L03 sp1032 nhom 10 chuong 2 (2)

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
L03 sp1032 nhom 10 chuong 2 (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo môn triết học về đề tài VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH NIÊN KHÓA 2022

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÁO CÁO BÀI TIỂU LUẬN Môn: Triết học Mác – Lênin

Đề tài: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ĐHQG TP HỒ CHÍ

MINH NIÊN KHÓA 2022

Trang 3

1.1 Các khái niệm cơ bản 8

1.1.1 Khái niệm về mối liên hệ 8

1.1.2 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 8

1.2 Nôi dung nguyên lý 9

1.2.1 Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến 9

1.2.1.1 Nội dung của chủ nghĩa duy tâm 9

1.2.1.2 Nội dung của chủ nghĩa duy vật siêu hình 10

1.2.1.3 Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng 10

1.2.2 Tính chất của các mối liên hệ 11

1.2.2.1 Tính khách quan 11

1.2.2.2 Tính phổ biến 12

1.2.2.3 Tính đa dạng, phong phú: 12

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 12

1.3.1 Quan điểm toàn diện 12

1.3.2 Quan điểm lịch sử – cụ thể 14

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CỦA SINH VIÊN 15

2.1 Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động tập thể sinh viên 15

2.1.1 Mối liên hệ - mắt xích tạo nên tập thể sinh viên 15

2.1.1.1 Sự hình thành của các tổ chức, câu lạc bộ 15

2.1.1.2 Vai trò và vị trí của từng cá nhân trong tập thể 16

Trang 4

4

2.1.2 Cái nhìn phiến diện đối với hoạt động tập thể 16

2.1.2.1 Tác động xấu của cái nhìn phiến diện 16

2.1.2.2 Cách phòng tránh dành cho sinh viên 17

2.1.3 Hoạt động tập thể tác động đến tương lai sinh viên 18

2.1.3.1 Ý nghĩa thật sự của hoạt động tập thể đối với sinh viên 18

2.1.3.2 Vai trò rèn luyện sinh viên sẵn sàng cho tương lai 19

2.2 Vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể vào hoạt động tập thể sinh viên 20

2.2.1 Những trào lưu tập thể của sinh viên ngày ấy và bây giờ 21

2.2.1.1 Giai đoạn trước 2010 21

2.2.1.2 Giai đoạn sau 2010 đến nay 21

2.2.2 Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và những hoạt động tập thể nổi bật 22

Trang 5

5

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong triết học là một phần quan trọng của việc hiểu về cách thức mà các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại và tương tác với nhau Nguyên lý này phản ánh ý niệm rằng mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ tương quan và ảnh hưởng lẫn nhau, không tồn tại độc lập Từ sau giai đoạn 2010, đã có rất nhiều hoạt động tập thể, câu lạc bộ mang tính cộng đồng được hình thành và phát triển trong khuôn khổ các trường đại học Trong không khí toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, các hoạt động tập thể đóng vai trò không hề nhỏ giúp tạo tiền đề để phát triển các mối quan hệ xã hội Thông qua việc tham gia những hoạt động tập thể sẽ giúp sinh viên khái quát hóa những kinh nghiệm thực tiễn, tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội và có cơ hội học hỏ i các kinh nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng mềm Để có thể tồn tại và duy trì những hoạt động tập thể, không thể không nhắ c đến nguyên lý mối liên hệ phổ biến – một trong những đối tượng nghiên cứu quan trọng của phép biện chứng duy vật

Trong hoạt động tập thể của sinh viên tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, việc áp dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa cấp thiết vì:

Tăng cường sự nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ: Sinh viên sẽ nhận ra rằng họ không tồn tại và hoạt động độc lập mà thực tế là một phần của một hệ thống lớn hơn Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong cộng đồng và tăng cường ý thức trách nhiệm cá nhân và xã hội

Thúc đẩy sự hợp tác và tương tác: Sinh viên sẽ học cách làm việc cùng nhau, phối hợp và tương tác để đạt được mục tiêu chung Việc này giúp họ phát triển kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm, các kỹ năng quan trọng trong cả học tập và sự nghiệp sau này

Khuyến khích sự đa dạng và sáng tạo: Bằng việc nhận ra rằng mọi yếu tố đều ảnh hưởng đến nhau, sinh viên có thể cảm nhận được giá trị của sự đa dạng

Trang 6

6 trong quan điểm và ý kiến Điều này có thể thúc đẩy sự sáng tạo và tạo ra các giải pháp đa dạng và phong phú cho các vấn đề

Xây dựng tinh thần đồng đội và tương thân: Sinh viên sẽ phát triển tinh thần đồng đội khi nhận ra rằng họ đều phụ thuộc vào nhau và cùng nhau tạo ra một môi trường học tập và phát triển tích cực Điều này tạo ra một cộng đồng sinh viên mạnh mẽ và hỗ trợ

Vì vậy, việc áp dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào các hoạt động tập thể của sinh viên tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP Hồ Chí Minh không chỉ mang lại lợi ích trong việc học tập mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của sinh viên trong cộng đồng và xã hội

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu là làm rõ vấn đề: vận dụng mối liên hệ phổ biến vào hoạt động tập thể sinh viên đò i hỏi phải dùng hoạt động thực tiễn để biến đổi mối liên hệ nội tại của sự vật và mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác và Có cái nhìn tổng quát về mọi sự vật, hiện tượng, không nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, tách rời mà phải đặt trong các mối liên hệ để xem xét; không chủ quan trước các mặt tiêu cực của vấn đề Nhóm sẽ làm rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân trong hoạt động tập thể Khám phá, hoàn thiện bản thân, phát triển những kỹ năng mới và làm giàu vốn sống Vận dụng vào thực tiễn bằng chính sách “dần đều” và chính sách “có trọng điểm”

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là nội dung về nguyên lý mối quan hệ phổ biến và các hoạt động tập thể của sinh viên Phạm vi nghiên cứu là trường Đại học Bách Khoa – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 – đến nay

Phương pháp nghiên cứu:

Về phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: thảo luận nhóm, nghiên cứu các tài liệu liên quan, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, khảo sát vận dụng thực tiễn,…

Trang 7

7

Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu gồm hai chương, chương 1 gồm 3 mục và các tiểu mục, chương 2 gồm 2 mục và các tiểu mục

Trang 8

8

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ NỘI DUNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm về mối liên hệ

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới

“Liên hệ”1 là sự tác động giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi của đối tượng còn lại

“Mối liên hệ”2 là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định ràng buộc, phụ thuộc, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau

Ví như mối liên hệ giữa việc cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình trong đó cung và cầu quy định lẫn nhau, cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau Từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả hai yếu tố

1.1.2 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới Trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới Nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lặp, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng… Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từ ng lĩnh vực nghiên cứu

của các khoa học chuyên ngành

Nguyễn Thị Minh Hương & Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập môn Triết học Mác – Lênin, NXB Đại

học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tr 86

Nguyễn Thị Minh Hương & Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập môn Triết học Mác – Lênin, NXB Đại

học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tr 86

Trang 9

9

“Mối liên hệ phổ biến”3 là những mối liên hệ nằm ở nhiều sự vật hiện tượng của thế giới

“Mối liên hệ phổ biến nhất”4 là mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, từ giới tự nhiên, xã hội cho dến tư duy và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng

Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất Trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mối liê hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của cá mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành

1.2 NÔI DUNG NGUYÊN LÝ

1.2.1 Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến

1.2.1.1 Nội dung của chủ nghĩa duy tâm

Những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quy định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên hay do ý thức, cảm giác của con người Chẳng hạn, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, Hegel xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan lại vạch ra rằng ý niệm tuyệt đối là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Berkeley cho rằng cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Nhận thức của

Nguyễn Thị Minh Hương & Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập môn Triết học Mác – Lênin, NXB Đại

học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr 86

Nguyễn Thị Minh Hương & Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập môn Triết học Mác – Lênin, NXB Đại

học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tr 87

Trang 10

10 phép biện chứng duy tâm về các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới là sai lầm nên không mang ý nghĩa tích cực cho việc cải tạo thế giới

1.2.1.2 Nội dung của chủ nghĩa duy vật siêu hình

Các nhà triết gia theo chủ nghĩa duy vật siêu hình thường phủ nhận mối liên hệ tất yếu giữa các đối tượng Họ cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới khách quan đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không quy định ràng buộc lẫn nhau Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên và không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau Tuy vậy trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau Chẳng hạn, thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau, tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội,… Quan điểm này có cơ sở từ những hạn chế của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XVII, XVIII ở Tây Âu Khi trình độ khoa học tự nhiên ở thời này mới chủ yếu dừ ng lại ở việc sưu tầm dữ liệu, nghiên cứu thế giới trong sự tách rời từng bộ phận riêng lẻ Thế giới quan triết học được xây dựng trên những kết luận của khoa học tự nhiên thời đó Dựng nên một ranh giới giả tạo giữa các sự vật, hiện tượng đặt đối lập các nghiên cứu khoa học chuyên ngành với nhau Do vậy quan điểm duy vật siêu hình cũng không có khả năng phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

1.2.1.3 Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Khác với quan điểm duy tâm đi tìm cơ sở, nguồn gốc của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng ở một lực lượng siêu nhiên nào đó thì quan điểm duy vật biện chứng khẳng định rằng tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng Điều này có nghĩa là các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất – thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất vật chất của thế giới mà các sự vật, hiện tượng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn

Trang 11

11 nhau theo những quan hệ xác định Các nhà triết học siêu hình nhìn chung không nhìn thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, nếu có thì đó chỉ là mối liên hệ ngẫu nhiên, bề ngoài Nhà triết học Ăng-ghen đã nhận xét rằng: “Đối với những nhà siêu hình học thì những sự vật và phản ánh của chúng vào trong tư duy, tức là những khái niệm đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ vĩnh viễn, phải xem xét từng cái một, cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia”5 Các nhà triết học duy tâm tuy có thể thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng nhưng lại cho rằng ý thức, tinh thần là cơ sở của mối liên hệ này Chủ nghĩa duy vật mácxít cho rằng giữa các sự vật, hiện tượng luôn có sự tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau Trên cơ sở đó, theo triết học duy vật mácxít: liên hệ là khái niệm chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, một hiện tượng, một quá trình Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là khách quan, bởi lẽ nó là vốn có của sự vật, không ai gắ n cho sự vật Mối liên hệ đó cò n là phổ biến, nghĩa là nó tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy Đồng thời, mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, nghĩa là nó có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ tất nhiên – ngẫu nhiên… Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nên tuyệt đối hóa mối liên hệ nào và cũng không nên tách rời mối liên hệ này khỏ i mối liên hệ khác bởi trên thực tế, các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng

1.2.2 Tính chất của các mối liên hệ

1.2.2.1 Tính khách quan

Tất cả các mối liên hệ đều tồn tại trong bản thân một sự vật, hiện tượng hoặc giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác Các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan, nên mối liên hệ cũng có tính khách quan Đồng thời, quá trình tồn

5C Mác và Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1994, tr.172

Trang 12

12 tại, vận động và phát triển của các mối liên hệ, về cơ bản là do sự vật, hiện tượng quyết định, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

1.2.2.2 Tính phổ biến

Thế giới các sự vật, hiện tượng luôn vận động và phát triển, trong quá trình vận động đó, các sự vật, hiện tượng tác động, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên tính phổ biến của các mối liên hệ Mối liên hệ ănmf trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn, thời kỳ, mọi không gian và thời gian tồn tại, vận động, biến đổi, phát triển của sự vật hiện tượng

1.2.2.3 Tính đa dạng, phong phú:

Chính tính đa dạng của sự vật, hiện tượng, tính phong phú trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, tính phức tạp của các điều kiện diễn ra mối liên hệ đã quyết định tính đa dạng cảu mối liên hệ, làm cho mối liên hệ phong phú, khác nhau

1.3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

1.3.1 Quan điểm toàn diện

Quán triệt quan điểm toàn diện, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng như sau:

– Trong nhận thức, trong học tập:

+ Một là, xem xét các mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng

Tức là xem xét những mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các tuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó

+ Hai là, xem xét các mối quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng

Tức là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp và gián tiếp

+ Ba là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn

Ngày đăng: 03/05/2024, 11:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan