tộc người thiểu số tại chỗ, trong đó có tộc người Cơ-ho Tuy nhiên, việc nghiên cứu địa danh có nguồn gốc tiếng Cơ-ho chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện Trong khi đó, “ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu lại rõ ràng nhất”®.

Về mặt nhân học, yếu tố thiêng liêng huyền bí của các địa danh gắn liền với hệ thống tri thức dân gian, những kinh nghiệm trong đấu tranh sinh tồn đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ cần tiếp tục được bảo tồn và gìn giữ trong cộng đồng tộc người Cơ-ho Với mong muốn khỏa lấp những khoảng trống bằng việc nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ thiểu số ở đây; việc nghiên cứu một số địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng nhìn từ góc độ văn hóa (trường hợp huyện Lạc Dương và Di Linh) là quan trọng và cần thiết Cùng với đó, việc triển khai vấn đề nghiên cứu này sẽ góp phần gìn giữ đặc trưng văn hóa tộc người, chỉ ra quá trình giao thoa, tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn Lâm Đồng.

1. Phân loại địa danh cónguồn gốctiếng Cơ-ho Lạc Dương và Di Lỉnh

Địa danh dùng để chỉ mỗi vùng đất, mỗi miền quê, tên nơi cư trú, tên hành chính,

tên người đặt ra Bên cạnh đó, địa danh còn chứa đựng những thông tin về văn hóa, xã hội và thể hiện một phần ngôn ngữ của mỗi tộc người Địa danh sinh ra và phát triển cùng với văn hóa, nên nó cũng là một hiện tượng văn hóa Do đó, địa danh biểu hiện đặc điểm văn hóa ngôn ngữ của chủ thể tạo ra nó.

Tác giả Lê Trung Hoa (2006) đã dựa vào

đốì tượng và căn cứ vào tiêu chí tự nhiên,

không tự nhiên để phân chia địa danh(3)

Dựa trên cách phân loại của tác giả Lê Trung Hoa, nhóm tác giả cũng chia địa danh gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lạc Dương và Di Linh thành hai loại lớn - địa danh tự nhiên và địa danh phi tự nhiên.

1.1 Địa danhtự nhiên

Địa danh tự nhiên gồm sơn danh (đèo, đồi, núi), thủy danh (sông, suối, ao, hồ, khe, thác ), các vùng đất nhỏ phi dân cư (ruộng, rẫy ).

Sơn danh

Sơn danh - tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên như đèo, đồi, núi, động Các địa danh ở huyện Lạc Dương và Di Linh chủ yếu là địa danh chỉ các ngọn núi như Bìdoup, Jù Hang bor, Brăh Yàng

Bidoup là tên ngọn núi trên cao nguyên Langbian Bidoup được các nhà thám hiểm phương Tây ký âm theo từ bik đúp của người Cil, Làc Nguyên bản, bik đúp nghĩa là nằm sấp, tên gọi của địa danh này liên quan đến huyền thoại của người Làc và người Cil Truyện kể rằng, xưa kia trong vùng có hai dòng tộc lớn là Langbian và K’Rè (có người cho rằng K’Rè còn có tên gọi khác là K’Ròng) Bà Langbian và vợ ông K’Rè là hai chị em ruột Một năm vài ba lần ông K’Rè sang buôn của vợ chồng bà Langbian thăm viếng Bất cứ lúc nào ông KRè đến, nhà ông bà Langbian cũng đều

Trang 3

66 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12/2022

thiết đãi rất chu đáo; khi thì gà, lúc thì vịt, ngày cúng lễ thì heo, dê, ngày ăn lớn thì trâu và rượu cần không bao giờ thiếu Ăn uống ở nhà ông bà Langbian nhiều lần, ông KRè rất vui và cũng mời vợ chồng bà Langbian sang nhà mình chơi Một ngày kia, vợ chồng bà Langbian sang nhà ông K’Rè chơi, những tưởng khi mình sang thì cũng được tiếp đón như khi ông KRè đến nhà mình nhưng thực ra nhà ông K’Rè chẳng lấy gì ra tiếp đón Bực quá, chồng bà Langbian mắng cho ông K’Rè một trận và tát ông K’Rè một cái Cái tát nặng đến nỗi ông K’Rè bị té sấp xuống đất rồi thành núi như ngày nay Từ đó trở về sau, dân trong vùng gọi là KRè bik đúp (K’Rè ngã sấp).

Jù Hang bor: Núi thác nước (trong tiếng Cil, jù là núi có rừng rậm, Hang là thác

nước, bor hoặc bong là dòng chảy sâu,

mương nước) nằm ở huyện Lạc Dương Ngày nay, núi Jù Hang bor còn có tên Việt là Hòn Giao và có cách lý giải khác - Hòn Giao là khoảng giữa hai khe núi rộng giao nhau Người ta đặt tên Hòn Giao, bởi vì đây là khu rừng duy nhất ở phía Nam có loài cây Kim giao Nam Loài cây này rất quý, khi gặp độc tố, gỗ của nó sẽ chuyển thành màu đen, vì thế thời vua chúa, nó được dùng làm đũa gắp thức ăn Kim giao Nam chỉ xuất hiện ở vùng rừng lùn, khác với Kim giao Bắc lại mọc trên vùng núi đá phía Bắc Việt Nam.

Jù B’nàng\ Núi B’nàng, ngọn núi ở xã

Đạ Sar, huyện Lạc Dương ngày nay Trước năm 1960, ở khu vực chân núi Bidoup không có làng nào sinh sống Sau năm 1962-1964 có vài buôn ở vùng Đăng briêng

- Đâng Rhòng (trong đó có buôn R’hàng K’Ré) chuyển cư ra ở và lấy tên núi đặt cho tên buôn Jù B’nàng.

Núi Brăh Yàng: Nguyên nghĩa Brăh là tên người, Yàng là các vị thần Núi Brăh

Yàng có liên quan đến câu chuyện chàng trai Brăh người Cơ-ho sinh sống ở buôn Krọt dờng thuộc xã Bảo Thuận, huyện Di Linh ngày nay Truyện kể rằng, hàng ngày, vào buổi chiều tối anh ta lấy cái đơm đi bắt cá và bắt được rất nhiều cá về cho gia đình Một thời gian sau, tuy vẫn đi đặt đơm như ngày thường nhưng trong đơm của anh ta chẳng có con cá nào Vào một ngày kia, Brăh quyết định đi từ sáng sớm tinh mơ để xem có ai lấy cá ở trong đơm hay không Sáng sớm hôm sau anh ta đi từ rất sớm mai phục thì thấy có hai nàng tiên tắm ngay chỗ anh đặt đơm rồi lấy luôn cá của anh ta Brăh bắt được hai nàng lấy cá của mình, nên bảo hai nàng tiên phải đền cá Tuy hai nàng xin đền bằng chiêng chóe(4), nhưng anh ta không chấp nhận mà yêu cầu một trong hai người phải làm vợ anh Sau đó, cô chị Yai đã đồng ý lấy anh ta làm chồng Hai người về nhà nàng Yai để báo tin với mẹ cô Khi đến buôn của nàng Yai, Brăh phải lấy nước thần rửa mặt mới thấy được buôn làng của các nàng tiên Về đến nhà mình, nàng Yai kể cho mẹ nàng biết sự việc, mẹ cô cũng đồng ý cho con gái lấy Brăh Một thời gian sau, nàng Yai theo chồng về buôn Krọt để ra mắt mẹ chồng Cô mang theo một số lễ vật đến gia đình của Brăh để hỏi cưới(5), trong đó có trầm hương, vòng đồng, củi Theo phong tục của người Cơ-ho, chàng trai sẽ phải ở rể bên nhà gái Khi đã già, Brăh không thể về thăm gia đình mình được nữa, Brăh có nhắn nhủ, hễ trong gia đình có việc gì lớn hoặc các lễ có nhô rơpu (ăn trâu) thì chỉ cần hòi yàng (huýt ba hồi sáo) hồn

Brăh sẽ về dự cùng gia đình Từ đó, người Cơ-ho ở Di Linh gọi núi đó là núi Brăh

Yàng. Cũng từ đó đến nay, mỗi khi tổ chức lễ hội, người Srê chỉ cần thực hiện nghi thức huýt ba hồi sáo để mời thần về dự lễ mà không phải tới núi để mời thần.

Trang 4

Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngerntra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc 67

Núi Bơ nơm mac mài - tên một ngọn

núi ở huyện Di Linh Trong dân gian, người Srê vẫn còn truyền lại câu chuyện về hai người con gái của nữ thần mặt trời xuống trần gian, nhưng vì mải chơi nên quên mất đường về Vì vậy, núi đó gọi là

Bơ nơm mac mài.

Núi Bơ nơm Gùng reh có liên quan đến

câu chuyên con trai thần núi Gùng reh ngày nay Tương truyền, thần núi Gùng reh làm một dây mây có một cái đầu rải đi khắp nơi, tới nơi ở của người Chăm rồi đến nơi ở của vua Chăm sinh sống Công chúa người Chăm thấy dây mây chạy qua nên mang quần áo đi phơi Vào buổi chiều, khi quần áo đã khô, cô ra lấy quần áo thì bị dây mây cuốn lại về trên núi Khi tìm con mãi không thấy, vua Chăm đã dẫn quân lính đi tìm, sau một thời gian tìm kiếm thì lên các vùng núi thấy khăn của con gái đánh rơi ở suối và tìm mãi cũng thấy con gái ở trên núi Lúc này, công chúa nằm trong một cái hình tròn giống như cái gương Vua Chăm đã ra lệnh cho quân lính đào từ trên đỉnh núi xuống, nhưng dù đào thế nào cũng không chạm được vào công chúa, nên núi chẻ thành đôi, những nơi quân lính đi qua thì thành đường Khi đào núi mãi thức ăn nước uống không còn khiến nhiều người chết đói, quân lính triều đình Chăm pa đã tìm cây dơn để ăn nhưng bị trúng độc chết hết, lúc đó vua Chăm mới ra lệnh rút quân Sau đó, con trai của núi Gùng reh lấy công chúa người Chăm làm vợ Về sau, từ một quả núi rất cao biến thành nhiều núi như Gùng reh, Gùng ràng, Gùng Klơ, Gùng òng, những nơi đào sâu thì thành ruộng, những chỗ cao thành núi nhỏ.

Núi Bơ nơm bồ bơs dà lềng (núi mộ rắn

biển) ở xã Tân Lâm, huyện Di Linh Theo lời kể của những người lớn tuổi ở đây, ngày

xưa nước biển dâng lên ngập hết núi mang theo nhiều loại rắn, rết, cá Vào một ngày kia, rắn biển hẹn thách đấu với rắn ở suối

nước lớn Dà Dơng (Dạ Dâng) - đầu nguồn

sông Đồng Nai Theo lời thề, nếu thắng rắn biển sẽ chiếm hết lãnh thổ của rắn suối nước lớn, còn nếu thua thì các loài sẽ trở về vùng biển Vào một ngày kia, khi đã tới ngày thách đấu, rắn biển đeo lục lạc vào cổ, rắn suối nước lớn đeo lục lạc ở đuôi Rắn biển không hề hay biết rắn suối nước lớn đeo lục lạc ở đuôi nên cứ nghĩ nó đang còn ở xa và chủ quan Chẳng mấy chốc rắn suối nước lớn bất ngờ xuất hiện và cắn chết rắn biển Từ đó trở về sau, con cái rắn biển và các loài khác bỏ về lại biển, còn nơi rắn biển chết biến thành núi nên gọi là núi Bơ

nơm bồ bơs dà lềng.

Thủy danh

Thủy danh - tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên như sông, suối, ao, hồ, khe được thể hiện qua các thành tố chung trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số như dạ (suối), Hang (thác)

Liang đơm I Liang Đăm là tên gọi của một dòng thác ở huyện Di Linh Theo kể lại, Liang đơm liên quan đến câu chuyện vị

anh hùng người Cơ-ho có tài năng gọi cá về Khi mọi người đi bắt cá thì sẽ để đơm dưới nước cho cá chui vào, nhưng anh ta để trên cạn và bao nhiêu con cá cũng tự nhảy vào đơm của anh ta.

Thác Bobla/liang bồ bla: Trong ngôn

ngữ của người Cơ-ho ở Di Linh, Bobla do đọc chệch từ hai âm “Pố” có nghĩa là đầu và uTla” nghĩa là ngà voi Người Cơ-ho ở Di Linh luôn tự hào về lịch sử của cha ông họ với những chiến công oanh liệt trước nạn ngoại xâm, đặc biệt là câu chuyện về chàng dũng sĩ Liang Đăm đã gắn liền với ngọn thác này.

Trang 5

68 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô' 12/2022

Thác Liang Mpông Yang (Cửa Thần) ở

huyện Di Linh: Trong huyền thoại của người Cơ-ho Srê: Vùng đất này xưa kia được nhóm Srê chọn làm nơi sinh sống Cả buôn đói nghèo, già làng trong bòn một mình lặn lội khắp núi rừng để săn bắt, tìm kiếm thức ăn để cứu sống dân làng Ông được một vị thần hiện lên chỉ chỗ cho bắt cá Sau đó, vị thần biến mất vào trong hang đá Để tưởng nhớ vị thần đã cứu giúp, nhóm Srê gọi dòng thác này là Liang

Mpông Yàng - thác Cửa Thần.

Thác Liang Mur: Theo tiếng Cơ-ho, lỉang

là thác, mur là ngầm Thác ngầm là một thác nước chảy ngầm ở dưới các tảng đá.

Dà Rơ yàm và Rờ Yồng - tên gọi hai con suối ở Di Linh có liên quan đến câu chuyện hai anh em người đi săn Họ đi từ quả đồi này sang quả đồi khác vẫn không thấy chim, thú Sau đó, họ đi tới một thung lũng xa xôi thì thấy có vòng tròn nhưng ở trên giống như quả bóng Họ nhìn ở hang đá có rất nhiều loại cá, ếch, nòng nọc sống ở trong đó Thấy vậy, họ lấy ná bắn thì nước trong đó vỡ ra chảy theo hai anh em, hoảng quá mỗi người chạy theo một hướng và tạo thành hai con suối chảy từ dãy núi Brăh Yàng là Dà Rờ

Yàm và Dà Rờ Yồng thuộc xã Bảo Thuận ngày nay.

Klong Yàng thuộc huyện Di Linh - vũng nước mà hai nàng tiên Yum, Yai xuống tắm vào mỗi buổi sáng cho đến ngày Brăh bắt nàng Yai làm vợ thì không xuống tắm ở nơi đó nữa.

Tơ lung dà ông iah (Brăh) - giếng nước

nằm gần trên đỉnh núi Brãh Yàng Xưa kia, nơi đây là giếng nước của hai chị em nàng Mac, Mài (con của thần mặt trời), sau khi xuống trần gian tắm và mải mê chơi, hai nàng không thể trở lại trời Sau này, Mac, Mài không ở đó nữa mà về dưới núi

ở Liên Đầm Theo lời kể của người Cơ-ho, đây là giếng nước (nguồn nước) duy nhất trên núi Brăh Yàng có nước vào mùa khô.

Các vùng đất nhỏ phỉ dân

Srè boh (ruộng muối); Trước kia, trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, người Cơ-ho nói riêng thường không có muối để ăn, họ phải dùng cỏ tranh để thay muối Srê boh liên quan đến câu chuyện người phụ nữ Cơ-ho có khả năng tạo ra muối Theo lời kể của những người lớn tuổi ở Di Linh, người phụ nữ này đi vần công/đổi công trong cộng đồng, mỗi khi nấu canh ai cũng nấu nhạt vì thiếu muối, tới ngày người phụ nữ đó nấu thì cơm canh ngày nào cũng đậm đà Mọi người không biết bà lấy muối từ đâu ra, sau này người ta theo dõi mới biết bà có khả năng tạo ra muối; vì thế, người ta toan tính sát hại bà để lấy muối Bà cầu xin tha chết cho mình và bà bỏ chạy tới đâu thì có muối ở đó Bà chạy về Srê boh (xã Gùng Ré), từ đó ở Di Linh có nhiều muối, bà tiếp tục tới biển, do đó biển nhiều muối Trong yal yau - hơ ri (hát - kể), Kơ Plom kòn Yồi và Kơ Tòng kòn Tăc cũng đã có nói tới cả rẫy (mìr) và ruộng (srê): ơ

dròng gơn hơt lờ jì bó / Hờt lờ hờt dròng gơn pó sre/Hờt lờ hờt dròng gơn có tơng/ Hờt lơ hờt dròng gơn pơng kut/ Hờt lờ hờt dròng gơn cut bơ gàr (ơi hỡi những người buôn Dròng đang làm ở đầm lầy/ơi người Dròng lom khom đang cuốc ruộng/ơi người Dròng đang lom khom làm cỏ rẫy/hỡi ơi những người buôn Dròng đang chăm chỉ làm chòi/ơi hỡi những người Dròng đang làm hàng rào) Trong yal yau - hơ ri (hát -

kể) về anh chàng thủ lĩnh Kơ Tồng kòn

Tăc cùng với con gái của thần núi Kế Nhoanh cùng nhau dẫn dân làng mở đường đi xuống với người Chăm ở Pơ ri (Phan Rí

ngày nay) cũng đã nói tới sre - ruộng.

Trang 6

Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngerntra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc 69

Lủ tam là một loại đá được chọn chôn vào đất mỗi khi người Cơ-ho trao đổi đất đai Họ lấy đá chôn xuống đất để làm ranh giới Khi bỏ đá xuống, người Cơ-ho ở Di Linh sẽ uống rượu cần và lấy gà để cúng thần linh với mục đích nhờ thần linh chứng kiến lời thề giữa hai người Theo quan niệm của người Cơ-ho ở Di Linh, nếu người bán lấy lại đất mà chưa có sự đồng ý của người mua thì sẽ bị chết hoặc bệnh tật.

Có thể thấy, ở huyện Lạc Dương và Di Linh, các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơ- ho về sơn danh và thủy danh chiếm sô lượng lớn hơn (14 địa danh) so với địa danh gắn liền với các vùng đất nhỏ phi dân cư (02 địa danh).

1.2 Địadanh phi tự nhiên

Địa danh phi tự nhiên gồm các đơn vị hành chính (tên làng, thôn, xã, huyện, thị trấn, thành phố ), địa danh các công trình nhân tạo (cầu, chợ, đường ) Các địa danh đơn vị hành chính gắn liền với tên gọi của

thành phố và các xã gồm Dà Làc (Đà Lạt),

Dạ Sar, Đạ Chais, Đạ Nhím, Gùng reh Đà Lạt là tên gọi từ khi người Pháp tìm ra cao nguyên Langbian Cho đến nay, mặc dù có nhiều cách lý giải khác nhau về tên gọi này; song, phần lớn đều thống nhất với

cách hiểu: Dạ là nước/sông/suối, Lạt là

Lạch (con suối của nhóm người Lạch) Theo ngôn ngữ Cơ-ho, “Dà” là nước, suối; “Làc” là những đồi cỏ (những ngọn đồi không có rừng, cây to che phủ); “Làc” (caií Làc) cũng đồng thời là tộc danh của một cộng đồng tại chỗ cư trú Đã từ lâu, địa danh vãn hoá Đà Lạt(6) bao hàm cả một vùng không gian địa lý rộng lớn của cao nguyên Langbiang gồm cả vùng núi Bidoup Cộng cư với người Làc trên cao nguyên Langbian còn có các cộng đồng tại chỗ khác với số lượng dân cư lớn hơn nhiều là người Cil và người T’ring Cả hai nhóm tộc này đều cùng ngữ hệ Môn

- Khmer như người Làc Theo Phạm Khắc Hòe giải thích, “Đà” theo tiếng Cơ-ho là nước/suối “Lạt” là tên một bộ tộc ở dưới chân núi Langbian Đà Lạt là suối của người Lạt [ ] Đà Lạt là tên cấu thành từ năm chữ cái đứng đầu của mỗi chữ trong câu la tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis

Temperiem có nghĩa là cho người này niềm vui cho người kia sức khỏe Đó là một cách hiểu sai đi ý nghĩa thật của danh xưng Đà Lạt”(7) Quan điểm của ông Phạm Khắc Hòe khá trùng hợp với ông M.Cunhac - Thị trưởng ở Đà Lạt (từ năm 1916 - 1920): “Ở tại chỗ cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lạch chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt (Da hay Dak tiếng Thượng nghĩa là nước) và không hiểu lý do gì mà người ta đã thay thế danh xưng Việt Nam và Cam Ly”(8) Cũng theo Mạc Đường, “tên gọi Đà Lạt có nghĩa là con suối của người Lạt theo ngôn ngữ của người dân địa phương lúc bấy giờ (theo tiếng Lạt, Dạ có nghĩa là nước, Lạt là người Lạt”)(9).

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người Nhu cầu nước cũng không kém phần quan trọng so với nguồn thức ăn, bởi không có nước con người và muôn vật không thể tồn tại Không phải ngẫu nhiên mà địa danh cư trú, tên buôn của cư dân tại chỗ ở Lâm Đồng nói chung, cư dân tại chỗ

Bidoup - Núi Bà nói riêng đa phần đều có từ “dà” (nước) đi liền: Dà Làc, Dà Sar,

Dà Chais, Dà Nhing Mỗi địa bàn cư trú của cư dân tại chỗ gắn liền với một nguồn nước thuộc sở hữu chung của cộng đồng Vai trò của nước, nguồn nước đã được dân gian Làc, Cil, T’ring thiêng hóa: Yàng dà (thần nước) Do vậy, không gian buôn làng - nơi cư trú truyền thống của người Làc, Cil, T’ring có một hướng mở quan trọng về

Trang 7

70 Nghiên cứu Đông Nam Ả, số 12/2022

nguồn nước: gùng dà (đường ra nước) Đây là nơi con người khai thác hai chức năng cơ bản của nguồn nước: phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi (tưới ruộng, nuôi gia súc, gia cầm ) và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt (ăn uống, tắm rửa, giặt giũ ) Đây

cũng là nơi diễn ra các nghi thức cúng thần nước Trong quan niệm tâm linh của cư dân tại chỗ, nước/nguồn nước có chức năng thiêng liêng khác là tẩy uế, tẩy rửa những tội lỗi do con người vô tình hay cố ý mắc phải Ớ nhóm Cil, những tội liên quan đến quan hệ nam nữ như quan hệ bất chính, loạn luân đều phải nhờ đến Yang dà (thần nước) gột rửa Ý thức sơ khai về vai trò của nước và các yếu tố tự nhiên khác đã thúc đẩy cộng đồng cư dân tại chỗ ý thức sâu sắc việc bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước(10).

Dạ Sar là tên gọi của một xã thuộc huyện Lạc Dương ngày nay Theo tiếng

Cil, Dà nghĩa là nước, suối; Sar nghĩa là

rừng cây tạp, cây thứ sinh ven suối Đây là vùng rừng mà người Cil có thể phát để canh tác nương rẫy, phân biệt với rừng thiêng (Phi Yàng, B’nơm Yang).

Đạ Chais là tên gọi một xã thuộc huyện Lạc Dương ngày nay Theo tiếng Cil, Dà nghĩa là nước, suối; Chais nghĩa là cát; Dà

Chais chỉ con suối có nhiều cát.

Dạ Nhím là tên gọi một xã thuộc huyện

Lạc Dương ngày nay Theo tiếng Cil, Dà

nghĩa là nước, suối; nhím (hoặc nhím) là

khóc; Dà Nhím là nước mắt Tuy nhiên, theo tư liệu điền dã của nhóm tác giả, Dạ Nhim là địa danh đã bị đọc chệnh đi từ từ

Dà Nhinh (dòng nước trong xanh) Khi giải thích về địa danh, một số tư liệu căn cứ vào từ nguyên (đã bị chệch âm) để giải

thích nên Dà Nhím được hiểu là nước mắt;

thậm chí có một số tư liệu dẫn giải tên địa danh xuất phát từ một truyện cổ, nhưng

theo chúng tôi đây là một truyện kể có nguồn gốc muộn(11).

Dưng KNơh\ Theo lời kể của các cụ già ở Dưng K’Nơh, huyện Lạc Dương, tên gọi của xã thực chất là Đơng K’Nơh có nghĩa là cánh đồng nhỏ Bà KNơh chính là vị chủ làng đầu tiên ở đây Địa bàn Dưng KNơh ngày nay xuất phát từ buôn Ja KNơh (bòn nghĩa là làng, Ja nghĩa là cỏ tranh) Khi tách xã năm 1999, tên làng bà K’Nơh được lấy đặt làm tên xã Người Cil cư trú trên địa bàn xã Dưng KNơh từ khá lâu đời Thời Mỹ - Diệm đã thực hiện chính sách dồn dân lập ấp, người Cil ở Dưng KNơh phải chuyển ra vùng xã Lát ngày nay cư trú Sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27/01/1973), người dân trở về nơi cư trú cũ ở cánh đồng nhỏ làng bà KNơh (tức Đơng KNơh) và định cư cho tới ngày nay.

Liang Đăm (Liên Đầm) là tên gọi một

xã thuộc huyện Di Linh ngày nay Theo ngôn ngữ Cơ-ho, Hang là thác, đăm là một anh hùng người Cơ-ho tài trí thông minh, dũng mạnh, hơn người Sau này, khi đặt tên đơn vị hành chính người ta chuyển thể sang tiếng Việt là Liên Đầm cho dễ đọc hơn.

Gùng reh (Gung Ré) là tên gọi một xã thuộc huyện Di Linh ngày nay Theo cách lý giải của người Cơ-ho Srê, Gung có nghĩa là đường, còn Ré có nghĩa là tên của nàng công chúa con vua Chăm pa Trước kia, Gung Ré là một ngọn núi cao có sườn thoai thoải ra bốn bề rộng lớn ơ dưới chân núi là buôn của người Cơ-ho Những lớp cư dân Cơ-ho đã sinh sống ở đây từ khá lâu đời, khó mà xác định cụ thể Họ sống tập trung trên một vùng đất trũng - nơi thích hợp cho nghề trồng lúa.

Tom pồ (Tam Bố) là tên gọi một xã thuộc huyện Di Linh ngày nay Tom pồ - nơi đầu nguồn của những người trong dòng

Trang 8

Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngerntra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc 71

họ Srê Sau này, khi thành lập xã đổi thành Tam Bô cho dễ đọc.

Các địa danh đơn vị hành chính gắn liền

với tên gọi của các làng gồm Long Lanh,

Par s’mdch, R’hang Gruôih, Tiang Hang Long Lanh là tên gọi của một thôn thuộc xã Đạ Chais, nay là xã Đạ Nhim thuộc huyện Lạc Dương; Long Lanh là tên đã được Việt hóa Địa danh này người Cil và T’ring trong vùng gọi là Klong k’lăn\

k’long nghĩa là vùng thung lũng, k’lăn

nghĩa là con trăn Theo lý giải của nhiều người già ở đây, thung lũng này xưa kia có nhiều trăn sinh sống.

Par s’mach là tên một làng (bòn par

s’mach) của người Cil ở Lạc Dương Theo

tiếng Cil, par s’mdch là con ruồi vàng Có

thể xưa kia nơi đây là vùng đất có nhiều ruồi vàng.

R’hdng Gruôih - tên gọi một làng truyền thống của người Cil ở vùng Đạ Chais, huyện Lạc Dương ngày nay Đây cũng là tên một ngọn núi trong vùng.

Tiang Hang - tên của một buôn truyền thống của người Cil thuộc xã Dạ Sar, huyện Lạc Dương ngày nay Theo tiếng Cil

Tiang Hang nghĩa là tiếng thác nước reo.

Cau Làc/Bòn Làc - tên một làng của người Cil dưới chân núi Langbian Trong

yalyau/yoyo (nghĩa là chuyện xưa) có kể về một lần Srai đến vùng Langbian, đến một buôn dưới chân núi ơ đây, Srai biến thành một người ghẻ lở Bọn trẻ trong làng đi chăn trâu thấy Srai ghẻ lở ghê quá nên bắt nhốt vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì ơ vùng đất này, chẳng được đối xử tử tế, Srai tức mà nguyền rủa rằng: Đất này từ nay về sau cây gì cũng chẳng lên được, lúa trồng trên rẫy cũng không được Từ đó, vùng đất dưới chân núi Langbian không có rừng rậm, cây to, đồi

núi trập trùng, chỉ toàn cỏ là cỏ, lúa thì phải trồng dưới nước mới lên được, về sau, dân khắp vùng gọi đất đó, con người nơi ấy là bòn Làc, Cau Làc - nghĩa là buôn đồi trọc, người ở buôn đồi trọc(12).

RTiàng ồng iah (buôn cũ của ông Brăh)

- tên gọi một buôn thuộc huyện Di Linh

ngày nay R’hang ồng iah - nơi ông Brăh

làm rẫy, sinh sống ở đó nhiều năm cho tới khi kết hôn với nàng tiên Yai (Yai ùr

yàng) thì không làm rẫy ở đó nữa.

Trong pan đik - pan đing (tri thức dân gian) của người Cơ-ho ở Lạc Dương vẫn còn lưu truyền: Bòn Cơlú yờn sra/Bòn Ja yờn nh’hong/Bòn Klong yồ klam / Ciêng R’nam dưng cròng/Rayòng dà PlianglCiang tờr Klong ju/Bòn tô dà tồng/R’yồng Klong Krài /R’cài dà dàc/Làc bòn Ja dà murlPhi suar Nar-pàr dà me/Kdu Ggle dà klót

(Bòn Cơlú bên rừng cây cọ/ Bòn Ja bên khe nước/Bòn Kĩong bên núi Yàng/ Ciêng R’nam trên đất bằng/ Rơyòng ở suối Pliang (nay thuộc huyện Lắk, Đắk Lắk)/ Gang ở thung lũng chuối/ Bòn Tô ở suối Tồng/ R’yong ở thung lũng K’rài (chỗ hay có người chết đuối khi đi bắt cá)/ R’cài ở bãi phơi lúa/ Bòn Làc và buôl Ja ở suối Mur/ Bòn Phi suar, bòn Nar-pàr ở suối Me (Dạ Đờn ngày nay)/ Bòn K’du (người Churu), bòn Ggle (người Raglai) ở suối Klót (một nhánh suối đổ vào Dà Nhing).

Các địa danh buôn làng - lớp tên riêng có đầu tiên, gắn với đời sống của người Cơ- ho, còn một số địa danh chỉ thành phố, huyện, xã, buôn làng như Đà Lạt, Dạ Nhim, Tam Bố, Liên Đầm được đặt sau khi hành chính hóa về mặt quản lý.

2 Mô hình cấu trúc phức thể địa

danh gốc dân tộc thiểu số ở LạcDương vàDiLinh

Dựa trên tư liệu điền dã, cấu trúc phức

Trang 9

72 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12/2022

thể địa danh gốc dân tộc thiểu số ở Lạc Dương và Di Linh được phản ánh như sau (Xem Bảng 1).

Từ bảng 1 cho thấy, địa danh gốc dân tộc thiểu số ở hai huyện Lạc Dương và Di Linh chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ của người Cơ-ho và tồn tại trong các từ đơn đến đa tiết Số lượng yếu tố tổng loại lẫn yếu tố loại biệt trong địa danh gốc dân tộc thiểu số ở đây không quá dài, tối đa là 5 âm tiết.

Mô hình cấu tạo địa danh tiếng Cơ-ho trên địa bàn huyện Lạc Dương và Di Linh có nhiều đặc điểm chung với mô hình cấu tạo địa danh ở các khu vực khác Điều đó có nghĩa là địa danh gốc ngôn ngữ Cơ-ho cũng có một cấu trúc phức thể bao gồm hai thành tố giống như một số tộc người khác ở Tây Nguyên Theo Nguyễn Minh Hoạt (2013), “thành tố đứng trước gọi là thành tố chung (A) chứa đựng thông tin về loại hình của đối tượng (sông, núi, thôn, buôn ) và thành tố đứng sau gọi là thành tố riêng (B) Đó là tên riêng chứa đựng thông tin về đặc điểm riêng của đối tượng hoặc những ý nghĩa mà chủ thể đặt tên gửi gắm”*13* Tương tự các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Cơ-ho cũng lấy thiên nhiên, sông, suối, núi làm trung tâm trong quá trình đặt tên địa danh Chẳng hạn, từ Hang (thác): liang

Mpông Yang (Cửa Thần), Hang mur (thác

ngầm) dak/dạ- sông, suối.

Thành tố riêng (B) - tên riêng của địa danh, là thành phần cốt lõi trong phức thể của địa danh, có chức năng cá thể hóa và khu biệt đối tượng, hạn định cho thành tố chung Thành tố riêng được cấu trúc bằng các từ, cụm từ dùng để gọi tên cho từng đối tượng địa lý với những đặc điểm riêng để phân biệt địa danh này với địa danh khác(14) Xét về mặt vị trí, trong ngôn ngữ Cơ-ho, thành tố riêng rất ổn định và bao giờ cũng đứng sau thành tố chung Chẳng hạn: Sar, Nhím, Lạt trong chữ Dạ

Cũng theo Nguyễn Minh Hoạt (2013), “địa danh nằm trong hệ thống tên riêng, hợp với các tên chung tạo nên vốn từ vựng trong đời sống và giao tiếp của con người So với tên chung, tên riêng mang tính cá biệt, ít chịu ảnh hưởng của các quy luật chung vốn tồn tại trong kết cấu từ vựng như các yếu tố “ngoại ngôn ngữ”, “tính có lí do” Chức nàng cơ bản của tên riêng là chức năng định danh - xét trong quan hệ giao tiếp, để phân biệt đối tượng, tên riêng giúp ta tìm đến được cái cụ thể của đối tượng Ngoài chức năng định danh, tên riêng (đặc biệt là địa danh) còn mang trong nó thông tin phản ánh hiện thực,

Bảng 1 Mô hình câu trúc phức thế địa danh tự nhiênPhức thể địa danh

Yếu tô' tổng loại

Yếu tô' loại biệt - tên riêng khu vực đốì tượng (tô'i đa là 5 âm tiết)

Trang 10

Lê Thị Nhuấn, Pisit Amnuayngerntra, K’nhôi, Đoàn Thị Thanh Nga - Địa danh có nguồn gốc 73

Bảng 2 Mô hình câ'u tạo địa danh ngôn ngữ Cơ-ho

Dạ Đạ Sar, Đạ Chais, Đạ Nhím

Nguồn: Tư liệu điền dã, tlđd

bảo lưu những sự kiện, tâm lí, văn hóa trong cuộc sống(15) (Xem Bảng 2).

Bảng 2 cho thấy, đối với các phức thể địa danh thuộc loại hình tự nhiên, các thành tố chung xuất hiện nhiều nhất là: sông, suối, thác, núi ; các loại địa hình khác xuất hiện khá ít Điều này cho thấy, nơi sinh sống của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên nói chung, người Cơ-ho nói riêng là một vùng địa hình hiểm trở chủ yếu là sông, suối, núi, thác Bên cạnh đó, phần lớn tên các đơn vị dân cư đều được đặt theo tên các dòng suối, thác, thung lũng và phần nào là tên các ngọn núi, đồi ở gần kề hoặc ở trên vùng đất của đơn vị đó Có thể khẳng định, về phương diện sinh hoạt, địa bàn cư trú của các dân tộc tại chỗ ở Lâm Đồng luôn gắn liền với sông, suối, núi, đồi.

Kết luận

Trên đại thể, nghiên cứu địa danh dưới góc độ văn hóa, chúng tôi đã thống kê được một số lượng các địa danh ở huyện Lạc Dương và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi loại hình địa danh trong cộng đồng người Cơ-ho thường có những cách thức định danh khác nhau Mẫu số chung là các địa danh thuộc loại hình tự nhiên thường được định danh một cách trực tiếp thông qua các đặc điểm của chúng; các địa danh chỉ đơn vị hành chính thường được định danh một cách gián tiếp thông qua tên gọi của các đối tượng thuộc loại hình địa danh tự nhiên Trong những năm trở lại đây, quá trình cận cư, xen cư

giữa các tộc người đã dẫn tới những thay đổi trong địa danh gốc ngôn ngữ Cơ-ho Do đó, cần có những nghiên cứu về địa danh nói chung, gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng nói riêng./.

CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cục Thống kê Lâm Đồng (2020), Niên giám

thống kê Lâm Đồng, Lâm Đồng.

2 Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn

hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với dân tộc khác), Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.47.

3 Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4 Vật trao đổi của người Tây Nguyên trong xã hội truyền thống.

5 Phản ánh xã hội của người Cơ-ho - con gái có quyền chủ động trong hôn nhân.

6 Thời Pháp thuộc, người Pháp đã chọn Đà Lạt làm nơi nghĩ dưỡng của họ và xây dựng Đà Lạt trung tâm hành chính ở Viễn Đông.

7 Phạm Khắc Hòe (1983), Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Hà Nội, tr.226-227.

8 Baudrit, A (1944), “La naissance de Dalat”,

Indochine hebdomadaire illustrée, 10, tr.23 9 Mạc Đường (chủ biên) (1983), Vấn đề dân tộc ở

Lâm Đồng, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng, tr.18.

10 Ngọc Lý Hiển, Mai Minh Nhật, Lê Thị Nhuấn (2013), Văn hóa của người Cơ-ho ở khu vực vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Ban Quản lý Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà - Ban Quản lý dự án Jica, tr.64.11, 12 Ngọc Lý Hiển và cộng sự, tlđd, tr.64m tr.53.13 Nguyễn Minh Hoạt (2013), “Địa danh Ê-đê ở Tây

Nguyên nhìn từ góc độ văn hóa”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, Hà Nội, tr.139.

14, 15 Nguyễn Minh Hoạt, tlđd, tr.142.

Ngày đăng: 24/04/2024, 22:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan